THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 December 2012

MẤY AI CÒN NHỚ THIÊN ĐƯỜNG XHCN NÀY KHÔNG ?


Những hình ảnh về quyển sổ lương thực, tờ tem phiếu đến cảnh chen lấn trên tàu điện, xếp hàng mua thực phẩm... của thời bao cấp thực sự là hình ảnh "xa xỉ" đối với thế hệ 8X, 9X.

Sau gần 30 năm, đất nước Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhưng những hình ảnh về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống mãi trong ký ức của nhiều người. Đối với thế hệ 8X, đặc biệt là thế hệ 9X, thật khó có thể hình dung và cảm nhận được một cách trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này.
Ảnh: Đây là sổ mua lương thực (sổ gạo), hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Thuật ngữ "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này. Mất sổ gạo còn khủng khiếp hơn cả... mất tiền.


Tem mua lương thực 50 gram. Trong thời bao cấp, việc thông thương, buôn bán bị hạn chế, các gia đình chủ yếu trông chờ vào phần tem phiếu được phát để duy trì nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình.


Đây là giấy đăng ký máy thu thanh (Radio, gọi nôm na là cái đài) giống như đăng ký xe máy bây giờ.


Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1m, và tối thiểu là... 10cm.


Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu. Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.


Còn đây là phiếu mua thịt cơ động. Số lượng mua nhiều nhất là 1kg. Trong thời kì bao cấp, thịt chỉ là thứ yếu, gạo và rau mới là 2 thứ quan trọng nhất, nên người ta mới có câu vè: "Nhất gạo nhì rau, tam dầu tứ muối. Thịt thì đuôi đuối, cá biển mất mùa. Đậu phụ chua chua, nước chấm nhạt thếch...".


Lốp, vành, chắn bùn, yên, săm... những phụ tùng có tên trong Bìa mua phụ tùng xe đạp.


Cảnh xếp hàng chờ đến lượt mua chất đốt


Khác với cảnh những quán bia hơi đông kín người hiện nay, bia hơi thời bao cấp là một thứ hàng hóa xa xỉ mà không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức.


Cảnh chen lấn mua hàng tại một cửa hàng mậu dịch. Nhân viên bán hàng (mậu dịch viên) được xem là một người có vị trí quan trọng. Đó là một nghề mà rất nhiều người ao ước.


Bách hóa Tổng hợp tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền là khu bách hóa lớn nhất Hà Nội thời bao cấp.


Hình ảnh đường phố Hà Nội những năm 80. Xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu, xe máy lúc đó là phương tiện vô cùng xa xỉ.


Đường tàu điện (phía trước chợ Đồng Xuân), phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập kỷ 1970 – 1980... Tiếng leng keng của tàu điện là một kí ức đẹp trong lòng người Hà Nội. Nhảy tàu cũng là một "thú vui" của thanh niên thời bấy giờ.


Ngã năm Hàng Ngang - Hàng Đào (cạnh hồ Gươm) còn được gọi là Quảng trường Đông kinh nghĩa thục (Ảnh chụp từ trên cao)


Một cửa hàng bơm mực bút bi. Thời bao cấp, những chiếc bút bi được tái sử dụng nhiều lần bằng cách bơm mực vào ruột bút. Nhiều gia đình sống nhờ nghề bơm mực bút bi.

Cá hồ Phú Hòa chết hàng loạt !

(TNO) Sáng 29.12, hàng trăm hộ dân các phường Nhơn Phú, Quang Trung (TP.Quy Nhơn, Bình Định) sống xung quanh hồ Phú Hòa rất bức xúc vì phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc lên do cá chết.
Theo các hộ dân thì cá trong hồ chết từ ngày 28.12 nhưng không có cơ quan chức năng nào đến xử lý.
Hầu hết mặt nước trong hồ hơn 110 ha đều có xác cá, đặc biệt là khu vực xung quanh bờ hồ.
Cá chết trắng hồ Phú Hòa
Cá chết trắng hồ Phú Hòa 
Nhiều người dân địa phương đã vớt xác cá chết về làm phân bón cho cây trồng. Theo UBND phường Nhơn Phú, hồ Phú Hòa đã được 33 hộ dân địa phương trúng thầu khai thác nuôi trồng thủy sản trong năm 2012 cho đến cuối tháng 2.2013. Các hộ dân này đã thả nuôi tôm vụ thứ 2 trong năm thì xảy ra hiện tượng cá và tôm nuôi bị chết.
Ông Nguyễn Văn Minh, phụ trách kỹ thuật nuôi tôm của nhóm 33 hộ dân trúng thầu khai thác hồ Phú Hòa, cho biết: “Chúng tôi thả nuôi khoảng 20 triệu con tôm giống chưa đầy 1 tháng tuổi thì đã chết sạch, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lợi dụng trời mưa, nhiều nhà máy đóng xung quanh hồ thả nước thải vào hồ khiến môi trường bị ô nhiễm”.
Hồ Phú Hòa nằm sát Quốc lộ 1D nên nhiều người hiếu kỳ đến xem
Hồ Phú Hòa nằm sát Quốc lộ 1D nên sự việc lôi kéo nhiều người hiếu kỳ đến xem
Hiện nhóm 33 hộ dân trúng thầu khai thác hồ Phú Hòa đang dự tính xả nước ô nhiễm trong hồ ra để thả nuôi tôm trở lại.
Tin, ảnh: Hoàng Trọng

Đua nhau nợ thuế đất

Hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP.HCM quá cao khiến người dân hầu hết ghi nợ tiền sử dụng đất.
Dân ghi nợ
Sáng 16.12, tại Phòng Trước bạ nhà đất Chi cục Thuế Q.Gò Vấp (TP.HCM), bà Tâm cho biết, sáng nay, bà phải mượn người bán hộ xe bánh mì ở đầu hẻm để đi hoàn tất thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất (SDĐ). "Cách đây nhiều năm, tôi mua căn nhà diện tích 24 m2 với giá 240 triệu đồng. Mua xong, cũng đi làm sổ đỏ nhưng nhiều năm nay vẫn chưa tính được tiền SDĐ. Nay cơ quan thuế báo tiền SDĐ hết 12 triệu đồng. Tôi lên cơ quan thuế để ghi nợ vì tiền đâu mà đóng. Cũng không biết nhà nước cho ghi nợ bao lâu nhưng sang năm, tôi sẽ vay tiền hộ nghèo (gia đình bà Tâm thuộc diện hộ nghèo) để lấy sổ đỏ" - bà Tâm kể và cho biết “nhiều hộ dân xung quanh nhà bà đều ghi nợ tiền SDĐ, có nhà 30 triệu, 40 triệu”.
Hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền chuyển mục đích sử dụng đối với đất không phải là đất ở sang đất ở hiện quá cao
Hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền chuyển mục đích sử dụng đối với đất không phải là đất ở sang đất ở hiện quá cao - Ảnh: T.X
Tương tự, ông Phúc (ngụ tại đường Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM) bức xúc cho hay, năm 2000, gia đình vợ cho miếng đất 164 m2, khi đi làm giấy tờ hợp thức hóa miếng đất này thì bị lộ giới nên phần đất công nhận trong sổ đỏ còn 116 m2. Vào năm 2001, gia đình mua thêm 80 m2 đất ở sát bên cạnh miếng đất này với giá 50 triệu đồng. Ông Phúc đã đi làm giấy tờ để hợp thức hóa nhưng không được. Đến năm 2010, ông Phúc kiên trì lên làm thủ tục giấy tờ cho 2 miếng đất trên sáp nhập lại với nhau thì được cơ quan chức năng công nhận lên hơn 240 m2 (do bỏ quy hoạch lộ giới nên được công nhận cả phần lộ giới). Chưa kịp mừng thì cơ quan thuế cho biết, số tiền SDĐ phải đóng hơn 600 triệu đồng. “Với lương mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng, tôi nhịn ăn 7 năm thì mới có thể có được số tiền này để đóng. Chúng tôi chỉ còn cách ghi nợ tiền SDĐ dù biết rằng, không đóng tiền SDĐ thì giấy tờ không xong, không thể vay tiền ngân hàng để làm ăn gì được. Nhưng mức đóng này là quá cao so với tình hình tài chính của gia đình nên tôi hiện chưa có cách nào xoay xở được" - ông Phúc nói.
Bà Hà (Q.Thủ Đức, TP.HCM) thì vừa "bấm bụng" thực hiện việc đóng tiền SDĐ gần 500 triệu đồng để hoàn tất thủ tục bán nhà đất với diện tích 247 m2. Bà Hà cho biết: “Do mấy lần trước phải đền hợp đồng với người mua nhà này vì không làm được thủ tục đóng tiền SDĐ. Nên giờ tiền SDĐ dù cao nhưng tôi vẫn phải cố đóng nếu không lại phải đền cho người mua”.
Ông Lâm Thái Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Q.2 - cho biết: “Khi hệ số mới ban hành, chỉ có một số trường hợp cấp thiết lắm mới đến đóng tiền SDĐ, cơ quan thuế thu được khoảng 2 - 3 tỉ đồng/tháng. Thế nhưng, đến nay hầu hết các hồ sơ đều ghi nợ tiền SDĐ”.
Hệ số quá cao
Sau gần 4 năm không tính được tiền SDĐ đối với đất vượt ngoài hạn mức, đất chuyển mục đích sử dụng đối với đất đang sử dụng không phải là đất ở sang đất ở, Quyết định 28 của UBND TP.HCM về ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền SDĐ ở đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP.HCM (gọi tắt là QĐ28) được ban hành ngày 6.7.2012 khiến nhiều người kỳ vọng, sẽ giải quyết được các ách tắc của hơn 4.000 hồ sơ đang tồn đọng. Tuy nhiên, hệ số đất quá cao khiến nhiều gia đình chọn phương án nợ thuế đất như nói trên. Đơn cử trường hợp bà Tâm, ông Phúc ở Q.Gò Vấp nên chịu hệ số điều chỉnh giá đất là 4 lần giá đất do UBND TP.HCM quy định và công bố hằng năm. Theo QĐ28, hệ số 4 lần (áp dụng cho Q.2, Q.6, Q.7, Q.8, Q.9, Q.12, Q.Gò Vấp, Q.Bình Thạnh, Q.Bình Tân, Q.Thủ Đức, Q.Tân Phú) chưa phải là mức cao nhất. Hệ số cao nhất là 4,5 lần đối với đất thuộc Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.10, Q.11, Q.Tân Bình, Q.Phú Nhuận. Với huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, hệ số đất là 3,5 lần.
So với các tỉnh thành khác, hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền SDĐ tại TP.HCM ở mức cao nhất (các tỉnh từ 1 đến 1,8 lần); tại TP.Đà Nẵng, từ 1 - 2,5 lần. Ông Nguyễn Đình Tấn - Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM - cho hay tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa 8, Cục Thuế TP.HCM đã kiến nghị xem xét lại QĐ28 để giảm tiền SDĐ, bù lại số thu ngân sách sẽ tăng lên khi các giao dịch nhà đất diễn ra.

