THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 November 2012

Khẩn cấp: Bà Trần Ngọc Anh cấp cứu tại bệnh viện Đông Anh

Khẩn cấp: Bà Trần Ngọc Anh cấp cứu tại bệnh viện Đông Anh

13/11/2012

Hôm nay sau 3 ngày giam giữ tại trại giam thuộc xã Dục Tú - Đông Anh, bà Trần Ngọc Anh, dân oan Bà Rịa Vũng Tàu đã bị công an hành hung bấm huyệt ( nữ an ninh tên Minh chỉ đạo gần chục tên mặc thường phục ), và đem vứt về bệnh viện Đông Anh... Hiện tại rất đông bà con dân oan các tỉnh đang kéo về đây để thăm hỏi, động viên và chăm sóc cho bà Ngọc Anh...

Chị Nguyễn Thị Kim Liên, số điện thoại là 0918163267 thông báo: "Sáng nay hồi 11h ngày 13/11/2012, hơn một chục công an đến Đồng Dầu, chị Minh ở Bộ CA đến dụ dỗ dân: đưa về gặp ông Trần Đại Quang... dân oan không tin mà cho rằng chuyện đất đai không phải thẩm quyền của ông Trần Đại Quang giải quyết nên không chịu đi... Sau đó hơn một chục công an mặc thường phục đến trấn áp, bấm huyệt làm bà Trần Ngọc Anh bị ngất xỉu... sau đó lôi đi sang bệnh viện Đông Anh..."

Dân Việt Nam buộc phải mua xăng đắt hơn dân Mỹ 5000 VND



Quanlambao - Không ai có thể tưởng tượng được người Việt Nam phải trả tiền mua xanhw cao hơn người Mỹ đến 5.000 đồng/lít!

Vậy mà Petrolimex vẫn lỗ và vẫn đòi tăng giá!!!! Vậy SIÊU SIÊU LỢI NHUẬN của Tổng công ty gần như độc quyền Petrolimex đi về đâu nếu không phải vào túi của đám quan chức?

Nếu ở Mỹ có lẽ những tên quan tham này đã bị nhân dân mang ra bắn hết rồi, vậy mà ở Việt Nam thu nhập bình quân chỉ có 1000 USD/Năm mà phải chịu cảnh cướp bóc trắng trợn thế này đây!

Giá xăng tại Đông Bắc Mỹ ngày 29/10/2012, giao tận cây xăng (GIÁ GỐC):




Xăng 87: 2,6691 USD/gallon = 0,7051 USD/L = 14.807 VND/L

Xăng 92: 3,0277 USD/gallon = 0,7999 USD/L = 16.797 VND/L

Diesel: 3,2517 USD/gallon = 0,8591 USD/L = 18.041 VND/L

Giá trên là theo 1 USD = 21.000 VND, và đã tính thuế Liên bang Mỹ, thuế đường, giá chuyên chở, v.v…Đây là giá trả cho hãng xăng SAU KHI xăng bơm xuống bồn tại cây xăng, không nhưng, nếu, tại vì, v.v… gì ráo.

Thêm thuế tiểu bang chừng vài chục cents/gallon, nhưng món thuế này không liên quan tới bên VN.

Tại VN, xăng 87 nếu không tính thuế thì chỉ có giá 15.000 VND/ lít là cùng.

Mỗi lít, Việt Cộng nay lời hơn 5000 đồng, CHƯA TÍNH PHA XĂNG DỎM VÀO, VÀ ĐONG THIẾU!

Cho là Việt Cộng bỏ túi 5000 đồng/lít xăng, mỗi tháng nhập về 1 tỉ lít, thì bỏ túi MỖI THÁNG 5000 tỉ đồng, mỗi ngày 170 tỉ đồng.

Nếu điều tra, họ sẽ đưa ra đủ lý do, nhưng vấn đề vẫn là: dân VN đang bị mua xăng giá mắc 5000 đồng/ lít so với nếu chỉ đơn giản là cho ngoại quốc vào bán xăng.

Đó là chưa kể đong thiếu, pha chất bậy bạ vào làm cháy xe, v.v…

“Phu nhân”, tiểu thư của các quan chức do vậy mà có tiền mua bóp đầm Hermès giá 140 ngàn đô!

Diendankinhte blog

Eximbank đang dùng tài sản cổ đông xoá dấu vết phạm tội cho các bố già


Quanlambao - Tại sao sau khi bố già Kiên bị bắt Tổng tài sản của Eximbank đã giảm 22.700 tỷ đồng gần gấp đôi Vốn điều lệ của Eximbank??? Chính là do phải trích dự phòng những khoản thua lỗ mà trước đây thể hiện trên sổ sách "Đầu tư' và 'kinh doanh chứng khoán', thưucj chất chính là khoản mà toàn thể HĐQT của Eximbank gồm Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú, Phạm Trung cang... đã đồng phạm cho bố già Kiên rút tiền của Eximbank ra để kinh doanh vàng khống, để thâu tóm, để chi viện cho Trầm Bê, Nguyễn Thanh Phượng tham gia thâu tóm.... Kết quả đến nay hàng trăm ngàn tỷ không ngày trở về và Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú và Phạm Trung Cang đã nhanh tay xoá dấu vết bằng cách giảm tài sản của toàn bộ Eximbank khiến cho các cổ đông của Eximbank phải gánh chịu sự thiệt hại do bố già Kiên cùng đồng phạm Lề Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú và Phạm Trung Cang gây ra. Rõ ràng đây là một hình thức xoá dấu vết phạm tội bằng cách đánh lận con đen lấy tài sản của Eximbank tức của các cổ đông gánh chịu cho sự thiệt hại do chúng gây ra.

Thống đốc Bình đã tòng phạm để cho lãnh đạo Eximbank xoá dấu vết phạm tội của mình mà lẽ ra Thanh tra NHNN cần phải kiểm tra và lực lượng công an của Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Văn Hưởng thay vì bắt bớ gia đình ông Đặng Văn Thành thì nên tập trung điều tra lôi toàn bộ những hành vi tội phạm gây thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ của Kiên, Dũng, Phú và Cang ra trước pháp luật!

Vốn điều lệ của Eximbank khoảng 12.000 tỷ đồng rõ ràng đã bị âm gấp đôi vốn điều lệ, vậy tại sao Thống đốc Bình vẫn làm ngơ? Trong khi tích cực góp sức nhóm thâu tóm cướp trắng các ngân hàng Sacombank, HBB, WB?

Eximbank: LNST quý 3 giảm 45%, tổng tài sản giảm hơn 22.700 tỷ đồng trong 9 tháng
20 TỶ USD CHOTHÂU TÓM ĐỢT Bố già Kiênthách thức BT BCA  Kể tội Bố giàKiên  Các bố già trốnthuế  Bố già VN chắpcánh cho giặc Tàu Thủ tướng &nhóm thâu tóm  Các bố già xoádấu vết phạm tội  Hối lộ, đánh bài& Ăn cướp ...  Bóc lột dân đểbù lỗ cho mình  Thống đốc tiếptay cho Mafia  Chân tướng bốgià Kiên Bộ mặt thật bốgià Nguyễn Đức Kiên    Bố già đã thâutóm xong STB   Eximbank &Trò chơi của bố già   

Tăng trưởng tín dụng của Eximbank tại thời điểm 30/9 là âm 14,7% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu là 1,89%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng gần 85%.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank – mã ck: EIB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2012.

Theo đó, tổng tài sản của Eximbank tại thời điểm 30/9 là 160.829,7 tỷ đồng, giảm 22.737 tỷ tức 12,4% so với thời điểm cuối năm 2011.
Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/9 đạt 62.675,3 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng rủi ro 693,5 tỷ), giảm 14,7% so với thời điểm cuối năm 2011. Tiền gửi của khách hàng tuy nhiên tăng 10,8% lên 59.461,3 tỷ đồng.

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trong quý III đạt 3.989,7 tỷ đồng, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng tăng gần 6% lên 13.758,5 tỷ.

Thu nhập lãi thuần trong quý III giảm 20% xuống 1.155,8 tỷ đồng song lũy kế 9 tháng vẫn đạt mức tăng 9,4% lên 4.045,4 tỷ.

Chi phí hoạt động trong quý III là 587,8 tỷ đồng và 9 tháng là 1.507,7 tỷ, tăng lần lượt 24% và 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng lợi nhuận trước thuế của Eximbank quý III chỉ đạt 561,3 tỷ đồng, giảm tới 44,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng mức giảm tuy nhiên chỉ 9,4%, đạt 2.347,8 tỷ đồng, nhờ lợi nhuận khả quan trong 6 tháng đầu năm.

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng quý III là 414,1 tỷ, giảm 45,2% so với quý III năm trước. Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, Eximbank lý giải lợi nhuận sau thuế giảm chủ yếu do thu nhập thuần từ lãi giảm.
 Bốgià gặp ai trước khi bị bắt  Eximbanksẽ sụp đổ cùng bố già Kiên   Phạmtội hối lộ  Haibản án đã được tuyên  NămCam chỉ là tin xế chiều nếu so với Vụ án Bố già Kiên Thốngđốc 'chạy' phá kỷ lục Olympic Chấtvấn Thống đốc về việc Kiên bị bắt  Chủbị bắt, tớ vẫn ngông cuồng  Tài sản của bố già Kiên Cậpnhật về phạm pháp tại ACB  Baogiờ những kẻ khác 'theo hầu' bố già Kiên? Bố giàKiên bị bắt 
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 9,5% xuống 2.017,7 tỷ. 

Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/9 là 1,89% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, giảm nhẹ 0,12% so với cuối năm 2011. Trong các nhóm nợ thì nợ dưới chuẩn giảm tới 78,8%, nợ nghi ngờ giảm 12,6% trong khi nợ có khả năng mất vốn tăng gần 85% đạt 804,6 tỷ đồng.

Bi kịch cha đi đâm thuê chém mướn lấy tiền chữa bệnh cho con



Chọn nghề đâm thuê chém mướn để có tiền chữa bệnh cho con, bị cáo không ngờ rằng có ngày anh ta phải trả giá vì lựa chọn sai lầm.
Bị cáo Phúc đang bị dẫn giải ra xe về trại giam
Bị cáo Phúc đang bị dẫn giải ra xe về trại giam.
 
Chém thuê chỉ vì kiếm tiền chữa bệnh cho con

Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa đưa vụ án “Cố ý gây thương tích” ra xét xử phúc thẩm, vụ án do bị cáo Đặng Thanh Phúc (22 tuổi, ở tỉnh Cà Mau) cầm đầu. Phiên tòa hôm ấy có rất nhiều người tham dự .
 

Tại đây, cảm xúc những người dự khán xen lẫn giữa niềm vui và nỗi buồn. Phía gia đình bị hại chỉ mong Hội đồng xét xử có những hình phạt thích đáng để đủ sức răn đe đối với các bị cáo. Còn phía gia đình các bị cáo, chỉ mong sao cho con mình được giảm án.
 

Bà N.T.P (mẹ Phúc) cũng vậy, ngồi ở hành lang tòa án, bà chỉ mong Phúc sẽ được giảm án để trở về phụ bà nuôi hai đứa con nhỏ. Một hình ảnh trái ngược giữa hai gia đình bị cáo và bị hại.
Mẹ Phúc cho biết, hôm xảy ra vụ án, con của Phúc nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã hai ngày, nhưng trong nhà lại không còn tiền để chi trả cho những khoản viện phí đắt đỏ tại TP.HCM. Dù bà đã cố gắng vay mượn bạn bè và những người thân trong gia đình mà vẫn không đủ. Hôm đó, bác sĩ lại cho biết, con Phúc bị bệnh rất nặng nên cần phải phẫu thật, gia đình phải chuẩn bị tiền để các bác sĩ đưa bé vào phòng mổ .
Nghĩ thấy tủi thân, mình là đàn ông trụ cột trong gia đình mà không lo được cuộc sống cho vợ con, Phúc tìm đến rượu để giải sầu. Mặc dù rất thương con trai và con dâu nhưng “hoàn cảnh tui nghèo, chẳng biết làm sao, tui chỉ biết động viên nó gắng vượt qua, “mình ở hiền sẽ gặp lành”, rồi cũng có người giúp đỡ mình. Cả ngày hôm đó, tui cùng nó đi vay khắp anh chị em trong gia đình và bạn bè cũng chỉ được gần 3 triệu đồng, trong khi tiền mổ thì nhiều hơn thế. Sáng hôm sau, tui thấy nó đưa tiền cho tui và bảo vào bệnh viện đóng tiền mổ cho con nó…”. Bà P. chảy nước mắt khi nhớ lại những gì đã qua.

Theo bản án sơ thẩm, do có mâu thuẫn trong việc xây nhà nên ông Nguyễn Văn Ai (55 tuổi, ở TP.HCM) và ông Đỗ Hùng Tín nảy sinh nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trước đó. Để việc xây nhà của mình không bị cấm cản, ông Ai đã tìm người “giải quyết” ông Tín.
 

Khi biết được Phúc từng “bóc lịch” 9 tháng tù về tội “Truyền bá văn hóa đồi trụy” và hiện đang gặp khó khăn về việc chạy tiền chữa bệnh cho con, Nguyễn Văn Ai đã tìm gặp Phúc và trao đổi công việc. Khi gặp, Ai bày tỏ mong muốn “thuê” Phúc “xử đẹp” ông Tín thì sẽ được nhận 6 triệu đồng. Do đang trong tình thế cùng quẫn ,Phúc nhận lời mà không hề do dự. Để Phúc triển khai công việc được tốt, Ai đưa trước cho Phúc 3 triệu đồng, số còn lại sau khi hoàn thành công việc sẽ đưa. Nhưng với điều kiện, Phúc phải giải quyết công việc trong thời gian sớm nhất.
 

Để giết ông Tín, Phúc gọi điện cho đồng bọn trợ giúp mình. Ngày 15/9/2011, Phúc hẹn với đồng bọn ra quán cà phê gần nơi mình ở để phân chia công việc. Sau khi thống nhất, Phúc và đồng bọn đến nhà ông Tín để ra tay. Nhưng hôm đó, ông Tín lại không có ở nhà vì vậy cả nhóm đành phải quay về chờ thời cơ khác.
 

Khoảng chiều tối cùng ngày, Phúc và đồng bọn lại đến nhà ông Tín. Đang trên đường đi, Phúc và đồng bọn phát hiện, ông Tín đang nhậu với bạn thì cả nhóm xông vào chém ông Tín túi bụi. Do bị đánh bất ngờ, ông Tín tìm cách tháo chạy thì cả nhóm đuổi theo chém ông Tín, gây thương tích. Sau khi gây án, thấy ông Tín người bê bết máu, Phúc và đồng bọn lên xe bỏ chạy. Khi về đến điểm hẹn, Phúc chia tiền cho đồng bọn, rồi chạy vào thăm con ở bệnh viện. Ông Tín được người dân đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định.


Trả giá vì việc làm thiếu suy nghĩ
 

Ngày 5/11/2011, Cơ quan Công an quận 12, TP.HCM đã triệu tập Phúc và đồng bọn đến trụ sở để làm rõ hành vi “Cố ý gây thương tích”. Tại Cơ quan Điều tra, Phúc khai rõ hành vi phạm tội của mình nên vụ án được nhanh chóng được sáng tỏ. Phúc bị tạm giam để chờ ngày xét xử. Cũng từ đó, gia đình Phúc đi vào hẻm cụt. Ngày Phúc bị tạm giam cũng là ngày vợ Phúc chuẩn bị hạ sinh đứa con tiếp theo.
 

Khó khăn chồng chất khó khăn, bà P. tâm sự : Vợ Phúc sinh con được tròn 4 tháng thì không chịu được cảnh nghèo, đành để hai đứa con thơ cho bà nuôi rồi đi theo người đàn ông khác, giàu có hơn về vật chất. Bà P. nói trong nước mắt, một tay bà cả ngày chăm hai đứa con của Phúc và đứa con của anh trai Phúc chết vì bị bệnh để lại.
 

Hằng ngày bà phải lo cơm nước cho ba đứa cháu nhỏ và người chồng hằng ngày đi phụ hồ, khiến bà không còn thời gian đi làm thêm một việc gì. Cuộc sống của đôi vợ chồng già và ba đứa cháu nhỏ ngày ngày phải chắt chiu từng đồng mới đủ sống. Nhiều người nhìn vào, họ thường bảo “sao ông bà lớn tuổi rồi mà con còn nhỏ vậy”. Nhìn mấy đứa cháu tui chỉ biết khóc và cố gắng thay con chăm cháu”!
 

Cuộc nói chuyện của chúng tôi bị cắt đứt giữa chừng vì đến giờ tòa tuyên án. Bà P. vội vàng chào chúng tôi để vào lắng nghe tòa tuyên con trai mình. Nhìn người phụ nữ ấy khép nép trong khán phòng khiến ai cũng phải ngoái nhìn. Bà lấy tay áo lau vội những giọt nước mắt rồi đứng yên lặng nghe vị Chủ tọa phiên tòa tuyên án. Điều bà mong lúc này là Phúc được tòa giảm án để sớm về phụ bà nuôi hai đứa con nhỏ.
 

Thế nhưng niềm mong ước của bà P. đã không được tòa chấp nhận. Hội đồng xét xử nhận định: Trong vụ án, Phúc là người chủ mưu lôi kéo các động phạm khác tham gia, gây mất trật tự an sinh trong xã hội nên cần phải chịu hình phạt thích đáng trước pháp luậtđược. Hội đồng xét xử đã quyết định tăng án. Mức hình phạt mà Phúc phải nhận là 15 tháng tù giam, tăng 5 tháng so với mức án sơ thẩm tuyên trước đó.
 

Vừa nghe mức án tòa tuyên án, Phúc chỉ kịp nhìn người mẹ như muốn nhắn gửi, mẹ chịu khó thay con nuôi hai đứa con thơ, Phúc vội vã đi theo các chiến sĩ công an ra xe chở phạm. Còn bà P., chỉ biết căn dặn Phúc cố gắng cải tạo cho tốt để được pháp luật khoan hồng. Nhìn bà chạy theo gọi tên Phúc và khóc nức nở, những người có mặt tại đây không ai khỏi bùi ngùi, suy ngẫm về cuộc đời...
 
Theo Phapluatvn

Vụ bệnh nhân chết tức tưởi tại bệnh viện Pháp Việt không thể "chìm xuồng"


TP.HCM:


(Dân trí) - Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ đều có ý kiến chỉ đạo làm rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong của bệnh nhân Mai Trung Kiên xảy ra tại bệnh viện Pháp Việt (FV), nhưng đến lúc này Bộ Y Tế vẫn chưa đưa ra kết luận về vụ việc này.
 >>  Vụ bệnh nhân chết tức tưởi tại BV Pháp Việt: Căng thẳng leo thang!
 >>  Nguyên nhân dẫn đến cái chết tức tưởi tại Bệnh viện Pháp Việt "lộ sáng"
 >>  Đề nghị khởi tố vụ bệnh nhân chết tức tưởi tại Bệnh viện Pháp - Việt

Trong công văn số 1376/ VPCTN- PL của Văn phòng Chủ tịch nước gửi cho Bộ Y tế ngày 28/9/2012 đã ghi rõ yêu cầu “Bộ Y tế chỉ đạo kiểm tra, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, trả lời đương sự và thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước biết kết quả trước ngày 30/10/2012”. Tuy nhiên, cho đến lúc này (11/11/2012) gia đình ông Mai Trung Kiên vẫn chưa hề nhận được văn bản nào phản hồi từ Bộ Y tế về vụ việc này.
Trước đó, ngày 14/9/2012, Vụ Trưởng Vụ theo dõi giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng Phan Văn Minh đã ký Văn bản số 7251/VPCP – KNTN gửi Bộ Y tế nêu rõ:
“Bà Mai Thị Thu Trang trú tại P109, D6, khu tập thể Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội có gửi đơn Thủ tướng Chính phủ tố cáo bệnh viện Pháp Việt thiếu trách nhiệm dẫn đến tử vong của ông Mai Trung Kiên (bố đẻ bà Trang); bà Trang đề nghị xử lý kỷ luật đối với bác sĩ Lê Đức Tuấn và kiểm tra xem xét năng lực chuyên môn, việc thực hiện y đức của đội ngũ bác sĩ bệnh viện Pháp Việt để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật".
 
Nguyên nhân dẫn đến tử vong của ông Mai Trung Kiên chưa được làm rõ
Nguyên nhân dẫn đến tử vong của ông Mai Trung Kiên chưa được làm rõ
 
Theo phản ánh của gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên, sau khi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước có ý kiến chỉ đạo, Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng Khoa học, nhưng căn cứ đề nghị của bệnh viện FV (công văn số 619/2012/FVH-CEO ngày 12/9/2012), sau khi bệnh viện FV bác bỏ kết luận của Hội đồng khoa học Sở Y tế TP.HCM và việc này được giao cho Cục khám chữa bệnh xem xét.
 
Trước diễn biến trên, gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên đang đặt ra những nghi ngờ về tính khách quan trong danh sách khách mời thành viên Hội đồng khoa học của Cục khám chữa bệnh? Khi Cục khám chữa bệnh là cơ quan quản lý về chuyên môn của Bộ Y tế và trong sai sót về chuyên môn của bệnh viện FV sẽ có phần trách nhiệm của Cục khám chữa bệnh. Ngoài ra, trong thời gian qua, sau khi vụ việc của ông Mai Trung Kiên được đưa ra công luận đã có thêm nhiều trường hợp tử vong khác nữa phản ánh tắc trách của Bệnh viện FV và liệu chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ tại bệnh viện FV cần phải được xem xét một cách triệt để?.
Ban đầu bác sỹ Lê Đức Tuấn (người chịu trách nhiệm mổ chính và điều trị cho ông Kiên), bà Phạm Thị Thanh Mai- Giám đốc điều hành và bản thân ông Jean Marcel Guillon- Tổng Giám đốc Bệnh viện FV cũng đã thừa nhận với gia đình: FV có lỗi trong việc không tuân thủ quy trình khám chữa bệnh và việc chẩn đoán sai của êkip bác sỹ điều trị đã dẫn đến nguyên nhân gây tử vong cho ông Kiên, nhưng sau đó họ lại phủ nhận việc này. Việc này liệu có được Hội đồng khoa học nhìn nhận và coi đó là một yếu tố cần xem xét trước khi đưa ra kết luận chính thức?
Với những lý do trên, gia đình bệnh nhân Mai Trung Kiên đề nghị Bộ Y tế cho thành lập Đoàn thanh tra xem xét một cách toàn diện và đầy đủ về quy trình khám, chữa bệnh của bệnh viện FV, không chỉ riêng trường hợp ông Mai Trung Kiên mà với nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong khác.
 
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM kết luận trách nhiệm thuộc về bệnh viện FV
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM kết luận trách nhiệm thuộc về bệnh viện FV
Như Dân trí đã đưa tin, tối 7/8/2012, ông Mai Trung Kiên bị đau bụng nên gia đình đã đưa vào Khoa cấp cứu của bệnh viện FV. Sau khi khám, bác sỹ kết luận ông Mai Trung Kiên bị viêm ruột thừa nên phải mổ. Gia đình đã thông báo với bệnh viện là ông Kiên có tiền sử bệnh tim và đang điều trị bằng thuốc PLAVIX (chống đông máu). Sau khi kiểm tra toàn diện, bác sỹ Đức Tuấn- Khoa Ngoại đã quyết định mổ vào lúc 15 giờ ngày 8/8/2012. Sau ca mổ kéo dài 2 tiếng bác sĩ Tuấn đã báo cho gia đình chị Thu Trang là ca mổ đã thành công tốt đẹp.
Vào hồi 18h00 ngày 11/8/2012 (ngày thứ 3 sau khi mổ), ông Kiên bị đau bụng và ngực dữ dội. Gia đình đã yêu cầu cấp cứu thì bác sĩ trực bệnh viện FV đã không cho làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân mà chỉ dựa vào tiểu sử ông Kiên bị bệnh tim, rồi kết luận ông Kiên có triệu chứng nhồi máu cơ tim và cho ông Kiên dùng liều cao thuốc đông máu.
Lúc đó ông Kiên đã nói với bác sĩ rằng ông không giống bị đau tim, mà là đau ở ngực và bụng và yêu cầu được kiểm tra. Tuy nhiên, nguyện vọng của ông Kiên đã không được chấp nhận, mà bác sĩ trực tại bệnh viện FV còn yêu cầu chuyển ông sang bệnh viện Tim Tâm Đức vì FV không có khả năng xử lý nhồi máu cơ tim.
Gia đình đã yêu cầu bệnh viện FV mời bác sĩ bệnh viện Tâm Đức sang để cấp cứu cho ông Kiên ngay tại FV, nhưng họ đã không thực hiện và vẫn yêu cầu phải chuyểnông Kiênsang bệnh Tâm Đức. Khi gia đình đồng ý chuyểnông Kiên sang bệnh viện Tâm Đức và yêu cầu được đi viện cấp cứu ngay thì FV yêu cầu phải làm thủ tục chuyển viện và nộp tiền, nên mất rất nhiều thời gian, khiến tình trạng bệnh củaông Kiên trầm trọng thêm.
Đến 20 giờ cùng ngày, ông Kiên mới được chuyển sang bệnh viện tim Tâm Đức và làm các xét nghiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giáo sư- Tiến sỹ- Bác sỹ Phạm Nguyễn Vinh- Phó Giám đốc Bệnh viện tim Tâm Đức. Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, bệnh viện Tâm Đức đã kết luận nguyên nhân đau của ông Kiên không phải từ tim vì các chỉ số tim đều bình thường. Quan trọng nữa là bệnh viện Tâm Đức đã siêu âm và phát hiệnông Kiênbị chảy máu trong do vết mổ ruột thừa tại bệnh viện FV và đang nguy kịch do thiếu máu trầm trọng.
Sau khi ông Kiên được chuyển ngược về viện FV vào lúc 23 giờ, chị Trang có đi tìm bác sĩ Tuấn để yêu cầu cho ông Kiên được mổ mở để xử lý triệt để (theo tư vấn của bác sĩ Vinh) thì không tìm thấy bác sĩ Tuấn trong vòng 30 phút. Đến 23 giờ 30 phút bác sĩ Tuấn lững thững đi vào, gọi chị Trang và người nhà là bác sĩ Trương Thị Xinh- Nguyên giảng viên của Bệnh viện Đại học Y dược vào phòng riêng để trao đổi về tình trạng của ông Kiên. Bác sĩ Tuấn vẫn thản nhiên nói là ông Kiên vẫn đang được truyền máu và chờ được xử lý. Khi chị Trang và bác sĩ Xinh vừa bước ra khỏi phòng bác sĩ Tuấn thì bàng hoàng phát hiện là tim ông Kiên đã ngừng đập. Ngay khi đó chị Trang và bác sĩ Xinh bị yêu cầu ra ngoài, rất đông nhân viên bảo vệ được triệu tập lên và bác sĩ Tuấn lập tức bỏ đi.
Sau khi xảy ra sự việc, ngày 18/8/2012 ,bệnh viện FV đã đến xin lỗi gia đình và thừa nhận là có quá nhiều sai sót về chuyên môn, về quy trình trong quá trình điều trị nên đã gây ra cái chết của ông Kiên. Thành phần của FV làm việc gồm có: Bà Phạm Thị Thanh Mai (GĐ điều hành); ông Gerard Desvignes (Giám đốc Y khoa); bs Lê Đức Tuấn (Người trực tiếp mổ); bà Nguyễn Thị Xuân Trinh (Trợ lý BGĐ); bà Nguyễn Diệp Kim Thủy (Nhân viên).
Chính bác sỹ Tuấn đã thừa nhận là sai sót quá rõ "chảy máu sau mổ ruột thừa do sử dụng thuốc kháng đông" và không có gì để biện minh cho việc làm sai trái nên xin chuộc lỗi với gia đình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định.
Nhưng đến ngày 23/8/2012, bệnh viện FV lại tiếp tục đến gặp gia đình và có sự tham dự của Ông Jean Marcel Guillon- TGĐ bệnh viện FV. Ông TGĐ đã nói: "Chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và thừa nhận đây là lỗi sai sót của bệnh viện, sai về chuyên môn, của cả êkip 6 bác sỹ điều trị. Sự việc này là một bài học rất lớn và FV cam kết là sẽ yêu cầu tất cả các bác sỹ của bệnh viện sẽ phải được đào tạo và chia sẻ về bài học này để rút kinh nghiệm".
Đến ngày 7/9/2012, Tổng giám đốc của Bệnh viện FV, bác sĩ Jean – Marcel Guillon lại phủ nhận toàn bộ kết luận của Sở Y tế và cho rằng nguyên nhân tử vong của ông Kiên là do nhồi máu cơ tim.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương

Sẽ giảm phí sang tên xe

Chưa phạt lỗi “sang tên đổi chủ”

Đó là khẳng định của thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội, trong cuộc họp báo diễn ra chiều 12.11 tại trụ sở Bộ Công an, về việc thực hiện Nghị định 71.

 Sẽ giảm phí sang tên xe
Lực lượng CSGT TP.Hà Nội xử lý xe dừng, đỗ sai quy định - Ảnh: Hà An
Tuy nhiên tại cuộc họp báo,   thiếu tướng Nghị chưa cho biết cụ thể sẽ giảm bao nhiêu, khi nào áp dụng. Theo thiếu tướng Nghị, Thông tư 36/2010/TT-BCA ngày 12.10.2010 của Bộ Công an có quy định rõ về đăng ký xe, thủ tục sang tên. Cụ thể, các chủ phương tiện sau khi mua, bán trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Chưa hết, sau khi bán xe, chủ xe cũng phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên. Nếu sau thời hạn trên, các chủ phương tiện không chấp hành đúng sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, lâu nay công tác giám sát việc chấp hành Nghị định 34 cũng như Thông tư 36 chưa được chặt chẽ nên trên cả nước hiện có tới khoảng 40% số phương tiện đang lưu hành không thực hiện việc sang tên đổi chủ. “Lệ phí trước bạ quá cao là nguyên nhân khiến nhiều người không đi sang tên, đổi chủ. Bộ Công an đang nghiên cứu, xem xét đề nghị mức phí thấp nhất để người dân thực hiện việc sang tên đổi chủ. Như vậy vừa đảm bảo lợi ích của dân và nhà nước cũng thu được lệ phí trước bạ”, ông Nghị nói.
Thiếu tướng Nghị cho biết, sau 3 ngày triển khai Nghị định 71, Bộ Công an đã có công điện 141 gửi công an các địa phương yêu cầu chỉ đạo lực lượng CSGT khi kiểm tra phát hiện phương tiện sau 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt. Một nội dung khác của công điện, với những trường hợp người điều khiển phương tiện đi mượn, đi thuê thì cũng không thể xử lý họ theo lỗi “sang tên đổi chủ”. Hiện vẫn chưa có thông tư nào quy định bắt buộc họ phải mang theo chứng minh thư hay hộ khẩu để chứng minh nguồn gốc xe. Tuy nhiên, khi đã đưa về trụ sở công an, sau khi xác minh phát hiện đó là xe chưa sang tên đổi chủ thì sẽ xử lý nghiêm khắc. Trong thời gian ngắn, Bộ Công an sẽ xây dựng thông tư hướng dẫn về vấn đề này. Ông Nghị cũng nhìn nhận, vừa qua đã có một số địa phương hiểu sai về Nghị định 71.
Trước dư luận cho rằng việc tăng mức tiền xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71 sẽ dẫn tới những nhũng nhiễu, tăng nạn mãi lộ, ông Nghị khẳng định: Nghị định 71 tăng mức phạt cao hơn với một số nhóm hành vi có nguy cơ dẫn đến TNGT không phải nhằm tăng ngân sách nhà nước, mà để răn đe, giáo dục người tham gia giao thông chấp hành luật tốt hơn, góp phần giảm thiểu TNGT. “Nếu người dân phát hiện trường hợp nào mãi lộ, tham nhũng thì có thể cung cấp cho cơ quan chức năng để điều tra, xử lý đúng pháp luật”, ông Nghị nói.
Hà An - Nguyễn Tuấn

Sập tháp, vỡ đập ai chịu trách nhiệm?

Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn, dù tỏ ra khá điềm tĩnh nhưng do “vấp” phải nhiều câu hỏi khó của các ĐBQH về an toàn thủy điện Sông Tranh 2, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng... nên phần trả lời của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng phải kéo sang hôm nay 13.11.
ĐB Trần Minh Diệu nêu con số 10.676 tỉ đồng thất thoát, nợ đọng tại Tập đoàn (TĐ) Sông Đà vừa qua khiến cử tri vô cùng bức xúc. Dẫn Quyết định 334 của Thủ tướng quy định Bộ Xây dựng là cơ quan trực tiếp tham mưu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) của TĐ Sông Đà, ĐB Diệu chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào trong việc xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể. Đặc biệt, ông Dương Khánh Toàn - Chủ tịch HĐTV - sau đó được giới thiệu ứng cử Bí thư Đảng ủy.
“Câu hỏi khó”
Tự nhận đây là câu hỏi khó, Bộ trưởng cung cấp thông tin, sau khi kiểm tra, đánh giá các sai phạm tại TĐ Sông Đà, Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận ông Dương Khánh Toàn (lúc đó làm Tổng giám đốc) chưa đến mức bị kỷ luật. Thanh tra Chính phủ kết luận TĐ Sông Đà sai phạm 10.676 tỉ đồng, theo Bộ trưởng là có vấn đề về nguyên tắc chứ không phải thất thoát. “Đầu tư lẽ ra phải đúng quy trình, nhưng có vấn đề chưa đúng về nguyên tắc, vì vậy tiền này không phải mất đi mà chỉ vi phạm những nguyên tắc”, Bộ trưởng nói làm cả hội trường xôn xao bàn tán.
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời trước Quốc hội - Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu câu hỏi: “Ngành xây dựng có bao nhiêu tổng công ty thất thoát, nợ đọng đầu tư ngoài ngành đồng dạng với TĐ Sông Đà?”.
“Báo cáo ĐB Lê Như Tiến, câu hỏi của ĐB cũng đã có (tài liệu để trả lời) đầy đủ nhưng để ở nhà. Chúng tôi rất mong muốn mời ĐB sang với chúng tôi để nghe báo cáo”. Bộ trưởng vừa dứt lời, cả hội trường ồ lên cười, lập tức Chủ tịch QH phải lên tiếng: “Sáng mai vẫn còn tiếp tục chất vấn, đề nghị Bộ trưởng để đến mai trả lời”.
Chia sẻ cùng Bộ trưởng Dũng, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, thanh tra TĐ Sông Đà giai đoạn 2011 kết thúc vào tháng 3.2012. Theo đó, vi phạm 10.676 tỉ đồng, trong đó, quản lý sử dụng vốn tài sản 10.501 tỉ đồng và quản lý vốn tài sản tại các dự án đầu tư 175 tỉ đồng. Sai phạm tập trung 5 nhóm lớn: Sử dụng quỹ sắp xếp DN sai mục đích. Không hạch toán vốn và tăng lợi nhuận của công ty nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần. Không tính quỹ dự phòng tổn thất các khoản tổn thất tài chính. Đầu tư ngoài ngành, ngoài DN vượt vốn điều lệ. Chậm nộp ngân sách hơn 30 tỉ đồng. “Tháng 9, Thanh tra Chính phủ thành lập tổ kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, TĐ Sông Đà khắc phục vi phạm 5.000 tỉ đồng, 5.000 tỉ còn lại đang chờ các bộ ngành cho ý kiến cụ thể. Tuy nhiên, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể chưa được tiến hành”, ông nói.
Căn bệnh có từ lâu và nan giải
Dẫn sự cố rò rỉ tại thủy điện Sông Tranh 2, sập tháp truyền hình Nam Định... ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) chất vấn về chất lượng công trình xây dựng, nhà ở, đặc biệt thủy điện, khu tái định cư...
“Thưa Bộ trưởng, một cao ốc bị rút ruột tới mức sụp đổ gây hậu quả nặng nhưng còn có giới hạn. Nhưng nếu các công trình thủy điện, điện hạt nhân bị rút ruột, chất lượng xây dựng không đảm bảo an toàn tuyệt đối có nguy cơ gây thảm họa cho cả một vùng và quốc gia. Với tư cách là người được giao quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc để xảy ra tình trạng trên. Bộ trưởng sẽ làm gì để khắc phục công trình kém chất lượng, tham nhũng thất thoát trong đầu tư xây dựng”.
Thừa nhận có lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng khiến chất lượng công trình xây dựng không đảm bảo, tuy nhiên Bộ trưởng cho rằng đây là căn bệnh có từ lâu và nan giải, hiện Bộ Xây dựng đang từng bước khắc phục thông qua hoàn thiện thể chế, giám sát chặt chẽ hơn. “Có công trình chất lượng không đảm bảo, thậm chí có sự cố, gây thiệt hại về tiền và tính mạng của người dân, chủ yếu các công trình do dân tự xây. Còn đối với công trình bằng vốn ngân sách, trọng điểm quốc gia ít có sự cố. Tất nhiên, cầu Cần Thơ, tháp truyền hình, thủy điện Sông Tranh 2 có sự cố nhưng không phải tỷ lệ lớn”, Bộ trưởng nói.
Theo nghị trình, hôm nay, 13.11, QH tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Mời cán bộ đến Sông Tranh 2 ở vài tháng
Bấm nút cuối ngày, ĐB Ngô Văn Minh phát biểu: “Kỳ họp trước, Bộ trưởng khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 an toàn, yên tâm. Nhưng tại sao Chính phủ không cho tích nước, dù lý do là để thăm dò khảo sát nhưng kéo dài như thế khiến các nhà khoa học tầm cỡ cũng còn ý kiến khác nhau gây tranh luận.
Cách đây mấy hôm có người nói đập không bể, nhưng lại bảo là bể ngang làm cho lòng dân không yên tâm. Đề nghị Bộ trưởng nói rõ với quốc dân đồng bào để được yên tâm. Thứ nhất, nếu đập an toàn thì dân cứ ở đó thậm chí Bộ có thể mời cán bộ đến ở đó mấy tháng. Nếu ở lại phải phụ cấp cho dân, mua bảo hiểm tính mạng cho dân. Thứ hai, nếu công bố chưa thể yên tâm mời đồng bào đi tái định cư nơi ở khác tốt hơn. Thứ ba, dũng cảm và nhận trách nhiệm, dù của đau con xót, dù đầu tư 5.100 tỉ cũng phải dừng. Nếu đập vỡ ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên?
Anh Vũ
Anh Vũ

Chất vấn tại Quốc hội: Vì sao hàng giả, độc hại tràn lan?

Các vấn đề được đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương ngày 12.11, đúng như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu, đều là “không mới” như điều hành xăng dầu, buôn lậu, tồn kho sản phẩm lớn... Dù trả lời khá chi tiết, nhưng Bộ trưởng vẫn chưa thuyết phục được người hỏi.
Dẫn ra các số liệu về hàng tồn kho lớn như 40 triệu m2 gạch ốp lát, 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 300 tấn thép, gần 100.000 tấn kính, hàng chục triệu tấn xi măng và nhiều loại sản phẩm khác, đại biểu (ĐB) Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt vấn đề ngoài lý do lãi suất cao, còn là yếu kém trong khâu quy hoạch, cập nhật và dự báo tình hình, để dư thừa sản phẩm ở mức cao; tham nhũng thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại nhập ngoại... và ông yêu cầu làm rõ trách nhiệm cũng như nêu lộ trình giải quyết.
 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn - Ảnh: Ngọc Thắng
“Đây là một điểm yếu...”
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, từ kỳ họp Quốc hội (QH) thứ 3 tới nay, tình hình giải quyết hàng tồn kho, ứ đọng trong doanh nghiệp (DN) đã có chuyển biến.
Hàng hóa đưa vào nội địa VN qua hàng nghìn km và các địa phương mà vẫn trót lọt, lực lượng chức năng chính là QLTT gần như tê liệt. Đây là khóa thứ 2 làm Bộ trưởng, xin Bộ trưởng xác định rõ trách nhiệm của Bộ Công thương khi để tình trạng lũng đoạn như thế?
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)
Thời điểm 1.6.2012, chỉ số hàng tồn kho trong lĩnh vực chế biến, chế tạo là 26% thì đến ngày 1.10 giảm xuống còn 20%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010 và 2011. Tồn kho lớn hiện nay tập trung vào vật liệu xây dựng, sắt thép, một số chủng loại phân bón và than đá, và đều đã có hướng xử lý. Cụ thể, than đá tồn kho đến ngày 1.10 khoảng 6,5 triệu tấn than quy chuẩn (chỉ số tồn kho khoảng 19%), với các giải pháp như giảm giá than cho một số hộ tiêu thụ, quyết định giảm thuế xuất khẩu từ 20% xuống 10%, cuối năm sẽ đưa mức tồn kho than trở lại bình thường (khoảng 15%). “Với các biện pháp như tăng cường đẩy nhanh các dự án đầu tư công và tháo gỡ từng bước khó khăn trong kinh doanh bất động sản, tôi tin rằng thời gian tới vướng mắc, tồn kho lớn về vật liệu xây dựng trong lĩnh vực BĐS, xây dựng sẽ từng bước được tháo gỡ”, Bộ trưởng nói.
Khi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhắc cần tập trung làm rõ nguyên nhân tồn kho về quy hoạch, dự báo, quản lý nhà nước và giá thành đắt, Bộ trưởng Công thương nhìn nhận quy hoạch với một số sản phẩm còn bất cập giữa nhu cầu và bố trí sản xuất, dẫn đến dư thừa, như sắt thép xây dựng. “Đây là một điểm yếu trong công tác quản lý nhà nước và kiểm tra thực hiện quy hoạch. Dự báo còn hạn chế, thậm chí yếu kém, cũng có vai trò của quản lý nhà nước”, Bộ trưởng nói. Ngoài ra, ông cho rằng bản thân DN cũng thiếu chủ động trong xem xét, cân nhắc phân tích thị trường để kịp thời điều chỉnh sản xuất.
Cố hết sức nhưng hàng lậu vẫn hoành hành
ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (TP.Hà Nội) yêu cầu có giải pháp với tình trạng hàng hóa có vấn đề như thực phẩm, rau quả, gia cầm, hàng tiêu dùng, đồ chơi trẻ em... vẫn nhập khẩu lưu thông tràn lan trên thị trường. Nhưng Bộ trưởng Công thương nói: “Dù đã hết sức cố gắng, nhưng còn nhiều bất cập và hạn chế trong vấn đề quản lý thị trường (QLTT), dẫn đến hàng kém chất lượng, hàng giả, độc hại vẫn còn lưu thông trên thị trường”.
QLTT cần phối hợp đồng bộ giữa lực lượng trên tuyến biên giới, trước hết là hải quan, biên phòng, sau mới là lực lượng QLTT. Thời gian tới phải tăng cường phối hợp trong mô hình Ban 127, với nòng cốt là lực lượng QLTT

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng cho rằng, các loại sản phẩm này chủ yếu nhập lậu, trong khi công tác kiểm soát của Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu hàng giả (Ban 127) T.Ư và địa phương “vẫn còn hạn chế”. Ngoài giải pháp phối hợp đồng bộ trong Ban 127, Bộ trưởng nói thái độ người tiêu dùng nên hết sức quan trọng, cần kiên quyết nói không với hàng kém chất lượng.
Chưa hài lòng với phần trả lời này, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà truy: “Cử tri đã nghe quá nhiều về khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, nhưng người tiêu dùng bình thường không thể phân biệt được hàng hóa kém chất lượng, mà cần tới khuyến cáo rõ ràng, đích danh của cơ quan quản lý”.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) thì nói thẳng: “Bộ trưởng trả lời chưa thỏa đáng”. Dẫn lại câu chuyện buôn lậu điện thoại, ĐB Cương cho rằng riêng cửa khẩu Móng Cái một ngày có 20.000 chiếc điện thoại thẩm lậu vào VN, việc mang đồ lậu từ Trung Quốc vào VN cũng quá dễ dàng, tiền làm luật chỉ mất 1,2 - 1,3 triệu đồng/kg... “Hàng hóa đưa vào nội địa VN qua hàng nghìn km và các địa phương mà vẫn trót lọt, lực lượng chức năng chính là QLTT gần như tê liệt. Đây là khóa thứ 2 làm Bộ trưởng, xin Bộ trưởng xác định rõ trách nhiệm của Bộ Công thương khi để tình trạng lũng đoạn như thế?”, ông Cương hỏi.
Không trả lời thẳng vào câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói QLTT cần phối hợp đồng bộ giữa lực lượng trên tuyến biên giới, trước hết là hải quan, biên phòng, sau mới là lực lượng QLTT. Thời gian tới phải tăng cường phối hợp trong mô hình Ban 127, với nòng cốt là lực lượng QLTT.
“Chắc nó mới...”
Báo cáo QH, Tổng kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết, năm 2011 Petrolimex lỗ 1.423 tỉ đồng, riêng khối kinh doanh xăng dầu lỗ 2.358 tỉ đồng. Tiền lương bình quân tập đoàn trên 6 triệu đồng/tháng. Năm 2011 lương chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc là 58 triệu đồng/tháng, ủy viên HĐQT từ 40 - 42 triệu đồng. Năm 2010, lương chủ tịch là 70,7 triệu đồng/tháng, ủy viên HĐQT là 54,9 triệu đồng/tháng. Được hai ĐB đặt câu hỏi tại sao lỗ lớn mà lương lãnh đạo cao ngất như vậy, Bộ trưởng Công thương khẳng định: “Cho đến giờ phút này, chúng tôi chưa nhận được, chưa có thông tin chính thức về kết quả kiểm toán này. Chúng tôi cũng như ĐBQH chỉ được đọc trên báo chí, xin phép trao đổi với các đồng chí bên KTNN và báo cáo lại QH”.
Tuy nhiên, Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng cho biết: “Chúng tôi đã phát hành báo cáo kiểm toán và đã gửi đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, báo cáo với Thủ tướng và đã có văn bản chỉ đạo hai Bộ thực hiện kết luận của KTNN. Chắc nó mới thành ra anh Hoàng chưa nhận được”.

Quốc hội họp thì... xăng giảm giá
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nhận xét, “mới tối hôm qua giá xăng dầu giảm 500 đồng/lít. Đây có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay biện pháp linh hoạt của Bộ trưởng Công thương, Tài chính trước thềm chất vấn hôm nay”. Ông Đương cũng đề nghị làm rõ việc liên Bộ hứa sửa Nghị định 84 nhiều lần, nhưng tới nay tại sao vẫn chưa sửa được?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng “có sự trùng hợp ngẫu nhiên” giữa việc giảm giá trước kỳ chất vấn. Bổ sung thêm, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói, hai Bộ đã làm đúng quy định. “Có vẻ như QH họp thì giá xăng dầu thế giới giảm. Kỳ họp đầu năm chúng ta giảm giá 3 lần trong 1 tháng QH họp. Từ tháng 10 đã phải dùng 1.200 đồng để bình ổn giá, đến hôm 11.11, có dư địa nên giảm giá xăng 500 đồng/lít. Vấn đề này rất minh bạch”, ông Huệ nói.
Mai Hà

Dự án Đồng Nai 6 và 6A chưa được phê duyệt
ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) yêu cầu làm rõ tính pháp lý của chủ trương cho lập dự án Đồng Nai 6 và 6A “có tuân thủ Nghị quyết 49 của QH, Nghị quyết T.Ư 6 về sử dụng đất rừng, có vi phạm quyết định của Chính phủ về công nhận rừng quốc gia Cát Tiên không?”.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Dự án Đồng Nai 6 và 6A chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đang được xây dựng dự án và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nên chưa trình QH xem xét về chủ trương. Sau khi Bộ TN-MT xem xét báo cáo ĐTM mới báo cáo Chính phủ, nếu thấy ảnh hưởng lớn đến môi trường rừng, Bộ Công thương sẽ kiến nghị xem xét không triển khai dự án”.
Mai Hà
Mai Hà