THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 June 2011

Tướng Trung Quốc dọa cho Việt Nam 'một bài học'


Chủ nhật, 26/6/2011, 09:42 GMT+7

Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, Hội Nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.

Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25/6 dẫn lời tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích."

Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn."

Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao."

Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa. Ảnh: UBBGQG.

Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18/6 cũng đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ. 

Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.

Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới "hòa bình" và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như "khai chiến" trên các trang web quân sự.

Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5/6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.

Đọc thêm: Trung Quốc trấn an láng giềng

Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đọc thêm: Tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam

Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế. Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường Đại học New South Wales của Australia, cho rằng: "Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông."

Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21/6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế." 

Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."

Đọc thêm: Mỹ cần giúp ASEAN

Tại cuộc hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc "đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines."

Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.

Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của mình là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13 đến 17/6, tại New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước. 

Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

(Vietnam +)

16 người chết do mưa bão


Hôm nay, ảnh hưởng của bão Haima đã chấm dứt. Ngoài 16 chết, còn 4 người vẫn mất tích, các địa phương đang tích cực khắc phục hậu quả.
Ít nhất 10 người chết, 14 người mất tích do bão'Kiểu lốc xoáy ở Hải Phòng tương tự như ở Mỹ'

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết, so với báo cáo trước đó, các địa phương ghi nhận thêm 6 người chết, gồm: Thái Bình một người và Thanh Hóa 4 người đều do sét đánh ngày 23/6, Hà Giang một công nhân Trung Quốc bị lũ cuốn ngày 23/6. Như vậy, trong số 16 người chết do mưa bão, có tới 12 người bị sét đánh.

Trong 14 người mất tích, 10 người trên tàu cá của Thanh Hóa đã liên lạc được. Bốn người còn mất tích gồm 3 người ở Yên Bái do lũ quét đêm 22/6; một người ở do chìm tàu tối 23/6 ở Nghệ An.

Mưa bão cũng gây thiệt hại nặng nề với diện tích lúa, hoa màu với tổng diện tích ngập úng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lên tới hơn 10.000 ha; hơn 4.000 ha hoa màu bị ngập cùng trên 2.000 ha mạ bị trôi.

Trong đợt mưa bão vừa qua, các khu vực ở Hà Nội hứng chịu lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm, đại lộ Thăng Long nhiều điểm bị ngập. Ảnh: Hoàng Hà.

Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão yêu cầu các địa phương tiếp tục huy động lực lượng thu hoạch diện tích lúa chín; chủ động tiêu úng, bảo vệ diện tích mạ, lúa mới cấy vụ mùa. Ngoài ra, địa phương cần cử cán bộ xuống vùng sâu chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, động viên và hỗ trợ người dân bị thiệt hại, tổ chức vệ sinh môi trường.

Theo ghi nhận của cơ quan khí tượng, ngày 25/6, sau khi bão tan, hoàn lưu bão vẫn gây mưa lớn ở khắp miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, một số nơi ở Thanh Hóa, Nghệ An lượng mưa tới trên 200 mm. Mưa lớn khiến lũ các sông từ Thanh Hóa đến Nghệ An lên nhanh, nhưng chỉ ở mức báo động 1-2 và đang xuống.

Dự báo, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hôm nay và ngày mai vẫn còn mưa rào và dông. Sau đó, trời nắng, nhiệt độ tăng mạnh, đạt ngưỡng 35 độ C.

Trung và Nam Trung Bộ những ngày đầu tuần trời nắng 36 độ C, chiều tối có mưa dông, nền nhiệt giảm còn 24 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ trời mưa rào, dao động 21-33 độ C.

Nguyễn Hưng - Hải Đông

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An


Mưa trên địa bàn, cộng với nước từ Thượng Lào dồn dập đổ về khiến lũ dâng cao đột ngột ở các huyện miền núi Nghệ An. Hàng trăm gia đình đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất do lũ giật sập nhà.
Ít nhất 10 người chết, 14 người mất tích do bão

*ẢnhMiền núi Nghệ An thiệt hại do mưa lũ

Tại một số xã nằm bên sông Nậm Mộ, huyện Kỳ Sơn, lũ quét đến vào ban ngày nhưng vì quá nhanh nên người dân không kịp trở tay. Hàng chục ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng trăm nhà khác bị ngập.

Ngồi tần ngần nhìn ngôi nhà bị trôi ra sông, chị Nguyễn Thị Lan cho biết, sau mưa lớn, nước ùng ục chảy về kèm theo đất đá, bùn lầy và đầy rẫy gỗ mục, củi khô. "Chỉ trong chốc lát, dòng nước hung hãn đã cuốn toàn bộ ngôi nhà xuống sông. May mắn là mọi người trong gia đình không có ai bị thương", chị Lan kể.

Quốc lộ 7 đi qua Kỳ Sơn và Tương Dương bị sạt lở nặng. Ảnh: CTV.

Một số già làng ở huyện Kỳ Sơn nhận định, trận lũ quét này bắt nguồn từ đợt mưa nhiều ngày ở nước bạn Lào trong khi hệ thống rừng phòng hộ đang mất dần khiến cho cơn lũ đi nhanh hơn và mức độ tàn phá cũng lớn hơn.

Ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, lũ quét đã khiến hơn 800 ngôi nhà bị ngập và cuốn trôi, gần 10 trường học bị nước bùn bao phủ, nhiều cầu treo trên sông Nậm Mộ bị trôi. Chiều nay, lũ đang xuống dần nhưng huyện Kỳ Sơn vẫn trong tình trạng mất điện, mất sóng điện thoại, một nửa thị trấn Mường Xén và nhiều xã khác đang bị cô lập hoàn toàn.

Sau trận mưa lớn đêm 24/6, các xã Yên Tĩnh, Yên Na, Yên Hòa của huyện miền núi Tương Dương cũng chìm trong nước và bùn đất. Nhiều xã bị cô lập hoàn toàn đến nay vẫn chưa có điện, điện thoại tê liệt. Quốc lộ 7 nối thành phố Vinh với các huyện miền Tây Nghệ An bị sạt lở nghiêm trọng nhiều đoạn, nhiều trường học bị lũ cuốn trôi.

Anh Lô Văn Giáp, cán bộ huyện đoàn Tương Dương cho biết, chiều nay nước đang rút dần, quốc lộ 7 đang dần thông tuyến, nhưng hậu quả của cơn lũ thật kinh hoàng. "Tại các xã như Lưu Kiền, Tam Thái, Tam Đình, Tam Quang…, hàng trăm ngôi nhà bị ngập và cuốn trôi. Các trạm y tế của xã Lưu Kiền, Tam Thái ngập gần 2 mét", anh Giáp cho biết.

Thu dọn những gì có thể dùng được sau trận lũ kinh hoàng. Ảnh: CTV.

Ông Vi Tân Hợi, Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết, mặc dù không gây thiệt hại về người nhiều như năm 2009 nhưng trận lũ quét năm nay khiến cho huyện Tương Dương thiệt hại nặng nề. Gần 300 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, nhiều nhà khác bị ngập nước, 7 trường học bị cuốn trôi, hiện anh Lương Văn Phong (26 tuổi) ở xã Nga My bị nước cuốn trôi đến nay vẫn chưa tìm thấy xác.

"Toàn huyện Tương Dương vẫn mất điện, mất sóng điện thoại, nhiều xã đang bị cô lập hoàn toàn. Vài ngày tới, những xã này mới thông được với bên ngoài", ông Hợi cho biết.

Theo Ủy ban phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, ảnh hưởng của cơn bão Haima, toàn tỉnh Nghệ An có một người chết, 3 mất tích, 1.450 nhà dân bị ngập và hư hỏng. Thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng.

Lô Văn - Nguyên Khoa

Gặp gỡ cấp cao Việt - Trung về Biển Đông


Hôm qua tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.

Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Tàu hải quân Việt Nam HQ
Tàu hải quân Việt Nam HQ75, một trong hai tàu tham gia tuần tra chung và thăm cảng Trung Quốc. Ảnh: QĐND

Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết "Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc"; thúc đẩy việc thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.

TTXVN

Cháy nhà, cả nhà ra sống cạnh gầm cầu


26/06/2011 14:57:08
 - Toàn bộ căn nhà vách ván và  tất cả vật dụng, quần áo, tài sản… của bà  Nương và 3 người con cùng đứa cháu nội bị thiêu rụi hoàn toàn sau trận hỏa hoạn. 

Chiều 24/6, bà Lê Thị Lan Nương (64 tuổi) khóa trái cửa căn nhà trong khuôn viên xưởng chế biến gỗ tại số 247 đường Nơ Trang Long, P.11, Bình Thạnh, TP.HCM (cạnh cầu Băng Ky) để dắt đứa cháu nội đi bơi. Chẳng bao lâu sau bất ngờ căn nhà này phát hỏa. Mặc dù được lực lượng PCCC Q.Bình Thạnh tích cực điều 4 xe cứu hỏa và hàng chục chiến sỹ tham gia chữa cháy nhưng căn nhà và toàn bộ tài sản của gia đình bà Nương đã bị cháy rụi hoàn toàn. 

Một ngày sau vụ hỏa hoạn, trưa 25/6 trở lại hiện trường, chúng tôi chứng kiến cảnh tượng khá thương tâm: Cả gia đình bà Nương quây quần bên tấm bạt trải trên vệ đường cạnh gầm cầu Băng Ky.
 
