27/07/2012 06:37:44
Nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi liên doanh khai thác và chế biến vàng tại Hòn Mò O, xã Đức Bình Tây, H.Sông Hinh, Phú Yên vì không được cho phép sử dụng cyanua trong khai thác tại mỏ vàng này.
Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Phú Yên, năm 2007, UBND tỉnh này cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH liên doanh khoáng sản Chúng Thao Hằng Tân, do Công ty hữu hạn Kinh Mậu Chúng Thao (Vân Nam, Trung Quốc) liên doanh với Công ty TNHH phát triển khoáng sản Duy Tân (Việt Nam), để khai thác, chế biến vàng tại Hòn Mò O. Dự án sẽ khai thác và chế biến vàng thỏi 999,9 với quy mô 99.000 tấn quặng/năm, trên diện tích 35 ha trong thời hạn 30 năm.
Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Phú Yên, năm 2007, UBND tỉnh này cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH liên doanh khoáng sản Chúng Thao Hằng Tân, do Công ty hữu hạn Kinh Mậu Chúng Thao (Vân Nam, Trung Quốc) liên doanh với Công ty TNHH phát triển khoáng sản Duy Tân (Việt Nam), để khai thác, chế biến vàng tại Hòn Mò O. Dự án sẽ khai thác và chế biến vàng thỏi 999,9 với quy mô 99.000 tấn quặng/năm, trên diện tích 35 ha trong thời hạn 30 năm.
Mặc dù trước đó, các đối tác như: Úc, Malaysia, Indonesia cũng đã thăm dò, nhưng do trữ lượng thấp nên đã rút khỏi dự án.
Công nhân đào quặng vàng giữa lòng núi. (Ảnh minh họa) |
Trong thời gian đầu, liên doanh này đã khảo sát mỏ, làm các thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ông Nguyễn Chí Hiến, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên, cho biết: “Công ty liên doanh khoáng sản Chúng Thao Hằng Tân sử dụng công nghệ cyanua trong khai thác và chế biến vàng nên UBND tỉnh Phú Yên không chấp nhận bởi việc sử dụng công nghệ này gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ đã nghiêm cấm”.
Theo ông Hiến, Hòn Mò O nằm phía nam Sông Ba, nếu sử dụng công nghệ cyanua sẽ khiến nguồn nước ngầm và nước mạch ô nhiễm nặng, đặc biệt dưới hạ lưu con sông này có nhiều công trình nước sạch như: Nhà máy nước Sơn Hòa và TP.Tuy Hòa cùng toàn bộ diện tích sản xuất của vùng hạ lưu Sông Ba.
Cũng từ khi UBND tỉnh Phú Yên không chấp nhận công nghệ khai thác và chế biến bằng cyanua, Công ty hữu hạn Kinh Mậu Chúng Thao đã rút khỏi liên doanh nên Công ty phát triển khoáng sản Duy Tân chấp nhận mua lại các tài sản với giá 7,2 tỉ đồng để tiếp tục đầu tư vào dự án.
Vì sao nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi dự án? Ông Hiến lý giải: “Việc sử dụng công nghệ cyanua trong khai thác vàng rất hiệu quả. Công nghệ này sẽ tận thu hết vàng trong quặng, không mất nhiều thời gian và ít tốn kém. Nếu sử dụng công nghệ khác thì sẽ tăng chi phí, nhưng hiệu quả không cao. Chính vì vậy, nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi liên doanh”.
Sự rút lui này của nhà đầu tư Trung Quốc là điều đáng mừng bởi so với hiệu quả kinh tế, tác hại đối với môi trường do cyanua gây ra là vô cùng lớn.
(Theo Thanh niên)
Cũng từ khi UBND tỉnh Phú Yên không chấp nhận công nghệ khai thác và chế biến bằng cyanua, Công ty hữu hạn Kinh Mậu Chúng Thao đã rút khỏi liên doanh nên Công ty phát triển khoáng sản Duy Tân chấp nhận mua lại các tài sản với giá 7,2 tỉ đồng để tiếp tục đầu tư vào dự án.
Vì sao nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi dự án? Ông Hiến lý giải: “Việc sử dụng công nghệ cyanua trong khai thác vàng rất hiệu quả. Công nghệ này sẽ tận thu hết vàng trong quặng, không mất nhiều thời gian và ít tốn kém. Nếu sử dụng công nghệ khác thì sẽ tăng chi phí, nhưng hiệu quả không cao. Chính vì vậy, nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi liên doanh”.
Sự rút lui này của nhà đầu tư Trung Quốc là điều đáng mừng bởi so với hiệu quả kinh tế, tác hại đối với môi trường do cyanua gây ra là vô cùng lớn.
(Theo Thanh niên)