THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
21 September 2011
Nổ mìn tại nhà người chuyên chống tham nhũng
Gia Minh, biên tập viên2011-09-20Vụ nổ mìn nhắm vào nhà người chống tham nhũng có tiếng tại thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, Nghệ An hôm ngày 16 tháng 9 vừa qua cho thấy những kẻ xấu tiếp tục lộng hành ra tay đối với những thành phần can đảm tố cáo hành vi tội ác được cho tràn lan ở Việt Nam hiện nay. Source tienphong.vn Ngôi nhà mục tiêu của vụ đánh mìn vừa nói là của ông Nguyễn Văn Thành, 69 tuổi, cán bộ Viện Kiểm sát huyện Tân Kỳ đã về hưu. Ông Nguyễn Văn Thành được truyền thông trong nước mô tả là người tích cực tham gia công cuộc chống tham nhũng tại địa phương. Cụ thể ông đã có đơn thư tố cáo một số cán bộ, công chức tại thị trần Tân Kỳ về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ để tư túi cá nhân. Cảnh cáo dằn mặt người tố tham nhũngÔng Nguyễn Văn Thành là một trong 18 người được Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An vinh danh tại hội nghị 'Người điển hình chống tham nhũng, tiêu cực' hồi đầu năm nay.Cũng như một số người công khai lên tiếng thách thức những thành phần tham nhũng khác, ông Nguyễn Văn Thành từng bị đe dọa nhiều lần. Tin nói ông còn bị những đối tượng nghiện ma túy đến tận nhà hành hung. Vụ việc ném mìn tự tạo nhắm vào nhà ông Nguyễn Văn Thành hút sự quan tâm của những người lâu nay tham gia đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của bản thân và từng đối diện với những thành phần nhũng nhiễu trong đội ngũ cán bộ nhà nước. Ông Trần Anh Anh, ngụ tại huyện Tân Kỳ cho biết ý kiến về vụ tấn công bằng mìn vào nhà ông Nguyễn Văn Thành hồi ngày 16 tháng 9 vừa qua như sau: Tại thị trấn Tân Kỳ vừa rồi tham nhũng, cách đây mấy hôm có vụ khủng bố, đặt mìn tại chỗ nhà của ông đứng đầu việc chống tham nhũng ở đó. Người dân rất hoang mang. Thực chất đó là 'bọn tham nhũng' thôi. Người dân và chúng tôi đều nhận định như thế.Tại thị trấn Tân Kỳ vừa rồi tham nhũng, cách đây mấy hôm có vụ khủng bố, đặt mìn tại chỗ nhà của ông đứng đầu việc chống tham nhũng ở đó. Người dân rất hoang mang. Thực chất đó là 'bọn tham nhũng' thôi. Người dân và chúng tôi đều nhận định như thế. Công an đã vào cuộc, đến chụp ảnh nhưng không biết họ làm có ra hay không!? Nhiều người trong và ngòai nước đều không lạ gì với một phụ nữ được mệnh danh 'bà già chống tham nhũng Lê Hiền Đức'. Bà là người được trao giải Liêm Chính hồi năm 2007 của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Bản thân bà cũng từng nhiều lần bị các đối tượng mà bà tố cáo đe dọa bằng nhiều hình thức, đặc biệt nhiều lần bà nhận được những vòng hoa phúng điếu như là lời cảnh cáo về việc chống tham nhũng của bà. Bà cho biết những thách thức mà bà gặp phải trong suốt thời gian qua khi công khai lên tiếng tố cáo tham nhũng: Hai năm rõ muời rồi nhưng vì bao che cho nhau nên họ làm tôi, một bà già 80 tuổi chống tham nhũng như một quả bóng, bị đá linh tinh lên. Chỗ này đẩy sang chỗ khác… Họ để cho chìm xuồng hay bênh vực những người có tội bằng cách thuyên chuyển, đưa sang chỗ khác… không phải kỷ luật. Trong tôi nhiều vụ bức xúc đến mất ăn mất ngủ. Lương hưu của tôi chỉ hơn hai triệu đồng nhưng tôi phải cắn rằng mua vé máy bay bốn triệu sáu đồng để vào thành phố Hồ Chí Minh xác minh một chuyện rõ quá rồi mà không ai kết luận đuợc cả. Tình trạng của những người công khai, can đảm chống tham nhũng, tiêu cực như ông Nguyễn Văn Thành, bà Lê Hiền Đức… khá phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người vẫn còn nhớ vụ việc của ông Trần Hửu Sửu tại xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông cũng nằm trong danh sách 18 nguời cùng với ông Nguyễn Văn Thành được tỉnh này vinh danh hồi đầu năm nay. Hai năm rõ muời rồi nhưng vì bao che cho nhau nên họ làm tôi, một bà già 80 tuổi chống tham nhũng như một quả bóng, bị đá linh tinh lên. Chỗ này đẩy sang chỗ khác… Họ để cho chìm xuồng hay bênh vực ... Trong tôi nhiều vụ bức xúc đến mất ăn mất ngủ.Qua 12 năm chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương ông từng bị chính quyền địa phương vu khống những chuyện như lấn chiếm đất hành lang giao thông; giăng bẫy cho con ông 'xin đểu' để hòng buộc tội ông Sửu. Hồi tối ngày 22 tháng 2 năm nay, ông từng bị những đối tượng bịt mặt tấn công bằng mã tấu khi ra đóng cổng nhà; thương tật gần 25%. Một trường hợp chống tham nhũng khác bị trả thù mà báo chí trong nứơc nêu ra là câu chuyện bà Nguyễn Thị Hòa ở Yên Phụ, Tây Hồ. là người từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh, nhưng lúc đó bà chịu ít vết thương hơn trong những năm tham gia chống tham nhũng kể từ năm 2001. Trên người bà Nguyễn Thị Hòa có hằng chục vết sẹo do những kẻ xấu thủ ác liên quan đến việc chống tham nhũng của bà. Đối với vụ ném mìn vào nhà ông Nguyễn Văn Thành, đại tá Nguyễn Xuân Lâm, giám đốc công an tỉnh Nghệ An cho biết đang cho tiến hành khám nghiệm hiện trường. Bao che có hệ thốngVào sáng ngày 20 tháng 9, chúng tôi gọi điện đến các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An như Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Ủy ban Nhân dân tỉnh và huyện Tân Kỳ để tìm hiểu thêm sự việc và biện pháp của cơ quan công quyền trong vụ việc ném mìn tự tạo vào nhà ông Nguyễn Văn Thành. Tuy nhiên các cơ quan chuyển trách nhiệm như lời của một nhân viên UBND huyện Tân Kỳ:Việc này anh gặp công an huyện Tân Kỳ Cơ quan công an tỉnh và huyện đều không bắt máy hay máy bận. Nhân viên Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An thì trả lời: Vừa rồi có vụ chủ tịch huyện đánh thầy giáo người đi khiếu kiện, công an đã đến lập biên bản rồi và thầy đó đang chờ xử lý của công an. Vừa rồi tại Vinh có vụ chém người, thủ phạm biết rõ là con bí thư xã tham ô bị tố cáo, nhưng cuối cùng chẳng làm gì được.Chúng tôi không biết. Ông Trần Anh Anh tại huyện Tân Kỳ tỏ vẻ không mấy tin tưởng vào biện pháp của công an trong việc truy tìm những kẻ thủ ác: Vừa rồi có vụ chủ tịch huyện đánh thầy giáo người đi khiếu kiện, công an đã đến lập biên bản rồi và thầy đó đang chờ xử lý của công an. Vừa rồi tại Vinh có vụ chém người, thủ phạm biết rõ là con bí thư xã tham ô bị tố cáo, nhưng cuối cùng chẳng làm gì được. Nhiều vụ việc như thế, họ bảo vệ người có chức có quyền, không làm rõ cứ lừa lần lữa khiến dân lâu ngày thấy chán. Có người khiếu kiện mãi hết tiền của nên phải bỏ. họ bảo vệ người có chức có quyền, không làm rõ cứ lừa lần lữa khiến dân lâu ngày thấy chán. Có người khiếu kiện mãi hết tiền của nên phải bỏ.Bây giờ tập thể nên họ có quyền giải quyết hay không. Quí thính giả vừa nghe một số trường hợp người chống tham nhũng tại Việt Nam bị những phần tử xấu trả thù một cách tàn độc. Họ là những người được chính quyền chính thức vinh danh về công tác tham nhũng. Trong khi đó trong thực tế còn nhiều trường hợp do công khai chống lại những bất công, sai trái trong xã hội đối với bản thân họ hay những người khác từng bị những thành phần được gọi là 'quần chúng tự phát', hay những đối tượng bất hảo hăm dọa, sách nhiễu, hành hung … Khi xảy ra những vụ việc như thế, công an bảo vệ trật tự xã hội 113 được gọi đến; tuy nhiên rất nhiều lần người bị hại cho biết công an chậm trễ, và khi đến cũng không công minh thực thi pháp luật. Đó là một trong những nguyên cớ khiến cho những đối tượng xấu tiếp tục lộng hành, và ra tay như vụ việc ném mìn tự chế vào nhà ông cựu Kiểm sát viên huyện Tân Kỳ, Nguyễn Văn Thành, hồi ngày 16 tháng 9 vừa qua. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Huyền thoại "giả tạo" của Đường Hồ Chí Minh trên biển (2)
Hành Khất (danlambao) - Hai chữ "huyền thoại" đã tạo nên những sự kiện
dường như trái ngược, hay thêm bớt, theo chỉ đạo lèo lách một cách rất sáng tạo
trong sáng tác qua cảm hứng được phóng bút của người viết. Tất cả tạo nên
"huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên Biển" như là một trong hàng ngàn "huyền thoại"
khác được sản xuất trong suốt nhiều thập niên qua...