Cả gia đình bà Nương quây quần bên tấm bạt cạnh gầm cầu Băng Ky
Cả gia đình bà Nương quây quần bên tấm bạt cạnh gầm cầu Băng Ky

Bà Nương rơm rớm nước mắt: Chồng bà mất đã lâu, để lại cho bà 2 người con trai và căn nhà xiêu vẹo được XN gỗ Thắng Lợi (thuộc sở Lâm Nghiệp thành phố cũ , nơi cả 2 vợ chồng từng công tác trước đây) cấp cho để ở. Căn nhà rộng chỉ gần 100m2 đã chật càng chật hơn khi nhà có thêm dâu và 1 đứa cháu nội. Nhưng dù sao cả gia đình bà vẫn cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người vô gia cư. Bà chưa bao giờ nghĩ rằng có một ngày nào đó cả gia đình bà phải sống cảnh màn trời chiếu đất, vậy mà… 

Anh Dương Đức Lê  Hoàng (32 tuổi, con bà Nương) kể lại: Buổi chiều sau khi đi làm về anh nhờ mẹ dẫn con trai 8 tuổi đi bơi. Sau đó anh dắt xe ra đầu đường gần nhà đứng chờ khách để chạy xe ôm kiếm thêm tiền. Bất ngờ anh nghe nhiều tiếng truy hô và phát hiện khói đen bao trùm từ hướng căn nhà mình. Nhanh chóng chạy về, anh bủn rủng tay chân khi hỏa hoạn xảy ra tại chính căn nhà của mình nhưng anh không thể xông vào để lấy lại được bất cứ tài sản gì.
 
Lục tìm những gì còn sót lại
Lục tìm những gì còn sót lại

Đêm đó hiện trường vụ hỏa hoạn bị phong tỏa để cơ quan chức năng phục vụ công tác điều tra. Cả gia đình bà phải căng tấm bạt ven đường cạnh gầm cầu Băng Ky để tá túc. Suốt đêm qua cả nhà bà không ai chợp được mắt, bà cùng con trai và con dâu ngồi tìm bới những giấy tờ quan trọng sót lại được tìm thấy sau đóng tro tàn, còn đứa cháu nội luôn quấy khóc vì mất ngủ do bị muỗi cắn . 

Chỉ những bọc quần áo và một ít vật dụng để cạnh bên, bà Nương cho biết số đồ trên được bà con khu phố gom góp cho gia đình bà.
 
Mô tả ảnh.toàn bộ căn nhà và tài sản của gia đình bà Nương đã ra tro
Toàn bộ căn nhà và tài sản của gia đình bà Nương đã ra tro

Khi chúng tôi hỏi bà về việc quan tâm của chính quyền địa phương đối với gia đình sau hỏa hoạn, bà cười với vẻ đầy thông cảm: Tại cuối tuần công sở nghĩ nên chưa thấy ai đến, chắc thứ hai thế nào chính quyền cũng ghé thăm.  

Vũ Sơn

Khu sân bay Tân Sơn Nhất có sân golf hơn 100ha


26/06/2011 14:31:44
Liên quan đến việc xây dựng khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất (tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM), ông Lưu Thanh Bình - phó cục trưởng Cục Hàng không VN - cho biết việc xây dựng sân golf này không ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay.

Theo ông Bình, quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng phê duyệt, vừa qua Cục Hàng không cũng làm quy hoạch bổ sung trình Bộ GTVT. Việc xây dựng sân golf không ảnh hưởng gì tới quy hoạch sân bay đã được duyệt.

"Vị trí sân golf hiện nay thuộc đất Bộ Quốc phòng và họ xây dựng đảm bảo quy hoạch. Giữa khu sân golf và sân bay hiện nay đã có tường bao, sân golf cũng nằm ngoài phạm vi hoạt động của sân bay. Khi xây dựng sân golf, cơ quan chức năng cũng xét đến việc đảm bảo tuyệt đối an ninh an toàn cho hoạt động khai thác cảng hàng không"- ông Bình nói.
 
Khu dịch vụ Tân Sơn Nhất - Ảnh minh họa: GoogleMap
Khu dịch vụ Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa: GoogleMap


Theo Bộ GTVT, nếu thực hiện xây dựng cảng hàng không Long Thành theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì vẫn tiếp tục sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2030. Từ năm 2020-2035 Long Thành sẽ khai thác 90% thị phần quốc tế và 20% quốc nội, Tân Sơn Nhất khai  thác 10% quốc tế và 80% quốc nội. 

Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất (tại sân bay Tân Sơn Nhất) nêu rõ, tổng diện tích khu vực quy hoạch khoảng 157ha, trong đó sân golf chiếm hơn 111ha, còn lại là khu khách sạn 5 sao, nhà hàng, thể dục thể thao với chiều cao tối đa 12 tầng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong sân golf. 

Ngoài ra còn có khu nhà ở cho thuê gồm khu căn hộ cao cấp và khu biệt thự có tầng cao xây dựng tối đa 8 tầng, được bao bọc bởi dòng sông nhân tạo trong sân golf; cụm trường chất lượng cao phục vụ khu nhà ở cho thuê gồm khu nhà trẻ, mẫu giáo, trường học cấp I, II...
 
(Tổng hợp từ Tuổi trẻ Online)

Quan tham Trung Quốc chuyển tiền tỉ ra nước ngoài thế nào?


26/06/2011 06:52:07
Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, gần 18.000 quan chức tham ô Trung Quốc đã trốn ra nước ngoài, mang theo 800 tỉ nhân dân tệ, tương đương 123 tỉ USD. Họ đã chuyển số tiền ăn cắp khổng lồ này qua biên giới như thế nào?

Trung tâm phân tích và giám sát chống rửa tiền của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết từ năm 1990 đến nay, khoảng 16.000-18.000 quan chức các cấp, cảnh sát, lãnh đạo và quản lý các tập đoàn nhà nước Trung Quốc... đã âm thầm trốn ra nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh 123 tỉ USD chỉ là ước tính. Con số này tương đương với tổng đầu tư cho giáo dục Trung Quốc từ năm 1978-1998, bằng 2% GDP nước này năm 2010.

Trung bình mỗi quan chức đánh cắp khoảng 50 triệu nhân dân tệ (hơn 7 triệu USD). Một số tờ báo đưa tin vợ của Trương Thụ Quang, một quan chức cao cấp trong Bộ Đường sắt Trung Quốc mới bị bắt vì tội tham nhũng, sở hữu tới ba biệt thự sang trọng ở Los Angeles (Mỹ) và gửi tiết kiệm 2,8 tỉ USD ở các ngân hàng tại Mỹ và Thụy Sĩ. Điều đó cho thấy số tiền bị đánh cắp thực tế có thể còn cao hơn nhiều lần.

Địa điểm ưa thích: Mỹ

Mỹ là địa điểm được ưa chuộng nhất, tiếp theo là các nước như Canada, Úc và Hà Lan. Các quan chức cấp thấp chọn những nước gần Trung Quốc hơn như Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Mông Cổ và Nga. Những người không lấy được thị thực đi các nước phương Tây giàu có thường lẩn trốn ở châu Phi, Mỹ Latin và Đông Âu, nơi chưa ký hiệp ước dẫn độ tội phạm với Trung Quốc, để ẩn náu và chờ cơ hội đi tiếp đến các "thiên đường" như mong muốn.

Dù Mỹ chưa ký hiệp ước dẫn độ tội phạm với Trung Quốc nhưng trong vài năm gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã dẫn độ vài công dân Trung Quốc bị buộc tội tham nhũng. Tháng 8-2008, một tòa án liên bang ở Las Vegas đã ra phán quyết kết án hai cựu quan chức ngân hàng ở Quảng Đông các tội tham nhũng, rửa tiền và giả mạo giấy tờ. Từ Siêu Phàm, Từ Quốc Tuấn và gia đình họ bị cáo buộc lừa đảo của Ngân hàng Trung Quốc 485 triệu USD trong vòng 10 năm. Cả hai đều là quản lý chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc ở Quảng Đông và bỏ trốn sang Mỹ bảy năm trước khi bị truy tố.
 
Hàng trăm tỉ nhân dân tệ đã biến thành USD gửi trong các tài khoản nước ngoài - Ảnh: Getty Images
Hàng trăm tỉ nhân dân tệ đã biến thành USD gửi trong các tài khoản nước ngoài.Ảnh: Getty Images

Theo thống kê, tỉnh Quảng Đông có số quan tham trốn ra nước ngoài cao nhất Trung Quốc với 1.240 người. Trong đó phải kể đến Dư Chấn Đông, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Khai Bình, một ngân hàng con của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ở Quảng Đông. Người này đã chạy sang Mỹ với số tiền 48,3 triệu USD. Sau đó là quan tham Trần Mạn Hùng, tổng giám đốc Công ty Công thương nghiệp thành phố Trung Sơn, đã ôm 6,48 triệu USD chạy sang Thái Lan.

Đầu năm 2001, số lượng quan tham Trung Quốc trốn ra nước ngoài hơn 4.000 người và số tiền hơn 5 tỉ nhân dân tệ. Thế nhưng chỉ bảy năm sau, con số này tăng hơn 4 lần và số tài sản tham nhũng chảy ra nước ngoài đã tăng gấp 160 lần. Các ngành nghề xuất hiện "cá sấu lớn" trốn ra nước ngoài thường tập trung ở lĩnh vực giao thông, quản lý nhà đất, xây dựng - kiến trúc cùng với các lĩnh vực nhạy cảm của Nhà nước Trung Quốc như ngành thuế, tài chính và quản lý đầu tư.

Kiến tha lâu đầy tổ

Nhóm "cá sấu lớn" ở Trung Quốc thường sử dụng tám phương thức để chuyển tài sản phi pháp ra nước ngoài. Trong đó cách thức giấu tiền trong hành lý và trực tiếp mang theo bên mình khi đào tẩu thường được các quan tham sử dụng. Tuy nhiên, cách thức này khá nguy hiểm vì số tiền đem theo dễ bị lộ khi qua kiểm tra hải quan ở biên giới.

Do đó các quan tham chuyển hướng sử dụng phương pháp "kiến tha lâu đầy tổ". Khi đã đánh hơi sẽ bị cơ quan pháp luật sờ gáy, các quan tham thông qua đại lý chuyển tiền lậu để chuyển thành nhiều đợt ra khỏi biên giới Trung Quốc. Nơi đến trước tiên thường là Macau và Hong Kong, sau đó chuyển đi tiếp. Khi đã cảm thấy an toàn, các quan tham lập tức thay tên đổi họ để đem số tiền trên gửi vào ngân hàng và ung dung hưởng thụ. Ví dụ như Thành Khắc Kiệt, phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, cho tình nhân định cư ở Hong Kong và đều đặn gửi tiền cho cô ta.

Cách thức lấy tiền công đã tinh vi, cách thức sử dụng tiền tham nhũng ở nước ngoài cũng gian xảo không kém. Để che mắt thiên hạ, phần lớn quan tham Trung Quốc đã sử dụng số tài sản do tham nhũng thành lập công ty. Một số khác đem cả gia đình và tình nhân ra nước ngoài để họ đứng tên mua tài sản bằng số tiền tham nhũng và thiết lập tài khoản ngân hàng ở các nước. Quan tham sau khi đã sắp xếp con đường hạ cánh an toàn sẽ ung dung xách hành lý chuồn êm mà không bị sự truy bắt của cơ quan chức năng.

Thậm chí có quan tham đã cao chạy xa bay từ rất lâu nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa nắm được số của công bị rút ruột đem đi bao nhiêu. Ví dụ như trường hợp Đồng Ngôn Bạch, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Phát triển đường cao tốc Hà Nam, và Đổng Minh Ngọc, tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu thời trang Hà Nam, đã hạ cánh xuống Úc và Mỹ rất lâu, song không ai biết hai nhân vật này ôm đi bao nhiêu tài sản.

Báo cáo trên thẳng thừng cảnh báo hiện trạng tuồn tiền tham nhũng ra nước ngoài có thể "làm xói mòn kỷ luật Đảng và đã gây hại cho nền kinh tế Trung Quốc". Báo cáo khẳng định: "Việc kiên quyết trừng trị và ngăn chặn tham nhũng hiệu quả là vấn đề sống còn để lấy được lòng tin của công chúng, hoặc là chúng ta sẽ mất tất cả".

(Theo Tuổi trẻ/THX, Nhân Dân Nhật Báo)

Cập nhật tình hình Xuống Đường tại Hà Nội, Chủ nhật, 26-6-2011 (Updated)


9:00 PM  CoVang  4 Responses
*9:40
Hình ảnh đoàn biểu tình vào lúc 9h40'. Nguồn: blog Nguyễn Xuân Diện

*9:15
Đoàn biểu tình đang đi trên đường Hàng Bông (Hướng ra chợ Đồng Xuân) khoảng 50 người. Lúc gần ĐSQ Tàu cộng có công an csVN bắt người, có xô xát nhẹ (giằng, kéo, đẩy). Không rõ người bị bắt có bị giữ lại hay được cứu. Bọn chó quay phim chụp hình đông như kiến. Đi một đoạn là lại gặp. Bọn nó quay phim có máy quay rất xịn và zoom cận cảnh tận mặt mọi người. Sắp đến ngã tư Hàng Gai- Lương Văn Can. (Duong Doi Soi Da)
*8:25
Một người có mặt tại Highland cafe ở chân Cột Cờ Hà Nội sáng nay và cho biết quán cafe không mở cửa... (Talamot Weareone)
*7:10
Tin nóng trực tiếp từ Hà Nội, 6h50′ … Không biết có biểu tình không mà cảnh sát, an ninh chìm nổi, dân phòng đầy nhóc, giăng quanh Sứ quán Trung Quốc, Vườn hoa, Bảo tàng, đường Điện Biên, Trần Phú, Hoàng Diệu … 
Góc trụ sở Công an Ba Đình, Hoàng Diệu-Điện Biên, sát bên Sứ quán Trung Quốc

7h10′ – ngã tư Hoàng Diệu-Trần Phú, xéo bên tay trái là Sứ quán TQ

Tường thuật biểu tình 26/06

Tin từ Hà Nội cho biết, nhân dân Hà Nội đang tiến hành cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.

Sau khi tập hợp thành công, đoàn biểu tình đang tiếp tục tuần hành trên đường phố Hà Nội, vòng quanh khu vực Bờ Hồ.

Không khí biểu tình đang rất khí thế, những tiếng hô "Đả đả TQ xâm lược", "Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam" ... vang lên ắt hẳn những tiếng loa phóng thanh, tiếng còi cảnh sát trật tự. 

Trước đó, đã xảy ra xô xát giữa công an và người biểu tình khiến nhiều người bị bắt giữ.

Tại Sài Gòn, bất chấp sự dò xét của rất đông an ninh chìm nổi, nhiều nhóm thanh niên vẫn đang ngồi chờ đợi quanh khu vực Lãnh sự quán TQ.  
* tiếp tục cập nhật

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan


2011-06-25

Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật, một hành động chưa từng có, sau khi tố giác tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận, hai lần tấn công các tàu nghiên cứu của Việt Nam, trong vòng một tháng vừa qua.

AFP

Biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines ngày 08/06/2011, tố cáo Trung Quốc "bắt nạt" Philippines trong tranh chấp quần đảo Trường Sa.

Trong khi người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, tuyên bố Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực, thì trận đấu khẩu ngoại giao vẫn tiếp diễn. Lực lượng những người dân gọi là "yêu nước" của cả hai nước đều tỏ ra bừng bừng khí thế. Nguy cơ không nhỏ của chiến tranh khi ẩn khi hiện.

Cuộc đối đầu cho thấy những thách thức đáng kể mà Trung Quốc phải đối diện để bảo vệ sự công bố chủ quyền ở biển Đông gây nhiều tranh cãi. Từ lâu Trung Quốc đã công bố quyền sở hữu hải phận chung quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bác bỏ sự xác lập chủ quyền của các nước láng giềng.

Tạo thêm mâu thuẫn

000_Hkg4999757-250.jpg
Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nhìn chung thì cũng gắng bắt chước Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt trong thế kỷ 20 trước đây, để "nói ngọt nhưng trong tay mang gậy lớn".

Lần đầu tiên dự cuộc Đối thoại về chiến lược Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nhắc lại là "Bắc Kinh luôn kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình" và nước ông "không có hành động bá quyền hay bành trướng quân sự".

Lời đó không thuyết phục được các nước láng giềng. Họ tin rằng lời hòa dịu êm tai của Bắc Kinh chỉ ẩn dấu thêm những hành động thô bạo ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Với một căn cứ hải quân tương đối mới ở đảo Hải Nam, một hạm đội hiện đại, Trung Quốc giàu khả năng hơn trong việc dọa dẫm láng giềng. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ càng ngày càng sẵn sàng làm như vậy.

Tuần qua Việt Nam đã tố giác hành động của Trung Quốc là một hành động có dự mưu, tính toán cẩn thận, để tấn công chiếc tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam. Philippines cũng lên án nhiều tàu Trung Quốc đã có hành động bắt nạt tàu của Philippines, thậm chí còn bắn vào những ngư dân không vũ trang hồi cuối tháng giêng. Manila còn có hành động tượng trưng để thách thức Trung Quốc, đặt lại tên biển Nam Trung Hoa là biển Tây Philippines, và nhổ bỏ một số cọc Trung Quốc cắm trong vùng biển Trường Sa.

Sự quả quyết trong hành động xác định chủ quyền ở biển Đông, hay biển Nam Trung Hoa, có thể làm hài lòng một số người ở Bắc Kinh, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia và yểm trợ lời kêu gọi xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, vươn xa. Tuy nhiên ít ra trong thời gian sắp tới những hành động nặng tay có thể không lợi cho Trung Quốc.

Chiếc dù an ninh của Mỹ

jmc250.jpg
Thượng Nghị Sĩ John McCain đang phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Washington DC hôm 20-06-2011. Photo courtesy of CSIS.
Phản ứng của các nước liên quan đến vấn đề chủ quyền biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Bắc Kinh với khu vực này thêm rắc rối, và có vẻ đang khiến những nước này lui về nhờ vả chiếc dù an ninh của Mỹ. Tháng qua, Việt Nam, Philippines và một số nước khác đã kêu gọi Mỹ giúp đỡ. Khu trục hạm Chung-Hoon, thuộc lại tối tân của hải quân Hoa Kỳ, đã được lệnh vào vùng để "bảo đảm tự do lưu thông".

Trung Quốc đang chạm phải sự mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng về giải pháp cho biển Đông. Bắc Kinh muốn giải quyết song phương với từng nước nhỏ hơn để dễ đạt được sự nhượng bộ. Các quốc gia này lại muốn theo đuổi đường lối đa phương, để những chú tí hon xúm lại lại chống anh khổng lồ đồng thời chung nhau chiếc dù che của Mỹ, khi hạm đội 7 thong dong vượt sóng ở phía chân trời.

Đối với Trung Quốc, muốn tránh đường lối đa phương thì phải có chiến lược "gài nêm" để dụ dỗ từng nước liên quan tách ra, bỏ rơi các nước kia, tránh xa Mỹ. Trung Quốc đã thử cả bàn tay bọc nhung lẫn tay bọc sắt, lúc thì kêu gọi cùng khai thác chung, lúc thì lên gân khoe bắp thịt quân sự. Cả hai lối đều vô hiệu.

Biện pháp ngoại giao sẽ đưa các quốc gia đối thủ vào bàn thương nghị, nhưng Trung Quốc sẽ không ở vị thế giữ nhiều được quyền quyết định. Thêm nữa, một Trung Quốc hiền dịu cũng không dọa được Đông Nam Á đừng đoàn kết.

Nhưng dùng bàn tay sắt cũng đem lại không ít khó khăn. Bắc Kinh có khát nhiên liệu đến mấy cũng không khao khát tung ra chiến tranh trong một khu vực mà hải quân Hoa Kỳ vẫn giữ quyền lãnh đạo chỉ huy, và việc bảo vệ lãnh thổ lãnh hải sẽ đem lại những chi phí lớn lao về kinh tế, và tổn thất về ngoại giao. Chưa nói đến hành động quân sự, chỉ cần đe dọa quân sự cũng đủ khiến láng giềng vội ngả theo Mỹ để được giúp, và làm cho Trung Quốc mang tai tiếng nói một đằng làm một nẻo.

