THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 November 2012

Vì sao chưa xử vụ hối lộ liên quan đến thuỷ điện Sông Tranh 2?


AND TP Hà Nội có quyết định đưa vụ án Trần Đức Mậu, nguyên Giám đốc Ban Điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2, nhận hối lộ 300 triệu đồng ra xét xử vào ngày 12/9/2011. Nhưng từ đó đến nay đã hơn 7 tháng, ông Mậu vẫn chưa phải hầu tòa?
 
Vụ án ông Trần Đức Mậu, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (TCTXDTL4), nguyên Giám đốc Ban Điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2 (BĐHCTTĐ Sông Tranh 2) bị Viện KSND tối cao ra cáo trạng truy tố vào ngày 20/4/2011, ủy quyền cho Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội.


Phía TAND TP Hà Nội cũng đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 12/9/2011. Nhưng từ đó đến nay đã hơn 7 tháng, ông Mậu vẫn chưa phải hầu tòa? Vụ việc này còn liên quan đến vật tư đầu vào của công trình Thủy điện Sông Tranh 2 đang được dư luận quan tâm về chất lượng công trình sau sự cố rò rỉ nước tại đập tràn.

Ngày 27/4, Viện KSND tối cao đã có công văn gửi TAND TP Hà Nội, Viện KSND TP Hà Nội yêu cầu đưa bị can Trần Đức Mậu ra xét xử sơ thẩm về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo Cáo trạng số 05/VKSTC-V1B của Viện KSND tối cao ban hành ngày 20/4/2011.
Vi sao chua xu vu hoi lo lien quan den thuy dien Song Tranh 2
Thủy điện sông Tranh lại đang đối mặt với sự cố rò nước ở thân đập.

Trước đó, TAND TP Hà Nội đã gửi giấy triệu tập bị cáo Trần Đức Mậu đúng 8h30 ngày 29/8/2011 có mặt tại Tòa án làm thủ tục nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng bị cáo Mậu không tới với lý do mắc bệnh tâm thần, hiện đang nằm điều trị tại Khoa Tâm thần - Bệnh viện 175 (Bộ Quốc phòng). Theo qui định của pháp luật, TAND TP Hà Nội không thể đưa bị cáo Mậu ra xét xử và đã ra quyết định tạm đình chỉ xét xử đối với bị cáo này.

Báo CAND thời điểm đó đã đưa tin: Ngày 8/10/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt quả tang ông Mậu nhận 300 triệu đồng "lót tay" của ông Trần Văn Luân tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam (ở phố Trần Bình Trọng, Hà Nội).

Quá trình điều tra có đủ cơ sở kết luận: Với chức trách từng là Phó Tổng Giám đốc TCTXDTL 4, kiêm Giám đốc Chi nhánh miền Trung và Giám đốc BĐHCTTĐ Sông Tranh 2, được TCTXDTL 4 ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyết định việc cho nhập hàng và ký giấy đề nghị thanh toán tiền hàng cho các đơn vị, doanh nghiệp bán vật tư cho Chi nhánh miền Trung, phục vụ thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư, ông Mậu có ký kết hợp đồng mua Trobay với Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường.

Quá trình thực hiện hợp đồng này, ông Mậu gây khó khăn trong giao nhận và thanh toán tiền hàng, buộc ông Trần Văn Luân là người được Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường thuê vận chuyển hàng và ủy quyền thực hiện việc thanh toán phải đặt vấn đề "bồi dưỡng" cho ông Mậu 500 triệu đồng; đổi lại, ông Mậu giúp thanh toán hết số tiền hàng mà Chi nhánh miền Trung còn nợ Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường. Dù đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc TCTXDTL 4, không còn quyền hạn trong ký kết hợp đồng, quyết định việc giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho Công ty Sông Đà 12 - Cao Cường, nhưng ông Mậu vẫn gọi điện thoại yêu cầu ông Luân đến gặp và nhận của ông Luân 300 triệu đồng tại Khách sạn Công Đoàn thì bị bắt quả tang. Ông Mậu đã nhận rõ hành vi phạm tội, khai báo thành khẩn tại Cơ quan điều tra

Trong quá trình công tác, được tổ chức bốn lần đề bạt chức vụ quan trọng, dĩ nhiên phải cân nhắc đến năng lực, tình hình sức khỏe của ông Mậu; ông Mậu không có biểu hiện gì, thể hiện sức khỏe không tốt. Kể cả trong thời gian bị tạm giam phục vụ công tác điều tra, là thời điểm tâm lý dễ bị "sốc" nhất, nhưng ông Mậu cũng không có biểu hiện bệnh lý tâm thần.

Đến khi ông Mậu được tại ngoại và nhận tống đạt cáo trạng truy tố tội danh "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo điểm a, khoản 3, Điều 280 Bộ luật Hình sự, đối mặt với mức án có thể phải chịu hình phạt từ 13 năm đến 20 năm tù giam, ông Mậu mới "phát sinh" bệnh tâm thần?!

Nhằm làm rõ kết luận giám định của Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng, Viện KSND Tối cao đã yêu cầu giải thích cụ thể nội dung kết luận giám định "Trần Đức Mậu bị bệnh rối loạn cảm xúc phân liệt, kiểu hỗn hợp (F25.2)". Trong công văn phúc đáp, Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng đã giải thích biểu hiện bệnh và cho biết quá trình điều trị, bệnh tình của ông Mậu có cải thiện, các triệu chứng loạn thần, trầm cảm giảm, nhưng chuyển biến rất chậm; bệnh nhân ngủ chưa sâu, còn khó ngủ...

Căn cứ tài liệu điều tra, biên bản giám định pháp y tâm thần và công văn giải thích nội dung kết luận của Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng, Viện KSND Tối cao cho rằng: Tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của bị can Mậu có bị hạn chế, nhưng quá trình điều trị bệnh có cải thiện; vì vậy Viện KSND Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố đối với ông Mậu theo tội danh đã viện dẫn.

Vụ án đang được cơ quan tố tụng Trung ương xem xét, thống nhất để có hướng xử lý sớm nhất.
Để khách quan, đúng qui định, trình tự tố tụng, đồng thời không bỏ sót tội phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cần thiết phải trưng cầu giám định lại tình trạng bệnh của ông Trần Đức Mậu tại một tổ chức pháp y chuyên sâu về tâm thần.

Đây là vụ án nghiêm trọng, liên quan đến công trình thủy điện Sông Tranh 2 - một công trình đang thu hút sự quan tâm của dư luận về chất lượng sau sự cố rò rỉ nước ở đập tràn. Trong thời gian thi công công trình này, ông Mậu là Giám đốc BĐHCTTĐ Sông Tranh 2, trực tiếp quản lý, điều hành, chỉ đạo thi công công trình. Tuy nhiên, với cách mua vật tư mà "giấy thông hành" là "lót tay" như ông Mậu đã làm, liệu chất lượng "đầu vào" của công trình có được đảm bảo? Câu trả lời còn đang  bỏ ngỏ!

Viet Bao

Người Hà Nội vô tư xài hàng tấn gà lậu mỗi ngày


TP - Để ngăn chặn tình trạng buôn bán gà nhập lậu, đặc biệt những tháng cuối năm, Hà Nội sẽ thành lập đội cơ động liên ngành tuần tra xử lý buôn bán gà lậu. Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ tịch thu phương tiện chở gà lậu tái phạm.
Mỗi ngày có khoảng 60-80 tấn gia cầm các loại nhập vào chợ đầu mối Hà Vĩ. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Mỗi ngày có khoảng 60-80 tấn gia cầm các loại nhập vào chợ đầu mối Hà Vĩ. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Bắt đầu chính thức hoạt động từ ngày 3-1-2012, chợ gia cầm Hà Vĩ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những chợ đầu mối buôn bán gia cầm lớn nhất miền Bắc.
Chợ rộng hơn 1ha, có 162 ki-ốt kinh doanh. Trong đó, 81 hộ kinh doanh thủy cầm (ngan, vịt), 65 hộ kinh doanh gia cầm, 16 hộ tạm nghỉ kinh doanh. Hiện mới chỉ có 50 hộ kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thu thuế các hộ kinh doanh rất khó khăn. Hầu hết các hộ kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ thuế, mặc dù mức thuế thấp (100.000đồng/tháng).
16/65 hộ kinh doanh gia cầm là đầu nậu nhưng chưa đưa vào diện đối tượng để đấu tranh xử lý. Trung bình mỗi ngày có khoảng 60-80 tấn gà được đưa về chợ tiêu thụ.
Thượng tá Nguyễn Văn Quân - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an Hà Nội) cũng cho biết, nhiều đối tượng buôn gà lậu còn “chơi” kiểu dùng ô tô chở gà đỗ ở ven sông Hồng để “xuống” lồng gà, dùng xe máy chở 50-60 con/chuyến vào khu nhà trọ các chủ kinh doanh thuê nhà trọ để giấu hàng.
“Giao dịch” gà nhập lậu không công khai ở chợ, mà diễn ra âm thầm ở các khu trọ này, rất khó để lực lượng công an phát hiện.
Thay vì đưa gà về chợ Hà Vĩ, các đối tượng buôn gà loại thải bây giờ còn bắt tay với một số trang trại nuôi gia cầm trên địa bàn, gửi gà nhập lậu vào nuôi nhốt qua đêm để hợp thức hóa thành gà sạch, sau đó đem ra chợ bán.
Với các trường hợp không thuê được nơi nuôi nhốt, đối tượng buôn gà chuyển thẳng đến các điểm bán lẻ ở một số huyện ngoại thành.
Theo Trưởng BQL chợ Hà Vĩ, do lực lượng chức năng còn mỏng, nên các đối tượng buôn gà lậu vẫn thường xuyên theo dõi, lợi dụng thời cơ lực lượng về nghỉ, hoặc sơ hở để tuồn gà lậu vào chợ.
Theo Sở Công thương Hà Nội, bất chấp tình trạng nguy cơ mang mầm bệnh cao, chất lượng an toàn thực phẩm không đảm bảo, lượng gà nhập lậu vẫn tràn vào Việt Nam.
Hiện tại có 11 đường dây có tổ chức vận chuyển gà lậu từ các tuyến biên giới phía bắc đưa vào Hà Nội tiêu thụ. Các đường dây này đã hình thành từ lâu. Các đối tượng thường sử dụng nhiều biển số giả trên một cung đường, tìm cách thay đổi lịch trình, địa điểm tập kết thậm chí huy động lực lượng, phương tiện chèn, ép khi bị kiểm tra.
“Việc vận chuyển, buôn bán gà nhập lậu đã có những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chính do chênh lệch về giá vì ở biên giới bán 15.000đồng/kg, về Hà Nội là 60-70.000 đồng/kg.
Có những tháng đầu năm, lượng gà lậu tuồn về chợ Hà Vĩ (huyện Thường Tín) chiếm từ 10- 24 tấn/ngày. Nhưng từ tháng 8 đến nay, do được kiểm soát chặt chẽ lượng gà nhập lậu về chợ Hà Vĩ đã giảm hẳn nhưng cũng còn tới 2 - 3 tấn/ngày.
Ở chợ này có 16 hộ thường xuyên kinh doanh gà lậu, tuy nhiên nay đã tạm nghỉ”.-Ông Lê Hồng Thăng, giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết.
Theo lãnh đạo Sở Công thương, để ngăn chặn tình trạng buôn bán gà lậu, Hà Nội và các tỉnh biên giới sẽ xây dựng quy chế phối hợp kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm từ gia cầm từ biên giới về Hà Nội.
Riêng TP sẽ thành lập đội cơ động liên ngành do lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với phòng Cảnh sát môi trường, phòng An ninh kinh tế… làm nhiệm vụ xử lý gà lậu.
Đội cơ động liên ngành có nhiệm vụ ngăn chặn xử lý nghiêm, triệt để việc tiêu thụ gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ “tổng kho” Hà Vĩ và các chợ đầu mối khác trên địa bàn thành phố.
Lực lượng công an, quản lý thị trường sẽ tăng cường điều tra, lập danh sách đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên nghiệp, thống kê các phương tiện thường xuyên vận chuyển, nhất là các phương tiện đã bị phát hiện, bắt giữ và xử lý vi phạm kinh doanh, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu các quận, huyện xây dựng kế hoạch ngăn chặn và xử lý nghiêm, triệt để việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không gõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; kế hoạch xong trước ngày 20-11-2012.
Nguyễn Tú – Tuấn Nguyễn

Độc lập, tự do, hạnh phúc là đây



Biếm họa Babui (Danlambao)

Hèn !


TND (Danlambao) - Cái hèn của vua chúa với đỉnh cao của quyền và tiền thì là cái hèn lớn nhất, và tội lỗi nhất! Cái vô trách nhiệm, tham lam của họ cũng là cái hèn lớn nhất, và tàn ác nhất! Khi không biết mình đang nô lệ cho tiền quyền, bởi vô trách nhiệm với dân nước, thì đồng nghĩa tự nhận mình là vẫn nghèo, vẫn ít quyền, để rồi luôn chạy theo tiền quyền như kẻ mất trí khôn, lương tri, thì mới là cái ác nhất hèn nhất.

Lúc đó kẻ đã giàu vẫn còn ăn hớt, ăn chặn của kẻ nghèo. 

Kẻ có quyền vẫn bắt nạt kẻ chẳng có quyền. 

Đó là một xã hội đốn mạt, bỉ ổi, như kiểu cắm đầu chổng mông của ông Lý Thông thủa nào....!!!! 

Càng giàu thì lại càng nghĩ mình nghèo, thì mới là kẻ nghèo, nghèo tự tâm hồn, nghèo đến ý chí.
Càng nhiều quyền, càng bạo quyền mà vẫn thấy mình chưa đủ quyền lực, thì mới là kẻ hèn nhát; hèn nhát từ tâm hồn, ý chí; dẫn đến tàn ác từ quản trị, đến tuyên truyền.

Khi không hiểu nổi mình giàu, quyền lực; và phải dùng tiền quyền giúp dân, thì chỉ mãi là kẻ nghèo hèn, tham lam, độc ác, giả dối, tàn bạo...

Khi đồng tiền lên ngôi thì dân chủ sẽ thành Nô Lệ, tiếng nói sự thật sẽ lạc lõng.

Tư bản làm ra nhiều tiền, nước họ tiến bộ, nhưng họ càng làm ra nhiều tiền thì họ càng văn hóa, văn minh, công ích càng nhiều; vì họ không Đặt tiền lên trên Đầu để thờ. Nên họ có dân chủ, có tự do ngôn luận, pháp quyền.

Chỉ những nơi nào lòng tham lam Tiền quá cao; và lãnh đạo coi Tiền cao hơn cả sinh mạng, ích lợi của người khác thì nước đó mới thiếu tiếng nói phản biện. 

Đương nhiên Tiền lên ngôi, và được đặt ở trên đầu để thờ, thì có phe phái thỏa hiệp để cùng tồn tại. Và đương nhiên tiếng nói dân chủ luôn bị bóp nghẹt.

Một quốc gia coi Tiền chỉ là phục vụ dân, và lãnh đạo không tham tiền, thì nước đó ngày một văn minh tiến bộ, công ích phát triển, dân tộc đó sẽ thành tinh hoa, cao thượng, sáng ngời, mệnh nước bền vững.

Một quốc gia khác coi Tiền là cùng đích, là của giới có quyền, có chức thì lãnh đạo tham tiền, sẽ ngày một tụt lùi, lạc hậu, công ích chỉ nhỏ giọt, dân tộc đó sẽ vơi bớt tinh hoa, sẽ bớt cao thượng, mờ nhạt, tăm tối, mệnh nước Yểu. Vì thế tôi đánh đồng với tác giả bài viết rằng: một quốc gia coi tiền là trên hết, thì mãi là nô lệ cho kẻ có tiền, và gọi quốc gia đó là kẻ hèn, kẻ tham lam cũng là một (2 trong 1). Và như vậy lời các cụ nói không sai "nghèo hèn"; nghèo đi đôi với hèn; và có nghèo mới tham, có tham mới ích kỷ, có ích kỷ mới có hại cho tập thể, mới có ác đối với tập thể, có ích kỷ mới có tham quyền cố vị; Lúc đó thì chỉ cần kẻ khác có tiền, cho mình tiền thì mình tôn thờ nó như thờ đồng tiền; để vì nó mà hại tập thể.

Tôi không gọi nước tôi là "hèn, vì như thế là vơ đũa cả nắm; bởi chỉ một bộ phận cao nhất mới hèn"; nhưng tôi gọi nước tôi là "tham lam, là thờ đồng tiền, là nghèo"; tuy nhiên dân tôi nghèo mà không nghèo; ngược lại những kẻ hiện đã rất giàu mà cứ chạy theo tiền mà quên nghĩa, quên tình, mới là kẻ nghèo. Dân tôi không có quyền, sợ cường quyền nhưng không hề hèn; chỉ có những kẻ chạy theo quyền do kẻ khác ban cho mà có, thì mới hèn. Hỡi những ai đã quá nhiều tiền, quyền hãy từ bỏ sự "nghèo túng và hèn nhát trong suy nghĩ, tâm hồn, chí khí, lương tâm mình ngay đi!!!"

Phiên phúc thẩm xử thầy giáo Đinh Đăng Định bị dời sang ngày 21/11/2012



Danlambao - Theo thông báo của Tòa phúc thẩm tòa án Nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, phiên tòa xét xử thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định sẽ bị dời lại sang ngày thứ tư, 21/11/2012.

Thầy giáo Đinh Đăng Định bị cáo buộc 'Tuyên truyền chống phá nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Phiên xử phúc thẩm sẽ diễn ra tại Trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Bào chữa cho thầy giáo Đinh Đăng Định trong phiên tòa sắp tới là luật sư Nguyễn Thanh Lương.

Không rõ nguyên nhân vì sao phiên tòa bị hoãn 1 ngày, trong thông báo của tòa chỉ ghi là 'vì lý do đột xuất'.

Trước khi phiên phúc thẩm diễn ra, vợ thầy giáo Đinh Đăng Định là cô Đặng Thị Dinh đã làm đơn khám chữa bệnh cho chồng. 

Theo nội dung tờ đơn, thầy Định do bị mắc khá nhiều chứng bệnh nguy kịch nên đã đề nghị giám thị trại tạm giam cho đi khám và điều trị. Tuy nhiên, yêu cầu này không những không được chấp nhận mà thầy còn bị viên giám thị trại giam hành hạ bằng cách xông vào 'bóp cổ, đánh vào cằm'.
Thầy Định bị bắt từ tháng 10/2011 và bị giam giữ từ đó đến nay. Trước khi bị bắt, thầy là giáo viên môn Hóa tại trường THPT Lê Quý Đôn. Từng tham gia hoạt động trong quân đội với quân hàm truy úy. Do bất đồng quan điểm với Đảng Cộng Sản, thầy rời khỏi quân đội và chuyển sang làm nghề giáo.

Trước đó, do sống tại Đắk Nông, chứng kiến sự tàn phá môi trường của dự án Bauxite, thầy giáo Đinh Đăng Định đã tích cực tham gia kêu gọi người dân ký tên phản đối. Hoạt động trên đã thu hút sự hưởng ứng của nhiều người dân địa phương, và cũng là nguyên nhân khiến thầy bị sách nhiễu.

Tại phiên sơ thẩm hôm 09/08/2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã kết án thầy giáo Đinh Đăng Định bản án 6 năm tù giam sau 3 tiếng đồng hồ. Tại tòa, thầy Định vẫn luôn khẳng định bản thân mình không làm điều gì sai, không hề phạm tội như cáo buộc của Viện kiểm sát. 

Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh hiện nay của gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định, bạn đọc có thể theo dõi bài viết Những đôi mắt cô đơn của tác giả Cà-phê Đắng đã đăng trên Danlambao.

Danlambao

Cho phép CSGT mặc thường phục: Dân phải được xem giấy tờ

17/11/2012 07:54:08

(Kienthuc.net.vn) - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an cho rằng đề xuất cho CSGT được mặc thường phục là một ý tưởng tốt nhưng người thi hành phải xuất trình giấy tờ.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 65/2012 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ (có hiệu lực từ ngày 22/12, thay thế Thông tư 27/2009). Trong đó, cho phép thành lập, bố trí lực lượng CSGT hóa trang (mặc thường phục) trong quá trình kết hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai (mặc sắc phục) có thể ngăn chặn ngay hành vi vi phạm trong địa bàn được phân công. Điều này đã khiến nhiều người dân lo ngại về chuyện lực lượng này sẽ dễ bị giả danh.
f
"Đi xe máy đúng luật thì họ muốn làm gì thì làm, hóa trang hay không cũng chẳng sao cả"
Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định: “Đúng là có hàng trăm, hàng nghìn những kẻ lưu manh giả danh công an. Do vậy dứt khoát là người dân cũng phải có quyền được xem chứng minh, giấy tờ của cảnh sát hóa trang. Người dân phải biết là đã hóa trang và lực lượng này sẽ phải xuất trình giấy tờ”.
“Thông tư này anh em đề xuất là có lý. Vấn đề là những người hóa trang như vậy có thực hành đúng công vụ không. Nếu đúng công vụ thì rất tốt, các nước họ cũng làm như vậy. Chuyện này không có  gì đặc biệt và cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người dân cả”.
“Mình phải thấy cái ý tưởng này là hay. Còn quá trình thực thi thế nào thì còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác”, ông nhấn mạnh.
Trả lời về tâm lý người dân e ngại khi trao thêm quyền cho CSGT, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đó là lỗi của nhà nước, cơ quan công quyền đã không tuyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân.
“Ta phải thấy rằng nếu người dân đi đúng luật thì họ chẳng có gì phải lo cả. Như tôi đi xe máy đúng luật thì họ muốn làm gì thì làm, hóa trang hay không cũng chẳng sao cả. Bản thân mình không sai thì không sợ gì hết. Có thể nói là những người luôn đi đúng luật thì chẳng cần phải quan tâm đến vấn đề này làm gì. Chỉ có những kẻ cố tính vi phạm luật mới quan tâm và lo lắng”.
“Còn trong trường hợp đang đi xe máy mà bị người ta dừng xe lại thì cứ yêu cầu được xem chứng minh nhân dân. Những người nghiêm chỉnh thì không việc gì phải sợ cả”.
“Còn việc hình thành tâm lý e ngại tăng quyền lực cho cảnh sát giao thông là do nhà nước, cơ quan công quyền đã không giải thích cho người dân rõ. Truyền tải thông tin đầy đủ để người dân hiểu được vấn đề. Phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả thông qua chi bộ đảng, tổ dân phố, các chi hội phụ nữ… nếu không người ở quê, trong ngõ làm sao mà biết được. Trách nhiệm này thuộc về nhà nước”.
“Cho nên cần tuyên truyền cho người dân không cần phải lo ngại, chỉ cần đi đúng luật, cả khi đi ô tô, xe máy hay đi bộ thì sẽ không có việc gì hết”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Vũ Chương