THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 November 2012

Trung Cộng Thêm Hình Hầu Hết Biển Đông Trong Hộ Chiếu Mới Phát Hành


China’s new passports show a map including its claim to almost all the Southeast Asia Sea



China has redrawn the map printed in its passports to lay claim to almost all of the South China Sea, infuriating its southeast Asian neighbours. 

In the new passports, a nine-dash line has been printed that hugs the coast of the Philippines, Brunei, Malaysia, Vietnam and some of Indonesia, scooping up several islands that are claimed both by China and by its neighbours.
China has printed nearly six million of the new passports since it quietly introduced them in April, judging by the average monthly application rate.
On Thursday, the Philippines joined Vietnam in voicing its anger at the new map.
"The Philippines strongly protests the inclusion of the nine-dash lines in the e-passport as such image covers an area that is clearly part of the Philippines' territory and maritime domain," said Albert del Rosario, a foreign affairs spokesman.
Immigration officials in other countries worry that they will implicitly recognise China's territorial claims simply by stamping the new passports.

TQ: In Hình Biển Đảo Vào Sổ Thông Hành, Hàng Triệu Du Khách TQ Tới VN, Đưa Sổ Này Ra, Hải Quan VN Sẽ Phải Đóng Dấu Chấp Nhận...

BEIJING/HANOI (VB) --  Nhà nước Trung Quốc xuất độc chiêu: trên hàng trăm triệu thông hành (passport) mới cấp cho công dân TQ, có in bản đồ TQ với lãnh hải gồm cả vùng chín-đoạn, nghĩa là bao gồm hầu hết vùng Biển Đông.

Độc chiêu là: khi du khách TQ vào VN, sẽ đưa thông hành này ra, và cán bộ Hải quan VN sẽ phải đóng dấu vào sổ thông hành này, nghĩa là chấp nhận hiện hữu quyền sở hữu của TQ trên vùng Biển Đông.

Báo Financial Times hôm Thứ Tư cho biết tình hình trên, và nói rằng phía VN đã chính thức khiếu nại với Bắc Kinh: tòa đại sứ VN tại Bắc Kinh nói 2 nước đang thảo luận [về thông hành in bản đồ Biển Đông thuộc TQ], nhưng chưa có kết quả gì.

Một nhà ngoại giao tại Bắc kinh ẩn danh nói với báo Financial Times rằng đây là leo thang nghiêm trọng “vì TQ cấp phát nhiều triệu giấy thông hành này, và các thông hành có giá trị 10 năm,” nghĩa là Bắc Kinh không muốn đối thoaị gì về chủ quyền Biển Đông với bất kỳ nước nào.

Báo FT cũng phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu cố vấn chính phủ VN, và được trả lời: “Đây là một bước cực kỳ là độc hại do TQ đưa ra trong nhiều ngàn thủ đoạn độc hại của TQ. Khi dân TQ thăm VN, chúng tôi sẽ phải chấp nhận và đóng dấu lên sổ thông hành đó... Thế giới phải lên tiếng bây giờ, chứ không nên chỉ riêng người VN.”

Trong khi đó, một bản tin VOA ghi rằng quan điểm của ASEAN về các tranh chấp ở Biển đông, trở nên rạn nứt hơn ngày hôm Thứ Ba khi Philippines xác định Việt Nam là nước thứ hai chống lại tuyên bố của Campuchia rằng 'ASEAN đã đạt đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề này'.

Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm Thứ Tư nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei –  tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.

Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển đông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải.  Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”

Cũng hôm Thứ Tư, bản tin RFI nói rằng, Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông.

Bản tin ghi nhận câu hỏi:

“Phải chăng Cam Bốt đã trở thành «nội gián» cho Trung Quốc trong nội bộ ASEAN để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông? Câu hỏi này lại được giới quan sát nêu lên vào hôm nay, 21/11/2012, sau khi báo chí tiết lộ rằng chủ tịch đương nhiệm ASEAN cho đến giờ phút chót vẫn muốn nêu bật điều mà Cam Bốt và Trung Quốc đều cho là ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.”

RFI cũng nhắc rằng, vào tháng Bẩy vừa qua, Cam Bốt đã sẵn sàng để cho ASEAN mất uy tín khi thực hiện lời đe dọa là hủy bỏ việc công bố Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng nếu văn kiện này nêu lên vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc theo yêu cầu của Philippines và Việt Nam. Hành động đó đã khiến một số nhà phân tích coi Cam Bốt là nước đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh trong lòng ASEAN.

Trong khi đó, bản tin BBC ghi lời Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng các học giả Trung Quốc tỏ ra 'mềm mỏng hơn tại Hội nghị Biển Đông vừa kết thúc tại TP Sài Gòn.

BBC ghi rằng, Hội nghị Biển Đông lần thứ tư này có sự tham gia của học giả có uy tín từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác với số tham luận lên tới trên 30.

Hàng trăm học giả, công chức và nhân viên ngoại giao của các nước đã tới dự 10 phiên họp trong ba ngày 19, 20 và 21/11.

Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác độc chiêu giương Đông kích Tây của Bắc Kinh: trong khi cho các học giả nói mềm mỏng, các tàu chiến TQ vẫn  liên tục khủng bố ngư dân VN.

Thực tế cho thấy, nói và làm là 2 điều khác nhau, và chính bản thân Hà Nộị cũng y hệt như thế, thì làm sao tin được lời học giả Bắc Kinh.


Chuột chứa virus suy thận tràn lan Sài Gòn




SÀI GÒN (NV) - Kể từ sau vụ hai cư dân quận 3 mắc bệnh suy thận vì bị chuột mang virus Hanta cắn hôm 17 tháng 10 vừa qua, Viện Pasteur Sài Gòn đã cho người lùng sục các hẻm hóc thuộc phường 9, quận 3 bắt chuột để xét nghiệm. Ðây là khu vực cư ngụ của hai bệnh nhân bị chuột chứa virus Hanta cắn phải.

Kết quả xét nghiệm 25 con chuột lớn, nhỏ bị sập bẫy cho thấy, có 3 con mang virus Hanta. Ðây là loại virus ở chuột lan sang người có thể gây suy thận, dẫn đến tử vong.

Theo báo Tuổi Trẻ, Viện Pasteur đang soạn thảo một bản thông báo công bố các biện pháp chi tiết giúp người dân Sài Gòn đối phó với căn bệnh hiểm nghèo này. Cũng theo báo Tuổi Trẻ, loài chuột đang hoành hành dữ dội tại các khu vực đông dân cư như rạch Ụ Cây ở quận Tám, kênh Tân Hóa thuộc quận Tân Phú, Sài Gòn, kể cả nhiều vùng lao động nghèo thuộc quận 10, quận 3, quận 1...

Nhiều cư dân khu nhà ổ chuột dưới chân cầu Nguyễn Tri Phương, quận 8 nói rằng rất khó tận diệt loài chuột. Chỉ trong vòng ba tháng, chuột sinh sôi rất nhanh và phá phách dữ tợn hơn bao giờ hết.

Một cư dân quận 8 nói: “Chuột chạy rần rần phía sau nhà, chạy thẳng vô bếp kiếm thức ăn và cắn đồ vật trong nhà, từ cục xà bông, thau nhựa, thùng xốp cho tới... quần áo.” Bà cũng nói, bẫy chỉ diệt được vài con, trong khi chuột thì cả đàn hàng trăm con.

Tại nhiều vùng, người dân cố “sống chung hòa bình với chuột” vì không biết cách nào tiêu diệt chúng cho hết. Người ta thản nhiên cho tới khi nghe tin hai cha con ông N.V.T. 55 tuổi, cư dân quận 3 bị chuột nhiễm virus Hanta cắn. Ông N.V.T. và con trai 16 tuổi được đưa vào bệnh viện cứu cấp vì chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa. Các xét nghiệm sau đó cho thấy cả hai cha con ông N.V.T. đều bị suy thận vì bị nhiễm virus Hanta từ vết cắn của chuột.

Theo bác sĩ bệnh viện Nhiệt Ðới, chuột mang virus Hanta cắn làm người bệnh bị suy gan, suy thận và có thể mạng vong. Ðây là chứng bệnh chưa có thuốc chữa, cũng chưa có thuốc chích ngừa.

Người ta tính trung bình mỗi tháng có khoảng 30 người dân Sài Gòn nhập viện vì bị chuột cắn. (P.L.)
Chuột chứa virus suy thận tràn lan Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) - Kể từ sau vụ hai cư dân quận 3 mắc bệnh suy thận vì bị chuột mang virus Hanta cắn hôm 17 tháng 10 vừa qua, Viện Pasteur Sài Gòn đã cho người lùng sục các hẻm hóc thuộc phường 9, quận 3 bắt chuột để xét nghiệm. Ðây là khu vực cư ngụ của hai bệnh nhân bị chuột chứa virus Hanta cắn phải.

Kết quả xét nghiệm 25 con chuột lớn, nhỏ bị sập bẫy cho thấy, có 3 con mang virus Hanta. Ðây là loại virus ở chuột lan sang người có thể gây suy thận, dẫn đến tử vong.

Theo báo Tuổi Trẻ, Viện Pasteur đang soạn thảo một bản thông báo công bố các biện pháp chi tiết giúp người dân Sài Gòn đối phó với căn bệnh hiểm nghèo này. Cũng theo báo Tuổi Trẻ, loài chuột đang hoành hành dữ dội tại các khu vực đông dân cư như rạch Ụ Cây ở quận Tám, kênh Tân Hóa thuộc quận Tân Phú, Sài Gòn, kể cả nhiều vùng lao động nghèo thuộc quận 10, quận 3, quận 1...

Nhiều cư dân khu nhà ổ chuột dưới chân cầu Nguyễn Tri Phương, quận 8 nói rằng rất khó tận diệt loài chuột. Chỉ trong vòng ba tháng, chuột sinh sôi rất nhanh và phá phách dữ tợn hơn bao giờ hết.

Một cư dân quận 8 nói: “Chuột chạy rần rần phía sau nhà, chạy thẳng vô bếp kiếm thức ăn và cắn đồ vật trong nhà, từ cục xà bông, thau nhựa, thùng xốp cho tới... quần áo.” Bà cũng nói, bẫy chỉ diệt được vài con, trong khi chuột thì cả đàn hàng trăm con.

Tại nhiều vùng, người dân cố “sống chung hòa bình với chuột” vì không biết cách nào tiêu diệt chúng cho hết. Người ta thản nhiên cho tới khi nghe tin hai cha con ông N.V.T. 55 tuổi, cư dân quận 3 bị chuột nhiễm virus Hanta cắn. Ông N.V.T. và con trai 16 tuổi được đưa vào bệnh viện cứu cấp vì chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa. Các xét nghiệm sau đó cho thấy cả hai cha con ông N.V.T. đều bị suy thận vì bị nhiễm virus Hanta từ vết cắn của chuột.

Theo bác sĩ bệnh viện Nhiệt Ðới, chuột mang virus Hanta cắn làm người bệnh bị suy gan, suy thận và có thể mạng vong. Ðây là chứng bệnh chưa có thuốc chữa, cũng chưa có thuốc chích ngừa.

Người ta tính trung bình mỗi tháng có khoảng 30 người dân Sài Gòn nhập viện vì bị chuột cắn. (P.L.)

Chiến dịch dạy cách truy cập internet an toàn ?



Thứ năm 22/11/2012 06:13
ANTĐ - Hôm qua 21-11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và công ty Google đã phối hợp ra mắt chiến dịch “Biết nhiều hơn, hữu ích hơn”. 
Chiến dịch nhằm cung cấp các lời khuyên thực tế và hữu ích về an ninh mạng và quản lý thông tin trên mạng, được in thành một cuốn sách cẩm nang bỏ túi giúp người sử dụng Internet ở Việt Nam có những kỹ năng để truy cập an toàn. Trong đó, sách đề cập tới những thông tin về lừa đảo trên mạng, các phần mềm độc hại và phương pháp để phòng, chống.

Tại Lễ công bố chiến dịch, Tiến sỹ Nguyễn Duy Ngọc, Chủ tịch VNISA cho biết, chiến dịch sẽ đưa thông tin và công cụ đến tận tay người sử dụng, khi mỗi người áp dụng các biện pháp bảo mật và tự bảo vệ khi truy cập mạng thì họ có thể thoải mái tận hưởng những lợi ích mà công nghệ mang lại. Giám đốc Chính sách công của Google Đông Nam Á, ông Mike Orgill cũng cam kết sẽ hợp tác với Chính phủ, các ngành và đoàn thể cùng các tổ chức xã hội Việt Nam nhằm đơn giản hóa việc đảm bảo an toàn thông tin trên mạng qua việc cung cấp các công cụ miễn phí, dễ sử dụng để người sử dụng mạng có cách quản lý thông tin thông minh.
Nguyên Vũ

Phạt “nguội” 650 trường hợp vi phạm ?



Thứ tư 21/11/2012 07:00
ANTĐ - Theo Cục CSGT đường bộ-đường sắt (Bộ Công an), sau 15 ngày (từ ngày 5 đến 20-11) thực hiện thí điểm tổ chức kiểm soát, xử lý vi phạm qua hệ thống giám sát trật tự ATGT bằng hình ảnh trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội-Vinh và TP Hồ Chí Minh-Cần Thơ, đã phát hiện, xử phạt 650 trường hợp vi phạm. Các lỗi vi phạm chủ yếu gồm: Chạy quá tốc độ quy định; Đi không đúng phần đường, làn đường; Tránh, vượt không đúng quy định; Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Lực lượng CSGT tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm xe khách trên tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ
Đánh giá của Cục CSGT đường bộ-đường sắt cho thấy, việc triển khai lắp đặt hệ thống giám sát, xử lý bằng hình ảnh trên đã góp phần tạo sự răn đe, giáo dục đối với lái xe vi phạm, và người tham gia giao thông nói chung. Cụ thể, trước khi hệ thống này hoạt động, lái xe tải, xe khách đi qua những cung đường trên nếu phát hiện thấy vắng bóng CSGT ứng trực đều chạy với tốc độ cao, tránh vượt, dừng đỗ sai quy định để “vợt khách”. Cùng với hệ thống đường nhiều nơi đã bị xuống cấp, thái độ chủ quan, coi thường sự an toàn của lái xe là nguyên nhân chính dẫn tới rất nhiều vụ TNGT nghiêm trọng trong đó chủ yếu là xe khách, xe chạy về ban đêm. Để góp phần đảm bảo trật tự ATGT, phòng ngừa và hạn chế TNGT dịp cuối năm, Cục CSGT đường bộ-đường sắt tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT ở các địa phương, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật Giao thông song song với việc đẩy mạnh tuần tra, xử lý vi phạm qua hình ảnh. Không chỉ xử lý tại chỗ, những lái xe vi phạm đều được CSGT viết giấy báo gửi về cơ quan, công ty, nơi cư trú… để phối hợp giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, tránh tái phạm.
Hoàng Phong

3 bệnh nhân phải nhập viện do chuột cắn

Hà Nội:


Thứ năm 22/11/2012 06:00
ANTĐ - Thông tin tại TP.HCM xuất hiện chuột cống nhiễm virus Hata gây suy thận cấp khi cắn người xuất hiện những ngày gần đây khiến nhiều người dân lo lắng. Tại Hà Nội, tuy chưa phát hiện loại chuột này song theo ghi nhận của PV, ít nhất có 3 bệnh nhân bị chuột cắn đang phải nằm điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân bị chuột cắn ở ngón tay

Trong số này, 2 trường hợp có biểu hiện bệnh rất điển hình là anh Đinh Phúc Q., 45 tuổi, ở Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và bệnh nhân Nguyễn Trung K., 34 tuổi, ở Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân Q. bị chuột cắn vào ngón giữa bàn tay phải, gần khớp, 2 vết răng cắn rất sâu, máu chảy nhiều.

Sau 3 ngày, vết cắn lành lại nhưng quanh vết thương vẫn đau âm ỉ, một hai hôm sau bắt đầu sưng đỏ quanh ngón tay, gây sốt giống như sốt rét. Đến nay, sau 4 ngày điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân bắt đầu khỏi sốt, chỗ vết cắn bị sưng giảm dần. Tương tự, bệnh nhân K. cũng bị cắn vào ngón tay trong lúc bắt chuột, dù đã cẩn thận ra trạm y tế để tiêm phòng uốn ván nhưng hôm sau vết cắn vẫn sưng lên, người sốt cao và lạnh như sốt rét nên phải vào viện điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh sốt do chuột cắn là một bệnh khá hiếm gặp, phần lớn có thể được chữa trị hiệu quả bằng các thuốc kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, nếu không điều trị nó cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong khá cao.

Nguyễn Phan

CNN, BBC có thể ngưng phát sóng tại Việt Nam



VOA - Các đài truyền hình CNN và BBC cùng với hơn 50 đài truyền hình khác của nước ngoài có thể sẽ phải ngưng phát sóng ở Việt Nam vì chưa có giấy phép biên tập, phiên dịch sang tiếng Việt theo quyết định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành hồi tháng 3 năm ngoái.

Báo chí Việt Nam cho biết trong số 59 kênh truyền hình chưa được cấp phép biên tập có khả năng ngưng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền, có một số kênh được khán giả Việt Nam yêu thích như Star World, Channel V, CNBC, CNN và BBC.

Hôm thứ hai, Thứ trưởng Bộ Thông tin Đỗ Qúy Doãn cho đài BBC biết rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép hoãn thực hiện quyết định này cho tới tháng 5 năm 2013.


Nguồn: TuoiTreNews, VnExpress

Việt Nam: Nước thứ hai chống tuyên bố ‘đồng thuận’ ASEAN



Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp hình lưu niệm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Cung Hòa bình ở Phnom Penh, ngày 19/11/2012.

VOA - Quan điểm của ASEAN về các tranh chấp ở Biển Ðông, trở nên rạn nứt hơn ngày hôm qua khi Philippines xác định Việt Nam là nước thứ hai chống lại tuyên bố của Campuchia rằng 'ASEAN đã đạt đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề này'.

Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm nay nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei – tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.

Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”

Nói chuyện với các phóng viên báo chí hôm Chủ nhật, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn tuyên bố các nhà lãnh đạo khu vực đã đồng ý rằng vấn đề lãnh hải sẽ chỉ được giải quyến qua cái gọi là cơ chế ASEAN-Trung Quốc.
* Ngoại trưởng Philippines del Rosario nói để đạt được sự đồng thuận cần phải có sự nhất trí 100%, trong khi Philippines không đồng ý thì không thể có đồng thuận.​​

Nhưng Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã lập tức bác bỏ tuyên bố đó ngay ngày hôm sau, và nói rằng không có đồng thuận trong vấn đề này vì Philippines, cùng với một quốc gia ASEAN khác mà ông không nêu tên, tin rằng tranh chấp lãnh hải là một vấn đề quốc tế.

Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã tái khẳng định quan điểm đó rằng để đạt được sự đồng thuận cần phải có sự nhất trí 100%, trong khi Philippines không đồng ý như vậy, thì không thể có đồng thuận.

Ông Rosario nói: “Trên thực tế, nếu qúy vị hỏi Việt Nam, họ cũng không đồng ý. Việt Nam đang theo sáng kiến riêng của họ để chống lại quan điểm cho rằng có sự đồng thuận ở đây.”

Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm nay nói rằng Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á theo dự kiến tập trung vào những cách thức đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng chẳng may lại bị chi phối bởi những tranh chấp lãnh hải trên Biển Ðông vì nhiều nước cố tình nêu lên các vấn đề này không đúng lúc, đúng chỗ.

Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp rằng “nêu lên các vấn đề tranh chấp nhân dịp này là đi ngược lại với tinh thần của Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, và tạo ra rủi ro gia tăng căng thẳng và gây phương hại cho tinh thần hợp tác giữa các quốc gia Ðông Á.”

Tân Hoa Xã nói: “Thật là thiếu khôn ngoan khi nêu lên vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa tại Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á. Tuy nhiên Philippines và Việt Nam đã gây chi phối hội nghị bằng việc nhấn mạnh đến những tranh chấp này tại hội nghị thượng đỉnh một cách dai dẳng. Trong khi nước chủ tịch luân phiên ASEAN là Campuchia trong một cuộc họp hôm thứ Hai nói rằng khối 10 nước thành viên ASEAN đồng ý không ‘quốc tế hóa’ các tranh chấp này, thì Tổng thống Philippines Aquino lại bất chấp những nguyên tắc ngoại giao cơ bản và thẳng thừng trách cứ Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà hội nghị.”

Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp: “Việc Philippines và Việt Nam bất chấp những nguyên tắc ngoại giao hình như bị tác động bởi lòng tham trữ lượng dầu khí, và nguồn hải sản dồi dào trên Biển Nam Trung Hoa”. Cả Việt Nam và Philippines đều “chơi con bài kêu gào để tìm sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài khu vực, mà cụ thể là Hoa Kỳ trong cái gọi là "Chiến lược Trục xoáy Á Châu”.

Tân Hoa Xã nói: “Việt Nam và Philippines muốn mượn tay Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của Tổng thống Barack Obama.”

