THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 September 2011

10 nước cạnh tranh nhất thế giới


Châu Á chỉ đóng góp 2 đại diện trong danh sách 10 nước năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới, theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2011-2012 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố.
Việt Nam lại rớt hạng cạnh tranh

Báo cáo xếp loại dựa trên 12 tiêu chí: các định chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, hàng hóa và tính hiệu quả của thị trường, giáo dục đào tạo bậc cao, tính hiệu quả của thị trường lao động, tính sẵn có của công nghệ, sự phát triển thị trường tài chính, quy mô thị trường, kinh nghiệm trong kinh doanh và đổi mới. Các tiêu chí này sau đó được chia ra thành các mục nhỏ hơn.

Dưới đây là 10 nước dẫn đầu về năng lực cạnh tranh theo báo cáo của WEF.

1. Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.

Thứ hạng năm ngoái: 1

Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.
Thụy Sĩ là nước đứng đầu trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF.

Thế mạnh:

- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa giới kinh doanh và trí thức, giúp khuyến khích nghiên cứu, đổi mới và phát triển.

- Các định chế và thị trường tài chính mạnh.

- Cơ sở hạ tầng vững chắc.

Điểm yếu:

Tỷ lệ tuyển sinh đại học thấp, chỉ 49,4%.

2. Singapore

Mọi con mắt đều đang đổ dồn về Singapore. Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công, giờ họ chỉ cần hoàn thiện chúng hơn.

Thứ hạng năm ngoái: 3

Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công
Đảo quốc Sư tử có đầy đủ tất cả các yếu tố để thành công.

Thế mạnh:

- Singapore dẫn đầu về thể chế mạnh, minh bạch và hiệu quả.

- Đứng vị trí số một về sự phát triển thị trường tài chính.

- Cơ sở hạ tầng tốt (đứng thứ 3).

Điểm yếu:

Cần phát triển thêm công nghệ tiên tiến và doanh nghiệp mạnh.

3. Thụy Điển

Thụy Điển bị tụt một bậc so với năm ngoái nhưng đa phần là do sự vươn lên của Singapore. Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.

Thứ hạng năm ngoái: 2

Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.
Xét về thực lực, tính cạnh tranh của Thụy Điển vẫn rất lớn.

Thế mạnh:

- Các thể chế mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân và lãnh đạo các tập đoàn có đạo đức kinh doanh cao. Xét về văn hóa doanh nghiệp và sức đổi mới, nước này đứng thứ 2.

- Đứng thứ 2 về giáo dục và đào tạo nâng cao.

- Kinh tế vĩ mô ổn định do nợ công thấp và ngân sách cân bằng.

Điểm yếu:

Giống như các nước vùng Scandinavia khác, Thụy Điển thiếu một thị trường lao động linh hoạt.

4. Phần Lan

Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.

Thứ hạng năm ngoái: 7

Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.
Phần Lan là nước có bước nhảy vọt đáng kể nhất trong danh sách 10 nước có năng lực cạnh tranh hàng đầu.

Thế mạnh:

- Đứng thứ 3 thế giới về các định chế công.

- Dẫn đầu về giáo dục bậc cao.

- Xếp thứ 3 về tốc độ đổi mới.

Điểm yếu:

Thâm hụt ngân sách tăng ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến nền tảng kinh tế vĩ mô.

5. Mỹ

Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh. Nhưng có vẻ như khu vực cả công và tư nhân sẽ phải học cách hợp tác với nhau nếu nước này vẫn muốn duy trì chỗ đứng của mình

Thứ hạng năm ngoái: 4

Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh.
Nước Mỹ vẫn giữ vững thế mạnh cạnh tranh.

Thế mạnh:

- Các doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và khả năng đổi mới cao.

- Hệ thống giáo dục bậc cao chất lượng hợp tác hiệu quả với khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển

- Nền kinh tế trong nước rộng lớn.

- Các thị trường tài chính đang được cải thiện (vươn lên vị trí 22 từ mức 31 năm ngoái).

Điểm yếu:

- Doanh nghiệp không tin tưởng các định chế của nhà nước. Do đó, Mỹ chỉ đứng thứ 39 về mặt này. Xét về lòng tin giữa các chính trị gia và doanh nghiệp, Mỹ xếp ở vị trí thứ 50 và đứng thứ 66 về lãng phí công.

- Đứng thứ 90 về độ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ yếu là do lượng nợ công khổng lồ và các vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng.

6. Đức

Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái. Dù đang phải đối mặt với một vài vấn đề, nhưng năng lực cạnh tranh của nước này vẫn rất cao.

Thứ hạng năm ngoái: 5

Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái.
Đức bị tụt một bậc so với năm ngoái.

Thế mạnh:

- Đứng thứ 2 về cơ sở hạ tầng.

- Có sự trợ giúp lớn dành cho các doanh nghiệp cỡ vừa. Báo cáo của WEF ca ngợi các tập đoàn lớn của Đức đã chiếm lĩnh được thị trường cấp thấp.

Điểm yếu:

- Thị trường lao động khắc nghiệt (đứng thứ 125).

- Số lượng các nhà khoa học và kỹ sư suy giảm, từ mức 27 năm ngoái nay đã rơi xuống vị trí thứ 41.

7. Hà Lan

Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.

Thứ hạng năm ngoái: 8

Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.
Năng lực cạnh tranh của Hà Lan đã tăng một bậc so với năm ngoái, chủ yếu là nhờ cải thiện những thế mạnh sẵn có.

Thế mạnh:

- Hà Lan đã cố gắng xây dựng các định chế vốn đã mạnh của mình ngày càng mạnh hơn.

- Cải thiện tính hiệu quả của các thị trường tài chính và năng lực của các doanh nghiệp (xếp thứ 5).

- Đứng thứ 8 về giáo dục đào tạo cấp tiểu học và nâng cao.

Điểm yếu:

Cần cải thiện tính linh hoạt của thị trường lao động.

8. Đan Mạch

Tương tự Hà Lan, vị trí của Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.

Thứ hạng năm ngoái: 9

Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.
Đan Mạch cũng tăng thêm một bậc trên bảng năng lực cạnh tranh, đa phần là nhờ một thị trường lao động hiếm có.

Thế mạnh:

- Các định chế của Đan Mạch được đánh giá mạnh thứ 5 thế giới.

- Có thị trường lao động linh hoạt nhất trong số các nước vùng Tây Bắc Âu và đứng thứ 6 trên thế giới.

Điểm yếu:

Đan Mạch cần tiếp tục cải thiện các thị trường tài chính và doanh nghiệp.

9. Nhật Bản

Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới.

Thứ hạng năm ngoái: 6

Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh  doanh thuận lợi nhất thế giới.
Bất chấp biến động chính trị, thảm họa tự nhiên và kinh tế trì trệ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất thế giới.

Thế mạnh:

- Kinh nghiệm kinh doanh hàng đầu thế giới.

- Khả năng đổi mới đứng thứ 4 thế giới.

- Số lượng bằng sáng chế trên đầu người nhiều thứ hai toàn cầu.

Điểm yếu:

Nước này phải đối mặt với các vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng nên chỉ đứng thứ 113 thế giới về mặt này. Nợ công chiếm khoảng 220% GDP.

10. Anh

Nước Anh lần đầu tiên lọt vào số 10 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất kể từ năm 2007.

Thứ hạng năm ngoái: 12

Nước Anh lần đầu tiên lọt vào số 10 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất kể từ năm 2007.
Nước Anh lần đầu tiên lọt vào số 10 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất kể từ năm 2007.

Thế mạnh:

- Các doanh nghiệp dày dạn kinh nghiệm và có tính đổi mới.

- Quy mô thị trường lớn thứ 6.

Điểm yếu:

Nền kinh tế vĩ mô yếu kém (đứng thứ 85) do thâm hụt ở mức hai con số, nợ công khổng lồ (chiếm 77% GDP) và tỷ lệ tiết kiệm thấp (12,3% năm 2010).

Ngọc Thúy (theo Business Insider)

Mưa lớn nhiều ngày, lũ miền Trung đang lên


Trong 3 ngày qua, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mưa to, lũ trên các sông đang lên cao, nhiều tuyến đường bị ngập vì mưa lớn.

Tại huyện miền núi Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp (Nghệ An), mưa lớn từ thượng nguồn đổ về đã khiến lũ trên sông Hiếu dâng cao làm ngập một số đoạn của tuyến quốc lộ 48. Đêm 10/9, lượng mưa lớn vẫn tiếp tục trút xuống khiến cho đoạn quốc lộ đi qua thị xã Thái Hòa bị tê liệt.

Mưa lớn khiến nhiều đoạn đường ở miền Trung ngập nước. ảnh: N.K
Mưa lớn khiến nhiều đoạn đường ở miền Trung ngập nước. Ảnh: Hà Khoa

Tại các huyện trung du và miền núi Nghệ An, mưa lớn nhiều ngày cũng đã khiến cho mực nước các khe suối dâng cao. Nhiều khu vực thấp trũng của các huyện như Thanh Chương, Nam Đàn, nước đã bắt đầu ngập. Tuy chưa có thiệt hại về người nhưng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày đã khiến nhiều con đường của thành phố Vinh ngập chìm trong nước.

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Trung Trung Bộ kết hợp với hoạt động mạnh của gió đông đến đông nam trong những ngày qua ở các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa to. Tại Cửa Đạt (Thanh Hóa), lượng mưa lên đến 153 mm, tại Nam Đàn (Nghệ An) 147mm, Chu Lễ (Hà Tĩnh) 159mm.

Nguyên Khoa

Đi vệ sinh không rửa tay rồi làm bánh trung thu...


11/09/2011 07:21:06
 - Tại đây, có hàng chục công nhân với bàn tay trần bóng nhẫy mỡ đang nhào nặn bánh. Cứ thỉnh thoảng lại có nguời đứng dậy đi vệ sinh rồi lại quay ra vẫn với bàn tay đó tiếp tục nhào nặn bột như không có gì xảy ra.
TIN LIÊN QUAN

"Đố chỗ nào sạch được"

Từ La Phù, chúng tôi theo chân của một số công nhân di chuyển khắp Hà Nội đi phân phối bánh, kẹo, bim bim, quẩy... Nguyễn Văn Tiến, một người chuyên làm công việc phân phối mặt hàng này cho các đại lý và cơ sở sản xuất ở La Phù nói rằng: Ngày nào cũng phải đi "đổ hàng" cho hàng trăm quán cóc ở nội và ngoại thành Hà Nội với khối lượng bán mỗi ngày khoảng 700kg. Lượng hàng tiêu thụ mạnh nhất lại không phải ở những đại lý lớn, mà ở những quán trà đá, quán cóc vỉa hè. Trung bình mỗi một quán cóc bán khoảng hai ngày là xong một lô gồm cả quẩy, bánh, bim bim...
 
Một góc xưởng chế biến bánh kẹo Phương Anh.
Một góc xưởng chế biến bánh kẹo Phương Anh.

Tiến cho biết: Thời gian này các cơ sở sản xuất bánh kẹo vào mùa cao điểm phục vụ Trung thu, thế nên cơ sở nào cũng cần công nhân. Hết mùa Trung thu họ lại đuổi công nhân đi. Các sản phẩm ở đây tiêu thụ ở khắp Hà Nội và một số tỉnh ngoại thành như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang... Năm nay sức tiêu thụ ở khu vực Hà Nội theo Tiến là không mạnh bằng năm ngoái. Tuy nhiên, ở một số tỉnh ngoại thành lại tăng lên vì theo quan sát thì lượng ô tô đổ về mua hàng để đổ đi các nơi như năm nay là nhiều.

Để có thông tin về thị trường tiêu thụ bánh Trung thu cũng như một số mặt hàng kẹo, bánh... ở La Phù, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận cơ sở sản xuất bánh Trung thu Toàn Vinh. Xưởng này có gần 20 công nhân đang ra sức sản xuất bánh Trung thu. Xưởng chế biến của gia đình này nằm sâu trong những con đường ngoằn nghèo thuộc xóm Tiền Phong.

