THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 September 2013

Lo ngại về luật Internet mới tại Việt Nam



Internet-Viet-Nam

Nghị định Internet mới tại Việt Nam bị chế nhạo là có khả năng kìm hãm sự phát triển ngành công nghệ thông tin truyền thông của đất nước (ICT).
Nhưng chính phủ cho biết động thái trên, có hiệu lực vào ngày chủ nhật mùng 01 tháng 9, với mục đích chống lại đạo văn, và một số chuyên gia cho rằng điều này là rất quan trọng cho ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến đang nổi lên.
Ngành công nghiệp ICT (công nghệ thông tin truyền thông) của Việt Nam đang phát triển từng ngày. Người sử dụng Internet tăng từ hơn 17 phần trăm dân số năm 2006 lên đến hơn 35 phần trăm trong năm 2011.
Ngành công nghiệp này kiếm được 13,7 tỷ đô la doanh thu vào cuối năm 2011, tăng hơn gấp đôi con số của năm trước.
Trong khi các chuyên gia ngành công nghiệp đồng ý rằng Việt Nam cần có một khuôn khổ quản trị rõ ràng cho dịch vụ truyền thông, họ cũng đồng ý rằng nó phải có lợi cho tăng trưởng. Nhiều người cho rằng Nghị định 72 về “Quản lý , cung cấp , sử dụng dịch vụ Internet và thông tin nội dung trực tuyến” sẽ có tác dụng ngược lại.
Theo quy định mới, các công ty có đại diện ở trong nước phải có một máy chủ trong nước, và theo dõi nội dung để tránh “các hành vi bị cấm.” Các hành vi này bao gồm “thúc đẩy bạo lực, đồi truỵ, lối sống sa đoạ, tội ác, tệ nạn xã hội, và mê tín dị đoan.”
Các chuyên gia cho rằng các chi phí phát sinh thêm từ chính sách giám sát này và các từ ngữ mơ hồ của Nghị định sẽ bóp nghẹt sự đổi mới và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
“Nó không tốt cho người sử dụng và không tốt cho các công ty trong nước”, chuyên gia tại một công ty Internet quốc tế không muốn nêu tên cho biết. “Bất kỳ công ty điều hành nào cũng đều phải hợp tác với chính quyền, phải cung cấp dữ liệu người dùng và phải có các máy chủ tại địa phương mà chính phủ có thể truy cập vào được”. Ông nói rằng điều này sẽ tác động rất lớn đến các các doanh nghiệp. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp trực tuyến sẽ phải làm là thuê một luật sư thay vì một nhà phát triển bởi vì họ thậm chí không thể bắt đầu, trừ khi họ đã làm tất cả các thủ tục giấy tờ” ông cho biết.
Những yêu cầu trong Điều 4 được nhiều người phê phán nêu lên, trong đó nói rằng các blog và các trang web truyền thông xã hội chỉ được chứa các thông tin cá nhân, và không trích dẫn hoặc tham khảo tài liệu từ nơi khác.
Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Lê Nam Thắng, cho biết điều này liên quan đến quyền tác giả. “Tin tức không thể được lấy từ một cơ quan truyền thông và sau đó sử dụng mà không được phép”, trích dẫn trong một bài báo của báo Nhân dân thuộc Đảng Cộng sản.
Đạo văn tràn lan giữa các nhà báo địa phương . Gần đây cổng thông tin Báo mới đã bị kiện bởi báo PetroTimes vì đã sao chép hơn 10.000 bài báo của báo này trên trang web của Báo Mới.
Trang chia sẻ nhạc Nhac Cua Tui ở Việt Nam, gần đây đã bị phạt vì nhiều người sử dụng được báo cáo vi phạm bản quyền .
Hạn chế những cái người dùng có thể chia sẻ thông qua nền tảng trực tuyến có thể giúp ngành game phát triển, một chuyên gia ngành công nghiệp muốn giấu tên tại Việt Nam cho biết.
“Vi phạm bản quyền là một vấn đề lớn đối với các nhà phát triển trò chơi” ông nói. “Mọi người đều ăn cắp những thứ của người khác và chính quyền dường như không quan tâm”.
Việt Nam có hơn 13 triệu người chơi, và ngành công nghiệp trò chơi đang phát triển nhanh chóng.
Việt Nam cũng là thị trường game trực tuyến lớn nhất theo giá trị trong vùng Đông Nam Á , với doanh số 150 triệu đô la trong năm 2011, tăng từ 120 triệu trong năm 2009.
Nhưng hầu hết các game thủ Việt Nam vẫn chơi trò chơi nước ngoài, theo ông Nguyễn Tuấn Huy, người sáng lập của Emobi Games, một trong những nhà phát triển game hàng đầu của Việt Nam .
Huy cho biết thêm rằng nghị định mới có thể làm cho việc sản xuất các trò chơi trở nên mạo hiểm”, bởi vì các nhà phát triển không biết liệu các trò chơi có được cho phép hay không” ông nói.
“Việc kiểm soát các trò chơi nên được thực hiện sau khi trò chơi đã được giới thiệu” ông đề xuất, “nhưng nó phải được thực hiện một cách cởi mở để tạo thuận lợi cho đầu tư và phát triển.”
Huy cho biết ông tin rằng bản quyền là một vấn đề của thị trường và không phải điều mà chính sách của chính phủ có thể giải quyết .
“Chúng ta có thể ngăn chặn nó với những thay đổi dần dần, từng ngày trong tương lai”, ông nói.
* Nguồn: EncaDefend the Defenders CHUYỂN NGỮ

Phí “bôi trơn” khiến giá BĐS luôn “ảo”



doanhnghiep-phiboitron

Phí “bôi trơn” cho bất động sản (BĐS) là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá ảo, cầu ảo khiến thị trường này đóng băng. Theo đó, lượng vốn lớn của xã hội bị găm vào lĩnh vực này.
Nhiều năm qua, thị trường BĐS Việt Nam luôn phát triển trong tình trạng nóng, khiến người có nhu cầu mua nhà thực hoảng hốt. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, tình hình nhà đất đã bớt căng thẳng do nhiều nhà đầu tư tuyên bố cắt lỗ, bán giá chạm đáy về giá trị thực, thậm chí dưới đáy. Nhưng như thế nào là giá thực, thế nào là đã chạm đáy, rất khó để xác định. Dư luận vẫn đặt câu hỏi, tại sao đến thời điểm này, Bộ Xây dựng vẫn chưa yêu cầu các đơn vị, DN BĐS công khai chi phí xây dựng (giá thành).

Phân khúc nào đã đạt giá trị thực?

Thời gian qua, BĐS đã có sự dịch chuyển trong phân hạng chào bán khi từ 2007- 2011 phân khúc hạng sang và cao cấp chiếm 25% số dự án chào bán. Nhưng từ 2012 đến nay con số này chỉ chiếm dưới 10%, chủ yếu tập trung ở hai quận Từ Liêm và Hai Bà Trưng. Xu hướng này phản ánh nguồn cầu thực là mua để ở. Dự án chào bán năm 2013 có giá chào thấp hơn nhiều so với giá trung bình của 5 năm năm trước do có sự dịch chuyển sang phân khúc trung cấp và bình dân.
Triển vọng nguồn cầu trong thời gian tới cho thấy, người dân cũng như nhà đầu tư đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp lý. Sản phẩm có giá trong khoảng 15-20 triệu/m2 sẽ là thị trường mục tiêu sẽ được tiêu thụ tốt. Nhưng ngay khi giá hợp lý thì vẫn cần được cung cấp dịch vụ quản lý tôt, tiện ích tốt.
Theo đó cam kết thực của chủ đầu tư vẫn là yếu tố then chốt để chiếm niềm tin của thị trường. Người dân vẫn kỳ vọng giá chào bán sẽ gần hơn với giá trị thực, theo đó chủ đầu tư sẽ điều chỉnh giá phù hợp với nhu cầu thị trường. Các dứ án sẽ vẫn trong áp lực giảm giá, nhất là với các dú án có khối lượng giao dịch thấp và mức giá không hợp lý theo hiện thực thị trường.
Theo ông Leon Cheneval, Phó giám đốc Công ty CBER tại Việt Nam, qua nghiên cứu cho thấy giá chào có thể đã chạm đáy tại một số dự án. Điều này đặc biệt đúng tại một số dự án mà chi phí cao hơn giá bán ra.
Cùng nhận định, trong báo cáo mới đây của mình, Dragon Capital cho rằng, một vài phân khúc của thị trường BĐS đã chạm đáy, đã về giá trị thực, nhưng cả thị trường thì “có lẽ chưa”.
Theo nhận định của Dragon Capital, có hai phân khúc của thị trường BĐS có thể đã gần chạm đáy. Đó là, thứ nhất, những dự án văn phòng chất lượng tốt ở vị trí đắc địa, và thứ hai, các dự án nhà ở có vị trí tốt do các chủ đầu tư có uy tín xây dựng.
Bên cạnh đó, các báo cáo của các ngân hàng thương mại trong quý I cho thấy tình hình hoạt động không có sự sa sút thêm. Với sự liên hệ chặt chẽ của hai lĩnh vực ngân hàng và BĐS, đây có thể được xem là một tín hiệu để hy vọng rằng, thị trường BĐS đang dần hình thành một mức đáy.

Không “bôi” khó “trơn”

Nhiều DN BĐS đã khẳng định, BĐS đã về giá trị thực nhưng một số chuyên gia cho rằng: như thế nào là giá thực, thế nào là đã chạm đáy, rất khó để xác định.
TS.Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT cho rằng: Chuyện công khai giá thành trong BĐS hiện đang vướng mắc, nguyên nhân là từ khu vực quản lý. Cách thức quản lý giá trong thị trường BĐS vẫn dựa trên nền tảng của tư duy bao cấp. Chính vì vậy, chúng ta thấy không cần thiết phải công khai minh bạch đối với các DN đang đầu tư vào thị trường BĐS, và theo đó ước tính thành phần cấu thành giá cũng có sai lệch so với thực tế.
Hơn nữa ngành BĐS vẫn đang giữ nguyên cách tính giá trong một thời gian dài, giữ nguyên cơ cấu giá khiến nó sẽ như một yếu tố “nằm chết” chứ không phải là yếu tố vận hành trong thị trường.
“Như vậy, khi giá đã sai thì một số quyết định về công cụ tài chính để quản lý thị trường BĐS cũng sẽ bị xộc xệch. Chắc chắn là những người quản lý thị trường BĐS chưa có công cụ tài chính hữu ích để quản lý”, TS. Đặng Hùng Võ nói.
Trong câu chuyện công khai giá, theo dư luận, các DN BĐS không công khai giá thành xây dựng vì phí bôi trơn quá lớn. Theo đó, trong những nghiên cứu về tham nhũng trong quản lý đất đai gần đây, trong bản đồ tham nhũng Việt Nam luôn xếp ở nhóm gần cuối (nhóm tham nhũng nhiều). Với tình trạng đó, những nhà đầu tư đang phải chịu phí bôi trơn rất lớn.
“Nhiều nhà đầu tư cho biết phí bôi trơn khoảng 25, 30%. Các DN khó công khai, theo kế toán họ có cách dàn dựng, nhưng chi phí thật cho dự án thì luôn luôn bị phủ bởi yếu tố mập mờ và chỉ nhà đầu tư mới biết là bao nhiêu”, TS. Đặng Hùng Võ cho biết.
Về điều này, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng trong chi phí cho xây dựng cơ bản thì phí bôi trơn không hề nhỏ, nhưng khi bôi trơn xong người ta phải đưa vào giá thành, giá bán nhà, người tiêu dùng phải chịu. Trong điều kiện hiện nay, thu nhập, khả năng tài chính như thế và với mức giá như thế thì người dân không thể mua được, dẫn đến lượng tồn kho lớn. Phí bôi trơn đang tạo ra hậu họa cho thị trường BĐS và toàn xã hội.
Ngoài ra, phí bôi trơn có thể do cơ chế chính sách có sơ hở, do thoái hóa trong bộ máy, hoặc do sự giám sát của các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Người đầu tư người ta không muốn bôi trơn nhưng nếu không bôi trơn thì không được việc. Để ngăn chặn và xử lý tình trạng này, theo ông Kiêm, cần truy lại nguồn gốc “bôi trơn” để xử phạt đúng địa chỉ, đúng trách nhiệm.
“Những người đã “ăn phần” vào đây cũng cần phải truy trách nhiệm”, ông Kiêm thẳng thắn.
THEO TẦM NHÌN

TRUNG QUỐC THƯỞNG NÓNG 50 TRIỆU VNĐ CHO ĐỒN BIÊN PHÒNG MÓNG CÁI ??


trungquoc-mongcai


Bài 3: Kết nghĩa, chung tay xây dựng biên giới bình yên (Tiếp theo và hết)

Tổ chức kết nghĩa đồn, trạm hữu nghị, chung tay xây dựng biên giới bình yên tại các khu vực biên giới, cửa khẩu trọng điểm; nhân rộng mô hình “bản kết bản”, tổ chức các hoạt động giao lưu tại các đơn vị cơ sở của lực lượng biên phòng hai nước; tăng cường đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân… là các nội dung được lãnh đạo Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Cục Quản lý Biên phòng (Bộ Công an Trung Quốc) nhất trí triển khai, đẩy mạnh thực hiện.
Biên giới chung, cùng bảo vệ
Cuối tháng 7-2013, Đoàn cán bộ Cục Quản lý biên phòng (Bộ Công an Trung Quốc) do Thiếu tướng, Cục trưởng Vũ Đông Lập dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, sau khi nghe báo cáo hoạt động phối hợp, Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh BĐBP Việt Nam và Thiếu tướng Vũ Đông Lập đánh giá cao kết quả hợp tác giữa BĐBP Quảng Ninh và lực lượng chức năng nước bạn. Cục trưởng Vũ Đông Lập thay mặt Cục Quản lý Biên phòng, thưởng “nóng” 50 triệu đồng cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái vì thành tích phối hợp với Công an biên phòng Trung Quốc bắt giữ các đối tượng vi phạm là công dân nước bạn đang tìm cách xâm nhập trái phép vào Việt Nam.
 Đại diện các đồn biên phòng tuyến biên giới tỉnh Quảng Ninh đón Đoàn đại biểu Trạm hội ngộ, hội đàm BĐBP tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sang hội đàm.
Thiếu tá Nguyễn Đức Tùng, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái kể cho chúng tôi nhiều chuyên án mà lực lượng chức năng hai nước, hai địa phương giáp biên phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là phá các đường dây, ổ nhóm lớn về buôn bán, vận chuyển ma túy, mua bán người; giải cứu nhiều phụ nữ, trẻ em bị mua bán qua biên giới… và cả trong phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn… Đồn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phía bạn, định kỳ hằng tháng, hằng quý luân phiên trao đổi, hội đàm; nếu có tình hình đột xuất thì hội đàm đột xuất, hoặc thông qua đường dây nóng… Những đợt “cao điểm” về lưu thông hành khách, hàng hóa qua cửa khẩu, lực lượng chức năng hai bên đều thông báo trước cho nhau, cùng phối hợp giải quyết nhịp nhàng, đúng quy định, không để xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu.
Thực hiện biên bản về thiết lập cơ chế phối hợp biên phòng ba cấp được ký kết, thời gian qua, lực lượng biên phòng hai nước trên biên giới tỉnh Quảng Ninh đã hợp tác hiệu quả, nhất là trong quản lý, bảo vệ biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới; tuyên truyền để nhân dân và LLVT hai nước thấy rõ trách nhiệm trong xây dựng biên giới hữu nghị.
Tìm hiểu thực tế tại các đồn, trạm thuộc BĐBP tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi được biết: Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên biên giới hai nước thực sự có chuyển biến về nhận thức và ngày càng thiết thực, hiệu quả. Các đối tượng phạm tội buôn bán ma túy, mua bán người, buôn lậu… qua biên giới là người Việt Nam, thì lực lượng chức năng Trung Quốc cũng coi đây là đối tượng đấu tranh của bạn. Các đối tượng là công dân nước bạn gây án tại Trung Quốc, có lệnh truy nã; đối tượng vượt biên trái phép vào Việt Nam… khi bạn cung cấp thông tin, yêu cầu, thì BĐBP, Công an Việt Nam cũng vào cuộc phối hợp điều tra, bắt giữ rất kịp thời, hiệu quả.
Thượng tá Phạm Văn Thắm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bắc Sơn (TP Móng Cái) đưa chúng tôi ra khu vực giáp biên và cho biết: Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, lực lượng chức năng hai bên biên giới, nên việc giải quyết các vấn đề nảy sinh nhanh chóng, hiệu quả, chủ yếu qua hiệp thương, hội đàm. Ví như, trước khi xây dựng các công trình hai bên biên giới (kè, đường ven sông) lực lượng chức năng hai bên đều trao đổi trước, công khai thiết kế, tham mưu hiệu quả cho chính quyền địa phương. Quá trình xây dựng, nếu có vi phạm, thì qua đường dây nóng, qua thư trao đổi, lực lượng chức năng hai bên nhanh chóng phối hợp, yêu cầu khôi phục nguyên trạng, không để xảy ra phức tạp.
Để tăng cường hoạt động phối hợp, lực lượng biên phòng hai bên đã xây dựng các quy chế như: Biên giới đoạn 8, mỗi năm luân phiên hội đàm một lần; cấp Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, 6 tháng hội đàm, hội ngộ một lần; các đồn biên phòng 3 tháng/lần với trạm hội ngộ, hội đàm phía bạn, trường hợp đột xuất thì thông qua đường dây nóng. Trên tuyến biển, BĐBP tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội đàm, hội ngộ với lực lượng hải cảnh tỉnh Quảng Tây; thường xuyên duy trì đường dây nóng… Các Đồn Biên phòng: Móng Cái, Bắc Phong Sinh… có trạm hội ngộ, hội đàm sau mỗi chuyến tuần tra chung, lực lượng chức năng hai bên gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn các vấn đề liên quan… Mới đây, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái tiến hành kết nghĩa toàn diện với Trạm hội ngộ, hội đàm của Công an biên phòng Đông Hưng (Quảng Tây)…
Vun đắp tình hữu nghị láng giềng gần
Dịp cuối năm, chính quyền huyện Hoành Mô và TP Móng Cái lại phối hợp với địa phương nước bạn tổ chức “Hội thi hát đối trên sông”. Trong trang phục truyền thống, bà con hai bên biên giới cùng cất cao lời ca tiếng hát, ca ngợi tình đoàn kết, quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Trung “núi liền núi, sông liền sông”, ca ngợi Đảng, lãnh tụ của hai nước. Rất đông người dân hai bên biên giới đến xem và cổ vũ. Nhiều buổi liên hoan văn nghệ của nhân dân các xã, bản giáp biên hai nước cũng được tổ chức. Các dịp lễ Tết, Quốc khánh, kỷ niệm ngày thành lập quân đội và lực lượng biên phòng… chính quyền, các đồn, trạm của hai bên đều đến chúc mừng, giao lưu, tặng quà, qua đó thêm hiểu, thêm gần và phối hợp hiệu quả hơn.
Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh BĐBP Việt Nam đón Đoàn cán bộ Cục Quản lý biên phòng (Bộ Công an Trung Quốc) sang thăm và làm việc (tháng 7-2013).
Nhà báo Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh cho biết: Đài phối hợp với một số cơ quan báo chí trong nước và 4 cơ quan báo chí lớn của Trung Quốc đã tổ chức rất thành công hai cuộc thi “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung” và đang tích cực chuẩn bị cho cuộc thi lần thứ 3 vào tháng 10 tới. Chỉ với lời ca tiếng hát, nhưng hoạt động này rất “đi vào lòng người”, thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, thắt chặt tình hữu nghị, nhất là giữa các địa phương có chung biên giới.
BĐBP tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Sở Ngoại vụ xây dựng “Tiêu chí về đối ngoại nhân dân” và in các tờ rơi (bằng tiếng Việt và tiếng Trung) thể hiện nội dung 3 văn kiện pháp lý trong quản lý, bảo vệ biên giới đất liền, chuyển đến các đồn biên phòng cửa khẩu để phát, tặng cho người dân qua lại biên giới. Hai xã Đồng Văn và Hoành Mô (huyện Bình Liêu) được trên chọn làm điểm về công tác đối ngoại nhân dân. Chính quyền hai xã đã tổ chức các hoạt động đối ngoại với chính quyền, nhân dân Trấn Động Trung (Khu Phòng Thành, Quảng Tây), như: Gặp gỡ xã giao; tuyên truyền cho nhân dân hai bên biên giới về chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Chính phủ hai nước; vận động nhân dân hai bên thực hiện nghiêm 3 văn kiện pháp lý về quản lý, bảo vệ biên giới đất liền…
Tháng 3-2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản, chỉ đạo các địa phương biên giới tổ chức kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới. Bản Phai Lầu được chọn “làm điểm”; Trưởng bản Chíu Chăn Làu đã mời đại biểu chính quyền, nhân dân bản Tràng Nhì, Trấn Động Trung sang thăm; người dân hai bản đã giao lưu, thăm hỏi…; nội dung kết nghĩa đang được bàn thảo và sớm hoàn tất.
Chúng tôi xin kết thúc bài viết này bằng ý kiến của Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh BĐBP: Từ mô hình “bản kết bản”, lực lượng biên phòng hai nước sẽ tham mưu xây dựng quy chế; nhân dân các xã, bản biên giới xây dựng quy ước, khế ước, tiến tới tổ chức kết nghĩa các cụm dân cư biên giới trên toàn tuyến. Công dân hai nước trên biên giới rất gần nhau về khoảng cách địa lý; một bộ phận có quan hệ họ hàng, dòng tộc; từng khu vực giáp biên của mỗi nước có khó khăn, thuận lợi riêng, nếu xây dựng được quan hệ hữu nghị, đoàn kết, phát huy được thế mạnh của nhau, thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, thì ý nghĩa, hiệu quả sẽ “nhân lên” nhiều lần; tình hữu nghị truyền thống “láng giềng gần” càng thêm gắn bó, bền chặt.
THEO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Tiền bí chỗ tiêu, kinh tế tắc cơ hội

Tác giả: Trần Thủy


Trong khi doanh nghiệp đang “sống dở chết dở” thì tiền nhà băng vẫn chạy lòng vòng, không thể đưa vào sản xuất. Kết cục: doanh nghiệp hoạt động khó khăn, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu còn tiền vẫn “ế” chỏng chơ trong ngân hàng, như vậy nền kinh tế sẽ còn trì trệ. 

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 20/8, tín dụng của toàn hệ thống mới tăng 5,41% so với tháng 12/2012, trong khi đó, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 9,48% so với cuối năm 2012. Huy động nhiều, cho vay ít đang đặt các ngân hàng vào thế khó xử.

Tín dụng khó đạt kế hoạch
Ngân hàng Nhà nước đang muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để hoàn thành kế hoạch tăng 12% trong năm 2013, với lý do đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế từ 5-5,5%. Tuy nhiên nhìn vào con số trên nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng tín dụng khó đạt kế hoạch. Đến nay lãi suất cho vay đã hạ đáng kể, giúp cho các DN có điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn, tuy nhiên theo các chuyên gia, những lĩnh vực trước kia ngân hàng "bơm" vốn mạnh và cũng là nơi hút nhiều vốn ngân hàng nhất là bất động sản, xi măng, thép, điện, khai khoáng, thủy sản... hiện đều bê bết, thậm chí còn thua lỗ, đình đốn, ngừng trệ. Ngân hàng từ lâu cũng đã hạn chế cung vốn cho các lĩnh vực này, vì vậy muốn đẩy vốn ra không dễ.

Một vấn đề khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại nữa chính là tổng cầu yếu. Tổng cầu yếu khiến cho sản xuất đình đốn, không có đầu ra và nhu cầu về vốn thấp. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến đầu tháng 8/2013 sức cầu vẫn yếu ớt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5,1%, một mức tăng rất thấp so với bình quân nhiều năm trước.

{keywords}
DN bí vốn, tiền lại chạy lòng vòng trong ngân hàng (ảnh minh họa - ft.com)

Trong khi đó, sức khoẻ DN đang sa sút trầm trọng. Số DN xếp hạng tốt đã giảm mạnh nên tiềm ẩn không ít rủi ro trong tín dụng. Một số ngân hàng cho biết, thời gian qua tập trung rót vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, song nợ xấu trong các lĩnh vực này đang bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh. Tồn kho thủy sản, tồn kho lương thực đang tăng cao, không những thế giá tồn kho cao hơn giá thị trường.

Trên thực tế, những tháng cuối năm nhu cầu về vốn thường tăng cao hơn. Nhưng quan trọng nhất là sự khôi phục thực sự của kinh tế chưa rõ ràng, đẩy vốn ra khó đạt mục tiêu.

Đem tiền đi đâu?
Theo các chuyên gia, với tổng số dư tiền gửi tăng 9,48%, ước đạt khoảng 300.000 tỷ đồng, cộng với từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã tung ra 70.000 tỷ đồng mua vào gần 4 tỷ USD qua các ngân hàng thương mại - một lượng vốn lớn. Trong khi đó, các ngân hàng mới chỉ cho vay được khoảng 170.000 tỷ đồng (5,41%), mua trái phiếu Chính phủ khoảng 100.000 tỷ đồng, số tiền còn lại ngoài trích lập dự phòng rủi ro, thanh toán những khoản đến hạn cho khách hàng... nên vẫn còn một khoản lớn không biết giải quyết thế nào?

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, tính đến hết tháng 6/2013 các ngân hàng thương mại đã gửi ra nước ngoài khoảng 2,5 tỷ USD.
Ngoài ra, số tiền đó có thể dành để đảo nợ. Một trong những biện pháp phổ biến nhất chính là việc hỗ trợ giải ngân các khoản vay mới cho các khách hàng để trả nợ cũ, khi đó nợ xấu giảm, sổ sách ngân hàng sẽ đẹp lên.
Tuy nhiên, các hướng xử lý trên với số vốn huy động lớn chưa hẳn là điều tốt. Theo phân tích của các chuyên gia, việc phát hành trái phiếu Chính phủ quá nhanh sẽ có nguy cơ chèn ép mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và làm giảm tăng trưởng kinh tế một khi đồng vốn vay không được khu vực công sử dụng hiệu quả. Nhiều người vẫn băn khoăn về các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước thường có hiệu quả không cao và lo ngại tham nhũng, quản lý yếu kém...
Về bản chất, trái phiếu Chính phủ là khoản vay, tức là vay thì phải trả nợ gốc và nợ lãi. Thế nhưng, hầu hết số vốn huy động lại đầu tư vào những lĩnh vực không có thu hồi (y tế, giáo dục, thủy lợi, giao thông), nên toàn bộ gánh nặng trả nợ gốc và nợ lãi sẽ thuộc về ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra việc gửi tiền ra nước ngoài cũng được cho là nghịch lý lớn bởi đồng vốn đang chạy lòng vòng, không được đưa vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, còn việc đảo nợ được cho là hoạt động tín dụng không sinh lợi.
Trong khi đó hiện tượng huy động vượt trần lãi suất vẫn không hề giảm. Hiện tại khách hàng vẫn có thể gửi tiền vào một số ngân hàng thương mại cổ phần với lãi suất 9,2- 9,8% cho kỳ hạn 1 tháng, vượt trần quy định trên 2% và vượt xa so với mức 5-6% của nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh. Đây cũng là điều bất thường.
Nhiều ý kiến cho rằng điều đó chứng tỏ sự bất ổn của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện. Trong khi doanh nghiệp đang "sống dở chết dở" thì tiền vẫn chạy lòng vòng không thể đưa vào sản xuất. Kết cục: doanh nghiệp hoạt động khó khăn, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu còn tiền vẫn "ế" chỏng chơ trong ngân hàng, như vậy nền kinh tế sẽ còn trì trệ.

PGHH từ Cần Thơ: Côn(g) An và Côn Đồ lộng hành bạo ngược kêu trời không thấu!

Lê Quang Liêm

PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY

CỦNG CỐ GIÁO QUYỀN-THỐNG NHẤT GIÁO HỘI-XIỂN DƯƠNG GIÁO PHÁP
---------------------------------------------------------
PHẢI BIẾT TÔN TRỌNG QUYỀN TÍN NGƯỠNG THIÊNG LIÊNG ĐỐI VỚI CÁC PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG NGHÌN ĐỜI CỦA DÂN TỘC.

Ngày lễ giổ cúng kiến ông Bà Cha mẹ . . . ngày làm tuần cho các thân nhân quá cố . . . ngày cầu siêu, cầu an . . . là những phong tục truyền thống nghìn đời của dân tộc VN. Trãi qua mấy nghìn năm, những phong tục truyền thống này, qua nhiều chế độ vẫn được xem là quyền tín ngưỡng thiêng liêng không một giới cầm quyền nào không cúi đầu tôn trọng. Thậm chí gần 2000 năm Bắc thuộc dưới quyền đô hộ của Trung Hoa, các ông “xí xô” cũng luôn kính trọng mấy ngày lễ này. Đặc biệt là thời kỳ thực dân Pháp, loại ngoại bang dị chủng cũng biết tôn trọng ngày lễ này.

Do đó những ngày lễ này có thể gọi là ngày lễ tuyệt đối BẤT KHẢ XÂM PHẠM. Nhưng tiếc thay! Dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN, “người Việt cai trị người Việt” thì các sắc thái thiêng liêng của những ngày lễ ấy đã không còn nữa.

Đành rằng: Ai cũng biết, với đảng cộng sản (cs) thì: Vô gia đình, vô Tổ Quốc, vô Tôn giáo, nhưng trên thực tế những người cộng sản trong 3 thứ “Vô” này, không phải họ từ dưới đất chui lên, mà họ vẫn có cha mẹ, có ông nội, bà ngoại . . . như bao nhiêu người khác. Họ cũng có lễ giổ, những lễ tưởng niệm, có khi còn rình rang đáng khiếp . . . Nhưng đối với người khác, nhất là những người chống cs, . . đặc biệt là PGHH thì họ chà đạp một cách không thương tiếc.

Tôi (Lê Quang Liêm) xin hỏi Quý ông:

-Nguyễn Phú Trọng.

-Trương Tấn Sang.

-Nguyễn Sinh Hùng.

-Nguyễn Tấn Dũng.

Có thù oán gì với PGHH hay PGHH có gây cừu hận gì với các ông mà các ông luôn luôn triệt tiêu PGHH một cách tàn nhẫn trong mọi môi trường, trong mọi cơ hội, trong mọi tình huống có thể được.

Nếu phải viết ra hằng trăm trang giấy cũng không thể tả hết những tội ác của đảng csVN đối với PGHH.

Trong những trang giấy này tôi chỉ đề cập đến cái tội ác chà đạp lên lòng tín ngưỡng thiêng liêng của tín đồ PGHH đối với phong tục truyền thống nghìn đời của dân tộc VN trong việc giổ quẩy cúng ông Bà Cha Mẹ, trong việc làm tuần, cầu siêu cho người quá cố!

Hãy nghe lời tố cáo của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trị Sự Viên PGHH Thuần Túy cư ngụ số nhà 128 khu vực Thới Trinh A, Phướng Thới An, Quận Ô Môn, TP Cần Thơ kể rằng: Ngày 22/7 Âl Quý Tị (2013) nhà bà có tổ chức lễ cúng giổ cho nội tổ thì chánh quyền địa phương huy động lực lượng vũ trang đủ loại, tay cầm dùi cui, roi điện, súng ống tua tủa có cả xã hội đen trà trộn theo đám công an ra sức ngăn chận các nẻo đường đi vào nhà bà Lan, không cho một ai được vào dự lễ. Tất nhiên có người phản kháng thì bị đánh đập rất dã man, đại thể như anh Nguyễn Ngọc Tân bị đánh rất nặng, ông Bùi Văn Luốc, Nguyễn Châu Lang, v.v. . . cũng bị đánh và buộc phải rời khỏi địa phương.

Hành động bạo ngược này đã xảy ra không biết bao nhiêu lần trong vùng PGHH Thuần Túy, không những với những Trị Sự Viên PGHH mà còn với những tín đố lương thiện. Đại thể như tại nhà anh Trần Văn Quân ở xã Phước Thới (Đồng Tháp) trong ngày lễ cầu siêu cho mẹ (18/8/2013) . . . nhà anh Nguyễn Văn Cường tại phường Thới An (Ô Môn, Cần Thơ) trong ngày lễ giổ ngày mồng 2 tháng chạp năm 2012 . . . nhà ông Nguyễn Văn Heo ở thị trấn Phú Hòa (An Giang) ngày mồng 8 tháng 6 năm 2005... nhà ông Hà Hải ở Xã nhơn Mỹ (An Giang) ngày 24/7 Âl năm 2006 . . . là những nơi có những cuộc xung đột giữa công an và nạn nhân. Ngoài ra còn vô số những trường hợp như vầy, không kể xiết.

Nhân danh Giáo Hội PGHH Thuần Túy, tôi cực lực phản đối các hành vi bạo ngược của nhà cầm quyền cs đối với PGHH Thuần Túy như đã kể trên và đòi hỏi phải chấm dứt những hành vi phi công lý vô nhân đạo này.

Người xưa thường bảo: khổ dược lợi ư bịnh, trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành. Tôi mong các ông đang lãnh đạo đất nước hiện nay, nhất là Đại Tướng Trần Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công An xem những dòng chữ “thẳng thừng” này là liều thuốc đắng , các ông có thể để cho tôi yên, có thể bắn chết tôi, hoặc công khai hoặc ám sát để tôi được trọn niềm với Đức Thầy tôi, được trọn tình với đạo hữu tôi và điều cần thiết là “PHẢI BIẾT TÔN TRỌNG QUYỀN TÍN NGƯỠNG THIÊNG LIÊNG ĐỐI VỚI CÁC PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG NGHÌN ĐỜI CỦA DÂN TỘC”.

Trân trọng.

Nam Mô A Di Đà phật

Ngày 01 tháng 9 năm 2013

TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy

Hội Trưởng Trung Ương


LÊ QUANG LIÊM

http://hoilatraloi.blogspot.com/2013/08/pghh-tu-can-tho-cong-va-con-o-long-hanh.html#.UiJ04zY3vTo

DN ngoại dọa bỏ Việt Nam sang Campuchia, Myanmar


Mức độ môi trường kinh doanh không tiếp tục tăng mà chỉ duy trì ở mức trung bình. Ngay cả nhiều DN làm ăn lâu năm ở Việt Nam cũng nhìn nhận về các thị trường khác hấp dẫn hơn Việt Nam. 

Đây là cảnh báo được rất nhiều DN, Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài đã cảnh bảo điều này trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP.HCM . Nhiều hiệp hội doanh nghiệp cho biết, sẽ việc cân nhắc chuyển công việc kinh doanh sang một thị trường khác.

So sánh giật mình
Một khảo sát được Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu ở Việt Nam (Euro Charm) công bố mới đây cho biết, với sự gia tăng trong vai trò của các nước trong Asean đã tác động rất lớn trong kế hoạch kinh doanh của DN ở Việt Nam. Cụ thể chỉ trong 6 tháng vừa qua, 20% DN trong hiệp hội này cho biết sẽ cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh sang thị trường khác trong khu vực.

Các chuyên gia từ hiệp hội này cho rằng, đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng về môi trường kinh doanh hiện tại và sức cạnh tranh đang gia tăng của các thị trường khác trong khu vực.

Trong khi đó, một đánh giá của Euro Charm về các cơ hội kinh doanh trong khu vực thì có đến 45% DN cho rằng các thị trường ASEAN khác là điểm kinh doanh tốt hơn Việt Nam. Trong khi đó 37% cho rằng thị trường Việt Nam ở mức trung bình và chỉ có 18% tin tưởng Việt Nam ở nhóm dẫn đầu.

Chủ tịch Eurocharm, ông Preben Hjorrtlund chia sẻ: “Điều đáng suy ngẫm là mức độ môi trường kinh doanh không tiếp tục tăng mà chỉ duy trì ở mức trung bình. Ngay cả khi nhiều DN kinh doanh ở đây lâu năm cũng đã nhìn nhận về các thị trường khác hấp dẫn hơn Việt Nam. Như vậy Việt Nam cần phải nỗ lực cải thiện các vấn đề cơ bản của nền kinh tế cũng như đảm bảo một hiệp định thương mại tự do bền vững và khả thi.”
Trong khi đó, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, thủ tục hành chính luôn là rào cản lớn nhất cho các DN nước ngoài. Thêm vào đó logicstic vẫn chưa hoàn thiện, lao động vẫn chưa phát huy hết công năng vì hạn chế thời gian làm việc thêm giờ. Những vấn đề phát sinh bất khả kháng như là tăng lương cơ bản ngay giữa năm đã làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc lập kế hoạch kinh doanh.
Xu hướng dịch chuyển đầu tư không chỉ diễn ra trong cộng đồng DN châu Âu. Trước đó, tại Diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ diễn ra vào tháng 6/2013, Hiệp hội DN Úc tại Việt Nam (AusCham) nhấn mạnh các nước Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar đang nổi lên như những điểm đến đầu tư hấp dẫn khiến tính cạnh tranh thu hút vốn FDI trong khu vực càng cao. Nếu Việt Nam không tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn vốn FDI có thể tiếp tục bị giảm sút.
Cải thiện môi trường đầu tư: Hy vọng năm 2014
Nhìn nhận về vấn đề trên ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT)cho biết: “Môi trường đầu tư có xu hướng xấu đi cũng một phần nằm ở nghị định 108 hướng dẫn thi hành luật đầu tư. Khi ban hành nghi định này và đi vào thực tế cuộc sống thì phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến luật không phù hợp nên phải sửa đổi. Tuy nhiên điều bất cập tiếp theo là do hệ thống luật chồng chéo và liên quan đến nhau nên phải kéo dài tới hôm nay. Tuy vậy dự kiến đầu năm 2014 sẽ sửa đổi luật đầu tư, hi vọng sẽ cải thiện được nhiều vấn đề.”
Các DN đến từ Mỹ cho rằng, khối doanh nghiệp trong nước đang yếu đi rất nhiều so với doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề nguồn nhân lực tại chỗ cũng ngày một yếu đi, thiếu lực đượng lao động có kỹ năng, thiếu chuyển dịch từ thâm dụng lao động sang phát triển giá trị gia tăng.
Theo ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ chia sẻ: “Tập trung vào tính minh bạch các doanh nghiệp nhà nước để tạo môi trường lành mạnh trong cạnh tranh. Điều đặc biệt cần đẩy nhanh TPP để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Mỹ, đó là cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Từ đó cải thiện được môi trường kinh doanh tại Việt Nam.”
Trước phản ánh của DN, ông Lê Mạnh Hà – Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sẽ ghi nhận ý kiến của các DN, phân tích những yếu tố nào mà các DN chưa thỏa mãn với môi trường đầu tư của Việt Nam. Từ đó có biện pháo tháo gỡ để cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là trên địa bàn TP.HCM.
“Đối với chính sách thì khi đưa ra không nên hạn chế mà phải khuyến khích doanh nghiệp hoạt động, không làm mất đi sự ổn định hiện có của doanh nghiệp, sự ổn định là rất quan trọng. Việc đưa ra chính sách cần phải thể hiện việc điều hành tốt hơn, nếu đưa ra chính sách không tốt hơn hiện tại thì tốt nhất đừng nên đưa ra”. Ông Hà nhấn mạnh.

Đưa tàu chở dầu 30.000 tấn sang Singapore bán “ve chai”!



Việc bán dưới dạng phế liệu con tàu Petrolimex 04 đang lưu hành, vận chuyển xăng dầu trên tuyến quốc tế đã được 7/7 thành viên HĐQT Công ty VITACO thống nhất. Tổng giám đốc công ty này từ Việt Nam bay sang Singapore ký hợp đồng (HĐ) “tuyệt đối riêng tư và bảo mật” với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài, bán con tàu với giá hơn 2,11 triệu USD.
Tàu Petrolimex 04 bị bán “ve chai”
Tàu Petrolimex 04 bị bán “ve chai”.
 
Ký quyết định chỉ đạo... chính mình
Ngày 28-3-2013, Tổng giám đốc (TGĐ) Công ty VITACO Lưu Văn Thăng ký quyết định thành lập Ban thanh lý tàu Petrolimex 04 gồm 9 thành viên do Phó TGĐ Trương Văn Minh làm trưởng ban. Ngày 15-5-2013, cũng ông Lưu Văn Thăng với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty VITACO ký văn bản 068/VITACO-CV-HĐQT gửi Tổng công ty vận tải thủy Petrolimex (cơ quan chủ quản của VITACO) báo cáo về việc “bán thanh lý tàu Petrolimex 04”, trong đó nêu rõ:
Về phương thức bán, VITACO thực hiện chào hàng cạnh tranh theo nghị định mới của Chính phủ đối với mua bán tàu biển. Về hình thức, VITACO bán “phế liệu nguyên chiếc tàu”. Về phương án bán, công ty đã chào hàng cho các đối tác trong nước và đối tác nước ngoài. Quá trình làm việc và đàm phán, công ty đã chọn nhà môi giới Oswald Marintime Singapore, đây là khách hàng có khả năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong việc bán tàu Petrolimex 04.
Cũng trong văn bản 068, Chủ tịch HĐQT Lưu Văn Thăng khẳng định: “Sau nhiều lượt đàm phán, cuối cùng hai bên đạt được thỏa thuận: tàu Petrolimex 04 được bán phế liệu cho Mideast Shipping & Trading Ltd, PO Box 556 Charlestown Nevis với giá 2.110.237,5 USD. Thời gian giao tàu từ 12-6 đến 20-6-2013, địa điểm: khu neo Eastern OPL, Singapore”.
Sáng 3-6-2013, VITACO tổ chức họp HĐQT, có mặt đủ 7 thành viên. Sau khi thông qua tờ trình của TGĐ Công ty VITACO, 100% thành viên HĐQT cùng ký tên vào biên bản đồng ý thanh lý “phế liệu” tàu Petrolimex 04 với giá hơn 2,11 triệu USD. Ngay sau đó, HĐQT ra quyết nghị thống nhất thông qua môi giới để bán tàu cho Mideast Shipping & Trading Ltd. Cùng ngày, Chủ tịch HĐQT Thăng ký QĐ 73/QĐ-HĐQT-VITACO giao... TGĐ Thăng chỉ đạo thực hiện việc bán tàu, thanh quyết toán và hạch toán theo quy định (!).
Ký hợp đồng “riêng tư và bảo mật”
Hoàn tất các thủ tục ngày 3-6-2013, ngay hôm sau TGĐ Thăng đã bay sang Singapore để ký HĐ bán tàu. Sau khi thảo luận, TGĐ Thăng và Giám đốc Shebbit Seig đại diện Mideast Shipping & Trading Ltd cùng ký vào biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp đồng mua bán tàu Petrolimex 04. Theo đó, giá mua tàu giao tại cảng Eastern OPL 350USD/tấn tính theo “trọng tải dẫn nước ròng là 6.126 tấn, tương đương 6.029,25 tấn Anh”, thành tiền 2.110.237,5 USD.
Bên mua phải đặt cọc 20% bằng cách chuyển vào tài khoản bên bán trong ba ngày giao dịch, 80% còn lại sẽ thanh toán bằng chuyển khoản. Về “tài phán”, HĐ được điều chỉnh và hiểu theo luật Anh, mọi tranh chấp hay bất đồng phát sinh sẽ được đưa ra trọng tài phán xử tại Singapore.
Đáng lưu ý trong “Bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp đồng” ngày 4-6-2013 có nội dung: “Việc bán tàu tuyệt đối riêng tư và bảo mật và bên bán đảm bảo rằng trong mọi trường hợp sẽ không tiết lộ thông tin tài chính của thương vụ này cho bất kỳ đại lý/công ty khảo sát/người mua cuối cùng tại cảng bàn giao. Ngay cả khi họ được yêu cầu fax biên bản ghi nhớ này cho các đại lý của mình tại cảng bàn giao để làm các thủ tục mà địa phương yêu cầu thì phải xóa hết các chi tiết về tài chính (giá cả, tiền hoa hồng, đặt cọc, số tiền còn lại...)”.
Thỏa thuận xong, ngày 15-6-2013 VITACO điều tàu Petrolimex 04 “chạy sống” từ TPHCM đến Singapore theo lịch trình rồi bàn giao cho bên bán ngày 21-6-2013.
Quá nhiều bất thường
Tàu chở dầu 30.000 tấn Petrolimex 04 có chiều dài 167 mét, do công ty nổi tiếng của Nhật Bản Minami Nippon Shipbuild Co.,Ltd đóng, hoạt động tuyến quốc tế nhiều năm qua (thường vận chuyển dầu từ khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á về Việt Nam). Vấn đề là ở chỗ: Tàu đang hoạt động bình thường lại bị biến thành dạng “bán phế liệu nguyên chiếc tàu” hay nói cách khác là được “xuất khẩu” đưa sang tận Singapore bán “ve chai” tính tiền theo tấn (!). 
Việc lãnh đạo công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Lưu Văn Thăng, bán “ve chai” tàu Petrolimex 04, vi phạm nghiêm trọng Nghị định 29/2009/NĐ-CP ngày 26-3-2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển.
Nghị định 29/2009/NĐ-CP (điều 13, khoản 2) qui định về hồ sơ bán tàu biển không hề có qui định bán phế liệu nguyên chiếc tàu. Vậy mà Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty VITACO lại xin cơ quan chủ quản cho bán theo dạng phế liệu nhằm mục đích gì, có lợi cho ai? Giá bán 2,11 triệu USD dựa vào cơ sở nào? VITACO có thu đủ số tiền này không hay phải chi những khoản ngoài HĐ cho trung gian giới thiệu? Bán tàu một cách công khai sao lại thỏa thuận “tuyệt đối riêng tư, bảo mật” rồi phải xóa hết các chi tiết về giá cả, tiền hoa hồng?...
Còn nhiều bất thường khác liên quan đến việc bán con tàu “phế liệu”, cụ thể như cuộc họp HĐQT ngày 3-6-2013. Được biết trong lịch công tác của VITACO, không hề có lịch họp ngày 3-6-2013 của HĐQT tại trụ sở VITACO (số 236/106/1A Điện Biên Phủ, P17Q.Bình Thạnh) để xem xét và có biên bản thông qua việc bán tàu Petrolimex 04.
Trong hồ sơ bán tàu có văn bản “đồng ý” của cơ quan chủ quản là Tổng công ty vận tải thủy Petrolimex (thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) số 004/PLXPGT-HĐTV đề ngày 30-5-2013 do TGĐ Nguyễn Anh Dũng ký. Thực tế là, khi làm thủ tục “xuất khẩu” tàu vào ngày 12-6-2013 VITACO vẫn chưa xuất trình cho hải quan công văn chấp thuận của cơ quan chủ quản. Văn bản 004/PLXPGT-HĐTV của cơ quan chủ quản ký ngày 30-5-2013 mà tới hai tuần sau, ngày 14-6-2013 VITACO mới nhận được. Vấn đề đặt ra là có hay không việc văn bản 004/PLXPGT-HĐTV được cơ quan chủ quản ký sau ngày 4-6-2013 là ngày hai bên ký thỏa thuận hợp đồng mua bán tàu Petrolimex 04 tại Singapore? Mặt khác, nếu văn bản này “hợp pháp” thì nội dung cũng ghi rõ “yêu cầu ông Thăng thống nhất trong HĐQT triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Chính phủ về việc đăng ký và mua, bán tàu biển cũng như quy định của tập đoàn, tổng công ty cùng các quy định khác liên quan”. Như vậy, văn bản của Tổng công ty vận tải thủy Petrolimex không cho phép Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thăng bán tàu dạng phế liệu.
Báo CATP đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ việc Công ty VITACO có cố ý làm trái qui định nhà nước khi bán “ve chai” tàu Petrolimex 04 hay không cũng như trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Theo Văn Cương
Công An TPHCM

Thanh niên dập lá lách sau khi làm việc với công an



TPO - Sau 2 giờ làm việc với công an, hơn 16 giờ ngày 30/8, Trần Văn Quang (SN 1991, ở Thiết Tràng, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) về nhà. Quang kêu đau bụng dữ dội, được đưa vào viện.
Tối 1/9, nạn nhân Trần Văn Quang đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị. ẢNH: H.T.
Tối 1/9, nạn nhân Trần Văn Quang đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị. ẢNH: H.T..
Gia đình nạn nhân Trần Văn Quang, tối 1/9, cho Tiền Phong biết, vào lúc 14 giờ ngày 30/8, Quang được Công an huyện Cam Lộ mời đến làm việc do liên quan đến một vụ đánh bạc.
Sau 2 giờ làm việc với cơ quan công an, khoảng hơn 16 giờ, Quang được cho về nhà. Quang kêu đau bụng dữ dội nên được gia đình đưa ngay vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị cấp cứu.
Sáng 31/8, sau ca phẫu thuật dài gần 2 giờ đồng hồ, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã phải cắt bỏ một lá lách của anh Quang.
Theo hồ sơ bệnh án, Quang nhập viện lúc 18 giờ ngày 30/8 với triệu chứng đau toàn bụng dữ dội, huyết áp tụt và có dấu hiệu tràn dịch ổ bụng. Chẩn đoán ban đầu nghi Quang bị vỡ tạng rỗng, nhưng sau khi phẫu thuật khẩn cấp thì phát hiện bệnh nhân này bị dập lá lách, tràn máu ổ bụng nên phải cắt bỏ một lá lách.
Tối 1/9, theo người nhà nạn nhân Quang, trong ngày 31/8, đại diện Công an huyện Cam Lộ đã đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị thăm hỏi Quang.
HỮU THÀNH

Tịch thu, cắt dép của học trò nghèo

Những ngày qua, hàng chục phụ huynh, học sinh Trường THPT Vị Thủy - Phân hiệu Vĩnh Thuận Tây (xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) rất bức xúc vì con em họ bị giáo viên tịch thu, cắt dép; trong số đó, nhiều học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn.


Học trò tỉnh An Giang trong lễ khai giảng năm học 2012-2013. Ảnh minh họa: THỐT NỐT
 
Em Ngô Thị Quỳnh Như, lớp 10A9, rưng rưng nước mắt kể: Nhà em nghèo, cha mẹ phải đi làm thuê. Đôi dép của em có giá 135.000 đồng, bằng gần 2 ngày làm thuê của mẹ. Vậy mà em mới đi học 2 ngày đã bị thầy giáo cắt bỏ. Hôm bị thầy cắt dép, em phải đi chân trần trên quãng đường hơn 2 km để về nhà.
 
Anh Ngô Văn Tòng và chị Trương Bạch Tạo (cha mẹ cháu Như) cho rằng hành vi của thầy giáo là không thể chấp nhận được. Theo chị Tạo, sau khi em Như bị cắt dép, chị phải đi mua nợ giày ba ta để con đi học theo nội quy nhà trường.
 
Hoàn cảnh cháu Lê Phú Cường (học cùng lớp với em Như) còn bi đát hơn vì là hộ đặc biệt khó khăn, nhà ở tạm trên phần đất mượn của người quen nên khả năng mua dép mới thay thế càng xa vời...
 
Theo hai em Như và Cường, lớp 10A9 có tổng số 40 học sinh nhưng đến hơn 50% học sinh bị thầy tịch thu, cắt dép. Các em cho biết đầu tuần, thầy chủ nhiệm thông báo nội quy, thời gian bắt buộc mang giày ba ta trắng đi học là ngày 26-8. Tuy nhiên mới đến ngày 21-8, thầy Võ Văn Thường, giáo viên - Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, xuống từng lớp kiểm tra và tịch thu, cắt dép vì cho rằng học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
 
Trao đổi với phóng viên TTXVN, thầy Thường và Ban giám hiệu trường chỉ thừa nhận một vài trường hợp bị tịch thu, cắt dép.
 
Sự việc xảy ra đã hơn 1 tuần nhưng học sinh, phụ huynh chưa nhận được phản hồi nào từ thầy Thường cũng như lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, Ban giám hiệu lại khẳng định đã trực tiếp xin lỗi phụ huynh và mua dép mới bồi thường cho học sinh.
 
Trao đổi qua điện thoại, thầy Lương Phong Nhã, Hiệu trưởng Trường THPT Vị Thủy, thừa nhận có xảy ra việc tịch thu, cắt dép của một vài học sinh. Còn thầy Võ Văn Thường biện minh rằng vì nhắc nhở nhưng các em không chấp hành nên buộc phải tịch thu giữ lại đến cuối năm sẽ trả lại.
 
Năm học 2012-2013, Trường THPT Vị Thủy ban hành nội quy bắt buộc học sinh đi học phải mặc đồng phục (quần tây, áo sơ mi, giày ba ta trắng).
B.T.Th

Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội



kinhte-khunghoang
Nắm bắt các cơ hội kinh tế tại Á Châu trong thời gian tới, và tương lai lâu dài là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ Tổng Thống Obama. Việt Nam có lẽ là quốc gia kém phát triển nhất, có thể nói là nghèo nhất, được chọn làm một trong 12 nước có khả năng trở thành đối tác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình dương – TPP. Một cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân hàng Thế giới bàn về những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của phóng viên Ban Việt Ngữ VOA Hoài Hương và ông Nguyễn Quốc Khải (NQK), cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới. Ông từng thỉnh giảng tại  School of Advanced International Studies thuộc Johns Hopkins University.  
Nghe online
VOA: Xin ông cho biết, trước hết, vào TPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Hỏi khác đi, nếu không vào TPP, Việt Nam sẽ thiệt thòi như thế nào, sẽ mất đi những cơ hội gì hay quyền lợi nào?
Ông NQK: “Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Nhiều đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam đều đang tham gia vào cuộc đàm phán đa phương TPP. Đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore, và Mã Lai.
Việt Nam là nước nghèo nhất trong 12 quốc gia TPP hiện nay. Các nước giàu sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam.  Kinh nghiệm cho thấy là Việt Nam không buôn bán nhiều với các nước ASEAN bằng những nước  ngoài ASEAN.
Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị.
Ngoài ra, những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam. Với tình trạng kinh tế trì trệ như hiện nay, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết.  Nếu có một chính sách đầu tư nước ngoài khéo léo, Việt Nam có thể học hỏi và phát triển những ngành công nghiệp cao từ những nước TPP.
Việt Nam sẽ là một nước được hưởng nhiều nhất khi gia nhập TPP. Sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển.  Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng và luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba là thuế nhập cảng của các nước TPP sẽ giảm đáng kể. Do đó Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu quần áo, giầy dép, và hải sản. Việt Nam sẽ không phài cạnh tranh với Trung Quốc trong TPP.
Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”
VOA: Thưa đó là những lợi ích của việc gia nhập TPP, nhưng có một số điều kiện Việt Nam cần phải thỏa mãn trước khi được chính thức thâu nhận vào TPP, xin ông cho biết một số điều kiện cụ thể, quan trọng mà Việt Nam phải thỏa đáng?
Ông NQK: “TPP nêu ra một số vấn đề nồng cốt mà Việt Nam sẽ phải thỏa mãn như là tài sản trí tuệ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, và công ty nhỏ và trung bình. Quyền lao động, bao gồm quyền thành lập nghiệp đoàn dộc lập, quyền tụ họp, quyền đình công, chỉ là một phần của vấn đề rộng lớn hơn là nhân quyền. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ đặt vấn đề này với Việt Nam qua một số thành viên Quốc Hội và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trong cuộc họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua tại Nhà Trắng, Tổng Thống Obama đã hai lần nhắc nhở đến vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam.
Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua…
Vấn đề khó khăn lớn thứ hai mà Việt Nam phải vượt qua là việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước để loại bỏ sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa nhà nước và tư nhân. Khu vực quốc doanh chiếm khoảng gần 40% tổng sản lượng nội địa mà lại luôn luôn  làm ăn lỗ lã, ngăn cản sự phát triển kinh tế, nhưng lại ưu tiên về vốn đầu tư của nhà nước, quỹ phát triển quốc tế ODA, và vay nợ ngân hàng.  Trên 50% nợ xấu của các ngân hàng là do các doanh nghiệp nhà nước. Hơn 10 năm nay, nhà nước bàn thảo việc cải tổ khu vực quốc doanh, nhưng không đạt được tiến bộ cụ thể đáng kể nào.
VOA: Thưa so với lúc Việt Nam vận động xin gia nhập WTO, thì tiến trình thương thuyết để vào TPP nó khác ở chỗ nào, và có những điểm gì mà Hà nội cần chú ý đến nếu muốn mọi sự được suôn sẻ?
Ông NQK: “Vâng, giữa TPP và WTO có một vài khác biệt. WTO có những điều kiện gia nhập rõ ràng. Trong khi đó, TPP dựa vào đàm phán và không có vấn đề nào phải loại trừ. TPP có tính cách toàn diện hơn WTO.  Nó bao trùm nhiều vấn đề WTO không đề cập đến hoặc chưa đào sâu như doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, và quyền lao động.
Một khó khăn nghiêm trọng Việt Nam đang gặp phải trong cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến luật lệ xuất xứ hàng hóa và ngành dệt may, một trong những công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam.  Hoa Kỳ đòi hỏi rằng quần áo chỉ được coi là chế tạo ở Việt Nam nếu vải làm bằng tơ sợi cũng được chế tạo tại Việt Nam hay mua của Hoa Kỳ.
VOA: Có cơ chế nào để kiểm soát là Việt Nam không mua vải sợi của Trung Quốc?
Ông NQK: “Mua hàng hóa là phải có xuất xứ. Phải có chứng minh rất là khó khăn. Vì khó khăn cho nên những nước ở Châu Mỹ La Tinh đành phải trả thuế cao, để nước Mỹ có thể bảo vệ ngành dệt vải của họ.”
VOA: Trong những thách thức vừa kể, theo ông thách thức nào là quan trọng nhất, khó khăn nhất, và vì sao lại khó khăn như vậy trong tình hình Việt Nam bây giờ?
Ong Nguyen Quang Khai
Ông Nguyễn Quốc Khải
Ông NQK: “Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị. Từ 2008 đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối không chấp thuận cho Việt Nam hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference – GSP) để có thể nhập cảng vào Hoa Kỳ cả ngàn món hàng miễn thuế. Lý do là Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện về quyền lao động.
Quan trọng hơn, nội bộ chia rẽ của Đảng CSVN hiện nay sẽ làm cho những việc cải tiến cần thiết càng khó khăn thêm.  Theo nhận định của GS Carl Thayer và một số quan sát viên quốc tế, một số các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn cải thiện mối bang giao với Hoa Kỳ. Một số khác chống lại. Nhóm thứ hai xem ra mạnh hơn. Trong năm 2013, chỉ trong vòng mấy tháng đầu tiên thôi mà Việt Nam đã bắt bớ 40 người, nhiều hơn so với cả năm 2012. Trong khi Việt Nam muốn gia nhập TPP và muốn mua võ khí của Hoa Kỳ, mà lại đi làm những chuyện bắt bớ vi phạm nhân quyền như vậy thì vấn đề trở nên rất là khó khăn.”
VOA: Trở lại với vấn đề kinh tế, nói tới kinh tế, nói tới Châu Á, mà không nói tới Trung Quốc là cả một sự thiếu sót lớn, xét Trung Quốc là một cường quốc đang lên, và là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất không chừng! Thế mà Trung Quốc lại không được mời để thương thuyết gia nhập TPP. Rõ ràng “thiếu sót” ấy là có chủ ý. Ông nhận định như thế nào về yếu tố Trung Quốc liên quan tới thương thuyết TPP? Có phải Hoa Kỳ  và các đồng minh Châu Á muốn cô lập hóa, bao vây hay kiềm hãm Trung Quốc, như Bắc Kinh vẫn tố cáo?
Ông NQK: “Theo sự hiểu biết của tôi. Có hai dữ kiện khá rõ ràng. Một là Trung Quốc từng tuyên bố chống lại TPP, sau đó lại than phiền rằng Trung Quốc không được mời, và mới đây lại tuyên bố qua phát ngôn viên của Bộ Thương Mại rằng Trung Quốc sẽ nghiên cứu lợi và hại của TPP. Hai là Hành Pháp Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên bố chống lại Trung Quốc gia nhập TPP. Trái lại, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ đặc trách Thương Mại quốc Tế nói rằng TPP không phải là một câu lạc bộ khép kín mà là một diễn đàn mở rộng. Hoa Kỳ hy vọng nhiều nước sẽ tham gia.
Việc gia nhập TPP của Trung Quốc nếu có sẽ gặp trở ngại là bởi những điều kiện như nhân quyền, lao động, doanh nghiệp nhà nước, minh bạch thị trường tương tự như trường hợp Việt Nam tuy nhiên ở mức độ to lớn hơn nhiều.  Những trở ngại này tự tạo bởi chính Trung Quốc và Việt Nam, không phải do Hoa Kỳ hay TPP.
VOA: Ông muốn nói gì thêm về các quan hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, hiệp định TPP, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc?
Ông NQK: “Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua của Hoa Kỳ.
Với tình trạng hiện nay, Trung Quốc không thể gia nhập TPP và trong tương lai gần có thể nhìn thấy. Điều này giúp Việt Nam một phần nào thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế lẫn chánh trị, hai lãnh vực khó có thể tách rời.  Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của 90 triệu người dân lên trên hết, việc cải tổ đòi hỏi bởi TPP là việc phải làm.”
VOA: Tóm lại, TPP là một thách thức hay là một cơ hội đối với Việt Nam?
Ông NQK: “Tôi nghĩ TPP là một cơ hội rất là tốt đẹp đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước nghèo nhất trong nhóm TPP, nhưng sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm. Thành ra Việt Nam không nên bỏ qua cái cơ hội tốt đẹp như thế này.”
Theo VOA


Biển Đông là ‘vấn đề duy nhất’




130831105445_viet_trung_304x171_getty
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Việt Nam đầu tháng Tám
Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh ca ngợi quan hệ Việt – Trung và ngụ ý tranh chấp trên biển là ‘vấn đề duy nhất còn lại’.
Tối 30/8, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ tổ chức chiêu đãi, kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Tham dự có cả Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam.
Phát biểu trước 500 quan khách, đại sứ Việt Nam nói “một số vấn đề do lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết”.
Ông cho biết: “Chúng tôi luôn có niềm tin rằng, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp thoả đáng cho vấn đề duy nhất còn lại trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng luật pháp quốc tế.”
Tường thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) giải thích thêm vấn đề được nhắc đến là tranh chấp Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam cũng tiết lộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần sau sẽ dự Hội chợ Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Nhân dịp này, ông Dũng sẽ hội đàm chính thức với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói thêm: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện đang sắp xếp chương trình cho chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc.”
Phát biểu tại bữa tiệc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói “nay hai nước đã thực sự trở thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”.
Theo lịch, trong hai ngày 14 và 15/9 tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, khối Asean và Trung Quốc sẽ họp về bộ Quy tác Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và khối Asean ký kết hồi năm 2002 thì COC nhằm giảm căng thẳng chính trị ở khu vực giàu trữ lượng tài nguyên này.
Trong cuộc họp tại Hua Hin, Thái Lan ngày 13/8-14/8, các ngoại trưởng Asean đã thống nhất sẽ thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc.
Theo BBC