Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-09-26Báo chí trong nước vừa đưa tin nói là giá nhiều loại thuốc tăng cao từ đầu tháng 9 này, khiến bệnh nhân lo âu, hậu quả là có nhiều bệnh nhân viêm gan C bỏ điều trị vì gía thuốc quá cao Sức khỏe dân đứng sau dầu khí, điện lực?Báo mạng VN Express nói đến trường hợp một bệnh nhân ở Hà Nội bị bệnh tiểu đường từ nhiều năm nay giựt mình khi thấy thuốc mình lâu nay vẫn dùng, tăng đột ngột một chục ngàn đồng một hộp. Cụ thể là thuốc trị tiểu đường Diamicron trước có giá 156 ngàn đồng, nay mới tăng lên 166 ngàn đồng một hộp. Thuốc trị tiểu đường Glucophage và Predian cũng tăng 5 ngàn đồng và 8 ngàn đồng một hộp. Mỗi tháng bệnh nhân này phải tốn thêm hơn 20 ngàn đồng để mua những loại thuốc mà mình không thể thiếu được hàng ngày.Những bệnh nhân trong cùng hoàn cảnh đó đều than phiền là các loại thuốc điều trị cứ tăng hoài chứ chưa bao giờ giảm, vì có bệnh nên đành phải chạy theo thời giá và đành chấp nhận chứ không làm cách nào khác được. Dân nghèo không có tiền thì phải chịu chết thôi, chứ chẵng phản đối hay ý kiến gì được, chỉ xôn xao chứ không giải quyết được gì, người ta không nghỉ đến chuyện có ý kiến hay làm gì khác. Thuốc tăng giá nếu mua được thì mua, không mua được thì phải chịu thôiTheo các báo thì đây là đợt tăng giá dược phẩm lần thứ 2 trong năm nay, tập trung nhiều vào các loại thuốc trị tim mạch, tiểu đường làm giảm đau nhức.Với gía mới có nhiều toa thuốc tăng đến vài chục ngàn đồng hay vào trăm ngàn đồng. Ngoài quyết định tăng gía thuốc, việc điều chỉnh bệnh viện phí gấp nhiều lần cũng gây thêm khó khăn, lo lắng cho người dân yếu kém sức khỏe cần đến thầy, đến thuốc. Một nữ công nhân có thu nhập thấp bày tỏ nỗi lo âu của giới lao động khi đau yếu: "Dân nghèo không có tiền thì phải chịu chết thôi, chứ chẵng phản đối hay ý kiến gì được, chỉ xôn xao chứ không giải quyết được gì, người ta không nghỉ đến chuyện có ý kiến hay làm gì khác. Thuốc tăng giá nếu mua được thì mua, không mua được thì phải chịu thôi." Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Thị Kim Dung, nguyên giảng viên đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận là có nhiều khó khăn triền miên, nan giải trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân: "Nhà nước biết là dân khó khăn chứ, nhưng tiền không có, tiền thì hàng không, dầu khí, điện lực ẳm hết rồi, không có sự chan hòa, nơi nào ăn được thì người ta đã thu rồi. Nghèo đói như y tế, giáo dục thì cứ đói, không có tiền, cứ tính vào dân thôi, không có thuốc chữa, không thể có tiền. Cũng như trong giáo dục thì lấy tiền của dân để mua từng cục phấn cho học trò, không có sự đổ từ nơi cao đến nơi thấp, cao thì hưởng tràn trề, nơi thấp thì đói. Nói vô ích, việc chuyên môn của tôi, tôi cứ làm thôi." Nhà nước biết là dân khó khăn chứ, nhưng tiền không có, tiền thì hàng không, dầu khí, điện lực ẳm hết rồi, không có sự chan hòa, nơi nào ăn được thì người ta đã thu rồi. Nghèo đói như y tế, giáo dục thì cứ đói, không có tiền, cứ tính vào dân thôiBà cảm thông với "cơn sốt" của người bệnh khi cần phải sử dụng thuốc thang, nên đã tìm cách giúp đỡ dân nghèo, trong khả năng chuyên môn của mình. "Tôi vẫn sản xuất những sinh phẩm để chẩn đóan trong nước, trực tiếp phục vụ người dân với giá rẻ bằng một phần ba của nước ngoài, giờ này, tôi còn đang làm việc. Bản thân mình đã đóng góp nhiều rồi, tích cực phục vụ, còn tiếng nói mình thì không ai nghe, chắc chắn điều đó. Ai giàu thì cứ giàu, đường phố đầy nghẹt xe, giàu sang phú quý, mà dân nghèo thì nói không ai nghe." Bảo hiểm y tế giúp được gìBác sĩ Thanh Khiết, phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy, Saigon thì giải thích là tuy có khó khăn, nhưng hiện giờ người dân đã có bảo hiểm y tế chăm lo, phụ giúp tài chánh một phần lớn, mỗi khi đau yếu:"Ở Việt Nam, đa số người ta sử dụng bảo hiểm y tế, mua bảo hiểm tự nguyện, không đi làm cũng được mua bảo hiểm, mà mua với giá rất rẻ. Khi vô bệnh viện, người ta có bảo hiểm rồi thì nổi lo đó cũng đỡ phần nào, đâu có phải trả hết chi phí, mua bảo hiểm một năm có 400 trăm ngàn thôi. Về chi phí điều trị, nếu mua bảo hiểm liên tục, bắt đầu từ một năm trở lên thì được hưởng những kỹ thuật cao lắm rồi. Có những bệnh nhân nặng, chi phí điều trị có thế lên tới vài chục triệu, bảo hiễm vẫn chi, dân chỉ đóng có 20%, chứ đóng nhiều, cũng không đến nỗi." đa số người ta sử dụng bảo hiểm y tế, mua bảo hiểm tự nguyện, không đi làm cũng được mua bảo hiểm, mà mua với giá rất rẻ. Khi vô bệnh viện, người ta có bảo hiểm rồi thì nổi lo đó cũng đỡ phần nào, đâu có phải trả hết chi phí, mua bảo hiểm một năm có 400 trăm ngàn thôi.Về chi phí mà người bệnh cần xuất tiền túi để mua thuốc điều trị, bà cho biết: "Thuốc trị bệnh tiểu đường có khi tám, chính trăm ngàn đồng một toa, mà đa số là thuốc ngoại, thì mình chỉ đóng có 20%, ví dụ toa thuốc là 8 trăm ngàn đồng, thì bệnh nhân chỉ đóng 160 ngàn đồng, thành ra người dân cũng được hưởng quyền lợi về thuốc men nhiều lắm." Ông Đỗ Văn Doanh, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam giải thích, sở dỉ gần đây một số loại thuốc tăng giá là vì chi phí và nguyên liệu sản xuất đắt đỏ, nhưng ngành được lại không được Nhà nước bao cấp. Đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nên nhiều doanh nghiệp sản xuất y dược liệu bắt buộc phải điều chỉnh giá. Theo ông để kiềm chế giá thuốc thì cần có giải pháp đồng bộ, mà cụ thể là giảm lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, khi lạm phát tăng mọi ngành đều bị ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, chứ không riêng gì lãnh vực y dược. Ông cũng cho biết đến quý 4 năm nay, Hiệp hội hội sản xuất kinh doanh dược sẽ cho tiến hành đấu thầu gía thuốc để có thể cung ứng gía thuốc thấp nhất cho thị trường cả nước vào năm 2012. Tuy nhiên vẫn theo VN Express online thì, lượng thuốc trên thị trường Việt Nam ngày nay quá lớn, việc tăng giá thuốc là chuyện phụ thuộc vào tình hình chung, nên việc giữ cho giá thuốc đứng yên, hoặc ra giá tối đa cho từng loại thuốc, là điều mà nhà nước không thể nào thực hiện được. |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog