THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 July 2012

Vụ hành hung 2 nhà báo VOV ở Hưng Yên: Tưởng nhà báo là... người dân (!?)



T.Dũng (NLĐ) - Chiều 26-7, đại tá Ngô Văn Phương, Trưởng Công an huyện Văn Giang - Hưng Yên, đã xác nhận ngoài 2 công an, 3 người còn lại tham gia đánh 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang trong khi 2 nhà báo này đang tác nghiệp về vụ cưỡng chế thu hồi đất dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) vào ngày 24-4 là người của Công ty TNHH V & T. 

2 nhà báo VOV bị đánh trong buổi cưỡng chế ở Văn Giang. Ảnh cắt từ clip 

Theo ông Phương, 3 người này là Nguyễn Xuân Biên, Lê Văn Băng và Cao Như Mác, có nhiệm vụ bảo vệ máy xúc, máy ủi của doanh nghiệp tại hiện trường vụ cưỡng chế thu hồi đất. 

Đại tá Ngô Văn Phương cho rằng việc 3 người này tham gia vụ đánh 2 nhà báo VOV là do họ bức xúc, nóng nảy bởi nhiều chuyện và do nhầm tưởng nhà báo là người dân. Ông Phương cho biết Công an huyện Văn Giang đã xử phạt hành chính 3 người này do có hành vi gây rối trật tự công cộng, với mức phạt 1,5 triệu đồng/người. 

Trường hợp gia đình tù nhân Phan Ngọc Tuấn



Thanh Quang (RFA) - Gia đình tù nhân lương tâm Phan Ngọc Tuấn tại Ninh Thuận hiện bị giới cầm quyền gây khó khăn về sinh kế, bị cô lập với những người xung quanh sau khi ông bị toà kết án tù dài lâu hồi tháng rồi.


Bị chính quyền cô lập


Vợ chồng ông Phan Ngọc Tuấn. 
Photo courtesy of danlambao
 
Sau khi ông Phan Ngọc Tuấn bị công an tỉnh Ninh Thuận bắt hồi tháng 8 năm ngoái, bị giam giữ liên tục, bị Toà án Ninh Thuận hôm mùng 6 tháng rồi tuyên phạt 5 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh vẫn thường gán cho những nhà bất đồng chính kiến là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” , thì cho đến nay, vợ ông Phan Ngọc Tuấn, bà Nguyễn Thị Ngụ cùng người thân vẫn chưa được gặp ông. Bà Nguyễn Thị Ngụ cho biết:

"Đã gần một năm nay họ không cho tôi gặp chồng tôi, họ biệt giam anh ấy luôn. Hôm kia tôi có xuống toà án hỏi chồng tôi có làm đơn kháng án không thì họ nói là bị cáo Phan Ngọc Tuấn đã làm đơn kháng án rồi, và họ đã gởi lên Toà án Tối cao. Khoảng 2-3 tháng nữa tòa mới bắt đầu đưa ra xử lại."

Nhân chuyện kháng án của Phan Ngọc Tuấn, bà Nguyễn Thị Ngụ không hy vọng có được luật sư nào đứng ra trợ giúp chồng bà, như bà giải thích:

"Không ai dám. Bởi vì ở đây từ trên xuống dưới họ đã bao che cho nhau hết. Theo tôi nghĩ vì ở trong tù chồng tôi bức xúc thì làm đơn kháng án, chứ theo tôi nghĩ, không có ai can thiệp, không có ai giúp đỡ cả."

Họ cô lập gia đình tôi. Họ nói Phan Ngọc Tuấn là ngông cuồng, bệnh hoạn, điên khùng, phản động, gây rối cho nên bây giờ họ ít tiếp xúc với gia đình tôi khiến chúng tôi bị cô lập. 

Bà Nguyễn Thị Ngụ 

Khi được hỏi về trường hợp ông Phan Ngọc Tuấn có nhờ tới sự can thiệp của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Saigòn, bà Nguyễn Thị Ngụ cho biết:

"Từ năm 2006 tới giờ, chúng tôi có làm đơn cầu cứu ở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, nhưng hiện nay tôi không liên lạc được, không có cách gì mà liên lạc được. Từ ngày chồng tôi bị bắt tới bây giờ coi như gia đình tôi bị họ canh đằng trước, đằng sau nhà24/24."

Bà Nguyễn Thị Ngụ, cư trú tại phường Phước Mỹ, TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, nhân tiện cho biết tình cảnh gia đình bà hiện giờ:

"Hiện tại bây giờ, con tôi xin đi làm ở đâu thì người ta không nhận. Họ nói là vì cha phản động, vì gia đình phản động. Còn tôi thì mỗi tối đi bán vé xố, rồi dọn nhà cầu cho người ta, đi lượm ve chai, lượm từng que củi ở vườn người ta về nấu, nhà thì gần sập rồi.

Gia đình tôi trong thời đại mới này mà không bếp ga, không tủ lạnh, không máy giặt. Rồi không ai giúp đỡ cả. Ba mẹ con sống nhờ vào mấy tờ vé số. Họ cô lập gia đình tôi. Họ nói Phan Ngọc Tuấn là ngông cuồng, bệnh hoạn, điên khùng, phản động, gây rối cho nên bây giờ họ ít tiếp xúc với gia đình tôi khiến chúng tôi bị cô lập.

Hiện họ nhìn gia đình tôi bằng cặp mắt khác, nên tôi không tiếp xúc được với ai. Ban đêm tôi đi bán vé xố, vào những quán nhậu bán cho những người lạ chứ còn những người quen thì họ nhìn tôi bằng cặp mắt khác nên họ cũng chẳng mua."

Bị kết tội phản động

* Ông Phan Ngọc Tuấn trước cửa nhà mình trước khi bị bắt. Photo courtesy of danlambao

Theo cáo trạng của giới cầm quyền thì ông Phan Ngọc Tuấn đã phát tán các tài liệu ở Phan Rang, Saigòn, Hà Nội nhằm “tuyên truyền, xuyên tạc chế độ”, “vu khống, nói xấu Đảng và Nhà nước”, “móc nối, nhận tiền của một số tổ chức, cá nhân phản động” tại nước ngoài và còn xúi giục con trai Phan Nguyễn Ngọc Tú tung những clip video lên mạng để “bôi nhọ, chống phá chế độ”.

Nhưng theo những cựu tù chính trị trong nước thì nội dung truyền đơn của tù nhân lương tâm Phan Ngọc Tuấn là nhằm tranh đấu cho quyền lợi công nhân cũng như tố cáo những vi phạm pháp luật của chính quyền địa phương trong vấn đề đất đai, tôn giáo. Bà Nguyễn Thị Ngụ cho biết thêm:

"Do hai vợ chồng tôi kiện công ty Nam Thành, nơi tôi đang làm lúc đó, về việc họ bớt xén chế độ của tụi tôi – 500 công nhân. Sau khi kiện cáo thì công ty đó trù dập, cho tôi nghỉ việc. Chồng tôi tức mình, cứ lên khiếu nại trên Trung ương hoài. Trên Trung ương chỉ đạo về nhưng họ không giải quyết mà còn bao che nhau và cho tôi nghỉ việc như vừa nói.

Sau đó chồng tôi vì quá bức xúc nên đi rải truyền đơn mà họ cho là xúc phạm tới cán bộ cấp cao tỉnh Ninh Thuận. Rải truyền đơn thì ban đầu là cứu vớt cho chế độ của tôi – quyền lợi bị công ty Nam Thành xâm hại liên quan tiền lương, tiền thưởng rồi chế độ bảo hộ độc hại. 500 công nhân trong công ty thì chỉ một mình vợ chồng tôi đứng ra đấu tranh.

Sau khi 500 công nhân được hưởng quyền lợi rồi thì bắt đầu tôi bị cho nghỉ việc và chồng tôi bị nạn như vừa nói. Họ kết tội chồng tôi chống phá nhà nước, coi như phản động.Chồng tôi có gặp ông Đoàn Việt Trung từ Úc. Ông có cho chồng tôi được đâu mấy trăm đô để đi làm ăn. Bắt đầu từ đó thì họ kết cho chồng tôi cái tội là móc nối với nước ngoài để chống phá nhà nước XHCNVN."

Giữa lúc chồng bị lâm nạn, gia đình bị giới cầm quyền gây khó khăn trong việc mưu sinh, tuyên truyền cộng đồng cô lập vì cho là “phản động”, bà Nguyễn Thị Ngụ mong mỏi công luận sẽ không quên tình cảnh của bà và người thân:

Bây giờ chúng tôi bị cô lập như vậy không còn biết làm như thế nào. Hai đứa con phải nghỉ học giữa chừng. Xin việc làm thì họ nói cha phản động nên con không được vào làm.

Bà Nguyễn Thị Ngụ

"Bây giờ tôi chỉ mong sao công luận thế giới xem xét về bênh vực cho chồng tôi cùng gia đình, giúp đỡ cho hoàn cảnh chúng tôi hiện không chỗ bám víu, không nơi nương tựa. Bây giờ chúng tôi bị cô lập như vậy không còn biết làm như thế nào. Hai đứa con phải nghỉ học giữa chừng. Xin việc làm thì họ nói cha phản động nên con không được vào làm."

Tình cảnh của tù nhân lương tâm Phan Ngọc Tuấn cùng gia đình diễn ra giữa lúc nhà cầm quyền VN tiếp tục đàn áp những nhà bất đồng chính kiến qua tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 79 và 88 của bộ luật Hình Sự, khiến các tổ chức nhân quyền trên thế giới chỉ trích Hà Nội lợi dụng những điều luật mơ hồ để làm im hơi bặt tiếng những người không cùng quan điểm với mình.

Thanh Quang

Việt Nam sẵn sàng cho Nga mở lại căn cứ hải quân ở Cam Ranh



Hình vẽ minh họa căn cứ hải quân của Liên Xô tại vịnh Cam Ranh vào đầu thập niên 1980

VOA - Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, ngày 27/7 tuyên bố Việt Nam sẽ cho phép Nga thành lập một căn cứ bảo trì tàu bè tại cảng Cam Ranh.


Phát biểu với đài phát thanh Tiếng nói nước Nga trước khi hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là cảng Cam Ranh sẽ trở thành một căn cứ quân sự của Nga, nhưng sẽ được dùng để phát triển hợp tác quân sự giữa hai nước cựu đồng minh trong thời chiến tranh lạnh.

Ông Sang nói hai nước Việt-Nga có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược trong một thời gian dài, và vì thế Nga sẽ có các thuận lợi chiến lược ở Cam Ranh, bao gồm những thuận lợi trong việc phát huy hợp tác quân sự. 

Vẫn theo lời Chủ tịch nước Việt Nam, Hà Nội đang có kế hoạch phát huy khả năng cung cấp dịch vụ bảo trì cho bất kỳ tàu nước ngoài nào neo đậu tại Cam Ranh, từng là nơi Nga đóng căn cứ hải quân từ 1979 tới 2001.

Ngày 27/7, Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov, xác nhận Nga đang thương lượng để mở các căn cứ hải quân ở Việt Nam, Cuba, và Seychelles.

Ông Chirkov cho hãng thông tấn Ria Novosti của Nga biết nỗ lực này nhằm mục đích triển khai lực lượng hải quân Nga bên ngoài lãnh thổ Liên Bang Nga.

Vẫn theo lời Tư lệnh Hải quân Chirkov, Nga đang thảo luận các vấn đề liên quan tới việc thành lập những cơ sở cung ứng, bảo trì tàu bè tại Việt Nam, Cuba, và Seychelles. 

Hải quân Nga nhìn thấy nhu cầu cấp thiết cần có các căn cứ ở nước ngoài từ sau năm 2008, khi các tàu chiến của Nga gia nhập các nỗ lực chống hải tặc quốc tế ở Vịnh Aden.

Cảng Cam Ranh trên Vịnh Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, là cảng nước sâu có vị trí chiến lược quan trọng.

Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú trên Biển Đông



Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua xác nhận nước này có hai đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông, trong khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh quân sự Tam Sa'

Tàu hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua.
"Quân đồn trú trên 'thành phố Tam Sa' và quân đồn trú tại Tây Sa (Hoàng Sa) là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau. Về vấn đề liệu hai đơn vị này có tham gia chiến đấu hay không thì còn phụ thuộc vào nhiệm vụ quân sự của nó", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân phát biểu trong cuộc họp báo chiều qua.
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đơn vị đồn trú trên "thành phố Tam Sa" mới thành lập, trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự Hải Nam, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự tại "thành phố Tam Sa". Quân đồn trú Hoàng Sa trực thuộc hạm đội Nam Hải, phụ trách tác chiến hải quân trong khu vực Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn nguồn một quan chức khác trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay quân khu đồn trú trên "thành phố Tam Sa" chủ yếu quản lý các hoạt động quân đội tại địa phương và các công việc hậu cần, không tham gia tác chiến. Còn quân đồn trú Hoàng Sa thuộc lực lượng Hải quân là đơn vị phụ trách tác chiến.
Quyết định lập đơn vị đồn trú ở cái gọi là thành phố Tam Sa khiến Biển Đông trở thành điểm tập trung quân lực lớn thứ ba của Trung Quốc, chỉ sau khu vực biên giới với Ấn Độ và eo biển Đài Loan. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh muốn đi xa hơn việc đối thoại và sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Lý Hồng Mai, cây viết chuyên bình luận trên Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc, hôm nay ca tụng rằng nước này "đã hoàn thành một trong những sự kiện tăng quân lực nhanh nhất thế giới", khi nói về việc lập cơ sở đồn trú trên Biển Đông - một hành động bị các nước láng giềng phản đối và quốc tế quan ngại.
Tháng trước, Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. "Tam Sa" mới được Trung Quốc nâng cấp lên thành thành phố cấp khu vực, với tham vọng quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc cũng đã bổ nhiệm tư lệnh và chính ủy cho cơ sở đồn trú mới thành lập tại "Tam Sa". Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối những hành động trên của Trung Quốc và chỉ trích rằng nước này đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, và việc Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của “thành phố Tam Sa”.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng phải triệu tập đại sứ Trung Quốc để chuyển lời phản đối kế hoạch lập cơ sở đồn trú tại địa bàn của cái gọi là "thành phố Tam Sa" và phản đối sự xuất hiện của tàu quân sự hộ tống đội tàu cá ở gần khu vực các đảo tranh chấp trong quần đảo Trường Sa.
Vũ Hà

'Đường lưỡi bò là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc'


Nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới vừa đưa ra những bình luận, trong đó chỉ trích Trung Quốc có những hành động sai lầm làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Nghị sĩ Mỹ đề xuất nghị quyết Biển Đông
Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh Tam Sa'
Học giả Trung Quốc bác đường lưỡi bò

Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore. Ảnh:WorldEconomicForums
Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore, phê phán Trung Quốc “bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện qua hội nghị ASEAN ở Campuchia. Theo ông, việc làm của Bắc Kinh đã làm nước này mất 20 năm gây dựng thiện chí với ASEAN.

Mabubani cho rằng việc Trung Quốc năm 2009 gửi Công hàm lên Liên hợp quốc để đưa ra yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là hành động không khôn ngoan vì Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong việc biện hộ cho yêu sách của mình theo luật quốc tế.

Giáo sư Mahbubani còn nhận định rằng đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc.

Căng thẳng ở Biển Đông cũng khiến cho giới phân tích quan ngại về nguy cơ gây ra những tác động có tính chất toàn cầu. Tiến sĩ Michael Wesley, Giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, Australia cho rằng những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông leo thang đang khiến nhiều người e ngại nguy cơ một cuộc xung đột có thể bùng nổ trong khu vực.
Là một khu vực trọng yếu cho hoạt động hàng hải quốc tế, Biển Đông chiếm đến 1/3 khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển trên toàn thế giới, chính vì vậy cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra một giải pháp thỏa hiệp cho cuộc khủng hoảng này, ông Wesley nhận định.

Ông cho rằng ASEAN đang tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới đề giải quyết vụ tranh chấp này, đồng thời kêu gọi Australia cùng tham gia các nỗ lực để tìm ra một thỏa hiệp về vấn đề Biển Đông. Theo ông Wesley, Australia có những quyền lợi lớn ở Biển Đông vì khoảng 54% lượng giao dịch thương mại Australia đi qua khu vực này.
TTXVN

Có tên Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng Việt



27/07/2012 14:18:03
Trao đổi với PV, TS Hoàng Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ VN (Bộ Tài nguyên - môi trường), cho biết như vậy.

Ông Lâm nói: Việc sưu tầm các tư liệu cổ, bản đồ cổ có liên quan đến chủ quyền quốc gia là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, lưu trữ tư liệu lịch sử, trong đó có Cục Đo đạc và bản đồ VN.

Cơ quan này đã quan tâm từ lâu và hiện đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá một số tài liệu, bao gồm các bản đồ cổ của ông Nguyễn Đình Đầu. Cục cũng đang xúc tiến một dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về bản đồ cổ phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, địa lý và đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Phần lãnh thổ Việt Nam với địa danh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa viết bằng tiếng Việt thuộc chủ quyền VN được cung cấp tại website của Ủy ban Địa danh Úc (www.icsm.gov.au/cgna/ungegn.html) - Ảnh: Việt Dũng
Phần lãnh thổ Việt Nam với địa danh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa viết bằng tiếng Việt thuộc chủ quyền VN được cung cấp tại website của Ủy ban Địa danh Úc (www.icsm.gov.au/cgna/ungegn.html).

Một số tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ trên mạng Internet có sử dụng bản đồ nhưng không thể hiện rõ chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cục giải quyết vấn đề này như thế nào?

Chúng ta từng in 500.000 bản đồ VN với đầy đủ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để cung cấp cho các cơ quan đại diện của VN tại tất cả các nước để tuyên truyền, phổ biến cho các nước, các tổ chức quốc tế biết rõ về lãnh thổ VN.

Trước thông tin sai lệch về chủ quyền VN ở các bản đồ trên Google Map, National Geographic, Cục Đo đạc và bản đồ VN đã có những hướng dẫn, giải thích giúp người sử dụng bản đồ trên các trang đó hiểu đúng về các thông tin và có phản ứng đúng mức với các tổ chức trên.

Năm 2011, trước việc Cục Đo đạc và bản đồ quốc gia Trung Quốc đăng tải bản đồ trên website của họ những sai lệch cố ý về chủ quyền quốc gia trên biển Đông, Cục Đo đạc và bản đồ VN đã chính thức gửi công hàm phản đối đến đại sứ quán và Cục Đo đạc và bản đồ quốc gia Trung Quốc, đồng thời yêu cầu gỡ bỏ “đường lưỡi bò” trên bản đồ trực tuyến tại trang đó.

Ngoài ra, Cục Đo đạc và bản đồ VN còn tham gia dự án “Bản đồ toàn cầu” do Liên Hiệp Quốc khởi xướng nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu địa lý thống nhất toàn thế giới. Phần dữ liệu bản đồ VN được gửi và được cung cấp trên trang web của Ủy ban quốc tế về bản đồ toàn cầu (ISCGM - www.iscgm.org).

Theo đánh giá của ISCGM, dữ liệu của VN là một trong những dữ liệu được tải xuống và sử dụng nhiều thứ hai (sau dữ liệu của Nhật Bản). Điều đó chứng tỏ thế giới rất quan tâm tới bản đồ của VN và chắc chắn qua đó những thông tin về lãnh thổ của VN, trong đó có chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ được phổ biến rộng rãi hơn. Hiện ISCGM có thông báo tới các nước về kế hoạch cập nhật dữ liệu bản đồ toàn cầu và chúng tôi đang chuẩn bị dữ liệu để gửi.

Cục cũng đã tham gia dự án địa giới hành chính cấp 2 - một dự án của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cung cấp địa giới hành chính cấp 2 (tương đương cấp huyện) của các quốc gia làm nền tảng cho việc sưu tập, quản lý, phân tích, hình dung và chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Ngoài việc phục vụ cho các cơ quan bản đồ quốc gia của thế giới, bản đồ này còn cung cấp cho Liên Hiệp Quốc và các cơ quan sử dụng địa danh chuẩn hóa trong công việc.

Năm 2010, cục đã thực hiện cập nhật và gửi cho Liên Hiệp Quốc bảng thống kê các đơn vị hành chính đến cấp huyện của VN, trong đó có các địa danh quần đảo “Hoàng Sa” thuộc TP Đà Nẵng, quần đảo “Trường Sa” thuộc tỉnh Khánh Hòa và được thông báo đưa vào sử dụng từ tháng 1/2011.
TS Hoàng Ngọc Lâm - Ảnh: Việt Dũng
TS Hoàng Ngọc Lâm.
Thưa ông, chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được thể hiện trên bản đồ và được các tổ chức đó công nhận như thế nào?

"Năm 2009, Ủy ban Địa danh Úc, đại diện của UNGEGN, chủ tịch nhóm chuyên gia về địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương đã hoàn thành bản đồ địa danh được sửa đổi so với bản đồ trước đó và từ điển địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương. Trong các tài liệu này, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều ghi bằng tiếng Việt và thuộc chủ quyền của Việt Nam"

TS HOÀNG NGỌC LÂM
Dự án địa giới hành chính cấp 2 liên quan chặt chẽ đến các sản phẩm của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về địa danh (UNGEGN). Trong khi đó, với tư cách là đại diện của VN tham dự các phiên họp của UNGEGN, Cục Đo đạc và bản đồ VN đề nghị UNGEGN ghi địa danh quần đảo “Hoàng Sa” và “Trường Sa” bằng tiếng Việt trên bản đồ địa danh khu vực đông nam châu Á, tây nam Thái Bình Dương và được tổ chức này chấp nhận.

Việc thuyết phục UNGEGN chấp nhận ghi hai quần đảo này trên bản đồ địa danh khu vực bằng tiếng Việt là một trong những đóng góp của cục trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ VN.

Hiện cục đang triển khai công tác chuẩn hóa địa danh VN thuộc khu vực các tỉnh Trung bộ. Đồng thời, bước đầu triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đại địa danh VN để gửi Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của UNGEGN. Các thông tin cơ bản của đại địa danh VN sẽ bao gồm: địa danh viết bằng tiếng Việt, địa danh viết bằng tiếng Anh, phát âm địa danh bằng tiếng Việt và sáu ngôn ngữ quốc tế, tọa độ địa lý của địa danh, hình ảnh về địa danh...

Chuẩn hóa địa danh VN để cung cấp cho Liên Hiệp Quốc là công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa, nó sẽ được làm cơ sở để sử dụng trên các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm của tổ chức này, là điều kiện để quảng bá hình ảnh, chủ quyền VN trên toàn thế giới.

Như vậy, chúng ta đã công bố nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, còn với những bản đồ cổ sưu tầm được thì quan điểm của ông về việc công bố này như thế nào?

Chắc chắn chúng ta phải có kế hoạch tuyên truyền một cách rộng rãi hơn nữa tới mỗi người dân và cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Chúng ta phải cho người dân hiểu rõ về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không chỉ được thể hiện trong các bản đồ của VN, bản đồ của các nước mà trong chính những bản đồ do Trung Quốc xuất bản.

(Theo Tuổi trẻ)

Tràn ngập mực "đốt khét như polymer" nhập từ Trung Quốc



27/07/2012 17:17:19
Mực ăn giả đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn Thừa Thiên - Huế với giá rẻ. Vì được làm giả nên mực này không có mùi như mực thông thường, đốt thì có mùi khét như polymer cháy...

Bày bán công khai

Tại chợ Đông Ba (TP.Huế) hiện có hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Mực này trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.

Mặc dù hình thức giống như mực khô thật xé sẵn, nhưng mùi vị của loại mực này khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật; khi nhai cũng không dai như mực thông thường.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP.Huế.

Theo quan sát của chúng tôi, tại chợ Đông Ba, loại mực này được đựng trong những bao nylon trong suốt để khách hàng dễ nhận thấy. Tất cả các loại mực này đều không có nhãn mác, xuất xứ và hạn sử dụng.

Thấy chúng tôi thắc mắc, một chủ quầy hàng cho biết, loại hàng hóa này được chị mua từ Quy Nhơn (Bình Định), nơi mực có giá rẻ hơn nhiều so với Thừa Thiên- Huế.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở Bình Định, loại mực được bán rẻ nhất là mực xà (hay còn được gọi là mực ma) hiện cũng có giá 150.000 đồng/kg loại tươi, nếu được phơi khô, tẩm gia vị thì giá sẽ cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, mực xà có màu đen, khi nướng lên rất cứng, khó nhai và có vị hơi đắng, không giống đặc điểm của loại mực xé sẵn ở chợ Đông Ba.

Tuồn vào nhà hàng, quán ăn

Không chỉ chợ Đông Ba, tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế, đặc biệt là các chợ vùng huyện, thị xã, loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Nhiều tiểu thương bán loại mực này cho biết, khách mua loại hàng này chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.

“Loại mực này mua về có thể ăn ngay vì nó đã được chế biến và tẩm ướp gia vị nên rất được ưa chuộng” - một chủ quầy hàng bán loại mực này ở chợ Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) giải thích.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện có rất nhiều nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP.Huế và các huyện, thị xã sử dụng loại mực này làm mồi nhậu cho thực khách. Khi được hỏi, một số chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết họ không rõ loại mực này là mực giả hay thật, chỉ biết nó có giá rẻ, lại được khách ưa chuộng nên mua về bán.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Diễn - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, loại mực khô xé sẵn đang được bán trên địa bàn là mực giả có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo ông Diễn, Chi cục đã rất nhiều lần phối hợp với bộ phận quản lý thị trường tiến hành tiêu hủy loại mực này. “Xử lý nhiều rồi nhưng trên thị trường vẫn bán là do nó được nhập lậu” - ông Diễn cho biết.

(Theo Dân Việt)
[links()]

Clip: Giành giật đồ ăn trong nhà hàng buffet Việt Nam


27/07/2012 16:19:14
 - Cảnh tượng được cho là diễn ra ở một nhà hàng buffet ở Việt Nam và được một thực khách ghi lại.
Hàng chục người nhào vào, vồ lấy từng chút thức ăn ngay khi chúng vừa được mang ra. Những đôi tay cuống cuồng thu vén đồ ăn cho vào đĩa. Cảnh giành giật diễn ra huyên náo. Những người về tay không thì tỏ rõ vẻ chán nản.



( Theo youtube )

MS Nguyễn Công Chính sẽ ra tòa phúc thẩm ngày 31/ 7



Phiên phúc thẩm mục sư bất đồng chính kiến Nguyễn Công Chính sẽ diễn ra vào ngày 31 tháng 7 này.
Photo courtesy Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ
Mục Sư Nguyễn Công Chính
Bà Trần thị Hồng, vợ của Mục sư Nguyễn Công Chính, cho biết là luật sư Hà Huy Sơn thông tin về ngày xử phúc thẩm như vừa nêu. Phía tòa án chưa gửi giấp mời tham dự phiên tòa cho gia đình.
Xin được nhắc lại, tòa án Gia Lai kết án mục sư Nguyễn Công Chính hồi cuối tháng ba vừa qua về tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo điều 87 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

HÌNH ẢNH ĐẸP CủA CÁC ĐẢO TRƯỜNG SA -HOÀNG SA Ở VIỆT NAM





 http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-5.jpg
5- Khung cảnh trù phú trên đảo Trường Sa Lớn
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-6.jpg
6- “Cô gái” Sơn Ca nằm nghiêng mình giữa trời, biển, duyên dáng và đẹp tinh khiết như trong cổ tích.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-7.jpg
 
7- Đảo Sinh Tồn hiện ra thơ mộng.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 

 
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-8.jpg
8- Những căn nhà tường, ngói đỏ khang trang, thấp thoáng giữa màu xanh cây trái trù phú trên đảo Song Tử Tây.
 
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-9.jpg
9- Cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Trường Sa Lớn.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
Cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Trường Sa Lớn.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 
 http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-11.jpg
 
10- Trước đây, đảo Nam Yết chỉ bạt ngàn dừa, mu u, nhào, phong ba và là nơi nhiều loài chim biển sinh sống. Bàn tay cần cù của con người đã xây dựng nên một hòn đảo sạch đẹp, trong lành như ngày nay.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-12.jpg
11- Tàu HQ996, làm nhiệm vụ chuyên chở nước ngọt, lương thực, thuốc men và cả tình người, là chiếc cầu nối giữa đất liền và các đảo.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 
 http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-13.jpg
12- Cột mốc thiêng liêng, khẳng định chủ quyền tổ quốc trên đảo Nam Yết.
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 
 http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/Hinh-14.jpg
13- Buổi chiều yên bình tại khu vực quần đảo Hoàng Sa...
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm
 

 
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/phuchung/2011_09_13/42%20-%20Dao%20Truong%20Sa%20Dong.jpg
14- Đảo Trường Sa Đông
Ảnh: Hoàng Chí Hùng; bài: Lê Ngọc Dương Cầm