*
Sự kiện (1) : thời điểm
chuyển hướng
Sự kiện (2) : thời điểm bị địch phát hiện, vượt thoát và thả hàng
Sự kiện (3) : đối địch
Sự kiện (4) : quyết định hủy tàu
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Anh có ý định phá vòng
vây bởi ngoài khơi dễ cơ động, nếu cần thì áp sát tàu địch và cho nổ tàu tiêu
diệt bọn chúng. Nhưng rất không may, lúc đó máy tàu hỏng nặng. Ý
định phá vòng vây không thành.
" Anh chỉ huy cho tàu di
chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ
chức đưa người đã hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn bị điểm
hỏa cho nổ tàu."
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
" Biết
không thể thoát khỏi vòng vây của địch được nữa, Nguyễn Phan Vinh hội ý với anh em và ra quyết định hủy tàu
để không lọt vào tay địch."
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Thấy tàu Việt Cộng hành động quyết liệt, các tàu địch còn lại không dám lại gần.
Đây là thời cơ để chúng tôi thực hiện
phương án 3, hủy nổ tàu để bảo đảm bí mật về “đường mòn trên biển”."
Theo
"NPV, bản hùng ca bất tử" vì
lúc đó máy tàu hư nặng không thể phá vòng vây ra ngoài khơi, nên phải bắt buộc
cho nổ tàu, sau khi tải người đã hy sinh và bị thương vào bờ trước.
Nhưng
theo "Nhớ mãi tên anh" thì
cho rằng vì cuộc chiến không cân sức, và biết rằng không thể thoát khỏi vòng vây
- có thể không phải con tàu bị hư hại nặng - nên Thuyền trưởng NPV "phải hội
ý" và cuối cùng quyết định hủy tàu.
Và
theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử"
vì các tàu địch còn lại không dám đến gần, nên tàu 235 lợi dụng thời cơ đó, thực
hiện phương án 3 là hủy tàu, dù đã chống trả một cách quyết liệt.
Qua
3
đoạn trích trên cho cùng một sự kiện, nhưng sự việc diễn tiến hoàn toàn
mâu thuẫn nhau qua các lý do cho thực hiện phương án hủy tàu. Vấn đề có
thể đặt ra
là "sự kiện hủy tàu có thực sự xảy ra không, hay chỉ là cách ngụy tạo để
che giấu cho sự thất bại chiến dịch vận chuyển vũ khí làm hao tốn tài
vật và đồng
thời mượn cớ nhằm đánh bóng thêm những thành tích anh hùng của đảng ?"
Những
con tàu dù đến được bến hẹn hay không nhưng một khi bị phát hiện là không còn cách
vượt thoát ra khơi. Vì tốc độ của một con tàu để vận chuyển hàng hoá nặng như
xe tải loại kéo thì tốc độ không thể nhanh hơn những con tàu duyên tốc đĩnh,
hay tuần duyên hạm v.v, dù giả như lúc đó con tàu sắt hoàn toàn không có hàng hóa,
thì cũng không thể nào vượt thoát vòng vây với hỏa lực mạnh gấp nhiều lần trên
biển và trên không. Đó là những chuyến tàu dường như khó có thể trở lại ! Chỉ còn
cách duy nhất là hủy tàu.
Theo
wikipedia, "Action of 1 March
1968", có đoạn như sau :
"At 0230, 1 March, five 81-millimeter mortar rounds from PCF-47 were direct hits and the
trawler exploded with a massive explosion due to the munitions aboard"
Tạm
dịch : "Lúc
2 giờ 30 sáng, ngày 01 tháng 3, năm loạt đạn súng cối 81 mm từ PCF-47(duyên tốc
đĩnh) đã rơi đúng mục tiêu và tàu đánh
cá phát nổ với sự bùng phát to lớn do vũ khí trên tàu"
Sự kiện (5) : bối cảnh lúc hủy tàu
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Anh chỉ huy cho tàu di
chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ
chức đưa người đã hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn
bị điểm hỏa cho nổ tàu."Anh Vinh, Thứ và tôi cài kíp nổ ở khoang
máy, các vị trí khác do Khung, Thật, Mai đảm nhiệm. Kiểm tra xong lần
cuối, chúng tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ. Tôi được giao nhiệm vụ
nếu tàu không nổ phải quay lại kiểm tra các kíp nổ"
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"Thuyền trưởng
Vinh cho tất cả anh em bơi vào bờ trước, còn anh và thợ máy Ngô Văn
Thứ ở lại chuẩn bị các loại kíp nổ và trực tiếp điểm hỏa khối thuốc nổ
hủy tàu rồi bình thản nhảy xuống nước
bơi vào bờ...."
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Ở lại tàu lúc đó, theo trí nhớ của tôi còn Thuyền
trưởng Nguyễn Phan Vinh và các đồng chí: Hàng hải, điều khiển 2 máy trước, điều
khiển hai máy sau, 2 đồng chí pháo thủ súng máy 14,5mm, đồng chí pháo thủ ĐKZ
và tôi."
"… Người đánh
bộc phá khoang máy trước là anh Vũ Long An. Người đánh bộc phá khoang mũi tàu là anh Hà Minh Thật. Thuyền
trưởng Nguyễn Phan Vinh đến từng vị trí kiểm
tra và động viên từng người."
Trong
bối cảnh trước khi hủy tàu, theo "NPV,
bản anh hùng bất tử" viết rằng sau khi tải những người đã hy sinh và bị
thương vào bờ, NPV và một người tên Thứ cùng tác giả tên Long An lo việc gài kíp
nổ ở khoang máy, trong khi ba người khác lo những vị trí còn lại. Sau đó, cả 5
người cùng nhảy xuống nước bơi vào bờ.
Nhưng
theo "Nhớ mãi tên anh", NPV
cho tất cả bơi vào bờ trước, chỉ còn người thợ máy tên Thứ và chính Thuyền trưởng_
không phải là 5 người như đoạn trên đã nói ở lại để chuẩn bị các loại kíp nổ và
trực tiếp điểm hỏa, rồi mới nhảy xuống nước.
Và tác
giả Lê Duy Mai, cũng là thợ điện, kể lại trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" thì cho rằng người đánh bộc
phá khoang máy trước là Vũ Long An - không phải là NPV và người tên Thứ -, và
người lo khoang mũi tàu là Hà Minh Thật. Thuyền trưởng NPV chỉ kiểm tra và động
viên.
Nếu
cho rằng những ngưởi kể lại trong 3 bài viết có thể nhớ lộn vài chi tiết vì quá
lâu hay tình hình lúc đó quá căng thẳng, nhưng thật ra qua nhiều đoạn trong bài
cho thấy rằng họ nhớ rất tỉ mỉ những sự kiện khác, ngay cả nhận thấy sự "bình
tĩnh" của NPV nhảy xuống nước như
trong "Nhớ mãi tên anh" đã
kể. Những chi tiết khá đơn giản nầy nhưng trái ngược nhau, khiến người đọc càng
thêm bối rối, nhất là khi muốn tìm hiểu thêm tài liệu để viết bài.
Trong
lúc con tàu 235 bị bao phủ bởi những loạt pháo, và tràng đạn bắn xả liên tục của
kẻ địch từ trên không và trên biển, nhưng họ "vẫn có thể bình tĩnh" tổ
chức đưa "5 cán bộ, chiến sĩ trên
tàu đã hy sinh, 2 người bị thương nặng, 7 người bị thương nhẹ" vào bờ
trước, như trong "NPV, bản anh
hùng bất tử" viết; thì quả thật
là một là việc rất anh hùng… "khó tưởng" như trong mấy phim ảnh dàn dựng
cốt chuyện cho thêm phần gai go và hấp dẫn; nhất là trong khoảng thời gian rất
ngắn ngủi, cấp bách, và nguy kịch lúc đó nhưng phải tải tất cả là 14 người xuống
xuồng bơm hơi cao su. (cũng như những sự kiện trên, sẽ được chứng dẫn thêm sau
về sự thật xảy ra như thế nào).
Sự kiện (6) : bối cảnh sau khi lên bờ
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Mười ngày
phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, chúng tôi kiệt
sức. Ngày thứ 11, Khung đi tìm nước uống, rồi không trở về.
Sau này mới hay Khung bị địch bắt. Ngày thứ 12, chúng tôi
liên lạc được với du kích ở bến. Mọi người quay lại đón anh Nhi đang nằm trong
rừng"
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"Cuộc chiến đấu trên bộ giữa thuyền trưởng Nguyễn
Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ với bộ binh địch diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi
dụng địa hình, địa vật, các anh đã tiêu diệt nhiều tên địch. Cuối cùng, do vết
thương ngày càng nặng, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ đã
chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, rồi anh dũng hi sinh..."
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"sau khoảng 7,
8 ngày lẩn tránh các cuộc truy lùng của địch, anh Mai Văn Khung đi tìm
nước cho anh Nhi uống thì bị địch phát hiện. Chúng tôi nổ súng quyết chiến với
quân địch. Anh Nhi hy sinh tại chỗ
còn anh Khung sau đó bị thương.
Gần đây tôi được biết, anh Khung bị địch bắt rồi đày đi Phú Quốc"
Theo
"NPV, bản hùng ca bất tử",
số còn lại sau khi rút lên bờ là 9 người -5 người đã hy sinh, 2 người bị thương
nặng, và 7 người bị thương nhẹ, còn lại 6 người không thương tích lo việc gài kíp
nổ. Như vậy, có tất cả là 11 người đã hy sinh trong tổng số ban đầu là 20 người
- có thể là 5 người trước đó, thêm 2 người bị thương nặng, và 4 người bị thương
nhẹ. Số còn lại là 6 người không thương tích và 3 người bị thương, phải chiến đấu
quyết liệt với kẻ địch đang kéo đến trên bờ. Thuyền trưởng NPV và người tên Thứ
đã phải chịu hy sinh để chận đứng nhiều cuộc tấn công. Chỉ còn lại 7 người phải
lẩn trốn và chịu đựng 10 ngày phơi nắng, không lương thực, nước uống, ngay cả
thuốc men, băng bó. Đến ngày thứ 11, người tên Khung đi tìm nước và rồi không về;
sau nầy mới biết là bị địch bắt. Cuối cùng, 7 người cũng được trở về miền Bắc hơn
6 tháng vượt Trường Sơn, sau khi bắt liên lạc với du kích và tịnh dưỡng một thời
gian.
Trong
"Mãi nhớ tên anh" thì không…
nói đến việc vượt Trường sơn trở lại miền Bắc, cũng như thời gian lẩn tránh,
hay chuyện về người tên Khung.
Nhưng
theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử"
cho rằng số 7 người còn lại phải lẩn tránh trong 7,8 ngày - không phải là 10 ngày
như được nói ở trên. Và cuộc chiến trên bờ chỉ xảy ra sau khi Khung đi tìm nước
bị địch phát hiện. Sau đó Khung bị thương - có thể bị bỏ lại, nên tác giả không
biết Khung đã hy sinh hay bị bắt - đến mãi sau nầy mới được tin : "Khung bị địch bắt rồi đày đi Phú Quốc"
.
Sức
con người luôn có hạn, dù có thể nhịn ăn nhưng không thể không uống nước trong
10 ngày liên tục như trong "NPV, bản
hùng ca bất tử" đã kể. Và 3 người bị thương, không có thuốc men để băng
bó, trong vùng bùn lầy mà vẫn có thể chịu đựng được; thì điều nầy lại phải đặt
thêm nghi vấn. Vì với một vết thương bằng súng đạn như vậy, trong vòng 3 ngày đã
hóa mủ và bắt đầu ung thúi. Ngoài ra không được ăn uống trong nhiều ngày - cơ
thể dần mất khả năng chịu đựng, tự bảo vệ, và hàn gắn vết thương - thì khó bảo
toàn phần cơ thể còn lại. Và giả như được may mắn sống sót, phần cơ thể đó chắc
chắn phải bị cắt bỏ; nhưng trong tình hình bấy giờ, không có thuốc men thì dễ gì
làm phẫu thuật dù với dụng cụ thô sơ.
Riêng
về câu chuyện người tên Khung lại mâu thuẫn nhau, cũng như sự kiện xảy ra trận
chiến trên bờ hoàn toàn khác biệt về giai đoạn thời gian : trước hay sau khi
Khung bị phát hiện? Nhưng trong "NPV,
bản hùng ca bất tử" mô tả lại
trận chiến rất chi tiết như khẳng định rằng sự việc đó là thật và đã xảy ra trước
khi Khung bị bắt.
Một
trận chiến không kém phần náo động, với : "…
máy bay đến bắn phá ven
biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235"
và "Địch lập tức đổ quân lùng sục. Thuyền trưởng Vinh và thợ máy Thứ
chốt ở đó, kiên cường chống trả, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch,…",
thì khó có thể làm người ta dễ dàng quên đi vài chi tiết, bao gồm sự việc về
người tên Khung.
Sự kiện (7) : bản tin không chứng cứ
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Về
sự kiện này, tạp chí “Lướt sóng” của Hải quân quân đội Sài Gòn viết: “Mười
hai chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực
Việt Nam cộng hòa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một
tiểu đoàn Việt Cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ) gan góc và thiện chiến
trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập và tiếp tế cho mặt trận giải
phóng. Họ đã nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với
con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một
dấu vết”..."
Đây lại một là bản tin không
chứng cứ hay chỉ nói qua loa về nguồn dẫn, nhưng nó cũng dễ khiến người đọc tin
là thật vì đa số đọc giả không hiểu biết rõ ràng về những danh từ dùng trong quân
đội như tiểu đoàn, chiến hạm, phi cơ, nếu không có những hình ảnh cụ thể, hay
vài lời chú thích. Họ khó có thể hình dung 1 tiểu đoàn như thế nào, ngoại trừ
cho họ một khái niệm về con số, hay một chiến hạm to lớn được trang bị ra sao,
nếu chưa từng được nhìn thấy qua hình ảnh, hay khoảng tróng trong khoang của một
con tàu vận chuyển hẹp rộng như thế nào, cùng với 14 tấn vũ khí, và khả năng hủy
hoại của một chiếc phi cơ chiến đấu đến mức nào, so với máy bay tuần thám.
Để chú giải phần nào,
theo wikipedia cho biết, một tiểu đoàn có khoảng 300 đến 500 người. Nhưng cũng
có thể lên đến 800 người, tùy tình hình và hoàn cảnh của mỗi quốc gia qua cách
phân chia trong quân đội của họ. Đơn giản hoá, người ta có thể dùng con số 400
cho một tiểu đoàn.
Theo tài liệu "Lực Lượng Hải Quân Việt
Nam Cộng Hòa" trên http://hqvnch.net/default.asp?id=502&lstid=62,
hải quân của VNCH có tất cả là 20 tuần duyên hạm trong khoảng 1963--1967, và 7
tuần dương hạm trong khoảng 1971--1972. Vì vậy, theo bản tin, có thể xem như chỉ
có tuần duyên hạm tham gia, lúc đó. Và phải vận động gần như toàn bộ lực lượng
hải quân để vây đánh… một tàu sắt vận chuyển hàng hóa với 20 thủy thủ (?). Và một
chiếc quân vận đĩnh chỉ có thể chứa khoảng 100 người; như vậy cần đến 4 chiếc
cho một tiểu đoàn khoảng 400 người. Nhưng theo bản tin viết, con tàu sắt đánh cá
chuyên chở cả "một tiểu đoàn Việt Cộng" (?)
Với một con tàu vận chuyển đầy hàng như hình ảnh ở trên, khó có thể nào
dồn thêm cả 400 người trong khoang. Và cứ giả như là vậy, lực lượng chiến đấu của
1 tiểu đoàn chỉ bám vào một con tàu sắt đơn sơ, chậm chạp như thế, chỉ là cách
tự sát tập thể. Theo như bản tin, ngoài 12 chiến hạm, và hàng chục hải thuyền,
còn có thêm phi cơ - không phải là loại thám thính - thì đó là một trận thư hùng
kinh hoàng không kém.
Thật ra, với khả năng của 1 chiếc phi cơ, cũng đủ đánh chìm con tàu sắt
cùng 1 tiểu đoàn của nó trong chớp nhoáng, vì tàu sắt vận hàng, dĩ nhiên không
được trang bị hỏa lực như một tàu chiến và sự chính xác của lằn đạn từ người trên
tàu cầm súng bắn lên phi cơ thì rất mong manh . Vã lại, không một vị chỉ huy nào
nghĩ rằng họ sẽ vận dụng một lực lượng to lớn đến vậy để chỉ đối phó với một
con tàu sắt vận hàng vì trong trách nhiệm và bổn phận của người thừa hành có cấp
bậc, bao gồm cả việc chi tiêu về chiến phí để tiết kiệm quân nhu và phí tổn không
cần thiết, và sự điều quân thích hợp để tránh sự hao hục lực lượng.
Nếu một bản tin như vậy đăng trên tạp chí "Lướt sóng" của quân
đội VNCH, thì chỉ có trong mục truyện vui cười, vì không một quân nhân nào
trong quân đội VNCH nói chung, và hải quân nói riêng, thiếu kiến thức để nhận
thấy sự lố bịch trong ngụy tạo như vậy. Đó là chưa nói, trong binh chủng hải quân,
hay những binh chủng khác, phóng viên quân đội được đào tạo bằng trường lớp
chuyên nghiệp, sau khi đỗ đạt qua hai kỳ thi tú tài toàn phần với số điểm bình
(hạng thứ, hạng bình, hạng ưu). Từ đó, người ta có hiểu được một khía cạnh nhỏ
như thế nào về điều kiện để trở thành một sĩ quan hải quân, hay trong binh chủng
khác.
Tóm lại, chỉ cần đọc sơ qua bản tin trên, một người lính VNCH không cấp
bậc, cũng hiểu rằng đó là một bài viết thiếu hiểu biết cơ bản về quân đội và
chiến trận. Vậy tác giả nào dám nghĩ đến chuyện đăng lên một tạp chí hải quân
như vậy mà không cảm thấy sự mê muội lố bịch của mình phơi bày sao ? Họa chăng,
với bản tin như thế có thể dẫn dụ sự tin tưởng của những người dân đen cần cù mưa
nắng, ví thiếu thời gian, điều kiện tự tìm hiểu thêm, ngoài trừ chỉ được đọc những
bài báo tuyên truyền lá cải như tình trạng ở Việt Nam hôm nay. Cái đau của dân
tộc cũng chính là sự thiếu hiểu biết trong dân chúng, khi nhà cầm quyền cố tình
tạo một nền giáo dục u mê, ngụy tạo ngay cả trong lịch sử xa xưa, để có được những
người "trung thành tuyệt đối với đảng" như trong "Đề Cương" nói về nhiệm vụ thứ 3 trong tình hình mới hôm
nay (2011). Cũng có nghĩa là: "người dân không được quyền đặt bất kỳ nghi
vấn gì với đảng", dù chỉ bắt đầu men nhóm trong tư tưởng mà đó là một đặc ân
về trí não, của Thượng Đế ban cho con người.
______________________________
Ps. Xin xem tiếp phần 3 (cuối cùng)
Đã đăng: Phần 1
Tôi không cầu danh lợi
Cũng không cần vinh hoa
Chỉ cầu xin dân Việt
Cứu non nước, quê nhà !
Vụ vỡ nợ 500 tỷ đồng: Khóc ròng vì bị quỵt nợ
( 12:35 PM | 20/09/2011 )
Công ty TNHH An Khang (tại Lô 2-9A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc II, TP.Cần Thơ) vừa vỡ nợ với số tiền lừa đảo và chiếm đoạt lên đến gần 500 tỷ đồng. 23 hộ nông dân cũng bị nợ tiền bán cá tra với số tiền hơn 26 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Hưng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang, cho biết: "Chúng tôi đã đề nghị HĐND thị xã Ngã Bảy làm việc với Ngân hàng NNPTNT thị xã để xin khoanh, dãn nợ đối với các hộ nông dân bán cá tra cho Công ty An Khang".
Hội ND thị xã Ngã Bảy cũng dự kiến sẽ đứng ra đại diện cho các hộ nông dân, theo dõi các động thái từ sự vụ Công ty An Khang để có thể thu hồi nợ.
Tại ấp Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, có đến 7 hộ nông dân nuôi cá tra là nạn nhân của Công ty TNHH An Khang với số tiền nợ tiền bán cá lên đến 6,4 tỷ đồng.
Kể từ ngày bị quỵt nợ cho đến nay đã gần 4 tháng, ông Lê Văn H mỗi ngày cứ chạy đôn chạy đáo lên tận Cần Thơ để nghe ngóng tin tức. Ông vẫn mong nhận được tiền bán cá, dù trong thâm tâm ông thừa biết rằng chẳng còn tia hy vọng nào. Buồn bã, ông H nói: "Trước đây nhà tôi có 8.000m2 đất, chủ yếu trồng cây ăn trái. Sau thấy mọi người trong ấp ồ ạt nuôi cá tra, nên tôi thuê người đào ao để nuôi cá. Nào ngờ ngày hôm nay lại ra cơ sự này".
Ông H, cho biết thêm: "Ngày 15.5, khi cá đến lứa bán, tôi ký hợp đồng bán cá cho An Khang gần 15 tấn, giá bán 28.000 đồng/kg, với tổng số tiền 400 triệu đồng.
Theo hợp đồng, bên công ty sẽ ứng 30% cho ông sau khi cá được đem về đến nhà máy, còn 70% thanh toán thời hạn là 20 ngày (tính từ ngày nhận cá cuối cùng tại nhà máy). Hợp đồng là vậy, nhưng kể từ sau ngày bán cá, ông chờ hoài chẳng thấy công ty thanh toán tiền cá. Hỏi ra ông mới hốt hoảng vì công ty vỡ nợ.
"Toàn bộ số tiền bán cá 400 triệu đồng tôi đều vay vốn của ngân hàng với lãi suất 1,9%/tháng. Nay bị công ty quỵt nợ không biết tiền đâu mà đóng lãi với trả nợ ngân hàng bây giờ. Kiểu này sớm muộn gì cũng bị ngân hàng siết nợ là cái chắc" – ông H lo lắng.
Trong số 7 hộ dân bị quỵt nợ ở thị xã Ngã Bảy, anh em anh Đoàn Văn L bị nợ nhiều nhất, lên đến 2,8 tỷ đồng. Anh L bức xúc nói: Ba anh em tôi bán số lượng cá cho công ty trên 100 tấn với giá 27.000 đồng/kg. Thế nhưng công ty chẳng trả đồng xu nào. Trong khi toàn bộ vốn liếng vay ngân hàng đều đổ dồn vào mấy hầm cá tra. Nay bị quỵt nợ biết lấy tiền đâu trả nợ ngân hàng đây?
Công ty TNHH An Khang (tại Lô 2-9A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc II, TP.Cần Thơ) vừa vỡ nợ với số tiền lừa đảo và chiếm đoạt lên đến gần 500 tỷ đồng. 23 hộ nông dân cũng bị nợ tiền bán cá tra với số tiền hơn 26 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Hưng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang, cho biết: "Chúng tôi đã đề nghị HĐND thị xã Ngã Bảy làm việc với Ngân hàng NNPTNT thị xã để xin khoanh, dãn nợ đối với các hộ nông dân bán cá tra cho Công ty An Khang".
Hội ND thị xã Ngã Bảy cũng dự kiến sẽ đứng ra đại diện cho các hộ nông dân, theo dõi các động thái từ sự vụ Công ty An Khang để có thể thu hồi nợ.
|
Trụ sở Công ty An Khang.
|
Tại ấp Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, có đến 7 hộ nông dân nuôi cá tra là nạn nhân của Công ty TNHH An Khang với số tiền nợ tiền bán cá lên đến 6,4 tỷ đồng.
Kể từ ngày bị quỵt nợ cho đến nay đã gần 4 tháng, ông Lê Văn H mỗi ngày cứ chạy đôn chạy đáo lên tận Cần Thơ để nghe ngóng tin tức. Ông vẫn mong nhận được tiền bán cá, dù trong thâm tâm ông thừa biết rằng chẳng còn tia hy vọng nào. Buồn bã, ông H nói: "Trước đây nhà tôi có 8.000m2 đất, chủ yếu trồng cây ăn trái. Sau thấy mọi người trong ấp ồ ạt nuôi cá tra, nên tôi thuê người đào ao để nuôi cá. Nào ngờ ngày hôm nay lại ra cơ sự này".
Ông H, cho biết thêm: "Ngày 15.5, khi cá đến lứa bán, tôi ký hợp đồng bán cá cho An Khang gần 15 tấn, giá bán 28.000 đồng/kg, với tổng số tiền 400 triệu đồng.
