THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 September 2012

VC bán phụ nữ qua TC

Công an và Bộ đội biên phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc?
Nữ Vương Công Lý - Nạn buôn người ở Việt Nam đã xảy ra từ rất lâu và
ngày càng trầm trọng. Từ mấy năm nay, những đường dây buôn bán phụ nữ,
trẻ em đi làm nô lệ tình dục ở các nước đã lan truyền khắp hang cùng
ngõ hẻm và ngày càng trắng trợn. Nhưng, từ trước đến nay, báo chí vẫn
cho rằng đây là những cuộc buôn bán do các cá nhân tổ chức bất chấp
luật pháp.

Mới đây, một đường dây mua bán phụ nữ tại Nghệ An được sự tiếp tay của
công an và Bộ đội biên phòng đã lộ rõ. Việc mua bán có tổ chức và có
sự tiếp tay của cơ quan chức năng nhà nước thể hiện nạn buôn người đã
trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động.

Mấy tháng nay, người dân khu vực Quế Phong và Diễn Châu Nghệ An lan
truyền tin đồn làm nhiều người nổi giận: Nhà cầm quyền Nghệ An mà trực
tiếp là công an và Bộ đội Biên phòng đã thông đồng trong việc buôn phụ
nữ sang Trung Quốc.

Nạn nhân Hoa đã bị mẹ mìn thông đồng với công an,
bộ đội biên phòng Nghệ An bán sang Trung Quốc
Vụ việc bắt đầu từ tháng 5/2012, gia đình chị Trần Thị Lan, quê quán
xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châulên làm ăn và hiện cư trú tại Tri Lễ, Quế
Phong, Tỉnh Nghệ An có cô con gái bị một phụ nữ lừa bán sang Trung
Quốc. Đó là Vi Thị Dung, một phụ nữ quê Quế Phong đã từng sang Trung
Quốc và về địa phương lừa đảo đưa phụ nữ sang Trung Quốc bán vào các ổ
mại dâm hoặc làm vợ ngoài ý muốn của họ.

Điều đáng nói là sau khi lừa bán cô gái này sang Trung Quốc, Vi Thị
Dung đã ngang nhiên về Việt Nam, gia đình cô gái đã bắt được và giao
cho công an xã. Nhưng chính quyền xã đã không giải quyết buộc gia đình
phải giao Vi Thị Dung cho đồn Biên phòng 519 tại Huyện Quế Phong, Tỉnh
Nghệ An. Những tưởng sự việc sẽ được giải quyết theo luật pháp quy
định và các cơ quan chức năng sẽ làm hết khả năng của mình để cứu nạn
nhân đã bị bán sang Trung Quốc.

Thế nhưng, ngày 29/7/2012, hồi 14h, một sĩ quan đồn Biên phòng 519 là
Trần Văn Công đã nhận tiền của đối tượng buôn người và thả người phụ
nữ buôn người đó ra.

Như vậy, có thể nói rằng những đường dây buôn người ra nước ngoài đã
hình thành bằng sự cấu kết giữa những tổ chức bất hợp pháp và các cơ
quan chức năng của nhà nước.

Vụ việc đã gây nên phẫn uất trong nhân dân Nghệ An, đòi hỏi nhà cầm
quyền Nghệ An phải chấm dứt ngay lập tức hành động tiếp tay buôn bán
phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài bằng các đường dây tội phạm.

Nữ Vương Công Lý sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này để thông tin đến quý
vị độc giả.

Đơn kêu cứu của người mẹ mất con

Cô Hoa - Con gái chị Lan trong một đám ăn hỏi

10/9/2012

Nữ Vương Công Lý
http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/16849/

Campuchia không biết vụ bắt ông Dương Chí Dũng? !




Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam vừa tuyên bố bắt được ông Dương Chí Dũng tại một nước ở khu vực Đông Nam Á.

Ông Dương Chí Dũng, ảnh chụp trước đây.
 Tải xuống – download
Trong lúc nhiều trang mạng trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt tại Campuchia nhưng giới chức cao cấp xứ chùa Tháp lên tiếng từ chối.
Interpol ở Campuchia không được báo cáo?
Sau khi được Việt Nam yêu cầu, Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đã ra quyết định truy nã quốc tế đối với ông Dương Chí Dũng, 55 tuổi, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), do ông này cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật hình sự.
Các trang mạng điện tử trong và ngoài nước loan tin ông này bị bắt vào ngày 1/9 tại Campuchia, rồi bị áp giải về Việt Nam vào ngày 4/9. Sau đó một ngày, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tuyên bố tại cuộc họp báo rằng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được ông Dương Chí Dũng.
Mặc dù thông tin chính thức Bộ Công an cho biết ông Dương Chí Dũng đã bị bắt nhưng chi tiết về việc bắt giữ, cũng như nơi mà ông Dũng ẩn trốn trong suốt thời gian qua không được đề cập. Tuy nhiên thông tin trên nhiều trang báo điện tử và trang blog của Việt Nam cho rằng ông Dương Chí Dũng bị bắt ở Campuchia.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng tại Hội nghị kết nối ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN ngày 07/09/2012. Photo: Quốc Việt/RFA
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng tại Hội nghị kết nối ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN ngày 07/09/2012. Photo: Quốc Việt/RFA
Nhiều trang mạng còn nói Việt Nam – Campuchia trước sau là một, hợp tác đôi bên có lợi. Có lẽ vì quá gấp gáp nên ông Dũng quên đi nước láng giềng Campuchia không phải là nơi an toàn cho riêng ông và những người bất đồng chính kiến đào thóat từ Việt Nam.
Mặc dù thông tin cả trong và ngoài Việt Nam đều nói ông Dũng bị bắt tại Campuchia nhưng chính Phnom Penh lên tiếng với RFA rằng những thông tin ông Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia thiếu cơ sở và không chính xác.
Ông Keo Vanthan, Giám đốc Văn phòng Interpol Campuchia; ông Sok Phal, Phó trưởng cơ quan Cảnh sát Hoàng gia Campuchia; ông Kirth Chantharith, Phát ngôn viên của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Campuchia; ông Khiev Sopheak, Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Hoàng gia Campuchia và ông Touch Narath, Cảnh sát trưởng Phnom Penh đều lên tiếng không xác nhận tin tức về việc Campuchia bắt được ông Dũng đưa về Việt Nam.
Ông Kirth Chantharith, người phát ngôn của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Campuchia nói bình thường vụ án xảy ra ở xứ này ông đều nhận được báo cáo nhưng đối với thông tin ông Dương Chí Dũng bị bắt thì không biết. Ông nói:
“Trường hợp bị truy nã quốc tế là phải có hồ sơ đề nghị truy nã, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Interpol. Trong đó phải chứng minh nghi phạm có tội gì, thuộc loại hồ sơ nào. Sau khi bị bắt, Interpol sẽ thực thi đúng theo Luật pháp của nước đề nghị và quốc tế. Riêng vấn đề ông Dương Chí Dũng bị bắt ở đây, tôi không nhận được báo cáo, và cũng không biết.”
Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol là một tổ chức thi hành luật quốc tế được thành lập vào năm 1923. Tổ chức này bao gồm 187 thành viên, tất cả là lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên, nhằm phối hợp các nước lại với nhau để giải quyết những khó khăn, trở ngại trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm người nước ngoài.
Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các tội phạm như rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, vũ khí, chống tội phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố…
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chỉ biết tin qua internet?
Đến nay, giới trí thức và nhà quan sát Campuchia vẫn coi Chính phủ xứ chùa Tháp chịu ảnh hưởng lớn từ Việt Nam. Có rất nhiều trường hợp người tỵ nạn chính trị Việt Nam bị bắt đưa về nước.
Tháng 4 năm 2002, Thượng Tọa Thích Trí Lực trốn sang Campuchia và được Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cấp giấy công nhận quyền tỵ nạn chính trị. Tháng 7 năm 2002, Thượng Tọa Thích Trí Lực bị công an Việt Nam hợp lực với cảnh sát Campuchia bắt cóc từ Phnom Penh đưa về nứơc xét xử và bị kêu án 18 tháng tù trong một phiên tòa xử kín năm 2003.
Ông Nguyễn Nam nhận xét: “Chúng ta đều biết, ông Dũng ăn hối lộ bao nhiêu nhưng cuối cùng ông ấy vẫn ra đi được. Luật pháp Việt Nam rất gắt gao trước khi bắt một tội phạm nào, đối với trường hợp không phải như ông Dương Chí Dũng ấy thì người ta giữ lại rồi. Còn ở đây, không biết lý do nào mà có thể trốn đi. Theo tôi nghĩ chắc phải bị bắt ở Campuchia.”
Quay lại chuyện ông Dương Chí Dũng, có thông tin Cảnh sát Hoàng gia Campuchia đã làm thủ tục bàn giao ông Dũng để di lý về Việt Nam vào ngày 4/9/2012.
Tuy nhiên thông tin trên đã bị Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia bác bỏ. Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng trả lời phóng viên RFA vào sáng ngày 7/9 rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia không nhận được thông tin liên quan vụ án ông Dương Chí Dũng.
Bên cạnh có tin Campuchia và Việt Nam làm thủ tục bàn giao ông Dũng về nước nhưng phía Sứ quán Việt Nam nói không biết chuyện này.
Còn người phát ngôn Lê Minh Ngọc cho biết: “Hiện nay, thông tin thì tôi chỉ đọc trên mạng công khai nhưng không có thông tin gì từ Bộ Nội vụ cả. Họ chỉ nói lực lượng chức năng đã bắt được ông Dương Chí Dũng nhưng không nói cụ thể là bắt ở đâu và bắt được ông Dương Chí Dũng như thế nào. Đến thời điểm này vẫn chưa nhận được thông tin liên quan…có thể thông tin này đến chậm?”
Ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải vào tháng 2 năm 2002 nhưng cảnh sát điều cho rằng ông này có sai phạm lúc làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Trước khi cơ quan điều tra tiến hành lệnh bắt giam vào ngày 17/5/2012, ông Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và người ta nghi ngờ rằng chính cơ quan công quyền Việt Nam giúp cho Dũng trốn để tránh liên lụy tới nhiều người khác trong bộ máy.
Sau khi bắt được ông Dương Chí Dũng, công an Việt Nam đã khuyến khích những ai đã bao che cho ông Dũng chạy trốn hãy ra đầu thú để đựơc nhà nước khoan hồng.
Theo  Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia


Côn trùng gây ngứa là kiến 3 khoang

Ngày 9.9, thạc sĩ - bác sĩ Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết loại "côn trùng lạ" tấn công người dân gây viêm da, bong rộp tại P.Hương Sơ (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) trong những ngày qua là kiến 3 khoang.
Loại kiến này có rất nhiều ở khu vực đồng ruộng, thường xuất hiện sau mùa gặt. Vào ban đêm, chúng bị thu hút bởi ánh sáng đèn điện ở các khối nhà cao tầng... nên đã xâm nhập vào khu vực dân cư.
Côn trùng gây ngứa là kiến 3 khoang
Chị Nguyễn Thị Tý (ngụ G2 khu tái định cư Hương Sơ) với nhiều vết bong rộp trên mặt do tiếp xúc với kiến 3 khoang - Ảnh: B.N.L
Ngay sau khi tìm ra được “thủ phạm” gây tình trạng viêm da của người dân P.Hương Sơ, Sở Y tế Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành khám, cấp thuốc miễn phí, đồng thời phun hóa chất diệt kiến.
Cũng theo ông Hội, trong cơ thể của kiến 3 khoang có chứa độc tố tên pederin (C24H43O9N). Khi con vật đã chết khô và qua 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có tính xuyên thấm qua da, là độc chất tự nhiên.
Khi loài kiến này chạm vào cơ thể người, theo phản xạ tự nhiên chúng ta thường dùng tay đập, chà xát để giết chúng; chất độc trong cơ thể theo đó đã thẩm thấu qua da gây bệnh. Vị trí viêm da thường là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng, với triệu chứng bong rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 - 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét dạng giống như zona hay eczema hepeticum. Nếu pederin dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
Bệnh nếu được phát hiện sớm thì chỉ dùng thuốc bôi ngoài da kết hợp với thuốc kháng histamin điều trị chừng 2-3 ngày là khỏi, nếu để muộn vết bong rộp đã lở loét thì phải điều trị thêm kháng sinh chừng 1-2 tuần là khỏi.
Bùi Ngọc Long

Hàng ngàn hộ dân “khát” nước sạch

(TNO) Hàng ngàn hộ dân từ thành thị đến nông thôn ở Khánh Hòa đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
Hơn 2 tháng nay, người dân thôn Phước Thượng và Phước Sơn, xã Phước Đồng (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) phải sử dụng nước uống đóng bình nhựa hoặc mua lại nước máy ở những khu vực gần đó về nấu ăn. Những sinh hoạt khác thì người dân lấy nước từ các ao hồ hoặc con suối qua thôn, thậm chí phải lấy nước giếng tại nghĩa trang Phước Đồng, được đào gần những ngôi mộ, để sử dụng.
Ông Bùi Xuân Thềm, Trưởng thôn Phước Thượng cho biết: “Nước giếng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên hơn 500 hộ dân 2 thôn Phước Thượng và Phước Sơn lâu nay dùng đường ống dẫn nước của một công ty tư nhân, đưa nước từ suối Lùng và suối Đá Hang về, nhưng cứ khoảng tháng 7 đến tháng 10 là lại bị thiếu nước do suối cạn. Do không có nguồn nước đảm bảo vệ sinh nên Trường mầm non Phước Thượng vừa xây dựng xong, chuẩn bị đón 80 cháu vào học không thể tổ chức dạy bán trú”.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Đội trưởng Đội khảo sát - Thiết kế Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Khánh Hòa, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên một số thôn ở xã Phước Đồng chưa được cấp nước sạch. Trong khi người dân làm đơn xin cấp nước theo quy định lại ít nên công ty chưa nắm rõ nhu cầu sử dụng nước sạch thực tế. Công ty đang khảo sát, xem xét để đầu tư hệ thống nước sạch đến các thôn trên.
Người dân thôn Gia Răng, xã Khánh Thành (H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) hàng ngày lấy nước từ con suối chảy qua thôn về sử dụng
Người dân thôn Gia Răng, xã Khánh Thành (H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) hằng ngày lấy nước từ con suối chảy qua thôn về sử dụng
Bệnh tật đe dọa
Việc sử dụng nước ô nhiễm tại xã Vĩnh Lương, TP.Nha Trang khiến người dân lâm vào tình trạng phải đối mặt với nhiều bệnh tật.
Bà Huỳnh Thị Liện, Trạm trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Lương cho biết, cách đây vài năm, các ngành chức năng tỉnh có đến địa phương khảo sát, tìm hiểu tình trạng ô nhiễm và kết luận có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngầm nông. Một số giếng làng có hàm lượng Nitrat cao gấp 2 - 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép và có vi khuẩn coliform trong nước.
“Từ 1.1.2000 đến 30.9.2006, xã có 45 trường hợp ung thư. Từ năm 2006 đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng số người chết vì ung thư rất nhiều và năm sau nhiều hơn năm trước. Bệnh lao, da liễu cũng tăng nhiều. Người dân chờ đợi nguồn nước sạch bao năm nay nhưng vẫn chưa có để sử dụng”, bà Liện nói.
Trong khi đó, xã Khánh Thành, huyện miền núi Khánh Vĩnh có hơn 300 hộ dân (chủ yếu đồng bào dân tộc Raglai) phải sử dụng nước suối để nấu ăn, sinh hoạt. Địa hình đồi núi, nước bị nhiễm vôi nên không đào giếng được. Năm 2004, một tổ chức phi chính phủ tài trợ xây dựng hệ thống nước sạch cho người dân, nhưng hơn một năm sau ống nước bị hỏng, người dân lại phải sử dụng nguồn nước từ suối chảy qua các thôn.
Trước kia, nước suối khá sạch, nhưng bây giờ do nạn đào đãi quặng trái phép ở rừng đầu nguồn của xã khiến nước vàng như nước trà, rất ô nhiễm.
Nhà nào “có điều kiện” thì lấy nước suối về lọc qua một lớp cát để sử dụng, nhưng cách lọc này chỉ lọc được rác, lá cây… chứ không lọc được những tạp chất hòa tan trong nước.
Chị Mang Thị Hạnh (34 tuổi, ở thôn Gia Răng) than vãn: “Nước bẩn nhưng không dùng thì lấy đâu để uống, nấu ăn? Có khi trâu bò tắm ở phía trên suối, mình ở dưới này cũng phải lấy nước về dùng, bị đau bụng nhiều nhưng mãi cũng quen. Chỉ có những hôm trời mưa, tận dụng hứng được nước mưa mới có nước sạch sử dụng”.

Một lãnh đạo huyện Khánh Vĩnh cho biết, không chỉ ở xã Khánh Thành, một số xã như Yang Ly, Khánh Bình, Khánh Nam… cũng thiếu nước sạch.
Do kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm huyện đầu tư, sửa chữa hệ thống nước sạch tại một số xã chứ không thể triển khai toàn bộ cùng một lúc.
Tuy nhiên, sau mỗi mùa mưa lũ, các hệ thống này lại bị hư hỏng nên việc khắc phục rất khó khăn.
Bài, ảnh: Nguyễn Chung

Đến phiên phe Thủ tướng tấn công đàn em của Chủ tịch?



3 khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ). Ngay sau đó cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ. (Đặng Thành Tâm, Đại biểu Quốc hội, là em trai của cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người đã phải từ nhiệm vào tháng 5, 2012 do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch").

Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu? 

Petrotimes - Qua tìm hiểu của phóng viên Petrotimes , đến quý I/2012, Ngân hàng Phương Tây (Trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ) là ngân hàng mất khả năng thanh khoản và bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành thanh tra và chỉ đạo tái cơ cấu tổ chức dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông giúp Ngân hàng Phương Tây hiện nay đã hoạt động bình thường.

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm
Tuy nhiên, những sai phạm của các cá nhân, của một số cổ đông không hiểu vì sao cho tới nay chưa được xử lý. Ví dụ: Vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng. Điều này quy định, cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Trong khi đó, cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh, là vợ của ông Đặng Thành Tâm và người có liên quan là anh, chị, em ruột… sở hữu 35,78% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây. 

Nghiêm trọng hơn, trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8/2011, 3 khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (280 tỉ) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ) theo các hợp đồng đầu tư ủy thác. Ngay sau đó cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ. 

Ông Đặng Thành Tâm hiện là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT hàng loạt công ty và đang là đại biểu Quốc hội. Ngân hàng Phương Tây đã không thể cung cấp sao kê tài khoản cá nhân ông Đặng Thành Tâm cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước vì lý do ông Đặng Thành Tâm bất hợp tác, xưng danh đại biểu Quốc hội được quyền bất khả xâm phạm. Ông Tâm quên mất rằng Điều 58 của Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép Đại biểu được quyền miễn trừ trước các cơ quan tố tụng khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn các hoạt động kinh doanh cá nhân, ông phải có nghĩa vụ thực thi các quy định của luật pháp, thậm chí phải thực hiện nghiêm túc hơn người bình thường. Vì sao ông Tâm phải "núp" sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác? 

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng phải được minh bạch. Bất kể người nào vi phạm luật pháp đều bị xử lý nghiêm minh. Hi vọng các cơ quan pháp luật không bỏ qua những sai phạm và khuất tất nghiêm trọng này. 

Trích: Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001 
... 

Điều 58 

Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 

Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định. 

Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó. 

Đại biểu Quốc hội bị Tòa án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 

Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý. 

15:46 | 06/09/2012



*

Bài này đã không còn tìm thấy ở Petrotimes

*

Danlambao hôm qua cũng đã đăng bản tin BBC liên quan đến bài viết của nhóm PV Petrotimes:

*

Về cuộc đấu đá giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến chị em bà Yến, ông Tâm... mời các bạn xem lại bài: Dũng - Sang đập nhau: Thăng la, Yến tử



Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong hệ thống truyền thông kín cổng cao tường của đảng, mỗi khi trên báo lề đảng có hiện tượng quan chức bị "hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay" kiểu giang hồ Hải Phòng là biết ngay trong nhà đảng ta có biến, không thể đóng cửa dạy nhau mà phải chạy theo tiếng gọi phố phường. Đó là trường hợp xảy ra cho Đinh La Thăng và Đặng Thị Hoàng Yến và hai đồng chí đang thụi nhau chí tử ở phía sau là anh ba Dũng và anh tư Sang...

Gấp rút 'vá' đập thủy điện Sông Tranh 2



Tập đoàn Điện lực - chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 khẳng định, việc xử lý thấm ở đập thủy điện này đã hoàn tất, đảm bảo an toàn. Nhưng chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm thân đập.
> 'Lũ bất thường có thể gây mất an toàn đập Sông Tranh 2'/Những vết nứt toác vì động đất dồn dập

Phía chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 là Tập đoàn điện lực Việt Nam khẳng định việc xử lý thấm ở đập thủy điện này đã hoàn tất, đảm bảo an toàn thế nhưng đến chiều ngày 8.9, nhiều công việc xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm của đập.
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) đánh giá việc xử lý sự cố thấm ở đập Sông Tranh 2 hoàn tất, và EVN đảm bảo đập này an toàn. Tuy nhiên, chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm thân đập.
Nhiều công nhân vẫn hì hục khoan phụt trong đường hầm thủy điện Sông Tranh 2 xử lý lưu lượng nước thấm nền.
Nhiều công nhân vẫn hì hục làm việc trong đường hầm để xử lý lưu lượng nước thấm nền.
Công nhân trát xi măng chống thấm trên trần của đường hầm công trình thủy điện chiều 8/9.
Kiểm tra máy đo gia tốc động đất lắp đặt trong đường hầm thủy điện.
Các chuyên gia kiểm tra máy đo gia tốc động đất lắp đặt trong đường hầm.
Hộp kính này phủ một lớp bụi dày, mặc dù bên trong có lắp hai bóng đèn tròn thắp sáng để nhìn thấy được thông số quan trắc động đất thế nhưng hai bóng đèn này đã cháy từ lâu, muốn kiểm tra phải dùng đèn pin soi vào.
Hộp kính này phủ một lớp bụi dày, mặc dù bên trong có lắp hai bóng đèn để theo dõi thông số quan trắc động đất nhưng hai bóng đèn này đã cháy từ lâu, muốn kiểm tra phải dùng đèn pin soi.
Công nhân tô trát xi măng chống thấm dưới hành lang thu gom nước trong đường hầm. Hầu hết công nhân xử lý thấm trong đường hầm là lao động phổ thông, thanh niên đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My và các địa phương lân cận. Theo các chuyên gia thủy điện, thủy lợi, tổng chi phí xử lý sự cố thấm nghiêm trọng cho đập thủy điện Sông Tranh 2 là 40 tỷ đồng là quá rẻ, đây chỉ là phương án khắc phục tạm thời chứ chưa thể xử lý triệt để được.
Công nhân trát xi măng chống thấm dưới hành lang thu gom nước trong hầm. Hầu hết công nhân này là lao động phổ thông, thanh niên đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My và các địa phương lân cận. Theo các chuyên gia thủy điện, thủy lợi, 40 tỷ đồng để xử lý sự cố thấm nghiêm trọng cho đập thủy điện Sông Tranh 2 là quá thấp và đây chỉ là phương án khắc phục tạm thời chứ chưa thể xử lý triệt để được.
Thiết bị bơm đo lưu lượng nước thấm cho đập chính thủy điện Sông Tranh 2.
Thiết bị bơm đo lưu lượng nước thấm cho đập chính thủy điện Sông Tranh 2.
Máng tam giác đo lưu lượng nước thấm cho toàn bộ đập thủy điện Sông Tranh 2, đến chiều 8/9, Ban quản lý dự án thủy điện 3 cho rằng, lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện chỉ còn 2,6 lít/giây. Tuy nhiên nhìn bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy lưu lượng nước qua máng đo này với cường độ cao hơn nhiều lần.
Chiều 8/9, Ban quản lý dự án thủy điện 3 cho rằng, lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện chỉ còn 2,6 lít/giây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhìn bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy lưu lượng nước qua máng đo này với cường độ cao hơn nhiều lần.
Trên mái trần của đường hầm, nước thấm vẫn tỉn nước tạo độ ẩm, meo mốc hình thành đốm trắng loang rộng khắp nơi.
Trên mái trần của hầm, nước thấm tạo độ ẩm, khiến các đốm mốc trắng loang rộng khắp nơi.
" Việc xử lý thấm cho đập Sông Tranh 2 đã đảm bảo an toàn trong khi chưa tích nước trở lại là quá vội vàng. Nhà thầu, các chuyên gia mới chỉ xử lý thấm bên ngoài và cơ bản trong đường hầm, còn việc khoan vào kiểm tra bên trong thân đập có rỗng, khuyết do thời gian dài vừa qua rò rỉ nước chưa được tiến hành thì chưa thể nói công tác xử lý thấm đã hoàn tất. Trong khi đó, những trận động đất liên tiếp những ngày qua đã làm trượt lở, sụt lún đất ở bờ vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 là đáng lo ngại". GS GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ băn khoăn.
"Nhà thầu, các chuyên gia mới chỉ xử lý thấm bên ngoài và cơ bản trong đường hầm, còn việc khoan vào kiểm tra bên trong thân đập có rỗng, khuyết do thời gian dài vừa qua rò rỉ nước chưa được tiến hành thì chưa thể nói công tác xử lý thấm đã hoàn tất. Trong khi đó, những trận động đất liên tiếp những ngày qua đã làm trượt lở, sụt lún đất ở bờ vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 là đáng lo ngại". GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ băn khoăn.
Trí Tín

Thủ Thiêm: Ném bom xăng chống cướp đất, một phụ nữ bị CA bắt



* Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2: Cướp đất = Thi hành công vụ 

Danlambao - Theo tin từ tác giả Người Thủ Thiêm gửi đến Danlambao, lúc 16h45 ngày 6/9/2012, cô Trần Thị Ngọc Muội (nhà ở 23/5A, Trần Não, Quận 2) đã bị công an ập vào nhà bắt đi với cáo buộc "Chống người thi hành công vụ".

Cô Trần Thị Ngọc Muội là nạn nhân trong một gia đình bị cưỡng chiếm đất phi pháp. Trước đó, trong buổi cướp đất hôm 2/8/2012, để bảo vệ mẹ mình bị CA hành hung, cô Muội đã chống trả quyết liệt bằng cách ném 4 quả bom xăng vào lực lượng cưỡng chế rồi tưới xăng lên mình sẵn sàng tự thiêu.

Ngọn lửa bốc lên từ quả bom xăng

Hành động như trên của cô Muội xuất phát từ việc mảnh đất hợp pháp của gia đình cô bị chủ tịch UBND Phường Bình Khánh là Vũ Hoài Phương bất ngờ xua quân đến cướp hôm 2/8. Đây là buổi cưỡng chế hoàn toàn không có quyết định thu hồi đất hay các giấy tờ liên quan.

Trong buổi cướp đất hôm 2/8, lực lượng cưỡng chế bao gồm công an, dân phòng, thanh tra xây dựng... chỉ biết làm theo lệnh của Chủ tịch UBND Phường Bình Khánh Vũ Hoàng Phương và viên trưởng công an phường tên Dung. Vũ Hoàng Phương là kẻ thường xuyên tuyên bố ngông cuồng: “Tao là luật, luật là do tao”.

Sau khi phá hàng rào, lực lượng cưỡng chế cho xe ủi tiến vào định san bằng mảnh đất của gia đình bà Đặng Thị Ngọc. Bà Ngọc đã chống trả quyết liệt để bảo vệ tài sản gia đình mình. Ngay lập tức, một lực lượng CA ô hợp dưới sự chỉ đạo của trưởng CA phường tên Dũng đã xông vào đánh đập bà Ngọc gãy chân.

Hành vi đánh người tàn bạo của công an & lực lượng cưỡng chế đã khiến cho con cái bà Ngọc cùng nhiều người dân nổi giận. Trong nỗ lực bảo vệ mẹ, con gái bà Ngọc là cô Trần Thị Ngọc Muội đã ném 4 quả bom xăng về phía lực lượng cưỡng chế, sau đó cô Muội tiếp tục tưới xăng lên người, đeo bình ắc-quy sẵn sàng tự thiêu, dọa sẽ chết cháy chung với công an.

Bom xăng đang cháy phía bên phải và trái 

Quả bom xăng bùng cháy khiến 2 công an và 1 thanh tra xây dựng dính xăng, bị cháy. Tức tốc, nhà cầm quyền điều động xe cứu hỏa, vòi rồng, rồi huy động lực lượng đặc công đến tiếp sức...

Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân và cô Muội, cộng với sự lo sợ về hành vi cướp đất phi pháp sẽ bại lộ giống vụ Tiên Lãng nên chủ tịch Vũ Hoài Phương vội kéo quân về.

Theo tác giả Người Thủ Thiêm, trước khi rút lui, lực lượng cưỡng chế đã bắt đi 3 người: Ông Nguyễn Phi Thường, ông Phạm Thế Vinh, cùng người con rể của bà Ngọc tên Quang. Họ đối xử rất thô bạo với ba người này. Hiện không rõ tình trạng những người bị bắt ra sao.

Cô Muội và chồng
Trên thực tế, buổi cưỡng chế hôm 2/8 hoàn toàn không có lệnh thu hồi đất mà chỉ làm theo lệnh miệng của Vũ Hoài Phương. Chính vì vậy, đây rõ ràng là một vụ cướp đất chứ không phải "thi hành công vụ".

Sau một tháng bổ sung hồ sơ, giấy tờ nhằm 'hợp pháp hóa' buổi cướp đất hôm 2/8, nhà cầm quyền Thủ Thiêm đã ra tay trả thù cô Muội. Lúc 16h45 ngày 6/9/2012, trong lúc đang cho con ăn, cô Trần Thị Ngọc Muội đã bị công an ập vào nhà riêng tại 23/5A, Trần Não, Phường Bình Khánh, Quận 2 để đọc lệnh bắt người, khám nhà. Lệnh bắt người vu cáo cô Muội phạm tội 'Chống người thi hành công vụ' theo Điều 257 của Luật Hình sư

Theo tìm hiểu, những vụ cướp đất tại Thủ Thiêm và Quận 2 đều do nhóm lợi ích của Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải cầm đầu cùng với Bí thư Quận 2 là Tất Thành Cang. Chủ tịch phường Bình Khánh Vũ Hoài Phương là một trong những tay chân đắc lực của nhóm lợi ích này.

Trong bản tin gửi đến Danlambao, tác giả Người Thủ Thiêm đau đớn viết lên rằng: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2: Cướp đất = Thi hành công vụ.

Như vậy, ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, những người lợi dụng chức vụ quyền hạn đi ăn cướp, cưỡng chiếm trái phép nhà đất của dân nghèo, được gọi là : Thi hành công vụ. 

* Tên thiếu tá Tân (đứng chống nạnh), an ninh chìm, luôn theo sát, tán tỉnh cô Ngọc Muội. Hắn luôn mời mọc đi uống cà phê, nhưng không những bị từ chối mà còn bị cô xua đuổi! 

Cô Trần Thị Ngọc Muội nghe lời xúi dại của Đảng, dám dũng cảm chống quan liêu tiêu cực, chống bọn cướp ngày, có sắc phục, có dư quyền lực, nên phải bị bắt vì tội: Chống người thi hành công vụ . 

Công vụ ở đây là: Cướp của, bắt người giữa ban ngày. Ai dám chống, bắt bỏ tù! 

Sau khi Cô Trần Thị Ngọc Muội bị bắt 1 ngày, bọn cướp ngày đến thông báo sẽ cưỡng chế nhà cô. Đây rõ ràng là chúng sợ cô, sẽ hi sinh thân mình, để đốt chết bọn cướp ngày! 

Tại sao ngày 02/08/2012 là ngày xảy ra việc ném bom xăng, là ngày chống người thi hành công vụ, chúng không bắt, khi đó có đủ chứng cứ và nhân chứng ? Thưa vì lúc đó bọn cướp ngày đâu có thi hành công vụ, chỉ tùy tiện đi ăn cướp, chứ đâu có giấy tờ gì chứng minh là công vụ. Nay tại sao sau 1 tháng mới bắt nguội? Thưa: Một là vì chúng làm lại hồ sơ, bổ xung đầy đủ giấy tờ, chứng tỏ là chúng thi hành công vụ. Hai là vì muốn cưỡng chế nhà cô Muội, nhưng quá sợ hãi người con gái dũng cảm này sẽ thiêu sống chúng, nên phải bắt nguội cô để trừ hậu họa. 

Đúng như vậy, hiện nay chúng đã lên kế hoạch; ngày giờ để cưỡng chiếm nhà đất của cô đang sử dụng hợp pháp, không bị ảnh hưởng bởi quyết định thu hồi đất 1997, vì nằm ngoaì ranh qui hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhưng vẫn bị bọn cướp ngày cưỡng chiếm để bán giá cao!
Cảnh công an chìm nổi vây bắt nguội cô Ngọc Muội
Ai đứng đằng sau vụ cướp đất đai của dân nghèo?
Có phải là thế lực thù địch kích động và xúi dục không?
Có phải là âm mưu chống đối và phá hoại đảng không? 

Hay là có chỉ đạo từ cấp cao: Phải thâu tóm, cưỡng chiếm đất đai của dân nghèo càng nhiều càng tốt, trước khi…?! 

“Tao là luật, Luật là do tao” - Câu nói của tên cướp ngày: Vũ Hoài Phương.