THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 September 2011

Thị trường Trung thu: Thưa thớt đồ chơi truyền thống

Còn hơn tuần nữa mới đến rằm trung thu, nhưng không khí trung thu đã nhộn nhịp trên nhiều đường phố Hà Nội, nhất là tại những địa điểm bán đồ chơi như phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Lược…
 
Phố Hàng Mã vào mùa Trung thu
Phố Hàng Mã vào mùa Trung thu.
Giá tăng không cao
Ngay từ chập tối, phố Hàng Mã, Lương Văn Can trở nên lấp lánh, rực rỡ trong ánh sáng của của những đồ chơi nhiều màu sắc. Cả con phố nhộn nhịp cảnh người dạo phố lẫn sắm sửa cho con cái chuẩn bị cho ngày trung thu.
So với năm trước, giá cả các đồ chơi trung thu năm nay giá tăng không nhiều, khá hợp túi tiền của người mua. Giá bán lẻ các đồ chơi tăng ở mức 10 – 20%. Ít các mặt hàng vượt trên giá 200.000. Chẳng hạn, giá một chiếc mặt nạ nhựa hình Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… là 10.000 đồng; Chiếc gậy sáng giá dao động từ 60.000 – 70.000 đồng; con gà bông được chào giá 20.000 đồng; mũ nhựa giá 60.000 đồng, đèn ông sao giá bán là 15.000 đồng…
 
Chiếc mũ này được bán với giá 30.000 đồng
Chiếc mũ này được bán với giá 30.000 đồng.
Tuy nhiên, thị trường đồ chơi năm nay không thực sự phong phú, ít xuất hiện nhiều mẫu mã mới. Người mua vẫn chỉ có thể chọn lựa những món đồ khá quen thuộc như những năm trước: bộ đồ xếp hình, mặt nạ, tóc giả, siêu nhân, máy bay, các loại đèn Trung thu…
Riêng với đèn trung thu, năm nay có thêm những loại mới có hình thù ngộ nghĩnh: mèo máy Đô-rê-mon, chuột Mickey, con gà trống…Loại đèn này, tùy kích thước, mẫu mã mà có giá từ 20.000 đến 40.000 đồng. Ngoài ra có thêm loại mũ nỉ có hình con thỏ, sóc… được bán với giá 30.000 đồng.
Chị Hà, chủ một sạp hàng trên phố Hàng Mã cho hay, năm nay mặt hàng tóc giả, mũ nón… không còn hút khách. Mặt hàng được nhiều khách lựa chọn lại là gọng kính nhiều màu để kết hợp với tai thỏ, cánh thiên thần…
Do nhiều người đi mua sắm sớm và buổi tối có tuyến phố đi bộ nên lượng khách tham quan khá đông. Vì vậy cảnh ùn tắc diễn ra khá thường xuyên trên lối Hàng Mã, Chả Cá… Lực lượng công an phường thường xuyên có mặt tại các ngã tư, góc phố nhằm bảo đảm các phương tiện lưu thông, trật tự buôn bán, mặt khác cũng đảm bảo mặt hàng bày bán tại phố không vi phạm quy định.
 
Xuất hiện nhiều đèn lồng giấy có hình thù ngộ nghĩnh
Xuất hiện nhiều đèn lồng giấy có hình thù ngộ nghĩnh.
 
Các mặt hàng ngoai nhập (chủ yếu hàng Trung Quốc) có mặt đầy các gian hàng
Các mặt hàng ngoai nhập (chủ yếu hàng Trung Quốc) có mặt đầy các gian hàng.
Thưa thớt đồ chơi truyền thống
Khác với cảnh sôi nổi, có màu sắc hứng khởi của các loại đồ chơi điện tử ngoại nhập mà phần nhiều là hàng Trung Quốc, những đồ chơi dân gian truyền thống chỉ thấy lèo tèo, thưa thớt.
Các cửa hàng, sạp hàng bày đồ chơi truyền thống lác đác đếm trên đầu ngón tay. Những trống con, đầu lân, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi mặt ỉn, mặt nạ ông địa… khiêm tốn, lọt thỏm trong không gian màu sắc, âm thanh của các gian hàng đồ chơi Trung Quốc. Thậm chí, trên phố Hàng Mã năm nay, thiếu hẳn góc nhỏ của tò he; cây đèn cu cũng tìm mỏi mắt hơn mới thấy…
Một chủ hàng bày bán trống trên phố Hàng Mã cho hay, những đồ chơi truyền thống không thu hút được khách. Thi thoảng mới có người tới xem hàng, nhưng cũng không mặn mà mua bán.
 
Ít người mặn mà với đồ truyền thống
Ít người mặn mà với các đồ chơi truyền thống.
Khi được hỏi, nhiều chủ hàng lí giải, các loại đồ chơi Trung Quốc được nhiều người chọn lựa hơn do có kiểu dáng bắt mắt, trông hiện đại hơn. Giá cả không quá đắt lại có nhiều sự lựa chọn. Bởi vây rất ít các ông bố, bà mẹ thay vì mua đèn ông sao lại chọn những loại đèn, đồ chơi của Trung Quốc vừa có đèn vừa có nhạc; chọn súng có đèn và nhạc thay cho những chiếc trống bỏi, dù chỉ có 2.000 đồng /chiếc…
 
(Theo Tienphong)

Chiến lược đông tiến của Hải quân Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh ở miền đông. Vùng ven biển miền đông nước này đang chứng kiến sự củng cố và mở rộng một cách đều đặn từ những lực lượng vũ trang.

Trong nhiều thập niên, bộ chỉ huy miền đông của hải quân thường đóng “vai thứ” so với bộ chỉ huy miền tây, có trụ sở ở Mumbai. Từ lâu được coi là “cánh tay phải” của hải quân, bộ chỉ huy miền tây thu hút sự quan tâm lớn nhất của các tài nguyên và những nhà hoạch định chiến chiến lược.

Giờ đây, xu thế đang thay đổi. Các nhà chiến lược ngày càng “gán” một vai trò lớn hơn cho bộ chỉ huy miền đông trong chiến lược hải quân và chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Động thái này một phần bắt nguồn từ nhận thức về sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, nó cũng là một phần của nỗ lực kéo dài hai thập niên qua mà Ấn Độ thực hiện tập trung vào ngoại giao, kinh tế và sức mạnh quân sự trong chiến lược tổng thể gọi là “Hướng Đông”. Bên cạnh đó, định hướng hướng đông mới của hải quân Ấn Độ còn nhằm mục tiêu tạo lập cho nước này vị thế là một người chơi quan trọng trong cấu trúc an ninh mới nổi của châu Á – Thái Bình Dương.

Hải quân Ấn Độ đứng thứ năm thế giới với ba bộ chỉ huy chính miền tây, miền đông và miền nam. Bộ chỉ huy miền đông đóng ở Visakhapatnam thuộc Andhra Pradesh là căn cứ của lực lượng tàu ngầm hải quân Ấn Độ. Một đơn vị chỉ huy chung thành lập năm 2001 tại Cảng Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar.
Bộ chỉ huy hải quân miền đông được tăng cường đáng kể trong vài năm gần đây. Năm 2005, đơn vị này có 30 tàu chiến. Sáu năm sau đó, con số này tăng lên 50 – gần bằng 1/3 toàn bộ sức mạnh hạm đội của Hải quân Ấn Độ – và sẽ tiếp tục tăng hơn nữa.

Tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ INS (Indian Naval Ship) Viraat sẽ được bàn giao cho bộ chỉ huy miền đông sau khi INS Vikramaditya (nâng cấp từ tàu sân bay của Nga mang tên Đô đốc Gorshkov) gia nhập bộ chỉ huy miền tây. Toàn bộ năm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Rajput (nâng cấp từ các phiên bản tàu khu trục lớp Kashin của Nga) từng ở bộ chỉ huy miền tây cũng đã gia nhập hạm đội miền đông.
Con tàu duy nhất mà Hải quân Ấn Độ mua từ Mỹ, tàu đổ bộ USS Trenton, giờ đây đổi tên thành INS Jalashwa, đã thuộc về bộ chỉ huy miền đông. Nó sẽ sớm hoạt động chung với các tàu khu trục tàng hình sản xuất nội địa INS Shivalik, INS Satpura và INS Sahyadri cũng như máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I Poseidon sản xuất ở Mỹ và tàu chở dầu mới mua từ Italy, INS Shakti.

Bộ chỉ huy miền tây cũng sẽ chịu trách nhiệm về các tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ. INS Arihant, trong quá trình thử nghiệm trên biển đã được xây dựng ở Visakhapatnam. Hai tàu ngầm hạt nhân khác cũng đang được chế tạo tại đây. Bộ chỉ huy này có các căn cứ ở Visakhapatnam và Kolkata, cũng như sẽ sớm có một căn cứ mới ở Tuticorin và Paradeep. Ngoài các sân bay quân sự hải quân ở Dega và Rajali, bộ chỉ huy miền đông đã có thêm một sân bay mới là INS Parundu tại Uchipuli, nơi triển khác các máy bay do thám không người lái. Thông tin trên các phương tiện truyền thông đã bóng gió về một căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở đâu đó gần Visakhapatnam. Mang mật danh Varsha, dự án này vẫn nằm trong diện phải giữ kín.

Khoảng cách giữa các bộ chỉ huy miền tây và miền đông dường như thu hẹp dần. Trong bối cảnh gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của bộ chỉ huy miền đông, Hải quân Ấn Độ gần đây đã ra quyết định thăng cấp cho các tướng lĩnh miền đông ngang hàng với các cộng sự tại bộ chỉ huy hải quân miền tây.

Mối lo Trung Quốc
Bờ biển phía đông Ấn Độ giáp với sáu quốc gia ven biển: Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia – xuyên qua Vịnh Bengal. Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm giữa bờ biển phía đông và Eo biển Malacca.

Trung Quốc, dù không phải là quốc gia ven biển nằm trong Vịnh Bengal hay Ấn Độ Dương, nhưng đang ngày càng củng cố sự hiện diện của mình trong các khu vực này bằng cách xây dựng các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quốc phòng mạnh mẽ với các nước ven biển, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng hải quân/thương mại với hai mục đích sử dụng (dân sự và quân sự).

Bên cạnh Gwadar ở Pakistan nằm trong Biển Ảrập, Trung Quốc còn đang xây các cảng ở Hambantota thuộc Sri Lanka và Chittagong ở Bangladesh. Tại Myanmar, họ tiến hành nâng cấp một số cảng ở Sittwe, Kyaukpyu, Bassein, Mergui và Yangon, đồng thời xây dựng những cơ sở radar, tiếp nhiên liệu tại những căn cứ hải quân ở Hainggyi, Akyab, Zadetkyi và Mergui.

Sự hiện diện của Trung Quốc ở các cảng này hiện tại có thể là vô hại. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Ấn Độ cảnh báo rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng những cảng họ đầu tư cho mục đích quân sự hoặc chiến lược. Giới phân tích nói, khi đã thiết lập ảnh hưởng vững chắc ở các nước này, những yêu cầu của Trung Quốc cũng sẽ dần có được.
Và điều ấy sẽ mang hải quân Trung Quốc tới Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Trong khi giới phân tích tin là, Trung Quốc phải mất nhiều năm, nếu không phải là vài thập niên để đủ khả năng hỗ trợ và duy trì việc triển khai hải quân ở Ấn Độ Dương, thì rõ ràng là Ấn Độ đã chuẩn bị ứng phó bằng cách tăng cường bộ chỉ huy hải quân miền đông. Ngoài nỗ lực này, hải quân Ấn Độ còn xây dựng các mối quan hệ thông qua nhiều chuyến thăm cảng, diễn tập chung với hải quân các nước châu Á – Thái Bình Dương – trong đó có nhiều quốc gia “thận trọng” với Trung Quốc.

Theo giới phân tích, trong khi các cuộc tập trận hải quân chung nhằm mục tiêu phát triển khả năng tương tác giữa các hạm đội tham dự, thì động thái giữa hải quân Ấn Độ và một số quốc gia khác tại vịnh Bengal cũng còn là để gửi thông điệp tới hải quân Trung Quốc rằng tương lai hiện diện của họ ở Ấn Độ Dwong sẽ không phải là điều dễ dàng.

Sự tham dự của bộ chỉ huy miền đông trong các cuộc tập trận song phương, đa phương ngày càng tăng suốt thập niên qua. Kể từ đầu những năm 1990, hải quân Ấn Độ đã tập trận với hải quân các nước Singapore, Indonesia và Malaysia.

Người chơi có tầm ảnh hưởng
Vào tháng 9/2007, lần đầu tiên, cuộc tập trận Ấn Độ – Mỹ mang tên Malabar (thường diễn ra ở Biển Ảrập) đã được tổ chức ở vùng ven biển phía đông Ấn Độ, và còn có sự tham dự của Singapore, Nhật Bản, Australia. Hải quân Ấn Độ cũng “tiếp cận” Biển Đông – khu vực mà Trung Quốc mô tả là một “lợi ích cốt lõi” cũng như Thái Bình Dương bằng các chuyến thăm cảng hay tập trận chung. Tuy nhiên, Ấn Độ phủ nhận các cuộc diễn tập của họ là không nhằm cụ thể vào bất cứ nước nào. Thực tế là, họ cũng đã tập trận với hải quân Trung Quốc vài năm nay. Quan điểm coi việc tăng cường tầm quan trọng của bộ chỉ huy hải quân miền đông chỉ vì “mối đe doạ Trung Quốc” là không toàn diện và hạn chế cách nhìn nhận triển vọng cũng như các tham vọng của Ấn Độ.

Động thái củng cố, gia tăng vị thế miền đông tiến hành song song với chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Chính sách này đã đi một con đường dài kể từ khi bắt đầu vào đầu những năm 1990. Vị trí địa lý cho phép Ấn Độ tiến xa tới khu vực Đông Nam Á hay thậm chí cả Đông Á và Thái Bình Dương. Cùng với sự phát triển thương mại và trao đổi, thì vai trò của Ấn Độ trong các vấn đề an ninh và chiến lược cũng được chính phủ nước này chú ý.

Trong tiến trình ấy, thương mại của Ấn Độ với Đông Nam Á và Đông Á không chỉ phát triển đa dạng mà những ràng buộc an ninh của nước này cũng gia tăng không chỉ với các nước như Singapore hay Việt Nam, mà còn gồm cả với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…Hải quân có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu mở rộng này. Nếu như trong những năm 1990, hải quân Ấn Độ phần lớn vẫn chỉ giới hạn ở tây Eo biển Malacca thì trong thập niên qua đã chứng kiến sự tiếp cận của họ với Thái Bình Dương. Ấn Độ cũng tăng cường các cuộc tập trận đa phương trong những vùng biển của Đông Bắc Á, các tàu thuyền nước thậm chí còn vươn tới Vladivostok.

Trong khi chưa trở thành một người chơi chính ở khu vực, hoặc tầm ảnh hưởng còn mờ nhạt thì chuyện Ấn Độ chú tâm nâng tầm bộ chỉ huy miền đông đã thể hiện mong muốn, nỗ lực của nước này để trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng với việc định hình một trật tự mới nổi ở châu Á.

Câu trả lời sẽ chỉ hé lộ trong tương lai. Nhưng lợi ích từ công cuộc hợp tác hải quân đối với việc duy trì an ninh biển, chống cướp biển, khủng bố sẽ mang lại sự bình yên cho vùng biển tấp nập này.
Nhưng người chơi ấy sẽ muốn vai trò thế nào? Tự cho phép mình thành công cụ trong tay kẻ khác để kiềm chế Trung Quốc? Hay thúc đẩy một cấu trúc hợp tác an ninh châu Á, đặt lợi ích của châu Á lên trên lợi ích của người ngoài?

Phần lớn tranh luận toàn cầu về cấu trúc an ninh châu Á thường tập trung vào tranh chấp hàng hải và chính sách ngăn chặn của Trung Quốc. Những ở đây còn nhiều mối đe doạ khác mà các nước phải đối mặt từ cướp biển hay khủng bố. Các vùng biển tạo ra một khu vực tiềm năng cho hợp tác giữa các cường quốc hải quân châu Á. Điều này có thể được sử dụng để bắt đầu tạo lập một trật tự hợp tác mới trong châu lục này.

Theo Nguyễn Huy
Vietnamnet

Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai

Do tốc độ cao, đoàn tàu quặng đã đâm bục chắn đường lánh nạn tại tổ 30, phường Bình Minh (TP Lào Cai), 2 đầu máy cùng 9 toa xe đã lao ra khỏi đường ray.
Một số hình ảnh ghi được tại hiện trường:
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 1)
Các lực lượng cứu hộ đang tập trung cứu lái tàu ra khỏi toa đầu máy số hiệu 13.
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 2)

Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 3)
Các toa tàu chở quặng nằm chồng lên nhau.
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 4)
Nhiều người dân hiếu kỳ đến xem vụ tai nạn.
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 5)

Cận 

cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 6)

Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 7)
9 toa tàu chở quặng đã bị văng ra khỏi đường sắt xếp chồng lên nhau.
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 8)
Các lực lượng chức năng đang tích cực tổ chức cứu nạn.
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 9)
Một phần hiện trường vụ tai nạn.
Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 10)

Cận cảnh các toa tàu bẹp dúm, chồng lên nhau sau tai nạn ở Lào Cai - Tin180.com (Ảnh 11)
Lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn tham gia khắc phục hậu quả.
Theo Báo Lào Cai-SGTT

“Đinh tặc” lại giăng bẫy trên xa lộ Hà Nội

Thứ Năm, 01/09/2011 16:47

(NLĐO) - Trong khi nguyên nhân vụ tai nạn dẫn đến cái chết của anh Huỳnh Thanh Tuấn (nghi do “đinh tặc”) vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ thì những ngày này, người đi lại trên tuyến xa lộ Hà Nội vẫn liên tục bị dính đinh của bọn “đinh tặc”.

 Những nạn nhân của “đinh tặc” trên Xa lộ Hà Nội trưa 1-9

 Miếng thép hình thoi cắm chặt vào vỏ xe máy người đi đường
 
Gương mặt nhễ nhại mồ hôi dắt chiếc xe bị cán đinh, phía sau là người vợ đang bồng con nhỏ đi giữa trưa nắng chói chang trên xa lộ để tìm nơi vá xe, anh Bùi Công Trọng bức xúc kể: “Tôi đang chở vợ con từ Biên Hòa về Sài Gòn. Khi đến gần cầu vượt Thủ Đức trên Xa lộ Hà Nội bỗng bánh sau xe chao đảo, dừng lại kiểm tra thì thấy cán phải miếng thép hình thoi. Cũng may do chở con nhỏ nên tôi không chạy nhanh, nếu không thì chắc cả nhà toi mạng!”.
 
Có mặt trên tuyến Xa lộ Hà Nội trưa 1-9, chỉ trong khoảng thời gian 1 giờ và trên đoạn đường chưa đầy 2 km, từ ngã ba Lâm Viên đến ngã ba Khu công nghệ cao, chúng tôi ghi nhận có hàng chục phương tiện xe máy cán phải đinh hình thoi tự chế. Dọc hai bên đường xa lộ thuộc địa bàn quận 9 và quận Thủ Đứccó rất nhiều điểm vá xe và điểm nào cũng đông khách, mỗi điểm có từ 2 đến 3 “thợ” nhưng ai cũng phải ngồi chờ rất lâu mới đến lượt.
 
Liên quan đến tai nạn gây cái chết cho anh Huỳnh Thanh Tuấn nghi do “đinh tặc” (Báo Người Lao Động ngày 29-8 đã đưa tin), sáng 1-9, gia đình và người thân đã đưa anh về an táng tại nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh.
 
Theo người nhà anh Tuấn, dẫu biết rằng khó tìm được ai để truy cứu trách nhiệm cụ thể về cái chết của con em mình nhưng họ mong muốn cơ quan công an điều tra làm rõ. Nếu đúng là anh Tuấn chết vì cán phải miếng đinh tự chế mà gia đình thu được từ vỏ xe của nạn nhân thì phải công bố rộng rãi và xem đây là bằng chứng về tội ác của những kẻ làm ăn bất lương, kiếm sống trên sinh mạng của người khác.
 

 
 Vợ con (mặc đồ tang) bên di ảnh anh Tuấn
 
 Mẹ nạn nhân đau xé lòng tre già khóc măng non
Tin-ảnh: Đăng Lê

Cô gái dự tiệc nhậu trên “du thuyền” nói gì?

Thứ Sáu, 02/09/2011 00:25

Gia đình chuẩn bị gửi đơn khiếu kiện về cái chết bất thường của chị Phượng

Trong khi tung tích 4 cô gái tham gia nhậu nhẹt trên “du thuyền” của các “đại gia” vẫn còn bí ẩn thì chiều 1-9, chúng tôi đã gặp được chị Nguyễn Thị Hoa (30 tuổi), người phụ nữ đi chung với Đinh Thị Kim Phượng, nạn nhân của cuộc nhậu trên.
Trong bộ đồ công nhân, chị Hoa cho biết: “Hôm đó, Phượng gọi điện hỏi tôi có chỗ nào đi chơi không, tôi nói có và bảo Phượng thay đồ chờ tôi qua chở. Đến bến phà Bến Bạ, chúng tôi được đón tiếp nồng nhiệt. Lúc này trên phà ăn nhậu rất xôm tụ, bia bọt xả láng. Tôi và Phượng cùng 4 cô khác cũng uống bia tới bến và không ai để ý ai”. Trả lời về mối quan hệ với các “đại gia”, chị Hoa nói tiếp: “Tôi chỉ quen anh Phố là chủ một quán nhậu, nhiều lần nhậu chung nên kết thân. Ngoài ra, những người đàn ông còn lại tôi chưa từng gặp mặt, hôm nay anh nói mấy anh đó làm viện trưởng, viện phó và cơ quan Nhà nước tôi hơi bất ngờ đó”.
Cũng theo lời chị Hoa, sau khi ăn nhậu, đến chiều, những người trên phà đều say và xuống sông tắm. “Bãi đáp” của nhóm người này cách chiếc phà khoảng 30 m nên “hoàn toàn không biết” tại sao Phượng chết. Ngoài việc mô tả chuyện ăn nhậu và tắm sông thì câu trả lời “không biết, không hề biết” của chị Hoa thường được lặp lại khi phóng viên đề cập tên tuổi các “đại gia” và nguyên nhân cái chết của chị Phượng.
Từ ngày mẹ mất, con gái của chị Phượng không rời bà nội
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, người nhà chị Phượng cho biết rất uất ức về cái chết bất thường của chị. Bà Nguyễn Thị Kim Khuê (48 tuổi), mẹ chị Phượng, nghẹn ngào: “Nhỏ bạn nó hay qua rủ đi chơi, nhiều lần tôi cũng nói gần nói xa hạn chế đi vì mình là gái đã có chồng nhưng bạn của Phượng không hiểu ý”. Theo lời bà Khuê thì trong ngày đưa tang con gái, có một người đàn ông nước da ngăm đen, dáng người cao to, chừng 50 tuổi, mang theo trái cây, nhang đèn đến viếng và gửi gia đình 50 triệu đồng tiền phúng điếu. Bà Khuê nói: :“Hôm đó tôi đau buồn quá nên cũng không hỏi kỹ càng, ông đó nói là chú bác hay ông nội, ông ngoại gì đó của tụi đi trên “du thuyền”, có gom góp chút đỉnh gửi gia đình”.
Kể từ ngày mẹ mất, con gái chị Phượng mới 3 tuổi cứ bám theo bà nội cả ngày lẫn đêm. Xế chiều, chúng tôi đến nhà bà Mười Nhiễu (mẹ chồng chị Phượng) khi bà đang cho cháu nội ăn cơm. Nhắc đến tai nạn đau lòng của con dâu, bà Mười rưng rưng nước mắt: “Hôm con nhỏ gặp nạn, cô bạn đi chung gọi về báo rằng Phượng nhảy sông tự tử, gia đình tá hỏa ra hiện trường.
Nhìn con mà lòng đau buốt, đôi chân còn mang vớ, hai chiếc điện thoại và vài trăm ngàn đồng còn nguyên. Nỡ lòng nào nói nó tự tử”. Hiện tại, gia đình nạn nhân đang chuẩn bị gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh Long An nhờ can thiệp. Người nhà chị Phượng, ông Đinh Tấn Phước (ngụ xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) bức xúc: “Cháu tôi chết rất bất thường. Tôi sẽ gửi đơn yêu cầu làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết tức tưởi của cháu Phượng và xem lại nhân cách, đạo đức của các cán bộ liên quan”.
Bài và ảnh: Phạm Dũng

SAI PHẠM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM Thu hồi 19 quyết định bổ nhiệm sai quy trình

Thứ Sáu, 02/09/2011 00:18

(NLĐ) - Thông tin từ đoàn thanh tra liên ngành Sở Nội vụ và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đã công bố kết quả thanh tra giai đoạn đầu về sai phạm của ông Nguyễn Văn Hai, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam kiêm giám đốc Bệnh viên Đa khoa Quảng Nam

Theo đó, ông Hai đã tự ý bổ nhiệm 19 phó, trưởng khoa mà không thông qua Sở Nội vụ và Đảng ủy Dân Chính Đảng Quảng Nam; tự ý thành lập Khoa Nội C khiến dư luận phản ứng dữ dội (Báo Người Lao Động ngày 5-8 đã thông tin). Đoàn thanh tra đã thu hồi 19 quyết định bổ nhiệm phó, trưởng khoa sai quy trình.
Ngay sau khi kết thúc thanh tra công tác tổ chức cán bộ, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục thành lập đoàn thanh tra về kinh tế đối với bệnh viện trên và những hợp đồng lao động “khống” để đưa người quen đi học của ông Nguyễn Văn Hai.
T. Phương – T.Tam

Xanh lại dòng kênh Nhiêu Lộc !

Thứ Năm, 01/09/2011 22:11

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ là “dòng kênh xanh” vì không tiếp nhận nước thải từ các cống trên lưu vực chảy đến

Sau nhiều nỗ lực, dự án vệ sinh môi trường TPHCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã gần về đích khi tiến độ dự án đạt 98%. Các nhà thầu đang gấp rút hoàn thành những phần việc cuối cùng để cuối năm 2011, dự án phát huy được công dụng giải quyết tình trạng ngập úng cho 7 quận, gồm: quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp.
Khẩn trương đào những mét đường cuối cùng
Chỉ còn 4 tháng nữa, toàn bộ “lô cốt” của dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ biến mất, trả lại sự thông thoáng cho đường sá như trước đây. Những “lô cốt” cuối cùng đang án ngữ trên 3 tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trọng Tuyển và Nguyễn Kiệm. Dự án chỉ còn 2.649 m cống phải lắp đặt, chiếm 2% so với khối lượng của toàn dự án.
Tiến độ thấp nhất hiện nay thuộc về gói thầu cải tạo hệ thống cống cấp 2, cấp 3 hiện hữu (67%). Theo cam kết, gói thầu này sẽ hoàn thành vào tháng 12-2011. Các phụ lục hợp đồng của gói thầu thay thế và mở rộng cống cấp 2, 3 khu vực Đông Bắc 1, Đông Nam 1, Đông Nam 2 đều hoàn thành trong tháng 9-2011. 
Quang cảnh dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dần khang trang hơn, dòng nước đen sẽ từ từ xanh lại. Ảnh: TẤN THẠNH
Có thể nói, thành quả dễ thấy nhất của dự án này nằm ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Hàng cừ dọc kênh được đóng xuống đều tăm tắp, làm sáng diện mạo dòng kênh. Theo Ban Quản lý dự án, tiến độ của các gói thầu 10B (gia cố đất), 10C (nạo vét kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè), 10D (giao diện giữa bờ kè và mố cầu) và 10E (lắp lan can, hệ thống chiếu sáng, cây xanh dọc kênh) đang tiến triển rất tốt, dự kiến hoàn thành đồng bộ vào tháng 12-2011. Các khó khăn phát sinh cũng sẽ được các bên liên quan gấp rút giải quyết, không để tiến độ dự án kéo dài hơn nữa.
Phủ xanh dòng kênh
Việc cải tạo đường ven kênh (Trường Sa – Hoàng Sa) lên thành 16 m của Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1 (khu 1) góp phần quan trọng vào việc nâng cao mỹ quan kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và giảm ùn tắc giao thông cho khu vực này. Đến nay, nhiều đoạn đường ven kênh đã tinh tươm hơn, dần vắng đi cảnh bụi mù, lởm chởm đất đá như cách đây vài tháng.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ dần lấy lại màu xanh vốn có Ảnh: TẤN THẠNH
Ông Ngô Bá An, Phó Giám đốc khu 1, cho biết đường ven kênh đoạn từ hợp lưu đến cầu Lê Văn Sỹ sẽ hoàn tất trước ngày 22-12 theo chỉ đạo của UBND TP. Đối với đường ven kênh đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Nguyễn Hữu Cảnh, khu 1 khởi công đoạn này chậm nhất là tháng 12-2011.
Hiện tại, khu 1 cũng đang tiến hành trồng các loại cây xanh như long não, sò đo cam trên đường ven kênh, làm xanh lại dòng kênh vốn đã đổi màu. Riêng việc trồng cây xanh ở đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Nguyễn Hữu Cảnh, Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ tiến hành vào giữa tháng 9-2011.
Trong tương lai, toàn bộ nước thải và một phần nước mưa trong phạm vi lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ thoát bằng tuyến cống bao, đưa về trạm bơm có thiết bị lược rác. Nước thải sẽ được bơm ra sông Sài Gòn qua miệng xả ngầm bằng 12 máy bơm chìm có công suất 64.000 m3/giờ. Như vậy, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không bao lâu nữa sẽ là “dòng kênh xanh” vì không tiếp nhận nước thải từ các cống trên lưu vực chảy đến. Trong giai đoạn 2, nước thải từ lưu vực này mới được xử lý tại Nhà máy Xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè ở quận 2.
Môi trường sống được cải thiện
Mục tiêu của dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè là bảo đảm nhu cầu thoát nước nhằm giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực, chuẩn bị cho việc xử lý nước thải, chống ô nhiễm dòng kênh và góp phần chỉnh trang dòng kênh, cải thiện môi trường sống.
Tổng vốn đầu tư dự án là 316,79 triệu USD, trong đó có 293,94 triệu USD từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, phần còn lại là vốn đối ứng của TP. Dự án được khởi động từ năm 2002, đến ngày 31-12-2011, hiệp định tín dụng của dự án này sẽ hết hạn.
ÁNH NGUYỆT

Im lặng đáng sợ


Gs. Nguyễn Văn Tuấn Một trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia …


Cách đây vài hôm tôi nhận được email của bạn đọc (là một sinh viên) phàn nàn rằng khi em gửi email đến thầy cô xin tư vấn thì đều không nhận được trả lời. Ngược lại, em này cho biết khi gửi email đến các thầy cô ở nước ngoài thì đều nhận được trả lời, có khi trả lời rất nhanh nữa. Em này hỏi tôi tại sao có sự khác biệt về thái độ giữa thầy cô ngoại và nội như thế. Tôi còn đang suy nghĩ câu trả lời thì chợt liên tưởng đến những chuyện gần đây. Những chuyện này nói lên cái văn hóa tôi gọi là văn hóa im lặng. Văn hóa này rất phổ biến trong giới quan chức.

Hình như các quan chức trong các cơ quan công quyền có văn hóa im lặng. Các nhân sĩ gửi thư đề nghị giải thích về tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến chuyến đi của đặc phái viên Hồ Xuân Sơn. Đáp lại sự quan tâm đó là một sự im lặng dài từ Bộ Ngoại giao. Rồi đến phần lớn các kiến nghị của nhân sĩ cũng rơi vào … không khí. Thư từ thắc mắc của người dân cũng thế: rơi vào im lặng. Có lần nói chuyện với một cựu đại biểu Quốc hội, chị gọi đó là “im lặng đáng sợ”. Đáng sợ hay không thì tôi không rõ, nhưng thái độ đó chẳng những khó hiểu mà có khi còn gây tác hại.

Tác hại thì đã xảy ra. Chúng ta còn nhớ câu chuyện Vietnam Airlines (VNA) thua kiện chỉ vì sự im lặng. Khoảng 5 năm (?) trước, tòa án Ý buộc VNA phải bồi thường cho luật sư Maurizio Liberati gần 5 tỉ lia và đồng thời thanh toán chi phí luật sư gần 60 triệu lia. Sự việc xảy ra chỉ vì VNA khinh thường tòa án, không cử người tham dự phiên tòa. VNA làm ngơ án lệnh. Sự việc dẫn đến tòa án Paris ra lệnh phong tỏa tài khoản VNA. Chẳng biết kết cục câu chuyện ra sao, nhưng đó là một bài học đắt giá cho sự xem thường luật pháp quốc tế.

Hôm qua, đọc được một tin đáng chú ý khác về tai hại nghiêm trọng của văn hóa “im lặng đáng sợ”. Tác giả Nguyễn Duy An (làm việc tại tạp chí National Geographic của Mĩ) thuật lại câu chuyện đằng sau vấn đề bản đồ Hoàng Sa làm tốn nhiều giấy mực và công sức của người Việt vào năm ngoái như sau:

"Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”

Đọc những dòng chữ trên, tôi thật sự sốc. Thật khó tưởng tượng nổi tại sao những người có trách nhiệm quá vô cảm trước một vấn đề trọng đại như thế! Với những quan chức vô cảm như thế này thì nguy cơ mất mát và thua thiệt ngoại bang sẽ còn dài dài trong tương lai.

Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao có văn hóa im lặng. Có lẽ không ai biết đích xác lí do tại sao các quan chức ta tiết kiệm lời lẽ, nhưng có thể nghĩ đến một số lí do sau đây:

Thứ nhất là vô cảm. Nhiều quan chức trong nước chẳng quan tâm đến chủ quyền biển đảo. Tôi đã gặp quan chức cấp tỉnh thậm chí còn chẳng biết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! Thật ra, cũng không trách họ vì họ thiếu thông tin. Những gì báo chí đưa tin không đầy đủ, và những gì phổ biến trong Đảng thì chưa chắc là những thông tin đa chiều. Trong bối cảnh như thế, nếu một quan chức nhận một công văn từ nước ngoài về Hoàng Sa và Trường Sa, có thể họ nghĩ đó là chuyện của … Trung Quốc.

Thứ hai là ngạo mạn và khinh thường. Nhiều quan chức Việt Nam xem người dân như cỏ rác. Thử nhìn qua các quan chức ngồi vào ghế nói chuyện với người dân thì biết. Họ chẳng thèm nhìn mặt dân. Ngôn ngữ thì quát nạt hơn là nói. Có khi còn dùng cả ngôn ngữ tay chân. Còn nhớ một ông phó bí thư (?) tát một bạt tay vào mặt bà cụ khi bà nhờ ông này mua vé. Lại có quan chức nghĩ rằng VN có luật của VN, nên bất chấp luật quốc tế. Có lẽ chính vì suy nghĩ này mà VNA phớt lờ tòa án Ý và phải lãnh đủ hậu quả.

Thứ ba là văn hóa làm thuê. Người làm thuê chỉ nghĩ đơn giản làm cho xong việc và việc đáng với đồng lương. Một suy nghĩ rất phổ biến trong giới quan chức là trả lương đến đó thì làm việc đến đó. Họ không suy nghĩ gì ngoài chuyện cơm áo gạo tiền. Họ không cần phấn đấu (mà phấn đấu có khi lại nguy hiểm vì bị đồng nghiệp dèm pha) và chỉ làm việc như cái máy, cứ như đến hẹn lại lên. Tôi gọi đó là văn hóa làm thuê, và kẻ làm thuê thì chẳng cần quan tâm đến chuyện công chúng, vì đối với họ đất nước này ai quản lí chẳng thành vấn đề; vấn đề là có cơm ăn áo mặt cái đã. Đối với những quan chức loại này thì không mong gì họ có lòng với quê cha đất tổ và sự im lặng của họ hoàn toàn có thể hiểu được.

Thứ tư là do sợ trách nhiệm. Trong bối cảnh chức vụ đi đôi đặc quyền và đặc lợi, thì có thể hiểu được các quan chức cần bảo vệ chức vụ của mình. Một cách an toàn là không phát biểu gì đụng chạm, hay tốt hơn nữa là … im lặng. Đó là chưa kể tình trạng chồng chéo về trách nhiệm và quyền lực. Một cơ quan có thủ trưởng nhưng cũng có bí thư. Nếu hai người này là một thì thủ tục còn tin giản, nhưng nếu là hai người khác nhau thì có khi cũng phiền phức. Nếu một quan chức muốn phát biểu họ phải xin phép cấp trên, và cấp trên lại xin phép cấp trên, cấp trên xin phép Đảng ủy, và cứ như thế chẳng ai dám nói gì.

Thứ năm là đá bóng. Nhìn qua cách hành xử của các cơ quan công quyền, họ có xu hướng “đá bóng”. Người này tìm cách biện minh không nằm trong quyền hạn hay trách nhiệm của mình, rồi đề nghị qua người khác; người khác cũng có lí do để nói không thuộc trách nhiệm của mình. Nhất là vấn đề liên quan với nước ngoài, người ta càng dè dặt, dè dặt đến nổi cuối cùng chẳng ai có động thái gì.

Lại có một loại quan chức nghĩ chuyện quốc gia đại sự là chuyện của lãnh đạo, để cho lãnh đạo giải quyết. Còn lãnh đạo thì nghĩ đó là chuyện của lãnh đạo cấp cao hơn. Cuối cùng thì chẳng có ai hành động. Thay vì hành động thực tế thì Việt Nam có những đề nghị và chỉ thị (rất nhiều chỉ thị). Mà khi đã có hàng tá đề nghị lên và chỉ thị xuống thì sự việc coi như “đã rồi”, chẳng còn cứu vãn được tình thế.

Thứ sáu là vấn đề tiếng Anh. Phải ghi nhận rằng các quan chức rất kém tiếng Anh. Do đó, đứng trước một văn bản tiếng Anh, họ không hiểu, hoặc hiểu nhưng không tốt lắm, và ngay cả hiểu nhưng không biết cách soạn thảo một văn thư trả lời. Ngay cả quan chức Bộ Ngoại giao cũng hạn chế tiếng Anh thì khó trách các bộ và ngành khác. Từ hạn chế về tiếng Anh dẫn đến thiếu tự tin, và hệ quả là … im lặng.

Dù là vô cảm, ngạo mạn, vô trách nhiệm, đá bóng, hay tiếng Anh (hay bất kể lí do gì) thì văn hóa im lặng đáng sợ là không thể chấp nhận được. Ngày nào cái văn hóa đó còn tồn tại thì ngày đó hệ thống hành chính chưa văn minh, người dân vẫn còn khổ, và chủ quyền quốc gia còn bị đe doạ. Người ta có thể cười đùa với quan chức im lặng, nhưng im lặng trước vấn đề chủ quyền tổ quốc bị xâm phạm là một sự phản bội (và người đó không xứng đáng làm người Việt) chứ không phải chuyện đùa được.


Chùa Giác Minh ở Đà Nẵng tiếp tục bị phong tỏa – Công an Đà Nẵng vừa ăn cướp vừa la làng

Sau ngày lễ Vu Lan (14.8.11) công an tiếp tục phong tỏa chùa Giác Minh, đặt chùa vào hoàn cảnh nội bất xuất ngoại bất nhập... Mặt khác, công an cho người mang 3 bài viết của Doãn Nguyên Hưng đăng trên báo Công an Thành phố Đà Nẵng, kể từ ngày 12.8.11, đến tận nhà các Phật tử cốt gây hoang mang, lo sợ....

*

PARIS, ngày 1.9.2011 (PTTPGQT) - Tin từ Đà Nẵng cho biết sau những cuộc đàn áp, sách nhiễu, hăm dọa, bắt bớ nhằm ngăn chận không cho chùa Giác Minh cử hành lễ Vu Lan hôm 14.8.2011 mà Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã báo động qua 3 bản Thông cáo báo chí vào các ngày 12.8, 15.8, và 16.8.2011.

Chùa Giác Minh ở thành phố Đà Nẵng là nơi đặt trụ sở Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, và Tổng vụ Thanh niên Viện Hóa Đạo, do Hòa thượng Thích Thanh Quang làm Chánh Đại diện và Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên. Hòa thượng cũng là Viện chủ chùa Giác Minh.

Nhiều năm qua, các đại lễ Phật giáo như Phật Đản, Vu Lan, nhà cầm quyền Cộng sản luôn cấm đoán chùa và Phật tử cử hành các nghi thức Phật giáo, lấy cớ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) là “Giáo hội bất hợp pháp”. Thế nhưng khi chư Tăng, Phật tử chất vấn văn kiện nào của Nhà nước Cộng sản ban hành cho biết GHPGVNTN “bất hợp pháp” thì cán bộ, công an, tổ dân phố cứng họng không trả lời hay trưng văn bản cấm đoán. Vì thực tế nhà cầm quyền Cộng sản chưa có một văn bản chính thức nào giải thể GHPGVNTN !

Thường lệ thì sau các ngày lễ lớn, công an rút đi không còn canh gát cẩn mật chùa Giác Minh. Nhưng năm nay, sau ngày lễ Vu Lan (14.8.11) công an tiếp tục phong tỏa chùa Giác Minh, đặt chùa vào hoàn cảnh nội bất xuất ngoại bất nhập. Đây là hành động đàn áp tự do tôn giáo một cách trắng trợn. Mặt khác, công an cho người mang 3 bài viết của Doãn Nguyên Hưng đăng trên báo Công an Thành phố Đà Nẵng, kể từ ngày 12.8.11, đến tận nhà các Phật tử cốt gây hoang mang, lo sợ. Qua bài báo mang tựa đề “Vạch trần những luận điệu vu cáo, xuyên tạc” ông Nguyên Hưng dối gạt đồng bào về quá trình hình thành của giáo hội dân lập và truyền thừa lịch sử của Đạo Phật Việt Nam có 2000 năm tuổi, là GHPGVNTN, bôi nhọ Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, chư tôn giáo phẩm ở Quảng Nam Đà Nẵng, và ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo trong nước.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã chuyển hồ sơ đàn áp chư Tăng, Phật tử chùa Giác Minh nhờ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đệ trình Hội đồng Nhân quyền LHQ trong hóa họp năm nay.

Sau đây là bài nhận định của Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, về hiện tình chùa Giác Minh tại Đà Nẵng :

Vừa ăn cướp vừa la làng

Vừa qua, Nhà cầm qưyền Cộng sản đã đàn áp, ngăn chận không cho chư Tăng và Phật tử tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu theo truyền thống hằng năm tại chùa Giác Minh Đà Nẵng, làm chết bà Cụ thân mẫu của Sư cô Đồng Tâm, lại còn vu cáo nhà chùa vi phạm luật pháp và tuyên truyền dối gạt rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã tự ý sáp nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do Nhà cầm quyền Cộng sản thành lập năm 1981 nên nay không còn nữa…

Vấn đề trung niên xuất gia, vãn niên xuất gia, cải gia vi tự… là những việc bình thường, hợp pháp, đã có từ xưa trong Phật giáo, nay Nhà cầm quyền Cộng sản lại ngang ngược, gọi việc đó là bất hợp pháp để lấy cớ đàn áp.

Vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo là bản chất của Cộng sản. Năm 2004, Hoa Kỳ đã từng đặt Việt Nam vào danh sách CPC (Countries of Particular Concern) các quốc gia đàn áp nhân quyền và tôn giáo trên thế giới cần quan tâm đặc biệt.

Đảng Cộng sản dùng chủ thuyết Mác-Lênin, vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, tiến lên Xã hội chủ nghĩa là một trò lừa gạt vĩ đại ở thế kỷ 20. Gần nửa thế giới đã bị mắc lừa, sập bẫy, trong đó có Việt Nam.

Nhưng đến cuối thế kỷ 20 thì thế giới đã tỉnh ngộ. Liên Sô và các nước Cộng sản Đông Âu đã đồng loạt từ bỏ chủ thuyết này.

Cho đến nay, không một nhân vật đương quyền Cộng sản Việt Nam nào có thể trả lời được câu hỏi: “Mô hình Xã Hội chủ nghĩa là gì?”, nhưng vẫn tiếp tục lừa dối và dùng bạo lực, khủng bố, tù tội, đàn áp nhân dân để cố duy trì chế độ độc tài độc đảng quái ác này.

Năm 2006, Nghị Hội Châu Âu đã ký Quyết Định lên án các Đảng Cộng sản là phi nhân, gây tội ác với nhân loại.

Hoa Kỳ lập Đài tưởng niệm trên 100 triệu nạn nhân bị Cộng sản sát hại trên toàn thế giới. Trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sát hại trên 1 triệu người.

Đảng Cộng sản chỉ dùng bạo lực để cướp chính quyền. Đảng Cộng sản chưa bao giờ được dân chúng bỏ phiếu và đắc cử trong một cuộc tranh cử với đảng phái nào một cách văn minh, hợp pháp.

Chủ thuyết vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc, tiến tới thế giới đại đồng là chủ thuyết bán nước, không xem trọng cội nguồn tổ tiên dân tộc và nhất là cố tình tiêu diệt tôn giáo hoặc chỉ lợi dụng tôn giáo làm công cụ như lời Lênin đã nói: “Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp và kiểm soát quần chúng”

Với một Nhà cầm quyền có chính sách, đường lối bán nước, đàn áp tôn giáo như vậy, làm sao chư Tăng, Ni, Phật tử chân chính và nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một Giáo hội dân lập, kế thừa truyền thống 2000 năm giữ nước, dựng nước của chư Tổ, lại có thể gia nhập vào “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”, thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức chính trị ngoại vi của Đảng Cộng sản được.

Năm 1981, Nhà cầm quyền Cộng sản lập một danh sách, đóng con dấu giả, lấy danh nghĩa là phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đi tham dự việc thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ Hà Nội và tuyên truyền rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã đồng ý sáp nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam của Mặt Trận Tổ Quốc. Đó chỉ là một sự tuyên truyền lừa dối để lấy cớ đàn áp chư Tăng các chùa còn kiên trì lập trường gìn giữ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất truyền thống, không bán mình cho Cộng sản.

(Xin xem thêm bản “Nhận Định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo” của Hoà thượng Thích Quảng Độ, và tài liệu “Sự thật về việc thống nhất Phật giáo” của Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ Cộng sản, là kiến trúc sư trong việc thành lập Giáo hội Nhà nước năm 1981 này sẽ rõ)

Việt Nam là một quốc gia mà hầu hết dân chúng đều theo tôn giáo. Đàn áp tôn giáo là huỷ diệt sức sống của dân tộc.

Thượng tọa Thích Viên Định

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net

gửi Dân Làm Báo