THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 September 2011

Nông dân “méo mặt” vì hàng ngàn ha lúa đổ rạp, ngập úng

( 9:20 AM | 14/09/2011 ) Do ảnh hưởng từ những cơn mưa kéo dài suốt mấy ngày qua, hơn 2 ngàn hec-ta lúa hè thu ở Quảng Bình đang trong thời vụ thu hoạch bị đổ rạp, ngập úng và nảy mầm, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các cánh đồng ở Quảng Bình đang trong thời kỳ thu hoạch đều bị đổ rạp, ngập úng và nảy mầm. Nếu trời mưa kéo dài thêm ít ngày nữa, năng suất thu hoạch vụ mùa này sẽ bị thiệt hại đáng kể. Mưa gió mấy ngày qua đã làm hàng ngàn hecta diện tích lúa hè thu đang trong vụ thu hoạch đổ rap Tại cánh đồng lúa thuộc xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, hàng trăm hộ dân đang tranh thủ ra đồng thu hoạch sớm những đám ruộng bị rạp đổ, ngập úng. Tay ôm bó lúa nảy mầm trắng xoá, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tiến, bà Hoàng Thị Thái (xóm 4, xã Bắc Trạch) xót xa: “Tưởng năm ni được mùa, ai ngờ đang đúng vào dịp thu hoạch thì lại gặp mưa gió kéo dài thế này. Loại ni gặt về mà không gặp nắng để phơi chắc sẽ hư mất”. Bà Hoàng Thị Thái ôm bó lúa nảy mầm mà xót xa Nhà vợ chồng ông Tiến cấy gần một mẫu ruộng thì đã có hơn một nửa diện tích bị hư hại nghiêm trọng. Ông Tiến cho biết, do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ mùa năm nay sản lượng lúa gia đình ông sẽ giảm đi đáng kể. “Đám lúa này nếu không gặp hạn ni chắc cũng được khoảng 2 tấn, nhưng giờ như thế này may lắm cũng chỉ được hơn một tấn; chất lượng gạo cũng kém đi rất nhiều”. Hiện nay, dù trời đang còn mưa nhưng bà con nông dân vẫn tranh thủ ra đồng gặt lúa với hy vọng vớt vát phần nào. Trong căn nhà cấp 4 chật hẹp ở thôn 4, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch của anh Nguyễn Văn Tám, lúa nảy mầm se kín cả nền nhà. Ông Nguyễn Văn Lận (bố anh Tám) cùng cháu đang chong quạt, dùng tay đảo đống lúa nảy mầm. Ông Nguyễn Văn Lận đang chong quạt, se lúa bị nảy mầm Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh có khoảng trên 13 ngàn ha lúa. Sau cơn mưa kéo dài trong những ngày qua toàn tỉnh có khoảng 20% diện tích bị đổ rạp, ngập úng. Hiện nay chưa có con số cụ thể về mức độ thiệt hại nhưng theo ước tính là không hề nhỏ. “Mấy ngày ni trời có chịu nắng mô. Lúa đã nảy mầm, gặt về lại ủ như ri nữa thì mai mốt cũng hư mất thôi. Nông dân mà như ri coi như là mất mùa, là đói rồi đó. Các con tui nhìn đám lúa ngoài đồng nảy mầm xót của quá nên đang ra gặt nhằm vớt vát ít gạo xấu về cho heo và gia súc ăn” - ông Lận nói. Gia đình ông Tiến và anh Tám chỉ là 2 trong số hàng ngàn hộ dân ở tỉnh Quảng Bình đang phải gồng mình gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra. Theo báo cáo nhanh của Phòng NN&PTNT huyện Bố Trạch: Tính đến thời điểm này (chiều 13/9) toàn huyện có khoảng 600 ha (trong tổng số 2.900 ha) lúa hè thu bị đổ rạp, ngập úng và nảy mầm, gây thiệt hại không nhỏ. Trong khi đó ở huyện Quảng Trạch – một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề do thời tiết mưa gió kéo dài trong những ngày qua – toàn huyện có khoảng 50 ha lúa ngập cục bộ, đổ ngã khoảng 500 ha. Trước thực trạng này, UBND các huyện nằm trong vùng bị thiệt hại nặng đang khẩn trương chỉ đạo, đốc thúc bà con nông dân tranh thủ ra đồng thu hoạch số diện tích lúa bị đổ, ngập; phơi sấy số lúa vừa thu hoạch nhằm hạn chế tối đa mức độ thiệt hại. Đặng Tài (Theo dantri)

VIDEO - CSGT có hành xử đúng mực?


( 12:33 PM | 13/09/2011 )

Xem Video tại đây
http://www.youtube.com/watch?v=SXlitfErIl4





Trong video, người mặc cảnh phục CSGT đã liên tục xô đẩy, khống chế người đàn ông ngã lên yên xe, xuống đất, bẻ quặt tay.
 
Báo điện tử VTC News vừa nhận được 1 đoạn video clip của độc giả với nội dung không đồng tình với hành vi hành hung người vi phạm của CSGT TP.HCM.

Qua xem diễn biến trên đoạn clip dài 32 giây, tấm biển gắn trên tay áo ghi Đội CSGT Rạch Chiếc. Hai CSGT bao gồm 1 người có cấp bậc thiếu úy và 1 CSGT còn lại là Trung tá. Hai CSGT này có đi theo mô tô chuyên dụng cũng ghi rõ Đội CSGT Rạch Chiếc.

TP.HCM: CSGT có hành xử đúng mực? - Tin180.com (Ảnh 1)
Một cảnh trong video được cho là CSGT hành hung người dân.

Người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, quần trắng, đội mũ bảo hiểm xanh đã văng tục, chửi thề với thiếu úy CSGT rồi xô đẩy, đánh vào ngực người CSGT trước. Có thể nghe rõ người CSGT cấp úy nói: "Ông (chửi) đ.má ai vậy? Hồi nãy giờ zô ông ăn nói cho đàng hoàng nghe." Sau đó, có lẽ do quá tức giận với hành vi này, thiếu úy CSGT đã đẩy mạnh người thanh niên ngã lên yên 1 chiếc xe máy.

Tuy nhiên, thiếu úy CSGT còn tiếp tục ép ngã người thanh niên xuống đất, khống chế, khóa và bẻ tay người đàn ông. Dù rất cố gắng vùng vẫy nhưng người đàn ông vẫn không thể thoát khỏi sự khống chế của viên CSGT này.

Khi người thanh niên cố gắng đứng dậy, anh ta lại bị Thiếu úy CSGT bẻ quặt tay ra sau khống chế tiếp. Vụ việc xảy ra có sự chứng kiến của khá đông người dân, nhưng không có bất cứ sự can thiệp.

Trong thời gian gần đây, Bộ Công an đã liên tục phát động phong trào trong toàn thể các cán bộ, chiến sĩ ngành Công an "CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ". Đã xuất hiện rất nhiều gương CAND, trong đó có cả CSGT có các hành vi ứng xử đúng mực, là tấm gương liêm khiết với người dân, với đồng nghiệp và bạn bè. Chiều nay, một cảnh sát giao thông đã anh dũng hy sinh khi truy đuổi quái xế tại TP.HCM.

