THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
28 June 2012
Tàu Việt Nam treo cờ... nước ngoài !
Bá Tân (Đại Đoàn Kết) - Đã là tàu Việt Nam thì đương nhiên phải treo cờ Việt Nam, kể cả người i tờ về trình độ luật pháp quốc tế cũng biết như vậy. Vì lẽ đó, tất cả các tàu thủy thuộc quyền quản lý và khai thác của Việt Nam đều phải treo quốc kỳ Việt Nam. Hoạt động trên lãnh hải quốc tế cũng như hải phận nội địa, đã là tàu Việt Nam thì phải có quốc kỳ Việt Nam tung bay trên boong tàu.
Đúng như tên gọi của nó, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là đơn vị trực tiếp quản lý đội tàu thủy hùng hậu bậc nhất của Việt Nam. Tổng Công ty Vận tải đường sắt, Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Hàng hải. Đó là những doanh nghiệp hợp thành "cái xương sống” của ngành giao thông vận tải trên lĩnh vực vận tải hàng hóa. Riêng vận tải hàng hải, ngoài lực lượng hiện có, Bộ Giao thông vận tải còn đưa ra đề án tiếp tục đầu tư cho Vinalines 100 ngàn tỷ đồng để bổ sung thêm đội tàu. Đó là đề án cho tương lai, được Chính phủ chấp thuận hay không và có hiệu quả hay không thì còn phải chờ đợi. Hiện thời Vinalines đang là con bệnh nặng: nợ chồng lên nợ, làm ăn thua lỗ triền miên. Ông Dương Chí Dũng nguyên là "thuyền trưởng” của Vinalines đã bị khởi tố và đang bỏ trốn. Tại Vinalines hiện đang phát sinh hiện tượng được coi là chuyện ly kì của thế giới chứ không riêng gì của Việt Nam. Có gần 20 con tàu (nói chính xác là con số 17) của Vinalines hàng ngày phải treo cờ nước ngoài. Tàu của Vinalines tức là tài sản của quốc gia. Tàu của Vinalines cũng tức là của Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, mọi con tàu của Vinalines đều phải treo cờ Việt Nam. Tại sao, hiện thời cũng như trong nhiều năm vừa qua, có đến 17 con tàu của Vinalines phải treo cờ nước ngoài. Thật là oái oăm và xót xa, khi số tàu này neo đậu cũng như hoạt động trên lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn phải treo cờ nước ngoài. Về mặt chính trị, có thể coi đó là sự "phản nghịch”. Sự trớ trêu mang tính "phản nghịch” này hoàn toàn do nội bộ Vinalines tự gây ra.
Vinalines đang được đề xuất đầu tư để bổ sung thêm đội tàu. Ảnh: TL |
Trong giai đoạn 2005 - 2010, Vinalines đầu tư khoản vốn lên đến 23 nghìn tỷ đồng mua 73 con tàu có xuất xứ từ nước ngoài, tất cả đều là tàu cũ. Bình quân mỗi con tàu được mua với giá hơn 315 tỷ đồng, trong đó có những tàu giá mua chạm ngưỡng 1 ngàn tỷ đồng (chẳng hạn như tàu Galaxy). Theo quy định hiện hành, ngành đăng kiểm hàng hải Việt Nam chỉ chấp nhận đăng kiểm cho những con tàu có tuổi tối đa không vượt qua con số 15. Những con tàu đã qua sử dụng từ 16 năm trở lên sẽ không được chứng nhận đăng kiểm, cho dù đã mua về và đang neo đậu tại cảng Việt Nam. Quy định đó có từ nhiều năm, được phổ biến công khai đến mọi đơn vị hoạt động vận tải hàng hải. Tại Vinalines, tính từ thời điểm mua tàu nước ngoài vừa đưa về Việt Nam, có 17 con tàu cũ đã qua sử dụng từ 16 năm trở lên, thậm chí có tàu đã qua thời gian sử dụng gần 30 năm (tàu Lively). Vì không đúng quy định, số tàu này không được đăng kiểm chấp nhận do đó không được treo cờ Việt Nam và buộc phải treo cờ nước ngoài (quốc gia bán tàu cho Vinalines). Bỏ cả núi tiền mua tàu cũ, thời gian sử dụng quá mức quy định, không được đăng kiểm, thế là số tàu này coi như không nhập được "hộ khẩu” vào Việt Nam. Về tài sản (cho dù tàu đã quá cũ mua với giá cao) là tàu của Vinalines nhưng "màu cờ sắc áo” lại là của nước ngoài. Danh dự quốc gia đã bị xâm phạm.
Giải quyết số tàu "quá đát” nói trên khó hơn cả chữa bệnh ung thư. Tái xuất (bán lại cho nước ngoài) không có bất cứ nước nào mua, kể cả bán rẻ như cho vẫn không ai mua. Để lại sử dụng (phải treo cờ nước ngoài) càng hoạt động càng thua lỗ đậm. Số tàu của Vinalines phải treo cờ nước ngoài giống như mảng xương lớn, nuốt vào không được, nhả ra cũng không xong. Biết trước đưa tàu về nước không được treo quốc kỳ Việt Nam, thay vào đó buộc phải treo cờ nước ngoài, thế mà vẫn nhắm mắt làm liều. Hành vi đó không chỉ gây ra sai phạm nghiêm trọng về kinh tế mà còn sai trái cả về ý thức chính trị.
Bá Tân
Trung Quốc mời thầu dầu khí trên biển Đông: Trao công hàm phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp
Hương Giang (TTO) - Hôm nay 27-6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc mời thầu phi pháp trên biển Đông.
Tổng công ty này đã mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Chiều 27-6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cũng tổ chức họp báo về việc Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam.
Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu mô tả chín lô Trung Quốc mời thầu quốc tế nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc PVN, cho biết qua kiểm tra tọa độ, PVN nhận thấy chín lô mà phía Trung Quốc mời thầu quốc tế với tổng diện tích lên đến 160.129km2 nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động cùng đối tác của mình.
Cụ thể, giới hạn phía tây của các lô mà Trung Quốc mời thầu cách khu vực bờ biển Quảng Ngãi chỉ 76 hải lý (hơn 140km), cách bờ biển phía bắc Nha Trang 60 hải lý (111km), điểm gần nhất cách Nha Trang và Phan Thiết có 57 hải lý (105km) và điểm gần nhất cách đảo Phú Quý hơn 30 hải lý (55km).
“Các vùng này đã được PVN và các đối tác tiến hành hoạt động dầu khí từ lâu” - ông Hậu nói.
“PVN khẳng định phía Trung Quốc đã thông báo chào thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam và đây không phải là vùng có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật biển và đặc biệt không phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động dầu khí".
Bản đồ do PVN công bố tại cuộc họp báo cho thấy sơ đồ các lô hợp tác dầu khí của PVN. Chín lô trong vạch kẻ màu đen là các lô Trung Quốc mời thầu quốc tế, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
"Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm và gây căng thẳng tình hình trên biển Đông” - ông Hậu khẳng định quan điểm chính thức của PVN, đồng thời cho biết PVN yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái nói trên, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển 1982 và tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên về biển Đông (DOC).
Tại buổi họp báo, ông Đỗ Văn Hậu đã trả lời câu hỏi của nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
HƯƠNG GIANG
| 27.6.12
Vụ bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung Ương bạo hành người bệnh: Bất chấp tất cả che chắn cho sai phạm?
Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung Ương Đỗ Như Hơn tuyên bố: Dân Làm Báo là tờ báo "phản động"
Nhiều đồng nghiệp bức xúc (Danlambao) - Như thông tin chúng tôi đã phản ánh, vụ việc ngày 7.5.2012 bác sỹ Nguyễn Xuân Hiệp, phó giám đốc viện mắt trung ương đã có những "hành vi thô bạo", đánh, đấm vào mặt người bệnh (không phải tỳ đè cằm người bệnh) là cụ bà Nguyễn Thị Hợi trong khi mổ mắt, chỉ vì bà cựa quậy, sợ đau(!). Sự việc dẫn đến hậu quả là mặt bà bị sưng tím, người nhà bức xúc, phẫn nộ. Nhiều đồng nghiệp cũng bức xúc trước hành vi "phi nhân tính" của bác sỹ Nguyễn Xuân Hiệp đối với cụ bà đáng tuổi mẹ mình nhưng đã được ông giám đốc "dìm" sự việc, ngang nhiên bênh vực, bao che cho sai phạm "tày đình" này.
Ngay sau khi Dân Làm Báo thông tin sự việc này, và tiếp đó là ngày 16.6.2012, Báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần (Viện kiểm sát Nhân dân tối cao) phản ánh sự việc, ông Đỗ Như Hơn, giám đốc bệnh viện mắt trung ương tuyên bố: nội bộ có "nhóm phần tử kích động gây mất đoàn kết" và chỉ đạo họp ban gíam đốc để truy tìm "thủ phạm"? Ông này còn tuyên chiến với công luận: Dân Làm Báo là tờ báo "lề trái", "phản động"... còn báo Bảo vệ Pháp luật là tờ "lá cải", "chẳng ai thèm đọc"....
Sáng giao ban thứ hai ngày 25.6.2012, ông Hơn lần đầu tiên nói về sự việc này tại bệnh viện sau 49 ngày (tưởng ông cho vụ việc vào sọt rác) với điệp khúc vô cảm, đổ tội hết sang phía người bệnh: "do bệnh nhân lo lắng, sợ đau, nên khi cố định cằm BS Hiệp gây hiện tượng xuất huyết dưới da cằm. Sau khi đã được giám đốc và phó giám đốc Hiệp, khoa G giải thích, người nhà bệnh nhân đã không có ý kiến gì (có biên bản làm việc)", tiếp theo ông Hơn hăm dọa: Tiếp theo sự việc bệnh viện nhận được thư nặc danh tố cáo gửi tới bệnh viện và một số cơ quan báo chí", có một nhóm phần tử trong bệnh viện "chống đối", "gây mất đoàn kết", ảnh hưởng đến "thành tích" của bệnh viện, đã viết đơn, cung cấp thông tin sai lệch, báo chí đăng sai lệch về vụ việc, sẽ điều tra làm cho ra "kẻ chủ mưu"....
Ngoài việc "thông cảm" của gia đình bà Hợi, không truy cứu tội BS Hiệp, ông Hơn không tiến hành kỷ luật ông Hiệp. Không biên bản làm việc như ông Hơn nói. Không có bản kiểm điểm của ông Hiệp về sự việc. Báo đưa thì phán "lá cải", "phản động", "gây mất đoàn kết", truy tìm, nghi kỵ nội bộ... chính ông Hơn đang gây mất mất đoàn kết, đang đẩy viện mắt trung ương xuống bờ vực tan nát!
Có lẽ vụ việc nhiều người đã rõ, nhưng hành vi bao che, bưng bít bằng mọi cách của ông Hơn thì nhiều người chưa hiểu nổi. Ông không lo giải quyết và xử lý vụ việc, chối bay, chối biến tội của BS Hiệp, ông Hơn (bệnh hoang tưởng mình là bộ trưởng bộ công an) dọa sẽ cho điều tra tìm ra "nhóm chủ mưu" trong cơ quan(!?), ông Hơn tự xem mình là "vua" trong ngành mắt? Hàng năm ông "lừa" bộ y tế và thiên hạ bằng những báo cáo thành tích, sự việc cỏn con này ông Hơn chỉ lừa bằng 1 cái văn bản là xong, còn mặc cấp dưới dị nghị, đứa nào dám mở mồm là "thịt". Ông Hơn nghĩ sự việc này ông lừa Bộ y tế chứ có thể lừa được công luận và cán bộ, nhân dân hay sao?
Ông Hơn là ai mà ngông nghênh như vậy?
Đỗ Như Hơn - Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương |
Lẽ đời là thế, khi ông Hơn đã ngồi lên cái ghế giám đốc quá sức mình, trù dập người có tài, sử dụng kẻ nịnh bợ, bất tài, thường có những "ý tưởng điên rồ", mới lên ông Hơn đòi sát nhập bộ môn mắt Đại học y Hà Nội với phòng đạo tạo của viện mắt trung ương... cùng một loạt các chỉ đạo tâm thần khác, ông Hơn đang cùng "phe cánh" của mình phá tan nát cái bệnh viện mắt to nhất ở Việt nam.
Còn ông Hiệp là ai?
Nguyễn Xuân Hiệp |
BS Nguyễn Xuân Hiệp là người theo đạo thiên chúa giáo toàn tòng, nhưng muốn leo nhanh, tiến sâu nên ông ta từ bỏ con đường đạo để khai trong lý lịch là không tôn giáo. BS Hiệp là người nham hiểm, ít tài nhiều tật, nhưng "ma cô". Trong cơ quan, bị mang tiếng là "dâm ô" từ già tới trẻ... Liên tục BS Hiệp bị các đơn thư nặc danh (vì nhiều người sợ trù dập không dám đứng đơn) nhưng bằng sự "ma cô", trơ trẽn và nịnh hót (còn giỏi hơn ông Hơn) nên BS Hiệp giờ vẫn bình yên. Nói như vậy để thấy BS Hiệp là người lập dị, bất chấp thủ đoạn, bỏ qua nhân cách, "phạm Đạo, từ Chúa" để đạt được ý đồ. Điều này nhiều người trong cơ quan phải sợ, phải lo.
Với bản chất "lưu manh", BS Hiệp leo lên trưởng khoa G và phó giám đốc bệnh viện. Thực chất khoa G này thế nào, chính là khoa bán công hay còn gọi là khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, nơi mà bằng hình thức liên doanh liên kết với các hãng máy, hãng thuốc, tự thu tự chi... tự tung tự tác để chia chác quyền lợi vói một nhóm lợi ích (cán bộ ở đây ước tính mỗi năm ông Hơn "kiếm" từ đây, bỏ túi hàng chục tỷ đồng, chưa kể tiền kiếm được do ông Hơn bổ nhiệm, tuyển cán bộ, chuyển công tác..).
Vì thế BS Hiệp với ông Hơn là sự ràng buộc và quan hệ thâm sâu về quyền lợi, chung chi, dù BS Hiệp không còn là trưởng khoa thì thao túng toàn phần là ông Hơn và BS Hiệp, biến khoa G là "cỗ máy in tiền", liên doanh, liên kết với hãng máy, hãng thuốc thực chất là "thế trận ma quỷ" để móc tiền người bệnh, để rửa tiền! Chỉ một đợt thanh tra thì "cỗ máy kiếm tiền" này sẽ được phơi bày!
Chính quan hệ ma quỷ chung chi này nên chúng ta có thể hiểu tại sao ông Hơn bất chấp dư luận, tuyên chiến công luận để che chắn cho mọi sai phạm, tội lỗi của BS Hiệp.
Ông Hơn đang làm các thủ tục và chạy chọt mua hàm giáo sư trong năm nay, ông Hiệp huy động đệ tử tính điểm chác và kiếm tiền để mua hàm phó giáo sư cùng đợt, để tạo thành chỗ đứng vững chắc thao túng bệnh viện mắt quốc gia. Năm 2014, ông Hơn sẽ về hưu, và nhường ghế cho ông Hiệp thực hiện tiếp con đường vẻ vang - "phá hoại" ngành mắt sao cho nhanh nhất! Với quyền lực và lượng tiền hiện nay, với quan hệ rộng, ông Hơn và ông Hiệp tự tin vào mưu đồ của mình, tin vào việc mua - bán quyền chức với lãnh đạo Bộ y tế không có gì là khó, còn sự việc y đức ngớ ngẩn trên của mấy tờ báo vớ vẩn thì đối với ông Hơn, ông Hiệp chỉ là "chuyện nhỏ"!
Những người bệnh, người dân sẽ không biết khi nào hết khổ khi những bác sỹ như ông Hiệp, ông Hơn không lo trị bệnh cứu người mà chỉ dùng quyền lực chà đạp đồng nghiệp, ngược đãi người bệnh và moi tiền họ bằng mọi cách.
Nhiều đồng nghiệp bức xúc
Ghi Chú
XaHoi - YTe
Chiến thuật "Bia ngư dân" của TQ và chiến thuật phải ứng của Việt Nam
Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Sau khi Quốc hội VN tuyên bố thông qua luật Biển VN ngày 21/6/2012, mà điều 1 đã xác định: 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.
Đầu tiên là Chính phủ TQ chính thức tuyên bố thành lập khu Huyện Tam Sa thủ phủ hành chính của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó, Chính phủ TQ trịch thượng triệu tập Đại sứ VN tại TQ để phản đối luật Biển VN. Rồi đến Quốc hội TQ đòi Việt Nam "sửa sai".
Mấy hôm nay, truyền thông TQ cũng tham gia dữ dội vào cuộc phản công, mà nội dung chủ yếu là: "VN tuyên bố chủ quyền trên cái không phải là của mình".
Chính phủ TQ, thông qua Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) khiêu khích mời thầu thăm dò dầu khí ở chín lô, theo PetroVN, thì chín lô này cách bờ biển gần nhất của Việt Nam 57 hải lý ở Nha Trang (Khánh Hòa), cách đảo Phú Quý của Việt Nam chỉ khoảng 37 hải lý/xem:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120627_petrovn_cnooc.shtml/.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120627_petrovn_cnooc.shtml/.
Như vậy 9 lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của VN.
Đặc biệt là Tờ China Daily, báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 25/6 chạy bài bình luận tựa đề "Trò hề lố bịch" đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.
Bài xã luận bắt đầu bằng khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn chính đáng khi phản đối mạnh việc Luật Biển Việt Nam bao trùm cả các vùng biển mà Trung Quốc nói là của mình.
Bài báo viết: "Bắc Kinh cũng hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm".
Cho dù có mang chiếc áo khoác Mác-Lênin thì nhà nước TQ hiện nay cũng vẫn chỉ là một nhà nước phong kiến bá quyền.
Mà phản ứng ngàn năm nay của nước bá chủ TQ, khi nước nhược tiểu không tuân lệnh bá chủ, là chinh phạt.
Như vậy giọng điệu dọa dẫm của China Daily có nguồn gốc bá quyền và là điều có thể xẩy ra.
Hơn nữa, cuộc chiến tranh "Dậy cho VN 1 bài học 1979" vẫn chưa bị thời gian xóa nhòa, vẫn tươi máu những vết thương Việt Nam.
VN cần chuẩn bị ra sao trước những phản ứng cực đoan, hiếu chiến của tập đoàn cầm quyền hiếu chiến TQ?
1. Chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về VN
Bất luận TQ đưa ra luận thuyết gì về "chủ quyền lịch sử" của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa thì sự kiện xâm lược vũ trang chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH vào năm 1974, và 8 đảo tại Trường Sa của VN vào các năm 1988, 1992... đã bóc trần tính xâm lược, cướp đảo, cướp biển VN của họ.
Lần đầu tiên, một chính phủ của TQ công khai đòi hỏi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa trước công luận thế giới là tại hội nghị San Francisco 1951 Hoa Kỳ, khi 51 quốc gia, đã tham gia tiêu diệt CN Phát Xít, nhóm họp về các vấn đề sinh ra sau thế chiến 2, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền đất, đảo.
Yêu cầu chủ quyền cho TQ trên 2 quần đảo HS, TS tại hội nghị San Francisco, đã bị bác bỏ với 48 phiếu chống của 51 nước tham gia hội nghị.
Như vậy là thế giới đã chính thức bác bỏ cái gọi là "chủ quyền không chối cãi được của TQ tại HS, TS."
Lúc đó, Trung Quốc chưa kịp ngụy biện về "chủ quyền lịch sử" mà chỉ đưa ra được một lý do cho đòi hỏi chủ quyền này, là việc CHND TH đã tiếp quản 2 đảo, một tại HS, một tại TS từ tay Tưởng Giới Thạch.
Cũng tại hội nghị này, ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ:
“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận): Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam - thành viên của khối Liên hiệp Pháp – không hề gây ra một phản ứng chống đối, hoặc 1 phản đối nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị.
Không có sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị chính là sự thừa nhận của 51 nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
2. Trung Quốc sẽ tiến hành trả đũa như thế nào?
Quan sát những trả đũa của Trung Quốc trong những năm gần đây, khi có tranh chấp lãnh hải, như tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Điếu Ngư năm 2011. Trung Quốc trả đũa bằng chặn xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản, hay chặn nhập chuối tiêu, hàng xuất của Philippines sang Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough, thì ta thấy họ có thể trả đũa Việt Nam bằng kinh tế.
Tuy vậy VN là con gà đẻ quả trứng vàng cho TQ khi cán cân thương mại 2011 có lợi cho TQ hơn 12 tỷ đô la.
Cho nên, nếu có trả đũa về kinh tế, thì cách trả đũa của TQ sẽ là đầu voi đuôi chuột, cũng chỉ là một tượng trưng, nhằm giữ mặt mũi cho Thiên triều mà thôi.
Một cuộc chiến kiểu 1979 với VN cũng sẽ khó xẩy ra, vì như thế:
- Đẩy Việt Nam nhanh hơn về phía Hoa Kỳ.
- Trường hợp chiến tranh kéo dài, nguy cơ giấc mơ Cường quốc sẽ bị tan tành, là có thể xẩy ra.
Tuy vậy, những gì Trung Quốc đã thực tập tại bãi Scarborough từ tháng 4 tới nay là một điều mà tôi lo lắng.
3. Chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp Scarborough là chiến thuật "mộc sống ngư dân", có nguồn gốc của chiến thuật dùng dân làm mộc sống khi công chiếm thành trì trong chiến tranh xâm lược.
Trong khủng khoảng bãi cạn Scarborough xẩy ra từ 8/4/2012 tới hôm nay, Trung Quốc đã dùng chiến thuật "chiếc mộc sống ngư dân". Đỉnh điểm của cuộc tranh chấp này là việc Trung Quốc điều đến vùng biển của bãi cạn Scarborough hơn 100 thuyền cá của ngư dân.
Tham gia đội ngũ "chiếc mộc thuyền" này có chừng 4-5 thuyền thuộc Ngư chính hay Hải giám Trung Quốc làm nhiệm vụ chỉ huy, dàn trận.
Hải quân Trung Quốc đứng ngoài tranh chấp.
Cho đến hôm nay, Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố là đã triệt thoái hầu hết các thuyền của mình ra khỏi vùng biển bãi cạn Scarborough.
Chưa có sự chiếm đóng của Trung Quốc đối với Scarborough.
Điều này dễ hiểu, do hầu hết các đảo của bãi Scarborough đều ngập nước biển, chưa thể đóng quân được.
Câu hỏi ở đây là: Điều gì sẽ xẩy ra đối với các đảo thuộc Trường Sa khi Trung Quốc dùng chiến thuật "mộc ngư dân" này để xâm chiếm một số đảo của Việt Nam trên Trường Sa.
Trước hết ta phân tích chiến thuật "mộc người sống" trong giao tranh chiếm thành trì trên lục địa.
Đạo quân muốn chiếm đoạt một thành trì kiên cố là một đạo quân thiện chiến, có đầy đủ vũ khí công thành như thang dây, thang gỗ để vượt tường thành... Đạo quân bảo vệ thành là đạo quân có tinh thần kháng chiến cao, có nhiều lương thực và vũ khí, cung tên,... để tử thủ.
Viên tướng chỉ huy đạo quân công thành dùng một kế như sau: bắt nhân dân sinh sống tại các vùng quanh chiếc thành này làm thành 1 chiếc mộc sống, đi đầu đoàn quân công thành của họ, để tiến sát vào chân thành, nhằm giảm thương vong và phát huy các binh cụ công thành.
Khoảng cách của một mũi tên từ thành bắn xuống là thoảng cách tạo nên thời gian cho phép tướng lĩnh trên thành quyết định bắn hay không bắn, tiêu diệt hay không tiêu diệt đoàn quân dưới thành.
Nếu bắn là tiêu diệt chính người thân của mình.
Nếu không bắn, để quân địch tiến sát vào chân thành, dùng khí cụ đánh thành, cuộc chiến sẽ có lợi cho địch.
Chiến thuật dùng người làm mộc sống này không được sự hâm mộ của các tướng lĩnh phong kiến do tính vô nhân đạo của nó, nhưng không phải là không có người sử dụng.
Hôm nay, Trung Quốc đã ứng dụng chiến thuật này cho tranh chấp trên biển.
Trở lại với câu hỏi: Điều gì sẽ xẩy ra đối với các đảo thuộc Trường Sa khi Trung Quốc dùng chiến thuật "mộc ngư dân" này để xâm chiếm một số đảo của Việt Nam trên Trường Sa.
Ta biết rằng một số đảo trên Trường Sa của Việt Nam đang được hải quân VN và gia đình của họ ở. Vậy việc chiếm đóng lâu dài của TQ là có thể xẩy ra.
Trường hợp Trung Quốc dùng chiến thuật "mộc sống ngư dân' điều vài trăm "thuyền đánh cá", mà trên mỗi chiếc thuyền đánh cá này, Trung Quốc ém các đặc nhiệm tinh nhuệ của thủy quân lục chiến TQ để chiếm đảo Việt Nam trên Trường Sa, thì Bộ tư lệnh hải quân VN ứng phó ra sao?.
Tôi cho rằng cần phải bàn trước tình huống này, để khỏi lúng túng, khi TQ áp dụng chiến thuật "chiếc mộc sống ngư dân" cho tranh cướp Trường Sa của Việt Nam.
4. Một đề nghị
Trường hợp Trung Quốc dùng chiến thuật "chiếc mộc sống ngư dân", theo tôi, Việt Nam không nên lưỡng lự.
Đây là cơ hội cho chúng ta giải phóng hoàn toàn Trường Sa.
Khi Trung Quốc điều các thuyền của ngư dân trá hình đến Trường Sa, Việt Nam cần cho tầu ngầm hay tầu chiến đâm chìm các thuyền gỗ này và vớt các ngư dân TQ lên.
Tiến hành phân loại nhanh chóng, xác định ai là ngư dân, ai là đặc nhiệm của hải quân TQ.
Giam các sát thủ TQ lại, cho người Việt Nam trà trộn vào đám tù binh này, và đơn phương tuyên bố trao trả dân thường.
Không chờ đến sự đồng ý của TQ, ta đơn phương trao trả ngư dân ngay, tại các đảo Trường Sa do TQ đóng.
Chỉ cần khi đoàn "ngư dân" này tràn lên đảo, là cuộc chiến đấu dành lại hoàn toàn Trường Sa bắt đầu.
Câu hỏi là: liệu kịch bản trên có khả thi hay không?
Nhờ các bạn độc giả phân tích.
Ghi Chú
NguDan
Subscribe to:
Posts (Atom)