Cơn mưa lúc 19h tối nay khiến một số đoạn đường phố ở thủ đô rơi vào cảnh ngập sâu. Nhiều xe chết máy phải cầu viện cứu hộ.
Hoàng Hà |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
07 June 2011
Mưa không lớn, đường Hà Nội vẫn ngập
Mua bán vàng sôi động trở lại
Lượng khách bán vàng nhiều đến nỗi Bảo Tín Minh Châu không đủ tiền mặt để chi trả ngay, phải hẹn quay lại sau. Các doanh nghiệp đầu mối khác cũng ghi nhận giao dịch đang sôi động trở lại. |
Quầy viết hóa đơn bán vàng tại một cửa hàng vàng đông nghịt khách trong buổi sáng hôm nay. Ảnh: Tuệ Minh |
Loại vàng khách đem bán chủ yếu là vàng miếng và nhẫn trơn, với số lượng từ một vài chỉ đến vài chục lượng. Sáng nay, giá thu mua vàng miếng và nhẫn trơn tại đây phổ biến 37,90-37,91 triệu đồng mỗi lượng. Giá bán, so với giá mua, cao hơn khoảng 60.000 đồng.
Chị Nga, nhà ở phố Bà Triệu cho hay sáng nay chị đến bán 20 lượng vàng miếng. Tuy nhiên, không giải thích lý do, nhân viên cửa hàng này lại yêu cầu chị Nga 15h chiều quay lại lấy tiền. Ồ ạt đến bán vàng, những người khác cũng nhận được cái lắc đầu từ phía nhân viên và lời hẹn buổi chiều quay lại.
Một số khách kiên nhẫn quay về, đợi chiều quay lại, song cũng có không ít người tìm đến bán tại các tiệm khác vì sợ giá sẽ giảm xuống trong buổi chiều.
Bác Quang ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) mang hơn chục lượng vàng đi bán kể, theo dõi diễn biến giá vàng thời gian gần đây thấy giá thế giới liên tục ở mức trên dưới 1.544 USD một ounce và chưa có dấu hiệu tăng bứt phá, nên bác quyết định bán chốt lời khi vàng trong nước lên 38 triệu đồng. Sau khi Bảo Tín Minh Châu hẹn 15h chiều mới mua vàng, khách hàng này đã quyết định bán cho một đại lý khác, với giá mỗi lượng là 37,92 triệu đồng trong sáng nay.
Tại nhiều tiệm vàng tư nhân trên phố,sau chuỗi ngày ảm đạm, giao dịch cũng khởi sắc hơn khi khách bắt đầu ghé bán vàng. Anh Minh, nhân viên một tiệm vàng trên phố Cầu Giấy cho biết, từ chiều qua đến sáng nay, có khoảng gần 20 lượt khách đến cửa hàng, trong đó đa phần bán nhẫn, vàng trang sức.
Khi giá vàng bật lên 38 triệu đồng, nhà đầu tư đang có xu hướng bán chốt lời với số vàng có khi lên tới cả vài chục lượng một lúc. Ảnh: Tuệ Minh |
Ông Vũ Minh Châu, Giám đốc công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết, khi vàng đạt 38 triệu đồng, người đầu tư cũng có xu hướng bán ra mạnh hơn so với trước. Số vàng đơn vị này thu mua được trong hai ngày gần đây dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng có thể khả quan nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Giải thích việc nhân viên phải hẹn khách đến 15h trả mới trả tiền, ông này cho hay, do số lượng nhà đầu tư bán chốt lời quá lớn nên đơn vị này chưa kịp chuẩn bị tiền mặt.
Trong xu thế tăng của giá vàng cả trên thế giới và trong nước, ông Châu khuyên nhà đầu tư bám sát giá thị trường vì vàng trong nước và thế giới đang có nhiều biến động lớn về giá, thậm chí diễn ra từng giờ. Theo ông, đây gần như là thời kỳ khủng hoảng của vàng trong nhiều năm gần đây. Lượng giao dịch vàng của hầu hết các doanh nghiệp đều giảm, với mức giảm có khi 50% so với trước.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI cũng chia sẻ, xu hướng bán chốt lời của nhà đầu tư đang thể hiện rõ khi giá vàng tăng lên 38 triệu đồng. Lượng người bán nhiều hơn người mua, với mức chênh lệch rất đáng kể trong hai ngày trở lại đây. Tỷ lệ mua, bán trong giao dịch vàng tại đơn vị này vênh nhau rất lớn, có khi lên tới xấp xỉ một phần mười (một mua, mười bán). Nếu nhà đầu tư bán ra 1.000 lượng thì số vàng mua vào chỉ khoảng 150 lượng, ông Phú chia sẻ. Cũng theo Chủ tịch Tập đoàn DOJI, giao dịch thường sôi động về cuối phiên.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vàng Agribank cũng cho hay khi giá vàng tăng, lượng nhà đầu tư bán chốt lời có tăng hơn so với trước. Tuy nhiên, chênh lệch giữa người bán với người mua không quá đáng kể. Nguyên nhân là thời điểm này, mỗi người đầu tư vàng lại có chiến lược khác nhau.
Tuệ Minh
Vietnam Airlines bị tố ’bỏ rơi’ hành khách
07/06/2011 22:00:03 Một số hành khách của hãng Vietnam Airlines cho rằng mình bị bỏ rơi tại sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình sau khi đã mua vé khứ hồi (chiều Đồng Hới – Hà Nội) đi chuyến bay số hiệu VN 1590 lúc 8 giờ ngày 6/6. Theo tường trình của chị Hà Minh Ngọc (trú tại Hà Nội), ngày 6/6, chị cùng một số hành khách bị bỏ rơi tại sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nguyên nhân do việc cắt khách bất thường trong chuyến bay mang số hiệu VN 1590 của hãng hàng không Vietnam Airlines. Qua trao đổi, chị Ngọc nói, đoàn của chị đặt vé của hãng hàng không Vietnam Airlines tại Hà Nội từ ngày 29/5 cho 13 người (10 người lớn và 3 trẻ em) đi du lịch tại Quảng Bình bay ngày 3/6. Để chủ động đi lại, chị đã đặt luôn vé khứ hồi tuyến Quảng Bình – Hà Nội cũng của hãng này vào ngày 6/6. Sau khi du lịch xong, đến 7h20 ngày 6/6, đoàn của chị Ngọc đến sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình để làm thủ tục cho chuyến bay mang số hiệu VN 1590 bay lúc 8h20. Mọi người đang chuẩn bị tinh thần để về quê thì bất ngờ đại diện Vietnam Airlines tại Quảng Bình thông báo "không có ghế" cho 3 vé khứ hồi của đoàn chị Ngọc.
Khoảng 9h, đoàn của chị Ngọc được đại diện Vietnam Airlines tại Quảng Bình lập cho một biên bản "cắt khách" trên chuyến bay VN 1590 sáng 6/6. Trong biên bản này, phía Vietnam Airlines cùng hành khách xác nhận sự việc: Chuyến bay VN 1590 ngày 6/6/2011 bị overbook nên 3 khách trong đoàn không đủ chỗ. Đây là lỗi của VNA và VNA đã đưa ra phương án chuyển khách trên VN1401 VDH – SGN và 1440SGN – HAN cùng ngày.
Theo: VTC News |
Tuyên bố của Hội Dầu khí VN về vụ cắt cáp tàu
07/06/2011 20:41:20 Trước việc tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Hội Dầu khí Việt Nam đã ra tuyên bố như sau: "Ngày 26/5/2011, 03 tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) - Hội viên tập thể của Hội Dầu khí Việt Nam, khi đang khảo sát địa chấn trong lô 146-148 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 116 hải lý về phía đông, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chủ quyền của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình và gây thiệt hại về kinh tế đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hành động này cũng đã đi ngược lại cam kết của Trung Quốc tại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Hội Dầu khí Việt Nam cực lực phản đối hành động sai trái nói trên của phía Trung Quốc. Việc doanh nghiệp dầu khí Việt Nam thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước mình là việc làm bình thường và đã được tiến hành từ những năm 1980 của thế kỷ XX, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Hội Dầu khí Việt Nam kêu gọi phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là nước thành viên, cũng như luật pháp quốc tế liên quan; thực hiện nghiêm túc các cam kết nêu trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; bồi thường những tổn thất mà các tàu hải giám của Trung Quốc gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hội Dầu khí Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân và những người làm dầu khí hai nước Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, vì lợi ích của hòa bình, an ninh và hợp tác trong khu vực". * Ngày 7/6 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức tọa đàm với các thành viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và Kiều bào và một số ban, ngành liên quan về các sự kiện diễn ra trên biển Đông trong thời gian gần đây. (Theo Vietnam+) |
Trung Quốc muốn giữ vai trò trung gian giải quyết tình hình Libya?
