Mời các bà đi mua vòng cẩm thạch Turning ordinary stone to JADE! … wow..! so you need to know your stuff before buying!!! Chúng ta hãy coi những hình ảnh trình bày cách thức man trá mà lũ gian thương trá nghệ đổi đá thường thành cẩm thạch quý, cốt để trục lợi. Bán đồ giả lấy tiền thật là nghề nghiệp chính thống của lũ gian tặc Hán phỉ. Ordinary Marble Stones…色! Soak in chemical solution for half a month… 月! Clean out the acids…果! Add some coloring… Set in a polishing chamber and add some plastic coatings 進入真空高壓注膠機,再次用劇毒的化學物品注膠! After a few days… 注膠過程同樣需要幾天時間! Here comes the jade bracelets… 半成品出爐,原來的毛料已經有水色了! Okay… selling for RMB 70,000 or RMB 80,000 成品展示!一般市場價叫個7、8萬,還價就賣! |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
27 September 2011
CON` CAI' GI` CHUA LAM GIA? ........ ???
ĐỐI VỚI VIỆT CỘNG....
Họ Trả Lời Y Chang Nhau tức "Tranh Luận" Trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các "cán hay cớm mạng còn gọi là CAM" mỗi khi họ tranh luận trên các diễn đàn internet. Điều này cho thấy trong chế độ cộng sản họ đều bị nhồi sọ, huấn luyện...y chang nhau !Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị. - Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì. - Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc. - Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản. - Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào. - Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH. - Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ. - Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn. - Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì. - Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc. - Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn. - Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ. - Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì. - Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ. - Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông. - Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng. - Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù. - Nếu bạn bực tức vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ. - Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét. - Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo. - Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng. - Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng. - Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng. - Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ "lưỡi bò", và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng. - Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng. - Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác "nhạy cảm" và lờ đi ko quan tâm. Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau? ****Tác giả viết "ko" có nghĩa là "KHÔNG"- Chữ viết tắt mà trong nước hay xài hiện giờ./- Mt68 |
'Đá bóng' trách nhiệm sửa đường dẫn vào cầu Phú Mỹ
Đường dẫn vào cây cầu biểu tượng của TP HCM bị xuống cấp trầm trọng nhưng nhiều tháng vẫn chưa được sửa chữa. Chủ đầu tư và cơ quan quản lý vẫn "đá" nhau trách nhiệm khắc phục tuyến đường này.
> Đường dẫn vào cây cầu biểu tượng của TP HCM bị hỏng /Chưa sửa đường vào cầu biểu tượng của TP HCM vì thiếu tiền /Cây cầu biểu tượng của TP HCM có thể bị bán
* Clip đoạn đường dẫn bị hư hỏng nặng
Ngay dưới chân cầu Kỳ Hà 1 đã xuất hiện nhiều "ổ gà" khiến xe cộ rất khó khăn khi đi qua đây. Ảnh: Hữu Công. |
Chiếc xe Ford mắc "bẫy ổ voi" trên đường dẫn vào cầu Phú Mỹ. Ảnh độc giả cung cấp. |
Cả mặt đường đều bị hư hỏng, nhiều chỗ sâu 10-15cm, khiến xe cộ không còn lối nào để tránh. Ảnh: Hữu Công. |
Đường dẫn vào cầu Phú Mỹ thuộc dự án đường vành đai phía đông từ chân cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc có tổng chiều dài gần 9 km. Công trình do PMC đầu tư với tổng số vốn gần 400 tỷ, theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) được thực hiện trong 2 năm (2006-2008). Nhưng đến nay, công trình mới xong được đoạn 3 km từ chân cầu Phú Mỹ đến Liên tỉnh lộ 25B, còn đoạn từ Liên tỉnh lộ 25B đến cầu Rạch Chiếc vẫn còn dang dở. |
Đường vành đai phía đông là một công trình trọng điểm
nhằm kết nối toàn bộ tuyến đường vành đai của thành phố, phân luồng giao
thông ra vào thành phố về phía Đông Bắc, giảm áp lực lưu lượng xe vào
các trục đường xuyên tâm, đi qua cầu Phú Mỹ và nối kết với đường Bình
Thuận theo tuyến Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh.
|
‘Không có vốn xây tượng Mẹ anh hùng vào lúc này'
Chiều 26/9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn vốn trung ương hiện chỉ tập trung cho các công trình thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả kinh tế. |
Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông. |
Liên quan tới số tiền đầu tư xây dựng dự kiến trên 410 tỷ đồng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình kinh tế nước ta đang khó khăn. Nguồn vốn trong điều kiện hiện nay được xem xét trên tinh thần thắt chặt đầu tư công và chỉ đầu tư cho các công trình thực sự cấp bách, sắp hoàn thành, đầu tư vào đem lại hiệu quả kinh tế ngay.
Về công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, tỉnh Quảng Nam và các bộ, ngành liên quan sẽ trình Chính phủ. "Ở thời điểm hiện nay không có vốn để bố trí cho công trình này từ trung ương", ông Đam nói.
Quần thể tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng tượng trưng cho khoảng 50.000 mẹ anh hùng trong cả nước xây dựng tại Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ Thứ có 9 con ruột, một con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hy sinh.
Ban đầu Quảng Nam dự định chỉ xây quy mô cấp tỉnh với kinh phí 55 tỷ. Sau đó, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh vốn lên 81 tỷ đồng, trong đó trung ương cấp 50 tỷ, tỉnh chi 20 tỷ và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỷ đồng.
Tháng 11/2007, Thủ tướng đồng ý đưa dự án vào danh sách công trình văn hóa cấp quốc gia và yêu cầu tỉnh Quảng Nam xem xét tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp với quy mô. Đầu năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh tính toán lại tổng mức đầu tư để phù hợp với quy mô mới.
Sau đó Quảng Nam đã điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư lên 411,2 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh cho biết, quyết tâm xây dựng công trình tượng đài theo hướng vừa làm vừa vận động kinh phí và chờ trung ương xem xét hỗ trợ.
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ chiều 20/9 đến chiều 26/9. |
Công trình tượng đài 411 tỷ đồng đã gây ra những ý kiến khác nhau trong giới chuyên môn, người dân... Có ý kiến cho rằng, tỉnh Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ, bên cạnh các di sản như Hội An. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc xây tượng đài hoành tráng không phù hợp với tư duy thẩm mỹ, điều kiện khí hậu Việt Nam và quá lãng phí trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Nguyễn Hưng
Dùng thỏa ước TPP chống cưỡng bức lao động
Tường An, thông tín viên RFA2011-09-26Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV) đã phát động chiến dịch thu thập chữ ký phản đối việc cưỡng bách lao động trong các trung tâm cai nghiện tại Việt Nam. AFP PHOTO Bản phúc trình của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế (Human Right Wacht) về đề tài "Quần đảo Cai nghiện: Lao động cưỡng bức và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở miền nam Việt Nam" đã đưa ra một bộ mặt hoàn toàn khác với cái tên "trung tâm cai nghiện" mà nhiều người vẫn hình dung. Nhiều sự thật được phơi bày qua lời kể của các trại viên làm xúc động dư luận . Để góp phần thực hiện lời khuyến nghị do HRW đề ra ở cuối bản phúc trình, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV) đã phát động chiến dịch thu thập chữ ký phản đối việc cưỡng bách lao động trong các trung tâm cai nghiện tại Việt Nam. Thông tín viên Tường An tóm lược và tường trình sau đây: Bản phúc trình do Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Thế Giới công bố ngày 7 tháng 9 vừa qua đã làm chấn động lương tâm của những người theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bản phúc trình dài 121 trang, gồm có 4 phần nói lên thực trạng của 14 trung tâm cai nghiện do thành phố HCM quản lý qua lời kể của các nhân chứng.
Các trung tâm này được gọi bằng những cái tên nghe rất nhân đạo nhưng cũng rất mơ hồ như "Trung Tâm Giáo dục Lao Động Xã Hội", "Cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm" "Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội" Thực ra, nó không khác gì một nhà tù: Người nghiện bị bắt đưa vào các trung tâm, không một ai được tiếp xúc với luật sư và không hề được cho biết về các thủ tục kháng cáo. Một tù nhân nói với HRW: tôi đã bị giam 24 tháng mà tôi không hề được đọc bất cứ 1 hồ sơ nào để biết tôi bị giam giữ đến bao lâu. Cưỡng bách lao độngCách bắt người của công an rất tùy tiện, bản báo cáo kể chị Trà Linh bị công an bắt buộc phải ký giấy là cô đã dùng ma túy nếu không sẽ bị đánh, vì quá sợ cô đã ký, sau đó thì cô bị quăng vào trại cai nghiện đến 2 năm trong khi một người khác tên Mường Nhé bị bắt quả tang có có nồng độ ma túy cao trong máu, nhưng lại được trả tự do. Bất cứ ai, kể cả trẻ em từ chối làm việc là sẽ bị trừng phạt bằng nhiều hình thức: từ bị phạt nhịn ăn, nhịn uống, đánh bằng dùi cui, chích điện cho đến giam trong phòng kỷ luật. Một tổ chức ở hải ngoại quan tâm đến tình hình người lao động tại Việt Nam là Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, ông Đoàn Việt Trung, Tổng thư ký của UB bày tỏ quan điểm: "Bản báo cáo của HRW cho thấy ở Việt Nam cho thấy ở Việt Nam có một hoàn cảnh quá nhẫn tâm gây những "cú sốc" lớn đối với mọi người, đó là việc mà chính nhà nước đã dùng bạo lực bắt buộc hàng chục ngàn người đã lao động để tạo ra lợi nhuận cho nhà nước, việc đó là việc không thể chấp nhận được. Trong tương lai, chúng tôi vẫn tiếp tục thu thập các dữ kiện và bằng chứng. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa vấn đề này ra trước công luận thế giới. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin mời gọi quý thính giả Việt Nam, nếu ai thân nhân hoặc con em đã hoặc đang bị giam xin hãy liên lạc với chúng tôi. Hộp thư email của chúng tôi baovelaodong@gmail.com" Thuật ngữ: Bản báo cáo cũng nói Chính phủ Việt Nam cố tình sử dụng thuật ngữ "đào tạo nghề" để biện hộ rằng không có vấn đề cưỡng bức lao động mà họ chỉ dùng lao động như một "phương thức trị liệu". Trại quy định tù nhân (detainees) phải dành 70% thời gian trong 8 giờ làm việc để thực hiện "lao động điều trị". Trang nhà VOA ghi lại lời của Ông Nguyễn Văn Minh, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội, bác bỏ nhận định của HRW: "Điều này là hoàn toàn phù hợp. Ở ngoài người ta cũng phải làm ăn cơ mà, đúng không? Thì vào đây có điều kiện lao động ít đi thôi. 8 tiếng chỉ lao động 2 hay 3 tiếng thôi. Mang tính trị liệu, chứ có gì đâu". Về ý kiến của ông Nguyễn Văn Minh, ông Đoàn Việt Trung nhận xét: "Nếu điều mà ông ấy nói là đúng thì tại sao nhà nước chỉ có giúp họ cai nghiện bằng hai cách: cách thứ nhất bắt họ phải lao động, và cách thứ nhì bắt họ phải la lên 'mạnh khỏe, mạnh khỏe" mỗi khi họ tập thể dục. Trên trái đất này có một cái trại cai nghiện nào mà chỉ có giúp cai nghiện bằng hai cách đó hay không ? Và thứ nhì, con số cho thấy điều sai trái của lời nói đó chính là con số thống kê do chính nhà nước đưa ra: Trong 100 người bị giam trong trại đó thì khi đi ra, gần như tất cả mọi người từ 85 đến 90% là vẫn dùng ma túy. Thế thì, cai nghiện ở chổ nào ?!" Làm việc dưới mức lương tối thiểu
Mặc dù làm việc 8 giờ một ngày và 6 ngày trong tuần, nhiều người cho HRW biết họ không hề nhận được 1 khoảng tiền nào. Và nếu có thì mức lương rất tồi tệ, sau khi khấu trừ các khoản chi phí của trại thì số lương đó còn ít hơn mức lương tối thiểu của một công nhân. Một số bảng lương của 1 trung tâm cai nghiện ở TP HCM cho thấy lương trung bình của trại viên là 82.000 đồng Việt Nam ($4) trong khi lương tối thiểu của năm 2010 khoảng 730.000 đồng Việt Nam tức $35. Chuyện tù nhân bị đánh đập đến gãy tay, gãy chân là chuyện bình thường trong trại. Ở đây, chính sách dùng tù nhân để kiểm soát tù nhân được áp dụng như trong các trại cải tạo. Lạm dụng trẻ em: 3,5% trong tổng số trại viên là trẻ em, những trẻ em này cũng bị nhốt chung với người lớn và cũng chịu "phương pháp trị liệu bằng lao động" như người lớn và không hề có một chương trình nào để giúp đỡ các em sau khi rời khỏi trại. Điều trị: Trại viên không nhận được bất cứ 1 thuốc men nào ngoài việc hô to các khẩu hiệu "cố gắng tránh xa ma túy", "Khỏe, khỏe, khỏe" trong các buổi tập thể dục buổi sáng. Ước tính có từ 15 đến 60 phần trăm trại viên trong các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam bị nhiễm HIV. Theo luật Việt Nam, những người nhiễm HIV đang bị quản chế có quyền được thả nếu các trung tâm cai nghiện không có đủ điền kiện chăm sóc y tế thích hợp. Do vậy, sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo lại gây ra một hiệu ứng ngược là tạo động cơ cho chính quyền gia tăng đến mức tối đa lợi nhuận bằng cách giữ những người nghiện bị nhiễm hiV và cưỡng bức họ lao động trong thời gian dài hơn. Các nhà tài trợ này cũng đặt câu hỏi về hiệu quả của việc phòng chống và điều trị HIV trong các trung tâm không nhân đạo và không chính danh này. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nghĩ rằng các nhà tài trợ nên hỗ trợ cho nỗ lực phóng thích trại viên khỏi các trung tâm này để họ tiếp cận các dịch vụ chữa trị thích hợp tại các tổ chức dân sự. Điều kiện ký thỏa ước TPPCuối cùng, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế đã đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ Việt Nam cũng như các tổ chức Quốc Tế: -Đóng cửa các trung tâm cai nghiện -Xét lại các hành vi cưỡng bức lao động người cai nghiện và trẻ em. -Kêu gọi các nước đang đàm phán để thực hiện các chương trình thương mại đối với Việt Nam cần lên tiếng với chính phủ Việt Nam về yêu cầu chấm dứt lao động cưỡng bức. Theo lời kêu gọi đó, ngày 16 tháng 9 vừa qua, UBBV NLD VIỆT NAM đã phát động phong trào ký kháng thư để phản đối cưỡng bách lao động tại Việt Nam. Mục đích của kháng thư này là tập hợp chữ ký để đưa đến chính phủ Hoa Kỳ và Úc, 2 trong 9 nước thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương viết tắt là TPP (Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement). Hiện Việt Nam đang thương lượng thỏa ước mậu dịch TPP, dự tính cuối năm 2011 sẽ xong , Việt Nam rất mong muốn ký kết để tăng xuất cảng. Kháng thư này sẽ được gửi đến Hoa Kỳ và Úc để yêu cầu hai quốc gia này áp lực với Việt Nam phải đóng cửa các trung tâm cai nghiện nếu muốn gia nhập TPP. ông Đoàn Việt Trung giải thích: "Nhà nước VN đang cần đến sự thỏa thuận của 8 quốc gia khác đang cùng với họ thương lượng một hiệp ước mật dịch viết tắt là TPP. Vì vậy UBBVNLD chúng tôi đang mở ra một chiến dịch online để mời gọi người Việt cũng như nhiều người khác hãy ký tên vào đó. Khi họ ký tên là họ yêu cầu chính quyền Mỹ, chính quyền Úc, chính quyền Tân Tây Lan đòi nhà nước VN hãy đóng lại các trại này và hãy trả tự do cho những người bị giam trong trại và hãy bồi thường cho họ. Có thế thì mới được ký cái thỏa ước TPP. Chúng tôi kính mời quý vị thính giả khắp nơi trong nước cũng như ngoài nước hãy đến trang www.baovelaodong.com để ký vào kháng thư để gửi đi chính quyền các nước để yêu cầu các quốc gia này đòi nhà nước VN phải đóng cửa các trại này, phải trả tự do cho những người bị giam, phải bồi thường cho họ, phải đối xử một cách đàng hoàng với người lao động Việt Nam thì mới được ký kết cái thỏa ước TPP." HRW cũng đề nghị Liên Hiệp Quốc, các Tổ chức Thương Mại Quốc Tế, các Ủy Ban về Nhân Quyền: • Kêu gọi trả tự do cho những trại viên bị quản chế, đóng cửa các trung tâm này • Điều tra về các cáo buộc vi phạm nhân quyền trong các trung tâm nói trên • Rà soát lại tất cả các quỹ tài trợ cho các trung tâm cai nghiện. • Bày tỏ quan ngại với chính phủ Việt nam về những cáo buộc về các hành vi tùy tiện bắt giữ, cưỡng bức lao động, tra tấn, bạo hành đối với người cai nghiện và trẻ em. Dân biểu Úc Chris Hayes, người đã từng lên tiếng trước Quốc Hội Úc về 3 người trẻ tuổi Chương Hùng Hạnh khi họ bị bắt vì lên tiếng bảo vệ người lao động cho biết ý kiến của ông: "Tôi là một trong những dân cử Quốc Hội Úc thật sự ủng hộ các thoả ước mậu dịch tự do, nhưng cần phải có sự công bằng. Nói về tình hình đàn áp nhân quyền ở Việt Nam thì tôi không ngạc nhiên rằng có những trại giam cưỡng bách lao động, người ta bị đưa vô đó vì bị cho là dùng ma túy, bị bắt buộc phải làm việc mà không được lương hoặc hưởng lương rất ít. Đó không thể là căn bản cho một thoả ước mậu dịch tự do được." Và ông dự định:
"Sắp tới, tôi sẽ phát biểu trong Quốc Hội Úc để mọi người hiểu quan điểm của tôi, rằng khi có đến 40 ngàn người bị giam không được quyền bào chữa ở toà, bị buộc phải làm việc mà không có lương hoặc lương rất thấp, bị trừng phạt khi làm việc không đạt chỉ tiêu, đó không thể nào là căn bản để bất cứ nước nào ký kết thoả ước mậu dịch tự do. Úc ký thoả ước mậu dịch tự do với những quốc gia mà Úc coi là bạn, coi là tương tự nhau về cách đối xử với dân chúng. Tôi chúc Việt Nam và nhân dân mọi điều tốt đẹp nhất, nhưng phải trên cùng căn bản mà Úc đối xử với nhân dân, tức là kính dân và trọng dân. Tôi đang viết thư đến đại diện nhà nước Việt Nam ở Úc để xin visa vì tôi muốn được đến thăm Việt Nam, tôi mong được gặp những người như Linh Mục Lý, và nếu phải vào trong tù để gặp họ, tôi sẵn sàng vào để gặp họ. Và tôi cũng muốn được chính mắt mình thấy những vấn đề như các trại cưỡng bách lao động. Trong chuyến đi đó, tôi dự định sẽ mời các chính khách Úc khác để đi cùng tôi, cũng như đại diện phong trào lao động ở Úc." Ngoài ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) •Vận động chính phủ Việt nam chấm dứt cưỡng bức lao động trong các trung tâm cai nghiện ma túy tập trung. •Điều tra về các hành vi bắt giữ tùy tiện, tra tấn, bạo hành, trừng phạt hoặc đối xử vô nhân và hạ nhục, và các hình thức lạm dụng khác đối với người sử dụng ma túy (bao gồm cả trẻ em). Ông Nguyễn Đình Hùng, thành viên của Ủy ban quốc tế vụ của Tổng công đoàn Úc cho biết ý kiến: "Vấn đề cưỡng bách lao động là một điều không thể nào chấp nhận được. Về phía công đoàn, theo cá nhân chúng tôi, đây không phải là một trung tâm cai nghiện thức sự theo đúng nghĩa như chúng ta đã thấy tại những trung tâm cai nghiện tại các nước Tây Phương. Đây là một trung tâm giam cầm, cưỡng bách lao động trá hình, cưỡng bách lao động trả em dưới 18 tuổi mặc dù họ là những người cai nghiện, đối xử họ ngược đãi, đánh đập là một điều không thể chấp nhận được và những điều này phải được lên án trong những Tổ chức Công đoàn Thế giới. Nếu họ muốn buôn bán, muốn hòa nhập vào Cộng đồng văn minh thế giới hiện này họ phải chứng tỏ những công việc của họ rõ ràng và trung thực." Giải quyết tệ nạn xã hội là bổn phận của chính quyền và hỗ trợ nhà nước thực hiện tốt công tác nhân đạo này là nhiệm vụ của thế giới. Tuy nhiên, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định rằng ngân sách tài trợ không nên hỗ trợ cho việc lạm dụng các mỹ từ nhân đạo để cưỡng bách lao động, hành hạ tù nhân trong đó có trẻ em, cũng như các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước không nên hưởng lợi từ sức lao động của trại viên. |
CPI Việt Nam tăng dưới 1%
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok2011-09-26Chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Việt Nam trong tháng Chín chỉ tăng 0,82%, được coi là số tăng theo tháng thấp nhất kể từ tháng Chín 2010 mà cũng là con số lần thứ hai tăng dưới 1% theo tháng. RFA Theo chuyên giá nghiên cứu giá cả thị trường, tiến sĩ Vũ Đình Anh, cần nhìn vào các con số để hiểu sự hạ nhiệt CPI tháng Chín 2011 ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, cần tìm nguyên nhân để có thể giữ quân bình giá cả trong những tháng cuối năm khi vật giá luôn có khuynh hướng leo thang. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, ông Vũ Đình Ánh giải thích mức giảm CPI khá nhanh của tháng Chín này: Cần tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặtTS Vũ Đình Ánh: Bởi vì đây là con số thấp nhất tính từ tháng Chín 2010. Tuy nhiên so với cùng tháng Chín 2010 tăng 1,31% thì đây cũng là con số theo tháng cùng kỳ thuộc loại thấp. Nhưng tính tổng ra, nếu so với cùng kỳ thì chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 22,42%. Nếu so với cuối 2010 thì đã tăng tới 16,63% . Có nghĩa là chỉ số giá tính theo tháng đã có xu hướng thấp so với các tháng trước đó và tính theo năm thì lạm phát Việt Nam vẫn đang ở mức cao.Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nguyên nhân của tín hiệu CPI tháng Chín có tín hiệu giảm tốc khá nhanh, theo phân tích của ông ? TS Vũ Đình Ánh: Nguyên nhân tập trung vào ba nhóm chủ yếu. Nhóm thứ nhất liên quan tới việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát theo tinh thần Nghị Quyết 11 của chính phủ. Có thể nói trong thời gian vừa qua chính sách tiền tệ đã thắt chặt một cách tương đối, tạo hiệu ứng nhất định, tổng tín dụng cũng như tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng Chín 2011 là tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước. Hiệu ứng của nó đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám và tháng Chín tăng dưới mức 1%. Có thể nói lạm phát Việt Nam đã qua cái đỉnh của nó từ tháng Tám với mức tăng trên 23%, đến tháng Chín này đã giảm còn 22.42%. Đó là khẳng định thứ nhất. Có thể nói trong thời gian vừa qua chính sách tiền tệ đã thắt chặt một cách tương đối, tạo hiệu ứng nhất định, tổng tín dụng cũng như tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng Chín 2011 là tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trướcKhẳng định thứ hai là nó cũng chịu tác động của hiệu ứng khá tích cực từ giá cả bên ngoài tức trên thị trường thế giới. Khi mà giá xăng dầu, cũng như một số nhóm lương thực thực phẩm chẳng hạn, không có biến động lớn mà thậm chí với việc giảm nhẹ giá xăng dầu ở mức khoảng 500 đồng một lít vào cuối tháng Tám 2011 rồi, thì cái nhóm giao thông, tức nhóm xưa nay vẫn dẫn đầu về tăng giá, trong tháng Chín này đã giảm tuy chỉ 0,24%. Rõ ràng diễn biến giá thế giới và xu hướng giảm đã tác động tích cực đến Việt Nam. Yếu tố thứ ba, có thể nói là yếu tố nội tại của Việt Nam, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống thường xuyên chiếm sấp sỉ 40% trong các rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, thì tháng Chín này chỉ tăng 0,28%, tức là tính chung, và trong đó riêng nhóm lương thực tăng 1,53%. Nhóm thực phẩm, vốn gần như là chi phối sự tăng gía suốt từ đầu năm đến nay, thì trong tháng Chín lại giảm nhẹ 0,28%, quyết định vào câu chuyện chỉ số giá tăng không cao của tháng Chín 2011. Chỉ đặc biệt chú ý là nhóm giáo dục có mức tăng rất mạnh 8,62%. Hiện tượng này cũng đã quan sát từ tháng Chín 2010 là nhóm giáo dục tăng trên 12%, liên quan tới mùa khai giảng, nên sẽ không kéo dài trong tháng tiếp theo. Như vậy trọng tâm của kiểm soát lạm phát Việt Nam vẫn là tập trung ba vấn đề thắt chặt chính sách để kềm chế lạm phát, diễn biến thị trường thế giới thuận lợi, các chính sách điều chỉnh giá trong nước. Vàng và đôla nằm ngoài rổ hàng hóa tính CPIThanh Trúc: Thưa ông nghĩ thế nào về nhận định là trong tháng Chín hai chỉ số không được tính trong rổ hàng hóa tính CPI là vàng 13,14% và đô la 0,8%, xin ông giải thích?TS Vũ Đình Ánh: Ở Việt Nam từ xưa đến nay vàng và đô la đều được đưa ra khỏi rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng . Chuyện này bình thường, bởi vì đúng bản chất vàng và đô la không phải là những sản phẩm hay vật phẩm liên quan tới chỉ số giá tiêu dùng. Ở Việt Nam từ xưa đến nay vàng và đô la đều được đưa ra khỏi rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng . Chuyện này bình thường, bởi vì đúng bản chất vàng và đô la không phải là những sản phẩm hay vật phẩm liên quan tới chỉ số giá tiêu dùng.Rõ ràng nếu so với cuối 2010 thì giá vàng đã tăng tới 30,48% . Như vậy, so với tháng Tám 2011, chỉ trong một tháng thôi, đã tăng 13,14%. Chuyện này được giải thích là Việt Nam cơ bản nhập khẩu vàng, cùng thời gian này thì diễn biến giá vàng trên thế giới có thể nói là kinh khủng, từ mức một nghìn sáu một nghìn bảy leo đến tận một nghìn chín đô la Mỹ. Biến động giá vàng ở Việt Nam hoàn toàn đi theo giá thế giới. Chỉ có điều đáng quan tâm là trong một số thời điểm thì giá vàng trên thị trường trong nước chênh lệch so với thị trường thế giới ở mức khoảng hai hoặc gần ba triệu đồng một lượng. Tôi cho rằng cái này bắt nguồn từ nguyên nhân tổ chức quản lý thị trường vàng Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện. Còn về chỉ số giá đô la Mỹ, ở đây cần phải bóc tách hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là câu chuyện của thị trường chính thức. Rõ ràng trong thời gian qua, kể từ tháng Hai 2011, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoài đồng thời kéo biên độ giao động xuống 1% cũng đã có tác dụng nhất định để ổn định thị trường ngoại hối của Việt Nam. Thậm chí trong khá nhiều trường hợp ngân hàng nhà nước đã giữ được tỷ giá hối đoái cố định trong thời gian dài, thậm chí đến cả một tháng không thay đổi. Theo đó thì các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam cũng kinh doanh theo đúng biên độ cho phép. Tuy đấy chỉ là niêm yết thôi còn trong thực tế thì không hẳn là như vậy, nhưng rõ ràng chính sách quản lý hối đoái ở Việt Nam đã có sự linh hoạt hơn , nhờ vậy vừa rồi Việt Nam đã tăng thị trường ngoại hối của mình lên vài tỷ đô la. các tháng cuối năm, đặc biệt cận Tết, chỉ số giá có xu hướng tăng, kéo theo đó chính sách tiền tệ và cắt giảm đầu tư công cũng chưa đạt hiệu quả nhất định. Khả năng mấy tháng cuối năm chỉ số giá có xu thế tăng cao là có. Do đó cần phải có biện pháp ngắn hạn và cấp bách, làm sao đừng tái diễn tình trạng của 2010.Thanh Trúc: Với tốc độ CPI chỉ số giá tiêu dùng giảm khá nhanh trong tháng Chín này, liệu Việt Nam có thể nương theo đà này để đối phó hoặc chận cơn bão giá trong mấy tháng cuối năm mà thường là vật giá tăng vọt? TS Vũ Đình Ánh: Chính xác như vậy. Kềm chế kiểm soát lạm phát cũng như câu chuyện về tăng giá theo tháng thì cần đặt trên hai vấn đề. Trong ngắn hạn, rõ ràng ba tháng còn lại thì nhiệm vụ kềm chế lạm phát ở mức dưới 18% như chính phủ yêu cầu không hề đơn giản chút nào. Thường các tháng cuối năm, đặc biệt cận Tết, chỉ số giá có xu hướng tăng, kéo theo đó chính sách tiền tệ và cắt giảm đầu tư công cũng chưa đạt hiệu quả nhất định. Khả năng mấy tháng cuối năm chỉ số giá có xu thế tăng cao là có. Do đó cần phải có biện pháp ngắn hạn và cấp bách, làm sao đừng tái diễn tình trạng của 2010. Nhưng mà tôi cho rằng quan trọng hơn là tập trung vào vấn đề kiểm soát lạm phát dài hạn, tránh tái lập tình trạng lạm phát leo thang như 2008, 2010 hay là 2011 này. Đây liên quan rất nhiều vào câu chuyện tìm ra được nguyên nhân cội nguồn của lạm phát ở Việt Nam, trên cơ sở đó gắn với câu chuyện tái cấu trúc , tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam dựa trên trụ cột ổn định nền kinh tế vĩ mô. Một trong những vấn đề là phải kiểm soát kềm chế lạm phát một cách bền vững để tránh nó quay trở lại. Xin cảm ơn tiến sĩ Vũ Đình Ánh.. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Thuốc lại tăng giá bệnh nhân kêu trời
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-09-26Báo chí trong nước vừa đưa tin nói là giá nhiều loại thuốc tăng cao từ đầu tháng 9 này, khiến bệnh nhân lo âu, hậu quả là có nhiều bệnh nhân viêm gan C bỏ điều trị vì gía thuốc quá cao RFA file Sức khỏe dân đứng sau dầu khí, điện lực?Báo mạng VN Express nói đến trường hợp một bệnh nhân ở Hà Nội bị bệnh tiểu đường từ nhiều năm nay giựt mình khi thấy thuốc mình lâu nay vẫn dùng, tăng đột ngột một chục ngàn đồng một hộp. Cụ thể là thuốc trị tiểu đường Diamicron trước có giá 156 ngàn đồng, nay mới tăng lên 166 ngàn đồng một hộp. Thuốc trị tiểu đường Glucophage và Predian cũng tăng 5 ngàn đồng và 8 ngàn đồng một hộp. Mỗi tháng bệnh nhân này phải tốn thêm hơn 20 ngàn đồng để mua những loại thuốc mà mình không thể thiếu được hàng ngày.Những bệnh nhân trong cùng hoàn cảnh đó đều than phiền là các loại thuốc điều trị cứ tăng hoài chứ chưa bao giờ giảm, vì có bệnh nên đành phải chạy theo thời giá và đành chấp nhận chứ không làm cách nào khác được. Dân nghèo không có tiền thì phải chịu chết thôi, chứ chẵng phản đối hay ý kiến gì được, chỉ xôn xao chứ không giải quyết được gì, người ta không nghỉ đến chuyện có ý kiến hay làm gì khác. Thuốc tăng giá nếu mua được thì mua, không mua được thì phải chịu thôiTheo các báo thì đây là đợt tăng giá dược phẩm lần thứ 2 trong năm nay, tập trung nhiều vào các loại thuốc trị tim mạch, tiểu đường làm giảm đau nhức.Với gía mới có nhiều toa thuốc tăng đến vài chục ngàn đồng hay vào trăm ngàn đồng. Ngoài quyết định tăng gía thuốc, việc điều chỉnh bệnh viện phí gấp nhiều lần cũng gây thêm khó khăn, lo lắng cho người dân yếu kém sức khỏe cần đến thầy, đến thuốc. Một nữ công nhân có thu nhập thấp bày tỏ nỗi lo âu của giới lao động khi đau yếu: "Dân nghèo không có tiền thì phải chịu chết thôi, chứ chẵng phản đối hay ý kiến gì được, chỉ xôn xao chứ không giải quyết được gì, người ta không nghỉ đến chuyện có ý kiến hay làm gì khác. Thuốc tăng giá nếu mua được thì mua, không mua được thì phải chịu thôi." Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Thị Kim Dung, nguyên giảng viên đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận là có nhiều khó khăn triền miên, nan giải trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân: "Nhà nước biết là dân khó khăn chứ, nhưng tiền không có, tiền thì hàng không, dầu khí, điện lực ẳm hết rồi, không có sự chan hòa, nơi nào ăn được thì người ta đã thu rồi. Nghèo đói như y tế, giáo dục thì cứ đói, không có tiền, cứ tính vào dân thôi, không có thuốc chữa, không thể có tiền. Cũng như trong giáo dục thì lấy tiền của dân để mua từng cục phấn cho học trò, không có sự đổ từ nơi cao đến nơi thấp, cao thì hưởng tràn trề, nơi thấp thì đói. Nói vô ích, việc chuyên môn của tôi, tôi cứ làm thôi." Nhà nước biết là dân khó khăn chứ, nhưng tiền không có, tiền thì hàng không, dầu khí, điện lực ẳm hết rồi, không có sự chan hòa, nơi nào ăn được thì người ta đã thu rồi. Nghèo đói như y tế, giáo dục thì cứ đói, không có tiền, cứ tính vào dân thôiBà cảm thông với "cơn sốt" của người bệnh khi cần phải sử dụng thuốc thang, nên đã tìm cách giúp đỡ dân nghèo, trong khả năng chuyên môn của mình. "Tôi vẫn sản xuất những sinh phẩm để chẩn đóan trong nước, trực tiếp phục vụ người dân với giá rẻ bằng một phần ba của nước ngoài, giờ này, tôi còn đang làm việc. Bản thân mình đã đóng góp nhiều rồi, tích cực phục vụ, còn tiếng nói mình thì không ai nghe, chắc chắn điều đó. Ai giàu thì cứ giàu, đường phố đầy nghẹt xe, giàu sang phú quý, mà dân nghèo thì nói không ai nghe." Bảo hiểm y tế giúp được gìBác sĩ Thanh Khiết, phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy, Saigon thì giải thích là tuy có khó khăn, nhưng hiện giờ người dân đã có bảo hiểm y tế chăm lo, phụ giúp tài chánh một phần lớn, mỗi khi đau yếu:"Ở Việt Nam, đa số người ta sử dụng bảo hiểm y tế, mua bảo hiểm tự nguyện, không đi làm cũng được mua bảo hiểm, mà mua với giá rất rẻ. Khi vô bệnh viện, người ta có bảo hiểm rồi thì nổi lo đó cũng đỡ phần nào, đâu có phải trả hết chi phí, mua bảo hiểm một năm có 400 trăm ngàn thôi. Về chi phí điều trị, nếu mua bảo hiểm liên tục, bắt đầu từ một năm trở lên thì được hưởng những kỹ thuật cao lắm rồi. Có những bệnh nhân nặng, chi phí điều trị có thế lên tới vài chục triệu, bảo hiễm vẫn chi, dân chỉ đóng có 20%, chứ đóng nhiều, cũng không đến nỗi." đa số người ta sử dụng bảo hiểm y tế, mua bảo hiểm tự nguyện, không đi làm cũng được mua bảo hiểm, mà mua với giá rất rẻ. Khi vô bệnh viện, người ta có bảo hiểm rồi thì nổi lo đó cũng đỡ phần nào, đâu có phải trả hết chi phí, mua bảo hiểm một năm có 400 trăm ngàn thôi.Về chi phí mà người bệnh cần xuất tiền túi để mua thuốc điều trị, bà cho biết: "Thuốc trị bệnh tiểu đường có khi tám, chính trăm ngàn đồng một toa, mà đa số là thuốc ngoại, thì mình chỉ đóng có 20%, ví dụ toa thuốc là 8 trăm ngàn đồng, thì bệnh nhân chỉ đóng 160 ngàn đồng, thành ra người dân cũng được hưởng quyền lợi về thuốc men nhiều lắm." Ông Đỗ Văn Doanh, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam giải thích, sở dỉ gần đây một số loại thuốc tăng giá là vì chi phí và nguyên liệu sản xuất đắt đỏ, nhưng ngành được lại không được Nhà nước bao cấp. Đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nên nhiều doanh nghiệp sản xuất y dược liệu bắt buộc phải điều chỉnh giá. Theo ông để kiềm chế giá thuốc thì cần có giải pháp đồng bộ, mà cụ thể là giảm lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, khi lạm phát tăng mọi ngành đều bị ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, chứ không riêng gì lãnh vực y dược. Ông cũng cho biết đến quý 4 năm nay, Hiệp hội hội sản xuất kinh doanh dược sẽ cho tiến hành đấu thầu gía thuốc để có thể cung ứng gía thuốc thấp nhất cho thị trường cả nước vào năm 2012. Tuy nhiên vẫn theo VN Express online thì, lượng thuốc trên thị trường Việt Nam ngày nay quá lớn, việc tăng giá thuốc là chuyện phụ thuộc vào tình hình chung, nên việc giữ cho giá thuốc đứng yên, hoặc ra giá tối đa cho từng loại thuốc, là điều mà nhà nước không thể nào thực hiện được. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |