Dân (danlambao) - «Ngoài xã hội, vô nhà người mà không xin phép, không gõ cửa đồng nghĩa với tà tâm "ăn trộm"; vô nhà người, mượn tài vật mà không ngỏ lời là "ăn cắp". Trong văn nghệ, mượn ý tứ của người mà không ghi xuất xứ là "nhận vơ". Chân thường nhân "ăn cắp", "ăn trộm" cái xấu hổ chân thường nhân riêng chịu, không lây lan cho ai. Ngụy vĩ nhân "nhận vơ" cái xấu hổ trở nên "vĩ đại"…»
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
29 December 2011
Lại đọc thơ Bác!
Dân (danlambao) - «Ngoài xã hội, vô nhà người mà không xin phép, không gõ cửa đồng nghĩa với tà tâm "ăn trộm"; vô nhà người, mượn tài vật mà không ngỏ lời là "ăn cắp". Trong văn nghệ, mượn ý tứ của người mà không ghi xuất xứ là "nhận vơ". Chân thường nhân "ăn cắp", "ăn trộm" cái xấu hổ chân thường nhân riêng chịu, không lây lan cho ai. Ngụy vĩ nhân "nhận vơ" cái xấu hổ trở nên "vĩ đại"…»
Những lớp học VN với tư thế không thể lạ hơn
Kích cỡ bàn ghế không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe, hình thức của trẻ em.
Vì thế, đã có hẳn một Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công Nghệ và Bộ Y tế công bố vào tháng 6/2011, hướng dẫn chi tiết kích cỡ bàn ghế ngồi học cho học sinh.
Trong khi chờ đợi những hiệu quả thiết thực của thông tư trên, rất nhiều học sinh, đặc biệt những học sinh vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn vẫn phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ, nhiều khi phải đứng lên mới có thể viết được.
Những học sinh mẫu giáo ở Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông) hàng ngày phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ khiến rất mỏi vì chân không thể chạm đất. |
Dưới thì chân không chạm đất, phía trên thì mặt bàn cao ngang cổ nên các em phải dướn hết người mới có thể khoanh tay trên mặt bàn. |
Muốn viết, bé trai này buộc phải đứng. |
Cũng giống như học sinh ở Trường Nguyễn Bá Ngọc, những học sinh lớp 1 ở điểm Trường Khe Bốc thuộc Trường Tiểu học số 2 Điện Quan (Xã Điện Quan, Bảo Yên, Lào Cai) cũng phải ngồi học trên những bộ bàn ghế mà mặt bàn cao ngang cổ. Với tư thế ngồi viết thế này kéo dài không mắc những tật bệnh về mắt, cổ mới lạ. |
Tư thế đứng để viết tuy có mỏi chân, nhưng có lẽ cậu trò lớp 1 tại điểm trường Khe Bốc này vẫn cảm thấy thoải mái hơn việc phải để mắt quá gần trang vở. |
Những tư thế lạ do bàn ghế quá cao trong giờ học tại lớp 1, điểm trường Cửa Vạn, Trường TH & THCS Hùng Thắng (Phường Hùng Thắng, TP Hạ Long). |
Một cách thư giãn đôi chân của cô trò nhỏ lớp 1 ở điểm trường Cửa Vạn. |
Các kiểu khắc phục bàn ghế quá khổ của học sinh lớp 1 điểm trường Cửa Vạn. |
Một tư thế ngồi viết lạ tại điểm trường Cửa Vạn do bàn ghế không đúng kích cỡ. |
Hai chân trên ghế chăm chú nghe giảng. |
Không biết đến bao giờ, các trường mới có đủ điều kiện thực hiện thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn
bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông. |
- Lê Anh Dũng
Sữa Trung Quốc tràn lan ở Việt Nam
"Sữa Trung Quốc" lại một lần nữa dấy lên làn sóng lo ngại trong người tiêu dùng khi tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc phát hiện chất gây ung thư aflatoxin M1 của hãng sữa Mengniu (Mông Ngưu) vượt quá 140% so với tiêu chuẩn cho phép. TIN BÀI KHÁC Tràn lan dâu tây TQ "đội lốt" Đà Lạt, "hét" giá gấp 3 lần Săn rươi, kiếm chục triệu mỗi mùa Phát hiện sữa Trung Quốc chứa độc tố gây ung thư Thịt bò Kobe bỗng dưng... 'biến mất' Hà Nội: Choáng váng công nghệ nấu rượu Chuột nướng, chuột xào và đặc sản chuột treo gác bếp Đáng chú ý, là trong năm 2011 lượng sữa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng đến gần 30%, và trên thị trường vẫn bày bán nhiều loại sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Không rõ xuất xứ Khu vực chợ Kim Biên, các chủ quầy không ngần ngại giới thiệu bốn loại sữa khác nhau với mức giá từ 50.000 – 70.000 đồng/kg tuỳ màu sắc. Giá càng mắc thì bột sữa có màu vàng càng đậm. Ông V., một chủ quầy ở đây nói: "Loại mắc tiền thì độ béo cao hơn, không cần pha thêm bột béo." Khi hỏi về nguồn gốc, hầu như người bán nào cũng bảo đó là sữa nhập, nhưng ở mỗi quầy, dù cùng một mặt hàng – cùng nấc giá, nhưng chỗ ông V. nhập từ Úc, chỗ của bà T. nhập từ New Zealand, chỗ bà H. nhập từ Hà Lan... Đi theo người bán vào xem hàng ở trong một căn nhà gần chợ, bột sữa được đóng trong bao 10 – 20kg, hoặc để gọn trong các thùng giấy carton và bên ngoài ghi chữ bằng bút lông: sữa béo Úc loại 1, loại đặc biệt hoặc loại thượng hạng, không có thêm bất cứ dấu hiệu nào xác nhận xuất xứ.
Bà T., người bán hương liệu bảo: "Hàng này bán lãi ít, nên chỉ khi nào khách mua vài trăm ký và mua thường xuyên thì mới cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ". Ở các quầy bán sữa trên đường Cách Mạng Tháng Tám, khu Nguyễn Thông quận 3, không bày công khai, nhưng nếu khách hỏi, vẫn có thể mua được sữa xá.
Tại khu phố Hàng Buồm và chợ Đồng Xuân (Hà Nội), sữa ký được bán khá nhiều. Phần lớn sữa đóng gói bằng túi nilông loại 500g đến 1kg, không nhãn mác. Một kiốt trong chợ Đồng Xuân, khi hỏi mua sữa cân về làm bánh ngọt đã bày ra rất nhiều loại. Theo lời giới thiệu của chị Liên bán hàng thì sữa này của Úc, Hà Lan, New Zealand… "Làm gì có sữa Trung Quốc. Sữa này chất lượng lắm, các cửa hàng làm kem, bánh ngọt, sữa chua đều mua về làm. Cao điểm có ngày bán được hàng chục cân", chị quảng cáo. Tuy nhiên, trên bao bì của mỗi túi sữa không có nhãn mác, thời hạn sử dụng. Sữa được để trong bao to rồi đưa vào túi từng cân bán cho khách. Một cân sữa dao động từ 45.000 – 90.000 đồng, tuỳ từng loại, rẻ hơn cũng có nhưng không nhiều. Một dãy chuyên bán bánh kẹo, sữa, đường, sữa được bày la liệt và dùng bút bi ghi ngoài nhãn nilông: sữa béo, dẻo kem, sữa nguyên kem… Sữa có bao, nhãn mác rất hiếm. Ông Phạm Ngọc Châu, phó tổng giám đốc công ty thực phẩm Hancofood kể: "Ở vùng nông thôn các tỉnh, đội ngũ tiếp thị của công ty phát hiện khá nhiều thương hiệu lạ (Dinamilk, Growthmilk, Goodmilk…), bán với giá chỉ 150.000 – 170.000 đồng/hộp 900g và còn khuyến mãi cho người bán "mua 3 lon tặng 1 lon". Theo ông Châu, hiện giá sữa nhập từ Trung Quốc rẻ hơn giá sữa nhập từ châu Âu khoảng 30%. Ông Nguyễn Hữu Đức, giám đốc đối ngoại công ty Nutifood và ông Châu cùng cho rằng: nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, do áp lực cạnh tranh, đã nhập nguyên liệu sữa từ Trung Quốc để có giá rẻ, nhưng không ai dám để hở ra điều đó vì sợ người tiêu dùng tẩy chay. Nhập khẩu sữa Trung Quốc tăng mạnh Theo tổng cục Hải quan, tháng 11.2011, nhập khẩu sữa từ Trung Quốc vọt lên với mức kim ngạch 120.000 USD, tăng 79,1% so với tháng 10.2010. Tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã nhập 513.700 USD sữa và sản phẩm từ Trung Quốc, tăng 29,81% so với cùng kỳ năm 2010. Đó mới chỉ là số liệu chính thức, theo các nhà kinh doanh thì lượng sữa nhập tiểu ngạch còn nhiều hơn, đa phần là sữa xá, sau đó được đóng lon thành sữa có thương hiệu và bán ở các vùng nông thôn, hoặc bán cho các đơn vị sản xuất bánh kẹo, làm kem…
Điều này có thể chứng minh qua giá bán. Hiện giá sữa nhập từ châu Âu dao động khoảng 3.600 – 3.800 USD/tấn (tức hơn 80.000 đồng/kg), trong khi đó sữa nhập Trung Quốc chỉ 2.300 – 2.800 USD/tấn (khoảng 50.000 đồng/kg), nên các điểm bán hương liệu thực phẩm mới có thể bán được sữa bột với mức giá chỉ từ 50.000 – 70.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Hữu Đức nói: "Thực ra nếu nhập khẩu sữa loại tốt của các công ty lớn từ Trung Quốc, giá tương đương với nhập từ châu Âu, chỉ có nhập từ các công ty nhỏ ở địa phương thì mới có giá rẻ". Theo một nhà kinh doanh hương liệu thực phẩm, có tình trạng công ty vừa nhập khẩu sữa từ châu Âu, vừa nhập khẩu sữa từ Trung Quốc, nhằm có được các hoá đơn chứng từ thể hiện việc dùng nguyên liệu châu Âu. (Theo Sài Gòn tiếp thị) |
Thịt bò Kobe bỗng dưng... 'biến mất'
Sau thông tin thịt bò Kobe (Nhật Bản) được bán tại các nhà hàng Việt đều qua con đường nhập lậu, chưa hề được kiểm dịch và có thể là hàng giả, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại một số nhà hàng và cơ sở nhập khẩu sản phẩm này. TIN BÀI KHÁC Thêm 3 xe máy, ô tô đang đi bỗng dưng bốc cháy 12 năm điên loạn vì "người âm báo oán" Ký ức kinh hoàng voi dữ ăn thịt người 15 năm đeo bám Những vụ tử vong tập thể rúng động năm 2011 Chân dung 2 quan chơi cờ tiền tỷ ở Sóc Trăng Chiều 26/12, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, khẳng định, thịt bò Kobe vào Việt Nam bằng chứng thư giả là chính xác. Một số nhà hàng từng quảng cáo có món bò Kobe Nhật Bản đã gỡ hết niêm yết. Các nhà hàng đều phủ nhận, không nhập thịt bò Kobe Nhật Bản, chỉ có thịt bò Australia và Mỹ. Một số địa chỉ rao bán, niêm yết giá thịt bò Kobe từ 3,5 – 4 triệu đồng/kg trên mạng Internet trước đó cũng đã bỡ bỏ thông tin sản phẩm. Vì vậy, trong lần kiểm tra này, Chi cục QLTT đã không bắt giữ được trường hợp nào. "Nếu phát hiện niêm yết giá và quảng cáo thịt bò Kobe Nhật Bản, người tiêu dùng hãy thông báo cho Chi cục QLTT làm rõ", ông Lộc khuyến nghị. Ông Hoàng Văn Năm, Quyền cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, cho hay, nếu doanh nghiệp nào có đề nghị xin nhập khẩu loại thịt bò này, thì các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ nhanh chóng làm việc với Nhật Bản để đảm bảo các thủ tục theo yêu cầu về an toàn thực phẩm và dịch bệnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu theo nhu cầu. (Theo Đất Việt) |
Tràn lan dâu tây TQ "đội lốt" Đà Lạt, "hét" giá gấp 3 lần
Chỉ cần gắn mác "Đà Lạt", dâu tây TQ lập tức được người bán "hét" giá từ 120.000-150.000 đồng/kg, trong khi giá thực chỉ khoảng 40.000-45.000 đồng/kg. TIN BÀI KHÁC Thực hư việc chụp được ảnh "người âm" Sao Việt và những cuộc chia tay ầm ĩ Săn rươi, kiếm chục triệu mỗi mùa Phát hiện sữa Trung Quốc chứa độc tố gây ung thư Thịt bò Kobe bỗng dưng... 'biến mất' Hà Nội: Choáng váng công nghệ nấu rượu Chuột nướng, chuột xào và đặc sản chuột treo gác bếp Buôn hàng bình dân bán giá đặc sản Những ngày này, đi dọc nhiều con phố ở Hà Nội Yên Phụ, Đại Cồ Việt, Giải Phóng, Hồ Tùng Mậu (Hà Nội)… người đi đường dễ bắt gặp những xe chở dâu tây bán rong với màu đỏ bắt mắt, quả dâu tươi rói còn nguyên cả cuống. Chỉ cần dừng xe hỏi mua, khách sẽ được người bán quảng cáo những quả dâu chín mọng kia có xuất xứ từ Đà Lạt và kèm theo đó là cái giá "xứng đáng" từ 120.000 - 150.000 đồng/kg (tùy quả to hay bé). Anh Thạch - bán dâu tây tại đường Yên Phụ, Hà Nội đang mải miết nhặt dâu lên kệ hàng bày bán cho khách khoe: "đây là dâu Đà Lạt đấy, giá mở hàng anh lấy 100.000 đồng/kg còn lại anh đều bán 150.000 đồng/kg, bán lẻ là 20.000 đồng/lạng".
Thùng dâu được anh Thạch rao là dâu Đà Lạt chính hiệu lại đựng trong chiếc thùng xốp toàn chữ Trung Quốc để dưới gầm xe. Khi chúng tôi thắc mắc: "Sao dâu Đà Lạt lại được đóng trong thùng xốp Trung Quốc?", anh Thạch "tỉnh bơ": "Thùng xốp có tiếng Trung này là của loại dâu khác, người bán hàng đựng vào cho đẹp hơn và đỡ dập hơn thùng cac-ton". Trong khi đó, tại chợ Long Biên (Hà Nội) những thùng xốp đựng dâu tây in tiếng Trung Quốc như của anh Thạch để ngổn ngang dưới đất. Các chủ hàng thường chia dâu từ thùng đóng vào hộp xốp loại 1 kg và 500 gram để bán cho khách với giá 50 nghìn đồng/kg, mua cả thùng giả rẻ hơn rất nhiều. Nhiều chủ hàng thừa nhận đấy là dâu Trung Quốc vì giá rẻ, quả to, 1 kg được rất nhiều quả thích hợp cho việc bán hoa quả dầm, sinh tố… Bà chủ hàng Th. (chợ Long Biên) cho biết: "Dâu tây Đà Lạt làm gì có nhiều mà bán giá đó, năm nay 100 nghìn/kg mua buôn còn chẳng có lấy đâu ra thùng lớn thùng bé". Dâu tây chia ra làm hai loại mà người bán hàng thường gọi là dâu nếp, dâu tẻ. Lợi dụng việc phân loại này, người bán hàng đã đánh lừa người tiêu dùng bằng mác dâu Đà Lạt. Chị Phương - chủ shop hoa quả miền Nam trên phố Lê Trọng Tấn cho biết, những hoa quả miền Nam đưa ra trừ bưởi có độ bền lâu còn đa số nhanh hỏng. Dâu Tây cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của chị Phương, đa số dâu thường được ngâm qua một loại hóa chất để giúp quả tươi hơn nếu bị ngâm hóa chất thì dâu tây trong nước cũng nguy hiểm cho sức khỏe chứ không nói gì đến dâu tây Trung Quốc. Nhưng hoa quả trong nước thường được giám sát kỹ càng hơn. Kinh nghiệm phân biệt dâu tây Đà Lạt Tại phố Đại Cồ Việt, có khoảng hơn 10 xe chở rong bán dâu tây và giá cả so với giá tại chợ Long Biên gấp khoảng 2 đến 3 lần, những trái dâu nhập khẩu từ Trung Quốc trở thành đặc sản của Đà Lạt. Người bán hàng quảng cáo là dâu Đà Lạt và được người bán niêm yết với giá chung như sau một loại 10.000 đồng/lạng một loại 20.000 đồng/lạng. Loại dâu nếp quả nhỏ, đỏ sẫm bán với giá 20.000 đồng/lạng, dâu tẻ quả nhạt hơn, to hơn có giá 10.000 đồng/lạng. Trong khi người bán lẻ trực tiếp khẳng định dâu này là dâu Đà Lạt thì người bán buôn tại chợ đầu mối phủ kín thông tin đều là dâu Trung Quốc.
Chị Đinh Thị Lam - bán hoa quả trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) tỏ ra rất bất bình vì dâu tây Trung Quốc "đội lốt" nhiều khiến dâu Đà Lạt chị nhập với giá cao cũng khó tiêu thụ vì quả không đẹp bằng mà số lượng không nhiều như dâu Trung Quốc. "Dâu tây Đà Lạt gốc thường không sử dụng loại thuốc nào thì chỉ hai ngày là héo và thâm hết cuống nhưng dâu Trung Quốc bán ngoài đường 3 ngày cuống vẫn to và tươi xanh" – chị Lam cho biết. Bằng kinh nghiệm bán hoa quả nhiều năm, chị Lam chia sẻ: Dâu Đà Lạt quả nhỏ, nặng chắc, ăn mềm dai và chua thanh chứ không chua "lảnh" như dâu Trung Quốc. Đặc biệt, dâu Đà Lạt không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2,3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Còn nắng hanh thì một ngày dâu đã héo cuống và thâm. Trong khi đó, những người bán dâu rong trên đường, trong chợ đều thề rằng "dâu tây Đà Lạt được đưa bằng máy bay ra Hà Nội nên quả tươi và ngon". (Theo GDVN) |
Đổ xô mua vé đón năm mới ở 'nóc nhà Sài Gòn'
Nhiều bạn trẻ đang háo hức chờ đợi bữa tiệc năm mới vào đêm 31/12 trên tòa tháp Bitexco ở độ cao 178 mét dù giá vé lên đến gần 600 nghìn đồng. Đến 83% trên tổng số 300 vé đã được bán. |
Tòa tháp cao nhất Sài Gòn bán vé dự tiệc cuối năm dịp 31/12 với giá gần 600 nghìn đồng một lượt người. Ảnh: Hà Thanh |
Anh Thanh Tùng, nhân viên ngành dầu khí đã mua một cặp vé đón năm mới từ giữa tháng 12, chia sẻ với VnExpress.net: "Tôi mua vé để đi cùng với bạn gái, khi được tặng món quà bất ngờ này cô ấy thậm chí còn háo hức hơn cả tôi".
Tùng cho biết, so với giá vé ngày thường 200 nghìn đồng một lượt người, vé cho bữa tiệc nhẹ đêm giao thừa tết Tây đắt hơn 400 nghìn đồng. Còn so với tiệc buffet ở các nhà hàng thì cũng không đắt lắm. Tuy nhiên, đổi lại anh nhận được cảm giác lần đầu tiên ngắm pháo hoa ở Sài Gòn từ trên cao. "Cảm giác này mua vài trăm nghìn cũng đáng để thử", anh nói.
Mua vé dự tiệc năm mới trên cao vì tò mò, bạn Thành Nam, sinh viên trường đại học Hồng Bàng kể bạn dạo phố đêm Noel vô tình biết chương trình tiệc ở SkyDeck và đã rủ được nhóm bạn cùng đặt mua. "Sau nhiều lần đón tết Tây ngoài phố, cả bọn quyết định sẽ thử cảm giác đón giao thừa ở nóc nhà Sài Gòn. Em hy vọng đó sẽ là lần overnight đặc biệt của nhóm", Nam háo hức.
Dù nhiều bạn trẻ không tiếc tiền và háo hức tìm cảm giác lạ nhưng không ít người cho rằng giá vé gần 600 nghìn đồng cho một lượt người là khá đắt. Anh Minh, nhân viên ngành xuất nhập khẩu tính toán: "Có ai ăn tiệc tất niên một mình đâu, ít nhất cũng có đôi hoặc đi thành nhóm. Bỏ bạc triệu để ngắm pháo hoa từ trên cao, chi phí này bằng 20% lương cơ bản của tôi thì xa xỉ quá".
Ngắm nhìn TP HCM từ độ cao gần 180m. Ảnh: Vũ Lê |
Trao đổi với VnExpress.net, Trưởng phòng quản lý tòa nhà Bitexco Financial Tower Đào Thị Thu Hằng cho biết: "250 vé trên tổng số 300 chỗ cho chương trình tiệc giao thừa tết Tây trên cao đã bán xong. Đài quan sát này chỉ có sức chứa 300 người cùng một lúc nên số lượng vé cũng giới hạn".
Bà Hằng cho hay, trong tổng số vé bán được chỉ có 10% là du khách nước ngoài, còn lại đều là người Việt Nam. Dự kiến trong dịp tết Nguyên đán, tòa nhà sẽ tổ chức một đêm tiệc đón giao thừa ngắm pháo hoa trên cao một lần nữa.
Saigon Skydeck hiện là đài quan sát đầu tiên của Việt Nam ở độ cao 180 mét. Địa điểm này còn gắn liền với kỷ lục tòa nhà cao nhất TP HCM của tháp tài chính Bitexco Financial Tower.
Đài quan sát được trang bị 6 ống nhòm tầm xa, có khả năng quay ngang 360 độ và quay lên xuống góc 50 độ, có thể nhìn rõ nhất các chi tiết cảnh quan đường phố Sài Gòn ở những vị trí không thể nhìn rõ bằng mắt thường.
Vũ Lê