Xã Xuân Đỉnh chưa được công nhận là làng nghề truyền thống, vì chưa đạt các tiêu chí về 30% số hộ làm nghề. Đã thế đến nay lại có khoảng 70% số hộ bỏ nghề, vì thu nhập thấp, không có mặt bằng sản xuất. Hiện toàn xã chỉ còn lác đác khoảng 15 cơ sở làm bánh Trung thu.
Bà Đỗ Thị Hương Chà (Phó chủ tịch UBND, xã Xuân Đỉnh)
Hầu hết những công nhân sản xuất tại cơ sở này đều không tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không đeo găng tay khi làm việc, dụng cụ chế biến bẩn thỉu, ruồi muỗi bâu đen kịt... 

Khi chúng tôi hỏi: "Anh có thấy sản xuất bánh như thế là mất vệ sinh không?" người đàn ông tên là Đoàn nói: Cả xã này đố cơ sở nào "sạch" được như ở đây đấy. Do diện tích đất chật hẹp, nên nhiều khi các vật liệu phải vương vãi là bình thường. Công nhân làm sao có thể lúc nào cũng đeo bao tay và khẩu trang được...

Cũng theo anh Đoàn, tuy lượng bánh nướng bán trong dịp Tết Trung thu năm nay có giảm đôi chút so với mọi năm, nhưng hiện mỗi ngày cơ sở của anh cũng xuất xưởng hàng tấn bánh. Sản xuất đến đâu, các đại lý bánh kẹo ở trong xã sẽ gom lại và phân phối hầu khắp các tỉnh phía Bắc. Giá cả của bánh Trung thu vùng này cũng thấp hơn những nơi khác một chút. Một chiếc bánh nướng trước đây bán chỉ có từ 7.000 - 9.000đ, bây giờ lên 15.000đ. Việc tăng giá bán như vậy là do xu thế chung. Tình hình lạm phát mạnh dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên vì thế cơ sở cũng phải tăng giá bán mới mong có được chút lãi.

Đổi xuất xứ bán cho dễ

Xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội bấy lâu nay được người ta biết đến với làng nghề làm bánh Trung thu truyền thống. Nhưng đến thời điểm hiện tại, số hộ dân theo nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân theo bà Đỗ Thị Hương Chà, phó chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh thì các sản phẩm của làng nghề bấy lâu nay bị mang tiếng là bẩn, nên không thể bán và cạnh tranh được ở thị trường Hà Nội.

Dụng cụ làm bim bim mất vệ sinh.
Dụng cụ làm bim bim mất vệ sinh.

Chúng tôi đến xưởng bánh Trung thu Thế Gia, nằm gần UBND xã Xuân Đỉnh. Đây là một trong số rất ít hộ gia đình ở khu vực này còn giữ lại nghề của cha ông. Tại đây, có hàng chục công nhân với bàn tay trần bóng nhẫy mỡ đang nhào nặn bánh. Cứ thỉnh thoảng lại có người đứng dậy đi vệ sinh rồi lại quay ra vẫn với bàn tay đó tiếp tục nhào nặn bột như không có gì xảy ra. Mặc dù biết việc này không đảm bảo vệ sinh nhưng chủ cơ sở sản xuất vẫn cứ cho làm bừa đi cho nhanh.  

Ông chủ xưởng sản xuất này cho biết: Năm nay lượng bánh Trung thu bán ra thị trường chỉ khoảng 5 - 7 tấn. Trong khi năm 2010 bán được 10 tấn. Hầu hết số lượng bánh này làm theo đơn đặt hàng của một số các cửa hàng hoặc đại lý bánh kẹo quanh khu vực Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên... Như vậy đảm bảo bánh làm ra  đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Khi nhìn đến những thông tin in trên bao bì sản phẩm của cơ sở sản xuất này, chúng tôi không thấy ghi địa chỉ ở Xuân Đỉnh mà chỉ ghi địa chỉ của cửa hàng bán sản phẩm ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).