Dân bao vây trụ sở UBND xã đòi ruộng đất



Viết tiếp vụ “Xã Lập Lễ lợi dụng dồn điền để bòn rút ruộng của dân”

Nguyễn Đại (Dân Việt) - Mấy ngày vừa qua, hàng trăm nông dân xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) tập trung bao vây trụ sở UBND xã để đòi lại ruộng đất mà năm 2004, lợi dụng chính sách dồn điền đổi thửa, UBND xã đã chiếm dụng của dân.

Theo phản ánh của người dân, năm 2004, xã Lập Lễ tiến hành dồn điền đổi thửa, UBND xã đã tự ý cắt bớt ruộng của dân. Cụ thể, năm 1993, mỗi nhân khẩu trong xã được 14 thước ruộng, nhưng năm 2004 sau khi dồn điền đổi thửa thì mỗi hộ chỉ được nhận 12 thước. Cũng theo người dân thì sau khi dồn điền đổi thửa, nhiều nông dân không được chia ruộng đất.

Chị Đinh Thị Vân ở thôn Đồng Mới bức xúc cho biết: Năm 1993, nhà chị được Nhà nước giao 5 sào ruộng để sản xuất, diện tích đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng năm 2004, xã Lập Lễ dồn điền đổi thửa thì gia đình chị không được chia một thước đất để sản xuất. Bây giờ gia đình có 5 nhân khẩu, chị là nông dân nhưng không có ruộng, hiện phải đi thuê ruộng của người khác để cấy cày.
Nông dân bao vây trụ sở UBND xã hôm 17.11.

Tương tự như gia đình chị Vân, hàng trăm hộ dân khác không được chia ruộng để sản xuất. Bà Vũ Thị Trọn ở thôn Bảo Kiếmphản ánh: Gia đình tôi có 6 khẩu. Năm 1993, gia đình tôi được Nhà nước giao cho 6 sào ruộng để sản xuất, nhưng năm 2004, bị UBND xã cắt hết ruộng. 8 năm qua, gia đình tôi không có ruộng để sản xuất. UBND xã Lập Lễ bắt ép gia đình tôi phải đổi đất nuôi trồng thủy sản thành đất nông nghiệp mà Nhà nước đã giao cho chúng tôi. Điều này là bất hợp lý nên chúng tôi tập trung yêu cầu UBND xã phải trả lại ruộng đất đã chiếm dụng của nhân dân chúng tôi 8 năm qua.

Trước đó, ngày 25.5 Báo NTNN đã có bài phản ánh việc UBND xã Lập Lễ “lợi dụng dồn điền để bòn rút ruộng của dân”. Sau khi báo đăng, UBND huyện Thủy Nguyên đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra nội dung thông tin trên, tuy nhiên, cho đến nay, sau hai lần gia hạn thời gian thanh tra công tác dồn điền đổi thửa tại xã Lập Lễ, Thanh tra huyện Thủy Nguyên vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức.

Cuối tuần qua, phóng viên Báo NTNN trao đổi với bà Lê Thị Kim Loan - Chánh Thanh tra huyện Thủy Nguyên, và được bà cho biết: Vụ việc ở xã Lập Lễ rất phức tạp, liên quan đến hàng nghìn hộ dân trong xã, có nhiều nội dung cần phải thanh tra liên quan đến nhiều cán bộ qua các thời kỳ, như: Thanh tra công tác dồn điền đổi thửa, thanh tra tài chính… nên phải mất rất nhiều thời gian. Dự kiến trong tháng 11 này, Đoàn thanh tra sẽ có kết quả sơ bộ để trả lời nhân dân trong xã. Hiện tại, Đoàn Thanh tra đã yêu cầu UBND xã Lập Lễ phải giải trình cho nhân dân trong xã về những kiến nghị của bà con.

Nguyễn Đại

CA Hà Nội xua quân trấn áp dân oan, nhiều người nhập viện

Nhà báo Trần Quang Thành mau chóng gọi về hiện trường phỏng vấn cô Dương Thị Xuân và cụ Lê Hiền Đức tại khu tượng đài Lý Tự Trọng. Dưới đây là phần âm thanh phỏng vấn:
Âm thanh cuộc phỏng vấn từ hiện trường do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện

Danlambao - Hôm nay, 21/11/2012, lực lượng công an & côn đồ tiếp tục được huy động nhằm trấn áp cuộc biểu tình của dân oan tại vườn hoa Lý Tự Trọng. Hai dân oan lớn tuổi từ Quảng Bình và Đà Nẵng đã bị công an xô xát thô bạo, dẫn đến ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Cụ bà Lê Hiền Đức nghe tin vội đến can thiệp đã bị một nhóm công an thường phục bao vây, xô đẩy khiến bà Đức ngã đập đầu xuống vỉa hè.

Người đầu tiên bị đánh đến ngất xỉu vào trưa nay, 21/11, là cụ bà Nguyễn Thị Hồng, dân oan Quảng Bình. 

Qua facebook, chị Bùi Thị Minh Hằng đã công bố bức ảnh chụp bà Hồng đang phải nằm cấp cứu, truyền dịch tại bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội).

Bà Nguyễn Thị Hồng đang nằm trong khoa cấp cứu nội 1, bệnh viên St. Paul. 

Trường hợp thứ hai cũng bị công an xô xát đến bất tỉnh là cụ ông Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, dân oan Đà Nẵng.

Nhà báo Trần Quang Thành đã gửi đến bản tin chi tiết như sau: Vào hồi 15h30 chiều nay, thứ Tư 21/11/2012, hàng chục Dân oan từ Đà Nẵng ra thủ đô Hà Nội khiếu kiện đòi đất đai bị cướp đoạt đã đổ về khu tượng đài Lý Tự Trọng căng biểu ngữ đả đảo bọn cướp đât, yêu cầu Thanh tra nhà Nước khẩn cấp can thiệp. 

Một lực lượng lớn an ninh, công an, dân phòng quận Tây Hồ và phường Thụy Khuê đã xô đẩy những ngươi đi khiêu kiện, giằng giật biểu ngữ của họ. 

Cụ Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, người ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng không chịu đưa biểu ngữ đã bị một thanh niên dân phòng giật ngã khiến cụ ngất xỉu. Hiện nay, mọi người đã đưa cụ Nguyễn Xuân Hiền đến cấp cứu tại bệnh viện 354, phố Đốc Ngữ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Hiền, dân oan Đà Nẵng bị đánh ngất khi đi khiếu kiện 
và bị một nhóm côn đồ giả dạng đến gây sự. Ảnh: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh

Nhận dược tin báo, cụ Lê Hiền Đức đã nhanh chóng đến can thiệp, đồng thời yêu cầu công an lập biên bản về việc dùng bạo lực xô xát với dân oan. 

Trong lúc cụ Đức đang tiếp xúc lăng nghe bà con dân oan phản ánh nỗi oan khuất của mình thì công an và dân phong lại kéo đến đòi giải tán. Cụ Lê Hiền Đức đã bị xô ngã, đâu đập vào vỉa hè. 




Tính đến hôm nay, đã xảy 5 trường hợp công an dùng bạo lực đối với dân oan khiếu kiện.

Trước đó, một trường hợp bị công an đánh đập đến mức phải nhập viện là cô Trần Ngọc Anh, dân oan Vũng Tàu. Cô Ngọc Anh nhập viện từ hôm 13/11/2012, hiện sức khỏe vẫn còn đang rất yếu.

* Cô Trần Ngọc Anh vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện Sanh-Pôn. Ăn được vài thìa cháo lại ói ra hết. Nhưng phía bệnh viện đang một mực yêu cầu cô phải xuất viện (Ảnh: Facebook Bùi Hằng)

Chị Bùi Thị Minh Hằng cho biết, cô Trần Ngọc Anh đã chuyển sang điều trị tại bệnh viện Sanh-Pôn được vài ngày, hiện nay đi lại vẫn phải có người dìu. Tuy nhiên, phía bệnh viện dưới áp lực của công an đang tìm cách buộc cô phải xuất viện. Phía an ninh cũng đang chầu chực, chờ khi cô Ngọc Anh xuất viện sẽ áp giải về Vũng Tàu.

Sau cái chết uất hận của cụ bà Hà Thị Nhung, CA Hà Nội đã công bố nguyên nhân khiến cụ bà Nhung tử vong là do 'bị cảm' và 'tai biến mạch máu não'. Trên thực tế, các nhân chứng khẳng định chính công an đã xô xát làm cụ bà Nhung ngã xuống chết trong uất ức.

Với hành động bao che tội ác như trên, CA Hà Nội đã 'bật đèn xanh' cho những hành vi trấn áp ngày càng dã man, thô bạo đối với dân oan khiếu kiện, đặc biệt là những dân oan lớn tuổi.