Sách lược của Bắc Kinh hiện nay cho thấy rõ nỗ lực chèo lái giữa hai chiến thuật mềm và cứng đó. Một mặt đe dọa để các đối thủ kết hợp lập trường xác định chủ quyền, một mặt lại lẩn ra ngoài những đụng chạm để chờ thời cơ khi lực lượng hải quân Trung Quốc có thể cân bằng được những lợi và hại trong toàn khu vực. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh bi nguy cơ gây tổn hại cho chiến lược tương đối thành công, là chiến lược "tấn kích êm đềm" ở Đông Nam Á, đồng thời lại tạo nuôi dưỡng những lực lượng có thể gây nên những cuộc xung đột ngoài ý muốn.

(Nguồn: CNN/John D. Ciorciari, giáo sư Đại học Michigan)

Theo dòng thời sự:

MS Phạm Ngọc Thạch bị công an bắt giữ, hành hung


2011-06-25

Mục sư Phạm Ngọc Thạch thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, bị công an TP.HCM bắt giữ, còng tay, hành hung, rồi đưa đi tối thứ Bảy 25-6-2011.

file photo

Mục sư Phạm Ngọc Thạch, áo xanh bên trái.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Bà Nguyễn Thanh Nụ, vợ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, cho biết ông đã bị công an Phường 26, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn bắt, hành hung, nhục mạ và đưa đi mất.

Tiếp chuyện Thanh Quang qua điện thoại, bà Nguyễn Thanh Nụ kể lại sự việc như sau:

"Khoảng 10 giờ tối hôm thứ Bảy, chồng tôi ra đường. Khoảng 15 phút sau, tôi nhận được cuộc gọi của chồng tôi nói là công an đang tấn công anh ở Cầu Đỏ, Phường 26, Quận Bình Thạnh.

Tôi nghe tin như vậy thì thông báo anh em tôi có chạy ra, thấy giữa cầu có 1 chiếc giầy của chồng tôi và cái bàn đạp xe rớt ra giữa đường, nhưng không thấy chồng tôi đâu cả. Còn bên cạnh cầu thì thấy chừng một chục công an, dân phòng cầm dùi cui.

Người nhà tôi mới mang chiếc giày và bàn đạp chiếc xe về. Trên đường về, gia đình tôi nghĩ co thê họ đưa chồng tôi về Phường 26, Quận Bình Thạnh. Sau đó anh em tôi tới và nhìn thấy chồng tôi đang bị còng số 8 và ngồi trong phường này.

Tôi mới bồng con tôi mới 15 tháng tuổi chạy ra phường, hỏi chồng tồi là MS Phạm Ngọc Thạch ở đâu".

Thanh Quang: Thưa bà, công an trả lời ra sao ? Và họ có nói bắt chồng bà vì lý do gì không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Cán bộ phường nói là không biết, không có bắt ai tên Phạm Ngọc Thạch cả. Nhưng tôi khẳng định là gia đình tôi thấy chồng tôi bị còng và đang ngồi trong phường này. Lúc đó lực lượng của họ rất đông. Còn tôi thì chỉ có mẹ con tôi cùng một số anh em tôi đứng bên ngoài, cũng chẳng vô được.

Thanh Quang: Nhưng anh em của bà, như bà vừa kể, là đã nhìn thấy chồng bà bị cồng trong đồn công an này mà ? Như vậy bà phản ứng ra sao?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Phường 26 đó có 2 cửa. Cửa trước ra đường về cầu Bình Triệu và bến xe Miền Đông, còn cổng sau là nơi họ nhốt chồng tôi. Ban đầu tôi cũng chưa biết. Có 1 anh em bảo tôi rằng có thể thầy Thạch đang bị nhốt ở cổng sau. Tôi tới cửa sắt cổng sau, đá vào cửa và gọi "anh Thạch ơi", thì tôi nghe tiếng chồng tôi nói là "anh đang ở trong này". Và chồng tôi nói thêm là chồng tôi đang bị nó khoá tay, khoá chân, đánh gãy càm của anh rồi, đau xương hàm lắm. Và tôi nghe tiếng thảm thiết của chồng tôi.

Thanh Quang: Chính chồng bà lên tiếng đau đớn như vậy, họ có cho bà vào gặp chồng không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Tôi đề nghị người chỉ huy ở đây cho tôi được gặp chồng tôi, cho con tôi được gặp cha nó. Nhưng họ không cho vô.

Sau đó tôi đấu tranh rất nhiều, nói về đạo lý con người, hỏi họ rằng họ có trái tim hay không khi thấy mẹ con tôi đứng giữa đêm khuya thế này, tôi bồng đứa con thơ đi tìm chồng, tìm cha như thế này.

Họ không rung động gì cả dù tôi đứng tới 2 tiếng đồng hồ. Họ cả mấy chục người an ninh rồi dùi cui cản không cho tôi vô. Tôi vẫn đấu tranh rất nhiều. Sau đó có 1 anh mời tôi vô.

Tôi xin cho tôi vô Phòng Tiếp Dân, vì cơ quan nhà nước nào cũng có Phòng Tiếp Dân, vì tôi là 1 công dân. Nhưng anh này chỉ cho mẹ con tôi ngồi ở vỉa hè, dù Phòng tiếp Dân có, có ghế trong đó nhưng cũng không cho mẹ con tôi vô.

Đến khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ thì có 1 anh mời tôi vô. Anh này mặc thường phục, không bảng tên, không chức vụ gì cả. 

Tôi có hỏi anh tên, chức vụ là gì, làm ở cơ quan nào thì tôi mới biết để nói chuyện với anh ta. Anh này xưng là Nguyễn Thanh Hùng, công an TP.

Thanh Quang: Người công an này có giải thích lý do bắt chồng bà không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ:  Anh ta trả lời rằng chồng tôi bị bắt vì dán tờ rơi kích động biểu tình. Tôi hỏi nội dung tờ rơi đó là gì, và kích động biểu tình về vấn đề gì ? Ông Hùng đó nói là bây giờ biểu tình là trái pháp luật thì bắt.

Thanh Quang: Còn việc MS Phạm Ngọc Thạch bị họ đánh đập thì sao?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Tôi hỏi về sức khoẻ của chồng tôi thì ông này nói là không sao dù từ bên ngoài, tôi nghe tiếng la hét của chồng tôi là anh bị đánh đập, bị nhổ nước bọt vào mặt và còn gọi chồng tôi bằng từ mà tôi không biết có tiện nói ra ở đây hay không.

Nhưng tôi cũng xin nói ra để qúy vị biết thêm cung cách của cán bộ. Tôi nghe chồng tôi nói họ bảo là "đánh chết thằng chó này". Tôi mới hỏi họ tại sao nói chồng tôi là chó?

Họ cũng biết tục ngữ "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", thì tại sao họ lại chưởi chồng tôi là chó ? Vậy họ là cái gì ? Tôi nói vọng vô như vậy, tay bồng đưa con thơ mà rất xót xa.

Thang Quang: Rồi họ vẫn tiếp tục nhốt chồng bà ở đó, hay đưa ông đi đâu?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Công an Hùng này cho biết đưa chồng tôi lên quận. Tôi hỏi quận nào để tôi đi theo, để biết sức khoẻ chồng tôi ra sao. Hình ảnh tôi không thể cầm lòng được là hình ảnh 1 chiếc giầy và 1 cái bàn đạp xe của chồng tôi mà anh em tôi cầm về.

Tôi rất buồn, nghĩ là chồng tôi đi bằng bàn chân không thôi. Sau đó họ dàn cảnh, cho lực lượng gồm công an, dân phòng đứng 2 hàng ở trước cửa phường để đưa anh Thạch lên xe cảnh sát.

Tôi hỏi anh Hùng này là đưa chồng tôi ra cổng nào ? Anh ấy trả lời là ra cổng trước. Tôi mới bồng con tôi ra cửa trước đợi để được nhìn thấy chồng, để con thấy cha của nó. Xe cứu thương có tới, xe cảnh sát lực lượng 113 rất là đông. 

Nhưng tôi đợi mãi không thấy, rồi nghe 1 cán bộ nói thật nhỏ rằng "đi cổng sau nhé".  Nghe vậy tôi chạy vội ra cổng sau thì thấy 1 xe cảnh sát trực sẵn ở đó. Tôi thấy chồng tôi bị dẫn ra.

Tôi chạy theo kêu lên "anh ơi", thì bị lực lượng quá đông bao vây mẹ con tôi bé nhỏ không làm gì được. Họ còn bẻ tay tôi, không cho tôi tiến tới chồng tôi. Tôi chỉ còn kịp kêu lên rằng "Anh ơi, em đây, con đây!".

Khi họ đẩy chồng tôi vô xe, chồng tôi còn kịp hô to một câu là "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam". Thì 1 công an bịt miệng chồng tôi. Rồi xe 113 của cảnh sát giao thông cùng xe chở chồng tôi hú còi, đi đường ngược chiều mất dạng.

Chồng tôi đi đâu, số phận như thế nào thì tôi không biết, để lại 2 mẹ con tôi. Tôi chỉ biết quay trở về nhà cầu nguyện mà thôi.

Thanh Quang: Thưa, Hội Thánh và cá nhân bà có chuẩn bị như thế nào để giúp MS Phạm Ngọc Thạch không?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Thưa tình hình mới xảy ra đây thôi nên tôi chưa có gặp anh em trong Hội Thánh hay như thế nào cả. Tôi vẫn thức trắng, không ngủ được.

Thanh Quang: Thưa nhân đây bà muốn lên tiếng gì không với công luận thế giới về trường hợp của MS Phạm Ngọc Thạch?

Bà Nguyễn Thanh Nụ: Dạ, tiện đây tôi xin nói rằng nếu chồng tôi đấu tranh cho "Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam" thì tôi ủng hộ. Và tôi mong rằng quý vị cùng đứng bên cạnh chồng tôi, không phải đấu tranh cho chồng tôi mà đấu tranh cho đất nước VN thân yêu, đấu tranh cho "Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam".

 Thanh Quang: Xin cảm ơn bà rất nhiều!