Giải thích về việc đổi địa chỉ xuất xứ của sản phẩm, những người dân ở Xuân Đỉnh cũng như La Phù đều nói rằng, họ làm như vậy cho dễ bán hàng. Vì nếu để địa chỉ thực thì rất mang tiếng. Nhiều người chỉ cần nghe nói đến bánh La Phù hay Xuân Đỉnh là không muốn mua nữa. Thậm chí ngay ở La Phù, nhiều cơ sở sản xuất còn chuyển hẳn đến một địa phương khác rồi lấy địa chỉ ở đó, nhằm tránh cái "thương hiệu" La Phù.
 

Khi chúng tôi vào cơ sở sản xuất bánh Trung thu Thiếu Gia, bà chủ xưởng khăng khăng rằng: Báo đài muốn vào cơ sở của gia đình bà nhất thiết phải làm theo nguyên tắc "có một không hai" là: Phải vào xã báo cáo tình tình viết bài thế nào. Sau đó xã phải gọi điện xuống cho bà. Bà sẽ xem xét là có nên tiếp hay không. Nếu không thì đừng mong vào được xưởng của nhà nào. "Trước đây cô cũng làm thanh tra nên cô biết. Nếu biết chúng mày là nhà báo thì đừng mong vào được xưởng của cô", bà chủ xưởng sản xuất bánh Thiếu Gia nói.

 
Phú Quang Lợi

 

Việt Tân “hãm hại” anh em dân chủ trong nước rồi phủi tay thế ư?


Quang Nguyễn 

Trước hết, tôi xin khẳng định trước, tôi là một người yêu nước, đấu tranh dân chủ ở Hà Nội lâu năm, nhưng trong 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội vừa qua, chỉ “âm thầm” tham gia lần đầu.

Sự việc 40 nhà dân chủ họp mặt ngày 20/8/2011 tại một quán cà phê, bị thâu âm và bị Chim Quốc Quốc - một thành viên Việt Tân phát lên paltalk khi chưa có sự đồng ý của những người tham gia, lại đúng vào thời điểm chính quyền Hà Nội chính thức tuyên bố sẽ ra tay đàn áp biểu tình, tôi không hề biết và chỉ biết sự kiện đó sau khi được anh em gửi cho PM của ông Nguyễn Nam Phong và anh Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam (có nội dung phản đối CQQ đã hại anh em trong nước, cung cấp “chứng cứ” cho công an kết tội những người biểu tình là có “tổ chức” và bị điều hành bởi Việt Tân), mới khiến tôi tá hỏa và quan tâm đến vụ việc này. Tất nhiên ban đầu tôi chỉ “trong sáng” cho rằng, việc này CQQ không cố ý hại anh em trong nước, chỉ do trình độ hạn chế, muốn đánh bóng tên tuổi cá nhân và tổ chức Việt Tân của hắn mà không lường được hậu quả. Nhưng sau khi đọc 2 bài viết của Mỹ Linh - một người được xem như phát ngôn viên của Việt Tân phủi trách nhiệm trong việc này qua 2 bài sau :
  1. “Lý do việc ra mắt diễn đàn Hội luận phỏng vấn hiện tình Việt Nam” tại  http://giaithecongsan2011.multiply.com/journal/item/247
  2. “Phản Luận Bài Viết Đăng Trên ViệtLand Của Một Người Bất Bình”  tại http://giaithecongsan2011.multiply.com/journal/item/250/250

Được tán phát công khai thì tôi buộc phải lên tiếng để công luận nhìn thấy rõ bộ mặt gớm ghiếc của bọn mafia Việt Tân, hầu mong anh em dân chủ trong nước có dính dáng đến tổ chức này hãy tránh xa trước khi quá muộn.

Thứ nhất, Mỹ Linh (nói luôn là Việt Tân = VT) cho rằng “việc 40 nhà dân chủ trà đàm tại một quán cà phê không thể được coi là một cuộc họp bí mật, đơn giản vì quán cà phê là nơi công cộng, công an, mật vụ cũng có thể đang ngồi trong đó” là không thể chấp nhận được. Cuộc họp đó hoàn toàn bí mật (với công luận), không có bất cứ dòng nào thông báo trên mạng Internet. Việc Công an trà trộn, theo sát các nhà dân chủ dù có biết được cũng là “chuyện thường”, nhưng khi nội dung cuộc họp đó có dính dáng đến cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật 21/8 trong bối cảnh hết sức căng thẳng lại được một phóng viên Việt Tân thâu âm trực tiếp và phát lên paltalk thì “tính chất” của vụ việc đã hoàn toàn khác. Cộng sản đã lập luận cuộc họp này là theo chỉ đạo của bên ngoài, cụ thể là Việt Tân nhằm tổ chức biểu tình. Nếu không có đoạn thâu âm đó, những người tham gia họp mặt vẫn vô tư đấu lý với tụi công an rằng, mình họp mặt bàn biểu tình vì yêu nước, không có tổ chức nước ngoài nào “chỉ đạo” cả thì chấp triệu thằng cộng sản cũng không kết tội được anh em trong nước. Cái kiến thức sơ đẳng này mà CQQ - thành viên VT lâu năm, tham gia “Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ” từ “tháng 5 năm 2010, đã từng thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn và hội luận trên DĐ, trong đó cũng có một lần Hội Luận Với Đảng Việt Tân vào ngày 3/10/2010” mà không hiểu được là không thể tha thứ được. Nay VT đã thấy hậu quả việc làm của CQQ khiến cuộc biểu tình ngày 21/8 bị đàn áp ngay khi khởi sự, nhiều anh em dân chủ đã bị bắt và nguy cơ tù đày đang “thường trực” với mỗi người trong số họ thì lại phủi tay êm ru như vậy có quá tàn nhẫn không?
Thứ hai, VT lập luận “chị Bùi Thị Minh Hằng là người đồng ý truyền âm cho anh CQQVNCH, và khi truyền âm có đưa phone qua cho anh Ngô Duy Quyền, nên trách nhiệm “tiết lộ bí mật” này thuộc về chị BTMH, chứ không phải CQQVNCH” như vậy, “lỗi” ở đây đã được VT đá cho chị Bùi Thị Minh Hằng, Ngô Duy Quyền. Độc ác hết chỗ nói!. Đúng như “Một Người Bất Bình” đã phản ứng “Một người dân oan trong nước, đôi khi họ chưa học hết lớp 3, thì họ hiểu biết gì về chính trị”, khi hậu quả xảy ra, cứ xem là hành động bất cẩn, thì lại đổ thừa, lại “thí tốt” kiểu này thì thật “vẻ vang” cho một tổ chức chống Cộng hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm như VT quá! Điều đó chỉ chứng tỏ cách dùng người theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” của VT mà thôi. Và càng chứng tỏ một điều khác, VT sẵn sàng thí người (chị Hằng, tay vô liêm sỉ Ngô Duy Quyền) phục vụ cho mưu đồ quảng bá hình ảnh của mình, bất chấp thủ đoạn.

Thứ ba, VT tiếp tục phủ nhận “tính chất” của vụ việc bằng cách lập luận “nội dung cuộc truyền âm này chỉ là những câu chuyện vui được kể ra, cùng những tiếng cười vui vẻ, tiếng nói ồn ào, không có gì có thể được xem là “bí mật””. Vậy thì anh em dân chủ gặp nhau phải “đằng đằng sát
khí” như cuộc họp của Bộ Chính trị mới đáng được xem là “bí mật” sao? Cái thứ lập luận kiểu này thì đến trẻ con cũng không thẩm thấu nổi!

Thứ tư, VT phủ nhận “kết tội” của anh Nguyễn Tiến Nam, blogger Mẹ Nấm bằng cách: “Anh Nam và chị Nấm cho rằng, công an lấy cớ có sự chỉ đạo của những người nước ngoài như anh CQQVNCH, và làm cuộc biểu tình không có ý nghĩa “tự phát”, nên đã bắt hết các thành viên biểu tình. Lý do này coi bộ không đứng vững, công an đến lúc nó muốn bắt thì bắt chứ chẳng đợi có cuộc truyền âm, vì 10 lần trước, cũng chính phóng viên CQQVNCH đã truyền âm các cuộc biểu tình, tại sao công an nó không bắt? Đôi lần nó cũng bắt một vài người rồi cũng thả” khác chi VT đã đổ “lỗi” này cho công an cộng sản. Vậy thì botay.com với bọn mafia Việt Tân này rồi!. Người khách quan bên ngoài sẽ hiểu rằng kiểu lập luận trên của VT là: chẳng nhẽ VT dốt nát đến vậy? Còn tôi thì đã quá hiểu VT không từ bất cứ việc gì để đánh bóng cho chúng, làm hại anh em dân chủ trong nước - những người mãi thiển cận, tảng lờ những cảnh báo của rất nhiều bà con Việt kiều am hiểu bộ mặt nham nhở, hiểm ác của tập đoàn mafia này.
Cuối cùng, để bảo vệ cho thành viên sáng giá CQQVNCH, VT đã sẵn sàng “hy sinh” luôn 40 “nhân mạng” là nhà dân chủ trong nước khi công khai và tán phát rộng rãi tất cả vụ việc này trên mạng Internet qua 2 bài viết kể trên, phản đối người điều hành “Diễn đàn chính trị tranh luận dân chủ” khai trừ CQQVNCH để “bảo vệ uy tín cho Diễn đàn”, chứng minh cho đồng bào trong và ngoài nước thấy, công an cộng sản đàn áp biểu tình là “chuẩn không cần chỉnh” nữa rồi. Không thể thô thiển hơn khi họ để cho gã CQQVNCH lập diễn đàn mới và chứng minh sự “chính nghĩa, uy tín” của họ, sự “sai lầm” của anh em dân chủ trong nước bằng màn khai trương diễn đàn mới do CQQ chủ trì đã kím room đen ngay ngày khai trương! Ai chẳng thừa biết VT đã thống lĩnh các diễn đàn trên Palttalk và nhiều diễn đàn chính trị trên mạng ra sao, việc kiếm đủ “ghế” vote cho họ quá đơn giản.
Vụ việc này chỉ là thêm một chứng cứ chứng minh thủ đoạn hiểm ác của tập đoàn mafia này, nhưng đã là bài học quá đau cho phong trào dân chủ trong nước, trong khi họ đã được những nhân sỹ, trí thức trong nước ủng hộ, thân ái trong các cuộc biểu tình có một không hai từ trước đến nay (kể từ khi cộng sản lên thống trị đất nước này). Đáng lý, họ chấp nhận đốt gã CQQ kia, chấp nhận những lập luận của “Một người bất bình” thì có ảnh hưởng tí da thịt nào của họ đâu, mà thể hiện thiện chí chia sẻ gian nguy với anh em dân chủ trong nước, thì đằng này họ đã phơi bày tất cả bộ mặt thật, dở thủ đoạn xã hội đen đe dọa ngay “Diễn đàn chính trị tranh luận dân chủ” rằng “Một triệu thằng VC cũng chẳng thể nào đánh sập diễn đàn, chúng ta có thể khẳng định điều đó, nhưng trong nội bộ quản trị, nếu đánh nhau, thì khác, diễn đàn có thể dẫn đến sự sụp đổ”.

Tôi mong rằng, anh em dân chủ trong nước hãy lấy đây làm bài học đau đớn, hãy dứt khoát đừng dính dáng tới VT nữa và lên tiếng tẩy chay tập đoàn mafia này -  đó là cách duy nhất họ cứu mình, cứu các thế hệ đấu tranh dân chủ trong nước, cứu tương lai của đất nước hình chữ S này.

Nguyễn Quang

P/s: Xin hãy loan tải giúp bài viết này tới tất cả những người Việt trong và ngoài nước đang đấu tranh cho nền dân chủ Việt Nam.