Chủ đầu tư nợ tiền SDĐ
Ông Nguyễn Đình Tấn cho biết có 67 doanh nghiệp bất động sản đang nợ tiền SDĐ với số tiền 1.980 tỉ đồng. Trong đó, có 22 doanh nghiệp đủ điều kiện được gia hạn tiền SDĐ. Đối với các dự án của những đơn vị này, giá bán căn hộ, đất nền khá rẻ nhưng khi chủ đầu tư chưa đóng tiền SDĐ thì sẽ không thể hoàn tất thủ tục giấy tờ. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản khá khó khăn, nhiều doanh nghiệp nợ thuế. Đây là rủi ro mà người mua nhà đất tại thời điểm hiện nay cần phải tính đến.
Thanh Xuân

Phán quyết không thể chấp nhận được: Tòa phúc thẩm giữ y án nặng nề đối với các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do



Ngày 28/12/2012 - Phóng viên Không Biên giới lên án phán quyết mà quan tòa đã tuyên hôm nay đối với ba blogger – Nguyễn Văn Hải (còn được gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải (còn được gọi là Anhbasaigon) – và ngày hôm qua trong trường hợp của Nguyễn Văn Khương, phóng viên điều tra, được biết với tên Hoàng Khương.

Tổ chức này cũng lên án vụ bắt giữ ngày hôm qua blogger, nhà hoạt động Lê Quốc Quân và kêu gọi thả anh ra ngay lập tức.

“Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon đã không làm gì để xứng với những bản án này,” Phóng viên Không biên giới cho biết. “Bằng cách xác quyết các án tù dài hạn cho các blogger, nhà chức trách Việt Nam đang thể hiện sự khinh miệt của họ đối với quyền tự do căn bản và đặc biệt là quyền tự do ngôn luận”. 

“Chúng tôi rất lo lắng về kết quả khả quan của phiên tòa vào ngày 8/1/2013 của 9 blogger Công giáo trẻ, bao gồm Paulus Lê Sơn và sự bắt giữ ngày hôm qua blogger, nhà hoạt động quyền con người Lê Quốc Quân”.

“Chúng tôi kêu gọi Liên minh châu Âu, người thắng của giải Nobel Hòa bình năm nay, gây áp lực lên chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt đàn áp không ngừng đối với những người bất đồng chính kiến ​​nói chung và người cung cấp tin tức nói riêng”.

Án tù nặng nề bị giữ nguyên trong phiên xử phúc thẩm hôm nay dành cho hai trong ba blogger mà họ bị tuyên án vào ngày 24 tháng 9. Nhà hoạt động Điếu Cày và cựu sĩ quan cảnh sát Tạ Phong Tần vẫn bị giữ y án lần lượt 12 và 10 năm tù giam, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia.

Blogger Anhbasaigon, người duy nhất nhận tội, đã được giảm án từ 4 năm tù giam xuống còn 3, kèm theo 3 quản thúc tại gia.

Trong thời gian bị giam cầm, các blogger gặp phải nhiều gian truân. Điếu Cày được cho phép gặp con trai của ông, Nguyễn Trí Dũng, dưới sự theo dõi chặc chẽ, cuộc gặp chỉ trong vài phút hôm 07 tháng 11, ông than phiền bị giam giữ trong khu AB của nhà tù Chí Hòa, nơi thường dành cho những người bị kết án tử hình.

Tạ Phong Tần, tác giả của blog “Công Lý và Sự Thật”, đã phải trả một giá đặc biệt cao vì sự kiên định của cô. Mẹ cô đã tự hủy mạng sống của chính mình vào cuối tháng bảy bằng cách đốt lửa tự thiêu bên ngoài trụ sở của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

Vợ Anhbasaigon, bà Nguyễn Thị Liên, nói với Phóng viên Không biên giới trong một cuộc gọi điện thoại rằng chồng bà bị nhức đầu thường xuyên, mất ngủ, cao huyết áp, và rằng ông đã hoàn toàn bị suy sụp bởi bản án nặng nề.

Một phiên tòa phúc thẩm ngày hôm qua đã giữ nguyên án tù bốn năm đối với Hoàng Khương, phóng viên nhật báo Tuổi Trẻ, anh đã sắp xếp để một sĩ quan cảnh sát nhận hối lộ trong quá trình điều tra làm phóng sự tham nhũng. Bị bắt giam từ tháng một, Hoàng Khương chuyên làm phóng sự các trường hợp tham nhũng.

“Những gì Khương đã làm là để có được bằng chứng không thể chối cãi về tham nhũng của cảnh sát Việt Nam, anh đã báo cáo trong bài viết, và không thể bị coi là cố tình tham nhũng”, Phóng viên Không Biên giới cho biết. “Chúng tôi kêu gọi hệ thống tư pháp đảo ngược sự bác đơn kháng cáo của Hòang Khương và thả anh trên cơ sở rằng công việc mà anh ấy làm là vì lợi ích chung”.

Tội danh “tham nhũng” và “gian lận thuế” thường được mang ra để chống lại các nhà báo và các blogger Việt Nam. Đó là những cáo buộc về gian lận thuế đã được sử dụng để bắt giữ blogger Lê Quốc Quân, và trong năm 2008 là Điếu Cày.

Một số blogger đã bị bắt giữ trong phiên xử phúc thẩm hôm nay và em gái của cô Tần, Tạ Minh Tú, đã không được phép vào tòa án.

Việt Nam từ lâu đã bị Phóng viên Không Biên giới liệt vào danh sách “Kẻ thù của Internet” và hiện tại là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới dành cho các blogger và những người bất đồng chính kiến ​​online, chỉ sau khi Trung Quốc và Iran.


Chia sẻ bài viết:

Tết buồn của người lao động !