Tuy nhiên, báo chí, trong đó có VTC News gần đây vẫn phanh phui những vụ mãi lộ trắng trợn của CSGT..

VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này tới bạn đọc, ngay sau khi có sự phản hồi chính thức từ lãnh đạo cơ quan CSGT TP.HCM.
(theo vtc)
free counters
Free counters

Phụ huynh bàng hoàng đóng hơn 100 triệu đồng đầu năm

( 2:51 PM | 13/09/2011 )
Bước vào năm học mới, bên cạnh gánh nặng với bao công việc thì các bậc phụ huynh lại không khỏi bàng hoàng với các khoản thu học phí đầu năm học cao ngút trời.

Đầu năm nộp hơn 100 triệu đồng
Chị Nguyễn Phương N có con vừa bước vào lớp 1 tại trường tiểu học Việt Úc (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Đầu năm học này nhà mình đóng tổng cộng hơn 60 triệu đồng bao gồm tiền học phí 5 tháng, tiền phí ghi danh, phí giữ chỗ, tiền ăn, quỹ hỗ trợ phát triển trường. Nhiều nhà khác có điều kiện thì có thể đóng học phí cho con cả năm học thì tổng cộng cũng gần 100 triệu đồng”.
 
Chị N cũng cho biết, mọi thông tin về học phí và các khoản tiền khác đã được nhà trường công bố công khai trên website. Khi chị N chia sẻ về mức học phí này, nhiều người bạn cũng không tin vào điều đó. Thậm chí nhiều người còn so sánh “Tiền học phí cho con chị ở quê em còn mua được miếng đất rồi”.

Nếu đóng đầy đủ các khoản của trường tiểu học Việt Úc, các phụ huynh sẽ phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng/năm

Được biết, năm học 2010-2011, học phí cả năm (10 tháng) của trường tiểu học Việt Úc là 55,4 triệu đồng và quỹ hỗ trợ phát triển trường 5,54 triệu đồng. Năm nay, các khoản phí này đã tăng tổng cộng gần 10 triệu đồng với mức học phí là 61,95 triệu đồng/năm, quỹ hỗ trợ phát triển trường là 7,2 triệu đồng, tiền ăn 14,4 triệu đồng. Ngoài ra còn những khoản phí không bắt buộc như tiền xe đưa đón 17,5 triệu đồng.
 
Theo quy định tại trường tiểu học Việt Úc, phụ huynh sẽ phải đóng toàn bộ tiền trong 1 năm học hoặc có thể đóng 5 tháng 1 lần. Nếu chọn hình thức đóng 5 tháng 1 lần, các phụ huynh sẽ phải đóng thêm 5% để bù trượt giá. Như vậy, với những gia đình đóng toàn bộ các khoản bắt buộc và không bắt buộc cho con trong 1 năm học cũng lên hơn 100 triệu đồng. Số tiền này sẽ càng nhiều nếu con em học ở các bậc học cao hơn.
 
Trong khi đó, tại trường Tiểu học Vip Hà Nội cũng có mức học phí là 5,2 triệu/tháng và phải đóng ít nhất là 3 tháng 1 lần. Tính ra các khoản tiền đầu năm học cũng hơn 20 triệu đồng. Chị N.M.H có con học lớp 1 tại đây chia sẻ: “Đối với gia đình mình khi chọn trường đã xác định tâm lý trước nên cũng không bất ngờ trước một số tiền lớn cần đóng góp đầu năm. Quan trọng là con cái được học trong một môi trường tốt”.
 
Cũng tương tự trường tiểu học Vip Hà Nội, các bậc phụ huynh có con học tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cũng sẽ phải đóng tổng cộng khoảng 20 triệu đồng bao gồm học phí 3 tháng, tiền đồng phục, sách vở…
 
Được biết trước năm 2008, mức học phí là 500.000 đồng/tháng. Năm 2008, học phí đã tăng lên 900.000 đồng. Năm 2011, mức học phí được thông báo sẽ tăng lên 20% so với năm 2010.
 
Mầm non cũng “nóng”
Chia sẻ với VTC News, chị T.L có con học tại trường mầm non VSK cho hay, năm nay nhà trường vừa thông báo sẽ phải nộp 12,865 triệu đồng đầu năm học. Các khoản thu được nhà trường liệt kê bao gồm: Học phí 3 tháng 9 ;10 ;11: 9 triệu đồng. Tiền ăn tháng: 2,25 triệu đồng. Phí học liệu: 1,2 triệu đồng. Xây dựng trường: 0,415 triệu đồng.
 
Trước khoản thu này, không chỉ chị H mà còn nhiều phụ huynh khác cũng cảm thấy bị sốc và bất ngờ với các khoản thu tăng chóng mặt của trường.
Nhiều phụ huynh có con học mầm non tư thục cũng phải đóng hàng chục triệu đồng đầu năm học 

Trên diễn đàn Webtretho.com, phụ huynh T.H tỏ ra rất bức xúc: “Khi nhận được thông báo, cảm giác đầu tiên của tôi là Sốc và tiếp đến là thất vọng, cảm thấy không được tôn trọng. Trong 03 mục mà tôi phải chi trả (mà tôi có vay trường đâu mà phải trả nhỉ) thì chỉ có mục đầu tiên là Tiền ăn tôi cảm thấy hợp lý và thoải mái, còn cả ba mục còn lại đều thấy có vấn đề”.
 
Chị H cũng cho biết thêm, trước khi  cho con nhập học, chị được biết mức học phí nhà trường sẽ thu là 2.5 triệu đồng / 1 tháng, mức thu này giữ nguyên từ tháng 3/2011 tới tháng 9/2011 ( trong vòng vỏn vẹn 06 tháng). Đột nhiên, đầu năm học này học phí tăng lên là 3 triệu đồng mà Ban Giám Hiệu không hề báo trước cho phụ huynh.
Chính điều đó đã khiến chị H tỏ ra vô cùng khó chịu: “Nguyên tắc khi tăng học phí, nhà trường buộc phải báo trước cho phụ huynh trước thời điểm thu tiền 03 tháng, nếu nhà trường gấp quá không làm được thì ít nhất phải báo trước cho phụ huynh 01 tháng. Không thể có chuyện đến ngày đóng tiền, dí vào mặt phụ huynh cái thông báo thu tiền, kèm theo một câu dọa rất hùng hồn (lại còn in rất đậm mới sợ chứ ) “Nếu quá thời hạn trên Quý phụ huynh phải thanh toán phí trả muộn 5% trong tổng số học phí phải đóng”.
 
Ngoài ra theo thông báo từ phía nhà trường ngày 1/4/2011, tiền học liệu sẽ là 100 nghìn đồng/tháng nhưng nay với số tiền học liệu được thông báo là 1,2 triệu đồng nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn chưa có câu trả lời đó là tiền học liệu 3 tháng hay cho 12 tháng.
 
Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng các khoản thu tăng hơn khi bước vào năm học mới, nhà trường cần phải thông báo sớm cho phụ huynh và phụ huynh phải là người nắm được lộ trình của các khoản thu tăng đó.
 
Để làm rõ hơn vấn đề này, PV VTC News đã liên lạc với ban lãnh đạo trường mầm non VSK nhưng nhà trường từ chối với lý do “đây là việc nội bộ của nhà trường và các bậc phụ huynh”.
 
Trao đổi với VTC News chiều 12/9, bà Lưu Minh Hường (đại diện của trường mầm non VSK ) cho biết, các vấn đề các khoản đóng góp phụ huynh thắc mắc đã được nhà trường giải quyết trong ngày 11/9. Tuy nhiên, bà Hường cũng từ chối trao đổi cụ thể về các kết quả đã đạt được giữa phụ huynh và nhà trường.  Bà Hường cũng cho biết thêm, đối với các phụ huynh vắng mặt hoặc vẫn cảm thấy bức xúc về các khoản phí đầu năm sẽ được mời lên làm việc trực tiếp với BGH nhà trường.
 
Không chỉ có trường mầm non VSK, nhiều trường mầm non tư thục khác trên địa bàn Hà Nội đều cũng tăng học phí trong năm học mới. Điều này cũng khiến nhiều phụ huynh “hốt hoảng” để lo thêm tiền cho con đóng học đầu năm.
 
Bà H.A- một chuyên gia giáo dục cho biết, rất khó xác định các khoản tiền của phụ huynh học sinh là tự nguyện hay không. Các phụ huynh sẽ sẵn sàng nộp thêm tiền nếu các khoản phí đó là công khai và minh bạch và không phải khoản thu nào cũng là tiêu cực trong đó.
 
“Quan trọng là các nhà trường, đặc biệt là các trường tư thục cần phải có một cách chi tiêu hợp lý, tránh việc phải thường xuyên huy động thêm nguồn tiền từ phụ huynh gây bức xúc trong tâm lý phụ huynh vì họ đã phải đóng với những mức học phí rất cao, cao hơn nhiều các trường công lập”.
 
Mọi bức xúc về vấn đề học phí và các khoản phí đầu năm học, phụ huynh có thể chia sẻ cùng tòa soạn.

(Theo vtc)

Ngoại trưởng Ấn Độ bàn về Biển Đông

Cập nhật: 15:07 GMT - thứ ba, 13 tháng 9, 2011


Ngoại trưởng Krishna của Ấn Độ sẽ thăm Việt Nam trong bốn ngày

Tuần này, Ngoại trưởng Ấn Độ, ông S. M. Krishna bắt đầu chuyến công du Việt Nam cùng với người tương nhiệm Việt Nam, ông Phạm Bình Minh chủ trì kỳ họp của Ủy ban Hỗn hợp Việt - Ấn lần thứ 14.

Theo báo chí Ấn Độ, chuyến đi của ông Krishna diễn ra "trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra mạnh mẽ tại vùng biển Nam Trung Hoa", và chỉ không lâu sau khi Hải quân Trung Quốc "quấy nhiễu" tàu của Ấn Độ thăm Việt Nam.
Được biết hai ông Krishna và Phạm Bình Minh sẽ cùng chủ trì cuộc họp về hợp tác hai bên vào thứ Sáu 16/9 này tại Hà Nội.

Hai bên sẽ bàn về hợp tác công nghệ thông tin, trao đổi văn hóa và kinh tế.

Tháng sau dự tính Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Ấn Độ.

Báo Ấn Độ, tờ Times of India cho hay chính quyền ở xác nhận sẽ thảo luận với Việt Nam về mọi chủ đề cùng quan tâm.

Hôm 22/07 vừa qua, một chiến hạm Ấn Độ bị hải quân Trung Quốc “quấy nhiễu” ở điểm trong Biển Đông, chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý.

Tàu Airavat trên đường từ Nha Trang ra Hải Phòng trong khuôn khổ một chuyến ghé thăm hữu nghị Việt

Nam đã bị phía Trung Quốc gọi điện hạch sách là họ đang vào "vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh".

Ḅộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định quyền tự do lưu thông trên các vùng biển quốc tế, kể cả Biển Đông và yêu cầu mọi quốc gia tôn trọng quyền qua lại theo luật pháp quốc tế.

Vẫn báo Times of India nói là Ấn Độ và Việt Nam là đã tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh.

Phía Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực và cung cấp cho quân đội Việt Nam một số phụ tùng dùng cho tàu chiến, phi cơ do Nga chế tạo.

Tháng trước, Đối thoại Chiến lược lần thứ hai và Tham khảo Chính trị lần thứ năm Ấn - Việt đã diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 cũng tại Hà Nội ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.

Sinh năm 1932, ông Somanahalli MallaiahKrishna từng làm bộ trưởng dưới các thời thủ tướng Indira Gandhi và Rajiv Gandhi trong thập niên 1980.

Cũng từng làm thống đốc bang Maharastra, ông tham gia nội các của thủ tướng hiện nay, Manmohan Singh tháng 5/2009 và nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Tù chính trị chết do "bệnh nặng" !

Cập nhật: 02:00 GMT - thứ tư, 14 tháng 9, 2011

Ông Trương Văn Sương

Người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao nói ông Trương Văn Sương (trong ảnh) qua đời do bệnh nặng dù đã được các bác sỹ chăm sóc.

Tù nhân chính trị mới chết trong tù ở Việt Nam, ông Trương Văn Sương, tử vong vì "bệnh nặng" trong thời gian ở trong tù, theo lời bình luận mới đưa ra của tân phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ông Sương "đã chết do một chứng bệnh nặng mặc dù đã được sự chăm sóc của các bác sỹ tại một bệnh viện," theo lời của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao, được hãng tin AP trích lời nói.
Ông Nghị, nguyên Giám đốc Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao, được hãng tin của Mỹ dẫn ý, cho hay ông Sương đã có "sức khỏe ổn định" khi trở lại trại giam tiếp tục thi hành án.

Người vừa được bổ nhiệm vào chức vụ mới, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Báo Chí, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, thay thế cho người tiền nhiệm bà Nguyễn Phương Nga, tân Thứ trưởng Ngoại giao, cũng cho biết, ông Trương Văn Sương, năm nay 68 tuổi, đã được "ra tù" để hoãn thi hành án, chữa bệnh trong một năm từ tháng Bảy năm ngoái.

Hôm 13/11, Human Rights Watch, Tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York đưa tin và báo động về việc ông Sương chết trong tù một hôm trước đó, như một tù nhân chính trị bị giam cầm với tổng thời gian "hơn ba thập niên."

Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, qua đời ngày 12/09 ở trại giam Nam Hà sau thời gian được cho là bị bệnh tim và huyết áp cao.

Ông từng thụ án tù sáu năm ở một trại cải tạo ở Quảng Bình sau năm 1975. Sau khi được thả, ông trốn sang Thái Lan, đi theo nhóm ông Trần Văn Bá, Việt Kiều Pháp, tổ chức kế hoạch 'đưa người và vũ khí đột nhập' vào Việt Nam.

