THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 February 2013

Côn-an hành hung và bắt giam sinh viên mang quà Tết chia sẻ với đồng bào dân oan


Dân tràn vào Công An Hà Đông giải cứu 2 người bị bắt tối 5/2/2013







Cập nhật lúc 11:35 tối: Trước sự tranh đấu của mọi người ngay trước đồn - côn an buộc phải thả người. Clip tranh đấu, phản đối đòi người trước đồn côn-an.







Hư vô đang được đưa vào bệnh viện Hà Đông kiểm tra... Đau đầu và nôn khan liên tục...



Hư Vô được thả nhờ vào sự tranh đấu quyết liệt của bạn bè ngay trước đồn.
Hư VôGió Lang Thang  vừa được côn an trả tự do

*
Cập nhật (CTV Danlambao) - (10h30) Bạn Loan-Hư Vô và Trịnh Anh Tuấn-Gió Lang Thang cũng là 2 bloggers trẻ, bị côn đồ đánh rất đau. Loan bị đánh vào hàm rất mạnh. Hai bạn bị công an bắt khi tham gia thiện nguyện giúp các đồng bào dân oan quần áo, đồ dùng cũ.... Công an sau khi dùng côn đồ trấn áp đánh đập 2 bạn trẻ đó và bắt vào đồn công an P. Quang Trung, Q. Hà Đông. Hiện tại công an đang cưỡng chế hai người làm việc nhưng 2 người kiên quyết không làm gì họ không làm gì sai mà bị bắt vào đồn.
Loan - Hư Vô
Trịnh Anh Tuấn - Gió Lang Thang

Các bạn bè của Gió Lang Thang và Hư Vô đang đòi người trước của đồn công an P. Quang Trung. Anh Chí Đức cũng có mặt tại hiện trường và bị côn an dọa đánh.
Nơi đang giữ người trái phép:
Công an phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
Địa chỉ: 44 - 46 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
ĐT : +84 4 33824485

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

*

Người Buôn Gió - Lúc 21 giờ tối vừa xong, một số nam nữ sinh viên trẻ vì thương những người dân oan ở xa về Ngô Thì Nhậm, Hà Đông nơi trụ sở văn phòng tiếp dân của chính phủ khiếu kiện. Những nam nữ sinh viên này đã mang chút quà Tết chia sẻ với đồng bào đang khốn khó của mình. Hành động ấy thật cao cả, trong khi hàng nghìn bạn trẻ khác làm tắc đường Hồ Gươm để đón thần tượng Kpop.
Thế nhưng một số côn đồ lứa tuổi sàn sàn nhau, tóc cắt cao, gọn ghẽ trên dưới 30 tuổi, đã dùng võ thuật có tính nghiệp vụ chuyên môn để hành hung, đánh đập các sinh viên yếu đuối đang đi làm việc thiện nguyện.
Bà con xông vào cản ngăn cũng bị đánh đập, một nam sinh viên bị đánh đau đã được bà con che chở cho chạy ra ngoài gọi điện báo tin về.
Khẩn mong các bạn đưa tin dùm, hiện nay tình trạng các cháu, em sinh viên này đang rất nguy hiểm. Hà Đông là nơi xa trung tâm, kẻ gian ác dễ bề lộng hành lúc đêm tối.
Xin gọi về số điện thoại của nạn nhân 097454 2143 để rõ tình hình hiện trường.
Hiện nay 21 giờ 30 phút một nam nữ sinh viên đã bị đưa về đồn công an phường Quang Trung- Hà Đông. Trên đường công an bắt áp giải về, một số côn đồ thường phục vẫn đánh đập hai cháu bé, cháu bé gái đã bị bầm tím mặt.
Đây hai cháu sinh viên đang bị bắt, cháu bé gái bị đánh rất đau.
Đồn công an phường Quang Trung- Hà Đông nơi đang nhốt hai cháu sinh viên đi làm thiện nguyện. Ảnh chụp lúc 21 giờ 40 phút ngày 5/2/2013

Đánh thuế dân giữ vàng sẽ phản tác dụng



Published on February 4, 2013   ·   1 Comment
xem tại đây:

Trong bối cảnh đồng tiền mất giá, nếu NHNN đánh thuế để hạn chế người dân giữ vàng, có thể phản tác dụng. Bởi tích trữ vàng là nhu cầu của dân bao đời nay.
Bên lề hội thảo “Rủi ro Kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013” tại Đại học Kinh tế – ĐH Quốc Gia  ngày 30-1, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cần tránh biến vàng thành đồng tiền quốc gia thứ hai.

TS Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Công Khanh
TS Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Công Khanh.
Đối với chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24-2012/NĐ-CP để chống “vàng hóa” (nhất là coi vàng như công cụ thanh toán), TS Nguyễn Minh Phong cho rằng “là đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu qủa của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu”; song nó cũng rất dễ gây hệ quả không tốt, nhất là ngộ nhận hoặc lạm dụng trong quản lý và kinh doanh vàng miếng, biến vàng miếng thành “đồng tiền quốc gia thứ hai”.
TS Phong cho biết : “Mục tiêu của quản lý vàng là chống vàng hóa, nhưng nếu quản lý vàng mang tính áp đặt, tạo ra sự chênh lệch lớn giá giữa trong và ngoài nước sẽ vô tình tạo ra loại tiền thứ hai là vàng”.
Cụ thể, ông cho rằng không thể dùng ý chí chủ quan tạo sự chênh biệt giá cả quá lớn giữa vàng có “thương hiệu quốc gia” với vàng có hàm lượng % vàng như nhau.
TS Nguyễn Minh Phong cũng lo ngại việc quản lý vàng một cách áp đặt sẽ đẩy các doanh nghiệp vào rủi ro chính sách.

 Vàng là hàng hóa đặc biệt, vừa mang chức năng thước đo giá trị và chức năng dự trữ như một loại tiền tệ đặc biệt. Thế giới đang tích trữ vàng trong bối cảnh đồng tiền mất giá. Nếu NHNN đánh thuế để hạn chế người dân giữ vàng, có thể phản tác dụng. Bởi tích trữ vàng là nhu cầu của dân bao đời nay. Nó là tài sản an toàn .
TS. Nguyễn Minh Phong
Tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3-4-2012 của Chính phủ là bảo đảm Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng và quản lý tập trung thị trường vàng, chống lại các hoạt động đầu cơ và gây rối loạn thị trường vàng nói riêng, cũng như thị trường tài chính-tiền tệ và sự ổn định kinh tế vĩ mô quốc gia nói chung.

“Tuy nhiên, không có nghĩa là Nhà nước cho phép duy ý chí trong việc đưa ra các công cụ pháp lý và hành chính quản lý vàng, chống lại các quy luật kinh tế thị trường và yêu cầu kinh doanh vàng theo sát với động thái thị trường quốc tế; không cho phép sự vô tình hay cố ý tạo ra các nhóm lợi ích cơ hội hay bắt ai đó phải trả giá cho những rủi ro chính sách mà họ phải gánh chịu”, TS Phong giải thích thêm.
Đối với việc Ngân hàng Nhà nước mua vàng để tăng dự trữ, TS Phong cho rằng đó là  thông lệ quốc tế. Trong cơ cấu ngoại hối có vàng, ngoại tệ, một số kim loại quý. Việc dự trữ này nhằm tránh rủi ro của đặc điểm từng thời kỳ thanh toán.
“Trong bối cảnh các đồng tiền trên thế giới thi nhau giảm giá, Nhà nước  chống đầu cơ vàng, chống vàng hóa, tránh chúng ta bị thiệt hại khi dự trữ đồng USD quá lớn. Đây là chính sách đảm bảo an toàn vì lợi ích chung. Chính sách trong tương lai, nên khai thác nguồn dự trữ vàng, sao cho không biến thành nguồn vàng chết trong nhân dân”, TS Phong nói.

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3-4-2012 của Chính phủ, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Quản lý kinh doanh vàng miếng ở Việt Nam đang được siết chặt từ ngày 10/1/2013;
theo Tiền Phong

Viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa


Nguyễn Hoàng Vi (Danlambao) - Những ngày cuối năm, nhiều gia đình người Việt vẫn duy trì phong tục tảo mộ ngày xuân. Vào dịp này, họ thường thăm viếng nghĩa trang để dọn dẹp, sửa sang mộ phần người đã khuất với niềm tin rằng hương hồn của những người quá vãng về ăn tết cùng con cháu.

Tại Việt Nam, hiện vẫn còn hơn 16.000 ngôi mộ quanh năm cô quạnh. Gần tết, những ngôi mộ càng trở nên lạnh lẽo, đây là nơi yên nghỉ của các tử sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Lương tâm con người không khỏi xót xa và thúc đẩy chúng tôi phải làm một điều gì đó để chia sẻ với họ, những người gần như đã bị quên lãng suốt gần 38 năm nay.

Sáng ngày 02.02.2013, chúng tôi đã có cuộc viếng thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Có mặt tại đền Tử sĩ hơn 7h sáng, chúng tôi cùng nhau quét dọn, sửa sang, dâng hương và cầu nguyện, rồi cùng nhau qua phía nghĩa trang để thắp hương và cầu nguyện cho những người đã khuất.
Khi vào cổng, bảo vệ bắt chúng tôi phải đăng ký họ tên và chứng minh nhân dân, trong bảng nội quy thăm viếng không hề nhắc đến điều này. Dù vậy, chúng tôi vẫn bày tỏ sự thiện chí. 

Sau khi đăng ký xong, xe chúng tôi vào trong để thắp hương thì lập tức có khoảng 4-5 người đi theo vào trong. Khi xe vừa dừng, có một chú đến bắt chuyện với linh mục Anton Lê Ngọc Thanh:

- Tôi biết ông này là Cha (trong khi Cha Thanh không hề mặc áo nhà dòng).

Những người đó giới thiệu với chúng tôi, họ là những người canh và quét dọn nghĩa trang. 

Khoảng 1 phút sau, có một người đàn ông trung niên tóc dài đã lốm đốm trắng chạy xe đến yêu cầu chúng tôi không được chụp hình, đồng thời căn dặn những người đi theo chúng tôi điều gì đó. 

Chúng tôi bắt đầu đặt hoa và đốt nhang, một anh trong đoàn mang theo máy để chụp hình lưu niệm thì bị một chú nhắc nhở không cho chụp hình. Chúng tôi hỏi:

- Vì sao vậy chú? 

- Ở đây cấm chụp hình, quay phim.

- Chúng tôi có thấy bảng cấm chụp hình đâu? Trong nội quy thăm viếng cũng không cấm mà.

- Các anh chị thông cảm. Chỉ đạo của bên an ninh không cho chụp hình.

- Ủa... Nghĩa trang mà cũng có an ninh chỉ đạo nữa hả chú?

- Có chứ. Phòng bảo vệ chính trị của tỉnh ngày nào mà chẳng cắt cử người xuống đây canh...

Chúng tôi bắt đầu chia ra thắp hương cho từng ngôi mộ. Đa số các ngôi mộ đều xuống cấp, sụp đổ, hoang tàn. Những ngôi mộ không có thân nhân đều chỉ xây bằng đất. Họ trồng cây cối xung quanh, rễ cây ăn sâu vào mộ khiến cho một số ngôi mộ bị trồi lên. Nhìn thấy Đài Nghĩa Dũng đang được xây mới, chúng tôi hỏi những người đi theo:

- Đài đó được ai bỏ tiền ra xây lại ạ?

- Không. Do nhà nước bỏ tiền ra xây lại đấy.

- Vậy những ngôi mộ ở đây sao có những ngôi mộ được xây rất đẹp, có những ngôi mộ xây bằng xi măng qua loa, có những ngôi mộ chỉ bằng đất thôi vậy chú?

- Những ngôi mộ được xây đẹp đa số là do thân nhân họ xây lại.

- Vậy những ngôi mộ không có thân nhân thì không được xây lại hả chú? Sao nhà nước không bỏ tiền ra xây mộ lại mà lại xây Đài kia?

- Nhà nước "bên kia" họ bỏ tiền ra xây đó...
....
Xong việc, chúng tôi tập trung lại để đọc kinh cầu nguyện (vì đa số những người đi viếng là người Công giáo) nhưng lại bị nhắc nhở:

- Ở đây không được làm lễ hay đọc kinh cầu nguyện nên các anh chị thông cảm. Nếu có đọc kinh thì đọc thầm trong miệng để chúng tôi khỏi khó xử với an ninh.

Vì mục đích của chúng tôi là thăm viếng, thắp hương để linh hồn các anh được ấm áp trong những ngày cuối năm nên chúng tôi cũng đành chấp nhận để hoàn thành xong công việc.

Chuyến viếng thăm để lại trong tôi nhiều suy nghĩ, nhất là về chủ trương của những người tự nhận 'bên thắng cuộc'.

Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.


Nguyễn Hoàng Vi
danlambaovn.blogspot.com

Việt Nam kết án nặng 22 người ở Phú Yên tội "âm mưu lật đổ chính quyền"



Vụ xử chung thẩm Công Án Bia Sơn diễn ra tại Phú Yên ngày hôm nay. Ông Nguyễn Văn Thu, tức Trần Công, bị tuyên án tù chung thân, là bản án nặng nhất.
Source dantri online
Ông Nguyễn Văn Thu, tức Trần Công, bị tuyên án tù chung thân vì tội "Âm mưu lật đổ chính quyền"
21 người còn lại bị tuyên phạt từ 10 đến 17 năm tù giam, nhiều người bị thêm 5 năm quản chế sau án.
Phía chính quyền nói có bằng chứng về việc các bị cáo toan thành lập nước Đại Nam Kinh Châu, đã có quốc huy riêng.
Thân phụ bi cáo Nguyễn Thái Bình, ông Nguyễn Tấn Xê, trình bày nhận xét của ông với đài Á Châu Tự Do:
“Sự thật chúng tôi chỉ là người tu học, tu hành chỉ có kinh kiếc mà cứ nói chúng tôi âm mưu lật đổ chính quyền..họ nói là có quốc huy thì phải trình bầy đưa ra bắng chứng chứ chẳng thấy đưa ra cái gì mà chỉ có kinh mà cứ nói chúng tôi thành lập nước này nước kia. Tôi nghĩ cái này cũng trò cười quá đi.. Bới thế khi ra trước toà nói ra thì bị chặn không cho nói…”

Luật sư Nguyễn Hương  Quê được chỉ định bào chữa cho 22 bị cáo nói với hãng thông tấn AFP rằng tất cả đều nhận tội, và bản án rất công bằng cho họ. 
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.