Theo hợp đồng, bên công ty sẽ ứng 30% cho ông sau khi cá được đem về đến nhà máy, còn 70% thanh toán thời hạn là 20 ngày (tính từ ngày nhận cá cuối cùng tại nhà máy). Hợp đồng là vậy, nhưng kể từ sau ngày bán cá, ông chờ hoài chẳng thấy công ty thanh toán tiền cá. Hỏi ra ông mới hốt hoảng vì công ty vỡ nợ.
"Toàn bộ số tiền bán cá 400 triệu đồng tôi đều vay vốn của ngân hàng với lãi suất 1,9%/tháng. Nay bị công ty quỵt nợ không biết tiền đâu mà đóng lãi với trả nợ ngân hàng bây giờ. Kiểu này sớm muộn gì cũng bị ngân hàng siết nợ là cái chắc" – ông H lo lắng.
Trong số 7 hộ dân bị quỵt nợ ở thị xã Ngã Bảy, anh em anh Đoàn Văn L bị nợ nhiều nhất, lên đến 2,8 tỷ đồng. Anh L bức xúc nói: Ba anh em tôi bán số lượng cá cho công ty trên 100 tấn với giá 27.000 đồng/kg. Thế nhưng công ty chẳng trả đồng xu nào. Trong khi toàn bộ vốn liếng vay ngân hàng đều đổ dồn vào mấy hầm cá tra. Nay bị quỵt nợ biết lấy tiền đâu trả nợ ngân hàng đây?
(theo danviet)
Ghi Chú
GianLan
Chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp… 10 lần mì chính
( 2:26 PM | 20/09/2011 )
Theo phân tích của các chuyên gia thực phẩm, chất điều vị E627 và E631 có trong hạt nêm chính là chất siêu, có độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt.
Chính từ thành phần chiết xuất từ thịt và xương trong hạt nêm quá ít (chưa đến 2%) nhưng có thể tạo ra vị ngọt đậm đà cho nồi canh hay các món xào rau củ chỉ với 1-2 thìa, nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi về các chất điều vị trong hạt nêm liệu có an toàn hơn mì chính?
Chỉ 2 thìa nhỏ hạt nêm cho cả nồi canh 1 lít ngọt
Trước đó, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM về 2 mẫu hạt nêm của 2 nhãn hiệu nổi tiếng và phổ biến trên thị trường là Knorr và Maggi cho thấy: Cả 2 mẫu hạt nêm này đều có chứa chất điều vị Monosodium Glutamate (tên gọi khoa học của mì chính) với hàm lượng: Knorr 31,3g/100g, Maggi 28,6g/100g.
Trong khi đó, các thương hiệu này đều mạnh miệng quảng cáo là "ngon từ thịt, ngọt từ xương", một số hãng còn khẳng định không có bột ngọt trong hạt nêm.
Trong thành phần của Knorr ghi rõ chất điều vị Sodium Glutamate – E621, chất điều vị Insosinate – E631, Sodium Guanylate E627 và thành phần thịt thăn và nước xương hầm chỉ chiếm một hàm lượng khiêm tốn là 2%. Ở bảng hướng dẫn sử dụng dùng hạt nêm: chỉ cần sử dụng 2 thìa nhỏ hạt nêm cho 1 lít canh, 500 gram rau, củ, quả xào là 1 thìa nhỏ, món kho là 2 thìa nhỏ cho 500 gram thịt/cá, ướp là 1 thìa nhỏ cho 500 gram thịt/cá.
Tương tự, thành phần và cách dùng của các loại hạt nêm khác như Maggi, Hải Châu… cũng như trên. Điều khiến nhiều chị em nội trợ băn khoăn không biết vì sao với lượng hạt nêm nhỏ như vậy cho vào cả một nồi canh lớn lại khiến nồi canh có sức ngọt đến như vậy.
Như chị Bùi Minh Phương (Định Công, Hà Nội), chị luôn tin vị ngọt đó là của xương, của thịt. Nhiều lần ăn thử hạt nêm sống, chị Phương chỉ thấy hạt nêm có vị ngọt và mặn, không ngọt lợ như mì chính nên chị tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm này và thay thế hẳn mì chính.
Theo phân tích của một số chuyên gia về thực phẩm, nếu nói sản phẩm được làm từ thịt và xương thì không được phép có chất Monosodium Glutamate (mì chính) trong hạt nêm. Còn một số doanh nghiệp lại đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng cách "tố" mì chính hại cho sức khỏe, qua đó vô hình chung, người tiêu dùng tẩy chay mì chính chuyển sang dùng hạt nêm.
Hạt nêm chứa chất siêu ngọt gấp 10 – 15 lần mì chính
Theo PGS- TS Phan Thị Sửu – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm (Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam), Isodium Guanylate (chất điều vị E627) và Disodium Inosinate (chất điều vị E631) trong thành phần của hạt nêm là hai chất điều vị siêu ngọt, hay còn gọi là tạo ngọt giả tạo. Vị ngọt của hai chất này còn gấp 5 lần mì chính vì thành phần chính của mì chính là E621.
Hai chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến sản xuất hạt nêm, nước chấm, gia vị hay cả mì ăn liền…
Nếu trong sản phẩm ghi chất E631 và E627 mà doanh nghiệp lại khẳng định an toàn hơn mì chính là doanh nghiệp đang nói dối khách hàng vì bản thân nó cũng là một dạng chất điều vị siêu ngọt.
Cùng chung quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất điều vị E627 và E631 là chất siêu ngọt có độ ngọt gấp 10 đến 15 lần mì chính. Nhiều gia đình tẩy chay vì sợ mì chính gây ung thư mà quên mất rằng trong hạt nêm cũng có mì chính và còn có những chất ngọt hơn cả mì chính.
PGS – TS Nguyễn Thị Lâm trấn an người tiêu dùng rằng các chất điều vị E621 (mì chính) hay E627, E631 đều là những chất điều vị được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi quảng cáo sản phẩm trong thành phần có chứa chất này thì cũng nên công bố, không nên lập lờ với người tiêu dùng để gây hoang mang.
Theo phân tích của các chuyên gia thực phẩm, chất điều vị E627 và E631 có trong hạt nêm chính là chất siêu, có độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt.
Chính từ thành phần chiết xuất từ thịt và xương trong hạt nêm quá ít (chưa đến 2%) nhưng có thể tạo ra vị ngọt đậm đà cho nồi canh hay các món xào rau củ chỉ với 1-2 thìa, nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi về các chất điều vị trong hạt nêm liệu có an toàn hơn mì chính?
Chỉ 2 thìa nhỏ hạt nêm cho cả nồi canh 1 lít ngọt
Trước đó, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM về 2 mẫu hạt nêm của 2 nhãn hiệu nổi tiếng và phổ biến trên thị trường là Knorr và Maggi cho thấy: Cả 2 mẫu hạt nêm này đều có chứa chất điều vị Monosodium Glutamate (tên gọi khoa học của mì chính) với hàm lượng: Knorr 31,3g/100g, Maggi 28,6g/100g.
Trong khi đó, các thương hiệu này đều mạnh miệng quảng cáo là "ngon từ thịt, ngọt từ xương", một số hãng còn khẳng định không có bột ngọt trong hạt nêm.
Trong thành phần của Knorr ghi rõ chất điều vị Sodium Glutamate – E621, chất điều vị Insosinate – E631, Sodium Guanylate E627 và thành phần thịt thăn và nước xương hầm chỉ chiếm một hàm lượng khiêm tốn là 2%. Ở bảng hướng dẫn sử dụng dùng hạt nêm: chỉ cần sử dụng 2 thìa nhỏ hạt nêm cho 1 lít canh, 500 gram rau, củ, quả xào là 1 thìa nhỏ, món kho là 2 thìa nhỏ cho 500 gram thịt/cá, ướp là 1 thìa nhỏ cho 500 gram thịt/cá.
Trong hạt nêm có đến 30% thành phần là mì chính và còn các chất siêu ngọt khác.
Tương tự, thành phần và cách dùng của các loại hạt nêm khác như Maggi, Hải Châu… cũng như trên. Điều khiến nhiều chị em nội trợ băn khoăn không biết vì sao với lượng hạt nêm nhỏ như vậy cho vào cả một nồi canh lớn lại khiến nồi canh có sức ngọt đến như vậy.
Như chị Bùi Minh Phương (Định Công, Hà Nội), chị luôn tin vị ngọt đó là của xương, của thịt. Nhiều lần ăn thử hạt nêm sống, chị Phương chỉ thấy hạt nêm có vị ngọt và mặn, không ngọt lợ như mì chính nên chị tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm này và thay thế hẳn mì chính.
Theo phân tích của một số chuyên gia về thực phẩm, nếu nói sản phẩm được làm từ thịt và xương thì không được phép có chất Monosodium Glutamate (mì chính) trong hạt nêm. Còn một số doanh nghiệp lại đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng cách "tố" mì chính hại cho sức khỏe, qua đó vô hình chung, người tiêu dùng tẩy chay mì chính chuyển sang dùng hạt nêm.
Hạt nêm chứa chất siêu ngọt gấp 10 – 15 lần mì chính
Theo PGS- TS Phan Thị Sửu – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm (Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam), Isodium Guanylate (chất điều vị E627) và Disodium Inosinate (chất điều vị E631) trong thành phần của hạt nêm là hai chất điều vị siêu ngọt, hay còn gọi là tạo ngọt giả tạo. Vị ngọt của hai chất này còn gấp 5 lần mì chính vì thành phần chính của mì chính là E621.
Hai chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến sản xuất hạt nêm, nước chấm, gia vị hay cả mì ăn liền…
Nếu trong sản phẩm ghi chất E631 và E627 mà doanh nghiệp lại khẳng định an toàn hơn mì chính là doanh nghiệp đang nói dối khách hàng vì bản thân nó cũng là một dạng chất điều vị siêu ngọt.
Cùng chung quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất điều vị E627 và E631 là chất siêu ngọt có độ ngọt gấp 10 đến 15 lần mì chính. Nhiều gia đình tẩy chay vì sợ mì chính gây ung thư mà quên mất rằng trong hạt nêm cũng có mì chính và còn có những chất ngọt hơn cả mì chính.
PGS – TS Nguyễn Thị Lâm trấn an người tiêu dùng rằng các chất điều vị E621 (mì chính) hay E627, E631 đều là những chất điều vị được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi quảng cáo sản phẩm trong thành phần có chứa chất này thì cũng nên công bố, không nên lập lờ với người tiêu dùng để gây hoang mang.
(theo giaoduc)
Ghi Chú
VeSinh,
XaHoi - TeNan - ThucPham
Công an dùng xe công vận chuyển gỗ quý trái phép
( 2:29 PM | 20/09/2011 )
Người vận chuyển 2,3 m3 gỗ nghiến trái phép đang công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động và hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh Hà Giang).
Người vận chuyển 2,3 m3 gỗ nghiến trái phép đang công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động và hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh Hà Giang).
Chiều 18/9, lực lượng chức năng liên ngành gồm Công an xã Phú Linh
(huyện Vị Xuyên, Hà Giang) phối hợp với kiểm lâm địa bàn bắt giữ một xe ô
tô công, biển kiểm soát 23C-0602 do ông Mám Văn Hựu (thường trú tại tổ
3, phường Minh Khai, TP.Hà Giang) điều khiển.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe vận chuyển trái
phép gần 2,3m3 gỗ nghiến (nhóm 2A). Qua đấu tranh khai thác, Hựu khai
chủ nhân của số gỗ trên là ông Nguyễn Văn Thịnh (thường trú tại tổ 17,
phường Minh Khai, TP.Hà Giang). Điều đáng nói là cả ông Hựu và Thịnh đều
là cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát cơ động và hỗ trợ tư pháp – Công an tỉnh
Hà Giang.
Sau khi bị lập biên bản bởi cơ quan chức năng, ông Thịnh thừa nhận việc mua gỗ trái phép và sử dụng phương tiện công của đơn vị để vận chuyển trái phép lâm sản.
Sau khi bị lập biên bản bởi cơ quan chức năng, ông Thịnh thừa nhận việc mua gỗ trái phép và sử dụng phương tiện công của đơn vị để vận chuyển trái phép lâm sản.
Hiện toàn bộ tang vật, phương tiện vận chuyển đã bị Hạt Kiểm lâm huyện Vị Xuyên tạm giữ.
Được biết, trong thời gian qua, trên địa bàn Hà Giang, tình trạng
khai thác vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp luật diễn ra khá nóng.
Nhiều vụ vận chuyển trái phép gỗ quý được phát hiện nhưng đây là lần đầu
tiên lực lượng chức năng phát hiện cán bộ công an tỉnh vận chuyển.
(theo giaoduc.net.vn)
Ùn tắc giao thông vì đường thành sân bóng, lán vật liệu
( 2:41 PM | 20/09/2011 )
Do nhiều tuyến đường kết nối bị chiếm dụng làm sân bóng, lán bán vật liệu xây dựng, tuyến giao thông Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Xuân Thủy (Hà Nội), nơi có hàng loạt cao ốc, thường xuyên tắc nghẽn.
Do nhiều tuyến đường kết nối bị chiếm dụng làm sân bóng, lán bán vật liệu xây dựng, tuyến giao thông Trần Duy Hưng – Phạm Hùng – Xuân Thủy (Hà Nội), nơi có hàng loạt cao ốc, thường xuyên tắc nghẽn.
Để hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu vực đường
Láng Thượng – Xuân Thủy – Phạm Hùng – Trần Duy Hưng, đồng thời kết nối
đường vành đai 2 và vành đai 3, UBND Hà Nội đã quy hoạch xây dựng đường
Nguyễn Phong Sắc kéo dài (nay là đường Trần Thái Tông). Con đường này
chạy song song với đường Phạm Hùng và nối ra đường Trung Kính, Mễ Trì.
Ảnh: Google maps. |
Con đường này chỉ phát huy hiệu quả khi được nối với đường Trung Kính, Mễ Trì và các đường nội bộ. |
Tuy nhiên, những đoạn đường nối, những ngã 3, ngã 4 lại ở trong tình trạng dang dở… |
… hoặc bị bịt kín lại, một phần để làm sân bóng cỏ nhân tạo, một phần để cỏ mọc um tùm. |
Những ngã tư lớn cũng bị tắc tịt. |
Nguyên nhân bởi khu vực lẽ ra là đường thì này được dựng lều, lán để kinh doanh vật liệu xây dựng. |
Theo đúng biển chỉ dẫn, phương tiện đi từ hướng Trần Duy Hưng chỉ cần đi qua vòng xuyến này là sang được đường Mễ Trì rồi rẽ trái là đến đường Nguyễn Phong Sắc. |
Vòng xuyến đồ sộ cũng đã được xây dựng… |
… nhưng giờ cỏ mọc um tùm bởi con đường phía sau đang bị chiếm dụng làm bãi sửa xe. |
… và điểm kinh doanh đá xẻ ốp lát. Bởi vậy, thay vì chỉ cần đi thẳng 200 mét nữa là tới đường Mễ Trì, hiện người dân phải đi vòng cả cây số để ra đường Phạm Hùng rồi mới đến được đích. |
Cũng trong khu vực này, nhiều đoạn đường vẫn dang dở khiến người dân khốn khổ mỗi khi qua lại. |
Công viên Yên Hòa dù đã hoàn thành nhưng vắng người vào thăm vì hệ thống đường nơi đây vẫn dang dở, lầy lội, hố ga mất nắp… |
Tiến Dũng
(Theo vnexpress)
Ghi Chú
GiaoThong
Hiệu phó thành “ma men” vác dao đuổi cấp dưới
( 2:36 PM | 20/09/2011 )
Thầy Phó Hiệu trưởng nhà trường là Lê Văn Ba, trong lúc nhậu say đã vác dao đuổi chém đồng nghiệp tên là Lê Văn Hùng.
Nhưng khi anh Hùng vừa đứng dậy, định bước ra khỏi quán thì thầy Ba liền cầm chén uống nước ném vào người thầy Hùng kèm theo những lời lẽ mạt sát. Biết chuyện chẳng lành, thầy Hùng đứng dậy đi nhanh ra phía ngoài để lấy xe về nhà. Vừa đi ra đến ngoài cửa thì thầy Ba chạy theo với sắc mặt hầm hố, trên tay cầm lăm lăm một con dao thái thịt của nhà hàng vung lên để chém. Thầy Hùng bỏ chạy.
Rất may, lúc đấy mấy thầy giáo đi cùng đã chạy theo lấy được con dao trên tay thầy Ba. Sau pha “vác dao” rượt đuổi của thầy Ba được một lúc, anh Hùng đã hoàn hồn và quay lại hỏi cho rõ nguyên nhân mình bị đuổi đánh, thì bất thình lình thầy Ba “tung ngay một cú đấm” vào mắt trái thầy Hùng, khiến Hùng choáng váng quỳ sụp xuống ôm mặt thì thấy máu me đầy tay. Trong lúc anh Hùng đang còn ôm mặt thì vẫn nghe thầy Ba chửi bới, lăng mạ và còn bắt Hùng quỳ gối xin lỗi mới… cho tha. Và để bảo toàn tính mạng, anh Hùng đã phải quỳ gối xin anh Ba mà không biết xin lỗi về cái gì.
Tưởng quỳ gối xin lỗi là xong chuyện, anh Hùng liền đứng lên đi vào nhà vệ sinh để rửa tay chân và lau vết máu trên mặt, thì đột nhiên thầy Ba đạp cửa xông vào rồi khoá trái cửa. Một “màn mưa” đấm đá được anh Ba liên tiếp “dành tặng” Hùng. May thay, lúc đấy anh Đại chủ quán đã phá cửa xông vào thì màn đánh đập mới dừng lại.
“Sau trận đòn chí mạng, tôi về nhà với nhiều vết thương bầm tím trên cơ thể, ngay sau đấy tôi đã được người nhà đưa đến trạm Y tế xã Hoàng Giang để điều trị” – trong bàn tường trình gửi các cơ quan chức năng, anh Hùng có nói rõ điều này.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, anh Lê Văn Hùng đã viết bản tường trình gửi chính quyền và Công an xã Tế Nông, Hiệu trưởng trường THCS Tế Nông, nơi anh làm việc để được giúp đỡ làm sáng tỏ sự việc.
Ông Nguyễn Hữu Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Tế Nông cho biết: “Sự việc thầy Ba đuổi đánh thầy Hùng là có thật. Hôm đấy nhà trường có họp để triển khai công tác cho năm học mới, sau khi họp xong các thầy có rủ nhau đi ăn, nhưng do có việc nhà nên tôi từ chối, trong lúc ăn uống các thầy có chút hiểu lầm nên đã xảy ra sự việc đáng buồn trên”.
“Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã có mời 2 thầy lên làm bản tường trình và đưa ra kiểm điểm trước chi bộ Đảng. Đồng thời nhà trường có mời 2 gia đình lên làm công tác hoà giải nội bộ với nhau, không đưa ra kiện cáo gì cả. Tôi thấy buồn về sự việc trên quá, bình thường thầy Ba là một người rất hiền lành nhưng khổ nỗi, cứ rượu vào là anh Ba lại không “làm chủ” được mình” – ông Hiền cho biết thêm. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có những thông tin mới…
Thầy Phó Hiệu trưởng nhà trường là Lê Văn Ba, trong lúc nhậu say đã vác dao đuổi chém đồng nghiệp tên là Lê Văn Hùng.
Chuyện hy hữu trên xảy ra tại trường THCS xã Tế Nông, huyện Nông Cống (Thanh Hoá).
Sự việc trên xảy ra vào lúc 12 giờ, ngày 20/8, sau khi họp tại Văn
phòng Nhà trường xong, một nhóm thầy giáo gồm thầy Khoa, Tâm, Tiến,
Luyến, Triều và thầy Hùng, đều là cán bộ trường THCS Tế Nông có rủ nhau
đi ăn cơm tại quán nhà anh Đại, ở Ngã ba Cột Nanh, xã Tế Lợi, Nông Cống.
Đến 14 giờ cùng ngày, sau khi nhậu nhẹt xong, tất cả các thầy ra ngoài ngồi uống nước nói chuyện vui. Khi thầy Hùng vừa lấy điện thoại trong người ra xem giờ thì bất ngờ bị ông Lê Văn Ba, Phó Hiệu trưởng giật lấy ném vào người anh Hùng. Khi chưa hiểu đầu đuôi sự việc như thế nào thì thấy thái độ của ông Ba có biểu hiện khác thường, ông Hùng đứng dậy ra về.
Đến 14 giờ cùng ngày, sau khi nhậu nhẹt xong, tất cả các thầy ra ngoài ngồi uống nước nói chuyện vui. Khi thầy Hùng vừa lấy điện thoại trong người ra xem giờ thì bất ngờ bị ông Lê Văn Ba, Phó Hiệu trưởng giật lấy ném vào người anh Hùng. Khi chưa hiểu đầu đuôi sự việc như thế nào thì thấy thái độ của ông Ba có biểu hiện khác thường, ông Hùng đứng dậy ra về.
Ngôi trường nơi 2 thầy làm việc đã có màn đánh nhau như “phim chưởng
|
Nhưng khi anh Hùng vừa đứng dậy, định bước ra khỏi quán thì thầy Ba liền cầm chén uống nước ném vào người thầy Hùng kèm theo những lời lẽ mạt sát. Biết chuyện chẳng lành, thầy Hùng đứng dậy đi nhanh ra phía ngoài để lấy xe về nhà. Vừa đi ra đến ngoài cửa thì thầy Ba chạy theo với sắc mặt hầm hố, trên tay cầm lăm lăm một con dao thái thịt của nhà hàng vung lên để chém. Thầy Hùng bỏ chạy.
Rất may, lúc đấy mấy thầy giáo đi cùng đã chạy theo lấy được con dao trên tay thầy Ba. Sau pha “vác dao” rượt đuổi của thầy Ba được một lúc, anh Hùng đã hoàn hồn và quay lại hỏi cho rõ nguyên nhân mình bị đuổi đánh, thì bất thình lình thầy Ba “tung ngay một cú đấm” vào mắt trái thầy Hùng, khiến Hùng choáng váng quỳ sụp xuống ôm mặt thì thấy máu me đầy tay. Trong lúc anh Hùng đang còn ôm mặt thì vẫn nghe thầy Ba chửi bới, lăng mạ và còn bắt Hùng quỳ gối xin lỗi mới… cho tha. Và để bảo toàn tính mạng, anh Hùng đã phải quỳ gối xin anh Ba mà không biết xin lỗi về cái gì.
Tưởng quỳ gối xin lỗi là xong chuyện, anh Hùng liền đứng lên đi vào nhà vệ sinh để rửa tay chân và lau vết máu trên mặt, thì đột nhiên thầy Ba đạp cửa xông vào rồi khoá trái cửa. Một “màn mưa” đấm đá được anh Ba liên tiếp “dành tặng” Hùng. May thay, lúc đấy anh Đại chủ quán đã phá cửa xông vào thì màn đánh đập mới dừng lại.
Bản tường trình của anh Lê Văn Hùng về việc bị Hiệu phó Lê Văn Ba đuổi đánh
|
“Sau trận đòn chí mạng, tôi về nhà với nhiều vết thương bầm tím trên cơ thể, ngay sau đấy tôi đã được người nhà đưa đến trạm Y tế xã Hoàng Giang để điều trị” – trong bàn tường trình gửi các cơ quan chức năng, anh Hùng có nói rõ điều này.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, anh Lê Văn Hùng đã viết bản tường trình gửi chính quyền và Công an xã Tế Nông, Hiệu trưởng trường THCS Tế Nông, nơi anh làm việc để được giúp đỡ làm sáng tỏ sự việc.
Ông Nguyễn Hữu Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Tế Nông cho biết: “Sự việc thầy Ba đuổi đánh thầy Hùng là có thật. Hôm đấy nhà trường có họp để triển khai công tác cho năm học mới, sau khi họp xong các thầy có rủ nhau đi ăn, nhưng do có việc nhà nên tôi từ chối, trong lúc ăn uống các thầy có chút hiểu lầm nên đã xảy ra sự việc đáng buồn trên”.
“Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã có mời 2 thầy lên làm bản tường trình và đưa ra kiểm điểm trước chi bộ Đảng. Đồng thời nhà trường có mời 2 gia đình lên làm công tác hoà giải nội bộ với nhau, không đưa ra kiện cáo gì cả. Tôi thấy buồn về sự việc trên quá, bình thường thầy Ba là một người rất hiền lành nhưng khổ nỗi, cứ rượu vào là anh Ba lại không “làm chủ” được mình” – ông Hiền cho biết thêm. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có những thông tin mới…
(Theo giaoduc.net.vn)
Ghi Chú
XaHoi,
XaHoi - GiaoDuc,
XaHoi - SaiPham
Phòng khám có “bác sĩ” Trung Quốc: “Nổ hơn kho đạn”!
Có mặt gần chục năm qua ở Việt Nam, nhiều phòng
khám, cơ sở chẩn trị có người Trung Quốc tham gia khám bệnh liên tục gây
tai tiếng. Có người tốn gần chục triệu đồng không hết bệnh mà còn bị
biến chứng phải vào bệnh viện điều trị.
Đa số các phòng khám Trung Quốc luôn quảng cáo rất kêu
Ngày 15/9 cơ quan chức năng đã có cuộc làm việc với 13 phòng khám Trung Quốc tại Hà Nội. Trong khi đó, tại TPHCM không ít bạn đọc gửi thư, gọi điện thoại đến báo phản ảnh những bất bình về một số phòng khám Trung Quốc “nói như thánh, chữa chẳng ra gì”!
Quảng cáo ra rả trên
đài truyền hình, đầy rẫy trên các báo. Tự in đủ loại tờ rơi, tạp chí đem
ra đường, ra chợ phát... Đó là những kiểu quảng cáo của không ít phòng
khám có người Trung Quốc hành nghề (gọi tắt là phòng khám Trung Quốc)
nhằm lôi kéo người bệnh.
Nhiều nạn nhân của một
số phòng khám Trung Quốc cho biết khi xem truyền hình, đọc báo thấy
quảng cáo quá hay, quá tốt về các phòng khám Trung Quốc nên tìm đến khám
bệnh.
Ngoài những màn quảng
cáo đầy “ma lực” trên các kênh truyền hình, trên báo, các phòng khám
Trung Quốc còn ra sức thổi phồng về khả năng chữa trị bá bệnh của mình
bằng những ấn phẩm tự in với hình thức hoành tráng, hệt như các tạp chí
chuyên đề sức khỏe.
Thi nhau “nổ”
Một trong những phòng khám Trung Quốc “nổ” dữ nhất là phòng khám Trung Nam (1509 Ba Tháng Hai, Q.11, TPHCM). Tuy chỉ là phòng khám nhưng phòng khám này tự “nâng cấp” lên là “Bệnh viện đa khoa Trung Nam. Tổ chức y tế chính quy - chuyên môn”, hoặc “Bệnh viện Trung Nam - nhãn hiệu Trung y hàng đầu TPHCM”.
Không chỉ nâng cấp cho
oai, phòng khám này “với hàng loạt chuyên gia thao tác phá thai, phẫu
thuật chỉ mất ba phút...” đã thực hiện “phá thai bằng phương pháp siêu
dẫn có thể nhìn thấy được khi lỡ mang thai ngoài ý muốn, không bị bất cứ
tổn thương nào...”?! Về nam khoa, phòng khám còn giới thiệu “công nghệ
chỉnh hình bộ phận sinh dục với phương thức quốc tế”! Ngoài ra, phòng
khám còn có “13 bí phương trị liệu bệnh ung thư của nhà họ Lý”...
Phòng khám đông y Hiện
Đại (337 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TPHCM) cũng cho in “sổ tay y học” và đem
phát quảng cáo. Theo tài liệu quảng cáo, phòng khám đông y Hiện Đại
chuyên khám chữa bệnh đông y, xem mạch, kê đơn, bốc thuốc điều trị các
bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, sinh lý nam, phong thấp, tai mũi họng, hen
suyễn, ngoài da, phụ khoa bằng các “phương thức bí truyền”. Với bệnh
tiểu đường, phòng khám có thể điều trị khỏi tận gốc sau khi uống thuốc
từ 2-4 liệu trình. Ngay cả với đàn ông bị thận hư, liệt dương, xuất tinh
sớm chỉ cần điều trị 1-2 liệu trình là “đạt kết quả như mong muốn”.
Cùng một “bài”, phòng
khám đông y Trường An (786 Hồng Bàng, Q.11, TPHCM) cũng in tạp chí “Đông
y ứng dụng” phát cho nhiều người. Trong tài liệu này, phòng khám Trường
An quảng cáo có “bài thuốc bí truyền” nhanh chóng chữa khỏi các chứng
bệnh liệt dương, thận hư, thận suy, vô sinh, các bệnh viêm gan B, xơ
gan, xơ gan cổ trướng, trị tận gốc tiểu đường, sỏi thận... Thậm chí
phòng khám còn quảng cáo có “liệu pháp đông y giúp cải thiện kích cỡ cơ
quan sinh dục bị ngắn, nhỏ đạt được kích thước như mong muốn”. Bệnh nhân
đến khám còn được phát tờ rơi quảng cáo, trong đó có rất nhiều bệnh
“lạ” như tinh trùng không hoạt động hóa, cảm nhiễm bộ phận sinh dục...
Nạn nhân của quảng cáo
Nhiều bạn đọc cho biết
vì nghe quảng cáo quá “hớp” trên các kênh truyền hình SCTV7, SCTV9,
VTV9, BPTV1... mới tìm đến khám bệnh. Khi đến rồi hiệu quả đâu không
thấy chỉ thấy bị “chặt chém” tiền thuốc quá cao. Có người tốn gần chục
triệu đồng không hết bệnh mà còn bị biến chứng phải vào bệnh viện điều
trị.
Cụ thể, anh N.Q.D. (42 tuổi, Việt kiều Mỹ) cho biết khi về Việt Nam thăm thân nhân, anh xem tivi và một số báo thấy quảng cáo rất “kêu” về phòng khám Trung Nam. Ngày 9/8, anh D. đến phòng khám Trung Nam
khám bệnh vì cơ quan sinh dục bị đỏ do dị ứng bao cao su. Một bác sĩ
Trung Quốc đã khám nhíp hộ tuyến, thử nước tiểu và siêu âm cho anh. Sau
đó vị này chẩn đoán anh Dũng bị nhiều bệnh và ra giá như sau: nhiễm
trùng đường tiểu, nấm Candida, tiền điều trị khoảng 2 triệu đồng; sưng
nhíp hộ tuyến, tùy theo chữa trị loại máy nào mà có giá 4-8 triệu đồng;
cắt da quy đầu: 2 triệu đồng...
Theo anh D., trong lúc
đợi lấy kết quả xét nghiệm, trò chuyện với một số bệnh nhân anh mới biết
các bệnh nhân khác cũng được định bệnh y như anh. Thấy không bình
thường, anh D. đến một bác sĩ của Bệnh viện Bình Dân khám lại. Kết quả
anh D. không có bệnh như bác sĩ Trung Quốc của phòng khám Trung Nam kết luận.
Chị L.T.T.M. (45 tuổi,
thị trấn Hòa Thành, Tây Ninh) hằng ngày xem truyền hình thấy quảng cáo ì
xèo về phòng khám đông y Hiện Đại chữa đủ loại bệnh, trong đó có bệnh
suyễn chị đang mắc phải. Trong lúc lưỡng lự, một lần đi chợ chị lại được
phát cuốn “sổ tay y học” giới thiệu về phòng khám đông y Hiện Đại. Về
nhà đọc thấy phòng này có “liệu pháp mới điều trị tận gốc, không tái
phát bệnh hen suyễn”, ngày 27/8 chị M. quyết định đến khám bệnh.
Tại đây, chị M. được
một người đàn ông Trung Quốc nói tiếng Việt lơ lớ bắt mạch xem bệnh. Xem
xong, ông ta chẩn bệnh bằng tiếng Trung Quốc, người phiên dịch nói lại
là bệnh của chị rất nặng, phải uống thuốc mỗi ngày 350.000 đồng. Chị
đồng ý mua ba thang thuốc và một số viên thuốc nhỏ không nhãn mác với
giá 2,1 triệu đồng, nộp ngay tại phòng khám bệnh.
Thấy tiền thuốc quá mắc
mà bác sĩ bảo phải uống một tháng mới bớt bệnh, chị M. mang số thang
thuốc này ra một nhà thuốc đông y trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5 hỏi
mua. Sau khi bốc đủ các vị giống như thang thuốc chị M. mang đến, người
bán tính tiền 40.000 đồng/thang!
Đặt thuốc “rụng” VA
Trong khi đó, chị
N.T.H. cho biết con chị là bé P.Đ.K. (10 tuổi, Q.12, TPHCM) bị viêm VA
(nằm ở họng). Bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM sau khi khám chỉ định
nạo VA cho bé. Vì không muốn con phải gây mê khi nạo VA, ngày 28/7 chị
H. đưa con đến phòng khám đông y Trung Quốc Phương Nam
(450 Ba Tháng Hai, Q.10). Chị được một bác sĩ Trung Quốc không đeo bảng
tên, tư vấn điều trị bằng cách chỉ đặt thuốc vào mũi, VA sẽ rụng.
Lần đầu bác sĩ Trung
Quốc đặt thuốc vào mũi phải của bé và hẹn 10 ngày sau đặt thuốc bên mũi
trái. Sau khi đặt thuốc vào mũi phải vài ngày, mặt bé K. sưng to, trong
mũi chảy ra máu và mủ rất tanh. Nghĩ VA
rụng ra nên mới như vậy chị H. tiếp tục đưa con đến đặt thuốc tiếp. Lần
này mặt bé K. cũng bị sưng to, máu mủ chảy ra. Tổng cộng hai lần đặt
thuốc vào mũi và thuốc uống cho con chị H. tốn hết 7,7 triệu đồng.
Thấy tình trạng sức
khỏe của con ngày càng xấu đi, ngày 27/8 chị H. vội đưa bé qua Bệnh viện
Tai mũi họng TP khám lại. Sau khi khám, kiểm tra, bác sĩ Bệnh viện Tai
mũi họng TP cho biết bé K. bị lở loét vách ngăn mũi, VA vẫn còn nguyên.
Bác sĩ phải điều trị cho khỏi loét vách ngăn mũi rồi mới có thể nạo VA.
Theo L.T.Hà - T.Dương - Q.Ngọc
Tuổi trẻ
Subscribe to:
Posts (Atom)