THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 June 2013

Mưa và gió ở Hải Phòng bắt đầu mạnh lên

(TNO) Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, trưa nay 23.6, tại nội thành TP.Hải Phòng gió bắt đầu mạnh lên, mưa cũng bắt đầu lớn ở một số khu vực.
Tại Đồ Sơn: Ông Hoàng Đình Bình, chủ tịch UBND quận, cho biết gió đang khoảng cấp 5 đến cấp 6, trời có mưa.
Đến thời điểm trưa nay toàn bộ tàu thuyền đã về nơi tránh trú và chằng buộc an toàn.
Về phương án di dân, theo ông Bình, quận thực hiện phương án di dân tại chỗ, chủ yếu tại P.Bàng La (di dân đến các nhà cao tầng, trường học, trụ sở ủy ban ngay trong từng khu vực). Tuy nhiên đến thời điểm trưa nay mới chỉ đưa một số hộ nuôi ngao ở Bàng La vào phía trong bờ.
Cũng theo ông Bình, toàn bộ các tuyến đê xung yếu đã được kiểm tra, tuy nhiên các tuyến đê này cũng chỉ chịu được gió cấp 8 đến cấp 9.
Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ: Ông Bùi Đức Quang, Bí thư huyện ủy, cho biết Bạch Long Vĩ có gió cấp 7 đến cấp 8, trời có mưa vừa, có lúc mưa rất to.
Trước đó, hơn 200 tàu thuyền đã được cẩu lên bờ. Toàn bộ nhà xưởng, nhà dân... đã được chằng chống cẩn thận.
Tại huyện đảo Cát Hải: Tin từ UBND huyện, tại huyện đảo đã có gió cấp 5 đến cấp 6, trời có mưa. Các tàu thuyền, lồng bè đã được đưa về nơi tránh trú an toàn. Các  tuyến đê xung yếu đã được kiểm tra, tuy nhiên do nước triều đang cường nên đề phòng mực nước biển sẽ dâng cao.
Một số hình ảnh mà phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận được:
Chằng chống nhà hàng tại khu 2 Đồ Sơn
Chằng chống nhà hàng tại khu 2 Đồ Sơn
Tàu thuyền neo đậu tại P.Ngọc Hải, Q.Đồ Sơn
Tàu thuyền neo đậu tại P.Ngọc Hải, Q.Đồ Sơn
Sóng đánh lúc 12h30 tại khu 1 Đồ Sơn 1
Cột sóng cao đánh thẳng vào bờ
Sóng đánh lúc 12h30 tại khu 1 Đồ Sơn 3
Sóng đánh vào bờ lúc gần 13 giờ trưa nay tại khu 1 Đồ Sơn

Sóng biển liên tục đánh vào bờ
Công an Đồ Sơn có mặt tại ngăn du khách không đi vào khu vực sóng đã bắt đầu đánh tràn lên đường tại cuối khu 1 Đồ Sơn
Công an Đồ Sơn được bố trí để ngăn du khách và người dân không đi vào khu vực sóng đã bắt đầu đánh tràn lên đường tại cuối khu 1 Đồ Sơn

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, lúc 13 giờ hôm nay, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,9 độ vĩ bắc; 107,0 độ kinh đông, trên vùng biển Vịnh Bắc bộ, cách bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc bộ khoảng 80 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây bắc sau đó có khả năng lệch dần về hướng bắc tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền phía Đông Bắc bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc bộ (bao gồm cả các huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
N.Bằng
Tin, ảnhP.H.S

Bão số 2 đổi hướng, sóng cao 3-4m “bủa vây” huyện đảo Cát Hải



- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày |
Với diễn biến phức tạp, bão số 2 đã chuyển hướng đổ bộ từ tỉnh Quảng Ninh sang TP Hải Phòng. Hoàn lưu trước bão đã gây mưa và gió lớn tại nhiều khu vực. Đặc biệt, triều cường dâng cao đã khiến nước ngập, “bủa vây” trung tâm huyện đảo Cát Hải.
Tại Hải Phòng, lúc 13h chiều nay, bão số 2 đã ảnh hưởng trực tiếp tới đảo Cát Hải. Sóng to kết hợp triều cường dâng cao từ 3 đến 4 mét, đánh qua khu vực kè đá tuyến đường 2B và tuyến đê kè Cái Vỡ - Gia Lộc. Nước biển chảy mạnh, tràn vào khu dân cư gây ngập lụt tại một số khu dân cư và nhiều tuyến đường tại thị trấn Cát Hải.
Bão số 2 đổi hướng, sóng cao 3-4m “bủa vây” huyện đảo Cát Hải
Triều cường dâng cao tràn qua đê kè tại huyện đảo Cát Hải
Triều cường dâng cao tràn qua đê kè tại huyện đảo Cát Hải
Nước dâng cao từ 0,3 đến 0,7 m, chỗ sâu đến hơn 1m. Giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Lúc này tại đảo Cát Hải trời có mưa nhỏ, gió mạnh dần lên cấp 5, cấp 6. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Cát Hải huy động lực lượng, phương tiện vật tư đối phó với bão số 2.

Người dân các khu vực xung yếu của thị trấn Cát Hải, xã Hoàng Châu, Văn Phong, Nghĩa Lộ đã được hỗ trợ sơ tán về các điểm tránh trú bão an toàn, đảm bảo các điều kiện lương thực thực phẩm và các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu khác. Đến thời điểm hiện tại triều cường vẫn tiếp tục dâng cao.

Tình hình triều cường vượt đê biển tràn nước vào khu dẫn cư cũng diễn ra tại quận Đồ Sơn. Trao đổi với PV Dân trí chiều nay 23/6, ông Hoàng Đình Bình - Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho biết gió tại đây đang khoảng cấp 5 đến cấp 6, trời đang có mưa.
Nước bủa vây trung tâm huyện đảo Cát Hải.
Nước bủa vây trung tâm huyện đảo Cát Hải.
Nước bủa vây trung tâm huyện đảo Cát Hải.
Nước "bủa vây" trung tâm huyện đảo Cát Hải.
Ông Bình cho biết, triều cường dâng cao cùng sóng biển đánh lớn đã ập qua một số đoạn đê bao gây ngập úng một số khu vực gây thiệt hại ban đầu về tài sản. 

UBND quận Đồ Sơn cũng đã thực hiện phương án di dân tại chỗ đến các nhà cao tầng, trường học, trụ sở ủy ban ngay trong từng khu vực. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ tàu thuyền đã về nơi tránh trú và chằng buộc an toàn.
 
 
Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, ông Bùi Đức Quang - Bí thư huyện ủy cho biết, gió đã bắt đầu có xu hướng mạnh lên tới cấp 7, cấp 8. Trời vẫn tiếp tục mưa. Chính quyền huyện đảo đã phối hợp cùng người dân cẩu toàn bộ hơn 200 tàu thuyền lên bờ, chằng néo nhà cửa đón bão.
Tại Quảng Ninh, do bão số 2 đột ngột chuyển hướng nên đến thời điểm hiện tại, trời vẫn chỉ có mưa nhỏ tại nhiều khu vực. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô cho biết: Đến chiều nay, tại đảo Cô Tô, gió giật đến cấp 6, cấp 7. Mưa nhỏ tiếp diễn và chưa có thiệt gì.
Khẩn trương thi công bờ kè trước giờ bão số 2 đổ bộ tại Nam Định
Khẩn trương thi công bờ kè trước giờ bão số 2 đổ bộ tại Nam Định
Khẩn trương thi công bờ kè trước giờ bão số 2 đổ bộ tại Nam Định
Tại Nam Định, có 2 khu vực đê kè xung yếu, đang thi công tại  huyện Nghĩa Hưng có thể bị ảnh hưởng lớn từ bão số 2 đều. Ngoài ra, đê Cồn Xanh thuộc xã Nam Điền đang triển khai thi công lát mái đê. Đến trưa 23/6, đơn vị thi công đê Cồn Xanh đã chuẩn bị 20.000 m2 vải lọc chống tràn, 2.000 cấu kiện bê tông đúc sẵn, 5.000 m3 đất, 2.000 bao tải, 500 m3 đá hộc, 400 chiếc rọ đá; nhân lực, phương tiện, máy xúc và ô tô sẵn sàng cho công tác xử lý chống tràn qua đê. 
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng Nam Định, đến 11 giờ sáng nay vẫn còn 25 tàu, thuyền và 216 người đang ở các đầm, bãi, chưa trở về đến đất liền. Bộ đội biên phòng Nam Định đã tổ chức lực lượng ra tận nơi vận động, yêu cầu số phương tiện và người nói trên khẩn trương vào bờ.
Cũng trong buổi sáng nay, tỉnh đã sơ tán xong trên 7.000 dân ở ngoài tuyến đê chính, ở vùng cửa sông, vùng nuôi ngao vào nơi an toàn. 
Tàu thuyền đã trở về trú ẩn an toàn
Tàu thuyền đã trở về trú ẩn an toàn
Tại Thái Bình, sáng nay, việc di dời dân đang sinh sống, làm việc ngoài đê vào sâu trong nội đồng trước khi bão số 2 đổ bộ được thực hiện khẩn trương.
Theo thông tin từ Điện lực Thái Bình, hồi 14 giờ chiều qua 22/6, gió lốc kèm theo mưa lớn đã làm mất điện cục bộ tại một số xã thuộc huyện Tiền Hải, Kiến Xương và Vũ Thư. Đến 17 giờ cùng ngày, ngành điện mới khắc phục được sự cố và cấp điện trở lại bình thường.
Anh Thế - Quốc Đô - Ngọc

'Tháo chạy' khỏi trung tâm thương mại vì thua lỗ


 
 Trung tâm thương mại bị thất sủng

Nhiều tiểu thương Hà Nội đóng cửa gian hàng, sang nhượng mặt bằng ở các trung tâm thương mại do kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, không ít khu mua sắm, giải trí tại Sài Gòn cũng rơi vào cảnh chợ chiều vì vắng khách dù giảm giá khủng.
Khảo sát của VnExpress.net, do mặt bằng trống tăng cao, nhiều trung tâm thương mại tại Hà Nội buộc phải đóng cửa để tái cơ cấu. Tiểu thương cũng tìm mọi cách thanh lý hợp đồng để cắt lỗ.
>>>Ảnh: Tiểu thương đóng cửa kiốt vì ế khách
Chị Hoa, ngụ quận Ba Đình, Hà Nội kể lại suất đầu tư thất bại hồi năm 2011. Thời điểm đó, chị từng thuê một gian hàng tại Trung tâm thương mại Grand Plaza (Trần Duy Hưng) để bán quần áo. Giá thuê hơn 2.000 USD mỗi tháng. Tuy nhiên, chỉ sau 4 tháng kinh doanh, chị Hoa bị lỗ hơn 100 triệu đồng vì khách quá ít. Không thể cầm cự thêm, chủ gian hàng quyết định dừng kinh doanh.

"Việc bán hàng tại đây rất khó khăn vì khách thưa thớt. Trước khi đóng cửa, đơn vị quản lý trung tâm có khuyến mại mấy tháng thuê tôi cũng không dám đặt tiền tiếp vì lo lỗ thêm", chị Hoa nói. 

Do tỷ lệ lấp trống quá thấp nên 6 tháng trước, đơn vị quản lý trung tâm này đã tăng phí dịch vụ hơn một triệu đồng mỗi m2. Sau đó không lâu, trung tâm tuyên bố đóng cửa để tái cơ cấu. Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Công ty cổ phần Quản lý Tài sản IDJ (IDJ A) - đơn vị quản lý Trung tâm thương mại Grand Plaza cho biết, đến nay lãnh đạo công ty vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc mở cửa trở lại.
a-tb-2-thao-chay-khoi-trung-1371715288_5
Nhiều gian hàng đóng cửa tại Hàng Da Galleria. Ảnh: Anh Quân
Trung tâm thương mại hàng Da sau hơn 2 năm hoạt động, cũng công bố đóng cửa để nâng cấp, sửa chữa. Hiện nay khu mua sắm này chỉ còn tầng một hoạt động kiểu "cầm cự". Từ tầng 2 trở lên, đơn vị quản lý đang tu sửa lại. Rất nhiều gian hàng đóng cửa hoặc còn trống, một số khác treo biển chuyển nhượng.

Chị Hương, chủ một gian hàng tạp hóa tại đây cho biết vừa quyết định ngừng kinh doanh. Mỗi tháng, chỉ tính tiền thuê mặt bằng, chị phải chi hơn 15 triệu đồng. Thêm vào đó là các chi phí dịch vụ, marketing, thuế trung gian khiến chủ gian hàng mỗi tháng trung bình phải chi trên 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mua bán trầm lắng và ế ẩm đến độ chị phải gồng mình chịu lỗ nặng sau 5 tháng kinh doanh. "Vừa rồi mình phải thanh lý hàng tồn với giá lỗ cho một đại lý khác", chị Hoa bộc bạch.

Tại một số trung tâm thương mại mới hoạt động như Mipec Tower (tên cũ là Pico Mall trên phố Tây Sơn, Đống Đa), Parkson tại Keangnam Landmark (Phạm Hùng, Từ Liêm)... tình hình cũng không khả quan hơn. Hoạt động khá lâu nhưng hiện gần như toàn bộ tầng 3 của Mipec Tower vẫn còn trống. Chủ một nhà hàng kem tại Mipec Tower cũng đang tìm người chuyển nhượng. Anh này cho biết, đặc thù mặt hàng kinh doanh này phụ thuộc vào sự sôi động tại trung tâm. Tuy nhiên, khách đến mua quá ít nên sau một thời gian kinh doanh, anh đã không trụ nổi.

Ở Parkson tại Keangnam Landmark, tuy không có tình trạng các gian hàng đóng cửa nhưng không khí mua sắm khá trầm lắng. Đa số các quầy bán hàng thời trang, mỹ phẩm chiếm tại đây trưng biển giảm giá 10-50% nhưng lượt khách chỉ đếm trên đầu ngón tay một ngày. Theo chủ nhiều gian hàng, họ vẫn duy trì được kinh doanh là do phí thuê mặt bằng được tính theo phần trăm doanh thu.
a-tb-1-thao-chay-khoi-trung-1371715289_5
Dù các gian hàng tại Parkson Keangnam Hà Nội giảm giá mạnh nhưng vẫn vắng khách. Ảnh: Anh Quân
Nhận định của CBRE, rào cản đối với người mua hàng tại các trung tâm này là các khoản thuế trung gian bằng gần 50% giá trị của sản phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến một số dự án như Grand Plaza và Hàng Da Galleria đóng cửa và tái cấu trúc trong thời gian qua.

Tuy nhiên đại diện IDJ A cho rằng, hiện phân khúc thị trường bán lẻ cao cấp đang gặp khó khăn chung chứ không riêng vì Grand Plaza. "Một số chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý cũng nhìn thấy phương án triển khai tốt nhưng vẫn có kết quả không mấy khả quan. Việc thực hiện dù có chuyên nghiệp hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường", vị này cho hay.
Tình trạng các điểm mua sắm, giải trí tại Sài Gòn, đặc biệt là ở rìa nội đô cũng ảm đạm không kém. Nhiều trung tâm thương mại khu Nam TP HCM có người bán đông hơn khách mua. Tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, trung tâm thương mại Thiên Sơn Plaza, Saigon Paragon, Crescent Mall và nhiều khu giải trí dịch vụ đều cùng chung cảnh ngộ vắng khách.
Chị Mai, nhân viên shop quần áo và phụ kiện thời trang tại Crescent Mall cho hay, chị vào làm việc tại khu mua sắm này từ cuối năm 2012. Nửa năm qua, buôn bán rất khó khăn, các ngày trong tuần chỉ vài người mua sắm. "Cuối tuần lượng người nhỉnh hơn một chút nhưng không đủ sức vực dậy tình trạng ảm đạm", chị Mai cho hay.
Saigon Paragon cũng không thoát khỏi cảnh chợ chiều. Không nhiều khách mua sắm, cụm chiếu phim tại Paragon cũng bị ảnh hưởng. Vào giờ cao điểm xem phim buổi tối, các rạp đều thưa khách. Tương tự, Tajmasagon Cinema của Khải Silk cũng lác đác vài người xem phim trong giờ cao điểm dù trên các nhóm mua vé vào cổng đã kèm suất ăn nhẹ giảm hơn 60%.
Chủ tịch một Tập đoàn bán lẻ tại TP HCM và Hà Nội lý giải, công suất hoạt động của các trung tâm thương mại, giải trí giảm vì nguồn cung quá nhiều hoặc vị trí không phù hợp dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.
Vị này phân tích, sự tháo chạy của các tiểu thương không loại trừ họ là những tay ngang kinh doanh kiểu nghiệp dưVới nhóm người này, lúc đầu ồ ạt khai trương nhưng 6 tháng sau xin giảm tiền thuê, 12 tháng sau trả lại mặt bằng, thậm chí đóng cửa là hết sức bình thường. "Làm trong ngành bán lẻ, đôi khi phải chấp nhận lỗ 1-2 năm để nắm được cơ hội lâu dài", ông nói
Theo chuyên gia này, ở Việt Nam có nhiều trung tâm thương mại chạy theo phong trào mà thiếu sự định vị. Còn phải tùy thuộc vào từng mặt hàng để chọn vị trí kinh doanh. Chẳng hạn như buôn hàng hiệu trong một thành phố, chỉ có thể chọn một vị trí đắc địa nhất để mở cửa hàng. "Trên thực tế có mở nhiều cũng không biết bán cho ai, trừ khi sức mua tăng cao và duy trì trong thời gian dài", ông khuyến cáo.
Hà Thanh - Ngọc Tuyên

Kinh hoàng đặc sản lẩu chuột bao tử




Sau khi mổ bụng chuột mẹ, anh M. nhanh tay lấy những con chuột nhỏ còn trắng hồng ném thẳng vào nồi nước sôi ùng ục.

Sau đó, chúng được đưa sang nồi nước đã nêm gia vị. Khi những con chuột con nổi lềnh bềnh trên mặt nước cũng là lúc món khoái khẩu hoàn thành. Các quý ông thi nhau ăn ngấu nghiến với mong muốn cải thiện sinh lý đàn ông. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng, những con chuột đó tiềm ẩn những mối nguy hiểm chết người.
Cận cảnh làng thịt chuột
Không biết từ bao giờ, các quý ông Việt có quan niệm cứ cái gì "độc", "dị" là có khả năng tăng cường khả năng giường chiếu. Đã qua cái mốt uống gì bổ nấy, khi mà các đại gia ùn ùn đi săn của quý của dê, ngựa, chẳng biết từ đâu, thông tin ăn chuột bao tử có khả năng khôi phục phong độ giường chiếu lại rộ lên và trở thành xu hướng ăn uống của không ít đấng mày râu.
Kinh hoàng đặc sản lẩu chuột bao tử
Chuột bao tử đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người
Chúng tôi về thôn Tam Á, xã Gia Đông (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vào một ngày trời oi nồng. Được biết, đây là địa phương có thể cung cấp món ăn "dị" - chuột bao tử cho các quý ông. Vào vai một chủ cửa hàng ở Hà Nội đi tìm mua chuột bao tử với số lượng lớn, PV Người Đưa Tin hỏi một người bán thịt chuột đầu làng thì nhận được câu trả lời: "Nếu muốn mua thì chú phải đi vào sáng sớm hoặc gọi điện đặt hàng từ tối hôm trước. Cái giống ấy nó quý, hễ bắt được chuột mang bầu là nhiều người đã xí phần rồi".
Được biết, Tam Á vốn được coi là "đại bản doanh" của các món ăn liên quan đến chuột. Đã từ lâu, người dân nơi đây có thói quen đi săn chuột đồng về thui vàng rồi mang ra chợ bán. Trước đây, trong đám cưới, nhà nào không có món thịt chú Tý trên bàn nhậu coi như cỗ không sang. Chẳng thế mà cứ sau mùa thu hoạch lúa, đêm đến, làng Tam Á như mở hội bởi tiếng chân, tiếng cười nói của các thợ săn chuột. Tuy nhiên, cái món chuột bao tử thì không phải lúc nào cũng có và không bày bán công khai. Khách hàng muốn sở hữu nó, phải có "mối" quen dẫn dắt thì mới tiếp cận được đặc sản này.
Sau một hồi lang thang trong làng, tôi cũng hỏi được số điện thoại của một người "có nghề" trong việc săn chuột bầu. Anh ta là một trong số ít người gom chuột bao tử đem bán. Sau tiếng chuông nhạc chờ điện thoại nhộn nhịp như có tiếng cãi nhau, đầu dây bên kia, một người đàn ông bắt máy. Sau khi nghe chúng tôi trình bày là một chủ cửa hàng, muốn mua chuột bao tử với số lượng lớn, người này bảo: "Ông cứ làm như chuột bao tử là thịt lợn ấy mà muốn mua số lượng lớn. Nó là đặc sản, của quý thì chỉ có giới hạn thôi chứ. Có khi cả tuần tôi chỉ bắt được chục con thôi. Mà bắt được đến đâu, người ta đến mua sạch. Nếu ông muốn đặt hàng thì phải thường xuyên gọi điện liên hệ. Nếu bắt được chuột mẹ, tôi sẽ báo". Sau câu chuyện chóng vánh này, tôi biết người đàn ông này tên M. Gã bảo tôi cứ về, đến khi nào có hàng sẽ a lô xuống lấy.
Hai hôm sau, khoảng 10h đêm, M. gọi điện cho tôi báo rằng, sáng mai sẽ cho ra lò một đợt chuột bao tử. Nói là đợt nhưng thực chất chỉ khoảng gần 100 con. Như bắt được vàng, sáng hôm sau, khi trời còn tờ mờ, tôi đã phóng xe máy xuống thôn Tam Á. Lúc tôi đến nhà đã thấy vợ M. chuẩn bị đồ nghề đi bán thịt chuột. Nhìn những con chuột mổ sẵn, thui vàng trên mâm thơm nức mũi, tôi mới hiểu, vì sao người ta lại "nghiện" món này. Lúc này, M. đang ở cạnh giếng và nói chuyện với mấy người. Sau này, tôi mới biết đó là mấy quý ông đang muốn cải thiện sinh lý và một chủ cửa hàng trên TP. Bắc Ninh xuống mua.
Thấy tôi, M. vội rào trước: "Hôm qua, tôi tưởng mình cậu xuống nên định để toàn bộ số này. Nhưng mấy anh em trên thành phố cũng muốn thưởng thức đặc sản nên tôi phải san sẻ vậy. Mấy ông anh đây cũng muốn thưởng thức và mang về một ít. Tôi sẽ để lại cho cậu 30 con. Nếu đồng ý, tôi sẽ mổ chuột mẹ rồi đóng đá cho cậu mang về". Giả vờ chê ít, tôi hẹn M. lần sau sẽ mua với số lượng lớn. Thấy tôi nói vậy, chủ cửa hàng ở TP.Bắc Ninh mừng ra mặt. Anh ta nhanh nhảu xí phần 30 con chuột mà tôi từ bỏ.
Mặc dù không mua được chuột bao tử nhưng tôi cũng có dịp chứng kiến thú ăn uống quái dị của những quý ông này. Bên cạnh giếng là một khu lồng chuyên nhốt chuột bầu (chuột chửa - PV) của M. Nghe những con chuột cắn lồng kin kít, tôi không khỏi giật mình. Sau khi bắt từng con chuột bầu nhúng nước sôi, tay M. thoăn thoắt cạo lông chuột để chuẩn bị mổ. Từng con chuột da trắng hếu được đặt cẩn thận trên những chiếc mâm nhôm.
Kinh hoàng đặc sản lẩu chuột bao tử
Kinh hoàng món ăn quái dị
Hơn 20 con chuột bầu đã cạo lông sạch sẽ nằm trên mâm, chủ nhà đi kiếm ghế và bát cho khách để chuẩn bị thưởng thức. Hai chiếc bếp gas mini được đặt giữa bàn, ở trên là một nồi nước sôi và một nồi nước đã có xả, gừng. Những gói gia vị như muối, nước mắm, đồ chấm, lá chanh thái chỉ và rau sống được đặt lên mâm. Một người ăn vận quần áo sành điệu rút trong túi ra một chai rượu Tây rót ra cốc.
Thấy tôi còn đứng cách đó vài mét, nhìn với vẻ mặt kinh ngạc, M. hất hàm bảo: "Chú cũng ngồi xuống đây làm chén rượu và mấy con với anh em. Đây là lần đầu tiên, anh miễn phí cho chú. Làm nhà hàng thì cái gì cũng phải thử để còn giới thiệu, "chém gió" với khách chứ. Món này là hiếm lắm đấy. Trước đây chỉ vua chúa mới được ăn thôi. Nghe đâu bà Từ Hy Thái hậu bên Trung Quốc trong những món sơn hào hải vị thích nhất chuột bao tử chiên. Bổ dưỡng lắm! Đàn bà ăn vào thì khoẻ mạnh, còn đàn ông thì tăng khả năng giường chiếu. Hơn nữa, ăn thứ này rất vệ sinh. Vì, chúng còn nằm trong bụng mẹ nên chưa mọc lông cũng như tiếp xúc với bên ngoài".
Khi tôi hỏi về bệnh dịch từ chuột bao tử thì anh M. cười sằng sặc, gõ vào chai rượu kêu đánh keng, bảo: "Luộc qua nước sôi cộng với 40 độ cồn thì virus, vi khuẩn còn đường sống chắc?" Mấy người bên ngoài ngồi đợi ăn, đắc chí trước câu nói của chủ nhà.
Một lúc sau, M. lấy trong hộp đựng dao của mình ra một con dao được đính lưỡi lam sắc bén. Anh đặt ngửa con chuột rồi đặt lưỡi dao vào rạch một đường từ ngực đến tận hậu môn chuột. Ở bên trong, bốn con chuột con màu đỏ vẫn còn cử động. Anh M. dùng tay bóc hết mớ lầy nhầy trong bụng chuột mẹ rồi móc từng con chuột bao tử ném chiếc muôi sắt chao qua nước ấm sạch.
Sau đó, chúng được nhúng qua nồi nước trắng đang sôi và cuối cùng là công đoạn để vào nồi nước gia vị. Mấy người đàn ông lúi húi vặt rau sống cho vào bát và lấy thìa múc chuột bao tử vào bát của mình. Họ thản nhiên thưởng thức cái món này và cạch những chén rượu giải tanh. Thấy tôi xanh mặt vì sợ hãi, ông chủ cửa hàng ở TP. Bắc Ninh, cười bảo: "Lần đầu tiên, anh cũng có cảm giác giống chú. Nhưng sau này bắt buộc mình phải ăn để giới thiệu cho khách. Món này bán chạy lắm, toàn đại gia đến ăn thôi". Cũng theo ông chủ này, anh M. được coi là người uy tín nhất ở Tam Á trong việc cung cấp chuột bao tử. Sau khi bắt được chuột bầu với số lượng vài chục con, anh M. mới đem mổ và bán.
Hàng ngày, khi chưa đủ số lượng, anh M. vẫn cho chuột ăn thóc lúa, cây cỏ. Những chỗ khác, vì thiếu hàng nên họ thịt cả chuột cống bầu. Và dĩ nhiên, khách sẽ phải ăn chuột cống bao tử. Nó sống ở dưới cống nên nhiều virus bệnh dịch lắm. Bởi đâu phải mùa nào cũng có chuột đồng để bắt, người này lắc đầu bảo. Nói dứt lời, ông chủ cửa hàng này cầm chiếc cạp lồng lớn đựng đá lạnh đến cho anh M. xếp chuột bao tử vào để đem về. 60 con chuột con nằm lúc nhúc trong khay đá khiến tôi không khỏi rùng mình. Được biết, mỗi con chuột bao tử được bán với giá 8.000 đồng.
Lúc tôi về, mấy người đàn ông vừa thưởng thức thịt chuột bao tử cũng đứng dậy. Họ dúi tiền vào tay anh M. và hẹn lần sau sẽ dẫn bạn đến nhậu đặc sản.
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn