THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 November 2011

Pomme ( apple- tao) mua tai cho Tang freres Paris quan 13.


Xin gởi xem hình chụp trái táo mua ở Tangfrères, khi mang về NGÂM trong nước muối.

SÁNG hôm sau có lớp TRẮNG HOÁ HỌC kết tủa. Đó là do đã tẩm "produit CHIMIQUE"

để giữ cho HOA QUẢ được tươi lâu.

LỘT VỎ TRẮNG này, RỬA TRONG NƯỚC KHÔNG TAN.


Thị trường bia Việt: 2,7 tỷ lít và sự kinh ngạc của ông chủ Heineken!

Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, VN đã trở thành nước thứ 3 có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á. Đến 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken... lớn nhất thế giới!

Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 15%/năm, thị trường bia Việt Nam được xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam.

Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của Heineken trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt. Sức tiêu thụ khổng lồ này khiến thị trường bia Việt Nam “tăng độ” với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới.

Đơn vị tính bằng tỷ lít

Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010 (khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu), Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.

Dù đang ở mức cao nhưng sức tiêu thụ mặt hàng bia vẫn đang tăng lên mạnh mẽ bất chấp những khó khăn của nền kinh tế.

Theo khảo sát của Kantar Worldpanel Vietnam tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng), từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 120 triệu lít bia (tương đương với 2.900 tỷ đồng) được tiêu thụ tại các hộ gia đình.

Và dự kiến, đến hết năm nay, số bia được tiêu thụ tại 4 thành phố này sẽ đạt 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 80% số hộ gia đình tại các thành phố này dùng bia với số tiền 1,6 triệu đồng/năm, và mỗi người uống bình quân 3 lần/tuần, mỗi lần uống từ 2-3 chai bia.

Sức tiêu thụ bia tăng mạnh còn do thị hiếu tiêu dùng thay đổi. Tại các vùng nông thôn, việc dùng bia thay rượu trong các dịp lễ Tết và ngay trong những ngày thường đã trở nên phổ biến hơn.

Còn theo số liệu của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam, dù kinh tế khó khăn nhưng ngành bia vẫn phát triển tốt. Chỉ tính riêng những nhãn hiệu bia sản xuất trong nước, trong năm 2010, đã có hơn 2,7 tỷ lít bia được tiêu thụ.

Sức tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bia đã khiến nhiều nhà sản xuất nước ngoài ngạc nhiên. Trong chuyến viếng thăm Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) vào tháng 5 vừa qua, ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken, tỏ ra kinh ngạc trước tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại Việt Nam!

Trong năm 2010, người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia Heineken, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt.

Với tốc độ tiêu thụ này, ông Michel de Carvalho dự báo đến năm 2012, Việt Nam sẽ chiếm vị trí thứ hai của Pháp để trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ. Và khả năng đến năm 2015 Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken... lớn nhất thế giới!

Trong tăng công suất, ngoài ồ ạt nhập

Sức hấp dẫn của thị trường bia Việt Nam thu hút hàng trăm nhà sản xuất bia với đủ quy mô lớn nhỏ, hình thức địa phương, tổng công ty, liên doanh, nước ngoài...

Theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng mạnh về số lượng.

Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.

Dù 350 cơ sở sản xuất bia cho thị trường 87 triệu dân là con số không nhỏ, nhưng các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng hệ thống sản xuất của mình.

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt các dự án xây dựng mới cũng như nâng cấp nhà máy bia đã ồ ạt diễn ra. Nổ phát pháo đầu tiên trong ngành này là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Chỉ trong tháng 3, Sabeco đã đưa vào hoạt động ba nhà máy sản xuất tại Quảng Ngãi và Hà Nam với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tổng công suất khoảng 300 triệu lít/năm.

Trước đó, vào tháng 2, Sabeco cũng đã khởi công dự án Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm với tổng mức đầu tư 480 tỷ đồng. Song song với những dự án đầu tư mới, Sabeco còn thực hiện việc nâng cấp các nhà máy cũ.

Trong đó, nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi nâng công suất lên 264 triệu lít, Nhà máy bia Sài Gòn - Vĩnh Long lên 200 triệu lít/năm. Với sự đầu tư đồng loạt này, trong năm tới, Sabeco sẽ đưa ra thị trường thêm 500 triệu lít bia các loại.

Lãnh đạo của đơn vị này cũng đã đưa ra mục tiêu tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia trong năm 2011, và tăng lên 2 tỷ lít bia trong năm 2015.

Không mở nhà máy ồ ạt như Sabeco, nhưng trong năm nay, VBL cũng đầu tư, nâng cấp các nhà máy có sẵn để tăng lượng sản xuất.

Tháng 5 vừa qua, VBL đã chi hơn 68 triệu USD để nâng công suất của nhà máy tại TP.HCM từ 280 triệu lít lên 420 triệu lít, trở thành nhà máy sản xuất bia hiện đại và lớn nhất Việt Nam. Dự án này sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm nay và sẽ giúp tăng năng suất của VBL lên 25%.

Cùng lúc đó, VBL cũng mở rộng năng lực sản xuất của hai nhà máy tại Hà Nội và Đà Nẵng lên 45 triệu lít. Dự án này cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Sở dĩ VBL đầu tư mạnh vào sản xuất vì thị trường đang tăng trưởng mạnh.

Ông David Teng, Tổng giám đốc VBL, cho rằng: “với dân số 87 triệu người và sự gia tăng số người giàu có, nhất là trong thành phần trẻ, nhu cầu dùng bia ở Việt Nam đang tăng ở mức 2 con số và nhịp độ gia tăng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian dài sắp tới”.

Trong khi các nhà máy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất thì bia nhập khẩu cũng đổ bộ vào thị trường. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, lượng bia nhập khẩu năm 2010 tăng tới 50% so với năm 2009, lên đến 1,66 triệu sản phẩm (tính chung với mặt hàng rượu) đã được đưa ra thị trường.

Các loại bia như Corona, Budweiser, Bit Burger, Leffe Brown, Hoegaarden White, MOA, Cooper, Bavaria... xuất xứ Mexico, Đức, Bỉ, Hà Lan... dù có giá cao gấp 2-3 lần so với bia sản xuất trong nước nhưng vẫn được ưa chuộng tại các nhà hàng, khách sạn.

Tuy số lượng bia nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng sẽ là đối thủ đáng gờm cho các nhà sản xuất trong tương lai.

“Bia nội” giữ thế chân vạc

Nếu gọi các loại bia sản xuất trong nước là “bia nội” thì hiện nay, bia nội đang thắng thế. Thị trường bia Việt Nam đang hình thành thế “chân vạc” với 3 doanh nghiệp lớn nhất là Sabeco, Habeco và VBL.

Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010 (khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu), Việt Nam đã trở thành nước thứ 3 có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.
Cả ba doanh nghiệp này đang chiếm đến 95% thị phần trong cả nước mà đứng đầu là Sabeco (51,4%), kế đến là VBL (29,7%) và Habeco (13,9%).

Trong 2,7 tỷ lít bia được tiêu thụ năm 2010, đến 1,1 tỷ lít thuộc về Sabeco, 600 triệu lít thuộc Habeco và 700 triệu lít của VBL.

Với 1,1 tỷ lít bia được tiêu thụ, Sabeco không chỉ đứng đầu thị trường Việt Nam mà còn vươn lên vị trí thứ 21 trong số các doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu thế giới và Top 3 các nhà sản xuất bia Đông Nam Á.

Nếu chia thị trường bia theo phân khúc, Sabeco đang dẫn đầu dòng bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia bán ra trên toàn thị trường. Trong khi đó, VBL đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng Heineken.

Kết quả khảo sát của Sabeco trong tháng 12/2010 về thị trường tiêu thụ bia cũng như thương hiệu bia được người tiêu dùng ưa chuộng nhất cũng cho thấy sự chiếm giữ thị trường của 3 “đại gia” này.

Tại 36 thành phố trong cả nước, bia Sài Gòn Đỏ chiếm 28,1% thị phần, bia 333 chiếm 16%, bia Hà Nội 11,4% và Heineken (10% đối với lon và 6,8% đối với loại chai).

Nằm trong top 10 sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất còn có sự góp mặt của Saigon Lager, Bierre Larue, Tiger (chai, lon), Saigon Special. Như vậy, trong 10 dòng sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất thì có đến 5 sản phẩm thuộc VBL và 4 sản phẩm của Sabeco.

Dù thế chân vạc đã rõ nhưng các doanh nghiệp vẫn lo ngại về sự xuất hiện quá mạnh của bia nhập khẩu. Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này là 45% nhưng số lượng bia nhập khẩu đã khá nhiều.

Vào năm 2012, khi mức thuế này giảm xuống còn 30% thì bia ngoại sẽ tràn ngập thị trường. Và như vậy, cuộc cạnh tranh giành miếng bánh thị phần sẽ càng khốc liệt hơn trong thời gian tới.

Còn tiếp...

Theo HỒNG NGA - BÍCH LOAN - Ảnh: QUÝ HÒA
Doanh nhân Sài gòn

IBAHRI lên tiếng trường hợp LS Huỳnh Văn Đông


2011-11-01

Luật sư trẻ Huỳnh Văn Đông thuộc đoàn luật sư tỉnh Dak Lak, vừa qua bị kỷ luật loại khỏi đoàn này cũng như không được cho xuất cảnh. Trước những biện pháp đó của phía Việt Nam đối với một luật sư, một số tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng của luật sư lên tiếng.

Gửi thư cho cơ quan chức năng

lsdong-250-nuvuongcongly.jpg
LS Huỳnh Văn Đông. Photo courtesy of nuvuongcongly
Thông cáo của Viện Nhân quyền Liên đoàn Luật sư Quốc tế, IBAHRI, hôm ngày 24 tháng 10 vừa qua nêu rõ họ đã hai lần gửi thư cho cơ quan chức năng Việt Nam kêu gọi thành lập một ủy ban điều tra một cách độc lập và công bằng về biện pháp khai trừ luật sư Huỳnh Văn Đông. Hiện thời IBAHRI tiếp tục chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan chức năng Việt Nam.

Đồng chủ tịch của Viện Nhân quyền Hiệp hội Luật sư Quốc tế, ông Sternford Moyo, nêu ra quan ngại về việc luật sư Đông bị nhắm đến do công việc luật sư của anh ta. Vấn đề hành xử vì quyền lợi của thân chủ không thể cho là vi phạm lợi ích quốc gia. Nếu cho là thế tức vi phạm cam kết của Việt Nam đối với cả luật quốc gia và quốc tế; đặc biệt là Điều 16 của Những Nguyên tắc Cơ bản Liên Hiệp quốc về Vai trò của Luật Sư. 

Theo điều khoản đó thì các chính phủ phải bảo đảm cho các luật sư có thể thực thi các chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, ngăn trở, sách nhiễu hay can thiệp một cách không thích hợp. Ngoài ra các chính phủ phải bảo đảm cho các luật sư không phải chịu đựng, hay bị đe dọa bởi việc truy tố hay những trừng phạt về mặt kinh tế, hành chính… về bất cứ hoạt động nào phù  hợp với chức năng nhiệm vụ, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp đã được công nhận.

Thực tế chứng minh cho thấy vô vàn khó khăn mà những luật sư tham gia bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam gặp phải khi thực hành nghề nghiệp của họ. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ cho những luật sự gặp khó khăn đó.

Luật sư Nathalie Muller

Theo IBAHRI thì vụ việc của luật sư Đông là trường hợp điển hình về tình trạng cấm cách của chính quyền Hà Nội gần đây đối với những luật sự, những người đấu tranh cho quyền tự do bày tỏ ý kiến và nhân quyền tại Việt Nam. Điều 79 và 88 theo Bộ luật Hình sự Việt Nam thường xuyên được sử dụng để bỏ tù đối lập, các nhà đấu tranh cho nhân quyền và giới bloggers.

Ông Stemford Moyo nói thêm rằng tình trạng bách hại gần đây đối với các luật sư và những nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam là một xu hướng đáng ngại. Biện pháp khai trừ và giam tù một số luật sư và những nhà đấu tranh cho quyền con người, như luật sư Đông, gây quan ngại nghiêm trọng về tính độc lập của ngành tư pháp tại Việt Nam.

Trong thông cáo đưa ra, ông Stemford Moyo cho biết cam kết trước hết và trên hết của Liên đoàn Luật sư Quốc tế là bảo vệ cho các luật sư thành viên và hỗ trợ họ những điều kiện cần thiết để thực hiện cho được những chức năng nghề nghiệp của họ. Viện Nhân quyền của Liên đoàn Luật sư Quốc tế kêu gọi Đoàn Luật sư Dak Lak ủng hộ cho một cuộc điều tra độc lập và cho luật sư Đông được tiếp tục công việc hợp pháp của anh là luật sư.

Luật sư Nathalie Muller thuộc tổ chức Giám sát Quốc tế cho Luật sư, trụ sở tại Pháp vào ngày 31 tháng 10 cũng nêu ra lý do quan tâm đến tình trạng của các luật sư bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam như luật sư Huỳnh Văn Đông:

"Thực tế chứng minh cho thấy vô vàn khó khăn mà những luật sư tham gia bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam gặp phải khi thực hành nghề nghiệp của họ. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ cho những luật sự gặp khó khăn đó.

Tổ chức của chúng tôi từng đến Việt Nam hồi tháng 11 năm 2009, và hết sức quan ngại về tình trạng của ba luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài."

Để bảo vệ quyền lợi cho luật sư

000_HKG20030604016290-250.jpg
Tòa án nhân dân TPHCM. AFP photo
Xin được nhắc lại hồi ngày 12 tháng 8 vừa qua Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak, nơi luật sư Huỳnh Văn Đông đăng ký hành nghề, đã kỷ luật khai trừ đối với luật sư Huỳnh Văn Đông. Lý do được đưa ra là vì luật sư Huỳnh Văn Đông bị cáo buộc 'là mối nguy đe dọa an ninh quốc gia' sau khi người luật sư trẻ này tham gia bào chữa cho các thân chủ là người hoạt động ủng hộ dân chủ về tội danh lật đổ chính quyền trong phiên xử sơ thẩm ở Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre hồi ngày 30 tháng 5 vừa qua. Lập luận cho cáo buộc này là luật sư Đông ủng hộ hành vi của những bị cáo qua bào chữa nói thân chủ không có tội khi tham gia và nhận nhiệm vụ từ tổ chức Đảng Việt Tân, có trụ sở ở Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, Tòa án Nhân dân Bến Tre còn cáo buộc luật sư Huỳnh Văn Đông vi phạm qui định đối với luật sư khi tham gia bào chữa tại tòa. Ngay tại phiên xử, tòa đã buộc luật sư Đông rời khỏi phiên xử.

Phía luật sư Đông thì cho rằng Hội đồng Xét xử không cho anh tiếp cận các hồ sơ vụ án quan trọng theo như qui định của luật pháp.
Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak còn nại ra hai lý do khác nữa để kỷ luật thành viên Huỳnh Văn Đông là vì anh này không đóng lệ phí và không chấp hành phân công bào chữa của Đoàn Luật sư.

Luật sư Huỳnh Văn Đông thì cho rằng lệ phí anh đóng cho cả năm chứ không đóng từng tháng. Đối với cáo buộc không chấp hành phân công bào chữa thì người luật sư trẻ này cho biết không được cơ quan chức năng giao tận tay văn bản phân công.

Tổ chức của chúng tôi từng đến Việt Nam hồi tháng 11 năm 2009, và hết sức quan ngại về tình trạng của ba luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài.

Luật sư Nathalie Muller

Mới hồi ngày 12 tháng 9 vừa qua, luật sư Huỳnh Văn Đông bị cấm xuất cảnh đi tham dự một hội nghị ở Dublin, Ireland. Bản thân luật sư Đông đã có đơn khiếu nại về hai vụ việc khai trừ anh ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak và không cho xuất cảnh; tuy nhiên Đoàn Luật sư tỉnh Dak Lak từ chối đơn khiếu nại.

Ngoài việc tham gia bào chữa cho hai thân chủ trong vụ án tại tòa Bến Tre về tội âm mưu lật đổ chính quyền, luật sư Huỳnh Văn Đông còn tham gia vào một số vụ án như tám giáo dân xứ Thái Hà tại Hà Nội, vụ án các giáo dân xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng…

Trước đây, một số luật sư khác tại Việt Nam như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định… do các hoạt động vì nhân quyền cũng bị khai trừ khỏi đoàn luật sư nơi họ đăng ký công tác, và bị bỏ tù, cũng như bị tước quyền xuất cảnh.

Theo dòng thời sự:

Những người lính sống sót trong trận Gạc Ma


2011-11-01

Sau khi trở về từ nhà tù Trung Quốc, chín người lính sống sót trong trận Gạc Ma sống cuộc đời như thế nào? Mời quý vị theo dõi.

Source damlambao

Anh Dương Văn Dũng trước căn nhà cũ dở dang, phải che bạt lại ở tạm để có chỗ đặt bàn thờ con trai.


"Số phận"

Sau khi được trả về từ nhà tù Trung Quốc vào cuối năm 1991, những người lính trẻ sống sót sau trận hải chiến tại Gạc Ma trở về cùng gia đình, hy vọng sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Chỉ có một điều, trong số họ, nhiều người vẫn không dám ước mơ về một gia đình riêng. Anh Dương Văn Dũng chia sẻ:
-"Sau khi được trả về từ nhà tù Trung Quốc, tôi cũng không có ý lấy vợ. Nhưng không ngờ số phận lại cột tôi và vợ lại với nhau nên đến đầu năm 1992 là tôi có vợ, sang năm 1993 tôi sinh đứa con trai đầu lòng."
"Số phận" – là hai từ mà cho đến bây giờ họ vẫn thường dùng để nói về chính mình, về những điều mình phải trải qua cách đây hơn 20 năm và về những gì còn đeo đẳng trong cuộc sống của họ. Sau khi trở lại Việt Nam, số phận rồi cũng gắn kết họ với những người đàn bà và những đứa con. Những người lính trẻ năm xưa giờ đây đều đã gần 50 tuổi nhưng số phận lại mang họ đi qua 23 năm một cách khó nhọc, để họ cứ mãi loay hoay trong cơ cực. Hiện tại, chỉ 8 anh còn sống, anh Nguyễn Tiến Hùng đã mất vì bệnh ung thư cách đây vài năm. Trong số họ, có lẽ anh Mai Văn Hải là người nghèo khổ nhất và vẫn 
Anh Dương Văn Dũng
Anh Dương Văn Dũng. Source biengioihaidao.com
bám trụ với nghề nông, còn anh Lê Văn Đông có lẽ là người có cuộc sống ổn định nhất. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết:
-"Sau khi được trả về từ nhà tù Trung Quốc, tôi cũng không có ý lấy vợ. Nhưng không ngờ số phận lại cột tôi và vợ lại với nhau nên đến đầu năm 1992 là tôi có vợ, sang năm 1993 tôi sinh đứa con trai đầu lòng."
Anh Dương Văn Dũng
-"Trong bọn tôi chỉ có anh Đông là khá hơn cả vì gia đình cha mẹ anh có rẫy trồng cao su. Còn bọn tôi thì cũng chẳng làm được gì cả, chỉ sống nhờ trợ cấp".
-"Nói chung, sau trận chiến tôi bị thương nặng, không làm được gì cả, chỉ ở nhà giúp vợ con mà thôi. Bây giờ gia đình sống nhờ vào trợ cấp thương binh của nhà nước thôi. Cuộc sống cũng tạm đủ chứ không khá giả như người ta."

Anh Thống là người bị thương nặng nhất và được hưởng chế độ thương binh hạng ¼ với số tiền khoảng 3 triệu đồng một tháng. Anh Đông và anh Phụng cũng hưởng trợ cấp thương binh hạng 4/4. Anh Trần Thiên Phụng nói:
-"Vì vấn đề sức khỏe, tôi cũng chẳng làm gì được cả. Bây giờ chỉ ở nhà giúp vợ bán bún. Mỗi tháng, tôi được nhà nước trợ cấp khoảng hơn 500 ngàn vì là thương binh hạng 4/4. "
Và đó là sợi dây duy nhất kết nối họ với đơn vị cũ. Không còn chiến đấu chung, không còn sống cùng trong nhà giam Trung Quốc, mỗi người có một cuộc sống riêng và không gặp nhau từ đó. Mỗi người bươn chải cho cuộc sống của mình và không hẹn mà họ lại chọn cùng một nghề: nghề phụ hồ. Trừ anh Hải làm nghề nông, tất cả đều chọn cho mình cái nghề lao động khổ cực ấy để sống. Anh Thống tâm sự:
-"Vì vấn đề sức khỏe, tôi cũng chẳng làm gì được cả. Bây giờ chỉ ở nhà giúp vợ bán bún. Mỗi tháng, tôi được nhà nước trợ cấp khoảng hơn 500 ngàn vì là thương binh hạng 4/4. "
Anh Thống
-"Tại Việt Nam, nếu không có trình độ học vấn hay nghiệp vụ chuyên môn thì ngoài chọn nghề phụ hồ để kiếm vài chục hay một trăm nghìn một ngày thì cũng chẳng biết phải làm gì".
Anh Dũng cho biết, cái nghề phụ hồ đã đeo bám anh từ khi ra tù. Đã 20 năm, anh chưa một ngày thoát khỏi vất vả. Có lẽ chính vì thế mà anh già hơn so với cái tuổi ngoài 40 của mình. 
-"Sau khi có vợ thì tôi đi phụ hồ. Làm phụ hồ cực quá mà hay bị sai vặt nữa. Cho nên tôi về nhà sắm dụng cụ đi làm thợ. Lúc đầu thì tôi cũng làm từ từ thôi, nhưng chỉ có cái là tôi sai được người phụ hồ mà thôi chứ cũng chỉ là một nghề làm việc tay chân".
Anh Dũng kể câu chuyện của mình khi đứa con trai duy nhất vừ qua đời cách đây mấy tháng. Vì nhà 
Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14-3-1988. Ảnh lấy từ youtube do TQ quay lại
Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14-3-1988. Ảnh lấy từ youtube do TQ quay lại
đang bị giải tỏa, anh lập bàn thờ cho con trong ngôi nhà như một đống gạch vụn, khiến ai thấy cũng mũi lòng.
-"Lúc giải tỏa thì tôi cũng nhận được tiền đền bù để xây nhà mới nhưng do vừa rồi thằng con trai tôi phải vào viện nên tất cả số tiền có được đều dùng để chữa cho nó. Vậy mà vẫn không cứu được con tôi mà tiền cũng hết".

Khiêm nhường và cuộc sống giản dị

Mỗi người họ có một hoàn cảnh, một câu chuyện riêng, để khi phải kể câu chuyện về mình, họ cũng không biết bắt đầu từ đâu. Ra tù, anh Thoa là người duy nhất trở lại quân ngũ phục vụ đến năm 1996, tuy nhiên, câu chuyện của anh cũng chẳng phải là một câu chuyện vui. Anh nói:
-"Ra ngũ, tôi chạy xa ôm ở Sài Gòn và lấy vợ ở Nha Trang. Bà xã tôi không chịu được khổ cực và không làm việc gì cả. Một mình tôi phải bươn chải và trở lại Sài Gòn đi làm phụ hồ. Lúc đó, vợ tôi đã sinh được 2 đứa con mà gia đình lại túng thiếu nên cô ấy bỏ về Qui Nhơn ở với mẹ tôi. Khi sinh đứa bé thứ ba được 4 tháng thì vợ tôi cũng bỏ tôi ra đi. Từ đó, tôi trở về Qui Nhơn sống và nuôi con".
 Lúc đó, vợ tôi đã sinh được 2 đứa con mà gia đình lại túng thiếu nên cô ấy bỏ về Qui Nhơn ở với mẹ tôi. Khi sinh đứa bé thứ ba được 4 tháng thì vợ tôi cũng bỏ tôi ra đi. Từ đó, tôi trở về Qui Nhơn sống và nuôi con".
Anh Thoa
Không có nổi một ngôi nhà cho riêng mình, hiện tại anh Thoa sống cùng ba đứa con tại ngôi nhà nhỏ của cha mẹ. Bắt đầu hơn một năm nay, anh mở tiệm phở nhỏ bán đồ ăn sáng. Cơ duyên đưa anh đến với nghề nấu bếp cũng chẳng thể gọi là bình thường:
-"Về Qui Nhơn, tôi mua một cái máy bơm hành nghề vá xe đạp. Khi thấy cuộc sống khổ quá, tôi xin đi học nấu ăn. Tại Bình Định không có một trường nào dạy nấu ăn cả, tôi chỉ tham gia một lớp dạy nấu ăn của Hội phụ nữ dành cho các bà mẹ. Trong lớp không có ai là nam, trừ tôi. Sau khi hoàn thành khóa học, tôi làm phụ bếp ở CLB Hoàng Anh Gia Lai. Trong thời gian phụ bếp tôi học được nghề nấu phở."
Ngôi nhà của ba mẹ anh Thoa nhỏ đến nỗi chỉ có thể để được 3 cái bàn cho khách. Vậy mà anh phải 
Vợ chồng anh Lê Văn Đông và Nguyễn Thị Thương
Vợ chồng anh Lê Văn Đông và Nguyễn Thị Thương, Ảnh: Hằng Nhom -tintuconline.com
san sẻ mặt bằng cho người em gái của mình, là đứa em gái duy nhất mà anh luôn lo lắng khi ở nhà tù Trung Quốc.
-"Cái mặt bằng ngôi nhà này tôi phải chia sẻ với em tôi. Tôi bán phở vào buổi sáng thôi, còn buổi chiều thì để cho em tôi bán ốc."
-"Từ khi ra tù, tôi chưa bao giờ trở lại Gạc Ma. Tôi có phục vụ lại trong quân đội sau khi ra tù và cũng nghe bạn bè nói rằng Gạc Ma đã thuộc về Trung Quốc. Nghe như thế tôi rất buồn vì mình vừa bị đau thương mất mát mà vừa mất lãnh hải".
Anh Thoa
Trận hải chiến tại Trường Sa năm 1988 có lẽ còn xa lạ với nhiều người. Thậm chí, nhiều người còn không tin nó đã từng xảy ra. Những người còn sống sót cũng chưa một lần trở lại Gạc Ma từ năm 1988.  Anh Thoa nói:
-"Từ khi ra tù, tôi chưa bao giờ trở lại Gạc Ma. Tôi có phục vụ lại trong quân đội sau khi ra tù và cũng nghe bạn bè nói rằng Gạc Ma đã thuộc về Trung Quốc. Nghe như thế tôi rất buồn vì mình vừa bị đau thương mất mát mà vừa mất lãnh hải".
Trừ những bài báo trên tờ Nhân dân, cũng như tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam trong năm 1988 về trận chiến, bắt đầu từ năm 1991, tin tức về sự kiện này gần như không còn được nói đến trên các phương tiện truyền thông trong nước. Để rồi số phận những người ngã xuống và hy sinh chìm trong lặng lẽ và để những thế hệ lớn lên không biết về một phần lịch sử quan trọng của dân tộc. Những 
Anh Nguyễn Văn Thống, anh là một trong những người bị thương nặng nhất trong trận chiến ngày 14/3/1988. Ảnh: Hằng Nhom.
Anh Nguyễn Văn Thống, anh là một trong những người bị thương nặng nhất trong trận chiến ngày 14/3/1988. Source tintuconline.com-Ảnh: Hằng Nhom
người sống sót sau trận chiến Gạc Ma đã bị lãng quên và dường như đành bằng lòng với sự đối xử của số phận. Anh Dũng tâm sự:
-"Đó là những gì của quá khứ, tôi cũng muốn để cho qua đi và cũng không kể lại cho vợ con".
-"Riêng tôi thì cuộc sống khó khăn, nhưng tôi cũng cố gắng sống với vợ con, gia đình mà không suy nghĩ gì hết".

Chính vì cuộc sống khổ cực, trừ anh Đông và anh Thống ở cùng huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nên có cơ hội gặp mặt; tất cả mất liên lạc với nhau từ cái ngày chia tay nhau tại khu nghỉ dưỡng hải quân vào năm 1991. Cho đến tháng 9 vừa qua, tại cuộc hội ngộ mang tên "Vòng tròn bất tử", họ gặp nhau sau 20 năm mà vừa mừng vừa tủi. Anh Thống nói:
-"Sau 23 năm, chúng tôi gặp nhau ở cuộc gặp mang tên "Vòng tròn bất tử". Mọi người rất mừng, bắt tay, ôm nhau ôn lại kỷ niệm. Tiếc là hôm đó chúng tôi chưa có cơ hội nói chuyện nhiều và cũng chưa có cơ hội uống với nhau ly rượu."
-"Thỉnh thoảng, lúc buồn tôi vẫn nhớ lại những kỷ niệm cũ về Trường Sa và buồn cho các anh đã ngã xuống. Tôi nghĩ rằng mình còn sống là may mắn hơn các đồng đội khác. Cho nên, (cuộc sống dù khổ cực), thì tôi vẫn cứ vậy mà sống thôi."
Anh Thoa

Sau ngần ấy năm, họ gặp lại và huyên thuyên với nhau như thể muốn nói hết những gì đã đi qua họ trong hơn hai thập niên. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng những gì xảy ra tại Gạc Ma chỉ có thể trở thành một góc của quá khứ mà họ có thể cất đi giữa những bộn bề nhưng không thể làm nó biến đi như thể nó chưa từng tồn tại. Anh Thoa nói:
-"Thỉnh thoảng, lúc buồn tôi vẫn nhớ lại những kỷ niệm cũ về Trường Sa và buồn cho các anh đã ngã xuống. Tôi nghĩ rằng mình còn sống là may mắn hơn các đồng đội khác. Cho nên, (cuộc sống dù khổ cực), thì tôi vẫn cứ vậy mà sống thôi."
Quý thính giả vừa nghe chia sẻ của những người lính hải quân Việt Nam về trận hải chiến tại Gạc Ma mà chính họ là người trong cuộc. Anh Dũng từng tâm sự, đã một thời gian dài con cái anh cho rằng chuyện anh từng bị bắt làm tù binh Trung Quốc là chuyện hoàn toàn không có thật.  Có lẽ con của anh Dũng không phải là người đầu tiên và duy nhất hoài nghi về trận hải chiến ấy. Lịch sử như một thước lụa dài mà các sự kiện là những sợi tơ. Hy vọng chia sẻ của những người lính năm xưa trong ba kỳ phát thanh vừa qua sẽ là những sợi tơ không thể thiếu trong việc dệt nên tấm sử dân tộc.
Chương trình "Câu chuyện hàng tuần" xin tạm dừng tại đây. Mời quý thính giả đóng góp ý kiến với Quỳnh Chi tại email: QUYNHCHI@RFA.ORG. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới.

Theo dòng thời sự:

Cán bộ xã hiếp dâm thiếu nữ rồi giết hại


(Dân trí) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đang hoàn thiện hồ sơ khởi tố vụ án, ra ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Giàng Seo Cao (SN 1989) -̀ cán bộ UBND xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, về hành vi hiếp dâm rồi giết em Đặng Mùi C. (SN 1991).

Theo thông tin từ cơ quan công an, ngày 9/10, một số người dân huyện Hoàng Su Phì đi làm ven sông kinh hãi phát hiện phát hiện một thi thể nữ giới đang phân hủy. Sự việc đã được người dân gấp rút báo cáo lên cơ quan công an.

Sau khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng công an huyện Hoàng Su Phì đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, lập biên bản ghi nhận sự việc. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với Công an huyện Hoàng Su Phì lập chuyên án điều tra, truy tìm hung thủ gây án.

Sau một thời gian ngắn, bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra đã xác định đối tượng gây án chính là đối tượng Giàng Seo Cao (SN1989), cán bộ giao thông thuộc UBND xã Bản Péo - Hoàng Su Phì. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đã lập tức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị cán, bắt tạm giam đối tượng Cao để phục vụ công tác điều tra.

Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng Giàng Seo Cao khai nhận tối 4/10, Cao đang đi đường thì gặp C. Thú tính nổi lên, Cao đã khống chế hiếp dâm em C. Sau khi thực hiện hành vi đồi bại, sợ bị tố cáo, Cao đã giết chết nạn nhân rồi vứt xác xuống sông để phi tang.

Hiện sự việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ sự việc.

 Thế Cường

biêu tinh chông nguyen-tan-dung tai Nhât

http://diendanctm.blogspot.com/2011/10/bieu-tinh-chong-nguyen-tan-dung-tai.html

Bắt nghi phạm giết người, đốt xác

(TNO) Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Hà Nội ngày 1.11 cho biết, đã bắt giữ Nguyễn Anh Vũ (SN 1984, trú tại 18/15 ngõ 762 Bạch Đằng, P.Bạch Đằng, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) về hành vi giết người. 

Khi bị bắt Vũ đang lẩn trốn ở Ninh Thuận.
Tại trụ sở Cơ quan điều tra, Anh Vũ khai nhận: lúc 20 giờ 20 phút ngày 27.10, Vũ đi xe máy BKS 29F2-0429 đến quán kinh doanh trò chơi điện tử số 96 Tô Vĩnh Diện (P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội), do bà Bùi Thị Vân (SN 1953, quê ở Giao An, Giao Thủy, Nam Định) trông coi.
 
Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Hà An
Do chơi điện tử bị thua tới 1,3 triệu đồng, không có tiền trả, Vũ đã đặt xe máy cho bà Vân, rồi sau đó đi vay tiền để quay lại trả.
Khi vay được tiền, Vũ đã đưa cho bà Vân 600.000 đồng cùng 1 chiếc điện thoại di động để lấy lại xe máy, nhưng bà Vân không đồng ý và hai bên xảy ra cãi nhau.
Trong khi tranh cãi, Vũ đẩy bà Vân ngã xuống giường, rồi đánh bà Vân tới chết.
Phát hiện bà Vân đã chết, Vũ lấy chăn gối phủ lên người bà Vân, sau đó dùng lửa đốt xác và cướp 1.040.000 đồng cùng 1 điện thoại di động của bà Vân.
Sau khi gây án, Vũ lấy xe máy bỏ trốn.
Hà An

Trường tư thiếu sân chơi


Thu hồi giấy phép live show Chế Linh

(TNO) Ngày 1.11, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã ra công văn hủy bỏ giấy phép biểu diễn chương trình live show của ca sĩ Chế Linh, dự kiến diễn ra vào ngày 12.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.

Trước đó, đêm diễn đầu tiên của Live show Chế Linh - 30 năm tái ngộ diễn ra hôm 21.10, mặc dù nhận được sự hưởng ứng của khán giả, nhưng đã phát sinh nhiều sai phạm về việc tổ chức biểu diễn.
 
Live show Chế Linh được quảng bá rầm rộ - Ảnh: CTV

Theo Sở VH-TT-DL Hà Nội, đơn vị tổ chức đã có những sai phạm về quảng cáo: tự ý treo quảng cáo khi chưa được cấp phép, quảng cáo sai tên chương trình (trong hồ sơ ghi tên chương trình Live show ca sĩ Chế Linh, còn trên băng rôn lại ghi:Live show ca sĩ Chế Linh - 30 năm tái ngộ), số lượng băng rôn, phướn nhiều quá mức cho phép, vi phạm quy định về hoạt động dịch vụ văn hóa nơi công cộng.
Hôm 19.10, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã lập biên bản hành chính và quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc - đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức chương trình.
Đến ngày 1.11, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội Phạm Quang Long đã công bố quyết định thu hồi giấy phép biểu diễn của chương trình live show Chế Linh tại Hà Nội, đồng thời tạm dừng việc cấp Giấy tiếp nhận đối với các chương trình nghệ thuật do Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc tổ chức trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Phạm Quang Long, trong đêm diễn của Live show Chế Linh - 30 năm tái ngộ hôm 21.10, đã có 11 ca khúc được trình diễn không nằm trong danh sách ca khúc thuộc hồ sơ xin cấp phép tổ chức chương trình, do Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc thực hiện. Đáng kể hơn, cả 11 ca khúc này đều chưa được Bộ VH-TT-DL cấp phép phổ biến.
Ngoài ra, đêm diễn này cũng đã không thực hiện đầy đủ các quy định về tác quyền tác giả. Vào ngày 24.10, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng đã có công văn yêu cầu Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc hoàn tất nhiệm vụ đối với bản quyền các ca khúc đã trình diễn trong chương trình.
Theo dự kiến ban đầu live show của ca sĩ Chế Linh sẽ được tổ chức lần lượt vào các ngày 21.10 (Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội), 29.10 (tại Rạp hát Trưng Vương - Đà Nẵng), 5.11 (Nhà văn hóa Việt Tiệp - Hải Phòng) và 19.11 (Nhà hát Hòa Bình - TP.HCM).
Sau thành công của đêm diễn đầu tiên tại Hà Nội ngày 21.10, đơn vị này tiếp tục lên kế hoạch thực hiện đêm diễn tiếp theo vào ngày 12.11 tới, trước khi vào TP.HCM.
Minh Ngọc - Hiền Nhi

Tai nạn điện thảm khốc, 6 người thiệt mạng

Chung cư 584 không chuyển công năng thành bệnh viện


Trước yêu cầu bồi thường 16 triệu đồng mỗi m2 của khách hàng, chủ đầu tư dự án 584 Tân Kiên (TP HCM), Công ty 584 quyết định giữ nguyên chức năng căn hộ và không chuyển công năng dự án thành bệnh viện.
Chung cư bất ngờ biến thành bệnh viện / Người mua chung cư 584 quyết đòi nhà

Tranh chấp giữa khách hàng mua căn hộ 584 Tân Kiên và Công ty 584 nổ ra vào tháng 8, khi người mua nhà hay tin toàn bộ dự án sắp chuyển công năng thành bệnh viện 1.000 giường.

Từ tháng 8 đến nay, dù chủ đầu tư đưa ra các phương án bồi thường bằng tiền với giá 12,5 triệu đồng mỗi m2 và bằng căn hộ Lê Thành, Carina nhưng hàng chục khách hàng không đồng ý. Hơn 40 hộ dân yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao căn hộ 584 Tân Kiên trong năm 2011, nếu không thì mức giá bồi thường phải là 16 triệu đồng mỗi m2.

Dù đã có 70% trên tổng số 1.000 khách hàng chấp thuận bồi thường không nhận nhà nhưng trước phản ứng của hơn 40 khách hàng, doanh nghiệp đã ra thông báo giữ nguyên chức năng dự án.

Block A chung cư 584 Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Ảnh: Vũ Lê

Chiều 1/11, trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 Trần Kim Minh cho biết: "HĐQT đã thống nhất không chuyển công năng dự án nữa và quyết tâm hoàn thiện công trình để bàn giao căn hộ".

Theo ông Minh, nguyên nhân doanh nghiệp từ bỏ ý định chuyển dự án căn hộ thành bệnh viện vì công ty không thể đáp ứng được yêu cầu bồi thường 16 triệu đồng mỗi m2 của khách hàng. "Mức giá này quá cao so với khu vực dự án đang tọa lạc. Hơn nữa, những tranh chấp này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi quyết định từ bỏ", ông Minh nói.

Lãnh đạo Công ty 584 cho biết thêm, doanh nghiệp đang nỗ lực hoàn thiện dự án và dự kiến sẽ bàn giao căn hộ vào cuối quý I/2012. Doanh nghiệp sẽ nộp phạt chậm giao nhà theo hợp đồng đối với những khách hàng đã thanh toán đúng tiến độ. Ông cũng đề nghị những khách hàng nào chưa làm thủ tục nhận nhà tại blok B liên hệ công ty để được bàn giao căn hộ. Thống kê của doanh nghiệp, hiện nay 550 căn hộ block B chỉ có 14 khách hàng nhận nhà.

Vũ Lê

Giá vàng xuống dưới 45 triệu đồng


Thị trường vàng đi xuống theo sau đà giảm mạnh của thị trường quốc tế hôm qua. Tỷ giá liên ngân hàng giữ nguyên ngày thứ hai liên tiếp. 
>Chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước lại mở rộng

Sau khi đi xuống mạnh vào chiều qua, thị trường vàng trong nước tiếp tục duy trì ở mức dưới 45 triệu đồng trong sáng nay, theo sau đà giảm của thế giới. Mở cửa sáng thứ ba, các thương hiệu vàng lớn đồng loạt báo giá vàng ở mức từ 44,85 đến 44,95 triệu đồng, giảm khoảng 350.000 đồng so với đầu ngày hôm qua.

Niêm yết thu mua cũng giảm mạnh xuống còn quanh 44,65 triệu đồng. Có nơi giá mua vào chỉ ở 44,55 triệu đồng tính đến 9h sáng, trong khi có nơi mua ở 44,77 triệu đồng.

Hệ thống SJC Hà Nội của Tập đoàn DOJI báo giá mua và bán vàng ở 44,77 - 44,97 triệu đồng đầu giờ sáng nay, chiều bán ra giảm 230.000 đồng và mua giảm 80.000 đồng so với cùng thời điểm hôm qua.

Thương hiệu vàng SBJ của Sacombank-SBJ niêm yết ở 44,65 - 44,95 triệu đồng một lượng tính đến 9h sáng.

Tỷ giá liên ngân hàng sáng nay tiếp tục đứng ở 20.803 đồng như hôm thứ sáu tuần trước, sau khi tăng 14 lần liên tục. Các ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì niêm yết mua và bán USD kịch trần ở 21.005 - 21.011 đồng ăn một đôla Mỹ.

Còn trên thị trường vàng quốc tế, giá vừa có phiên đi xuống mạnh vào hôm qua, từ trên 1.740 xuống có lúc dưới 1.710 USD. Đồng đôla đảo chiều tăng mạnh sau khi Chính phủ Nhật Bản can thiệp thị trường tiền tệ để kìm hãm sự tăng giá của đồng yen. Trong tháng 10, vàng tăng tổng cộng 5,5%.

Thanh Bình

Doanh nghiệp con của Vinashin đề nghị ân hạn thuế


Công ty Nam Triệu thuộc Tập đoàn Vinashin vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, Bộ Tài chính đề nghị được ân hạn số thuế trên 99 tỷ đồng.
>Vinashin lại đề nghị ưu đãi thuế

Nam Triệu cho hay tổng công ty này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp không có khả năng thu xếp vốn để nộp tiền thuế nhập khẩu và VAT theo đúng thời hạn vào cuối năm 2011 và giữa năm 2012.

Vì vậy, Nam Triệu kiến nghị cho phép công ty được gia hạn nộp thuế đến hết ngày 31/12/2015. Tổng số thuế là hơn 99 tỷ đồng, gồm 71,7 tỷ đồng thuế nhập khẩu, còn lại hơn 27,4 tỷ đồng là thuế VAT. Lẽ ra, khoản tiền này doanh nghiệp sẽ phải nộp thành 2 đợt ngày 21/12/2011 và tháng 6/2012.

Nam Triệu cho biết doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, do các chủ tàu nước ngoài hủy hợp đồng. Hiên có một số tàu vẫn chưa tìm được chủ tàu mới. Bên cạnh đó, phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng đang tăng lãi suất cho vay và dùng chính sách thắt chặt tín dụng.

Ngoài việc khó khăn trong huy động vốn, Nam Triệu cũng không có khả năng thu xếp nguồn để nộp tiền thuế nhập khẩu, VAT đối với các lô hàng đến hạn trả nợ thuế.

Trước đó, công ty mẹ Vinashin cũng có văn bản đề nghị đề nghị Chính phủ cho phép tập đoàn được "nới" thêm các mức ưu đãi. Trong đó, đối với thuế VAT, trong trường hợp tập đoàn chưa nộp đủ thuế trong năm trước vẫn được gia hạn trong các năm tiếp theo cho đến hết 2013.

Ngoài ra, Vinashin đề nghị tiếp tục miễn thuế nhà thầu đối với lãi vay vốn của hợp đồng tín dụng vay 600 triệu USD giữa Vinashin và Ngân hàng Credit Suise từ năm 2010 đến 2013. Đồng thời, Vinashin cũng xin gia hạn nộp khoản thuế nhà thầu của tập đoàn và các đơn vị thành viên theo kết luận thanh tra tài chính năm 2007 với tổng số tiền phải nộp là hơn 93,8 tỷ đồng đến hết năm 2013.

Hồng Anh

Ngân hàng Việt Nam không thể phá sản kiểu Mỹ


"Cải tổ ngành ngân hàng phải thận trọng, như diệt sâu rầy mà vẫn phải giữ được cánh đồng lúa xanh tốt và có mùa bội thu", lối ví von của đại biểu Nguyễn Bá Thanh đã gây sốc tại phiên thảo luận Quốc hội cuối tuần qua.
Không thể bao bọc ngân hàng yếu kém

Nhưng nó cũng cho thấy tái cơ cấu ngân hàng là một vấn đề nhạy cảm đến nhường nào. Việt Nam hiện có hơn 130 tổ chức tín dụng, trong đó có 5 ngân hàng thương mại vốn nhà nước, 37 ngân hàng cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 5 liên doanh. Số lượng ngân hàng gia tăng nhanh chóng trong hai năm 2006-2007, khi lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ Việt Nam lại cho phép thành lập mới và khuyến khích các ngân hàng tăng quy mô, mở rộng phạm vi hoạt động. Đây cũng là thời gian Việt Nam đang thăng hoa sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những hứa hẹn bùng nổ làn sóng đầu tư nước ngoài.

Nhiều chuyên gia, thậm chí quan chức của Ngân hàng Nhà nước thời đó đánh giá ngân hàng là kênh đầu tư sinh lời nhất. Hàng chục hồ sơ tới tấp gửi tới Ngân hàng Nhà nước, trong đó có cả những tập đoàn, tổng công ty nhà nước không có kinh nghiệm về đầu tư tài chính cũng mong muốn có một nhà băng của riêng mình. Các nhà đầu tư cá nhân thì quyết giành cho được suất mua cổ phiếu của cả những dự án đang còn phôi thai, chưa được cấp phép chính thức.

Ngay lúc đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm Lê Đức Thúy, người ủng hộ và khởi xướng chủ trương thành lập mới ngân hàng, đã nhận thấy nhữngđộng cơ không lành mạnh trong cuộc đua. Khi ông Nguyễn Văn Giàu kế nhiệm chức Thống đốc, đã ngay lập tức hãm phanh cuộc đua này, nhưng 2 ngân hàng mới tinh đã kịp ra đời, cùng với trên dưới 10 ngân hàng nông thôn nâng cấp thành đô thị thông qua việc tăng vốn gấp hàng chục lần và mở rộng phạm vi hoạt động. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng lần lượt ra đời theo cam kết.

Hơn 130 tổ chức tín dụng hiện nay là thừa, đủ hay ít so với nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Nhưng các nhà quản lý, giới chuyên gia và bản thân các nhà kinh doanh ngân hàng đều chung nhận định hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện hoạt động manh mún, kém hiệu quả, và thậm chí đang trở thành mối nguy với nền kinh tế nếu không cải tổ kịp thời.

Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: Hoàng Hà
Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: Hoàng Hà

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cảnh báo tái cơ cấu ngân hàng giống như đụng tới đồ pha lê, nếu không biết nâng niu coi chừng vỡ và gây hệ lụy xấu với nền kinh tế. Chia sẻ quan điểm này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng tái cơ cấu ngân hàng là nhiệm vụ khó nhất trong 3 yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế (bên cạnh việc tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước).

"Và cái khó nhất trong tái cơ cấu ngân hàng hiện nay do chính chúng ta tạo ra. Các ngân hàng ra đời là do chủ trương của chúng ta. Việc họ tăng vốn từ vài chục, vài trăm tỷ đồng lên hàng nghìn tỷ đồng cũng xuất phát từ sự duy ý chí của cả hệ thống", Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trao đổi vớiVnExpress.

Với tập quán kinh tế Việt Nam và trong điều kiện hệ thống pháp luật về phá sản chưa hoàn thiện, việc khai tử một doanh nghiệp đã khó, giải thể một ngân hàng còn khó hơn thế nhiều lần. Theo quy định, một ngân hàng ra đời phải được Thủ tướng đồng ý về chủ trương và Ngân hàng Nhà nước cấp phép sau quá trình thẩm định gắt gao. Và quá trình khai tử nó sẽ phải thận trong không kém bởi còn liên quan tới quyền lợi của cổ đông, người gửi tiền và đặc biệt là sự an toàn của cả hệ thống.

"Chính vì quan điểm chỉ đạo của chúng ta là không để người dân thiệt thòi, nên tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam không thể như Mỹ, dễ dàng cho phá sản những ông yếu kém, đe dọa an toàn hệ thống", ông Kiên nói thêm.

Phó giám đốc Học viện Ngân hàng Tô Kim Ngọc cho rằng bây giờ chưa phải lúc sáp nhập hay cho phá sản một ngân hàng nào đó. Bởi theo bà, hệ thống pháp luật hiện nay về giải thể, sáp nhập cũng như các công cụ để mua bán, sáp nhập chưa đầy đủ.

"Câu chuyện sáp nhập hay giải thể cũng chỉ nên đặt ra với những ngân hàng quá yếu không thể tồn tại. Và nếu phải sáp nhập hay giải thể, cũng chưa thể tiến hành ngay bây giờ, trước khi có những bước chuẩn bị cần thiết", bà Ngọc nói.

Theo bà Ngọc, điều quan trọng nhất lúc này là phải hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chặt chẽ từ đầu đến cuối, thậm chí phải lo cả khâu hậu sáp nhập, giải thể. Bên cạnh đó, cần có tiêu chí phân định rõ ràng thế nào là ngân hàng nhỏ, thế nào là ngân hàng yếu, ngân hàng nào cần tái cơ cấu ở mức độ nào. Hệ thống đo lường, đánh giá sức khỏe của các ngân hàng một cách độc lập cũng cần được thiết lập, ngoài công bố tự giác của các ngân hàng cũng như đánh giá của Ngân hàng Nhà nước.

Hơn một tháng qua, có ngân hàng thiếu thanh khoản tới mức phải chấp nhận chào vay lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tới 30% một năm. Nhiều ý kiến phỏng đoán kịch bản này có một phần bàn tay đạo diễn của Ngân hàng Nhà nước, không dễ dãi bơm vốn cho các ngân hàng yếu, để họ tự bộc lộ hết những khó khăn nội tại và dần cô lập, tìm phương án giải quyết không gây sốc cho hệ thống cũng như nền kinh tế.

Nhiều năm nghiên cứu và theo dõi sự phát triển của hệ thống ngân hàng, bà Ngọc cho rằng nếu đây đúng là cách thức khởi động tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước thì giải pháp này dù rất cổ điển nhưng phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam.

"Có nhiều cách để xử lý ngân hàng yếu, như đổi chủ sở hữu, Nhà nước mua nợ xấu của ngân hàng hoặc bơm vốn hỗ trợ. Song cách Ngân hàng Nhà nước đang làm là bước đi khá thận trọng và hợp lý", bà nói thêm.

Bà Ngọc cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể tính tới phương án phân khúc thị trường cho các loại ngân hàng khác nhau, để họ thâm nhập vào thị trường tương thích với phân khúc, tiềm năng và mức độ chấp nhận rủi ro của chính mình.

Chia sẻ quan điểm này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng nên khuyến khích sáp nhập tự nguyện và khu vực hóa các ngân hàng nhỏ, phân công họ chỉ được làm việc ở một số khu vực nhất định, để hạn chế phạm vi ảnh hưởng.

Ngày 2/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trình bày dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi. Đây là một trong những khuôn khổ pháp lý quan trọng chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng thời gian tới, một nhiệm vụ mà Thống đốc Bình phải thực hiện gắt gao hơn sau khi nhận bàn giao từ người tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu.

"Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua có đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng, nhưng bất ổn của nền kinh tế nếu xảy ra trong tương lai cũng sẽ bắt đầu từ chính các ngân hàng yếu kém", đại biểu Nguyễn Bá Thanh thẳng thắn đặt vấn đề tại hội trường Quốc hội cuối tuần qua, trước sự chăm chú lắng nghe của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Song Linh