Khảo sát của VnExpress tiến hành với 50 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau cho thấy, gần một nửa không thưởng Tết cho nhân viên. Số còn lại chủ yếu chỉ trả tháng lương thứ 13 như quy định của Luật Lao động.
Hàng loạt ngân hàng cắt thưởng Tết

Cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 12. 22 trong số 50 doanh nghiệp được hỏi cho biết năm nay sẽ không thưởng. 28 đơn vị còn lại có thưởng nhưng hầu hết mỗi nhân viên chỉ được tháng lương thứ 13, kể cả ngành thuộc Top đầu như ngân hàng.
Nợ xấu cao phải cắt lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro, nhiều ngân hàngkhông còn ngân sách lo cái Tết sung túc cho nhân viên như mọi năm. Một số đơn vị đã công khai kế hoạch không thưởng, nhiều nơi chọn cách im lặng khiến nhân viên đến giờ vẫn ngóng tin nhưng biết trước về chuyện giảm thu nhập so với năm trước.
Trong số 9 ngân hàng tham gia khảo sát của VnExpress, 7 đơn vị cho biết đã lên kế hoạch cho cuối năm. Nhưng duy nhất một lãnh tuyên bố nhân viên của họ sẽ được 2 tháng lương, 4 nơi chỉ có tháng lương thứ 13 và 2 ngân hàng không có thưởng.
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC) thường dẫn đầu về lương thưởng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đình Lâm cho biết thưởng năm nay sẽ không bằng năm ngoái. "Rầm rộ nhắc đến thưởng Tết rầm rộ giữa thời buổi kinh tế khó khăn như hiện tại thực sự là không hay lắm”, ông nói.
Thị trường bất động sản tê liệt khiến hàng loạt nhân sự trong lĩnh vực này mất việc, giảm lương. Những người còn việc để làm cũng chịu chung cảnh thu nhập sa sút. Một lãnh đạo trong số đại diện 10 doanh nghiệp tham gia khảo sát chia sẻ: "Làm nhiều thì lỗ nhiều. Năm nay lo trả nợ còn chưa xong, nói gì đến thưởng". Công ty của ông thuộc loại quy mô lớn trên thị trường. Đây cũng là tình cảnh chung của 5 đơn vị khác tham gia khảo sát.
Tuy nhiên, nhân viên các công ty địa ốc phía Nam có thể kỳ vọng vào một cái Tết không quá tệ. 4 trong số 10 doanh nghiệp bất động sản được phỏng vấn cho biết sẽ có thưởng Tết và cả 4 đều hoạt động chính ở thị trường TP HCM. Một lãnh đạo trong số này khẳng định mức thưởng Tết sẽ cao hơn năm ngoái, bên cạnh đó còn thưởng doanh số cho những nhân viên làm việc hiệu quả. 3 công ty cho biết sẽ có tháng lương thứ 13.
Ảnh: Anh Quân
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thẳng thắn cho biết sẽ không có thưởng Tết. Ảnh: Anh Quân
Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng 4 trong số 6 công ty chứng khoán tham gia khảo sát cho biết chưa có kế hoạch thưởng và nhiều khả năng là không có.
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại TP HCM ngần ngại nói về câu chuyện tế nhị này vì tình hình kinh doanh năm nay lỗ nặng. “Các công ty chứng khoán đứng trong top 10 thị phần mới có khả năng dồi dào tặng thưởng, động viên nhân lực, chứ nhìn vào công ty chúng tôi, chỉ thêm buồn. Chúng tôi hiện cũng đâu còn nguồn nào để thưởng”, ông nói.
Có 2 lãnh đạo công ty chứng khoán khẳng định sẽ có tháng lương thứ 13 bên cạnh việc thưởng theo thành tích kinh doanh.
25 công ty còn tham gia khảo sát của VnExpress.net hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như thép, xi măng, may mặc, hàng tiêu dùng, thủy sản… Bên cạnh đó, có một số công ty được khảo sát thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán lẻ…
7 trong số 25 doanh nghiệp này cho biết chưa có kế hoạch thưởng nhưng nhiều khả năng sẽ không có. 16 đơn vị đều tiết lộ chỉ trả tháng lương thứ 13, 2 công ty sẽ không có thưởng.
Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng điện máy, sản xuất hàng tiêu dùng, … có mức thưởng Tết hậu hĩnh hơn so với những ngành khác khi mức thưởng đối với mỗi nhân viên là 2 đến 3 tháng lương.
"Trăm đồng tiền công không bằng mười đồng tiền thưởng, vì thế dù ít dù nhiều cũng nên có để động viên nhân viên ăn tết cho phấn khởi", lãnh đạo một hệ thống siêu thị điện máy tại Hà Nội cho hay.
Tuy nhiên, sếp của một doanh nghiệp năm nay làm ăn không hiệu quả lại cho rằng lợi ích mọi người trong công ty điều gắn liền kết quả kinh doanh. "Những lúc làm ăn khấm khá lên, chúng tôi cũng không ngại chi mức thưởng sẽ cao hơn", vị này cho hay.
Báo cáo ngày 25/12 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hà Nội về tình hình thưởng Tết Âm lịch năm nay cho thấy mức giảm các doanh nghiệp giảm từ 8 đến 15% so với năm ngoái.
Năm ngoái, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết mức thưởng cao nhất rơi vào các doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng, chế tạo thiết bị lạnh, sản xuất sữa, kinh doanh địa ốc... Doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong ngành giày da, may mặc có mức thưởng tương đối thấp. Song, nhìn chung, người lao động đều được thưởng Tết, trung bình là 1 tháng lương. Tuy nhiên, đến năm nay, nhiều doanh nghiệp cắt giảm hoàn toàn thưởng Tết của nhân viên, kể cả những ngành hot.
Năm nay, thưởng Tết cao nhất ở TP HCM thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đạt 624,27 triệu đồng, gấp 2.000 lần so với mức thấp nhất.
Báo cáo mới đây của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hà Nội cho biết, mức thưởng Tết cao nhất của doanh nghiệp trên địa bàn là 75 triệu đồng. Trong khi tại TP HCM, hiện mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Tại Quảng Ngãi mức thưởng cao nhất hơn 88,5 triệu đồng.
So với số liệu thống kê của năm ngoái, mức thưởng trên giảm đáng kể. Mức thưởng Tết cao nhất năm ngoái thuộc về doanh nghiệp tại TP HCM với 700 triệu đồng.
Hà Vi - Hàn Phi

Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN !



Những chiêu quảng cáo của người bán hàng, dịch vụ bảo dưỡng buồng trứng, nhậu bằng bình sữa...
Ảnh hài hước trong tuầnMối liên hệ giữa loài mèo và những bộ phim nổi tiếngẢnh vui về những người lính

Fan hâm mộ của nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Dịch vụ gì cũng có từ bảo dưỡng buồng trứng.
Nhậu thế này đỡ nhớ mẹ.
Không muốn bán đâu.
Pano, áp phích cũng sai.
Làm gì còn ai khác để bầu đâu.
Cùng chung một chỗ.
Cảnh sát cơ động?
Nghệ thuật quảng cáo.
Húp thoải mái.

Dân Bắc Trà My quen sống chung với động đất



2012-12-29
Sáng 28/12, lại xảy ra một trận động đất nữa ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến cho một số người dân lại thêm một phen lo lắng. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng họ đã quen sống chung với động đất.
File photo
Đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Theo thông tin từ UBND huyện Bắc Trà My, trận động đất xảy ra vào lúc 9:48 sáng ngày 28/12 gây ra tiếng nổ lớn và rung chấn kéo dài khoảng 5 giây, ảnh hưởng trên các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bùi, Trà Sơn…
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật Lý Địa Cầu cho biết trận động đất có cường độ 3,9 độ Richter.

Nhiều quá hóa quen

Một người dân hiện đang ở xã Trà Bùi nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Ở Trà Đốc thì hồi chiều má điện vào nói có bị sơ sơ, còn ở đây (Trà Bùi) thì cũng có bị, nghe ầm ầm nhưng cũng sơ sơ à. Xem phim (tivi) thì thấy mấy đứa nhỏ ở trường đi học cũng chạy ra đường thế thôi chứ mình cũng thấy bình thường, nhiều lần quá rồi, nghe ầm ầm thế thôi chứ cũng chẳng có gì hết trơn.”
Động đất đối với Bắc Trà My là quen rồi, thường xuyên rồi. Quen rồi (nên) dân thấy bình thường.
CT HĐND huyện Bắc Trà My Nguyễn Thế Tài
Chỉ trong vòng hai tháng qua, đã có hơn một chục trận động đất lớn nhỏ xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My, quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Lớn nhất là trận động đất xảy ra vào hôm 15/11 với cường độ ghi nhận là 4,7 độ Richter.
Ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bắc Trà My cho biết trận động đất hôm 28/12 là bình thường với người dân địa phương vì họ đã quá quen với động đất.
“Chúng tôi đã báo cáo về tỉnh, về trung ương rồi. Động đất đối với Bắc Trà My là quen rồi, thường xuyên rồi. Quen rồi (nên) dân thấy bình thường.”
Trong thời gian qua, khi khu vực Bắc Trà My thường xuyên xảy ra động đất với cường độ ngày càng mạnh và tần suất cao, nhiều quan chức nhà nước và các nhóm khoa học gia đã được cử đến đến nghiên cứu thực trạng khu vực.

Đâu lại vào đó

Người dân thị trấn Bắc Trà My hoản loạn bỏ chạy ra khỏi nhà khi động đất
Người dân thị trấn Bắc Trà My hoản loạn bỏ chạy ra khỏi nhà khi động đất
Tuy nhiên, người dân ở đây cho biết không có bất cứ thông tin hay một phương án nào được đưa ra cho người dân, mặc dù hiện tượng động đất vẫn liên tục xảy ra ngày càng nhiều và mạnh. Anh Phong, một người dân ở xã Trà Tân, cho biết:
“Thấy đâu cũng lại vào đó thôi. Chuyện phức tạp thành đơn giản, đơn giản thành như không thôi. Ở đây nói chung ai cũng hoang mang, lo lắng nhưng không có ai giúp đỡ hết. Chẳng qua người ta hỏi cho vui thôi chứ không có ai tận tình giúp đỡ để cho người dân yên tâm dứt điểm cái vụ động đất để người ta yên tâm sản xuất, làm ăn.
Nói về thiệt hại kinh tế thì nhà cửa bị rung nứt hết. Còn về tinh thần thì người dân không dám sản xuất, kinh doanh gì hết. Người giàu có thì người ta xuống thành phố mua nhà, mua đất sống dưới đó, họ bỏ quê hương họ đi. Người dân không có tiền thì người ta vào rừng làm trại sống. Còn nhiều người muốn ở lại với quê hương thì họ vẫn cắm trụ buôn bán kiếm sống qua ngày.”
Có một vài nhà báo lên phỏng vấn này kia rồi đâu lại vào đó thôi.
Anh Phong
Sau khi dư luận lên tiếng quan ngại về hiện tượng động đất liên tục xảy ra có thể gây vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2, Quốc hội Việt Nam đã kiến nghị các bộ ngành phải làm rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của động đất đối với sự an toàn của đập.
Sau đó chưa đầy một tháng, ngay vào chiều hôm xảy ra trận động đất lớn nhất (15/11), Bộ trưởng xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời trên báo chí rằng: “Cơ bản, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn”. Trước đó 2 ngày, ông Bộ trưởng cũng khẳng định: “Nước ở mực tràn thì hoàn toàn yên tâm, người dân cứ ở đó không phải đi đâu hết!”
Trong khi đó, công bố từ một đề án nghiên cứu độc lập của nhóm khoa học gia, đứng đầu là PGS Cao Đình Triều, Tổng thư ký Hội KH-KT Địa Vật Lý Việt Nam, cho biết động đất cực đại có thể lên đến 6 độ Richter ở khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, trong khi đập thủy điện chỉ được thiết kế với khả năng chịu động đất là 5,5 độ Richter.
dap-250.jpg
Đập thủy điện Sông Tranh 2. File photo.
Đánh giá về những động thái gần đây của chính quyền, anh Phong cho biết:
“Không có gì để khích lệ người dân yên tâm sản xuất, không thấy một thông tin gì luôn. Có một vài nhà báo lên phỏng vấn này kia rồi đâu lại vào đó thôi. Nghe nói nhà nước có nghị quyết là không cho tích nước ở thủy điện Sông Tranh 2. Điều đó thì có nhưng vô nghĩa với người dân. Không cho tích nước thì đâu có liên quan gì đến đời sống đâu. Động đất vẫn xảy ra thôi.
Động đất không biết có liên quan đến thủy điện hay không nhưng không tích nước thì vẫn còn động đất. Người dân thì bao giờ cũng muốn bên chính quyền quan tâm nhưng đâu lại vào đó. Quan tâm thì quan tâm nhưng lợi ích của chính quyền vẫn đặt lên hàng đầu thôi.”
Vào cuối tháng 11 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục yêu cầu ngưng tích nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 để nghiên cứu về động đất và an toàn đập. Trước đó vào giữa tháng 10, sau khi dư luận lên tiếng, một trạm quan trắc đã được lắp đặt tại khu vực này. Tuy nhiên theo báo chí trong nước, trạm quan trắc mới đã không nhận diện được một số trận động đất mà người dân địa phương đã cảm nhận rất rõ ràng.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Đài Loan âm mưu thăm dò dầu khí ở Trường Sa

(TNO) Chính quyền Đài Loan sẽ cử các tàu thăm dò dầu khí đến hoạt động tại vùng biển xung quanh hòn đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 2013, theo các quan chức Cục Năng lượng Đài Loan hôm 27.12.
Tờ Taipei Times dẫn lời Cục trưởng Cục Năng lượng Đài Loan Âu Gia Thụy cho hay, cục này đã dành riêng 17 triệu Đài tệ (583.670 USD) để cung cấp tài chính cho kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên xung quanh đảo Ba Bình tại quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
“Dự án thăm dò dự kiến sẽ chính thức được khởi động vào tháng 1.2013”, ông Âu ngang nhiên tuyên bố tại một phiên họp nghị viện ở Đài Bắc.
Trách nhiệm tiến hành dự án sẽ được giao cho Cục Mỏ Đài Loan với sự hợp tác từ Tập đoàn lọc dầu CPC.
Đài Loan sẽ cử các đội nghiên cứu tiến hành kiểm tra và lấy mẫu tại các lô dầu khí tiềm năng ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình.
Dự án kéo dài một năm dự kiến sẽ cung cấp cho Đài Loan cái nhìn rõ hơn về nguồn năng lượng tại biển Đông, theo một quan chức thuộc Cục Năng lượng.
Các quan chức thuộc Cục Năng lượng đưa ra phát biểu tại phiên họp sau khi các nhà làm luật của Quốc dân đảng kêu gọi chính quyền chủ động thăm dò tài nguyên thiên nhiên gần hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp.
Theo nghị sĩ Lâm Úc Phương của Quốc dân đảng, Đài Loan vừa mới tăng cường năng lực phòng thủ tại đảo Ba Bình vào tháng 9, với việc trang bị 8 tổ hợp pháo tự động và một số pháo cối 120 mm.
Việc tăng cường vũ trang dự kiến sẽ giúp chính quyền Đài Loan khai thác khu vực tốt hơn, theo ông này.
Sơn Duân

Chuyện Gia đình Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng...



(ảnh Anhbadung)


  Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu khai mạc Hội thảo
Con trai đầu Nguyễn Thanh Nghị
Sinh năm 1976, từng là sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001 và 2002 ông từng là 'giám đốc quan hệ khách hàng (PR) và cũng đóng vai trò “quản lý dự án” cho tập đoàn Bitexco. Năm 2006, sau khi học trong Tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, ông trở về trường để thực hiện công tác giảng dạy. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc TpHCM. 
Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, tuy không được đại hội đảng cơ sở đề cử lên, song Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, từ danh sách do chính Đại hội toàn quốc đang họp đề cử.
Ngày 11 tháng 11 năm 2011, bằng quyết định số 2011/QĐ-TTg, do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Nghị đã có gia đình, vợ là người gốc Hà Nội, cũng từng là lưu học sinh tại ĐH George Washington Mỹ.
Ở tuổi 35 và cũng là một trong hai Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trẻ nhất được bầu tại Đại hội Đảng XI, là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất Việt Nam. 


Tấm ảnh này trông rất phản cảm, thấy còn đăng ở Tinmoi.vn


Con gái kế Nguyễn Thanh Phượng
Sinh năm 1980, Tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ, bà giữ chức vụ Giám đốc đầu tư của Quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên Thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ. Bà là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt (VCAM). Hiện tại, bà đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt. (WIkipedia)


(thứ 2 từ trái qua).
Con trai út Nguyễn Minh Triết, học A level tại trường St. Michael College(Mỹ), theo học cử nhân về kỹ sư kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary và hiện đang chuẩn bị hoàn tất khóa học thạc sỹ chuyên ngành kỹ sư chế tạo máy. Hiện đang công tác tại Ban thanh niên nông thôn - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. (Wikipedia)


Vneconomy - 09/02/2007 (trích)
PV: Thưa Thủ tướng, có tờ báo đưa tin Ngài có 2 con đi học ở Mỹ và con gái Ngài có chồng Việt kiều. Điều đó có làm ảnh hưởng đến Ngài không? (Nguyen Chi Hieu - Tp.HCM)

TT:  Như trên vừa nói, tôi chỉ có một con đi học tại Mỹ. Cháu đã học và nghiên cứu, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành xây dựng dân dụng. Cháu đã trở về và đang phụ trách đào tạo sinh viên sau đại học tại Đại học Kiến trúc Tp.HCM. Còn con gái tôi không đi học tại Mỹ. Và cháu cũng chưa có gia đình. Thông tin trên là không đúng. 

____
 
Khác với công điện của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn: Wikileaks tiết lộ về Con cái ông Dũng là Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Minh Triết đã học ở nước ngoài, trước đó và Đại sứ Anh viết NMT đã đến Anh Quốc từ năm 2004. (Vietnamnet đã rút bài). Phải chăng Thủ tướng đã nói dối?


Về "bệ phóng" các con ông Dũng, dựa vào thông tin được cho là từ Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, tham khảo: 
http://www.cablegatesearch.net/cable.php?id=06HOCHIMINHCITY1492 

Bà Trần Thanh Kiệm, phu nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ở Hàn Quốc (AP Photo)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân Trần Thanh Kiệm vẫy tay chào sau khi tới sân bay quốc tế Phnom Penh. Ảnh: AFP
(Có một bài báo viết bà Trần Thanh Kiệm nguyên là cô giáo.)


TT Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đã dâng hương lễ Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm sau khi tái đắc cử Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam (Chuaphuclam)

 


Henry Nguyễn "yêu đất nước và yêu luôn cả con gái Thủ tướng"
Đám cưới của họ được SGTT đăng một bản tin ngắn, không hình: Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên xe hoa - "...Lễ tổ chức đám cưới được cho biết là tổ chức giản dị tại khách sạn Caravelle, TP.HCM tối chủ nhật, 16.11, với hơn 200 khách mời là những người thân của hai gia đình cô dâu và chú rể."
Điều lạ là vài trang đăng lại nhưng sau đó tất cả đã rút bài (các báo lớn không đăng tin này).
Thành Long tình cảm với Mỹ Tâm
Từ trái qua: Henry Bảo Hoàng và phu nhân Nguyễn Thanh Phượng
Con rể Henry Nguyen (Nguyễn Hoàng Bảo) - chồng của Nguyễn Thanh Phượng:  sinh năm 1974, gia đình rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia. Hiện là Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư IDG Ventures Việt Nam
"Xuất xứ của ông đem lại cho ông một cái nhìn có một không hai. Năm 1975, vào thời điểm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam khi ông mới lên hai, ông được gia đình đưa đi trốn chạy trước cuộc xâm lăng của quân cộng sản (Communist invasion) vào Nam Việt Nam.
Henry Nguyễn "yêu đất nước và yêu luôn cả con gái Thủ tướng"
Ông sống bảy tháng trong một trại tị nạn ở Philippines trước khi chuyển đến Virginia, Hoa Kỳ, nơi ông lớn lên với rất ít quan tâm ở quê hương cũ của mình, trả lời cha mẹ Việt của mình bằng tiếng Anh và đi vào học tại Đại học Harvard.
Ông chỉ trở lại vào giữa năm 1990, miễn cưỡng, như là một nhà văn viết về du lịch cho loạt bài do sinh viên Harvard tổ chức mang tên Let's Go. "Tôi cảm thấy yêu nơi này," ông nói. (BBC)

NGUỒN GỐC & NGƯỜI THÂN
picture 

Theo tiểu sử chính thức: ông Nguyễn Tấn Dũng có tên thường gọi là Ba Dũng. sinh 17/11/1949 ở Cà Mau, địa bàn công tác ở tỉnh Kiên Giang trước khi về trung ương.
BBC: Chân dung thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 
 
Theo lời ông Dũng kể: cha ông là Nguyễn Tấn Thử - Chính trị viên Tỉnh đội Rạch Giá, hy sinh năm tại căn cứ U Minh Thượng, năm 1969...nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã công tác, chiến đấu, hoạt động ở vùng đất này, như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt. 

Phù hợp với tiết lộ được cho là Công điện của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Sài Gòn, qua đây hiểu thêm về cá tính và vì sao từ một người ít học như ông Dũng mà sự nhiệp lại hanh thông:

Ông Dũng ra đời tháng 11 năm 1949 ở tỉnh Cà Mau và sau đó theo gia đình dọn hẳn về Kiên Giang...cha của ông Dũng là một lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam...cha của ông tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt...cả Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng...Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có sự nghiệp chính trị rất thuận buồm xuôi gió, vì được sự hậu thuẫn của cả Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, thuộc thành phần bảo thủ, và Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng. Tham khảo: 
Wikileaks: Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh quyền lực?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ôn lại câu chuyện Tư Kiên tải thương bằng cối giã gạo cứu mình.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể chuyễn Tư Kiên tải thương bằng cối giã gạo./.Ảnh: Thiên Phước


Phan Văn Toàn - Thiếu úy Trợ lý Tham mưu tác chiến viết: Đầu năm 1978, khi ấy ông Nguyễn Tấn Dũng Thượng úy Chính trị viên Tiểu đoàn 207- Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, luôn được anh em gần gũi và kính trọng. Điều ấn tượng với anh em chiến sĩ là nụ cười hiền của anh Ba Dũng khi nói chuyện với mọi người. Một ấn tượng nữa không thể nào quên là những lần vào trận hoặc lúc đưa cán bộ đại đội và phân đội trinh sát chuẩn bị trận đánh, anh Ba Dũng thường vận chiếc quần xà lỏn (quần cộc), mang khẩu súng AK báng gấp với tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát và bình tĩnh khiến chúng tôi rất yên tâm trong quá trình tiếp cận mục tiêu thực hiện nhiệm vụ.

Lá thư hơn 30 năm trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi tác giả.

Hành quân lên biên giới


Nhà báo Minh Diện kể Tháng 8/1978 tình cờ gặp ông khi ấy là Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 152 (Bộ đội địa phương Kiên Giang) - Hơn ba chục năm đã qua chưa một lần tôi gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tôi không quên hình ảnh người đại úy trẻ khóc khi kể về những người đồng bào của mình bị sát hại và nhảy xuống cõng nhà báo lão thành qua đầm lầy lên mặt trân biên giới năm ấy.
Tôi nghĩ, ông Nguyễn Tấn Dũng là một người được sinh ra giữa đồng đất Nam Bộ phì nhiêu , giữa những người dân trọng nghĩa hiệp , phóng khoáng, là người từ gian khổ hy sinh mà trưởng thành. Một con người biết khóc trước nỗi đau của dân, biết tôn trọng một nhà báo lão thành, biết tìm về tận quê người bạn chiến đấu là anh Phan Trung Kiên để trả ơn,...Chắc Thủ tướng chưa quên những năm tháng lăn lộn, sống chết vì nhan dân và chiến sĩ...




Có người trên mạng nói: Ông Dũng là con thứ hai trong gia đình, có chị ruột và người em trai út.  


Theo nhà báo Huy Đức chị ruột của ông Dũng là bà Hai Tâm có 185 ha cao su trong vụ tranh chấp đất ờ Bình Dương; bài báo đã rút xuống còn lưu ở Đây.

Có còm sĩ cho răng bà Hai Tâm nhà ở Kiên Giang nhưng có đất ở Bình Dương, Khánh Hòa và có quan hệ làm ăn lớn với bà Tư Hường (Hoàn Cầu), Bình Định
(Thông tin chưa có nguồn chính thống xác nhận).
Trên mạng cho rằng em ông Dũng là Nguyễn Tiến Thắng (Tư Thắng), có nhiều phi vụ làm ăn ở Kiên Giang, phải chăng là người em út nói trên?.

(Thông tin chưa có nguồn chính thống xác nhận). 


Đây là hình ảnh đầu tiên được cho là Nhà thờ họ của Thủ tướng NTD 
(đăng từ 01/2009: blog Trandongchan đã xóa ảnh, bài còn ở đây)

Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá

Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá 
Ảnh Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá bởi Che Trung Hieu: Panoramio.com/photo


PHÍA BÊN VỢ
wwwTVien (1).JPG
wwwTVien (3).JPG

15/10/2011, bà Trần Thanh Kiệm, phu nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng ông Trần Quốc Liêm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh - Bộ Công an đã đến thăm tu viện Khánh An, Q.12. (Giacngo.vn)

Ông Trần Quốc Liêm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo - Bộ Công an 
Được cho là em vợ của Thủ tướng (chưa có nguồn chính thống xác nhận). Qua hình gần gũi bà Kiệm ở trên trong dịp viếng chùa, có lẽ là đúng. 
 
Ông Trần Minh Chí - chủ Tập đoàn Trần Thái có phải là em trai bà Kiệm? (chưa có nguồn chính thống xác nhận)
Ông Trần Minh Chí (trái), chủ tịch HĐQT Công ty Thạch Anh, giới thiệu viên bêtông ốp tường làm bằng cát biển
Thông tin tham khảo thêm:  
(không có nguồn chính thống xác nhận)
Chuyện gia đình phò mã và sui gia TT
"Ông Nguyễn Bang cha của Henry Nguyen, nguyên là 1 thứ trưởng của chính quyền Sài Gòn trước 1975. Cả gia đình Nguyễn Bang đã lên đường rời VN chỉ vài ngày trước 30/4/75 và định cư ở Mỹ ngay sau đó ở bang Chicago..." 
(Bài được cho là của Trần Huỳnh Duy Thức đang bị tù 16 năm về tội lật đổ chính quyền)

Vợ chồng thủ tướng tại một buổi tiếp tân ở London

Hiếm khi thấy Thủ tướng Dũng và phu nhân (bên phải) xuất hiện cùng con cái trước công chúng. (BBC)
Điều này cũng bình thường thôi vì ở Việt Nam theo luật bất thành văn, chuyện gia đình lãnh đạo thuộc phạm vi "bí mật quốc gia".


Đăng bỡi: Tranhung09:

Điểm qua những Hoàng tử Công chúa - Hạt giống đỏ cộm cán. 

Chân dung Doanh nhân "cậu ấm cô chiêu, con dòng cháu giống" 

Quangquick - con Giám đốc CA Hà Nội & những điều đáng ngẫm về Thế giới COCC. 

Thế giới thượng lưu và Việt Dart con trai Thượng tá Công an Hà Nội
Chuyện 100 “hạt giống đỏ” 
Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị?

Đám tang Tướng Trần Độ & những quan điểm  

Về Trần Xuân Bách 
Hầu chuyện Trần Xuân Bách: “Dân chủ đưa Đảng vào lòng dân tộc” 

Nguyễn Hà Phan là ai? 

Pen So Van là ai? 
Hun Sen, ông là ai?