THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 December 2013

Kinh tế Việt Nam lệ thuộc nặng vào nước ngoài


HÀ NỘI (NV)
 -03/12/2013 --  Xuất cảng của Việt Nam đang lệ thuộc vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Còn sản xuất thì phụ thuộc nguyên liệu, vật liệu của Trung Quốc.

Trò chuyện với tờ Thanh Niên, ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, dẫn trường hợp của các nhà máy Samsung tại Việt Nam để chứng minh cho thực trạng, xuất cảng của Việt Nam đang lệ thuộc vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Theo đó, kim ngạch xuất cảng của các nhà máy Samsung ở Việt Nam hiện chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất cảng hàng hóa của Việt Nam và bằng kim ngạch xuất cảng của tất cả các sản phẩm nông nghiệp cộng lại.



Thu hoạch thanh long xuất cảng, kim ngạch xuất cảng của toàn bộ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam chỉ bằng kim ngạch xuất cảng của các nhà máy Samsung tại Việt Nam. (Hình: Thanh Niên)
Nếu tính trên tổng kim ngạch, xuất cảng của Việt Nam lệ thuộc gần như hoàn toàn vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Dẫn báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, theo đó, kim ngạch xuất cảng của 10 tháng năm 2013 đạt 108 tỉ USD, tờ Thanh Niên cho biết, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 72.1 tỉ USD, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt 35.9 tỉ USD.
Trong khi chính quyền Việt Nam hoan hỉ với việc xuất cảng của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đặn thì khoảng cách giữa giá trị hàng hóa xuất cảng của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không ngừng mở rộng.

Năm 2012, kim ngạch xuất cảng đạt 114.6 tỉ USD nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 42.3 tỉ USD, phần lớn còn lại là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Nếu trong hai năm 2009 và 2010, tăng trưởng xuất cảng của các doanh nghiệp Việt Nam và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gần như ngang nhau thì ba năm gần đây, do các doanh nghiệp Việt Nam chết hàng loạt, tăng trưởng xuất cảng từ 22.7% hồi 2011 tụt xuống chỉ còn 1.3% năm 2012, rồi lên lại một chút, đạt mức 3% trong 10 tháng đầu năm nay.

Cách nay 15 năm, do có lợi thế vì giá nhân công trẻ, rẻ, đông, Việt Nam từng bày tỏ tham vọng sẽ sớm trở thành quốc gia có tên tuổi trong lĩnh vực cung cấp nhu liệu cho thế giới. Song đến nay, chưa doanh nghiệp nào thoát khỏi thân phận gia công.

Năm 2012, xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam đạt 22.9 tỉ USD, cao hơn nhập khẩu 3.5 triệu USD nhưng những người trong cuộc thừa nhận, ở lĩnh vực này, Việt Nam chỉ được hưởng xương.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, giám đốc chiến lược của Tập đoàn FPT, tập đoàn sản xuất nhu liệu lớn nhất Việt Nam, thừa nhận, IBM và Oracle đã thu 60% số tiền FPT kiếm được.

Kim ngạch xuất cảng của Việt Nam được nhận định là vẫn phụ thuộc vào các ngành xuất cảng chuyên gia công vì đông lao động như dệt may, da giày và giá gia công càng ngày càng rẻ. Ông Lê Quang Hùng, chủ tịch công ty May Sài Gòn (Garmex) cho biết, mười năm qua, giá gia công hàng may mặc chỉ tăng khoảng 20%-30%, trong khi lương công nhân và các chi phí (điện, nước, xăng dầu) tăng hơn 100% thành ra khó có lãi.
Sau vài thập niên gia công, cơ cấu ngành may vẫn như trước, 70% là gia công cắt ráp thuần túy (CMT), 25% là FOB (mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán thành phẩm thay vì làm hàng gia công), 70% nguyên phụ liệu ngành may phải nhập khẩu.

Trong khi kim ngạch xuất cảng của Việt Nam lệ thuộc vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì các cơ sở sản xuất của Việt Nam phụ thuộc ngày càng lớn vào nguyên liệu và vật liệu của Trung Quốc.

Theo Bộ Công Thương Việt Nam, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng từ 210 triệu đô la vào năm 2010 lên 19.6 tỉ đô la trong năm nay. Nói cách khác, chỉ trong ba năm từ 2010 đến 2013, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng hơn 93 lần.

Bà Nguyễn Việt Chi, vụ phó Vụ Thị Trường Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Bộ Công Thương, nói thêm rằng, việc nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu từ Trung Quốc hiện chiếm từ 70% đến 80% kim ngạch nhập khẩu. Do sản xuất tại Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu do Trung Quốc sản xuất, Bộ Công Thương Việt Nam chỉ hạn chế nhập khẩu những loại nguyên liệu, vật liệu mà Việt Nam đã sản xuất được. Bộ này thú nhận, nhập siêu từ Trung Quốc rất đáng báo động. Năm ngoái, mức nhập siêu từ Trung Quốc là 16,7 tỉ đô la. Trong 10 tháng đầu năm nay con số này đã lên đến 19.6 tỉ USD. Bộ Công Thương của Việt Nam cho rằng, nếu công nghiệp hỗ trợ, cách gọi ngành công nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp nguyên liệu, vật liệu không phát triển, Việt Nam không thể giảm nhập siêu từ Trung Quốc.