THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 September 2013

Pháp sư ngã xuống suối tử vong khi đang “gọi hồn” người chết

(Dân trí) - Trong lúc đang “gọi hồn” cho một người đã chết bên bờ suối, bất ngờ ông Đó bị trượt chân ngã xuống suối tử nạn.

Thông tin từ một số người dân cho biết, khoảng 8h ngày 21/9, trong lúc ông Lê Đó (82 tuổi, ở xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi - là một pháp sư chuyên hành nghề “gọi hồn” người chết) đang tiến hành “gọi hồn” cho một người đã khuất tên H. bên một con suối thuộc xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây, thì bất ngờ trượt chân ngã xuống suối, bị nước cuốn trôi.

Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, những người có mặt tại lễ “gọi hồn” vội tri hô, lội xuống suối tìm cứu ông Đó. Nhưng do tuổi già sức yếu, ông Đó đã bị đuối nước và tử vong sau đó.

Trước đó, ngày 8/9, anh Tống Thới H. (23 tuổi), ở xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, cùng một số người bạn rủ nhau ra con suối trên tắm và không may bị nước cuốn trôi tử nạn. Vì quá thương tiếc anh nên gia đình đã mời pháp sư đến “gọi hồn” cho anh.

Khuất Hậu

Phú Yên: Khu phố xôn xao vì Bí thư Đảng ủy phường bị đánh ghen

(Dân trí) - Ông Ánh và bà H. rủ nhau vào nhà nghỉ "tâm sự" thì bị chồng bà H. phát hiện, tới tận nhà riêng đánh ghen.

Ngày 24/9, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tuy Hòa cho biết, đã có quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Hà Công Ánh (SN 1981), Bí thư Đảng ủy phường 3, TP Tuy Hòa (Phú Yên) vì quan hệ nam nữ bất chính với bà H.T.A.H, cán bộ Đài truyền thanh phường 3 (TP Tuy Hòa).
Khu phố văn hóa xôn xao vì chồng bà H. đến nhà riêng ông Ánh để đánh ghen
Khu phố "văn hóa" xôn xao vì chồng bà H. đến nhà riêng ông Ánh để đánh ghen
Theo lời khai của bà H, sau khi nhắn tin hẹn hò, ngày 27/7/2013, bà và ông Ánh đến nhà nghỉ Tây Đô 2 (TP Tuy Hòa) để “tâm sự”. Chồng bà H. phát hiện sự việc, đã chở cha bà H. xông vào nhà nghỉ Tây Đô 2 nhưng ông Ánh đã kịp trốn thoát. Sau đó, chồng bà H. đến nhà riêng của ông Ánh ở phường 5 (TP Tuy Hòa) đánh ông Ánh, làm xôn xao cả một khu phố.
Ông Ánh đã vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, quan hệ nam nữ bất chính với một cán bộ nữ của UBND phường 3; gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Ông Ánh đã vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét chuyển công tác khác đối với ông Hà Công Ánh.
       Sơn Công

Ông Nguyễn Bá Thanh: Cuối năm sẽ xét xử vụ bầu Kiên !...

(Dân trí) - Tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng trong hai ngày 23-24/9, Trưởng Ban Nội chính T.Ư ông Nguyễn Bá Thanh cho biết từ nay đến cuối năm sẽ đưa ra xét xử một số vụ án tham nhũng lớn, trong đó có vụ ông Nguyễn Đức Kiên liên quan đến ngân hàng ACB.


 >> Bầu Kiên bị khởi tố thêm tội danh mới
 >> Bộ 3 công ty khiến bầu Kiên "ngã ngựa"

Tiếp xúc với cử tri quận Sơn Trà, ông Nguyễn Bá Thanh đã nghe cử tri đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tham nhũng và chống tham nhũng. Đây là vấn đề cử tri bức xúc nhất khi được phát biểu ý kiến với Trưởng Ban Nội chính T.Ư.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII
Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII
Cử tri Lê Xuân Lân (phường Phước Mỹ) cho rằng công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng cần phải quyết liệt hơn. Đấu tranh cật lực chứ không thể để như thời gian qua, đất nước ta nghèo là do tham nhũng. Như có 4 ông giám đốc doanh nghiệp công ích thì lương tiền tỷ, tham nhũng thế thì dân không đói, không nghèo sao được.
Trả lời bức xúc này của cư tri, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng, việc xử lý tham nhũng quan trọng là xử lý như thế nào vì rất phức tạp. Tùy từng vụ việc mà xử lý khác nhau, ví dụ như do quản lý lỏng lẻo mà gây ra tham nhũng thì xử lý khác. Sắp đến, thiếu trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo để xảy ra tham nhũng cũng sẽ bị xử lý.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, vụ án Dương Chí Dũng nếu xử thì cũng mất mấy năm, chủ yếu tập trung vào tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả lớn về tài sản, tiền bạc của đất nước.
“Còn vụ Bầu Kiên dự kiến cuối năm sẽ đưa ra xét xử. Chúng tôi đôn đốc làm quyết liệt. Có những vụ phức tạp thì xét xử nhiều giai đoạn, điều tra đến đâu, xét xử đến đó. Còn các vụ án lớn vừa qua dự kiến đầu tháng 6/2014 sẽ kết thúc và đưa ra xét xử công khai”, ông Nguyễn Bá Thanh phát biểu.
Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Sơn Trà chiều 23/9, nhiều cử tri bày tỏ lo lắng trước thông tin trái ngược liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm đất đai ở Đà Nẵng gây thất thoát 3.400 tỷ đồng.
Ông Đào Ngọc Hoan (cử tri phường An Hải Đông) phát biểu: “Thanh tra Chính phủ vẫn giữ quan điểm kết luận Đà Nẵng sai phạm trong quản lý đất đai gây thất thoát 3.400 tỷ, trong khi đó Đà Nẵng nói không. Cứ cái kiểu “ông nói có, bà nói không” là không được. Dân chúng tôi biết tin ai, cứ cái kiểu ấy hoang mang lắm”.
Một cử tri khác ở phường An Hải Bắc cho rằng, nếu có thể cho chúng tôi biết như thế nào chứ Đà Nẵng giải trình rồi nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn giữ nguyên quan điểm như đã kết luận như vậy làm người dân chúng tôi hoang mang lắm.
Nhiều cử tri Đà Nẵng bức xúc trước những vụ án tham nhũng lớn nhưng chưa được xét xử
Nhiều cử tri Đà Nẵng bức xúc trước những vụ án tham nhũng lớn nhưng chưa được xét xử
Trả lời ý kiến nhiều cử tri về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thanh giải thích rằng Thanh tra Chính phủ nói có cái thất thu, có cái thất thoát. Thất thoát là mất hẳn, còn thất thu là lẽ ra phải thu bao nhiêu đó tiền mà thành phố không thu. Cả thất thu và thất thoát là 3.400 tỷ đồng.
“Thanh tra Chính phủ vẫn giữ quan điểm, thành phố cũng đã giải trình rồi. Kiểm điểm cũng kiểm điểm rồi. Tôi không bình luận đúng, hay không đúng. Mà trong bối cảnh đó làm như vậy có hiệu quả, có lợi cho người dân, cho thành phố Đà Nẵng thì làm”, ông Nguyễn Bá Thanh phát biểu với cử tri.
Theo ông Thanh, thời điểm đó thành phố giảm 10% cho doanh nghiệp nào nộp một lần tiền đất trong 60 ngày, nhờ đó có mà Đà Nẵng có tiền để đầu tư những công việc khác. Ví dụ như xây một chung cư phải mất 60 tỷ, 5 năm sau muốn xây thì thì phải lên đến 90 tỷ hay 100 tỷ, đồng tiền mình thu về trước, thì phát triển được những việc như vậy.
Việc miễn giảm 10% trên cơ sở của Nghị định của Chính phủ cho phép giảm đến 20%. Việc giảm không chỉ thành phố được lợi, doanh nghiệp được lợi mà chính người dân được lợi. Còn nói thì phải nói cho hết, cùng thời điểm với Đà Nẵng có những thành phố cũng thất thoát 9.500 đến 10.000 tỷ nhưng có ai nói đâu.
Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, khi cử tri quận Hải Châu đề cập đến tham nhũng và chống tham nhũng; trong đó cử tri Bùi Thị Kim Oanh (cán bộ ngân hàng) đăng đàn phát biểu và cho biết mình có hồ sơ về tham nhũng không biết gởi đến đâu để được nhận.
Sau khi nghe ý kiến này, ông Nguyễn Bá Thanh không ngần ngại nói ngay địa chỉ nhà riêng của mình tại 189 đường Cách Mạng Tháng Tám (Đà Nẵng) để cử tri gởi đến cho nhanh. Chứ ngoài Ban Nội chính T.Ư công việc và hồ sơ nhiều, hơn nữa ông hay đi nên gởi ra ngoài đó sẽ tốn kém cho người dân nhưng chưa chắc đã đến tay ông sớm.
Công Bính

Nổ lớn trong khu dân cư, nhiều người náo loạn !...

Vụ cháy nổ làm cả khu dân cư náo loạn
Vụ cháy nổ làm cả khu dân cư náo loạn
Thông tin ban đầu, khoảng 10h30’ nhiều người dân ngụ gần khu vực này chợt giật thót mình bởi một tiếng nổ phát ra từ căn nhà 3 tầng làm cơ sở may do bà Lan (50 tuổi, quê Lâm Đồng) làm chủ. Hàng chục công nhân bên trong cơ sở này hốt hoảng tháo chạy ra ngoài. Cùng thời điểm này, lửa đã bùng lên dữ dội tại tầng trệt của căn nhà.
Nghi ngờ vụ nổ liên quan đến rò rỉ khí gas nên không ai dám tiếp cận. Nhận được tin báo lực lượng PCCC quận Tân Phú điều động 3 xe cứu hỏa đến hiện trường, khoảng 20 phút sau ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn, lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân.
Hơn 2 giờ sau, cơ quan chức năng vẫn đang khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy nổ.
Trung Kiên

Ngân hàng Nhà nước chào bán một tấn vàng !...

Thứ ba, 24/9/2013 16:34 GMT+7

Giá tham chiếu cho phiên đấu thầu ngày 25/9 ngang bằng với mức niêm yết mua của doanh nghiệp trong chiều nay. 
Chiều 24/9, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có quan hệ mua bán vàng với ngân hàng Nhà nước nhận được thông báo cho biết sắp có phiên đấu thầu tiếp theo vào sáng mai. Đây là lần thứ 61 Ngân hàng Nhà nước chào bán vàng, sau khi đã bán thành công 59,1 tấn trong các phiên trước. 
NHNN-2518-1380014912.jpg
Ngân hàng Nhà nước đã bán được 59,1 tấn vàng trong 60 phiên trước. 
Giá tham chiếu để các đơn vị đặt cọc là 37,42 triệu đồng, ngang bằng hoặc thấp hơn vài chục nghìn đồng với giá mua vào ở các cửa hàng vàng. Trong hầu hết các phiên đấu thầu, Ngân hàng thường chào giá bán thấp hơn thị trường nhằm hấp dẫn các đơn vị tham gia. 
Tổng khối lượng chào bán tiếp tục giữ nguyên từ lần thứ 42 ở 20.000 lượng. Khối lượng tối thiểu và tối đa mà các thành viên tham gia được đặt là 500 và 2.000 lượng vàng. 
Đại diện một đơn vị cho biết họ chưa biết có tìm được người mua vào sáng mai hay không, tuy nhiên vẫn tham gia phiên đấu thầu. Những phiên gần đây, Ngân hàng Nhà nước thường hiếm khi bán hết vàng, thường thừa 100 đến 500 lượng. Trên thị trường, nhu cầu mua - bán đều giảm 10 đến 20% so với cách đây vài tuần. 
Thanh Bình

Ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho thạc sĩ !...

Đề nghị người dân đưa cho mình bộ hồ sơ con tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi, ông Thanh tuyên bố trước hàng trăm cử tri đã bút phê để xin việc cho thạc sĩ này.

Sáng 24/9, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) trên cương vị trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, tiếp thu và giải quyết nhiều thắc mắc của cư tri về giải tỏa đền bù, thi hành án, chống tham nhũng, y tế, giáo dục…
Nhận định giáo dục là vấn đề "nóng", ông Thanh cho biết nhiều cử tri đưa ý kiến con mình học xong nhưng không có việc làm, dù đã phải vay ngân hàng làm "lộ phí" cho con. "Mà cũng phải xem con mình học kiểu gì nữa chứ. Cũng học như người ta mà tại sao người ta ra trường là có việc làm liền", ông nói.
MG-0961-3073-1380018722.jpg
Ông Nguyễn Bá Thanh được nhiều người đánh giá là "nói được, làm được". Ảnh: Nguyễn Đông
Nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thừa nhận nghe phản ánh tình trạng chạy chọt nhưng "nhiều người dân tố cáo một cách chung chung, khó có cơ sở để xử lý".
"Việc gì phải mất năm ba chục triệu, việc gì phải xin, đã mất tiền thì mình về làm việc khác. Tôi cũng vừa phê mấy chữ xin việc cho một thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở Sơn Trà, nhưng chưa biết kết quả thế nào", ông Thanh tiết lộ.
Trước đó tại buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà chiều 23/9, sau khi nghe bà Lê Thị Giỏi (53 tuổi, phường An Hải Bắc) bức xúc chuyện con mình là Phan Thị Trang Nhung (26 tuổi), tốt nghiệp đại học và thạc sĩ đều đạt loại giỏi nhưng không xin được việc phải đi làm công nhân, ông Nguyễn Bá Thanh đã hẹn gặp riêng bà này để xem xét hồ sơ.
Theo bà Giỏi, Nhung tốt nghiệp cấp ba năm 2006 với thành tích 12 năm học sinh giỏi. Cùng năm đó, con bà được ông Nguyễn Bá Thanh tặng thưởng vì được giải nhì môn Văn và học giỏi toàn diện. "Lúc đó bác Thanh đã nói thành phố sẽ nhận những học sinh của thành phố tốt nghiệp đại học loại giỏi vào làm", bà kể.
Cũng theo bà, sau khi Nhung tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi, cầm đơn đi xin việc nhiều nơi nhưng đều nhận được những cái lắc đầu. Hơn một năm nay, Nhung xin vào làm công nhân thời vụ cho một công ty sản xuất nhựa tại Hòa Khánh.
"Chấp nhận làm công nhân nhưng người ta cũng không cho vào biên chế, vì không có tiền trả lương theo bậc thạc sĩ, phần vì sợ người có bằng cấp sẽ nhảy việc. Chưa biết kết quả xin việc lần này thế nào nhưng được bác Thanh quan tâm, chúng tôi có niềm tin", bà Giỏi bộc bạch.
MG-0939-6597-1380018722.jpg
Nhiều cử tri ở Hòa Vang bức xúc về công tác giải tỏa đền bù, xử lý tham nhũng... Ảnh:Nguyễn Đông
Sáng nay, ông Nguyễn Bá Thanh cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm sẽ xử lý những vụ tham nhũng từ lớn đến nhỏ. Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết vừa bắt được trường hợp lấy tiền từ tham nhũng để mua 90 ha đất ở miền Nam, rồi ngồi chờ 7 – 8 năm sau mới bán. Hay như vụ phiếu xét nghiệm giả tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người thì phải xử lý nghiêm. 
Ông cũng yêu cầu việc xây dựng nông thôn mới phải lo đến đường xá, giải quyết ngập úng, vấn đề môi trường. “Chất lượng đường xá kém là do ăn bớt, cắt xén ở trong đó. Làm gì cũng phải công khai cho dân biết để còn giám sát. Cái đường bản thân nó không biết tố cáo nhưng thời gian sau nó lệch ra là biết liền", ông Thanh nói.
Nguyễn Đông

Tôm Việt Nam thoát nạn Mỹ nhưng vướng nạn Tàu!...


Reuters

RFI - Trọng Nghĩa
Phán quyết ngày 20/09/2013 của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ITC, hủy bỏ quyết định của Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam và 4 nước khác (Trung Quốc, Equador, Ấn Độ, Malaysia) đã được dư luận các nước liên can vui mừng đón nhận.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau lúc thở phào nhẹ nhõm vì thoát được tai ương từ Mỹ, giới sản xuất tôm lại phải đau đầu tìm cách đối phó với tệ nạn thương lái Trung Quốc ra sức vơ vét tôm nguyên liệu của Việt Nam.
Với quyết định chung cuộc của ITC, kể như là mặt hàng tôm Việt Nam sẽ không còn bị đánh thuế khi vào thị trường Mỹ. Điều này có khả năng giúp Việt Nam gia tăng thêm lượng tôm xuất qua Mỹ, một thị trường ngày càng quan trọng của Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP, trong tháng 8 vừa qua chẳng hạn, vào lúc giá trị xuất khẩu các loại thủy sản nói chung chỉ tăng nhẹ - không đầy 5% - riêng mặt hàng tôm đã tăng vọt với tỷ lệ gần 22%. Tại thị trường Mỹ, mức tăng được ước tính lên đến gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát biểu với báo chí trong nước, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ghi nhận : « Đây là lần hiếm có trong lịch sử kiện chống trợ cấp, Mỹ công bố sản phẩm tôm một nước bị coi có nền kinh tế phi thị trường không bị áp loại thuế này... Từ đây, các doanh nghiệp nước ta sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sang Mỹ ».
Trong bối cảnh vui mừng đó, giới thủy sản Việt Nam lại không khỏi lo lắng trước một tệ nạn : Thương lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam thu mua tôm nguyên liệu với giá cao, số lượng lớn. Báo chí Việt Nam, từ trung ương cho đến địa phương, trong những ngày gần đây đã liên tiếp báo động về tình trạng này để yêu cầu chính quyền nhanh chóng có biện pháp.
Bản thân Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã liên tiếp có công văn chính thức tố cáo tình trạng này, gửi đến các bộ và cơ quan chức năng.
Báo Khánh Hòa Online trong bài đề ngày 24/09/2013 đã trích nhận xét của Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam về tác hại của tệ nạn tôm nguyên liệu bị vơ vét :
« Việc các thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp ngành tôm trong nước không còn đủ nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho thị trường. Tình hình này sẽ khiến lượng tôm xuất khẩu thô tăng cao, trong khi cơ cấu tôm xuất khẩu đã qua chế biến giảm sút. »

Việt - Pháp hướng tới quan hệ đối tác chiến lược ?!...

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần gặp nhau tại Hà Nội 8/2013 - REUTERS /Luong Thai Linh
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần gặp nhau tại Hà Nội 8/2013 - REUTERS /Luong Thai Linh

RFI - Thanh Phương
Hôm nay, 24/09/2013, phái đoàn Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến Paris bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức nước Pháp, theo lời mời của thủ tướng Jean-Marc Ayrault. Tháp tùng ông Nguyễn Tấn Dũng có một số bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Theo chương trình dự kiến, hôm nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ khai trương trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp ở số 61 đường Miromesnil, quận 8, Paris. Chiều nay, từ 16 giờ đến 17 giờ 30, thủ tướng Việt Nam sẽ phát biểu tại Viện quan hệ quốc tế của Pháp ( IFRI) trong một hội nghị với đề tài « Đối tác chiến lược Pháp-Việt : Xây dựng sự tin cậy chiến lược ».
Sáng mai 25/09/2013, từ 8 giờ đến 10 giờ 30, phái đoàn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp một số lãnh đạo tổ chức MEDEF của giới chủ Pháp, với sự hiện diện của bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq. Nhân dịp này, thủ tướng Việt Nam sẽ tiếp xúc với lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Pháp, đồng thời dự Diễn đàn doanh nghiệp Pháp - Việt.
Vào trưa mai, thủ tướng Jean-Marc Ayrault sẽ tiếp và hội đàm với ông Nguyễn Tấn Dũng, và sau đó mở tiệc khoản đãi phái đoàn thủ tướng Việt Nam. Hai vị thủ tướng cũng sẽ dự lễ ký kết các hiệp định và hợp đồng giữa hai nước. Trong buổi chiều ngày mai, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên nguyên tắc sẽ hội kiến tổng thống Pháp François Hollande tại điện Elysée.
Theo các số liệu chính thức, Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh). Trao đổi mậu dịch song phương Việt - Pháp năm 2012 đạt 3,2 tỷ đôla. Pháp cũng đứng thứ 2 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 15 trong tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Pháp vẫn là nhà tài trợ châu Âu song phương hàng đầu cho Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là chuyến đi thăm nước của thủ tướng Việt Nam lần này liệu có sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên thành quan hệ đối tác chiến lược, giống như Hà Nội đã ký với các nước châu Âu khác như Anh quốc hay Đức không ?
Trả lời báo Nhân Dân hôm qua, đại sứ Việt Nam tại Paris Dương Chí Dũng chỉ nói rằng, nhân chuyến đi thăm Pháp lần này của ông Nguyễn Tấn Dũng, hai nước sẽ « xác lập một khuôn khổ chính thức mới cho quan hệ giữa hai nước », nhưng không nói cụ thể đó sẽ là mối quan hệ gì.
Dầu sao, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh về lộ trình nâng quan hệ Việt - Pháp lên đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam tới Ấn Độ !...

Khu trục hạm mang hỏa tiễn dẫn đường INS Satputra là một trong 4 tàu chiến Ấn Độ với hơn 1.000 sĩ quan và thủy thủ đoàn tới thăm Đà Nẵng hồi tháng 6/2013.
Khu trục hạm mang hỏa tiễn dẫn đường INS Satputra là một trong 4 tàu chiến Ấn Độ với hơn 1.000 sĩ quan và thủy thủ đoàn tới thăm Đà Nẵng hồi tháng 6/2013
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tới Ấn Độ ngày hôm nay để tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Theo báo chí Ấn Độ, chuyến thăm của ông Tỵ nhằm tăng cường xây dựng lòng tin giữa đôi bên.  New Delhi và Hà Nội hợp hiện hợp tác chặt chẽ tại nhiều diễn đàn khu vực.

Báo chí Việt Nam đưa tin, ông Tỵ dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tới thăm Ấn Độ trong 4 ngày từ 23 đến 27/9 theo lời mời của Chủ tịch Ủy ban các Tham mưu trưởng Ấn Độ.

Chuyến thăm  được cho là để ‘tiếp tục khẳng định mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam - Ấn Độ’.

Quan hệ quốc phòng Việt - Ấn là một trong những điểm nổi bật trong một hai năm trở lại đây.

Hồi tháng Sáu, 4 tàu chiến Ấn Độ với hơn 1.000 sĩ quan và thủy thủ đoàn đã cập cảng Đà Nẵng trong 5 ngày.

Đây được coi là chuyến thăm quy mô nhất của tàu Hải quân Ấn Độ tới Đà Nẵng trong hành trình xuyên Thái Bình Dương.

Trong chuyến thăm, một tư lệnh hạm đội của Ấn Độ được báo chí Việt Nam trích thuật nói về vấn đề biển Đông rằng ‘các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế về biển Đông’ và Ấn Độ ‘hy vọng các bên sẽ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình’.

Nguồn: ANI, VOV

Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?!...

Hiện trạng kinh tế Việt Nam đã được đưa ra mổ xẻ tại một cuộc hội thảo có tên gọi "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược" hôm 23/9.

Nhiều học giả, kinh tế gia và giới chức Việt Nam đã phát biểu tại hội thảo này, trong đó có Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phúc được báo chí trong nước trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm.

So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn...
Còn theo Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, việc nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch ‘dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực’.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng giới chuyên gia kinh tế đề cập tới việc Việt Nam tụt hậu ngày càng xa.

“So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn hoặc là chỉ số về năng lực cạnh tranh thì Việt Nam bị tụt hạng. Cái này là một thực tế mà Việt Nam hiện nay đang phải nhìn nhận rất nghiêm túc để có những giải pháp khắc phục. Không nhìn thấy sự thực ấy thì sẽ không có chính sách tốt để vượt qua nó”.

Trong số các ý kiến nêu lên tại hội thảo, phát biểu của cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan đã thu hút nhiều chú ý.

Trong khi các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chính từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì ông Khoan lại không đồng tình với ý kiến đó.

Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận thức như thế thì sửa nó mới dễ được...Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên ngoài cả thì nó rất là buồn cười...
Cựu Phó thủ tướng được trích lời nói rằng ông không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì ‘nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam’.

Ông Khoan cho rằng ‘sai lầm chủ quan dẫn tới bất ổn vĩ mô mới là nguyên nhân chính’.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên tán đồng quan điểm này.

“Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận thức như thế thì sửa nó mới dễ được. Ví dụ như là những việc chuẩn bị cho những điều kiện, có một chiến lược công nghiệp phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt để mà hội nhập. Đó là do mình cả. Không thể nói rằng cả một thế giới người ta phát triển hơn, Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên ngoài cả thì nó rất là buồn cười”.

Trước ý kiến đề nghị như giảm mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5% tới 7% xuống 5,4% hay mục tiêu lạm phát năm 2015 từ 5-7% lên 7%, cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng ‘điều chỉnh thì dễ nhưng chẳng để làm gì khi các yếu kém vẫn chưa được giải quyết’.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thiên thì cho rằng ‘nên đặt vấn đề tích cực theo kiểu khác’.

“Tức là đây là cơ hội để cải cách thể chế, chuẩn bị cho các bước sau nó mạnh lên, chứ không phải bây giờ cứ chăm lo vào mấy cái chỉ tiêu tăng trưởng. Quan trọng hơn là cải thiện chất lượng, đổi mới, lo tái cơ cấu để chuẩn bị nền tảng cho các bước tăng trưởng tốt hơn”.  

Bản tin trên báo điện tử của chính phủ Việt Nam về cuộc hội thảo kinh tế viết rằng ‘chính phủ và các cấp, các ngành đã thực hiện nhiều biện pháp, cả cấp bách tình thế, cả dài hạn, để ổn định tình hình kinh tế - xã hội’.
Tuy nhiên, bản tin này không trích dẫn các ý kiến phản biện của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nguồn: VnExpress, chinhphu.vn, VOA’s interview

'Mù mờ khái niệm sở hữu toàn dân' !...

BBCNông dân đốt ruộng sau thu hoạch
Luật sư Thuận nói nhiều nông dân 'không còn gì để sống'
Một đảng viên lâu năm và cựu quan chức Quốc hội Việt Nam nói các lãnh đạo Việt Nam cần "tỉnh ra" để hiểu rằng chỉ có thay đổi "thể chế" mới có thể giải quyết được các vấn đề hiện nay trong đó có các bức xúc liên quan tới đất đai.
Tại Việt Nam, từ 25 đến 26/9, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ bàn thảo về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua Dự án Luật này tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội, khai mạc từ hôm 21/10.
Nói chuyện với BBC hôm 24/9, luật sư Trần Quốc Thuận nói các đề nghị sửa đổi Luật Đất đai hiện nay không giải quyết tận gốc vấn đề và bình luận:
"Đất đai của Việt Nam mà cứ là sở hữu toàn dân, cứ do nhà nước quản lý thì nó dẫn đến những vấn đề, hậu quả không lường được.
"Cho nên giải quyết như thế là không cơ bản.
"Cái cơ bản chính là quyền sở hữu đất đai. Dĩ nhiên không phải toàn diện nhưng phải có nhiều hình thức sở hữu khác nhau."
Ông Thuận nói chuyện cả Hiến Pháp và Luật Đất đai sửa đổi vẫn cho phép thu hồi và giải tỏa đất đai để phát triển kinh tế xã hội là "rất dễ sợ" và là "mối lợi vô cùng lớn" khiến nhiều người giàu lên.
Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói việc sửa đổi mà ông cho rằng không tận gốc này sẽ khó chấm dứt những khiếu kiện về đất đai vốn chiếm tới 70% tổng số các vụ khiếu kiện và dẫn tới những vụ nổ súng như của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.
"Không biết những người cầm quyền có tỉnh ra không, hay là cứ đi vào con đường như thế thì rất là nguy hiểm."

Con cháu giàu sụ

Ông Thuận, đảng viên với 45 tuổi Đảng, nói đang có tình trạng quan chức lợi dụng quyền quyết định về đất đai để làm giàu cho "gia đình".
"Từ lâu chúng tôi nói rằng đất đai là sở hữu toàn dân là cái khái niệm mù mờ. Tiếp theo nữa do nhà nước quản lý cũng chưa được rõ lắm...
"Cho nên cách giải thích và cách giao quyền đó không khéo đất đai chỉ giao vào một số người, chừng vài trăm người trên đất nước này thì nó xé mỏng ra.
"Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả. Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra."
"Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả."
"Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra.
"...Bản chất của đất, theo nhận thức của chúng tôi, đó là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm chiếm đoạt cái lợi về cho mình, cho gia tộc của mình, cho con cháu của mình, cho gia đình của mình.
"...Những tiếng nói không dính đến quyền lợi đó chỉ lẻ tẻ, không đáng kể."
Ông Thuận nói ông hy vọng trong các ủy viên Bộ Chính trị 'cũng có người tỉnh ra, cũng có người có tấm lòng vì dân vì nước."
Vị đảng viên lâu năm cũng nói ông và nhiều người khác đã kiến nghị lên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội đề nghị để 5-10%, tức 25-50 đại biểu độc lập để "chống tham nhũng, chống cường quyền" nhưng kiến nghị đã gây những "e ngại" từ giới lãnh đạo.
"Những cái từ bỏ đó là chia sẻ bớt và phải tỉnh người ra và đặt lợi ích dân tộc lên trên."

Thay đổi thể chế

Vị luật sư, vốn cũng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong 14 năm, nói người Việt Nam đã có 60, 70 năm "đổ xương máu" cũng là để hướng đến "khát vọng tự do dân chủ".
Áp phích ở Việt Nam
Luật sư Thuận nói cần 'thay đổi thế chế' để cải thiện xã hội
Ông đặt câu hỏi liệu Đảng có thấy những khát vọng đó của người dân hay không "hay cứ bo bo địa vị quyền lợi của mình".
Ông bình luận: "Con đường lớn nhất là phải thay đổi thể chế chính trị.
"Chính bản chất của thể chế chính trị dẫn đến những hậu quả mà suy diễn ra trong đó có sở hữu toàn dân về đất đai, chuyên chính vô sản, áp chế dân chủ và tùy tiện trong vấn đề điều hành đất nước, dẫn đến quốc nạn là tệ nạn tham nhũng không cứu chữa được.
"Tất cả những cái đó nguyên nhân sâu xa vẫn là thể chế chính trị, vẫn là ở đây không có tự do báo chí, không có những tiếng nói độc lập để can ngăn những việc làm sai trái.
"Đất nước này cần có sự thay đổi mềm, thay đổi trong hòa bình và thay đổi một chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ."

Luật sư Thuận nói nếu không có những thay đổi căn bản sẽ vẫn có những người "liều" như Đặng Ngọc Viết khi "không còn gì để sống".

Bộ ngành Việt Nam 'quá nhiều thứ trưởng' !...

BBC
Một cuộc họp Chính phủ
Một quan chức Quốc hội cho rằng các bộ ở Việt Nam quá nhiều thứ trưởng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bổ nhiệm thêm hai người nữa.
Báo trong nước tường thuật Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước chất vấn Bộ Nội vụ tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 về vấn đề này.
Ông Phước được dẫn lời nói: "“Quy định là bộ không quá bốn thứ trưởng, nhưng tôi đếm qua danh bạ điện thoại thì thấy có bộ 11 thứ trưởng (!)".
"Cấp tổng cục cũng quy định không quá bốn, nhưng có tổng cục tôi được biết có chục anh phó. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ gác cổng cho Chính phủ như thế nào?”.
Được biết Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình "chưa trả lời câu hỏi này vì hết thời gian" tại cuộc họp.
Tuy không có con số 11 thứ trưởng như ông Ksor Phước đưa ra, tính tới thời điểm này, không có bộ nào trong số 22 bộ và cơ quan ngang bộ của Việt Nam có số lượng thứ trưởng dưới bốn.
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 18/4/2012, quy định “số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ không quá bốn người. Đối với bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
Cổng thông tin của Chính phủ cho hay hôm 20/9 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 1698/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Trần Thanh Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Kiên Giang, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và Quyết định 1699/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Sau sự kiện này, Bộ Khoa học và Công nghệ có 5 thứ trưởng, thuộc diện bộ có ít thứ trưởng nhất.

Các bộ ở Việt Nam

Bộ Tài chính9 thứ trưởng
Bộ Công an7 thứ trưởng
Bộ Xây dựng7 thứ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải7 thứ trưởng
Thanh tra Chính phủ7 thứ trưởng
Bộ Quốc phòng6 thứ trưởng
Bộ Nội vụ6 thứ trưởng
Bộ Tư pháp6 thứ trưởng
Bộ Ngoại giao6 thứ trưởng
Bộ Lao động Thương binh Xã hội6 thứ trưởng
Bộ Tài nguyên Môi trường6 thứ trưởng
Văn phòng Chính phủ6 thứ trưởng
Ủy ban Dân tộc6 thứ trưởng
Ngân hàng Nhà nước6 thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn5 thứ trưởng
Bộ Thông tin Truyền thông5 thứ trưởng
Bộ Y tế5 thứ trưởng
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch5 thứ trưởng
Bộ Giáo dục Đào tạo5 thứ trưởng
Bộ Kế hoạch Đầu tư5 thứ trưởng
Bộ Công thương5 thứ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ5 thứ trưởng

RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam !...

RFI -Thanh Hà 

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)
Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Một ngày trước chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố báo cáo về tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Báo cáo mang tựa đề « Cái chết được báo trước của tự do thông tin » tại quốc gia này.

Trong buổi họp báo tại trụ sở ở quận 2 Paris, Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết là tổ chức này đã căn cứ vào những phương pháp được chính quyền Việt Nam sử dụng để kiểm duyệt báo chí, đàn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.
Sau khi đã « nghiên cứu một cách toàn diện về những biện pháp kiểm duyệt đó, RSF đưa ra kết luận là chính sách bóp nghẹt thông tin của Việt Nam không chỉ giới hạn ở khoảng 40 nhà ly khai đang trong tầm ngắm của chính quyền. Chính sách kiểm duyệt của Việt Nam được chính quyền áp dụng đối với tất cả mọi công dân Việt Nam ».
Vấn đề lại càng nổi cộm lên mỗi lần có một tiếng nói tố cáo hoặc đưa ra ánh sáng những bất công trong xã hội hay những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
RSF tuyên bố muốn nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trình bày với thủ tướng Việt Nam về tình trạng thảm hại của tự do thông tin tại quốc gia này, đề cập đến hoàn cảnh của 35 blogger Việt Nam đang bị giam cầm.
Phóng viên Không Biên giới nhắc lại là bản kiến nghị đòi tự do cho các nhà viết blog của Việt Nam do tổ chức này đề xướng đã nhận được 25 000 chữ ký ủng hộ.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi chính phủ Pháp không nên tránh né vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do thông tin khi tiếp lãnh đạo Việt Nam.
Trong bản xếp hạng của RSF về tự do báo chí năm 2012, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Theo Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và cư dân mạng.

Trung Quốc cũng có một “nghị định 72″ ?!


VRNs (23.09.2013) – Sài Gòn - Theo báo cáo từ hãng tin Asianews, các nhà chức trách ở một tỉnh phía đông nam Cam Túc đang bắt giữ một cậu bé 16 tuổi vì tội “gây kích động “, sau khi cậu bé này đăng tải một câu chuyện trên blog của mình.
Đây là trường hợp đầu tiên của một đạo luật gây nhiều tranh cãi vừa được ban hành tuần trước. Đạo luật cho phép bắt giam bất cứ ai có bài viết phỉ báng trên mạng được đăng lại (repost) trên 500 lần.
Theo Asianews nhận định, đây là một đạo luật bịt miệng nhằm ngăn chặn sự lan truyền trên mạng các cáo buộc liên quan đến tham nhũng và hành động phi pháp của các quan chức chính phủ.
Nhà chức trách quận Zhangjiachuan đã xác nhận việc bắt giữ nhưng không tiết lộ các chi tiết của vụ án.
Tờ Bắc Kinh Times dẫn lời một người đàn ông cho biết, cảnh sát đã bắt đi đứa con trai 16 tuổi của ông hôm thứ ba về tội “kiếm chuyện và gây kích động” trên mạng. Báo cáo chỉ xác định được họ của cậu bé là Yang.
Yang đã đăng tải câu chuyện về cái chết của một quản lý quán karaoke. Trong  khi các cảnh sát đã xác định rằng, người đàn ông đã chết vì chấn thương đầu sau khi nhảy từ một tòa nhà. Thì theo tường thuật của thân nhân gia đình người quản lý, Yang cho biết, ông đã bị đánh đập sau khi cãi nhau với một khách hàng và Yang cũng cáo buộc các cảnh sát không điều tra vụ việc đúng cách.
Yang sau đó bị bắt vì tội “phát tán tin đồn”
Vào ngày 9 tháng Chín, Toà án Nhân dân tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã ban hành một lệnh và nói rằng, một bài viết bôi nhọ trên mạng nếu được chuyển tiếp hơn 500 lần hoặc xem hơn 5.000 lần thì tác giả của nó có thể bị tù đến ba năm.
Điều này cũng cảnh báo rằng, các công tố viên có thể phán quyết một bài viết là “trường hợp nghiêm trọng”, nếu nó dẫn đến các cuộc biểu tình, xung đột sắc tộc hay tôn giáo, gây thiệt hại cho hình ảnh của Trung Quốc tại quốc gia và quốc tế. Tại thời điểm này, người dân Trung Quốc đang ngày càng chuyển sang thế giới blog để bày tỏ sự thất vọng của họ vì những quan chức tham nhũng, chiếm đoạt đất đai bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền.
Pv. VRN

Nguy cơ vỡ kế hoạch kinh tế 5 năm !...

Thứ ba, 24/9/2013 09:55 GMT+7
Sau 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011 - 2015, Chính phủ và chuyên gia đều nhận định rất khó để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nguyên nhân đến từ việc dự báo kém, không dám nhìn thẳng vào những sai lầm thực sự.
Tại Hội thảo Khoa học "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược" được tổ chức ngày 23/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: "Nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm có khả năng không thực hiện được. Ngay trong năm 2013, có tới 7 trên 15 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm. Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều".
pttphuc-JPG-4861-1379960833.jpg
Phó Thủ tướng nhận định nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm không thực hiện được. Ảnh: Anh Quân
Chấp bút cho báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, GS-TS Trần Thọ Đạt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhận xét, nửa chặng đường đã qua đi nhưng khả năng thực hiện được các mục tiêu theo đúng kế hoạch là "rất mong manh". Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011- 2015 được kỳ vọng 6,5-7%, lạm phát ở 5-7%. Tuy nhiên, tính toán hiện nay cho thấy GDP giai đoạn này chỉ ước tăng 5,8%, lạm phát lên tới 9,2%.
"Việc nhiều chỉ tiêu kinh tế 5 năm dự kiến không đạt kế hoạch dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực", Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ nhận định. Điều này cũng được thể hiện qua nghiên cứu của nhóm chuyên gia kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam bắt đầu giảm nhanh và liên tục từ cuối năm 2007, đến năm 2012 nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 2000. Trong khi đó, tốc độ tương ứng tại các nước ASEAN-5 đều khởi sắc hơn kể từ cuối 2009, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tương tự, về lạm phát, dù đã giảm trong năm 2012 nhưng thống kê tại Việt Nam vẫn là cao nhất so với các thành viên cũ của ASEAN.
"Trong khi tăng trưởng khu vực đang có xu hướng gia tăng, lạm phát thấp thì Việt Nam đối diện với tốc độ tăng trưởng suy giảm liên tục nhưng giá cả lại cao. Không những thế, biến động lạm phát ở Việt nam cũng cao hơn nhiều, điều này phản ánh sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam là lớn so với các nước trong khu vực và bất ổn vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát", nhóm chuyên gia phản ánh.
Trước khả năng "vỡ kế hoạch kinh tế 5 năm", tiến sĩ Trần Thọ Đạt khuyến nghị nên điều chỉnh một số chỉ tiêu như giảm mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm từ mức 6,5 - 7% về còn 5,4%; mục tiêu lạm phát năm 2015 tăng từ 5-7% lên 7%... Bên cạnh đó, ông cho rằng cần điều chỉnh lại thời gian thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
"Nên lùi thời gian này thêm 15-20 năm nữa đến năm 2035 - 2040". Ông dẫn chứng, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 khoảng 2.200 USD và đến năm 2020 khoảng 4.000 USD một năm, song ở các nước công nghiệp hiện đại thì thu nhập ít nhất phải 10.000 USD một năm, do đó, "cần phải đợi 10 - 20 năm nữa".
Tuy nhiên, đề xuất trên đã vấp phải sự phản bác của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và các chuyên gia kinh tế. "Tôi không chấp nhận đề nghị của giáo sư" bởi "điều chỉnh thì dễ những chẳng để làm gì" khi những yếu kém vẫn chưa được giải quyết, ông Khoan thẳng thắn. Tương tự, việc trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 cũng không phải vấn đề "cháy bỏng" mà trọng tâm là phải bằng cách nào thực hiện công nghiệp hóa, tránh tình trạng đi lệch đường, nguyên Phó Thủ tướng nhận định.
hoithao-JPG-6768-1379960834.jpg
Các chuyên gia chỉ ra yếu điểm của nền kinh tế. Ảnh: Anh Quân
Đồng tình với quan điểm của ông Vũ Khoan, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cũng nhận định: "GDP tính chẳng đúng, nhất là các tỉnh khi tỉnh nào cũng cao hơn mức trung bình của cả nước". Do đó, ông tán đồng với ý kiến không nên quá coi trọng con số mà cần phải xem xét lại chủ trương, đường lối để đạt được những mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế chỉ ra "yếu điểm" của kinh tế Việt Nam, dẫn tới không đạt kế hoạch 5 năm. Khi các ý kiến đều cho rằng nguyên nhân là ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những yếu kém nội tại thì theo ông Vũ Khoan, đây không phải những lý do chủ yếu.
"Tôi không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến thế giới như xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không sụt giảm. Vậy tại sao lại đổ cho nó. Ngoài ra, khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng đã tồn tại từ lâu rồi, nhưng trước đây không đến nỗi bộc lộ như hiện nay", ông phát biểu. Từ đó, ông khẳng định, chính những sai lầm chủ quan dẫn đến bất ổn vĩ mô mới là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế "lổm nhổm" như giai đoạn vừa qua.
Trong khi đó, GS-TS Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam bày tỏ việc lập kế hoạch đang gặp rất nhiều vấn đề, xuất phát từ nhận dạng tình hình trong nước và quốc tế còn yếu kém, không dám nhìn thẳng sự thực. Cùng với đó, có nhiều mục tiêu xác định không được nhưng vẫn cố làm, mắc bệnh thành tích. Ông dẫn chứng bằng chính sự "trớ trêu" của số liệu GDP các tỉnh thành với GDP cả nước.
"Ba năm gần nhất GDP bình quân của các tỉnh tăng khoảng 12%, trong khi của cả nước mới chỉ tăng dưới 6%. Quả là sự trớ trêu khi trước đó sự khác biệt mới chỉ ở mức gấp rưỡi, nay đã tăng lên gấp đôi", ông Thái phát biểu.
Trước tình hình trên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ "hiến kế" nên chăng cần có một chương trình trung hạn (từ nay đến hết năm 2015) để phục hồi kinh tế, khôi phục niềm tin cho thị trường với chủ đạo là thực hiện chính sách "lạm phát mục tiêu" với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm cho ba năm 2013 - 2015 và có thể dưới 5% cho các năm tiếp theo. Cùng với đó, đặt mục tiêu tăng trưởng hợp lý bằng khoảng 6% cho giai đoạn 2014 - 2015.
"Cần phải có sự ưu tiên nào đó cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải trong khuôn khổ kiểm soát lạm phát, và chính sách này giúp giải quyết hài hòa giữa hai mục tiêu trên", ông Huệ nói.
Bên cạnh đó, cần quyết liệt đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, khơi thông những nút thắt thể chế để hồi phục tăng trưởng, tạo nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng. Huy đọng những nguồn lực thực để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế, đề ra những hành động, kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai đề án trên, vị này cho biết.
Huyền Thư