Ông Trần Văn Bá sau đó bị kết án tử hình năm 1985, còn ông Sương bị tuyên án chung thân.

Tổ chức này cũng cho biết đây là trường hợp tù nhân chính trị thứ hai được phát hiện thiệt mạng trong tù, tính từ tháng Bảy năm nay.

'Lên tiếng quan ngại'
Linh mục Nguyễn Văn Lý

Linh mục Nguyến Văn Lý từng cho truyền thông biết ông bị hai lần biến chứng mạch máu não và bị liệt chi.

Trước đó, một tù nhân chính trị khác là ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đã qua đời trong tù hôm 11 tháng Bảy vì bệnh ung thư tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, chỉ vài ngày sau khi gia đình xin cho ông 'về nhà chờ chết,' nhưng không được trại giải quyết nguyện vọng.

Ông Trại, người bị bắt năm 1996 và kết án tù 15 năm với tội danh “đi ra nước ngoài chống chính quyền,” lẽ ra chỉ còn 5 tháng nữa là mãn án.

Gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế tiếp tục lên tiếng quan ngại về việc Chính quyền Việt Nam được cho là có xu hướng 'nặng tay hơn' với giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, tôn giáo, nhân quyền ôn hòa, cũng như về đối xử với nhiều tù nhân và cựu tù nhân chính trị, lương tâm.

Hai trong số các trường hợp đang được các tổ chức nhân quyền quan tâm là việc linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa lại nhà tù sau một năm hoãn thi hành án chữa bệnh, mặc dù ông vẫn chưa khỏi bệnh.

Trường hợp khác là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, người đã được công an thông báo với gia đình là bị "mất tay" sau khi tiếp tục bị giam giữ nhiều tháng liền dù đã mãn hạn tù, mà không được xét xử.

Người thân của ông Hải cũng lên tiếng cho hay gia đình không hề được nhà chức trách cho biết rõ ràng ông đang được giam giữ ở đâu cũng như sinh mạng hay sức khỏe của ông hiện ra sao.

'Lời khuyên từ chiến lược gia Cộng sản'

Cập nhật: 14:25 GMT - thứ hai, 12 tháng 9, 2011
Ông Trần Bạch Đằng
Ông Trần Bạch Đằng từng khuyên Hoa Kỳ nên dùng các nhóm chống chính quyền ở Afghanistan để lật đổ Taliban

Sau các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ trong tháng Chín năm 2001, Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh đã có điện tín, sau này bị lộ qua Wikileaks, gửi về Bộ Ngoại giao sau cuộc gặp với nhà cách mạng lão thành và khi đó là cố vấn cho chính phủ Việt Nam Trần Bạch Đằng.

Ông Trần Bạch Đằng, tên thật là Trương Gia Triều, người qua đời hồi năm 2007 ở tuổi 81, tiếp bà Judith Strotz, người phụ trách chính sách an ninh và quan hệ trong vùng Đông Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi đầu tháng 10 năm 2001.
Bấm Điện tín hôm 17/10 về cuộc gặp này có tựa đề "Cựu Bí thư cộng sản Sài Gòn đánh giá về cuộc chiến chống khủng bố và Đạo luật Nhân quyền Việt Nam."

BBC lược dịch một phần bức điện. Các số đánh trong bài là nguyên văn trong điện tín.

"1. Tóm tắt: Trong cuộc gặp với Vụ trưởng Vụ Đông Á Judith Strotz, cựu Bí thư cộng sản Trần Bạch Đằng bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ.
Ông cũng thể hiện sự bất bình đối với Đạo luật Nhân quyền Việt Nam (đang chờ Thượng viện xem xét) vì, ông nói, nó chĩa mũi một cách bất công vào Việt Nam so với các nước khác.
Cuộc nói chuyện với ông Trần Bạch Đằng, một chính khách tầm cỡ ở Nam Việt Nam, cho thấy sự phức tạp và tính nước đôi đang lẩn quất trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

LỜI KHUYÊN TỪ TƯ LỆNH TRẬN MẬU THÂN Ở SÀI GÒN
2. Khi gặp Vụ trưởng Vụ Đông Á Strotz hôm 8/10 tại nhà riêng, ông Đằng nói ông bị "sốc" trước vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.
Binh lính Mỹ ở Sài Gòn hồi Tết 1968
Ông Đằng nói ông không coi cuộc tấn công Mậu Thân là "khủng bố"

Ông nói chuyện giết thường dân đơn giản là điều "không thể chấp nhận được."

Ông Trần Bạch Đằng, [khi đó] 75 tuổi và từng là Bí thư Đảng Cộng sản trong giai đoạn 1965-1973, nói với bà Strotz rằng ông là Tổng tư lệnh (commander-in-chief) chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn và Chợ Lớn.
"Chúng tôi tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, nhưng chúng tôi không bao giờ xem đó là hành động khủng bố."

Ông Trần Bạch Đằng nói ông ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ và cũng ủng hộ việc lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan.

'Chính sách nguy hiểm'

3. Ông Trần Bạch Đằng nhớ lại khi Việt Minh củng cố quyền lực trong thập niên 50, họ đã có vài trận đánh chống lại dân quân phật giáo Hòa Hảo ở miền nam Việt Nam.

Sau khi tiêu diệt những lớp người đầu tiên của lực lượng Hòa Hảo, ông nói, Việt Minh đã bàn lại chiến thuật, không phải vì tổn thất mà vì "chúng tôi cảm thấy chúng tôi không thể giết người như thế được."
Ông cho rằng nếu lực lượng bộ binh Hoa Kỳ đổ bộ vào Afghanistan, họ có thể đối mặt với tình huống phức tạp tương tự.

Ông nói Hoa Kỳ cần dựa vào Liên minh Phương Bắc [lực lượng chống Taliban ở Afghanistan] hay một nhóm Afghanistan khác để lật đổ chế độ Taliban.

Trong một tuyên bố có vẻ mỉa mai từ một cựu Việt Cộng, ông nói nếu không có sự ủng hộ của người dân Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ khó chiến thắng.

4. Thông báo rằng ông đã trở thành công dân danh dự của thành phố Lubbock, Texas và thành viên danh dự của Câu lạc bộ Rotary [một tổ chức thiện nguyện] trong chuyến thăm đầu tiên tới Hoa Kỳ hồi năm 1999, ông Trần Bạch Đằng nói ông có nhiều bạn người Mỹ.
"Ông nói ông lấy làm tiếc về tổn thất nhân mạng của Hoa Kỳ có thể xảy ra và khuyên Hoa Kỳ nên có hành động quân sự nhanh chóng ở Afghanistan vì nếu không binh lính Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn trong mùa đông ở Afghanistan. "
Điện tín của Hoa Kỳ sau cuộc gặp với ông Trần Bạch Đằng

Ông nói ông lấy làm tiếc về tổn thất nhân mạng của Hoa Kỳ có thể xảy ra và khuyên Hoa Kỳ nên có hành động quân sự nhanh chóng ở Afghanistan vì nếu không binh lính Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn trong mùa đông ở Afghanistan.

Ông Trần Bạch Đằng nói ông phản đối mọi hình thức khủng bố trong đó có cả hành động khủng bố của các nhóm hay của người Palestine.

Tuy nhiên ông nói ông tin rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Israel trong quan hệ với người Palestine là "nguy hiểm"

Ông nói ông nghĩ rằng Hoa Kỳ cần dùng ảnh hưởng của mình để "kiềm chế Israel."

5. Giám đốc Vụ Đông Á cảm ơn ông Đằng đã ủng hộ và những kinh nghiệm của ông. Bà nói thêm Hoa Kỳ không muốn thấy thường dân Afghanistan bị chết hay bị thương và Hoa Kỳ đã có cố gắng cứu trợ nhân đạo lớn.

"CẤT ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM VÀO TỦ"

6. Vụ trưởng Vụ Đông Á Strotz đề nghị ông Đằng giải thích về phản ứng mạnh của Việt Nam chống lại Dự luật Nhân quyền Việt Nam hiện đang chờ Thượng viện xem xét.
Trong giọng nói thường thể hiện sự xúc động, ông Đằng nói nó đi ngược lại thông lệ quốc tế.

Đài tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam ở Washington

Ông Đằng khuyên Hoa Kỳ nên để quá khứ lại phía sau

"Chính cái tên của nó đã cho thấy nó chĩa mũi vào riêng Việt Nam," ông nói.

Ông thừa nhận rằng Việt Nam "không hoàn hảo" trong vấn đề nhân quyền nhưng nói rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam không kém khi so với các nước như Afghanistan.

7. Theo ông Đằng, Việt Nam chiến đấu cho tới tận năm 1975 để có được quyền con người căn bản nhất - độc lập.

Ông nói một quyền con người căn bản khác là đủ ăn.

Trong giai đoạn 1944-45, hai triệu người Việt Nam chết đói dưới sự cai trị của Nhật Bản.

So sánh với những điều đó, ông nói, vấn đề nhân quyền ngày hôm nay là điều nực cười.

Theo ông, lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng để cải thiện quyền con người của các công dân, nhưng không thể có được cải thiện trong ngày một, ngày hai.

'Như bạn bè'

8. Vụ trưởng Đông Á Strotz đưa ra chi tiết xung quanh bối cảnh dẫn tới Đạo luật Nhân quyền Việt Nam.
Bà giải thích rằng một số đại biểu quốc hội muốn cân bằng việc thông qua Hiệp ước Thương mại Song phương với việc thể hiện lo ngại của họ về nhân quyền ở Việt Nam.
"Tôi gợi ý nên cất đạo luật nhân quyền Việt Nam vào tủ. Thay vào đó chúng ta nên khuyên bảo nhau như bạn bè."
Cố lão thành cách mạng Trần Bạch Đằng

Bà cũng nói Đạo luật bao gồm quyền phủ quyết của Tổng thống cho một số điều khoản chính.

9. Ông Trần Bạch Đằng không cảm thấy thuyết phục.

Ông nói Việt Nam "không phải là nhà nước mọi rợ" và lại chỉ ra Taliban làm ví dụ, nhưng Đạo luật Nhân quyền Việt Nam đã coi Mỹ là người phán xét các vấn đề nội bộ của Việt Nam.

Ông chỉ ra rằng trong quá khứ Pol Pot gây ra "sự tàn phá khủng khiếp" nhưng Hoa Kỳ chậm trễ khi phản đối các hành động của Khmer Đỏ.

"Chúng tôi phải để quá khứ lại sau," ông nói.

"Tôi gợi ý nên cất đạo luật nhân quyền Việt Nam vào tủ. Thay vào đó chúng ta nên khuyên bảo nhau như bạn bè."

Ông nói thêm Việt Nam sẵn sàng tiếp tục thảo luận vấn đề nhân quyền trong quá trình ngoại giao thường lệ.

10. Với tư cách là cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản và cố vấn hiện nay cho chính phủ, các ý kiến của ông Trần Bạch Đằng - sự ủng hộ và cảm thông thực sự với cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ đi kèm với sự bất bình về Đạo luật Nhân quyền Việt Nam - có nhiều khả năng phản ánh ý kiến của các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ già hơn."

500 TÀU CÁ TRUNG QUỐC NGANG NHIÊN HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG SA

 

Tàu cá Trung Quốc tràn ngập Trường Sa

Khoảng 500 tàu cá Trung Quốc đang ngang nhiên hoạt động lâu dài ở khu vực Trường Sa của Việt Nam. Thông tin trên được Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) Ngô Tráng tiết lộ trên Tân Hoa xã. Ông này nói rằng sở dĩ có nhiều tàu đến vậy bởi chính quyền Trung Quốc đã tổ chức cho ngư dân phát triển dự án nuôi cá lồng tại đầm nhiệt đới khu vực Mỹ Tế (tức Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa).

Con tàu đa chức năng Quỳnh Phú Hoa Ngư - 01 vừa được tung đến Trường Sa từ ngày 10.9 từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam trực thuộc Công ty TNHH phát triển ngư nghiệp Quỳnh Phú Hoa Ngư. Công ty này mới thành lập vào tháng 3.2010. Với trọng tải 1.200 tấn, đây là con tàu lớn nhất trong số 500 tàu cá trên, có trang thiết bị hiện đại. Khi thông tin về tàu Quỳnh Phú Hoa Ngư-01 vừa được công bố, trên không ít các diễn đàn quân sự Trung Quốc như Wenhui.ch, T.qq.com, Xfjs.org, Picaes.com/topic... đã nảy sinh tranh luận sôi nổi. Nhiều ý kiến nghi ngờ con tàu này được trang bị vũ khí và có thể có cả tên lửa. 

Ngọc Bi
Nguồn: Thanh Niên

Trong một bản tin khác của Thanh Niên ngày 11/9/2011.
Trung Quốc lại đưa tàu đến Trường Sa

Giáo dân Cầu Rầm tiếp tục biểu tình trước UBND Thành phố, nhà cầm quyền lại khất lần

Giáo dân Cầu Rầm tiếp tục biểu tình trước UBND Thành phố, nhà cầm quyền lại khất lần
Đúng theo lịch hẹn, bắt đầu từ 6h sáng ngày 12/09/2011, hàng ngàn giáo dân Cầu Rầm tiếp tục kéo đến trụ sở tiếp dân – UBND TP Vinh nhằm biểu dương tinh thần đoàn kết, đồng thời yêu cầu chính quyền trả lời dứt khoát về tương lai khu đất của nhà thờ Cầu Rầm đang bị cưỡng chiếm phi pháp.

Cũng xin được nhắc lại sự kiện trước đó, vào ngày 09/09/2011, hơn 1000 giáo dân đã bất ngờ kéo đến trụ sở UBND TP để yêu cầu làm việc. Hôm ấy, phía chính quyền trở nên rất lúng túng, vội tìm cách xoay xở bằng lối làm việc quanh co, đùn đẩy như thường thấy. Tuy nhiên, trước áp lực của hàng ngàn người dân đang rất bất bình, đại diện chính quyền buộc phải hẹn lại một buổi làm việc vào ngày 12/09 để trả lời rõ ràng hơn.


Được biết, trong thời gian chờ đợi cuộc hẹn tiếp theo, phía giáo dân đã thể hiện tinh thần đoàn kết ngày một dâng cao, với quyết tâm đòi lại bằng được công lý. Có lẽ đánh hơi thấy được mức độ nghiêm trọng vụ việc, cộng với nỗi sợ hãi về những việc làm sai trái của mình, phía chính quyền đã loay hoay tìm cách chống đỡ. Hôm 11/09, công an đã gọi điện cho cha Dom. Phạm Xuân Kế – quản xứ Yên Đại thuộc giáo hạt Cầu Rầm, với nội dung đề nghị cha khuyên giáo dân “từ bỏ” cuộc gặp gỡ, tiếp dân ngày mai (12/09).


Tuy nhiên, lời đề nghị này đã bất thành.



Sau nhiều ngày trời Vinh mưa tầm tã, sáng ngày 12/09/2011, thời tiết đã tốt hơn. Từ rất sớm, nhiều giáo dân Cầu Rầm đã bắt đầu có mặt, mang theo đồ ăn, nước uống đứng chờ trước cộng trụ sở UBND TP Vinh. Một giáo dân chia sẻ ” “Vì chúa, chúng tôi không sợ phải đấu tranh để đòi lại mảnh đất thiêng liêng. Chúng tôi phải giành lại bằng được đất nhà thờ, vì đất thánh chỉ để xây nhà thờ”.



Ngay khi những giáo dân đầu tiên xuất hiện, lực lượng CA bắt đầu thực hiện kế hoạch chống đỡ. Khoảng 06h30 sáng, một xe công an chạy đến, bắt đầu khiêng vác những bảng “Cấm” bày la liệt trên vỉa hè, chung quang khu vực Ủy ban. Những tấm bảng này nội dung chỉ có một chữ “Cấm”, không hiểu là cấm gì đây ?


Đến khoảng hơn 7 giờ sáng, hàng ngàn giáo dân Cầu Rầm đã đổ về trụ sở UBND TP Vinh trong tinh thần đoàn kết, với thái độ hết sức ôn hòa. Trong buổi làm việc hôm nay, chỉ có 12 người đại diện cho giáo dân được vào làm việc với lãnh đạo TP. Trước khi vào làm việc, một người trong ban mục vụ giáo xứ Cầu Rầm – cũng là người đại diện giáo dân đã căn dặn bà con cố gắng kiên nhẫn chờ đợi.


Khoảng 07h30, buổi làm việc bắt đầu. Bên ngoài, lực lượng công an gồm đủ các thành phần được huy động & dàn quân. Một bảng “Cấm quay phim chụp hình” được đặt ngay trước cổng. Đoạn đường Lê Mao dẫn vào trụ sở tiếp dân dày đặc lực lượng công an chìm nổi. Một số “giáo gian cộng sản” cũng đã được chỉ đạo trà trộn để kích động, chia rẽ, xoa dịu giáo dân không được thì phá bĩnh. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại vì các giáo dân đều tỏ ra trật tự, ôn hòa và điều đặc biệt là hết sức kỷ luật, đoàn kết.



Khoảng 9h15 buổi làm việc kết thúc, khi giáo dân vừa thấy đoàn đại diện đi ra thì ai nấy đều vui mừng vỗ tay. Niềm hi vọng về một buổi làm việc mang lại kết quả tốt đẹp cho giáo xứ bỗng chốc tiêu tan, nhiều tiếng thở dài thất vọng, những người dân nhỏ bé tiếp tục … được hẹn ở cửa quan. Rốt cuộc, kết quả buổi làm việc lần này là lại “hẹn” “khất”. Chính quyền lại hẹn 10 ngày sau sẽ có kết quả. Khi biết thế này giáo dân ai nấy đều bức xúc với chiêu bài “khất” lần khất lượt của chính quyền.

Hiển nhiên là giáo dân Cầu Rầm biết con bài lần lữa này của chính quyền Nghệ An nói chung và TP Vinh nói riêng đối với đất Thánh của họ. Song có lẽ đây là những bước nhẫn nhịn cuối cùng của họ và cũng là cơ hội cuối cùng cho nhà cầm quyền biết  “quay đầu lại là bờ:.


9h30 tất cả giáo dân đã cùng nhau về nhà thờ. Cha quản hạt cầu rầm F.x Hoàng Sĩ Hướng  đã gặp giáo dân để động viên tinh thần và kêu gọi giáo dân cùng hiệp thông với nhau, để cầu nguyện cho công lý – hòa bình.

Trình độ ngoại ngữ của UBND Thành phố Vinh
Nô nức xem bảng thông tin
Về Nhà thờ Cầu Rầm


Anton. Hồng Ân

Lở núi ở nhà máy thủy điện Bản Vẽ

Trưa 13/9, một khối núi đổ sập vùi lấp toàn bộ đường vào nhà máy thủy điện Bản Vẽ, xã Yên Na (Tương Dương, Nghệ An).

Khu vực sạt lở là quả đồi lớn nằm sau nhà máy thủy điện Bản Vẽ. Hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người.
Bản Vẽ là công trình thủy điện lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ. Cách đây 4 năm từng xảy ra vụ sập núi khiến 18 công nhân thiệt mạng. Ảnh: Nguyên Khoa. 
Ông Nguyễn Hữu Thịnh, Phó giám đốc Công ty thủy điện Bản Vẽ cho biết, mấy ngày qua, ở khu vực này liên tục có mưa khiến cho kết cấu địa chất ngọn núi phía sau nhà máy bị yếu gây ra hiện tượng sạt lở. Hiện lực lượng chức năng giải phóng các khối đất đá bị sập.
Thủy điện Bản Vẽ được Chính phủ tập trung đầu tư, xây dựng tại Nghệ An, là công trình thủy điện lớn với công suất thiết kế 320 MW. Cách đây 4 năm, cũng tại Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, hàng triệu mét khối đất đá đổ sập khiến 18 công nhân thiệt mạng.
Nguyên Khoa

1,5 triệu đồng một kg thịt trâu chọi

Trong ngày 12-13/9, hàng nghìn người dân Nghệ An đổ về xã Nghi Thái huyện Nghi Lộc để xem lễ hội chọi trâu lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Trâu vô địch được xẻ thịt bán với giá 1,5 triệu đồng một kg.
> Những pha tranh tài của trâu chọi

Ngày 11-13/9, 16 chú trâu mộng chia làm 2 vòng đấu để chọn ra con vô địch. Cuối cùng trâu đực của ông Đặng Văn Ngọc ở xã Nghi Thái thắng cuộc, chủ của nó được tặng 15 triệu đồng.
Sau lễ hội, tất cả trâu thắng hay thua đều được xẻ thịt tại chỗ. Trâu thua được bán với giá 500.000 đồng một kg, trâu vô địch 1,5 triệu đồng một kg. Tuy giá cao, nhưng người dân vẫn tranh nhau mua.
Nguyên Khoa

Một ông Nam Hàn ‘coi mắt’ 6 cô gái Việt

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/mot-ong-nam-han-coi-mat-6-co-gai-viet.html

Một ông Nam Hàn ‘coi mắt’ 6 cô gái Việt . Với mỗi một cô dâu “lọt vào mắt xanh” của ông chồng Nam Hàn thì tú bà được trả công 2,000 đô.

Bắt tú bà 20 tuổi của đường dây gái gọi hạng sang

SÀI GÒN (LD) - Trưa ngày 12 tháng 9, sáu cô gái bị bắt quả tang cùng với 3 người trong nhóm tổ chức tuyển cô dâu cho đàn ông Nam Hàn tại khách sạn SÐ ở đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình.


Các cô gái bị tình nghi làm gái mãi dâm. (Hình: Báo Lao Ðộng)


Hai người cầm đầu tổ chức này là bà Lê Thị Ngọc, cư dân quận Gò Vấp và ông Kim Joo Hee, người Nam Hàn cho biết đã cùng phối hợp làm môi giới hôn nhân từ đầu năm 2011 đến nay. Với mỗi một cô dâu “lọt vào mắt xanh” của ông chồng Nam Hàn thì bà Ngọc được trả công 2,000 đô.

Báo Lao Ðộng cho biết, bà Ngọc đã tuyển chọn và lập một danh sách các cô dâu Việt Nam sẵn sàng ra mắt các ông chồng Nam Hàn. Ða số cô dâu của bà là các cô gái miền Tây trong độ tuổi từ 18 đến 22.

Vào ngày giờ nói trên, theo lời hẹn, bà Ngọc triệu tập 6 cô gái trong danh sách lập sẵn đến phòng nghỉ khách sạn SÐ để ra mắt một ông chồng Nam Hàn tên Park Moung Chan. Xui xẻo, trong khi đang diễn ra cảnh ra mắt chồng và coi mắt vợ giữa một ông Nam Hàn và 6 cô gái Việt thì công an ập vào bắt được quả tang.

Mặt khác tại Hà Nội mới đây, một cô gái mới 20 tuổi lộ diện vai trò tú bà sành sõi nhiều năm nay, chuyên điều hành một đường dây mãi dâm hạng sang. Cô gái tên Bùi Thị Tuyến, cư dân huyện Long Biên, Hà Nội.

Thông qua cô tú bà này, các ông được cung cấp “gái gọi” khi yêu cầu. Họ hẹn nhau ở khách sạn để một bên trao người và một bên giao tiền. Chiều ngày 12 tháng 9, cô tú bà Tuyến bị bắt trong lúc đang cùng với một cô gái khác ngồi tại một khách sạn ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội chờ khách “sộp”.

Cô Tuyến nhìn nhận đã thu của mỗi người khách 150 đô, giữ lại 20% huê hồng rồi đưa cho các cô gái bán dâm số tiền còn lại. Cô Tuyến còn cho biết, tất cả khách của cô đều là “đại gia,” hoặc những người thành đạt, có địa vị trong xã hội. Mỗi khi có “nhu cầu,” các ông này liên lạc trực tiếp với cô Tuyến, được cung cấp một số hình ảnh của các cô gái để tha hồ lựa chọn. (P.L.)

Trung Quốc triệt phá đường dây buôn bán "dầu cống rãnh"


13/09/2011 15:22:28
Nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ 32 người vì hành vi sản xuất và buôn bán số lượng lớn dầu ăn vét từ cống rãnh trong chiến dịch trấn áp mạng lưới tội phạm hoạt động tại 14 tỉnh thành, theo Bộ Công an nước này trong hôm nay, 13/9.

Báo Thanh niên dẫn nguồn từ hãng Reuters dẫn thông báo của Bộ Công an Trung Quốc cho biết, công an đã tịch thu hơn 100 tấn "dầu cống rãnh" vốn được chế biến từ loại dầu vét từ cống rãnh sau các nhà hàng.

Lực lượng chức năng Trung Quốc kiểm tra quy trình chế biến
Lực lượng chức năng Trung Quốc kiểm tra quy trình chế biến "dầu cống rãnh" - Ảnh: AFP


Các nghi can bị bắt giữ trong một phần cuộc điều tra vốn bắt đầu từ tháng 3 ở tỉnh Chiết Giang. Bộ Công an Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ loại bỏ thị trường "dầu cống rãnh" ở nước này.

"Thông qua quá trình điều tra khó khăn, vụ án không chỉ đập tan một chuỗi sản xuất dầu cống rãnh mà còn phanh phui các chi tiết giấu kín về quá trình sản xuất dầu ăn độc hại một cách tham lam vô độ của những kẻ phạm tội", thông báo của công an Trung Quốc viết.

Những vụ bê bối về "dầu cống rãnh" đã xuất hiện tại Trung Quốc từ một vài năm và hình ảnh về việc dầu được múc từ cống rãnh đã lan truyền rộng rãi trên mạng.

Mới đây, tổ chức vận động môi trường Greenpeace cũng đã phát hiện các loại rau xanh được bày bán ở ba chuỗi siêu thị Tesco, Lianhua, tại Trung Quốc chứa một số loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng. 

Những loại thuốc trừ sâu này có chứa các thành phần hóa học, trong đó có chất organophosphates, được liệt vào nhóm gây nguy hiểm cao trong danh sách công bố của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Chất này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cũng như khả năng sinh sản của nam giới.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Việt Nam thăm TQ


13/09/2011 17:14:13

Đoàn cán bộ Chính trị cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu sẽ sang thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 14-19/9.

Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ảnh: Internet
Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ảnh: Internet
Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thượng tướng Lý Kế Nại, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Cùng đi có các Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 4; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Chính ủy Quân khu 1; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Chính ủy Quân khu 3; Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7.

Trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân; Đại tá Lê Văn Cầu, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại; Đại tá Chu Ngọc Nho, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Trung Quốc, cũng tham gia đoàn.

Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nằm trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại quốc phòng năm nay, nhằm tiếp tục phát triển quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" giữa hai nước, theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt" mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thỏa thuận, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa quân đội và nhân dân hai nước.

(Theo TTXVN)

Hàng chục hộ dân phản đối trước công ty địa ốc Res


Hàng chục hộ dân đã đến công ty địa ốc Res 10 ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh để phản đối chính sách đền bù giải phóng mặt bằng tại khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, phường PHước Long A, PHước Bình, quận 9.

Người dân bất bình vì chủ đầu tư đã đưa ra mức đền bù không công bằng giữa các hộ dân, dẫn đến khiếu kiện. Theo trưởng ban thanh tra nhân dân phường Phước Long A, hiện vẫn còn 81 hộ không chịu mức đền bù. Có 26 hộ đã nhận tiền đợt 1 là hơn 400 ngàn đồng một mét vuông đất nhưng khi giá bồi thường đợt hai tăng lên hơn 1 triệu đồng thì không chấp nhận.
Ngoài ra, mặc dù các thủ tục bàn giao đất chưa hoàn tất, nhưng giá đất nền tại khu này đã được giao bán với mức từ 12 triệu rưỡi đến 22 triệu đồng một mét vuông, cao hơn từ 20 đến 93 lần so với giá đền bù cho dân.  Tổng giám đốc công ty Res 10 chỉ đồng ý hỗ trợ cho 8 hộ chính sách, đảng viên số tiền 100 triệu đồng mỗi hộ và tiền thưởng 5 triệu đồng. 
Dự án khu dân cư Bắc Rạch Chiếc là dự án được thủ tướng phê duyệt từ năm 2001, với diện tích 82 hec ta. Công ty Res 10 được nhận hơn 785 ngàn mét vuông để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. tuy nhiên sau 10 năm, dự án hạ tầng vẫn chưa làm xong, thậm chí chưa đền bù, giải phóng xong mặt bằng. 

Lao động bất hợp pháp tại Malaysia có thể bị trả về nước


2011-09-13

Malaysia vẫn đang cho tiến hành chương trình đăng ký và kiểm tra kể cả đối với lao động nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp, qua đó nhiều ngàn công nhân không hợp lệ Việt Nam có thể bị gởi trả về nước nếu không tuân thủ qui định của chương trình đang được gia hạn này.

RFA file

Kuala Lumpur: Trạm xe lửa Trung tâm "KL Sentral": một nơi mà các công nhân nước ngoài nhập cư thường tụ tập


Với mục đích tăng cường sự quản lý đồng thời ngăn chặn các vấn đề xã hội cũng như tội phạm liên quan tới người nhập cư, chương trình vừa nói , gọi tắt là 6P, bao gồm nhiều việc như lấy dấu tay, phân loại, ân xá, giám sát và trục xuất. 

Chính sách hợp pháp hóa của Malaysia

Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, trong số những lao động nhập cư đã đăng ký, Việt Nam có gần năm chục nghìn lao động hợp pháp và mười hai nghìn lao động bất hợp pháp. Tin cũng nói chính phủ Malaysia tiếp tục thực hiện chương trình này như một cơ hội ân xá,  bởi theo lẽ chương trình đã hết hạn từ ngày 31 tháng Tám nhưng được gia hạn tới giờ này.  
Như vậy những người nhập cư và làm việc bất hợp pháp mà nếu có đăng ký theo qui định thì hoặc là được chính quyền sở tại lập thủ tục cho về nước hoặc được xem xét để hợp pháp hóa nếu đang có việc làm ở bản địa.
Từ Hà Nội, phó cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước trực thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội,  bà Hoàng Kim Ngọc, giải thích rõ hơn:
Trong số mười hai ngàn đấy không phải toàn bộ là lao động Việt Nam, cũng không phải tất cả đều bị trục xuất. Chủ trương của họ là tất cả những ai mà đang có việc làm thì ra đăng  ký để hợp pháp hóa công việc đấy  tại vì trước nay là họ làm việc bất hợp pháp. 
Trong số mười hai ngàn đấy không phải toàn bộ là lao động Việt Nam, cũng không phải tất cả đều bị trục xuất. Chủ trương của họ là tất cả những ai mà đang có việc làm thì ra đăng  ký để hợp pháp hóa công việc đấy  tại vì trước nay là họ làm việc bất hợp pháp. 
bà Hoàng Kim Ngọc
Công nhân kỹ thuật Việt Nam trong 1 công xưởng nước ngoài (ảnh minh họa)
Công nhân kỹ thuật Việt Nam trong 1 công xưởng nước ngoài (ảnh minh họa)
Thế còn đối với những người không có công ăn việc làm mà có nguyện vọng về nước thì họ sẽ cho về. Đây là họ tạo điều kiện và tạo những biện pháp tối ưu rồi. 

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam còn loan rõ là những người ở Malaysia, chưa đăng  ký hoặc đã đăng ký rồi, được xếp vào diện phải về nước mà không chịu về khi đến thời hạn 31 tháng Mười  này, kể cả người đang có việc làm nhưng không thực hiện thủ tục xin cấp phép lao động, tức là được hợp thức hóa, thì sẽ đối diện với nguy cơ bị bắt giữ  một khi chính phủ sở tại phát động chiến dịch kiểm tra bắt đầu tháng Mười Một năm nay.
Tính đến lúc này chỉ mới 180 lao động bất hợp pháp Việt Nam ra đăng ký lấy dấu tay với cơ quan hữu trách Malaysia. Theo phó cục trưởng Hoàng Kim Ngọc thuộc Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, Việt Nam từng khuyến cáo điều này với lao động bất hợp pháp ở Malaysia từ trước: 
Nếu mình cố tình không hợp tác thì lúc ấy họ buộc phải có chính sách cứng rắn. Mình đã khuyên từ lâu rồi , báo chí và các phương  tiện của mình đã nhắn nhủ qua người lao động cũng như gia đình của người lao động rồi. Ban quản lý lao động của mình ở Malaysia cũng đã hướng dẫn người lao động là những ai có công ăn việc làm thì đăng ký theo hướng dẫn của nước bạn.
Nói chung người Việt mình thì đấy là những người lao động và họ ra ngoài hay ở lại cũng chỉ vì mục tiêu  công việc để có thu nhập tốt hơn chứ không làm điều gì xấu. Nhưng theo qui định của bạn và theo thỏa thuận giữa mình với bạn thì không được và họ đành phải trở về thì họ thiệt thòi. 
bà Hoàng Kim Ngọc
Nói chung người Việt mình thì đấy là những người lao động và họ ra ngoài hay ở lại cũng chỉ vì mục tiêu  công việc để có thu nhập tốt hơn chứ không làm điều gì xấu. Nhưng theo qui định của bạn và theo thỏa thuận giữa mình với bạn thì không được và họ đành phải trở về thì họ thiệt thòi.
Viên chức của Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước  còn khẳng định người nhập cư và lao động bất hợp pháp ở Malaysia nên tận dụng cơ hội mà bà gọi là chính sách hợp pháp hóa của Malaysia tạo điều kiện cho người lao động có được công việc ổn định và hợp pháp trên đất nước của họ. 
Có thể nói Malaysia là thị trường xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam ở Châu Á, tức chỉ sau Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Nhật Bản. Công nhân Việt Nam sang Malaysia làm việc trong các công trường xây dựng hay trong các hãng xưởng điện tử và  công nghiệp nặng.  
Ngoài người Việt Nam, Malaysia còn tiếp nhận lao động từ Indonesia, Philippines, Miến Điện, Thái Lan vân vân. 
Với số lao động nhập cư bất hợp pháp càng ngày càng cao, từ ba năm qua Malaysia nhiều lần phát động những đợt kiểm tra và những biện pháp xử phạt cứng rắn như bắt giữ hay trục xuất cho tới  khi tiến hành chương trình kiểm tra 6P này.