Nghệ An: (Dân trí) - Trong lúc tuần tra khu vực biên giới, lực lượng CA huyện biên giới Quế Phong và ĐBP đã phát hiện một số diện tích cây thuốc phiện được trồng xen lẫn với cây cải. Sau khi phát hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành phá hủy. Cây thuốc phiện trồng xen lẫn rau cải xuất hiện ở vùng biên giới Quế Phong (Ảnh chụp đầu năm 2011, ảnh do bạn đọc cung cấp). Ngày 22/2/2012, Công an huyện Quế Phong phối hợp với ĐBP 519 trong lúc tuần tra tại khu vực biên giới Nhọt Huổi, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã phát hiện một vườn cải có diện tích 1.205m2 trồng rau xen lẫn với cây thuốc phiện. Sau khi phát hiện, CA huyện Quế Phong, ĐBP 519 và chính quyền xã Tri Lễ đã tiến hành phá hủy. Sáng 25/2/2012, trao đổi với ông Lô Xuân Thu - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, ông Thu cho biết: "Sau khi phát hiện chúng tôi đã tiến hành phá bỏ. Số cây thuốc phiện được phát hiện trồng xen lẫn trong rau cải có 6 đám trong diện tích hơn 1.205m2 vườn rau cải. Số cây thuốc phiện này đã lớn, cao từ 20-40 cm và chuẩn bị ra hoa. Hiện xã chúng tôi đang phối hợp với các chiến sĩ ĐBP 519, Công an huyện tiếp tục đi truy quét xem tình hình tái diễn trồng cây thuốc phiện trên địa bàn...". Việc trồng cây thuốc phiện xen lẫn với rau cải đã và đang là vấn đề khó khăn cho những nhà chức trách truy tìm hiện nay ở vùng biên giới Nghệ An (Ảnh hoa thuốc phiện năm 2011 do bạn đọc cung cấp). Cũng theo ông Thu, số diện tích cây thuốc phiện nói trên được phát hiện ở khu vực biên giới nhưng chưa tìm được người trồng. Ông thu cũng phỏng đoán, diện tích cây thuốc phiện được phát hiện được trồng vào khoảng tháng 10/2011 và đến khoảng cuối tháng 2 sang đầu tháng 3 năm 2012 nó bắt đầu nở hoa theo chù kỳ. "Rất may mắn, số diện tích cây thuốc phiện nói trên đã được cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời", ông Thu nói.
Nguyễn Duy |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
27 February 2012
Thuốc phiện trồng xen với... rau cải
Hà Tĩnh: Lại chuyện chính quyền đối với dân thế nào? ?
(Tamnhin.net) - Tại xã Vĩnh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), sau khi xã tìm mọi cách ép dân làm giống lúa mới đã dẫn đến nhiều bức xúc. Trong khi tranh cãi về nilon che phủ mạ, một Phó Chủ tịch UBND xã đã đánh dân tóe máu. Thực hiện việc gieo giống mới, rất nhiều đám ruộng của Vĩnh Lộc lúa chết gần hết, dân khốn đốn vì không có mạ để cấy. Không cho làm bảo vệ trường vì làm trái ý xã Ông Nguyễn Doãn Trường, xóm Chiến Thắng là bảo vệ trường mầm non và trạm xá xã từ năm 2005. Trong vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012, ông Trường làm 3 sào lúa IR 1820. Cho rằng ông Trường vi phạm quy định về thực hiện giống lúa mới, UBND xã Vĩnh Lộc đã ra quyết định đuổi ông khỏi vị trí bảo vệ trường mầm non và trạm xá xã. Ông Nguyễn Doãn Trường, xóm Chiến Thắng: "Tôi đang yêu cầu xã phải trả lời rõ vì sao đuổi việc bảo vệ trường của tôi, trả lại danh dự cho tôi trước nhân dân". Chỉ vào đống thóc trong nhà, ông Trường nói: "Tôi làm 1,5 mẫu ruộng, mấy năm trước đây đều gieo giống 1820 cho năng suất cao, thu hoạch không những thừa ăn mà còn phục vụ chăn nuôi, bán ra ngoài. Năm nay xã cấm làm 1820, khi họp dân đều bị phản đối, xã bèn ra thông báo trên loa để ép dân phải làm". Trong suốt một tuần, loa truyền thanh liên tục phát thông báo của xã nghiêm cấm dân làm giống lúa 1820, nếu ai vi phạm sẽ bị cắt chế độ hộ nghèo, không giải quyết chế độ trợ cấp, không miễn giảm khi thiên tai mất mùa, hạn chế giao dịch hoặc phê vào lí lịch gia đình không chấp hành các chủ trương của Đảng và các quy định tại địa phương… Ông Đặng Văn Thư, xóm Tứ Xuyên là cựu chiến binh, nông dân sản xuất giỏi. Vụ Đông Xuân, ông có gieo cấy 4 sào giống 1820, bị xã lập biên bản buộc phải phá hủy. Ông Thư không chấp hành, bị kỷ luật cảnh cáo về đảng. Hai con gái của ông lên xã xin chứng nhận hồ sơ bị từ chối. Ông còn được cán bộ trực đảng của xã thông báo là do ông chống đối nghị quyết nên việc làm hồ sơ tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho ông bị đình hoãn. Ông Phan Văn Thanh, xóm 1 đã gieo 10 thước ruộng giống 1820, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã dọa "nếu gia đình không thực hiện sẽ không chứng nhận giao dịch giấy tờ cho con cái, hoặc phê vào hồ sơ gia đình không chấp hành quy định của địa phương", buộc ông Thanh phải bừa hủy. Ông Thanh lấy thóc giống của xã về gieo, nhưng lúa chết hết. Ông Thanh phải hủy thêm 20 kg thóc giống 1820 để lấy 20 kg thóc giống TX 28 của xã (giá 40 nghìn đồng/kg, đã được trợ giá 20 nghìn đồng/kg) nhưng về gieo lúa không lên. Ông hỏi xóm trưởng thì được biết thóc giống không còn, gia đình phải tự lo. Ông Thanh đành phải mua giống Khang Dân đột biến về thay thế. Mặc dù xã ra sức cấm đoán, nhiều người dân vẫn tìm cách "lách luật" để gieo trồng giống 1820. Một số người dân cho biết, bà Phạm Thị Kim, chị gái ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND xã vẫn làm 1820, ông Nguyễn Duy Cảnh, anh em thúc bá với ông Bí thư đảng ủy xã cũng làm 1820. Ông Đặng Văn Thư, xóm Tứ Xuyên đứng bên thửa ruộng IR 1820 xanh tốt mà ông đã không phá hủy theo lệnh xã Hiện nay trên cánh đồng xã Vĩnh Lộc, những trà lúa xanh tươi tốt hầu hết là giống 1820, còn nhiều thửa giống mới bị chết gần hết, bà con đang chạy đôn chạy đáo tìm mạ để "trám" vào. Một số trà lúa gieo muộn lên lơ thơ, èo uột. Nhiều người dự đoán năm nay sẽ mất mùa, đói kém. Một người dân kiến nghị bằng văn bản cần "có biện pháp đối với những cán bộ không vì dân mà hại dân". Phó Chủ tịch xã đánh dân tóe máu vì hỏi ni long phủ mạ Chỉ vì hỏi xin cán bộ nilon phủ chống rét cho mạ mà anh Nguyễn Văn Tài, xóm Hạ Triều bị cán bộ xã đánh cho tơi bời, tóe máu. Theo anh Tài, vào chiều ngày 25 Tết (18/1/2011), do được phổ biến về việc xã hỗ trợ nilon phủ chống rét cho mạ, anh Tài đến nhà ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã (phụ trách kinh tế và phụ trách xóm Hạ Triều, cũng là dân trong xóm) để hỏi. Anh Nguyễn Văn Tài chỉ vào vết thương ở cằm do bị ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã gây ra. Ông Hùng nói: "Tôi không biết, việc đó anh lên xã mà hỏi". Anh Tài phản ứng: "Cán bộ mà nói với dân như thế là không được". Sẵn có hơi men, ông Hùng nổi xung tát liên tiếp vào mặt anh Tài, anh Tài ôm đầu lùi ra, ông Hùng đuổi theo xô anh Tài ngã, cằm va vào bậc thềm tóe máu. Bức xúc, anh Tài chạy xe máy lên trụ sở UBND xã để phản ánh. Ông Hùng đuổi theo, đến trụ sở gọi anh Tài vào phòng, túm áo, nắm tóc đập đầu anh Tài vào tường. Anh Tài chạy ra thì bị tiếp tục anh La Văn Lĩnh, công an viên tát vào mặt. Sau đó, ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND xã có bảo anh Tài đi trạm xá khâu vết thương nhưng anh Tài không đi. Bị đánh đau, anh Tài về nhà phải mua thuốc uống và ba ngày không ăn được cơm, phải ăn cháo. Mấy ngày sau, ông Hùng tiếp tục đến nhà anh Tài lớn tiếng thách thức. sau khi công an huyện về làm việc, đến ngày 22/2/2012, ông Hùng mới chịu nhận sai và xin lỗi anh Tài. Anh Tài không chấp nhận, yêu cầu ông Hùng phải kiểm điểm trước chi bộ. Biên bản của xã lập về việc ông Đặng Văn Thư gieo cấy giống 1820 trên 4 sào ruộng. Như vậy, từ việc xã ép uổng dân làm giống mới mà dân bị cán bộ xã đánh đập tơi bời. Còn tại xã Yên Lộc thì trưởng công an xã bị dân đánh nhập viện vì tổ chức phá lúa 1820 của dân. Trong tiếp xức thực tế về quá trình triển khai thực hiện giống lúa mới ở huyện Can Lộc PV đã phát hiện nhiều chuyện bi hài, "cười ra nước mắt" khác mà địa phương này đã áp đặt đối với người dân. Tamnhin.net sẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này trong các số báo tới. Quang Đại - Lê Thông http://tamnhin.net/Tieu-diem/19272/Ha-Tinh-Lai-chuyen-chinh-quyen-doi-voi--dan-the-nao-.html | 27.2.12 |
Ai xây "chủ nghĩa tư bản man rợ" ở VN?
BBC - Lý luận gia Marxist và nhà nghiên cứu chính trị về đảng Cộng sản Việt Nam từ trong nước, ông Lữ Phương cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không hề "liên quan" gì tới Chủ nghĩa Marx, mà chỉ đang "lợi dụng" chủ thuyết này trong việc xây dựng một thứ "chủ nghĩa tư bản man rợ, rừng rú." Trao đổi với bbcvietnamese.com hôm thứ Bảy, 26/02/2012, trong chuyên đề về trí thức, Đảng Cộng sản và phản biện xã hội, nhà nghiên cứu độc lập này khẳng định chủ nghĩa Marx "đích thực" không có quan hệ gì đến thực tiễn Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử nhiều chục năm qua và hiện nay. Ông nói: "Tôi thấy, Chủ nghĩa Marx chẳng dính dấp gì đến thực tại Việt Nam cả. Thứ nhất, những người nhân danh chủ nghĩa Marx để họ quản lý, lãnh đạo xã hội, họ cho rằng 'tiến lên chủ nghĩa xã hội', nói một cách văn vẻ, thì họ ngộ nhận, họ hiểu lầm, họ không hiểu gì cả. "Còn nói trắng ra, họ lợi dụng, họ bóp méo hoàn toàn chủ nghĩa Marx, không dính dấp gì ở đây, nó là một chủ nghĩa Lênin, Stalin hóa, và nó là của Mao Trạch Đông. Cho nên những người nhân danh cái này để gọi là lãnh đạo Việt Nam, thì hoàn toàn không có cơ sở thực tế. "Còn những người nào mà qua thực tế lãnh đạo nhân danh chủ nghĩa Marx này mà phủ định Marx, phê phán một cách vội vàng cũng không đúng luôn. Ý của tôi, chủ nghĩa Marx không dính dấp gì đến xã hội Việt Nam, cho nên họ không thể nhân danh chuyện này để đưa đất nước đến tương lai cả." Nhà nghiên cứu nhấn mạnh những ai "mượn" chủ nghĩa Marx "chân chính" như lâu nay vẫn làm ở Việt Nam để giành quyền lãnh đạo đất nước chỉ là "ngộ nhận hoặc lừa dối, huyễn hoặc" mà thôi. 'Độc tài hay dân chủ' * Nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx Lữ Phương chuyên tâm nghiên cứu độc lập và so sánh chủ nghĩa Marx đích thực với thực tiễn Việt Nam trong hàng chục năm qua. Theo Lữ Phương vấn đề ở Việt Nam hiện nay là không phải là theo chủ nghĩa Marx đích thực hay không đích thức mà là "vấn đề độc tài hay không độc tài", vấn đề "phát triển hay không phát triển", vấn đề "độc tài hay dân chủ." Nhà nghiên cứu cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng các phạm trù, khái niệm, lăng kính của chính chủ nghĩa "Marx đích thực" để phóng chiếu và soi vào thực tế của xã hội VN, nhận diện "mặt thật" của tầng lớp thống trị, nhân dân bị trị hiện nay, qua đó nhận diện rõ được bản chất của "Đảng Cộng sản" cầm quyền mà vốn lâu nay theo ông vẫn "mượn" chủ nghĩa Marx để biện minh cho quyền lực độc tôn, thống đoạt từ tay nhân dân. "Dùng chính khái niệm của Marx, tức là một phóng chiếu lộn ngược, thì tức là anh nhân danh những điều thế này, thế khác, nhưng trong thực tế, nó làm ngược hoàn toàn... Thí dụ như Marx nói xã hội công dân sẽ dần dần, từ từ nuốt chửng cái nhà nước thì bây giờ đây, nhà nước này lại trở thành một thứ nhà nước tuyệt đối, nhà nước vĩnh viễn. "Thí dụ như giai cấp công nhân lãnh đạo thì bây giờ là giai cấp bị bần cùng hóa và người ta đang phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản man rợ hiện giờ. Nông dân cũng vậy, bây giờ là cướp đất, cướp nhà của người ta. Tức là một cái phóng chiếu lộn ngược lại hoàn toàn." "Vấn đề dân chủ không phải là cuộc chiến tranh. Tôi có kinh nghiệm trải qua chiến tranh. Chiến tranh nói thế nào đi nữa, thì nó cũng có thời gian chấm dứt. Nhưng cuộc dân chủ có hàng loạt những vấn đề" - Ông Lữ Phương Ở phần cuối của cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC, ông Lữ Phương khẳng định vấn đề của Việt Nam hiện nay là "chống chủ nghĩa tư bản man rợ" để xây dựng một "chủ nghĩa tư bản văn minh." Trên con đường này, ông khuyến nghị tầng lớp trí thức Việt Nam, ở trong hay ngoài nước, dù trong đảng cộng sản, hay không, cần phải "đoàn kết" với nhau, tránh "chia rẽ, bất hòa," tỉnh táo chung tay xây dựng đất nước vì tương lai và công cuộc "dân chủ" của dân tộc. Lữ Phương cảnh báo: "Vấn đề dân chủ không phải là cuộc chiến tranh. Tôi có kinh nghiệm trải qua chiến tranh. Chiến tranh nói thế nào đi nữa, thì nó cũng có thời gian chấm dứt. Nhưng cuộc dân chủ có hàng loạt những vấn đề. "Ví dụ cái đảng này là một yếu tố thôi, nhưng còn dân trí, còn các tầng lớp trí thức, các tầng lớp khác, hàng loạt vấn đề khác nhau. Chứ không phải có những nơi làm một cuộc đảo chánh xong rồi, chẳng hạn chúng ta tổ chức được đa đảng, bầu cử đâu vào đó rồi, nhưng xã hội vẫn dẫm chân tại chỗ với tất cả những tệ nạn, những khuyết tật, bệnh trầm kha của một xã hội chậm tiến." Để giải quyết vấn đề, lý luận gia cho rằng "mấu chốt" của Việt Nam hiện nay và tương lai vẫn phải là một "xã hội dân sự", một "xã hội công dân" trong quan hệ đối diện nhà nước, với các công dân có trách nhiệm, có ý thức, có năng lực, không bị "huyễn hoặc," là những người sẽ giúp tìm lời giải đáp đưa đất nước, dân tộc thực sự đạt được dân chủ, tiến bộ đích thực. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/02/120226_vn_marxist_lu_phuong.shtml | 27.2.12 |
Phóng sự của đài CNN: Thân phận của trẻ em nhặt rác Việt Nam
Natalie Allen(CNN) / Văn Hòa, Admin V (Nhật Ký Yêu Nước) - Thân phận của các trẻ em nhặt rác Việt Nam qua góc nhìn của phóng viên Natalie Allen của đài truyền hình CNN
Gần đây trong bài viết có tiêu đề "Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam", phóng viên Natalie Allen của hãng thông tấn CNN đã làm người xúc động khi thuật lại cảnh nghèo khó, những mối đe dọa và cả niềm hi vọng của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Bài viết được lượt dịch ở đây.
Diệu, cô bé 12 tuổi quàng trên đầu một chiếc khăn màu xanh có trang trí hình hoa vàng ngồi chồm hỗm với mẹ trên một đống rác. Cả hai mẹ con cùng nói và cười trong khi đôi tay thoăn thoắt phân loại túi nylon, vỏ đồ hộp và các phế phẩm khác. Một túi đựng đầy rác được chọn lọc chỉ đem lại cho họ một ít tiền lẻ. Nhưng đó là cách mưu sinh duy nhất của họ - những con người đang sống trên một bãi rác ở Rạch Giá, thuộc đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Diệu là một đứa em gái trong số chín anh chị em trong gia đình. Một trong những người anh của Diệu đang ngồi trên một bia mộ gần đó với con chó của mình. Bãi rác nằm trên một nghĩa trang bị bỏ rơi, và những ngôi mộ nhô lên khỏi mặt đất là nơi duy nhất để ngồi vì không bị rác bao phủ. Gia định của Diệu là một trong khoảng 200 gia đình sống tại các bãi rác ở Rạch Giá. Họ là những người gốc Campuchia đã chạy trốn khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo vào thập niên 1970. Qua 3 thế hệ, bãi rác trở thành nơi dung thân duy nhất của họ. Cuộc sống của họ thiếu thốn một cách khó có thể hình dung. Thức ăn và quần áo mặc thường là những gì họ tìm thấy khi bới rác. Thậm chí những đứa trẻ không biết rằng một đôi dép nhựa cần phải có hai chiếc giống nhau. Tuy vậy, trong cuộc sống của họ có những điều còn tồi tệ hơn cả rác rưởi và sự nghèo đói. Chính cái nghèo tuyệt vọng đã biến họ trở thành con mồi lý tưởng của những kẻ buôn người. Đã có lúc những đứa trẻ bị mua bán như hàng hóa với giá có khi chỉ 100 USD. Các bậc cha mẹ bán con vì bị lừa rằng người mua có ý định tốt, con cái của họ sẽ có một công ăn việc làm tử tế và một tương lai đầy hứa hẹn. Họ tha thiết mong muốn những đứa con mình được đổi đời. Họ không biết rằng, trên thực tế, nhiều đứa trẻ đã bị bóc lột sức lao động thậm tệ hoặc biến thành các nô lệ tình dục trong các nhà chứa. "Kẻ buôn trông cũng giống như mẹ của các em, không giống như một người xấu!" Caroline Nguyễn Ticarro-Parker, người sáng lập Quỹ Xúc Tác để giúp đỡ Diệu và trẻ em trong các cộng đồng nghèo nhất của Việt Nam. Các em trẻ đôi khi cũng bị bắt cóc, khi các em đi bộ vào thị trấn để bán vé số. "Khi chúng tôi mới bắt đầu, chúng tôi biết một căn nhà ở đầu lối vào của bãi rác, và chúng tôi biết là các cô gái được đám buôn người đem vào đó và bị cưỡng hiếp," Ticarro-Parker nói. "Nếu các em la hét, thì sẽ được thả. Nếu các em không la hét, thì sẽ bị đưa đi. Có lúc có em trẻ tới những 4 tuổi." Những bài học cho sự sống còn Sau khi rời bãi rác gần nhà em Diệu, tôi đến một bãi rác khác ngay sau khi một chiếc xe tải vệ sinh đã để lại một đống tươi. Mọi người vội chạy lại với cây chọn và túi xách và bắt đầu phân loại. Họ làm việc ngày và đêm cùng với con cái của họ. Một giờ sáng, khi chiếc xe tải rác cuối cùng trong ngày đến, họ mang đèn vào đầu để tiếp tục làm việc trong bóng tối. Tôi đi theo một người mẹ có con đến căn lều của bà. Cũng rất khó có thể gọi đó là túp lều vì đó không có gì nhiều hơn là những tấm nhựa được nối lại với nhau để làm nơi trú ngụ. Những chén đựng đồ ăn thì đầy ruồi. Quần áo thì được phơi khô trên dây thép gai. Một người cha khác muốn bán con của mình cho tôi khi thấy tôi đến nơi. Ông đang ôm một em bé vài tháng tuổi, đang đội một chiếc mũ đầy màu sắc. Người cha liên tục đập ruồi đang đậu vào mặt của đứa trẻ. Ông bị nhầm, nghĩ rằng tôi đến đây là để mua con của mình. Gia đình của Ticarro-Parker trốn chạy khỏi Việt Nam khi cô chỉ là một đứa trẻ. Cô trở về như một người trưởng thành để giúp đỡ đất mẹ - đưa quần áo cho người nghèo. Qua dịp đó, cô tình cờ biết được các gia đình nghèo của các bãi rác Rạch Gia, cô lập tức biết rằng còn rất nhiều việc phải làm hơn nữa. Cô trở về nhà ở tiểu bang Minnesota (Mỹ), bắt đầu quyên góp tiền và cuối cùng đã mở một trường học cho những trẻ em ở bãi rác. Dưới sự tài trợ của tổ chức mang tên Quỹ xúc tác (Catalyst Foundation) - một tổ chức được lập ra để giúp trẻ em trong các cộng đồng nghèo nhất của Việt Nam, một trường học dành cho trẻ em trên bãi rác Rạch Giá đã được mở. Bài học thứ nhất: Cho các em điện thoại di động để kêu gọi giúp đỡ khi cần. "Nghe có vẻ lạ, nhưng chúng tôi đã cho các cô gái xinh đẹp nhất điện thoại di động đầu tiên," Ticarro-Parker cho biết. "Các em có nguy cơ bị bắc cóc/bị bán cao nhất." Bài học thứ 2: Dạy cho các em biết đọc để khi nào các em bị bắt cóc/bị bán, các em có thể đọc tên thành phố và gọi đến trường để cho biết các em đang ở đâu. Năm 2008, bốn cô gái bị bán đi, nhưng bọn buôn người bị bắt vì các cô gái có một điện thoại di động và biết đọc đường để cung cấp vị trí của họ. Bài học thứ ba: Dạy cho các em biết là phải chạy nếu người lạ tìm cách tiếp cận. Đó là chính xác những gì mà em Hạnh 13 tuổi đã làm khi người đàn ông, có lẽ bọn buôn người, đuổi theo cô và em trai của cô khi họ đang đi bộ về nhà vào ngày đi học cuối khóa năm 2010. Cô đã làm những gì cô đã được dạy và chạy đi. Không may, Hạnh rơi vào một kênh đào và chết đuối. Ticarro-Parker tìm cách dấu nước mắt trong khi kể lại bi kịch: "Em ấy chết vì làm cái chúng tôi đã dạy." Trước khi chết, Hạnh đã được phỏng vấn cho cuốn sách nhỏ đầu tiên của trường. Bên cạnh hình của Hạnh là một câu nói của em ấy: "Trường của em là nguồn hy vọng." "Ngôi trường là hy vọng duy nhất cho các em, Ticarro-Parker nói. Nó cũng giúp đỡ toàn bộ cộng đồng. "Khi chúng tôi bắt đầu, 99% là mù chữ," cô nói "Tất cả các bậc cha mẹ (tại bãi rác) đều mù chữ, còn các em chưa bao giờ được cắp sách đến trường." "Hiện nay, nạn mù chữ ở bãi rác đã xuống còn 40%." "Các em đang hiểu rằng các em có thể sẽ là thế hệ không phải sinh sống trong những bãi rác," Ticarro-Parker cho biết. Nhà trường cũng truyền đạt cho các bậc cha mẹ hiểu về sự thật của hiểm họa buôn người: những gì thực sự sẽ xảy ra với con cái của họ nếu họ bán chúng. Trong năm 2006, trước khi trường mở ra, hơn 37 đứa trẻ đã bị cha mẹ bán cho bọn buôn người. Trong năm 2011, chỉ còn bốn trường hợp như vậy. Một chất xúc tác cho sự thay đổi Giờ đây, sau các buổi nhặt rác, Diệu lại đến trường. Trong sân chơi, em hòa đồng cùng những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ, hào hứng trên chiếc bập bênh hay hò hét nô đùa trên bãi cát. Lắng nghe cá em nói và nhìn các em cười rất khó để tin rằng các em là những đứa trẻ sống trên một bãi chứa rác thải. "Trong hơn năm rưỡi qua, các em xem ra vui vẻ hẳng lên" Ticarro-Parker cho biết: "Các em giờ muốn trở thành ca sĩ và giáo viên và bác sĩ và kiến trúc sư. Đột nhiên các em có ý tưởng cho một sự nghiệp trong tâm trí ...." "Có thể chúng tôi sẽ không để loại trừ được nạn buôn bán trẻ em. Có thể chúng tôi sẽ không thay đổi cách nhìn của các em gái bé tự kĩ cảm thấy bản thân không xứng đáng. Nhưng chúng tôi sẽ thay đổi các em gái này. Chúng tôi sẽ thay đổi 200 em gái ở đây, mỗi lần một em. " Natalie Allen(CNN) |
Subscribe to:
Posts (Atom)