RFA 06.07.2011Trong khi đó, Bộ Trưởng Ngoại Giao Libi là ông Abdelati Obeidi đã đến Bắc Kinh, để bàn thảo với chính phủ Trung Quốc về tình hình cuộc chiến và giải pháp chính trị có thể thực hiện. Trước khi đón ông Obeidi, Trung Quốc đã cử người đến Benghazi gặp Hội Đồng Lãnh Đạo lực lượng nhân dân nổi dậy. Tin tức nói rằng chính phủ Bắc Kinh muốn đóng vai trò trung gian để lực lượng nổi dậy và chính quyền Tripoli gặp nhau bàn chuyện ngưng bắn nhưng không thành công, vì lực lượng giữ vững lập trường chỉ thương thảo sau khi Gadaffi từ chức. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Dư luận người Việt tại Campuchia về việc Trung Quốc lấn chiếm biển đảo Việt Nam
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh2011-06-07Trước hoạt động tuần hành phản đối Trung Quốc của nhiều sinh viên và trí thức Việt Nam ở trong nước, cộng đồng người Việt đang sống tại Vương quốc Campuchia có những suy nghĩ thế nào. Photo by: Quốc Việt-2011 Sự bức xúc chung của người Việt ở nước ngoài Cai quản thánh thất Cao đài ở thủ đô Phnom Penh là ông Võ Văn Minh chia sẻ rằng sau sự kiện tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bức hiếp ngư dân tất cả công dân Việt Nam bất cứ đang sống ở nơi nào đều hướng về quê hương, tuy họ là dân thường không dám nói gì trước những hành động gây nhiều bức xúc của Trung Quốc nhưng với lòng yêu nước thì họ đều cảm thấy chua xót, bất mãn. Thậm chí, họ còn ngầm phản đối Trung Quốc ở Campuchia. Theo ông Võ Văn Minh đã rất hiếm hoi có cuộc biểu tình ở Việt Nam, đối với cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc vừa qua đã thể hiện lòng yêu nước của người Việt. Riêng cá nhân ông, ông ủng hộ tinh thần phản đối đó. Cái đó là sự biểu hiện lòng yêu nước của công dân Việt Nam, cái đó đúng đắn thôi. Chỗ đó, tôi nghĩ nhà nước không thể ngăn cản họ được bởi vì họ bức xúc những việc làm của người nước ngoài đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cho nên họ tự động làm chuyện đó thôi. "Cái đó là sự biểu hiện lòng yêu nước của công dân Việt Nam, cái đó đúng đắn thôi. Chỗ đó, tôi nghĩ nhà nước không thể ngăn cản họ được bởi vì họ bức xúc những việc làm của người nước ngoài đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cho nên họ tự động làm chuyện đó thôi. Mình cũng đau lòng chua xót vậy thôi, còn hành động thì làm sao mình có ý kiến thiết thức đối với anh em ở đó. Nói về tinh thần là phải ủng hộ rồi, bất cứ người Việt ở đất nước nào cũng vậy. Bởi vì họ làm với tư cách bảo vệ giữ gìn chủ quyền của mình. Ai xâm phạm, họ đứng lên để nói tiếng hòa bình. Bây giờ ranh giới đều có hết, nếu tình trạng ai xâm lấn thì họ phải la làng thôi." Lòng yêu nước, sức mạnh vô lường của một đất nướcCòn ông Long, người gốc An Giang sống tại Campuchia hơn 60 năm nay nhận xét rằng người Việt đã có truyền thống yêu nước từ lâu đời. Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần lại sôi nổi. Tinh thần này nối kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, đã lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn và cho dù họ là những người từ phương trời tự đến với nhau. Ông Long nói, "bây giờ Trung Quốc lấn chiếm của mình thì mình phải đòi hỏi chứ, làm sao mà không? Mà nói ngay, chú ở Campuchia này có quyền gì nói đâu. Mình suy nghĩ về quê hương mình, mình thương quê hương mình chứ làm sao mình không thương. Mà vấn đề là bây giờ Trung Quốc chiếm như vậy bắt buộc quốc tế phải giải quyết chuyện đó. Nó xâm chiếm của mình mà, mình đâu có xâm chiếm của nó đâu mà sợ. Nó là thằng bành trướng, nó làm vậy cũng có lỗi làm sao không có lỗi. Mình là người Việt Nam đau lắm chứ. Tự nhiên cái nhà của mình để cho người ta chiếm là sao? Người ta nói là một tấc đất một tấc vàng đó." Nó xâm chiếm của mình mà, mình đâu có xâm chiếm của nó đâu mà sợ. Nó là thằng bành trướng, nó làm vậy cũng có lỗi làm sao không có lỗi. Mình là người Việt Nam đau lắm chứ. Tự nhiên cái nhà của mình để cho người ta chiếm là sao? Ông Nay, một chủ quán cà phê ở thủ đô Phnom Penh cho biết cảm nghĩ, "Trung Quốc vi phạm, họ suy nghĩ và từ từ sẽ hợp đồng, phù hợp với nhau tình cảm anh em không có gây hấn nữa. Bởi vì thế giới bây giờ, Trung Quốc và Việt Nam thì cũng như anh em ruột…chỉ chống địa thế bên ngoài thôi. Còn thật ra Trung Quốc và Việt Nam cũng như anh em vậy." Còn ông Lê Hoàng thì lại cho rằng Việt Nam bị áp đặt bởi Trung Quốc, nếu chính phủ Việt Nam vẫn dè dặt phản ứng, chờ đợi sự hiểu biết và thái độ phù hợp từ Trung Quốc thì Việt Nam không bao giờ sáng suốt. Chỉ có cách duy nhất là phong trào nổi dậy của những người yêu nước mới có thể cứu giúp đất nước ra khỏi ý đồ xâm phạm của Trung Quốc hiện nay. Ông Lê Hoàng bày tỏ: "Dù anh ở đây, nếu anh không tham gia được thì anh cũng ủng hộ. Tiếng nói của Việt Nam, nếu được nói thì phải nói chứ. Riêng cá nhân anh là người nằm trong đảng đối lập của Nhà nước, còn bình thường không phải là đảng đối lập thì họ cũng đồng ý chuyện làm của sinh viên Việt Nam. Họ làm đúng, tại vì đất của mình bị xâm chiếm. Theo dân chủ thì phải cho người ta làm chứ. Người ta làm rồi đàn áp, bắt bớ, đừng nói chi đảng đối lập lên tiếng mà người dân thường cũng không thể chấp nhận." Ông Long cũng có nhận định về cuộc tuần hành này, sinh viên biểu tình cũng tốt thôi để đưa lên quốc tế. Còn biểu tình chống Trung Quốc chiếm đất Việt Nam làm sao mà bắt được. Mình đâu có làm chuyện gì phản quốc đâu, người ta chiếm đất mình mà. Không có gì sai hết trơn "theo đúng luật đất nước của mình bị người ta chiếm như vậy là mình biểu tình nhờ chính phủ Việt Nam để cứu xét lại coi. Người ta biểu tình đó đúng hay không? hay người ta biểu tình về cái chuyện khác…Trời ơi, Việt Nam và Việt Nam làm sao không đau lòng mà mình biết nói thế nào bây giờ. Mà nó đang chiếm vậy, sinh viên biểu tình cũng tốt thôi để đưa lên quốc tế. Còn biểu tình chống Trung Quốc chiếm đất Việt Nam làm sao mà bắt được. Mình đâu có làm chuyện gì phản quốc đâu, người ta chiếm đất mình mà. Không có gì sai hết trơn." Cai quản thánh thất Cao đài Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh Võ Văn Minh cũng ca ngợi tinh thần giới trí thức và sinh viên đã dám đứng lên để phản đối Trung Quốc. Lòng yêu nước của họ sẽ là tin nhắn tới lãnh đạo Trung Quốc và các nước trong khối Đông Nam Á cũng như Liên Hiệp Quốc để họ can thiệp kịp thời. Và ông mong muốn hai nước hòa giải vấn đề bằng cách hòa bình, ôn hòa. "Người dân sống, ai cũng muốn sống trong hòa bình và yên ổn để làm ăn. Nghe như vậy, mình cũng hy vọng là các ông lớn của đất nước cũng như những vị tố cao của đất nước của các nước phải kiềm chế làm sao để đứng cho xảy ra chiến tranh. Đó là cái tốt cho dân chúng…" Dư luận người Việt tại Campuchia về việc Trung Quốc lấn chiếm biển đảo Việt NamQuốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh2011-06-07Trước hoạt động tuần hành phản đối Trung Quốc của nhiều sinh viên và trí thức Việt Nam ở trong nước, cộng đồng người Việt đang sống tại Vương quốc Campuchia có những suy nghĩ thế nào. Photo by: Quốc Việt-2011 Sự bức xúc chung của người Việt ở nước ngoàiCai quản thánh thất Cao đài ở thủ đô Phnom Penh là ông Võ Văn Minh chia sẻ rằng sau sự kiện tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bức hiếp ngư dân tất cả công dân Việt Nam bất cứ đang sống ở nơi nào đều hướng về quê hương, tuy họ là dân thường không dám nói gì trước những hành động gây nhiều bức xúc của Trung Quốc nhưng với lòng yêu nước thì họ đều cảm thấy chua xót, bất mãn. Thậm chí, họ còn ngầm phản đối Trung Quốc ở Campuchia.Theo ông Võ Văn Minh đã rất hiếm hoi có cuộc biểu tình ở Việt Nam, đối với cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc vừa qua đã thể hiện lòng yêu nước của người Việt. Riêng cá nhân ông, ông ủng hộ tinh thần phản đối đó. Cái đó là sự biểu hiện lòng yêu nước của công dân Việt Nam, cái đó đúng đắn thôi. Chỗ đó, tôi nghĩ nhà nước không thể ngăn cản họ được bởi vì họ bức xúc những việc làm của người nước ngoài đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cho nên họ tự động làm chuyện đó thôi."Cái đó là sự biểu hiện lòng yêu nước của công dân Việt Nam, cái đó đúng đắn thôi. Chỗ đó, tôi nghĩ nhà nước không thể ngăn cản họ được bởi vì họ bức xúc những việc làm của người nước ngoài đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cho nên họ tự động làm chuyện đó thôi. Mình cũng đau lòng chua xót vậy thôi, còn hành động thì làm sao mình có ý kiến thiết thức đối với anh em ở đó. Nói về tinh thần là phải ủng hộ rồi, bất cứ người Việt ở đất nước nào cũng vậy. Bởi vì họ làm với tư cách bảo vệ giữ gìn chủ quyền của mình. Ai xâm phạm, họ đứng lên để nói tiếng hòa bình. Bây giờ ranh giới đều có hết, nếu tình trạng ai xâm lấn thì họ phải la làng thôi." Lòng yêu nước, sức mạnh vô lường của một đất nướcCòn ông Long, người gốc An Giang sống tại Campuchia hơn 60 năm nay nhận xét rằng người Việt đã có truyền thống yêu nước từ lâu đời. Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần lại sôi nổi. Tinh thần này nối kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, đã lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn và cho dù họ là những người từ phương trời tự đến với nhau. Ông Long nói,"bây giờ Trung Quốc lấn chiếm của mình thì mình phải đòi hỏi chứ, làm sao mà không? Mà nói ngay, chú ở Campuchia này có quyền gì nói đâu. Mình suy nghĩ về quê hương mình, mình thương quê hương mình chứ làm sao mình không thương. Mà vấn đề là bây giờ Trung Quốc chiếm như vậy bắt buộc quốc tế phải giải quyết chuyện đó. Nó xâm chiếm của mình mà, mình đâu có xâm chiếm của nó đâu mà sợ. Nó là thằng bành trướng, nó làm vậy cũng có lỗi làm sao không có lỗi. Mình là người Việt Nam đau lắm chứ. Tự nhiên cái nhà của mình để cho người ta chiếm là sao? Người ta nói là một tấc đất một tấc vàng đó." Nó xâm chiếm của mình mà, mình đâu có xâm chiếm của nó đâu mà sợ. Nó là thằng bành trướng, nó làm vậy cũng có lỗi làm sao không có lỗi. Mình là người Việt Nam đau lắm chứ. Tự nhiên cái nhà của mình để cho người ta chiếm là sao?Ông Nay, một chủ quán cà phê ở thủ đô Phnom Penh cho biết cảm nghĩ, "Trung Quốc vi phạm, họ suy nghĩ và từ từ sẽ hợp đồng, phù hợp với nhau tình cảm anh em không có gây hấn nữa. Bởi vì thế giới bây giờ, Trung Quốc và Việt Nam thì cũng như anh em ruột…chỉ chống địa thế bên ngoài thôi. Còn thật ra Trung Quốc và Việt Nam cũng như anh em vậy." Còn ông Lê Hoàng thì lại cho rằng Việt Nam bị áp đặt bởi Trung Quốc, nếu chính phủ Việt Nam vẫn dè dặt phản ứng, chờ đợi sự hiểu biết và thái độ phù hợp từ Trung Quốc thì Việt Nam không bao giờ sáng suốt. Chỉ có cách duy nhất là phong trào nổi dậy của những người yêu nước mới có thể cứu giúp đất nước ra khỏi ý đồ xâm phạm của Trung Quốc hiện nay. Ông Lê Hoàng bày tỏ: "Dù anh ở đây, nếu anh không tham gia được thì anh cũng ủng hộ. Tiếng nói của Việt Nam, nếu được nói thì phải nói chứ. Riêng cá nhân anh là người nằm trong đảng đối lập của Nhà nước, còn bình thường không phải là đảng đối lập thì họ cũng đồng ý chuyện làm của sinh viên Việt Nam. Họ làm đúng, tại vì đất của mình bị xâm chiếm. Theo dân chủ thì phải cho người ta làm chứ. Người ta làm rồi đàn áp, bắt bớ, đừng nói chi đảng đối lập lên tiếng mà người dân thường cũng không thể chấp nhận." Ông Long cũng có nhận định về cuộc tuần hành này, sinh viên biểu tình cũng tốt thôi để đưa lên quốc tế. Còn biểu tình chống Trung Quốc chiếm đất Việt Nam làm sao mà bắt được. Mình đâu có làm chuyện gì phản quốc đâu, người ta chiếm đất mình mà. Không có gì sai hết trơn"theo đúng luật đất nước của mình bị người ta chiếm như vậy là mình biểu tình nhờ chính phủ Việt Nam để cứu xét lại coi. Người ta biểu tình đó đúng hay không? hay người ta biểu tình về cái chuyện khác…Trời ơi, Việt Nam và Việt Nam làm sao không đau lòng mà mình biết nói thế nào bây giờ. Mà nó đang chiếm vậy, sinh viên biểu tình cũng tốt thôi để đưa lên quốc tế. Còn biểu tình chống Trung Quốc chiếm đất Việt Nam làm sao mà bắt được. Mình đâu có làm chuyện gì phản quốc đâu, người ta chiếm đất mình mà. Không có gì sai hết trơn." Cai quản thánh thất Cao đài Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh Võ Văn Minh cũng ca ngợi tinh thần giới trí thức và sinh viên đã dám đứng lên để phản đối Trung Quốc. Lòng yêu nước của họ sẽ là tin nhắn tới lãnh đạo Trung Quốc và các nước trong khối Đông Nam Á cũng như Liên Hiệp Quốc để họ can thiệp kịp thời. Và ông mong muốn hai nước hòa giải vấn đề bằng cách hòa bình, ôn hòa. "Người dân sống, ai cũng muốn sống trong hòa bình và yên ổn để làm ăn. Nghe như vậy, mình cũng hy vọng là các ông lớn của đất nước cũng như những vị tố cao của đất nước của các nước phải kiềm chế làm sao để đứng cho xảy ra chiến tranh. Đó là cái tốt cho dân chúng…" Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc kết thúc các bloggers được trả tự do
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-06-07Vào chiều ngày 2 tháng 6 năm 2011 blogger Người Buôn Gió tức anh Bùi Thanh Hiếu bị công an TPHCM bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vào tới Sài Gòn theo lời mời của Dòng Chúa Cứu Thế tham dự lần thứ 45 nhân kỷ niệm Ngày Truyền thông Công giáo. Source blog menam Sức mạnh của các bloggersCho đến tối ngày 6 tháng 6 tức là sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc một ngày, blogger Người Buôn Gió mới đựơc thả ra và kể lại việc này như sau:-Tôi đến Sài Gòn ngày mùng Hai tháng Sáu theo lời mời của Dòng Chúa Cứu Thế ở trong Sài Gòn họ tổ chức một cuộc hội thảo về truyền thông. Tôi vừa xuống sân bay lúc 5 giờ chiều, vừa xuống tới nơi thì các anh công an tại TPHCM tới đón tôi các anh công an bảo lâu ngày không gặp, thôi thì ra đây các anh ấy dặn dò mấy câu không có việc gì đâu, sau đó đi đâu thì đi! Đến hôm sau họ hỏi tôi có biết gì về vấn đề biểu tình Hoàng Sa Trường Sa và tôi có kêu gọi ai không?Tôi trả lời rằng tôi chả kêu gọi ai, còn người kêu gọi thì họ kêu gọi trên mạng tôi không biết là ai. Đến tối hôm qua, ngày 6 tháng 6 họ áp giải tôi ra sân bay bảo tôi mua vé về Hà NộiCác anh ấy đưa tôi thẳng về công an phường tại đường Lê Văn Sỹ, và hỏi tôi mục đích vào đây làm gì? Tôi trình bày vào đây theo lời mời của Dòng Chúa Cứu Thế dự cuộc hội thảo truyền thông. Công an bảo cho họ biết chương trình nó như thế nào, có những ai tham gia. Tôi bảo thật sự tôi không biết. Cuối cùng thì họ đưa ra tờ chương trình có tên tôi đọc bài phát biểu trong hội thảo và lục trong máy tình của tôi để tìm bài viết nhưng không có. Tôi nói với họ bài phát biểu ấy tôi nói về ý thức công dân trước việc xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, ngăn chặn thoái hóa đạo đức trong xã hội. Đến hôm sau họ hỏi tôi có biết gì về vấn đề biểu tình Hoàng Sa Trường Sa và tôi có kêu gọi ai không?Tôi trả lời rằng tôi chả kêu gọi ai, còn người kêu gọi thì họ kêu gọi trên mạng tôi không biết là ai. Đến tối hôm qua, ngày 6 tháng 6 họ áp giải tôi ra sân bay bảo tôi mua vé về Hà Nội. Còn lúc mà họ giữ tôi ở công an phường thì hàng ngày họ đưa sang công an phường làm việc trong giờ hành chính, hết giờ thì họ đưa tôi về khách sạn. Khách sạn họ thuê có hai người ở cùng với tôi, ăn uống gì thì họ mua. Đột nhiên trên đường đi có hai anh cảnh sát giao thông chận xe lại và do không có giấy tờ nên họ yêu cầu chúng tôi về công an phường. Tôi không đồng ý bởi vì nếu tôi vi phạm luật giao thông thì hãy giải quyết ở ngoài đường, tại sao lại về đồn? Một người công an thứ ba xuất hiện bảo là có người tố cáo chiếc xe này là xe gian nên chúng tôi phải về đồn điều traMột blogger khác là Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị công an tạm giữ như Người Buôn Gió và vừa được thả ra. Blogger Mẹ Nấm cho biết: -Tôi từ nhà chị Hồ Lan Hương định về lại Dòng Chúa Cứu Thế để tham dự buổi cuối cùng của sự kiện truyền thông công giáo. Đột nhiên trên đường đi có hai anh cảnh sát giao thông chận xe lại và do không có giấy tờ nên họ yêu cầu chúng tôi về công an phường. Tôi không đồng ý bởi vì nếu tôi vi phạm luật giao thông thì hãy giải quyết ở ngoài đường, tại sao lại về đồn? Một người công an thứ ba xuất hiện bảo là có người tố cáo chiếc xe này là xe gian nên chúng tôi phải về đồn điều tra. Thế là tôi đành theo họ về công an phường Tân Thới Nhất quận 12 Buổi làm việc kết thúc vào lúc 6 giờ tối chiều ngày 5 tháng 6. Không có biên bản gì hết. Lý do họ muốn làm việc với tôi về ý định tôi sẽ đi biểu tình chống Trung Quốc cũng như một số quan điểm của tôi trong bài viết. Tôi nói rõ với họ là tôi công khai tuyên bố là tôi đi biểu tình chống Trung QuốcHọ giữ tôi vào lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 6. Buổi làm việc kết thúc vào lúc 6 giờ tối chiều ngày 5 tháng 6. Không có biên bản gì hết. Lý do họ muốn làm việc với tôi về ý định tôi sẽ đi biểu tình chống Trung Quốc cũng như một số quan điểm của tôi trong bài viết. Tôi nói rõ với họ là tôi công khai tuyên bố là tôi đi biểu tình chống Trung Quốc, và tôi nghĩ chuyện đó tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình Lúc cho tôi về thì họ có nói là việc chị đến đây là kết thúc rồi, họ muốn tôi về thẳng Nha Trang chứ không gặp gỡ và tiếp xúc ai sau khi buổi làm việc kết thúc. Cùng trong thời gian này nhà thơ Bùi Chát cũng bị bắt khi ra phi trường Tân Sơn Nhất để đi Hà Nội tham dự tiệc chiêu đãi của đại sứ quán Thụy Điển. Bùi Chát cũng đã được thả sau khi vụ biểu tình chống Trung Quốc hoàn toàn chấm dứt. Mặc Lâm tường trình từ Bangkok, Thái Lan Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Biểu tình chống Trung Quốc: Đâu là sự thật?
Vũ Hoàng, phóng viên RFA2011-06-06Nhiều người dân ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn cùng đứng lên biểu tình ở hai đầu đất nước phản đối Trung Quốc hôm 5/6 vừa qua. Kami's blog Tin tức này được nhiều hãng thông tấn quốc tế và cộng đồng mạng loan tải trên mạng Tuy nhiên, TTXVN cùng ngày, lại có bài viết nói rằng phương tiện truyền thông nước ngoài loan tin về "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" là sai sự thật. Để có câu trả lời xác đáng, chúng tôi phỏng vấn một số người dân tại Việt Nam. Bản tin của TTXVN tối hôm 5/6 cho rằng trên thực tế chỉ có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua đại sự quán Trung Quốc ở HN và Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở TP. HCM trong ngày hôm đó. Lòng yêu nước G.S Tương Lai là một trong những vị nhân sĩ Việt Nam đi hàng đầu trong cuộc biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM. Ông tường thuật lại như sau: "Tôi có mặt trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc lúc 7:45 phút. Lúc bấy giờ đoàn các vị nhân sĩ đi đầu và sau đó là thanh niên nhập vào, họ đi một lúc, rồi lùi về phía sau và thanh niên đi về phía trước. Thực ra tôi chỉ đứng một điểm, một chỗ đó thôi. Và riêng chỗ tôi đứng là nhìn thẳng vào Dinh Độc Lập và đoàn biểu tình đi qua thì tôi quay phim, chụp ảnh, thì nhiều đợt lắm. Tôi đứng đấy quay phim 3 đợt, thì mỗi đợt có lẽ cũng vài ba trăm thanh niên. Riêng đoàn mà tôi chứng kiến thì hơn 1,000 người. Kéo dài mãi từ lúc 8h kém 15 đó cho đến khi tôi mệt quá rồi, tôi về uống cà phê với các anh Lê Công Giầu, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Huy Đức… thì lúc uống cà phê xong thì cũng là 11h 15, thì lúc bấy giờ mới thấy đoàn các bạn thanh niên mới ra về." Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký Báo Doanh Nghiệp, một trong những nhân vật có mặt trong buổi biểu tình sáng 5/6 và được ông cho biết: "Sáng ngày 5/6, ở Sài Gòn đã xảy ra một cuộc biểu tình, theo tôi khoảng 4,000 người. Đây là một cuộc biểu tình thực sự xảy ra do nhân dân thành phố HCM cùng nhau biểu lộ thái độ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đã có hành động không được đứng đắn với Việt Nam. Tôi phải nói rằng, là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này. Và như một chú thích sau một tấm ảnh trên mạng anh Ba Sàm ở Việt Nam thì những người đó không cùng một lứa tuổi, cùng một tôn giáo, cùng một chính kiến nhưng họ đã cùng đứng chung với nhau ở lòng yêu nước."
Cả 2 vị nhân sĩ này đều có chung một nhận xét là cuộc biểu tình mới diễn ra có sự đóng góp của đông đảo mọi tầng lớp, già có, trẻ có, từ những người lao động chân tay, cho đến tầng lớp trí thức và quan trọng nhất những người tham gia biểu tình đã thể hiện một tình yêu nước vô tư, họ thấy đó là trách nhiệm mà bất kỳ một người yêu nước nào đều phải đứng lên, thể hiện tiếng nói của mình trước sự chèn ép của nước láng giềng với đất nước mình. G.S Tương Lai cho biết tiếp: "Khi thấy đoàn của những người đã từng dày dạn đấu tranh, chống đế quốc bảo vệ đất nước, thì đám trẻ lấy làm vui mừng, sung sướng, họ hòa vào, nhập cùng đoàn đó, để vừa đi, vừa hô khẩu hiệu rất là vui, và rất là ôn hoà, không có một cử chỉ nào là bạo động, là đập phá cả. Đó là một sự thật và cuộc biểu tình đó theo tôi nghĩ là có ý nghĩa, biểu dương lực lượng và hết sức lành mạnh và nó hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên mặt trận quốc phòng, quân sự." Biểu tình hay "tự phát tụ tập"? Tuy nhiên trước những gì mà các bậc tiền bối chứng kiến, tham gia, ghi nhận và xúc động qua lời kể với chúng tôi, thì TTXVN lại cho rằng thông tin đó là sai sự thật. G.S Tương Lai thẳng thắn nhận xét: "Thông tin này của TTX thì tôi không biết là TTX đưa tin cho ai, đưa tin cho nhân dân, đưa tin cho công luận quốc tế hay là đưa tin để làm vừa lòng các ông Trung Quốc thì tôi không biết. Nhưng nếu nói rằng thông tin về cuộc biểu tình là sai sự thật, thì thế nào là sự thật nhỉ? Đó vấn đề là ở cái chỗ ấy. Sự thật là chúng tôi đứng trước cổng Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở đường Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi đã đi trên dọc những con đường và hô khẩu hiệu Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam không chịu khuất phục và có những khẩu hiệu rất vui là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước và khẩu hiệu đó là của cô cầm lên có ảnh bác Hồ rất là đẹp. Hôm nay tôi nhìn lại trên mạng, thì có những hình ảnh thật cảm động, hình ảnh, những gương mặt thanh niên trẻ măng, rất sáng, hiền lành đưa khẩu hiệu Hoà Bình và Công Lý, chẳng lẽ đó không phải là sự thật hay sao?" Sự thật mà G.S Tương Lai cho biết không chỉ dừng lại ở những nghĩa cử của tầng lớp thanh niên, mà điều đó được khơi nguồn từ các thế hệ đi trước. Điều đó khó có thể gọi là một sự tự phát, khi mà hành động của thế hệ thanh niên được cộng hưởng với ý chí của thế hệ đi trước. "Có một sự thật nữa là bên cạnh những gương mặt rất trẻ đẹp ấy, là gương mặt của những người già. Người già nhất là cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà khoa học, người bạn vong niên của tôi. Ông là nhà địa lý, giữ được những bản đồ cổ nhất và vừa rồi ông đã đưa những bản đồ cổ của Hoàng Sa, Trường Sa ra và đó là một tư liệu hết sức quý báu cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý và trên công pháp quốc tế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu năm nay đã 92 tuổi. Trong những người ấy, có những người là cựu tù Côn Đảo như là Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Công Giầu, Cao Lập. Có những người đã đấu tranh dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ, như Lê Hiếu Đằng…
Buổi hôm nay, nếu không xuống đường ở đây, thì nằm nhà, nghĩ cũng tủi cho thân phận trí thức. Nhưng ra đây rồi, bây giờ vui lắm, khoẻ lắm, đấy là chúng tôi nói với nhau như vậy." Trước kết luận TTX Việt Nam nói rằng "cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" là sai sự thật và chỉ là "tự phát tụ tập" ông Nguyễn Quốc Thái thẳng thắn chia sẻ: "Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được. Và tôi xác nhận là có cuộc biểu tình đó và tôi có mặt trong cuộc biểu tình đó." Những gì mà G.S Tương Lai và ông Nguyễn Quốc Thái chia sẻ là của những người trong cuộc, tham gia vào cuộc biểu tình, mắt thấy, tai nghe. Một ý kiến khác Tuy nhiên, chúng tôi cũng quay số gọi một người dân ở Hà Nội, bà Nguyễn Phương Hà, sống ở phố Hàng Buồm, bà cho chúng tôi biết như sau: "Thật ra thì tôi là người Hà Nội, sống ngay giữa Hà Nội nhưng mà tôi cũng không hề thấy bà con bàn tán là có biểu tình, thì thật ra thì làm gì có chuyện ý mà cũng có thể là trên các đài báo nước ngoài nói thế thôi. Vấn đề biểu tình phản đối Trung Quốc thì tôi thấy không có ở Hà Nội."
Theo lời của những người tham gia thì chuyện biểu tình phản đối Trung Quốc trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố HCM là hoàn toàn có thật. Các cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hoà và thể hiện ý chí của những người yêu nước, bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bắt nguồn từ việc tàu hải giám của nước này cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 2, cho tới những vấn đề lớn lao hơn là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Câu hỏi duy nhất bỏ ngỏ là tại sao những sự kiện lớn thu hút hàng ngàn người, có tổ chức với cờ quạt, khẩu hiệu, biểu ngữ, với sự tham gia của nhiều tầng lớp người dân phản đối Trung Quốc, thể hiện tinh thần yêu nước được nhiều hãng truyền thông nước ngoài đưa tin, mà lại được một cơ quan ngôn luận của Chính phủ cho rằng sai sự thật? Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Nhà nước chỉ đạo báo chí sửa chữa tin tức về vụ Vietnam Airlines
Phiên bản mới theo chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương là “Không có việc khám xét văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật”. Nhà chức trách Nhật Bản chỉ đến trụ sở Việt Nam Airlines để uống trà “làm việc” hữu nghị vậy thôi.
Xin so sánh hai bản tin này:
1. Bản tin nguyên thủy của VNExpress từ cache của Google:
http://209.85.173.132/search?q=cache:maTUvTd4ZhcJ:www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2008/12/106584.cand+an+trom+my+pham+o+nhat&hl=en&ct=clnk&cd=34&gl=us
Cảnh sát Nhật khám xét văn phòng Vietnam Airlines
Phi công Đặng Xuân Hợp . Ảnh: Asahi Shinbun |
Liên quan tới vụ bắt phi công Đặng Xuân Hợp hôm 17/12 vì tuồn hàng lậu về Việt Nam, cảnh sát Nhật Bản đang mở rộng điều tra và lần ra nhiều đầu mối dính líu đến đường dây ăn cắp.
Nhật báo Asahi Shinbun ra ngày 18/12 đưa tin, từ hôm 10/8, cảnh sát quận Kumamoto đã bắt hai tu nghiệp sinh người Việt Nam với tội danh ăn cắp hàng hóa tại một trung tâm mua sắm. Tổng số mỹ phẩm mà hai thực tập sinh Hoàng Văn Hùng và Lâm Tăng Túc (đều 23 tuổi) trộm được lên đến 260.000 yen (xấp xỉ 3.000 USD).
Cảnh sát cho biết Hùng và Túc đến Nhật làm việc cho một công ty xây dựng từ hồi tháng 2 năm nay. Hằng tháng họ được trả 70.000 yen, (khoảng 900 USD) và gửi về Việt Nam 50.000 yen. Họ thú nhận, với 20.000 yen còn lại thì không thể sống nổi ở Nhật Bản nên phải ăn trộm.
Hùng và Túc khai hồi tháng 7 đã được đề nghị tham gia vào nhóm ăn cắp mỹ phẩm. Sau khi được chuyển tới các địa điểm định sẵn, số hàng ăn cắp sẽ được định giá và phân chia lợi nhuận nếu về nước trót lọt. Tuy nhiên, Hùng và Túc khai chưa nhận được đồng nào thì đã bị bắt.
Với tội danh tham gia ăn cắp ở mức độ băng đảng, họ bị đề nghị giam giữ 18 tháng. Vợ giám đốc công ty kiến thiết nơi các tu nghiệp sinh này đang làm việc đã bị sốc vì theo bà, họ làm việc rất chăm chỉ.
Theo phía cảnh sát, nạn ăn cắp hàng hóa bắt đầu hoành hành từ năm 2006 ở các cửa hàng thuốc và cửa hàng bán lẻ khắp nơi trên khắp nước Nhật. Các mặt hàng được bọn ăn cắp ưa chuộng là mỹ phẩm và thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Mỹ phẩm của Nhật thường được bán với giá cao.
Từ đó đến nay, 71 tên tội phạm đã bị bắt vì liên quan đến hành vi này, trong đó 14 người là người Việt Nam. Tổng thiệt hại của các vụ trộm cắp lên đến 100.000 yen.
Hàng hóa thu được sau khi khám xét các văn phòng Việt Nam Airlines. Ảnh: Asahi Shinbun |
Tuy nhiên, người phát ngôn Vietnam Airlines khẳng định chưa nhận bất kể thông tin nào liên quan đến việc 50 phi công, tiếp viên của hãng có khả năng dính dáng đến vụ này.
Vietnam Airlines từ chối bình luận cho đến khi có thông tin chính thức từ phía nhà chức trách Nhật Bản.
Cũng theo phát ngôn viên của hãng hàng không trước đó, nhà chức trách Nhật Bản có làm việc với một số tiếp viên và phi công của hãng để lấy thông tin nhưng từ đó đến nay chưa có bất cứ thông tin gì thêm
Theo Thanh Bình - Hồng Anh (VnExpress)
2. Bản tin mới của VietnamNet
Không có việc khám xét văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật
Phi công Đặng Xuân Hợp. Ảnh: Asahi Shinbun |
Vietnam Airlines chiều 26/12 đã khẳng định điều này trước những thông tin cho rằng, “Văn phòng Vietnam Airlines tại Nhật bị nghi chứa đồ ăn cắp” hay “Cảnh sát Nhật khám xét Văn phòng Vietnam Airlines”…
Hàng hàng không quốc gia Việt Nam xác nhận việc cảnh sát Nhật có đến làm việc tại các văn phòng của Hãng và đề nghị phối hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu (chủ yếu là các thông tin, tài liệu về chuyến bay, danh sách tổ bay).
Toàn bộ sự việc trên đều diễn ra trong ngày 17/12/2008, và đến nay chưa có thêm yêu cầu nào khác của cơ quan điều tra Nhật đối với các văn phòng trên.
Hiện các cán bộ văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines ở đây đang hợp tác đầy đủ với nhà chức trách và cơ quan điều tra Nhật Bản.
Người phát ngôn Vietnam Airlines cho rằng, đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra Nhật không công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến việc các văn phòng của Vietnam Airlines tại Nhật bị nghi chứa đồ ăn cắp, ngoài trường hợp của cá nhân phi công Đặng Xuân Hợp.
Những ngày gần đây, trên Internet rộ lên thông tin khoảng 50 phi công và tiếp viên phi hành của Vietnam Airlines dính vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Đại diện Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cho biết, đó là thông tin từ báo giới Tokyo và đến nay, Vietnam Airlines chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức nào từ cảnh sát Nhật Bản về chuyện này.
Trước đó, ngày 20/12, báo Asahi Shimbun loan tin, liên quan đến vụ bắt giữ phi công Đặng Xuân Hợp, cảnh sát Nhật cũng bắt giữ 2 tu nghiệp sinh người Việt Nam tại tỉnh Kumamoto và bị toà án địa phương này khởi tố với tội danh ăn cắp hàng hoá tại trung tâm mua sắm phố Kikuyou ở thị xã Tamana ngày 10/8. Tổng số mỹ phẩm cao cấp bị nghi là ăn cắp gồm có 107 món, trị giá khoảng 260.000 yen.
Hai bị cáo này tên là Hoàng Văn Hưng (23 tuổi) và Lâm Tăng Túc (23 tuổi).
Họ mới đến Nhật từ tháng 2 trước đó. Hưng và Túc được một công ty kiến trúc ở thành phố Koshi nhận cho tu nghiệp và sống trong ký túc xá của công ty. Hàng tháng họ được trả mỗi người 80.000 yen, tức khoảng 900 USD. Số tiền này chỉ đủ sống vì chi phí sinh hoạt ở Nhật rất đắt đỏ. Tuy nhiên, họ đã gửi về Việt Nam tới 60.000 yen, tức 700 USD, như vậy thì không thể sống nổi nên phải ăn trộm.
Hai người này khai với cảnh sát Nhật Bản rằng, hồi tháng 7, họ nhận được lời đề nghị tham gia vào nhóm ăn cắp mỹ phẩm từ một người tên là Quyên. Sau khi chuyển đến điểm nhất định, hàng hoá sẽ được định giá và chia nhau phần trăm sau khi đưa về nước trót lọt. Tuy nhiên, Hưng và Túc khai chưa nhận được đồng nào thì đã bị bắt.
Trong tuần qua, tòa án ở Yamaguchi cũng đã kết án tù 2 năm một người Việt Nam bị truy tố về tội mua bán hàng ăn cắp, tên là Nguyễn Hoàng Công, liên quan đến một phụ nữ tên Trần Thị Mỹ Hạnh - người mà phi công Đặng Xuân Hợp bị nghi là có dính líu.
Theo nguồn tin trên Mainichi, bản án căn cứ trên số mỹ phẩm và các loại hàng hóa khác bị đánh cắp trị giá 400.000 yen, tương đương gần 4.500 USD, mà Công đã bán cho bà Hạnh để chuyển lậu về Việt Nam. Cảnh sát tỉnh Yamaguchi cho biết hai người này cũng có hành vi mua đồ và bán hàng ăn trộm tại Yamaguchi.
Hà Yên
Đúng là nói láo như "vẹm". Không có chuyện khám xét nhưng cảnh sát Nhật lại bưng ra hết thùng này đến thùng khác!
Sách Bịp "Vì Độc Lập Tự Do, Vì Chủ Nghĩa Xã Hội" của tác giả Hồ Chí Minh
1. 1928–1936: ~2,000,000 Military Casualties
2. 1946–1949: ~1,200,000 Military Casualties
VIDEO - Phải Lên Tiếng - Ca Ðoàn Ngàn Khơi - Asia DVD68
HÃY CÙNG NHAU PHỔ BIẾN BÀI NHẠC NÀY ĐẾN VỚI TUỔI TRẺ VIỆT NAM. CẢM ƠN TRUNG TÂM ASIA NHẠC PHẨM GIÁ TRỊ NÀY.
VIDEO - Cả Nước Ðấu Tranh - Ca Ðoàn Ngàn Khơi - Asia DVD68
HÃY CÙNG NHAU PHỔ BIẾN BÀI NHẠC NÀY ĐẾN VỚI TUỔI TRẺ VIỆT NAM. CẢM ƠN TRUNG TÂM ASIA NHẠC PHẨM GIÁ TRỊ NÀY.
Nếu xung đột không bên nào thắng
Thứ Ba, 07/06/2011, 07:30 (GMT+7) Thứ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: TT - Vừa trở về từ Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lại chuẩn bị chuyến công du Indonesia dự Hội nghị quốc phòng khu vực ASEAN vào ngày 7-6. Dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi tối 6-6, ông nói:
- Tại Đối thoại Shangri-La, vấn đề biển Đông được dư luận quốc tế hết sức quan tâm. Có hai lý do: Thứ nhất là lợi ích trên biển Đông ngày càng phát triển, can dự của các nước lớn vào đây ngày càng nhiều. Thứ hai, tuy cho rằng tình hình biển Đông về cơ bản là ổn định, các nước đều mong muốn hòa bình để phát triển, nhưng những sự kiện gần đây cho thấy biển Đông là khu vực không hề yên tĩnh. Về phía nước ta đã mang đến Đối thoại Shangri-La thông điệp rất rõ ràng. Trước hết bày tỏ mong muốn biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam giải quyết các vấn đề trên biển Đông bằng giải pháp hòa bình và công khai, minh bạch. Việt Nam cũng đề nghị cần phải chấm dứt, không để tái diễn các sự kiện trên biển Đông có thể dẫn đến leo thang về tranh chấp, đặc biệt có thể làm ngòi nổ cho các cuộc xung đột. Nếu có xung đột trên biển Đông thì không bên nào thắng, thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực. Trên cơ sở quan điểm chính thống như vậy, đoàn Việt Nam đã nêu sự kiện ngày 26-5 (sự kiện tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - PV) như là một báo động cho việc không tuân thủ luật pháp quốc tế. Quan điểm của Việt Nam là các nước có xung đột giải quyết với nhau trên tinh thần cùng lợi ích nhưng công khai, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế. Không nước nào, không thế lực nào được quyền tự đặt ra những luật lệ riêng của họ, không có nước nào được bước qua luật lệ quốc tế đã được thừa nhận hoặc là những thông lệ trong hành xử của thế giới hiện đại ngày nay. * Với những diễn biến gần đây trên biển Đông, theo ông, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cần thiết cho Việt Nam? - Đối với những vấn đề cụ thể như sự kiện ngày 26-5, chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là vụ việc nghiêm trọng về tính chất cũng như hệ lụy lâu dài. Việc tàu chấp pháp của nước ngoài vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam để hoạt động mang tính chất pháp luật là hiếm có trong quan hệ trên biển. Việc này vừa gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam, vừa là một hành động bạo lực dưới danh nghĩa dân sự. Nếu bạo lực đó không được kiềm chế thì sẽ phát triển leo thang. Trung Quốc dựa trên cơ sở nào để có hành xử như vậy? Nếu về luật quốc tế thì chỉ có duy nhất "đường 9 khúc" mà Trung Quốc tự đưa ra, mà theo tôi được biết chưa có nước nào hay tổ chức quốc tế nào thừa nhận và chưa có chứng lý nào khả dĩ để chứng minh. Như vậy, phải chăng Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên để hiện thực hóa "đường 9 khúc"? Nếu vấn đề này là có thật thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác.
Muốn giải quyết được những vấn đề tương tự, chúng ta phải bằng chính nỗ lực, nội lực của mình và giải quyết với chính nước có vấn đề với Việt Nam, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đóng cửa. Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta công khai, minh bạch, ví dụ như những phát biểu tại Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sẽ làm cho cộng đồng thế giới hiểu được ai đúng, ai sai và họ sẽ phán quyết về mặt lương tâm là lẽ phải thuộc về bên nào. Tiếp theo, chúng ta giải quyết bằng biện pháp hòa bình, và chúng ta có cơ sở để kiên trì giải pháp hòa bình trên tinh thần tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trong thế giới toàn cầu hóa, Trung Quốc cần một hình ảnh tốt đẹp để phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội... Trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn. Liệu Trung Quốc có thể "cắt" cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không? Chúng ta tin tưởng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức như vậy, nhưng giải pháp của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và lợi ích cho chính Trung Quốc, và có thể sẽ được hiện thực hóa trong tương lai, tất nhiên nó sẽ vô cùng lâu dài và khó khăn, nhưng phải kiên trì. Vấn đề cần thiết nữa là chúng ta phải tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc. Chúng ta muốn hòa bình, hòa hiếu, chỉ muốn giữ mảnh đất, vùng biển của chúng ta theo điều luật quốc tế quy định, và chúng ta cần giữ được độc lập tự chủ về đường lối. Khi nói để bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm và là nét đặc trưng. Chúng ta phải tăng cường các hoạt động đánh cá vùng biển xa, kêu gọi hợp tác đầu tư ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hình thành lực lượng kiểm ngư, phát triển Trường Sa ngày càng tốt lên, giao lưu giữa biển đảo và bờ... Một điểm nữa là tuyên truyền trong nhân dân. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc. Cần tuyên truyền để dân ta hiểu Công ước Luật biển 1982 là thế nào, biển Đông của chúng ta đến đâu, chúng ta phải hành xử thế nào, các nước hành xử ra sao... để mỗi người đều có tinh thần đấu tranh nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, đấu tranh chính xác để các nước tâm phục khẩu phục, chứ không phải chỉ là những lời nói suông. Chúng ta cũng phải tuyên truyền rộng rãi để cộng đồng thế giới biết ai đúng ai sai. Trở lại câu chuyện tại Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: - Có người hỏi tôi: "Ngài có thất vọng không trước phát biểu của một số nước năm trước rất cứng rắn, năm nay dịu giọng khác hẳn?". Tôi đáp: "Tôi nhận thấy điều đó, nhưng tôi không thất vọng. Trước hết là vì chúng tôi không đặt cược vào phát biểu của các nước đó. Thứ hai, tôi nghĩ do sự kiện ngày 26-5 mới diễn ra ngay trước thềm hội nghị nên thông tin về vụ việc cũng như hệ lụy của nó chưa được hiểu đầy đủ. Tôi tin một thời gian nữa khi họ hiểu đầy đủ, họ sẽ nhắc lại vấn đề này". Trong thế giới mở, toàn cầu hóa hiện nay, khi có xung đột, không nước nào đứng ngoài được. Không nước nào trục lợi được cả, có chăng là trục lợi cục bộ, trục lợi tham lam. Còn nếu muốn tìm kiếm lợi ích thật sự cho đất nước mình một cách chính đáng và lâu dài thì xung đột không đem lại lợi ích cho ai cả. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh ấy là sức mạnh chính nghĩa, được thế giới thừa nhận và ngay chính nội bộ, nhân dân đất nước gây hấn với chúng ta cũng đồng tình với chính nghĩa của chúng ta. Đó là quyền lực mềm, trong thế giới ngày nay điều đó vô cùng quan trọng. Quyền lực mềm ấy chi phối mọi hành động từ chính trị, kinh tế tới văn hóa, xã hội... Điểm cuối cùng là chúng ta cần quan tâm xây dựng quân đội tinh gọn, hiện đại. Không trang bị vũ khí có tính chất tấn công mà chỉ mang tính tự vệ. Không tham gia các liên minh quân sự. Đặc biệt không gây lo ngại cho bất kỳ quốc gia nào về đe dọa sử dụng vũ lực. Vừa rồi chúng ta mua tàu ngầm, máy bay... hoàn toàn là để phòng thủ. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La nói rằng tàu ngầm của chúng tôi chỉ hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Đó là điều rất hiếm, rất đặc sắc Việt Nam. * Năng lực quân sự hiện nay đã đủ đáp ứng yêu cầu về phòng thủ biển Đông, thưa ông? - Tôi xin nói ngay với tư cách chuyên gia quân sự, rằng không bao giờ là đủ đối với trang bị quân đội bất kỳ nước nào. Trang bị quốc phòng bao giờ cũng ở tình thế cần phát triển. Chúng ta trang bị vũ khí vừa đủ theo đường lối quân sự Việt Nam, cách đánh của Việt Nam. Tin rằng với sức mạnh tổng hợp như đã nói, chúng ta có thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. * Nhưng vấn đề là chúng ta kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc chủ quyền của ta ra sao để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập và xâm nhập rất sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam để gây hấn của tàu nước ngoài? - Việc kiểm soát vùng biển của mọi quốc gia đều vô cùng khó khăn. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát tốt nhất vùng biển của mình. Nhưng như sự việc ngày 26-5 vừa qua, việc lưu thông vô hại là quyền của các nước, ta không có quyền ngăn cấm, ngược lại ta còn phải bảo vệ họ. Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm là khi bắt đầu lao vào tàu Bình Minh 02 cắt cáp. * Sự phối hợp giữa các lực lượng như hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư... như thế nào để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh an toàn cho ngư dân? - Chủ trương của ta trong các va chạm dân sự thì các chủ thể dân sự giải quyết với nhau trên cơ sở giám sát của các cơ quan pháp luật, cơ sở luật pháp quốc tế và nước mình. Quân đội theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giải quyết. Như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi, ta không đưa hải quân trở thành chủ thể giải quyết. Khác nhiều nước ở chỗ ấy. Có người hỏi tôi: sao ngư dân ta bị các nước bắt thì bị phạt tiền, xử nặng nhưng khi ngư dân họ vi phạm pháp luật, chủ quyền của ta, ta không hành xử như thế? Ngư dân các nước cũng là người lao động, là dân nghèo. Lỗi của họ chỉ là phần nhỏ. Lỗi chính là ở người quản lý họ. Nếu vi phạm mình lập biên bản, bắt viết cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xử lý trước pháp luật. Rồi mình cung cấp dầu, nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình. Nếu ngư dân mình vi phạm luật pháp nước khác, mình đồng tình xử lý theo pháp luật, nhưng một điều không chấp nhận được là đối xử vô nhân đạo với ngư dân. Cắt dầu, cắt nước, cắt lương thực, tháo dỡ các phương tiện đi biển, phương tiện thông tin liên lạc... Đó là cách hành xử thô bạo, gây nguy hiểm tính mạng ngư dân. Chúng ta kiên quyết phản đối nhưng ta cũng không lấy hành động tương tự để trả đũa. * Liệu cách hành xử của Philippines có giá trị tham khảo đối với Việt Nam: lập hồ sơ những vụ việc để đưa lên Liên Hiệp Quốc? - Ở đây có hai câu hỏi: câu hỏi một, Philippines đưa hải quân, không quân ra, sao Việt Nam không đưa ra? Tôi nói quan trọng nhất là chúng ta đạt được mục đích, đó là mời tàu vi phạm luật pháp về. Tàu Bình Minh 02 được bảo vệ để tiếp tục khảo sát thăm dò chính ở vùng biển ấy. Và chúng ta phản ứng ở các kênh với Trung Quốc và công khai minh bạch với các nước khác để thấy đúng sai. Như vậy mục đích đạt được, không cần huy động lực lượng quân sự. Cái đó mới lâu bền, thể hiện sự kiềm chế của chúng ta, quyết tâm không để xảy ra xung đột. Câu hỏi hai, xây dựng hồ sơ đưa lên tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam và Trung Quốc vẫn phải giải quyết với nhau. Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặt lương tâm, tiếng nói của cộng đồng thế giới để Trung Quốc tự nhìn nhận lại mình. Còn về thực địa, không ai "sờ" vào được. Mình không cự tuyệt lựa chọn này. Nhưng chủ trương của ta hiện nay, theo tôi là đúng đắn, chưa cần thiết tới sự lựa chọn ấy. * Ông đánh giá thế nào về khả năng ra đời COC (Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông)? - COC là văn kiện cần thiết cho ASEAN và Trung Quốc, được nhiều nước quan tâm để cải thiện mối quan hệ trên biển Đông. ASEAN cam kết thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông) và tiến tới COC. Như Indonesia tuyên bố cố gắng cuối năm nay có được COC. Thủ tướng Campuchia Hun Sen mong muốn năm sau kỷ niệm mười năm DOC tại Phnom Penh sẽ ký luôn COC. Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN.5 cũng khẳng định cần khẩn trương xây dựng COC. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn. ASEAN và Trung Quốc chưa xác định được lộ trình tiến đến COC, còn tùy thuộc vào sự thống nhất trong ASEAN và sự đồng tình tham gia của Trung Quốc. Nhưng trước hết, việc tạo được sự đồng thuận trong ASEAN về cố gắng xây dựng COC cũng là sức mạnh để đấu tranh. * Đã có người ví ASEAN cần như bó đũa? - Chúng ta không thể trông chờ ASEAN đồng thuận trong mọi vấn đề. Sự can dự của các nước vào ASEAN rất khác nhau. ASEAN chọn những vấn đề chung nhất để tạo sự đồng thuận và rất may mắn trong đó có vấn đề biển Đông, vấn đề hòa bình ổn định, DOC... Tôi rất mong có COC nhưng không coi COC là trang bị pháp lý tuyệt đối, đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề ở biển Đông. Cái mà chúng ta chờ đợi là hành động của chính mình, giải quyết trực tiếp với những quốc gia có khác biệt, tranh chấp với chúng ta như đã đề cập. Không thể trông chờ vào một nước nào đó, một diễn đàn đa phương nào đó bởi những yếu tố này chỉ là hỗ trợ. Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giải quyết được vấn đề. * Việc đầu tư nghiên cứu biển Đông, xây dựng Luật biển có ý nghĩa như thế nào, thưa ông? - Chúng ta phải luật hóa, dân sự hóa, kinh tế hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển của chúng ta. Cái đó là biện pháp cơ bản, lâu dài khẳng định chủ quyền của chúng ta. * Xin cảm ơn thứ trưởng. ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện |
VIDEO & KARAOKE - Hợp Ca - Đáp Lời Sông Núi (Trúc Hồ)
HÃY CÙNG NHAU PHỔ BIẾN BÀI NHẠC NÀY ĐẾN VỚI TUỔI TRẺ VIỆT NAM. CẢM ƠN TRUNG TÂM ASIA & NHẠC SĨ TRÚC HỒ NHẠC PHẨM GIÁ TRỊ NÀY.
Free counters
Giá vàng tăng tốc
Tốc độ tăng giá của vàng trong ngày 6.6 diễn ra nhanh hơn so với những ngày trước đó. Lực mua trên thị trường xuất hiện nhiều hơn. Vượt 38 triệu đồng/lượng Sáng 6.6, giá vàng SJC tăng 110.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa cuối tuần qua, giá mua - bán lên 37,97 triệu - 37,99 triệu đồng/lượng. Vài giờ sau, mốc giá 38 triệu đồng/lượng bị phá vỡ, giá bán tăng lên 38,05 triệu - 38,07 triệu đồng/lượng vào đầu giờ chiều sau đó giảm về 38,02 triệu - 38,04 triệu đồng/lượng vào cuối ngày.
Tốc độ tăng giá của vàng trong nước nhanh hơn so với thế giới. Giá vàng thế giới cùng ngày 6.6 chỉ tăng 2 - 4 USD/ounce (tương đương 50.000 - 100.000 đồng/lượng) so với giá cuối tuần qua, dao động quanh mức 1.544 - 1.546 USD/ounce. Ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Sacombank - SBJ, cho biết lực mua vàng trong sáng 6.6 xuất hiện nhiều hơn bán, nguồn cung trên thị trường ít đã đẩy giá vàng tăng nhanh hơn. Nhu cầu mua chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Thị trường vàng hiện nay vốn giao dịch không nhiều nên ngay khi xuất hiện lực mua khoảng vài trăm lượng, giá đã biến động nhanh. Trước đó vài ngày, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đã bán ra, sau đó chờ giá xuống mua lại. Khi giá vượt 38 triệu đồng/lượng, họ buộc phải mua lại ngay. Một diễn biến khác, trong vài tuần gần đây, do giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới (có ngày thấp hơn 300.000 - 400.000 đồng/lượng) nên một số doanh nghiệp gom vàng xuất khẩu. Ước chừng trong 3 - 4 tuần trở lại đây, lượng vàng xuất khẩu hơn 1 tấn.
Ông Trần Trọng Quốc Khanh - Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - cho biết so với năm trước thì tình hình xuất khẩu năm nay không mấy khả quan do thuế xuất khẩu cao 10%. Ông Khanh cho rằng khi nguồn vàng trong dân hầu như không sử dụng được vào việc gì như hiện nay thì việc cải tiến chính sách để xuất vàng thu ngoại tệ cho nền kinh tế là điều cần suy nghĩ. Theo quy định từ tháng 5, các ngân hàng ngưng huy động và cho vay vàng. Một số ngân hàng đã chuyển sang dịch vụ giữ hộ vàng không tốn phí, ưu đãi mua giá cao khi khách hàng bán vàng gửi tiền đồng. Một số ngân hàng áp dụng lãi suất huy động chứng chỉ vàng từ 1,5%/năm - 2,3%/năm. Theo ông Trần Trọng Quốc Khanh, so với lãi suất tiền đồng thì gửi vàng hiện nay không hấp dẫn bằng nên khả năng khách hàng rút vàng bán chuyển sang gửi tiền đồng là điều có thể xảy ra. Trong khi trước đó các ngân hàng đã cho vay vàng, hợp đồng chưa đến hạn trả nên ngân hàng sẽ đứng trước tình trạng mất thanh khoản về vàng. Chính vì vậy mà một số ngân hàng đã phải huy động chứng chỉ vàng với lãi suất cao. Dự báo giá còn tăng Ông Trần Trọng Quốc Khanh cho rằng dù nhu cầu vàng trên thị trường giảm sau nhiều giải pháp chống lạm phát của Chính phủ nhưng giá vàng vẫn nằm trong xu hướng tăng, đặc biệt trong tháng 6, giá vàng được hỗ trợ bởi các yếu tố trong và ngoài nước. Theo quy định đến 30.6, các ngân hàng trước đây đã bán vàng quy đổi sang tiền đồng sẽ hoàn tất việc mua vàng để trả lại trạng thái. Trên thị trường quốc tế, trong tháng 6, gói hỗ trợ kinh tế thứ hai của Mỹ kết thúc trong khi thông tin thất nghiệp Mỹ vẫn chưa được cải thiện nhiều. Ông Khanh dự báo: "Theo tôi giá vàng thế giới sẽ quay lại mức kỷ lục đã xác lập cách đây 1 tháng là 1.576 USD/ounce và khả năng lên 1.600 USD/ounce trong năm nay là điều có thể". Ông Tôn Thế Vĩnh Quyền cũng nhận định, về mặt kỹ thuật, khả năng trong tuần này giá vàng thế giới sẽ lặp lại mức kỷ lục mới 1.576 USD/ounce. Ở thị trường trong nước, chống lại xu thế tăng của giá vàng là yếu tố giá USD thấp. Sau các biện pháp được Ngân hàng Nhà nước triển khai như giảm lãi suất huy động USD, các doanh nghiệp nhà nước bán lại USD, tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ..., giá USD tiếp tục có dấu hiệu giảm khi nguồn cung USD tăng. So với đầu tháng 5, giá bán USD của các ngân hàng hiện giảm 140 đồng/USD, xuống còn 20.580 đồng/USD. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố gần đây có xu hướng giảm. Giá USD giảm sẽ hãm đà tăng giá vàng trong nước. Thanh Xuân |