THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 January 2011

# Hướng dẫn thêm về Biểu tình kiên định ôn hòa - LM Ly'


(Lẽ phải Dân cần làm 60 
Hướng dẫn thêm về Biểu tình kiên định ôn hòa
SỨC MẠNH LUÔN TẤT THẮNG
CỦA BIỂU TÌNH ÔN HÒA BẤT BẠO ĐỘNG TOÀN DIỆN
Lm TNLT Nguyễn Văn Lý - Huế 20-1-2011
1.  Biểu tình là gì ? Là biểu tỏ một điều chính đáng nào đó mà 1 người hoặc nhiều người muốn buộc đối tượng phải lựa chọn : a)- Hoặc lắng nghe, thấu hiểu và nghiêm túc giải quyết điều khẩn thiết ấy; b)- Hoặc phải chịu thua thiệt, mất uy tín, và có thể mất tất cả,  vì đối tượng cố chấp sa lì trong sai lầm hoặc tội ác, quyết tâm lãng tránh không muốn nghe qua những lối diễn đạt thông thường, khiến người/nhóm người muốn biểu tỏ phải tiêu tốn nhiều sức lực, thời giờ, tài sản, có khi cả danh dự mà rất khó đạt được hiệu quả dù đã kéo dài đến 20-30-40-50 năm hoặc lâu hơn. Trong sinh hoạt giáo dục, tôn giáo, xã hội, chính trị… biểu tình thường là do một giới quần chúng nào đó muốn bày tỏ một/nhiều nguyện vọng, một/nhiều yêu cầu, một/nhiều đòi hỏi nào đó buộc các thẩm quyền liên quan phải nghiêm túc giải quyết.
2. Đấu tranh hay Biểu tình Ôn hòa Bất bạo động là gì ? Là lặp đi lặp lại bất cứ hình thức nào để biểu tỏ một cách kiên định, ôn hòa cho đến khi đạt hiệu quả, thông qua lời nói, tiếng hát, biểu ngữ, cầu nguyện, Lễ nghi Tôn giáo, mệt nhọc, khổ hạnh, đói khát, nhịn ăn, nhịn uống, mồ hôi, nước mắt, bệnh tật, xương máu, sinh mạng của một/nhiều người, nhưng kiềm chế tuyệt đối không dùng đến bất cứ một loại vũ khí, hung khí nào có thể gây thương tích thể xác hoặc sát thương bất cứ đối tượng nào, kể cả gây tổn thương qua các hình thức ngôn ngữ thông thường. Nơi người Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình (NCSDCHB), mọi hình thức đấu tranh đều là biểu tình và mọi hình thức biểu tình đều là đấu tranh. Đấu tranh tạo áp lực cao nhất và hiệu quả hòa bình vững bền nhất là Đấu tranh/Biểu tình ôn hòa bất bạo động toàn diện (ĐT/BTÔHBBĐTD) của cá nhân, nhất là của tập thể.
3. Đấu tranh/Biểu tình Ôn hòa Bất bạo động Toàn diện là gì ? Cần xác tín một chân lý ngàn đời rằng : Việc giáo dục và chuyển đổi tâm hồn con người là kỳ công của riêng chính Thượng Đế, con người không thể làm được, do đó, trong đấu tranh, NCSDCHB hằng ngày phải luôn thiền định - cầu nguyện cho đối phương và đồng đội cùng nhau thăng tiến và thăng hoa vươn lên Chân-Thiện-Mỹ, nhờ đó biết luôn đấu tranh trong cao thượng, ung dung, ôn hòa cả trong ngôn ngữ: không la hét, mắng chửi, nguyền rủa, mạ lỵ, xúc phạm đối phương. NCSDCHB chân chính phải loại trừ mọi mầm mống phẩn uất, căm ghét, hận thù, muốn báo oán, trả đũa ra khỏi tâm trí mình, mới đủ sức mạnh cần thiết để đấu tranh cho Sự thật, Công lý, Tình thương, Tự do, Nhân phẩm, Nhân quyền, Dân chủ, Đa nguyên, Văn hóa, Văn minh, Đạo đức quân bình, lành mạnh, trong sáng và chân chính. Lòng căm ghét, hận thù sẽ làm NCSDCHB yếu đuối và không thể cảm hóa được đối phương, rất khó gia tăng bạn hữu đồng đội. Dù rất mực kiên định và quyết liệt đấu tranh bền bỉ không khoan nhượng, NCSDCHB chân chính trong suốt quá trình sử dụng ĐT/BTÔHBBĐTD chỉ có 2 thái độ mà thôi : CẢM PHỤC những ai đạo đức, anh hùng và CẢM THÔNG tất cả những ai sai lầm và tội lỗi. Không nên có và không được có thái độ thứ 3 nào khác nữa. Chỉ sai lạc và nguy hại mà thôi. Hại cho mình và hại cho đời.  NCSDCHB phải biết chấp nhận mọi thiệt thòi, hi sinh mất mát của bản thân/gia đình/tổ chức để khôn ngoan phân hóa, cô lập các phần tử cực đoan gian ác và thu phục các thành phần phục thiện của đối phương. HÃY TRAO MỌI NGƯỜI TẤT CẢ LỢI LẠC, VÀ NHẬN VÀO MÌNH MỌI THIỆT THÒI (Thiền Tây Tạng, Tạng Thư Sống Chết).
4. Vũ khí ĐT/BTÔHBBĐTD là gì ? Bất cứ điều gì trung thực, ôn hòa và nhân ái nơi bản thân NCSDCHB cũng là vũ khí hoặc được biến thành vũ khí, luôn làm đối phương bị động, lúng túng, run sợ và bất lực : lời nói, thơ văn, lời ca, tiếng hát, biểu ngữ, im lặng, điệu bộ, cười, khóc, ánh mắt, đột quỵ, nhà tù, chay tịnh, tuyệt thực, bệnh tật, bị thương, khước từ điều trị,… và tột đỉnh là cái chết. Cho đến nỗi, thường cái chết của một lãnh đạo phong trào luôn kéo theo sự chấm dứt cả một chế độ hay một chính sách : Mahatma Mohandas Karamchand Gandhi ở Ấn Độ (1948), Mục sư Matin Luther King ở Mỹ (1968), Linh mục Zerzy Piepoluszko ở Ba Lan (1984)…
Nếu người lãnh đạo phong trào chưa vững tin vào hiệu quả tuyệt đối và tất yếu của ĐT/BTÔHBBĐTD, thành phần tham gia có những tham vọng riêng, hoặc ảo tưởng nôn nóng vượt quá năng lực mình, hoặc thích mạo hiểm phiêu lưu theo cá tính, hoặc cố chấp theo định kiến xơ cứng lỗi thời, hoặc thiếu kiềm chế trước cám dỗ nông cạn của bạo động, hoặc thiếu kiên nhẫn do đợi chờ quá mõi mệt lâu ngày, hoặc đám đông tham gia chưa thấm nhuần sức mạnh chân chính của ĐT/BTÔHBBĐTD, thì luôn phát sinh 1 trong 3 hậu quả :
4.1. không thể hoặc rất khó thành công (bất bạo động nửa vời, pha trộn quá nhiều bạo động, dù chỉ là bạo động trong lời nói : hằn học, chua cay, độc ngôn, đâm chọc, cường điệu, mỉa mai, thô tục);
4.2. thành công với nhiều đổ vỡ phải tốn nhiều công sức hàn gắn sửa chữa (không bất bạo động tuyệt đối và toàn diện);
4.3. được xem là thành công tạm bợ hời hời bề ngoài trước mắt, không phải thành công chân chính thật sự, nên không thể ổn định vững bền, chắc chắn phát sinh những bất công, sai lầm, gian trá và các tội ác mới, vì liều lĩnh lấy sai lầm này chữa trị sai lầm kia, lấy tội ác mới lớn và nhiều hơn thay cho tội ác cũ, với cường độ gấp nhiều lần, rồi lấy tuyên truyền mà bịp lừa và bít lấp bằng thủ đoạn nuôi dưỡng sự sợ hãi và gian trá (phong trào CS quốc tế,…).
Cần phải dứt khoát khẳng định và xác tín : Chỉ có ĐT/BTÔHBBĐTD luôn dẫn đến thành công vững bền, không đổ vỡ, trong khoan dung, đạo đức, trung thực, nhân ái, công lý, thăng tiến, thăng hoa, văn hóa, văn minh, hòa bình mà thôi. Không có con đường nào khác, không những cho Việt Nam mà còn cho cả hoàn cầu. "Khi phê phán đối phương, chỉ nên phê phán đến 80% tội lỗi của đối phương thôi, chừa lại 20% cho bức xúc, để nếu do bức xúc mà cuồng nộ lên, thì cũng không vượt quá sự thật, tránh gây bất công cho đối phương" (Mahatma Gandhi). Một sự thật, lẽ phải được nêu lên trong căm thù uất hận thì không còn là sự thật nguyên vẹn nữa, dễ bị méo mó mờ đục, lại phản cảm biến thành sự dối trá - bất công mới.
Sẽ có một số người ham mê bạo lực và chạy theo thành công nông cạn, xuyên tạc rằng đây chi là con đường và phương pháp đấu tranh cuội, do CS mớm cho, cốt để CS tiếp tục cai trị lâu dài. Chúng ta tỉnh táo không nghe theo lập luận thiếu nền tảng đạo đức đó, quyết tâm đấu tranh cho một Việt Nam thật sự đạo đức, thăng tiến và hòa bình vững bền, chứ không chỉ là bạo lực thay cho bạo lực, gián ác thay cho gian ác, hận thù thay cho hận thù, mê lầm thay cho mê lầm, chìm đắm trong lẩn quẩn. Phải thay chế độ CS bằng một chế độ tốt hơn về mọi mặt.
5. Thời gian & Địa điểm : Bất cứ lúc nào, nơi đâu. Không cần kéo đi xa, không cần về thành phố lớn (tốn kém, dễ bị tổn thất không/chưa cần thiết). Không cần xảy ra trước cơ quan bạo quyền (thách đố quá mức cần thiết). Chỉ cần xảy ra thật đâu đó, là có tiếng vang, là đã được nói lên cho những ai cần nghe biết rồi, nhất là suốt năm 2011 này, và nếu cần thì kéo dài qua 2012-2013…
6. Cách thức : 6.1. Cá nhân : Làm bất cứ gì cho đối phương hiểu điều mình muốn nói là đủ (có các biểu ngữ nói lên mục đích muốn nói, cầm ở tay, mang trước ngục/sau lưng… thì tốt hơn).
6.2. Tập thể : Sau Lễ nghi Tôn giáo tại một ngôi Chùa, Thánh Thất, Nhà Thờ, Tín đồ đã sẵn ở các nơi đó; hoặc sau một lớp học/thi các giáo viên/giảng viên học sinh/sinh viên đã sẵn; hoặc sau một lớp học/huấn luyện/tập huấn/hội họp các học viên/bộ đội/công an/nông dân/công nhân đã sẵn; sau phiên chợ, sau một ca lao động, các tiểu thương/đại lý/lái xe-tàu đã sẵn, … tự động kéo nhau đến bất cứ một chỗ nào đó, hát Ca Khúc/Thánh Ca…, đưa cao Biểu ngữ… Nếu có điều kiện thì làm biểu ngữ lớn-dài. Nếu không thì chỉ cần 1 tờ giấy đưa cao cho người khác thấy là đủ. Hô khẩu hiệu cách ôn hòa, trật tự. Tất cả những hình thức trên chỉ cần kéo dài trong 5-10-20-30… phút là đã làm những cuộc biểu tình thành công rồi, trong giản dị, tiết kiệm về thời gian, sức lực, tiền bạc,… rất dễ thực hiện cho mọi thành phần xã hội, bất cứ lúc nào và nơi đâu. Hoặc thân nhân, xóm làng trong một cuộc Dân oan/đơn vị Tôn giáo đòi lại nhà đất bị cưỡng chiếm, trong một phiên tòa bất công,… có thể hình thành một cuộc biểu tình rầm rộ, chấn động. Riêng các Tôn giáo phải biết tận dụng lợi thế vô cùng uy dũng của mình : Một Bạch thư, Thư chung, một buổi Thờ tự, Thánh Lễ, Tế Đàn, một cuộc Rước Kiệu, Hành Hương, một buổi Cầu nguyện chung, dù chỉ một Lời Nguyện được xướng lên… Tất cả đều có thể trở thành một phương cách đấu tranh/biểu tình rất ôn hòa mà hiệu quả rất cao, làm cho bạo quyền hết sức run sợ và lung lay tận gốc, mà đành hoàn toàn bất lực, không sao đối phó hoặc ngăn cản được.
6.3. Cần hiểu rằng ĐT/BTÔHBBĐTD là một nghệ thuật văn hóa, tu đức, chính trị cao trên mức bình dân. Do đó, không thể có chuyện thành thạo và thành công ngay trong thời gian ngắn được, mỗi cá nhân -dù là lãnh đạo hay Dân tham gia- và tập thể đều phải kiên định tự học và rút ra những kinh nghiệm quí báu cho sự nghiệp quốc vụ chung. Một thất bại, một dang dở là một bài học quí cho các lần sau cho mọi người. Chỉ cần kiên định xác tín rằng ĐT/BTÔHBBĐTD là tất thắng, đạo đức, thăng hoa, hòa bình, văn hóa, văn minh, ổn định, vững bền, không dao động lung lay do bất cứ học thuyết hay lập luận của ai khác.
7. Vài thí dụ minh họa tiêu biểu để tham khảo thành công gì hay thất bại gì ? :
Rất nhiều người trên thế giới đã sử dụng các hình thức đấu tranh bất bạo động dẫn đến thành công hoàn toàn, hoặc mức độ trong một số lãnh vực. Chỉ nguyên ở VN gần đây đã có những cuộc đấu tranh thành công của Chùa Phước Thành (Huế), giáo xứ Sao Cát (Thừa Thiên-Huế), giáo xứ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ (Hà Nội), đang tiến hành của giáo xứ Tuyên Quang (Tuyên Quang). Ở đây tôi chỉ ghi lại vài hành động biểu tình/đấu tranh có tính minh họa của chính tôi hoặc của Dân có tôi tham dự, để quí vị tham khảo :
7.1. Sau 1975, tất cả ruộng của Giáo xứ Đốc Sơ bị Hợp tác xã Nông nghiệp xã trưng thu hết, khoảng 2 hescta, không chừa cho Giáo xứ một sào nào (theo Nghị quyết 297, phải chừa lại cho mỗi Nhà Chùa, Nhà xứ 3-5 sào (3000-5000m2). Gần cuối năm 1978 tôi về làm Quản xứ Đốc Sơ. Một sáng CN, Thánh Lễ xong tôi bảo Giáo dân : Anh Chị Em mỗi nhà một người một cái cuốc. Hôm nay Anh Chị Em và tôi cùng nhau đi cuốc ruộng cho Giáo xứ. Họ tự chọn mấy đám ruộng gần nhất, vốn là của Giáo xứ đã bị trưng thu, khoảng 3000 m2. Tôi mặc áo đen dài linh mục, đứng trên bờ, hướng dẫn khoảng 100 giáo hữu cuốc và thu hồi xong 3000 m2 đất ruộng  (vì Đốc sơ vốn là một Giáo xứ nhỏ, cộng 2 họ giáo lẻ nữa, lúc đó chỉ khoảng hơn 400 giáo hữu thôi). Cán bộ Hợp tác xã đến hỏi, tôi đáp : Ruộng này của Giáo xứ, không tự nguyện dâng hiến, chỉ bị cưỡng đoạt, nay chúng tôi chỉ lấy lại đủ 3 sào, chi phi hoa đèn Nhà Thờ. Đến nay (2011), Giáo xứ Đốc Sơ vẫn sở hữu và canh tác 3000 m2 đất ruộng ấy bình thường.
7.2. Ngày 13-8-1981, tôi cùng mệ già giúp nấu ăn và cháu Nguyễn Văn Dũng (nay đang định cư ơ Hoa Kỳ) đi hành hương La Vang từ 3 giờ sáng bằng xe khách chở cá sớm, để tránh CACS ngăn cấm người hành hương như họ vẫn thường ngăn cấm điều này từ 1975. Mặc dù năm 1980, HĐGMVN đã long trọng cùng thừa nhận La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc của Giáo hội Công giáo VN (nay gọi là Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, ý muốn để ngỏ rằng tuy cũng là của Giáo hội CGVN (như các tài liệu chính thức của GHCGVN vẫn thưa nhận), nhưng có tính quốc tế toàn cầu, tương tự Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Lộ Đức - Pháp, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Fatima - Bồ Đào Nha), nhưng CSVN vẫn chỉ coi La Vang là một Giáo xứ (năm 2011 này CS vẫn gọi) như hàng vạn Giáo xứ khác ở VN, không muốn khách hành hương tự do đến đó. Năm 1981, CS cho học tập từng thôn, yêu cầu giáo dân "hành hương tại chỗ" để tiết kiệm tiền bạc, sức khỏe và thời giờ ! (?) Tôi mặc thường phục, ngồi trong góc, chỉ mong đến được La Vang để ngồi giải tội sớm cho khách hành hương tham dự Đại hội La Vang 3 năm một lần. Trên đoạn đường 60km Huế đi Quảng Trị, từ cây số 14 đến cây số 50, chúng tôi bị CA chặn 4 trạm, nói là ngăn chặn 1 bọn cướp đang tẩu thoát. Ngay tại cây số 14, tôi xuống xe, mặc áo đen dài linh mục vào, đợi trời hửng sáng, lấy sách Kinh, nguyện giờ Kinh Sáng, rồi nói to với một số Tín hữu cũng đã bị chặn lại trước hoặc sau tôi : "Anh Chị Em nào muốn đi hành hương Đức Mẹ La Vang thì đến đây "hành hương tại chỗ" với tôi. Họ không cho chúng ta đến La Vang, thì chúng ta đứng đây, hướng về Đức Mẹ La Vang, nguyện kinh cầu nguyện suốt 3 ngày đêm, khi Đại hội La Vang bế mạc, chúng ta sẽ về lại nhà." Tôi chủ sự hướng dẫn khoảng 30 Giáo hữu đứng vào lề đường, lần chuỗi Mân Côi 5 Mầu nhiệm Vui, sau 10 Kinh Kính Mừng, chúng tôi có một Lời Nguyện cầu cho các CACS đang thừa lệnh ngăn cấm chúng tôi, hát 1 Thánh Ca rồi nguyện Kinh tiếp. Sau Chuỗi Mân Côi thứ 1, họ giục chúng tôi đi nhanh lên, vì xe qua lại bắt đầu xì xào quá. Trạm thứ 2 ở gần Phò Trạch khoảng cây số 25, trạm thứ 3 ở Mỹ Chánh, cây số 40 và trạm thứ 4 ở Diên Sanh, cây số 50, ngay đoạn Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, nơi CS đã giết hại hàng chục ngàn người Dân vô tội Quảng Trị chạy tránh bom đạn, khi CS ngăn cấm không cho Dân chạy tị nạn vào Huế. Tại 3 trạm sau, Giáo dân bị chặn càng lúc càng đông hơn, cũng Nguyện Kinh, hát Thánh Ca, cầu nguyện cho CS, Dân qua lại cũng xì xào, riêng tại Mỹ Chánh thì gần chợ nên Dân bu quanh có tới hàng trăm, CSCS cũng muốn chúng tôi đi cho rồi, nhưng không dám cắt ngang Kinh chúng tôi, mà đợi chúng tôi Nguyện Kinh xong, rồi mới giục chúng tôi đi cho nhanh… Từ trạm thứ 1, các thanh niên chở tôi bằng xe đạp, còn từ trạm thứ 4, tôi đi bộ với một số Tín hữu bị mất chỗ ngồi trên xe khách. Đường hành hương Đại hội La Vang năm 1981, hôm đó, hôm sau và hôm sau nữa được khai thông. Lần đâu tiên sau 1975, kỳ Đại hội 1981 ấy được khoảng 10.000 Tín hữu. (Từ 1998 đến nay, những kỳ Đại hội 3 năm 1 lần tương tự, có khoảng nửa triệu Tín hữu tham dự).
7.3. Trong hơn 3 tháng, từ tháng 11-2000 đến 12-2-2001, tôi treo trên tiền đường Nhà Thờ Nguyệt Biều 2 bảng : Tự Do Tôn Giáo Hay Là ChếtChúng Tôi Cần Tự Do Tôn Giáo. Tôi cũng cắm trên ruộng của Giáo xứ mà chúng tôi đã chủ động tự thu hồi lại cho Giáo xứ 1 bảng Chúng Tôi Cần Tự Do Tôn Giáo. Giáo xứ Nguyệt Biều tuy nhỏ, chưa đến 200 Giáo dân, nhưng đã đứng vững rất kiên cường với phong trào đấu tranh. Thật đáng tiếc, sau khi tôi đi khỏi đây, 1500m2 ruộng này lại bị mất do các người trách nhiệm sau đó đã không tiếp tục duy trì tinh thần kiên cường ấy, để CS dùng thủ đoạn chiếm đoạt lại.
* Trong hơn 3 tháng, từ ngày 12-2 đến ngày 18-5-2001, tôi làm Quản xứ An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tôi nhận xứ ngày 12-2, thì ngày 13-2 tôi bị quản chế chặt trong phạm vi thôn Truyền Nam ngay. Tôi đi đâu, 50-600 Giáo dân vây kín để bảo vệ. Sau mỗi Thánh Lễ, có khi tôi giải thích các sự việc xảy ra, và hô các khẩu hiệu : Đá đảo đàn áp, Đá đảo lừa dối. Giáo dân hô vang cả Nhà Thờ với khoảng 600 Giáo dân có mặt. Mỗi khi CA, Mặt trận đến gặp tôi tại Nhà xứ. Trao đổi vài câu, khi thấy CS bắt đầu giở giọng điệu tuyên truyền, tôi nhắm mắt lại, tức khắc giáo dân hát Kinh Hòa Bình để tiển đưa CS về ngay. Khi tôi bị mời đến Trụ sở xã làm việc, Giáo dân đến bao vây Trụ sở xã và hô to các khẩu hiệu, đòi CS phải để tôi về sớm,…Giáo xứ An Truyền đã liên tục biểu tình trong hơn 3 tháng, bằng các công việc truyền thống quen thuộc, nhưng đã được cử hành hoặc thực hiện trong tinh thần đấu tranh cao độ.
7.4. Ngày 18-5-2001, tôi bị bắt lần thứ 3 ở Giáo xứ An Truyền, với một lực lượng đến 600 CA, bị giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Tôi luôn mang tâm trạng người đi nhận Nhiệm sở mới đặc biệt, không phải do Đức TGM bổ nhiệm, mà là chính Chúa Kitô trực tiếp bổ nhiệm, thấy được gặp càng đông CB CS thì càng mừng, vì có dịp rọi chiếu sự thật, lẽ phải cho họ, bênh vực cho Đồng bào và các Tôn giáo. Do đó, tuy là tù nhân, chẳng những không sợ hãi mỏi mệt, nôn nóng được thoát tù, trái lại luôn mang vị thế của một Chiến sĩ chủ động chinh phục. Cả 4 lần bị bắt, tôi đều có phản ứng như nhau : Ngồi trên xe, tôi xin trao Nhiệm sở cũ cho Chúa, xin ơn soi dẫn để đủ sức thi hành nhiêm vụ mới, tức khắc tôi coi CA áp tải tôi và tài xế là những linh hồn tôi có nhiệm vụ phải cầu nguyện và giới thiệu Chúa, Sự thật, Lẽ phải cho họ. Bị đẩy vào buồng giam, tôi luôn quỳ xuông, cúi hôn nền đất, nhận Nhiệm sở mới, coi Ban Giám thị, các Cán bộ và tất cả tù nhân là những tâm hồn mà Chúa đã trao phó cho tôi chăm sóc. Dù đang tuyệt thực để phản đối, đêm đâu tiên, cả 4 lần bị bắt, tôi vẫn an giấc như ở nhà. Hôm sau, tôi đang tuyệt thực để phản đối, bị dẫn đi thẩm vấn. Bắt đầu, tôi phủ đầu chiếm thượng phong ngay : "Các ông giết được Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, mà chừa tôi lại là sai lầm. Nay bắt được rồi, với phương tiện khoa học đầy đủ trong tay, liệu triệt tiêu tôi cho được. Nếu lượng không đủ sức triệt tiêu tôi được, thì phải cẩn thận. Vì chính tôi sẽ góp sức hạ bệ ông HCM xuống, góp sức bứng gốc thần tượng giả tạo ấy, không phải vì thù hận gì cá nhân ông ấy. Hằng ngày tôi vẫn cầu nguyện cho ông ấy hàng chục lần. Nhưng tôi phải trả lại sự thật nguyên vẹn cho Dân tộc tôi, phải giải thoát hàng trăm triệu học sinh-sinh viên khỏi học và viết những điều dối trá, trong đó có con cháu các ông." Họ bị chấn động, rơi vào thế thụ động, bất lực, vô hồn. Nói xong, tôi im lặng hoàn toàn, chỉ ngồi nhắm mắt, cầu nguyện, nghe và cười.
- Lần khác, có cả đại diện Viện Kiểm sát, Tòa án, Sở Tư pháp, Sở Công an,… tất cả gần 15 người. Thấy dịp tốt, tôi ra chiêu ngay: "Các ông đừng nghĩ rằng đông mà uy hiếp được tôi. Nếu 1 triệu khẩu súng chĩa vào tôi mà Chúa không muốn, chẳng có khẩu nào nổ. Nếu 1 triệu viên đạn bắn vào tôi mà Chúa không muốn, chẳng có viên đạn nào giết tôi chết cả. Các ông đừng mất công suy nghĩ tìm biện pháp gì khuất phục tôi. Tôi cũng rét, nóng, cũng đói, khát, khổ, đau,… như mọi người, nhưng tôi có một vũ khí luôn hữu hiệu." Họ hỏi : "Vũ khì gì ?" Tôi đáp : "Tôi cười !"  Tất cả đều hụt hẫng và bối rối. Tôi áp đảo tiếp: "Cảm ơn các ông đã đến làm việc với tôi đông như vậy. Nhưng để bắt đầu, tôi xin hỏi : Ai trong các ông chưa từng lấy sự dối gạt mà làm việc thì có thể làm việc với tôi. Ai thường dùng sự dối trá mà làm việc thì đừng làm việc với tôi. Hãy đưa sự thật, lẽ phải ra làm nền tảng để làm việc với nhau. Chỉ có sự thật và lẽ phải khuất phục được nhau thôi. Ngoài ra, tôi chỉ cười." Nói xong, tôi đưa mắt một vòng nhìn thẳng vào từng người. Tất cả gần 15 đôi mắt đều cụp xuống, không ai dám nhìn thẳng vào mắt tôi cả.
- Lần khác, 2 trung tá CA thẩm vấn tôi. Tôi đang tuyệt thực khoảng trên 20 ngày rồi, ngồi chơ vơ trên ghế không tựa, nhắm mắt cầu nguyện và nghe họ mắng chửi, lên lớp… Thình lình, một tiếng sét lớn đánh rất gần, phòng bên cạnh cháy một TV, khói tỏa mù mịt, 2 trung tá hốt hoảng "khẩn trương" theo phản xạ chui xuống bàn núp. Lát sau, 2 ông đứng lên, phủi bụi áo quần, thấy tôi vẫn bình thản ngồi chơ vơ. Tôi chỉ nói nhỏ : "Sét đánh gần quá !" Họ lúng túng, bối rối, thu dọn giấy tờ cho vào cặp rồi nói :"Thôi, hôm nay chúng ta nghỉ".
Đợt thẩm vấn 2001 ấy, tôi ngồi bị thẩm vấn sáng-chiều suốt 5 tháng, không đáp 1 lời thẩm vấn nào. Ra tòa, được mặc một áo sơ-mi trắng vô tội, sau này tôi gửi nhờ gia đình đưa về, đã bị tịch thu mất, tôi nhắm mắt im lặng suốt phiên xử hoàn toàn. Tôi bị kết 15 năm + 5 năm quản chế.
7.5. Ngày 29-3-2007, tôi bị bắt tù lần thứ 4 tại Nhà Thờ Bến Củi, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tinh Thừa Thiên-Huế. Trước đó, tôi đã cảnh báo : "Đưa tôi ra tòa, tòa chưa xử thì tôi vẫn là một linh mục bình thường, phải để tôi mặc áo linh mục. Còn nếu các ông cứ lấy bạo lực mà lôi tôi ra tòa, thì các ông tự chuốc lấy thảm bại đấy." Khi bắt tôi, phỉnh gạt là mời tôi ra trụ sở thôn để làm việc. Thực ra lấy một chăn vải xanh lớn trùm tôi lại bồng bỏ lên xe. Vào lao Thừa Phủ, cưỡng bức lột áo linh mục, tước đoạt 1 tràng Chuỗi Mân côi, 1 kính viễn thị đọc sách. Đến nay vẫn chưa trả cả 3 thứ ấy. Hôm sau, cưỡng bức tôi mặc một áo sơ-mi màu tím than của ai đó (sơ-mi này hiện được cất giữ cẩn thận, sẽ được bán đấu giá làm từ thiện thời hậu CS), ngay cả áo lót màu trắng cũng không cho mặc (tôi đòi lại và nhét vào túi quần), sợ tôi cởi áo ngoài, lộ áo trắng trong ra, lôi tôi ra tòa xử ngay, dù mới bị bắt 15 tiếng đồng hồ từ chiều hôm trước, chưa lấy được 1 lời cung nào, diễn ra PHIÊN TÒA BỊT MIỆNG 30-3-2007 tại Huế rất vui nhộn, một điển hình Biểu tình Ôn hòa Bất Bạo động Toàn diện như sau :
* Ngay từ đầu, tôi phủ nhận phiên tòa ô nhục này, nên một mặt tôi cầu nguyện rất thiết tha để được ơn Chúa soi dẫn sao cho vở kịch tôi diễn thật thành công và cầu nguyện cho Tổ quốc, Đông bào và cả CS nữa, một mặt tôi cố tình trì lại không chịu bước vào tòa, để bị 2 CA bấm chặt 2 cánh tay đến bầm tím cả tháng sau mới hết, lôi tôi đi như một con chó, thi thoảng còn bị đá thúc phía sau. 2 CA càng bực mình, càng thô bạo, tôi lại càng vui mừng, vì cả 2 ngây ngô vô tình nhập vai rất đạt mà không ngờ. Cả hội trường nóng lên từng phút khi thấy tôi bị lôi đi quá thê thảm. Tôi cố nín cười, lượng định tình hình để chọn thật nhanh 1 trong 3 phương án : - Hoặc lên tiếng mời Hội đồng xét xử, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, cả hội trường,… tham gia Khối 8406, như tôi vẫn mời các Cán bộ Viện Kiểm sát và CA tham gia, trong hơn 1 tháng tôi bị quản chế tại Nhà Thờ Bến Củi mỗi khi có dịp gặp. - Hoặc lên tiếng chứng minh Tự do Ngôn luận  hiện nay ở VN còn thua thời Tuyên ngôn ĐCS của Các Mác tại Luân Đôn cách đây hơn 150 năm, thời báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng tại Huế và Tiếng Chuông Rè của ông Nguyễn An Ninh tại Nam Bộ thời Thực dân Pháp cách đây gần 90 năm. - Hoặc đọc thơ để bị bịt miệng. Vì 2 phương án trên khó thành công như ý được. Tôi chọn phương án 3.
* Vì thế, ngay khi bị gọi đến tên, đứng dậy, tay được tháo còng số 8, 2 tay tìm cách mở cúc áo tím than để mặc vào áo lót trắng nhét sẵn trong quần, nhưng bị 2 CA ngăn lại, tôi vội đọc 2 trong số các câu thơ tôi dự kiến sẽ đọc trước tòa, và đã nhờ bạn hữu phổ biến trên internet : "Tòa án CS VN, Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười…" Một hoặc 2 bàn tay vội bịt miệng tôi và 2 CA lôi tôi ra ngoài. Tôi thấy đã diễn ra như dự kiến, biết mình đã thành công phần nào rồi, đã thay tôi nói lên bằng hàng vạn lời rồi, nên khi bị lôi đến cửa phòng xử, tôi ngoái đầu đọc tiếp 2 câu : "Quan tòa một lũ đười ươi, tay sai nô lệ xử người nào đây ?". Bị bịt miệng lần 2 và lôi ra ngồi ở phòng cách ly. Vì thiếu thời giờ, lựa chọn, tôi đã đọc câu đầu ngôn từ quá mức cần thiết. Đáng lẽ, chỉ cần đọc "Quan tòa kịch bản sẵn rồi…" là đúng mức. Nhân đây, tôi muốn ngỏ lời xin lỗi Hội đồng xét xử hôm đó về cụm từ "lũ đười ươi" vượt quá mức cần thiết, chỉ vì thiếu thời giờ để cân nhắc lựa chọn. Tôi lại bị lôi vào tòa, bị gọi đứng dậy. Tôi đọc lại 2 câu đầu tiên, bị bịt miệng lần 3 và bị lôi ra. Rồi lại bị lôi vào tòa, bị gọi đứng lên. Tôi đọc 2 câu thơ mới : "Lầm sai ngập cả đất trời, Bạo lực, bịp lừa, độc tài, bít bưng." Bị bịt miệng lần 4, bị lôi ra. Lại bị lôi vào, tôi tận dụng đọc thơ thêm để cho các phóng viên có cơ hội chụp được hình. Tôi đọc tiếp : "Cộng sản chỉ có luật rừng, Độc tôn, độc hại, độc quyền, Hồ-Mao". Bị bịt miệng lần 5, bị lôi ra. Bị lôi vào, lại bị gọi đứng lên. Tôi đưa 2 tay bị còng lên cao và hô to : "Ô nhục, phiên tòa ô nhục !". Bị bịt miệng lần 6, tôi đưa chân phải đạp về phía vành móng ngựa. Thực ra, vành móng ngựa bằng gỗ rất cứng, khá nặng, khá xa, cách tôi trên 2m, làm sao tôi đạp hoặc đá trúng được ? Hơn nữa, lúc đó, bên trong vành móng ngựa, có 4 bạn cùng bị xử với tôi. Tôi lại đang tuyệt thực ngày thứ 8 rất yếu sức. Tôi chỉ muốn nói : Tôi đạp đổ nền tư pháp CS này. Việc dàn dựng ngụy tạo cho vành móng ngựa trượt chạy là cố ý vu cáo tôi có hành vi côn đồ quậy phá, nên phải bịt miệng (? !). Hoàn toàn bịa đặt. Tôi bị kết 8 năm + 5 năm quản chế.
7.6. Tuyệt thực để có giấy bút viết : Trong 2 đợt tù 2001-2005 và 2007-2010, tôi muốn viết một số điều về Tự do Tôn giáo và về các sai lầm của CSVN, nhưng không có giấy bút dễ dàng. Năm cuối mỗi đợt mới được giữ giấy bút riêng. Mỗi dịp các quan chức lớn của CSVN hoặc phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao,… nói dối như : "Ở VN, không hề có tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm…", hoặc xảy ra các vụ đàn áp tại Loan Lý, Đức Mẹ Bàu Sen, Tam Tòa, Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm,… (vụ Cồn Dầu xảy ra khi tôi đã về điều trị tại Nhà Chung Huế), tôi đều tuyệt thực để hiệp thông bên này và phản đối bên kia. Bị lập biên bản chống đối, mỗi bữa cơm 1 bản, mỗi ngày 3 bản, tôi tận dụng để viết vào mặt sau của tờ biên bản những điều để bênh vực các Tôn giáo, Giáo hội Công giáo VN, phê phán CSVN, sự thật về HCM, đặt lại nền tảng đạo đức cho Dân tộc VN,… Trong 3 năm tù 2007-2010, tôi tuyệt thực hơn 50 bữa, được viết hơn 50 trang cho các CB giáo dục, an ninh, Ban Giám thị, Cục An ninh, Tổng cục An ninh và có thể cả Bộ trưởng Bộ CA đọc, để họ chuyển đổi từ từ. Một số CB nói nhỏ vào tai tôi: "Cảm ơn Lm, nhờ Lm chúng tôi biết được nhiều sự thật." hoặc : "Tôi rất thích gặp Lm để nghe Lm nói, nhưng khó gặp được quá. Chúng tôi biết những điều Lm nói là đúng"…
7.7. Liên tục biểu tình một mình ngoài đường trước cổng Nhà Chung hoặc bên trong 2 cổng và trong sân Tòa TGM và Nhà Chung Tổng GP Huế. Trong các ngày CN 9, 10, 12, 13, 15, CN 16, 17-1, tôi đều có đơn độc biểu tình, hoặc để hiệp thông với các cuộc biểu tình có thể diễn ra trong quốc nội hoặc hải ngoại (CN 9 & 16-1, chính ngày khai mạc Đại hội ĐCSVN 12-1), hoặc để tự biểu tình 1 mình (10, 13, 15, 17-1: Hiệp định Paris 1973). Tôi mặc áo, quàng khăn, đội mũ đều trắng, lăn xe đẩy, hoặc với một dây trợ lực chân phải bị liệt, đem theo ô nếu mưa, trước ngực/sau lưng mang các biểu ngữ có thể thay đổi : DÂN LÀ CHỦ, CHỐNG GIẶC TÀU, VN ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG, ĐA NGUYÊN HAY LÀ TÀN LỤI, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG LÀ THĂNG HOA, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG LÀ HÒA BÌNH, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG LÀ VỮNG BỀN, KIÊN TRÌ GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CS…
Chỉ có sáng ngày 10-1, tôi lách ra được ngoài đường Phan Đình Phùng, trước cổng Nhà Chung, do đa số CA đi uống cà phê sáng, số ít còn lại ngồi núp mưa lạnh trong lán công nhân làm cầu Phủ Cam gần đó, các CA chỉ yêu cầu tôi vào, chứ không dám đụng vào người tôi, sợ tôi ngã lăn ra thì quá phiền, tôi đứng và ngồi bên lề đường, một người cháu cầm ô che mưa giúp. Vì gió khá lạnh, trời lại mưa, quần áo tôi bị ướt, nên 12g30 thì 2 Đức Giám mục nhờ 2 Linh mục đến bảo tôi về phòng kẻo sinh bệnh. Tôi đã vâng lời, nhưng trước khi về, tôi đã ngỏ lời với hơn 15 CA bao vây tôi, kêu gọi họ ủng hộ việc chống giặc Tàu và chuyển đổi chế độ CS. Họ nghiêm túc nghe trong im lặng suy tư.
Các ngày khác, tôi chỉ lăn xe chạy qua lại giữa 2 cổng Tòa TGM và Nhà Chung Tổng GP Huế, không thể ra ngoài được, vì mỗi cổng khoảng 15 CA canh gác ngày đêm, thoáng thấy tôi là CA khép chặt cổng ngay, đứng chắn bên ngoài, che không cho Dân qua lại đọc thấy các biểu ngữ tôi mang trên mình. Mỗi ngày, tôi lăn xe 1 lần buổi chiều khoảng 1-2 giờ đồng hồ, có ngày 2 lần sáng chiều 3-4 giờ. Riêng 3 ngày nay 18, 19 và 20-1, tôi bị cảm lạnh, sổ mũi nhiều, không ra ngoài trời được.
Tôi vừa chạy, vừa tiếp xúc một số Học viên tham dự các lớp học ở Trung tâm Mục vụ Tòa TGM, hoặc Dân chúng qua lại Nhà Chung, hoặc chính các CA, vừa giải thích cho họ hiểu về Đại Họa Giặc Tàu; Tại sao muốn thắng Giặc Tàu thì phải chuyển đổi thành Dân chủ Đa nguyên Đa đảng ? Tại sao nếu không Đa nguyên thì phải Tàn Lụi, Tại sao Đa nguyên là Hòa bình, là Thăng hoa, là Vững bền,…Và muốn thế thì phải Giải Thể Chế độ CS Độc tài Độc đảng…
Tôi sẽ tiếp tục biểu tình một mình kiểu này, ít nhất mỗi ngày 1 giờ như tập đi, suốt năm 2011, nếu cần thì qua năm 2012-2013…Những dịp cao điểm thì tăng giờ "điên khùng" lên. Đa số đều hiểu việc tôi làm có vẻ dở dở ương ương, nửa điên nửa dại, nửa cuồng tín… có thể gây xấu hổ, khó chịu hoặc khổ tâm cho một số người thân không hiểu, nhưng thực ra góp phần nuôi dưỡng phong trào cả quốc nội lẫn hải ngoại, gây lúng túng khó xử cho BCT ĐCSVN rất nhiều, làm lung lay CSVN tận gốc. Co lẽ sau Đại hội Đảng CSVN khóa XI, đã có lãnh đạo chịu trách nhiệm, CA sẽ chấm dứt cuộc hành quân canh gác tôi ngày đêm bằng 1 trong các biện pháp sau đây :
- Bắt đưa vô lại trại giam ít nhất 2-3 năm - 5 năm rồi tính. (BCT mới chấp nhận chịu áp lực quốc tế, kể cả tình huống xấu nhất xảy ra : tôi sẽ chết. Tôi rất mong giải pháp này, nếu Chúa đón nhận tôi).
- Áp lực Tòa TGM Huế để đưa tôi đi quản chế tại một giáo xứ nhỏ và hẻo lánh nào đó. (Tòa TGM Huế hiện nay thừa sức đề kháng lại, không như 3 lần trước đây nữa đâu).
- Mong ước tôi sớm lên tiếp tục ĐT/BTÔHBBĐTD trên Thiên đàng. (Do Chúa quyết định).
- Rút bớt lực lượng rồi đặt một chốt canh gác thường trực 2 cổng Tòa TGM và Nhà Chung Huế. (Sẵn thuế của Dân, đặt bao nhiêu chốt chẳng được. Chỉ đến thế thôi. Bế tắc. Bó tay. Hết).
Còn tôi thì vẫn luôn : An nhiên tĩnh định trước ma lực khen chê.
Và : Con tỉnh thức giữa cuộc đời đầy giông bão.
Tình con từng ngày từng bữa cháy tiêu hao.
Bừng sáng chân an tận đáy sâu tĩnh định.
Buông bỏ lao xao, Phượng hoàng mãi bay cao.
Giờ phút nào tôi cũng sẵn sàng nhận Nhiệm Sở Mới trong một trại giam nào đó, do Chúa Kitô trực tiếp cắt cử, trên Giấy Bổ Nhiệm bằng vàng ròng 999.999.999. @@@      

Lm TNLT Nguyễn Văn Lý, Huế 20-01-2011

Nghênh đón khách đến Ngũ Hành Sơn bằng... rác


TTO - Uốn mình bên bờ biển, đường Trường Sa dẫn vào danh thắng Ngũ Hành Sơn (Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) với nhiều bãi tắm tuyệt đẹp… Nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là con đường này đang bị bị rác thải tràn ngập (ảnh).

Ảnh: Đỗ Luyến

Dọc con đường này, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt không ít du khách chắc chắn là rác. Rác ngập hai bên đường với hàng chục bãi rác lớn với đầy đủ các chủng loại nào bao ni lông, nào xác động vật đang phân hủy bốc mùi hôi thối.

Một số bà con sống gần đây lắc đầu: "Những đống rác tự phát bên đường ngày một nhiều lên; hôm nay dọn xong ngày mai lại mọc thành đống mới. Nhiều lúc chúng tôi đã tổ chức dọn dẹp nhưng vẫn dọn không xuể bởi có nhiều người còn tỉnh bơ chở cả bao tải rác lớn đến đổ" (ảnh).

Ảnh: Đỗ Luyến

Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một khu du lịch lớn với hàng trăm du khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi ngày. Thực trạng rác thải tràn lan ngay từ của ngõ như thế này chắc chắn không phải là hình ảnh đẹp trong lòng du khách lẫn vẻ mỹ quan, vệ sinh đô thị?

ĐÌNH VŨ - ĐỖ LUYẾN


Nở rộ nạn đỏ đen


TT - Đến hẹn lại lên, những ngày cuối năm, bạn đọc lại báo tin nạn cờ bạc xuất hiện nhiều nơi tại TP.HCM.

Sòng bạc công nhân ở khu vực Thảo Điền, Q.2, TP.HCM (ảnh chụp trưa 15-1) - Ảnh: Sơn Bình

Đi thực tế chúng tôi thấy sòng bài mọc lên khắp nơi, từ những khu sát phạt của công nhân đến những sòng bài chuyên nghiệp với đủ loại: cào ba lá, tài xỉu, bầu cua, đá gà...

Sòng bạc công nhân

Cờ bạc núp bóng ca nhạc

Gần đây có nhiều nhóm tổ chức chương trình ca nhạc trá hình cờ bạc lưu động ở các khu công nghiệp tại Bình Chánh, Tân Bình, Hóc Môn... Khoảng 20g hằng đêm là những sòng bạc này bắt đầu hoạt động để moi tiền nhiều công nhân ham mê đỏ đen bằng đủ trò gian lận.

Thường người chơi phải mua thẻ như đổi phỉnh, một thẻ vàng 10.000 đồng, thẻ đỏ 1.000 đồng. Trên dãy bàn dài 20m có khoảng 20 khung kẻ ô và đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Phía chính giữa sòng bạc được lắp hệ thống bóng đèn gồm 12 bóng kết nối với một bàn quay điện. Bắt đầu mỗi vòng, chủ sòng bài sẽ quay bàn và mọi người dùng thẻ để đặt cược, bóng đèn dừng ở ô nào thì người đặt ô đó được ăn với tỉ lệ 1 ăn 10. Theo tìm hiểu, trò chơi này được điều khiển bằng remote để "canh cửa" người chơi.

Trưa 15-1, có mặt trước công trình xây dựng khu căn hộ cao cấp ở đường Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền (Q.2), chúng tôi thấy rất đông công nhân chia thành cả chục nhóm, tụ tập quanh các hàng quán lân cận để sát phạt bài bạc. Họ chơi tiến lên, xì dách..., phổ biến nhất là cào ba lá.

Một công nhân tên Ph. mở hộp cơm vừa nuốt vội vừa đặt tiền mỗi ván 200.000 đồng. Không lâu sau đó, hộp cơm chưa vơi đã bị Ph. vứt bỏ vì anh ta thua trắng hơn 1 triệu đồng. Ph. văng tục vài câu rồi đứng ra làm cái và mới chia được sáu ván bài, bốn tờ 500.000 đồng của Ph. ra đi chóng vánh.

13g cùng ngày, tại một sòng "bài cào dùa" (đặt tiền chung, ai cao điểm thắng), sau khi thua cháy túi, một công nhân tên L. năn nỉ chơi thiếu nhưng người chia bài không cho. Đến lúc gom tiền, L. nổi máu côn đồ, đập vỡ chai nước ngọt, túm ngực người thắng và bảo đưa hết tiền cho anh ta. Hoảng sợ, nhiều người trả tiền lại cho L..

Tại sòng bạc này còn có cả sinh viên, người chạy xe ôm tham gia sát phạt... Một công nhân kể trước đây chỉ một vài người tụ tập đánh bài trong công trình, nhưng gần một tháng qua nhiều người tham gia "đánh bài đón tết". Với tính chất ăn thua lên đến bạc triệu nên nhiều con bạc ở các quận khác cũng tìm đến tham gia.

Hẻm sâu không yên tĩnh

Tối 16-1, chúng tôi đi vào sâu trong hẻm 158 Hòa Hưng (P.13, Q.10) và phát hiện một sòng bài cào tại ngã ba cuối hẻm có hàng chục người đang sát phạt với mỗi tụ 100.000 - 500.000 đồng. Xung quanh sòng bạc này, ba bốn người canh gác để "thị uy" mọi người.

Bất cứ người lạ mặt nào lọt vào hẻm nhỏ này cũng bị chặn lại "hỏi thăm", còn người dân trong hẻm phải tìm đường né tránh.

Theo một số con bạc, sòng này tồn tại được gần một năm do nhóm người của ông P. ở ngã tư Quốc tế cách đó vài trăm mét tổ chức. Sòng này chơi qua đêm, từ 23g đến 7g sáng hôm sau. Nhiều con bạc ngang nhiên tiểu tiện ngay trước cổng nhà dân khiến bà con rất bức xúc.

Trước đó, chúng tôi theo chân một con bạc tìm đến sòng tài xỉu ở Xóm Lác, nằm sâu trong con hẻm cuối đường Võ Duy Ninh, P.22, Q.Bình Thạnh. Đây là chiếu bạc của bà H.M. có thâm niên hơn bốn năm và sát phạt rất dữ vào dịp cận tết. Để có mặt ở chiếu bạc tài xỉu này, người chơi phải được giới thiệu và chỉ dẫn qua nhiều lớp cửa.

Chiếu bạc là một khoảnh đất rộng khoảng 30m2 với 30-40 người tham gia. Nơi đây nổi tiếng đánh chuyên nghiệp vì mức độ đặt cược không giới hạn và chơi khá im ắng, mọi chuyện chung chi do người "phát hỏa" xử lý nhanh gọn theo vòng xoay của hột xí ngầu...

Từ phản ảnh của bạn đọc, chúng tôi đã tiếp cận với nhiều sòng bạc khác tại nhiều nơi như sòng bạc ở khu dân cư đường 20 Thước cũ (P.8, P.9, Q.4), sòng bạc tại chân cầu Kinh Tẻ hướng từ Q.4 qua Q.7 (sòng bạc hoạt động cách tuần với mức độ ăn thua từ vài chục triệu đến cả tỉ đồng), nhiều sòng tài xỉu trên đường Mạc Thiên Tích (P.8, Q.5)...

Triệt phá tệ nạn cờ bạc trên 24 quận huyện

Trung tá Phan Chí Hùng - đội trưởng đội 5 Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM - cho biết phòng đã có văn bản gửi trưởng công an 24 quận huyện chỉ đạo kế hoạch đấu tranh, triệt phá tệ nạn cờ bạc trước, trong và sau Tết Tân Mão.

Theo đó, phải tăng cường rà soát nắm tình hình hoạt động của các đối tượng cờ bạc để điều tra triệt phá. Đặc biệt, phải chú ý các ổ cờ bạc trong nhà dân, hẻm nhỏ, hàng quán, bến xe... vì những ổ cờ bạc này vừa gây mất trật tự vừa bị những đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp lợi dụng dịp tết để tổ chức đánh lớn.

Theo trung tá Hùng, tệ nạn cờ bạc trong những tháng cuối năm có chiều hướng gia tăng. Từ nạn cờ bạc phát sinh nhiều loại tội phạm khác gây hệ lụy cho toàn xã hội.

SƠN BÌNH


Cả làng mua nước về nấu bánh chưng


18/01/2011 09:02:57

 - Chúng tôi về làng bánh chưng Cổ Lũng (Phú Lương, Thái Nguyên) vào những ngày đầu tháng Chạp. Dọc hai bên đường quốc lộ  3 đoạn ngã ba Bờ Đậu, nhà nào nhà nấy xếp cao ngất những hàng bánh chưng xanh mướt chào mời. Nghề bánh chưng đã có ở đây từ thời Pháp thuộc. Qua bao thăng trầm vẫn giữ mướt màu xanh thơm ngon, xứng đáng với danh hiệu làng nghề được chính quyền phong tặng. 

Bánh chưng ngon vì... có nguồn nước quý


Chúng tôi vô cùng sửng sốt khi ông Nguyễn Văn Ánh, chủ tịch UBND xã Cổ Lũng cho biết, bánh chưng ở đây ngon vì... nước ngon. Thiên nhiên phú cho nơi này một nguồn nước trong, ngọt, dùng nước này luộc bánh, chiếc bánh chưng cứ xanh mướt. Tuy nhiên, cả xã cũng chỉ có vài nhà có được nguồn nước ngon như vậy. Nhà nào không có nguồn nước, phải đi mua lại của nhà khác trong xóm để nấu bánh.

Nhà chị  Đặng Thị  Chung 37 tuổi (xóm 9, Cổ Lũng) là nhà cung cấp nước cho các hộ dân nơi đây để làm bánh chưng. Tuy không có lợi thế mặt đường quốc lộ như những nhà khác trong xóm, nhưng nhà chị Chung lại có một chiếc giếng Thạch Sanh quanh năm nước đầy, vị trong mát lạ kỳ. 

Chị Chung kể: "Trong khi các gia đình khác bánh luộc lên có màu đục trứng, màu xanh của trứng cuốc thì bánh chưng nhà chị lại có màu xanh nõn nà, lạ thường". Biết nhà chị có nguồn nước quý, bà con hàng xóm từ đấy đều đến nhà chị xin mua nước về nấu bánh chưng. Ai cũng đều phải công nhận là nước giếng nhà chị Chung luộc bánh chưng thì bánh xanh mềm và vô cùng thơm ngon.

Dần dần, chị Chung chuyển sang làm nghề chuyên rửa lá rong thuê và cung cấp nước  cho các gia đình nấu bánh. Chị Chung cho biết, giờ chị "cai quản" gần một nửa các hộ làm bánh chưng nơi đây. Nhờ nguồn nước giếng "trời phú", cuộc sống của gia đình chị cũng ổn định. Các hộ làm bánh chưng trong vùng mang lá đến thuê chị rửa lá giá 12.000đ/1.000 lá. Mỗi ngày chị rửa được khoảng 4.000 - 5.000 lá bánh. Chị bảo nhiều nhà đến nhờ chị rửa lá quá nên mỗi khi rửa lá xong, dựng lên cho khô ráo chị phải đánh dấu lá của từng nhà để tránh nhầm lẫn. 

Mỗi ngày chị Chung cũng chở tới 50 can nước bán cho các hộ trong xóm. Tính ra chị cũng được 60.000đ/ngày từ việc cung cấp nước nấu bánh chưng.

Anh Sinh, chồng chị Chung cho biết, giếng nước của gia đình được đào từ  lúc cả làng mới có vài cái giếng. Do sinh sống ở bên núi đá nên việc đào giếng hết sức khó khăn. Nhiều gia đình đào cả tháng vẫn không có nguồn nước. Thời đấy gia đình anh dành hết cả gia nghiệp để đào được cái giếng này.

Tôi hỏi sao người dân ở  đây không dùng nước máy để nấu bánh chưng, ông Nguyễn Duy Luận, trưởng xóm 9 Bờ Đậu xua xua tay: "Không được, không được, dùng nước máy nấu lên bánh sẽ bị đỏ. Phải là nước giếng đào. Nước giếng khoan cũng không được, nấu bằng nước giếng khoan, bánh có màu vàng bò khiếp lắm. Ngay cả giếng đào cũng không phải cái nào cũng nấu được bánh chưng. Giếng đào mà gần núi đá vôi nấu bánh lên màu bánh cứ trắng mốc. Cả xóm bây giờ cũng chỉ chừng 5 nhà có nguồn nước nấu ngon bánh mà thôi". 

Nhà làm bánh lâu đời nhất

Ông Luận lại nhiệt tình đưa chúng tôi tới cơ sở bánh Tuấn Ngọc. Đó là nhà của một trong hai cụ làm bánh chưng từ thời Pháp thuộc đến nay vẫn còn sống. Bà cụ đã 94 tuổi, vẫn còn minh mẫn khỏe mạnh, nhưng chúng tôi không gặp được cụ vì cụ đi thăm con cháu ở tận Cao Bằng. 

Con gái cụ, chị Nguyễn Thị Ngọc, dắt chúng tôi ra sau nhà, chỉ lên ngọn núi Cấm: "Bí quyết của chúng tôi ở đấy cả". Thấy chúng tôi ngơ ngác, chị cười, chỉ vào cái ống nhựa: "Chúng tôi dẫn nước trong mạch núi Cấm xuống làm bánh đấy cô chú ạ. Có đến 3 cây số đường ống dẫn nước. Nhà tôi đông việc, neo người, nên cũng chẳng kinh doanh nước, ai đến xin thì cho. Mấy ngày nghỉ Tết, không lấy nước làm bánh, nước cứ chảy tràn lênh láng hết cả ra mà không chặn lại được".

Mẹ chị Ngọc trước đây gói bánh xong, cho bánh vào bị, trên đầu đội cái mẹt rồi đi bán rong khắp làng. Dần dần đông khách quá, bà tập kết về bán ngay cửa quán. Đến chị Ngọc, lúc đầu cũng đi rao bánh trên thị xã Thái Nguyên, mỗi ngày bán chừng 20 - 30 cái. Đến bây giờ ngày thường nhà chị cũng gói trên 2.000 cái bán đi Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, TPHCM... sang tận nước ngoài. Ngày Tết lượng bánh tiêu thụ gấp hàng chục lần.

Tiếng là gia đình có  "công suất" sản xuất bánh chưng nhiều nhất Cổ  Lũng nhưng chị Ngọc bảo nghề làm bánh chưng không lời lãi được nhiều. Một năm cả hai vợ  chồng làm cật lực mới để ra được chừng 50 triệu  đồng. Ngày thường anh chị trả lương công nhân 1,5 triệu đồng/tháng. Còn ngày Tết thì trả 2 triệu đồng/tháng. Chị Ngọc cười: "Được cái là có việc làm quanh năm, lại không phải tham gia giao thông nhiều. Mọi người đến tận nhà đặt mua hoặc cùng lắm là chỉ một việc chuyển bánh ra bến xe là nhà xe mang nhập cho các đại lý của mình ở các tỉnh".

Ở đây Tết quanh năm


Chị Ngọc cầm chiếc lá  dong trên tay, thoăn thoắt đổ gạo đỗ, rồi gấp bốn góc lá. Chị bảo một giờ chị gói  được 150 chiếc loại to dành cho ngày Tết, còn loại hàng chợ thì một giờ gói 220 chiếc là chuyện thường.

Quanh nhà chị, ai vào việc nấy, cũng chẳng thấy nói chuyện rôm rả, mà cứ  cặm cụi làm. Có tới 8 người gói bánh trên 4 bàn gói. Mỗi bàn gói, một người bên trong chuyên gói lõi, một người bên ngoài chuyên gói lớp vỏ.

Chúng tôi cũng mon men đòi học gói bánh. Chị Ngọc và anh Luận nhiệt tình hướng dẫn: Cứ 1 lớp gạo ở dưới, đến một lớp  đỗ, đến thịt đã  tẩm ướp tiêu, gia vị, một lớp đỗ nữa, rồi lại một lớp gạo. Tất nhiên chúng tôi thấm nhuần cái lí thuyết đó rất nhanh, nhưng đến lúc thực hành thì lóng ngóng đến mức, chỉ việc múc gạo từ rá đổ vào lá thôi, cũng làm đổ tung tóe. Nhưng sau vài lần làm rơi vãi tứ tung, thì sản phẩm của chúng tôi cũng ra đời. Một chiếc bánh ọp ẹp, méo mó, chẳng phải hình vuông, cũng chẳng phải hình tròn. Tôi còn vô cùng hứng chí, dùng lòng bàn tay bắt chước chị Ngọc vỗ đét đét hai phát vào cái bánh. Chị bảo vỗ như thế cho chắc bánh, nhưng tôi vỗ thế nào mà vỡ tung cả cái bánh, rách cả lớp lá dong. Ai nấy đều ôm bụng cười. Cậu đồng nghiệp hét lên: "Thôi chị đừng làm nữa. Gói bánh như chị, hỏng hết cả hình ảnh cái bánh chưng Cổ Lũng".

Chúng tôi ngồi say sưa ngắm mọi người gói bánh. Tôi nhận nhiệm vụ xúc gạo vào lá. Vục cái bát vào chậu gạo nếp, múc thật đầy, nhấc lên, để cho gạo thừa tự rơi xuống, nghe mùi thơm mát của gạo nếp quê chạy dọc sống mũi. Tôi cứ hít hà, hít hà mãi cái mùi thơm của gạo ấy, của lá ấy, của đỗ ấy, thấy Tết đã đến quá gần.

Tôi buột miệng: "Tết  đến nơi rồi". Chị Ngọc bảo: "Nếu thấy bánh chưng, là thấy Tết, thì ở đây Tết quanh năm". 

 

Ông Nguyễn Văn Ánh, chủ tịch UBND xã Cổ Lũng cho biết: "Xã Cổ Lũng có 10 nghìn hộ dân. Người dân sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau. Riêng xóm 9 chỉ có nghề duy nhất là làm bánh chưng phục vụ mọi miền đất nước và đã xuất khẩu sang nước ngoài. Năm 2008, UBND tỉnh đã công nhận bánh chưng Bờ Đậu là làng nghề. Đó là sự khích lệ xứng đáng cho những nỗ lực trong những năm qua của người dân Cổ Lũng". 

 

Chị Chung có công việc
Chị Chung có công việc "độc" rửa lá dong, bán nguồn nước quý của gia đình.
Chị Chung bán nước cho các hộ trong xóm
Chị Chung bán nước cho các hộ trong xóm
Chuẩn bị gạo nấu bánh
Pha thịt
Rửa lá
PV KH&ĐS
PV KH&ĐS "trổ tài"



Việt Nga - Đức Lợi


Xuân này… cả nhà con không về!


19/01/2011 06:39:47

 - Trong khi các bạn công nhân (CN) cùng dãy trọ háo hức chuẩn bị về quê ăn Tết thì có nhiều người (đa phần là những đôi vợ chồng trẻ quê miền Trung, miền Bắc) vẫn... "lặng lẽ nơi này". Qua điện thoại, họ buồn buồn báo cho người thân: "Tết này cả nhà con không về quê được, nhớ nhà lắm nhưng đành…".

TIN LIÊN QUAN

Đã hẹn trước nhưng sau 20h tôi đến dãy phòng trọ (số 5/16 A ấp Bình Đức, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương) thì chỉ có anh Nguyễn An Dũng, 34 tuổi chơi đùa cùng con là cậu bé Nguyễn An Duy, 4 tuổi. Mẹ của bé là chị Nguyễn Thị Lê, 31 tuổi vẫn tăng ca chưa về.

Anh Dũng nói: "Vợ tôi làm CN ở Công ty điện tử ESTec.Vina của Hàn Quốc trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Mấy tháng nay tăng ca liên tục và đêm nào cũng sau 21h mới về. Thế nên tôi kiêm luôn phần trông con buổi tối".

 

Vợ tăng ca nên anh Dũng ở nhà trông con buổi tối
Vợ tăng ca nên anh Dũng ở nhà trông con buổi tối

 

Con trai anh Dũng đang chơi đùa cùng Đăng, một đứa bé con của CN ở phòng hàng xóm sang chơi. Tổ ấm của anh chị Dũng-Lê cũng như bao đôi CN khác xa quê vào Nam lập nghiệp. Trên tường treo ảnh cưới, góc phòng có cái bếp gas cả tuần mới đụng tới một lần vì: "Ba mẹ ăn cơm công ty, con ăn ở nhà trẻ, tối về đi ăn cơm bụi chứ thời gian đâu mà nấu?". Cà nhà chỉ đi chợ, nấu ăn vào 2 ngày cuối tuần hay khi chị Lê không tăng ca.

Hai vợ chồng anh chị quê ở Phù Cát, Bình Định. Vào Bình Dương lập nghiệp, yêu và cưới nhau, đến nay con trai họ đã 4 tuổi vẫn sống trong căn phòng trọ hơn chục mét vuông. Anh Dũng nói, thu nhập của hai vợ chồng làm CN thì chuyện mua đất làm nhà là điều… không tưởng! Mỗi tháng "giật gấu vá vai" lắm cũng chỉ đủ chi tiêu. Số dư chút đỉnh là nhờ vào tiền thưởng, tăng ca. 

Anh làm CN ở công ty đồ gỗ Scancom Việt Nam Co.LTD tại khu công nghiệp Sóng Thần( Bình Dương). Hồi còn độc thân, cả hai vợ chồng có thể giúp ba mẹ được nhưng nay thì chịu. "May lắm Tết nhất gửi về biếu ông bà nội ngoại được năm trăm đến một triệu đồng tùy tình hình lương, thưởng Tết" - anh Dũng nói.

 

Sau 21h cả nhà mới sum họp
Sau 21h cả nhà mới sum họp

Chờ  mãi rồi chị Lê cũng về sau 21h. Gương mặt mệt mỏi và phờ phạc. Chị Lê cho biết: "Sáng 7h em đưa con tới nhà trẻ tư nhân rồi đi làm đến giờ này luôn đó. Ông xã đi từ 5-6h sáng và chiều về trước 18h để đón con, sau đó hai cha con đi ăn cơm bụi. Em ăn cơm ở công ty. Giờ này về chỉ muốn ngủ chứ nấu nướng gì được nữa ngoài việc pha sữa cho con uống thêm…".

Dự kiến, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 có khoảng 50 ngàn công nhân lao động ngoài tỉnh sẽ ở lại ăn Tết, trong đó hầu hết lao động đều ở các tỉnh miền Trung do gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong thời gian qua, muốn ở lại để tiết kiệm tiền gửi về phụ giúp gia đình -Ông Nguyễn Văn Khương, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết.

Năm nay cả nhà anh đón Tết ở phòng trọ. Chị Lê tính toán: "Nếu về quê ăn Tết, ít nhất tốn chục triệu bạc cho tiền tàu xe ra vào rồi quà cáp, lì xì… Khoản tiền đó bằng thu nhập gần nửa năm của em nên dù nhớ nhà cỡ nào cũng không có điều kiện về quê ăn Tết. Ở lại, mọi người trong dãy trọ này nếu không về quê sẽ cùng nhau đón giao thừa".

Anh Dũng kể về kỷ niệm một năm được về Tết: "Năm ngoái dành dụm miết đến cuối năm quyết định đưa con về thăm  nội ngoại. Mua vé xe thấy giờ xuất bến là 5h chiều nhưng đến gần nửa đêm xe chưa chạy. Có đứa em phải đợi đến 2h sáng hôm sau. Xe lại chạy bạt mạng trong dịp này. Thế nên, CN ở lại thì buồn mà về quê ăn Tết cũng khổ!"

Anh Dũng khoe mới sắm được dàn karaoke để giải trí và "dụ" thằng bé chơi được lâu khi mẹ tăng ca. Đó cũng là phương tiện giải trí duy nhất của đôi vợ chồng CN này. Không mấy khi họ đi siêu thị, đến khu vui chơi dành cho trẻ con. Mẹ vừa về, cậu bé Duy vừa ôm mẹ vừa líu lo hát: "Ba thương con vì con giống mẹ/ Mẹ thương con vì con giống ba…".  

Công nhân nhà trọ không biết đến hóa đơn tiền điện, nước gì cả bởi họ xài… điện kế tổng từ chủ nhà trọ! Lâu lâu, CN lại có thông báo về tăng giá điện, nước, phòng ở. Bài toán thu - chi luôn làm "điên đầu" những đôi vợ chồng CN trẻ nuôi con nhỏ như anh chị Dũng- Lê.

 

Thông báo các khoản thu của chủ nhà
Thông báo các khoản thu của chủ nhà


Chị  Lê tính: "Lương cơ bản của em 2,6 triệu, lương của chồng khoảng 2,8 triệu/tháng nhưng hàng tháng quá chừng khoản tiền phải đóng. Điện 100 ký đầu còn được tính 1500 đồng/ký nhưng từ ký 101 trở đi là phải đóng 2.000 đồng. Nước giếng khoan mà đóng tiền còn hơn nước máy (4.000 đồng/m3). Rồi tiền rác, tiền dân quân dân phòng, tiền phòng trọ… tất cả gần 1 triệu đồng/ tháng; tiền học cho con: 550.000 đồng/ tháng; tiền sữa: 700.000 đồng/ tháng…

Mới chừng đó đã hết một nửa thu nhập. Rồi tiền chợ, quần áo, đồ chơi cho con… đủ thứ. Thời buổi cái gì cũng tăng giá nên cầm 100.000 đồng, đổ xăng vài chục, đi chợ một lúc là sạch trơn…".


Quỳnh Như


Phương pháp chọn nhân sự Đảng đã hỏng? (phần 1)


2011-01-18

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã bắt đầu phần thảo luận, xem xét, quyết định nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

AFP

Ban lãnh đạo Bộ chính trị ĐCSVN. Ô. Nguyễn Tấn Dũng-Ô.Nguyễn Phú Trọng-Ô.Nguyễn Sinh Hùng-và Ô. Nông Đức Mạnh(từ trái sang phải)


Theo điều lệ đảng, các đại biểu tham dự Đại hội Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và BCH này sẽ bầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị. 
Phương pháp tuyển chọn nhân sự của đảng theo cách này liệu có bảo đảm những người được chọn, là những người có đủ tài và đức để điều hành đất nước? Các lãnh đạo đảng đã được bầu chọn từ trước tới nay, có phải là những người tài giỏi nhất, xứng đáng nhất để lãnh đạo đất nước chưa? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân giải đáp các thắc mắc trên.
Khác với các nước dân chủ trên thế giới, lãnh đạo của các nước cộng sản không do toàn dân bầu ra. Các chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như: Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội phải là ủy viên Bộ Chính trị và các ủy viên Bộ Chính trị này phải do BCH Trung ương Đảng bầu ra.

175 người sáng suốt hơn 87 triệu?

Tin tức cho biết, Đại hội Đảng XI đã tán thành số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ mới, gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Các ủy viên chính thức này sẽ bầu ủy viên Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng CSVN.  Khác với các nước dân chủ trên thế giới, lãnh đạo của các nước cộng sản không do toàn dân bầu ra. Các chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như: Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội phải là ủy viên Bộ Chính trị và các ủy viên Bộ Chính trị này phải do BCH Trung ương Đảng bầu ra. Liệu 175 ủy viên BCH Trung ương Đảng có đủ sáng suốt hơn 
Biểu ngữ cổ động của Đảng CSVN được treo khắp các thành phố. AFP
Biểu ngữ cổ động của Đảng CSVN được treo khắp các thành phố. AFP
87 triệu dân Việt Nam để lựa chọn những người xứng đáng nhất làm lãnh đạo của mình? 
Phương pháp bầu chọn những người điều hành đất nước hiện nay không thông qua người dân bầu cử trực tiếp, không có sự tranh tài thật sự, cho nên rất khó có thể tìm người xứng đáng nhất cho các vị trí lãnh đạo. 
Phương pháp bầu chọn những người điều hành đất nước hiện nay không thông qua người dân bầu cử trực tiếp, không có sự tranh tài thật sự, cho nên rất khó có thể tìm người xứng đáng nhất cho các vị trí lãnh đạo.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã trả lời báo Vietnamnet hôm thứ Bảy vừa qua, như sau:
"Cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong Đại hội và trong Quốc hội".

Sai lầm từ gốc

Cùng ý kiến với ông Nguyễn Văn An, GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng, cơ chế tuyển chọn lãnh đạo cấp cao có vấn đề. Hơn ba tháng trước, tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng, GS Vũ Huy Từ, phát biểu: 
"Cơ chế sử dụng và cơ chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao, thì bây giờ cũng không biết tuyển chọn bằng cách nào? Chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả. 
Cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trị
Ô.Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội
Thậm chí có một Đại hội Đảng bộ của thành phố rất là lớn, sau khi bầu xong thì ông Bí thư nói là bầu 'đúng như dự kiến', 'thành công rất lớn'. Thế thì tức là chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất cả. Nhưng xét cho cùng cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Bầu cử, mọi chuyện đều có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì, chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự mới quan trọng". 
Chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả.
GS Vũ Huy Từ
Trong khi cơ chế tuyển chọn nhân sự ở cấp cao nhất trong bộ máy đảng không công khai, thiếu minh bạch, thế nhưng lãnh đạo hàng đầu Đảng CSVN dường như không quan tâm đến điều này, mà chỉ quan tâm đến vấn đề công tác tuyển chọn cán bộ ở các cấp thấp hơn. 
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng (từ trái qua phải từ trên xuống). Ảnh AFP
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng (từ trái qua phải từ trên xuống). Ảnh AFP
Thứ Tư vừa qua, báo cáo trước các đại biểu Đại hội Đảng XI, ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng CSVN đã phát biểu: 
"Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tập trung vào đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Trọng dụng người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. 
một Đại hội Đảng bộ của thành phố rất là lớn, sau khi bầu xong thì ông Bí thư nói là bầu 'đúng như dự kiến', 'thành công rất lớn
Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ. Coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chú trọng những vấn đề chính trị hiện nay".

"Nguyên khí quốc gia" bị xem thường

Liên quan đến công tác cán bộ, tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng, PGS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu Thủ tướng, đã cho biết các sai phạm trong chính sách tuyển dụng nhân sự của đảng như sau: 
"Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm, nhưng mà thưa các đồng chí là hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài. Nói có nguồn nhân lực chúng ta có thể có mấy chục triệu, không có ý nghĩa nếu như có mấy trăm ngàn nhân tài tinh hoa của đất nước này, mà ông không dụng cho tốt thì những anh kia chỉ toàn là lao động giản đơn và chỉ làm phó suốt đời ở đất nước chúng ta, làm thuê suốt đời. 
Về nguồn nhân lực thì nói rất ghê gớm, nhưng mà thưa các đồng chí là hiện nay trong nguồn nhân lực thì cái quan trọng nhất là nhân tài.
PGS Võ Đại Lược
Thì cái chính sách nhân tài của chúng ta có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard thì ở lại hết cả không thèm về. Và người tài trên thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm. Thế thì làm sao phát triển được?
Cho nên chúng tôi cho rằng trong mục về nguồn nhân lực thì phải đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách nhân tài. Mà cái đấy
Một lính đứng gác trước biểu ngữ có ảnh Ô. Hồ Chí Minh. AFP
Một lính đứng gác trước biểu ngữ có ảnh Ô. Hồ Chí Minh. AFP
phải cụ thể hóa ra, chứ hiện nay chúng ta xem như chưa có một chính sách nhân tài, nghĩa là thủ khoa thì rất đông, nhưng tôi nghe báo cáo là có năm thủ khoa về cơ quan Hà Nội làm, năm năm sau không còn thằng nào cả. Bỏ hết. Thế thì, là nhân tài mà như thế này"?
chính sách nhân tài của chúng ta có thể sẽ bị hỏng, cho đến giờ này. Tức là người tài trong nước anh không dùng, còn những anh Việt kiều học trò bên Harvard thì ở lại hết cả không thèm về. Và người tài trên thế giới thì không bao giờ vào Việt Nam để làm. Thế thì làm sao phát triển được?
PGS Võ Đại Lược
Bởi do "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội", "Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối", cho nên, mặc dù trong các báo cáo, Đảng CSVN đề cập đến chính sách trọng dụng người tài, thế nhưng trên thực tế, công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo ở các khâu quan trọng, không qua thi tuyển, không chú trọng vào năng lực công tác, phẩm chất đạo đức của người được bổ nhiệm, mà tiêu chuẩn "bản lĩnh chính trị vững vàng", "tuyệt đối trung thành với đảng" được đưa lên hàng đầu. 
Và do vậy, rất khó cho những nhân tài của đất nước trung thành với mục tiêu của đảng, bởi do các đường lối, chủ trương của đảng như: "kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội", "lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động", đã không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Kết quả là, mặc dù Việt Nam có rất nhiều người tài nhưng đa số không được trọng dụng. 
Việc bầu chọn lãnh đạo đảng không công khai, thiếu minh bạch, chính sách nhân sự không trọng dụng người tài, hệ quả của những quyết định sai lầm này là gì? Mời quý vị đón nghe trong chương trình phát thanh kỳ tới.

Theo dòng thời sự: