THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 January 2012

Các công ty làm ăn thua lỗ nên lãnh đạo huyện họp bàn vận động giáo viên đóng tiền bắn pháo hoa

Vận động giáo viên đóng tiền bắn pháo hoa

Chưa nghe thông tin về thưởng Tết nhưng các giáo viên ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã bị "sốc" vì lãnh đạo ngành giáo dục vận động phải đóng góp một ngày lương để... bắn pháo hoa.

Suốt tuần qua giáo viên ở huyện vùng sâu Châu Thành A bàn tán xôn xao chuyện lãnh đạo ngành giáo dục có chủ trương vận động một ngày lương để bắn pháo hoa, tạo không khí vui tươi đón Tết Nhâm Thìn. "Tiền thưởng Tết chưa biết có hay không mà lại vận động một ngày lương để "đốt" là điều khó chấp nhận được", một giáo viên ở thị trấn Một Ngàn bức xúc.

Ngày 5/1, ông Nguyễn Phước Bình, Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Châu Thành A, cho biết tỉnh Hậu Giang chủ trương xã hội hóa việc bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nhâm Thìn, không sử dụng tiền từ ngân sách. Vì vậy, Huyện ủy, UBND huyện đã họp cán bộ chủ chốt các ban ngành đưa ra chủ trương vận động cán bộ, công chức, giáo viên toàn huyện đóng góp một ngày lương để bắn pháo hoa.

"Mọi năm huyện vận động doanh nghiệp để lấy tiền bắn pháo hoa nhưng năm nay các công ty làm ăn thua lỗ nên lãnh đạo huyện họp bàn, đưa ra chủ trương vận động toàn cán bộ công chức chứ không riêng gì giáo viên", ông Bình nói.

Ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết đã nghe chủ trương huyện Châu Thành A vận động cán bộ, giáo viên để bắn pháo hoa. "Chủ trương này không thể chấp nhận được vì đang thắt chặt tiền tệ nên không vận động được trong doanh nghiệp thì thôi. Tôi sẽ mời lãnh đạo huyện Châu Thành A lên yêu cầu chấn chỉnh ngay, huyện nào làm giống như Châu Thành A thì lãnh đạo sẽ bị kỷ luật", ông Chánh khẳng định.

Thiên Phướ

14/1/2012: 9 ngư dân thoát chết sau khi bị tàu lạ đâm chìm

Sang 14/1, một tàu cá của ngư dân xã Minh Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hoá) đang khai thác trên vùng biển Nam Định thì bất ngờ bị một chiếc tàu lạ đâm chìm. Rất may 9 ngư dân đã được cứu sống.

Ông Vũ Quy Đăng, Chủ tịch UBND xã Minh Lộc, cho biết theo các ngư dân điện về báo cáo chính quyền địa phương, khoảng 7h sáng 14/1, tàu cá TH 90327-TS, công suất 110CV của gia đình ông Bùi Văn Huỳnh cùng 9 ngư dân đang đánh bắt trên vùng biển Nam Định thì bất ngờ bị chiếc tàu lạ đâm chính diện vào mũi.

Cú đâm khiến tàu cá của ông Huỳnh bị hư hỏng nặng. Chỉ sau 3 phút, tàu bị chìm xuống biển, còn chiếc tàu lạ (ngư dân chỉ nhớ 4 chữ và số là BS 06, có trọng tải hàng vạn tấn chở container) đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường.

Các ngư dân trên tàu đã kịp phát tín hiệu cấp cứu trước khi bị chìm và 9 người bám phao cứu sinh lênh đênh trên biển gần hai giờ thì được tàu của ông Trương Văn Kha ở xã Ngư Lộc kịp đến vớt. Sau khi được sơ cứu, mặc ấm, tàu của anh Kha đưa 9 ngư dân vào bến ở xã Giao Long (Giao Thủy, Nam Định).

Tàu cá của ông Huỳnh là loại lớn, chuyên câu mực, giá khoảng một tỷ đồng. Chủ phương tiện đã mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên, trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh. Hiện chính quyền địa phương đã báo cáo sự việc với các cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân của vụ chìm tàu và tổ chức đưa chín ngư dân về quê đoàn tụ cùng gia đình.

Lê Hoàng

Phải bồi thường nhà cho ông Đoàn Văn Vươn


Thế Dũng (NLĐ) - TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn

* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn? 

Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác đã quy định rất rõ về trường hợp đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tôi chỉ nói thêm Luật Thủy sản năm 2003 đã quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả đất và mặt nước được giao thời hạn 20 năm như đối với đất trồng cây ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối xử thiếu công bằng, như đất nuôi trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu vài năm rồi thu hồi…

Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.

Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: THẾ DŨNG

* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?


- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này.

Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.

Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.

* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?

- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.

* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?

- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế. 

Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.
Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việc

Chiều 14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. "Là một đại biểu Quốc hội, người đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính".

Chiều cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: "Tôi không theo dõi vụ việc này...".
Thế Dũng thực hiện

Táo !!


Sau ăn cướp: Ba giai đoạn "đổi màu" Tài sản và con người của Đảng CSVN


Trần Dân Tiên - Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của La Thành trong bài phỏng vấn của Phạm Thị Hoài đăng trên Dân Luận hôm nay về sự nguy hại của văn hoá cộng sản sẽ để lại trong xã hội VN nhiều năm sau khi cộng sản bị phế truất khổi quyền lực.

Tuy nhiên, tôi không lạc quan như bạn La Thành về khả năng sau:

"Như vậy, hoà bình hay bạo lực là sự lựa chọn văn hoá của tập đoàn cầm quyền, chỉ phụ thuộc vào tập đoàn cầm quyền. Hy vọng rằng sau mươi năm nữa, văn hoá chính trị của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khi ấy sẽ cao hơn đáng kể so với thế hệ hiện nay, để họ có thể chấp nhận buông tay khỏi quyền lực trong hoà bình trước đòi hỏi dân chủ của nhân dân." (pro&contra)

Nhưng sự nguy hại đó của cộng sản để lại sẽ không chỉ trên lĩnh vực văn hoá, mà trước hết và nguy hiểm nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Ăn cướp: Quá trình "sang tên" tài sản quốc gia và của dân vào tay tư nhân cộng sản

Cái tôi nhìn thấy rõ ràng là quá trình bè lũ cộng sản cầm quyền VN cướp trắng tài sản quốc gia và tài sản trong sở hữu chính đáng của các công dân cô đơn bất lực trước luật pháp ăn cướp đã và đang diễn ra ở:

- Mọi cấp, mọi nơi (từ bè lũ 14 tên chóp bu xuống đến bọn đảng phái địa phương tại hơn 60 tỉnh, 500 huyện thị, hơn 6500 phường xã và biết bao ban ngành cơ quan), và 

- Với mọi hình thức (từ tham nhũng ngân sách đến ăn cướp trong "cổ phần hoá" doanh nghiệp NN, đến dàn dựng các "KCN", "KKT" và các dự án ma và ma-cô để vừa cắp tiền vừa cướp đất, đến "giải toả mặt bằng" để cướp đất thuộc sở hữu xương máu của nhân dân lao động...), và 

- Trong mọi phạm vi (từ các bè lũ tập đoàn lợi ích lớn nhỏ đến từng cá nhân quan-cướp cộng sản từ trên xuống dưới với cả một hệ thống "môi giới" cho thị trường mua bán mọi chức vị để cướp tiền trong hệ thống đảng và chính quyền, cơ quan, đoàn thể... trong hệ thống cộng sản này, và 

- Bằng mọi biện pháp: từ tuyên truyền, mị dân, lừa bịp (ngày càng kém hiệu quả), đến khủng bố tinh thần, cướp giật, bắt bớ, đánh đập, giam cầm (ngày càng phổ biến, công khai, tàn ác hơn), đến ngấm ngầm hãm hại, theo dõi, dùng xã hội đen (rất phổ biến), đến thủ tiêu (nếu có thể)...

Quá trình ăn cướp tập thể tài sản quốc gia do chính mình đang "thay mặt nhân dân quản lý" của bè lũ hàng triệu đảng viên cộng sản và tay sai đã được công khai thực hiện có tổ chức và phân chia nhau tương đối đếu khắp cả nước từ sau năm 2000 (Sau ĐH IX của đảng CSVN), nay đã vô cùng "quyết liệt" đi vào giai đoạn cuối 5 năm lần thư ba 2011-2015, mà tiếng súng hoa cải phản kháng Đoàn Văn Vươn là báo hiệu sự mở màn cho giai đoạn "quyết liệt" ăn cướp của đảng CSVN đó.

Chiến dịch "đổi màu"

Sau đó là gì? Rất tiếc là sẽ không phải sự trao quyền cho phong trào dân chủ nhân dân từ tay lãnh đạo cộng sản (như cộng sản Đông Âu) mà bạn La Thành hy vọng đâu. Văn hoá đảng cộng sản VN đã thể hiện hơn 80 năm qua làm gì có một tín hiệu nào để cho chúng ta hy vọng điều đó!

Cộng sản VN đã (1950, 1954, 1956, 1958, 1974, 1980...), đang (2000-2012), và sẽ tiếp tục sẵn sàng phản bội dân tộc và bán nước cho CS TQ để giữ được hay kéo dài sự cai trị của bè lũ cộng sản bằng mọi giá trên đất nước và dân tộc Việt Nam.

Nhưng, chính cộng sản VN cũng biết rằng CS TQ cũng sẽ sớm bị Nhân dân Trung hoa vĩ đại đứng lên lật đổ và chôn vùi, nên CSVN cũng đã chuẩn bị phương án sẵn sàng cho tình huống sắp tới trên: không còn CSTQ để bám nữa?

Tiếng súng phản kháng Đoàn Văn Vươn là báo hiệu sự mở màn cho giai đoạn "quyết liệt" ăn cướp của đảng CSV
Sẽ không còn lá cờ đỏ 5 sao đã đẫm máu hàng trăm triệu dân TQ để CSVN tiếp tục quì gối xin đính thêm một sao của mình (cũng đã rất đẫm máu nhân dân VN) vào nữa, thì CSVN sẽ xin "đính sao" vào Cờ Hoa của Mỹ? "Không, không được!". Vì CSVN cũng biết đó là lá cờ của Tự do Dân chủ, và ngay lập tức nhân dân VN được tự do và có dân chủ sẽ hạ bệ cộng sản (một cách dân chủ, giả thiết vậy).

Giải pháp của cộng sản VN là: Đổi màu đảng CSVN! Từ màu đỏ máu nhân dân sẽ thành màu vàng của "tư bản dân tộc" mới! Tư bản cộng sản đỏ VN có trong tay toàn bộ vàng thật của quốc gia "đã được tư hữu hoá hợp pháp" từ khoảng 2000 đến 2015 sẽ "chuyển thành" giới "tư bản dân tộc" mới từ khoảng 2015 đến 2020 hay 2030 (quá trình này càng lâu càng tốt cho cộng sản).

Quá trình đổi màu này thực sự đã bắt đầu diễn ra ngay trong lòng quá trình ăn cướp của đảng CSVN. Quá trình đổi mà này cũng đã và đang diễn ra ở Liên bang Nga, và TQ hiện nay. 

Riêng ở VN thì quá trình đổi màu cộng sản "đỏ" sang "vàng" đang và sẽ diến ra trong ba xu hướng chính với 3 giai đoạn mà tôi xin phép kể tên và mô tả sơ bộ như sau:

- Giai đoạn 1: xoá ngay dấu vết ăn cướp bằng "pháp lý"

Trong và ngay sau khi ăn cướp tài sản quốc gia vào tay cá nhân các đảng viên CS (tức là đã và đang diễn ra từ 2000) là thừa kế và bàn giao tài sản cướp được và quyền lực mua/giành được để ăn cướp cho con cháu, họ hàng, bè đảng thân hữu nhất của những cá nhân chóp bu trong đảng vốn đã, đang và sẽ ăn cướp được nhiều nhất như TT Nguyễn Tấn Dũng, bè lũ 14 tên, các cự lãnh tụ CSVN đang còn thế lực chi phối ngầm, các Ủy viên Trung Ương đảng, các vua con ở 64 tỉnh thành và các bộ ngành...

Vài đặc trưng của giai đoạn 1 này mà chúng ta đang thấy là: chia nhau và mua bán quyền ăn cướp công khai với "giá cả" tuỳ theo vị trí ăn cướp, ăn cướp quyết liệt và công khai, đàn áp dân bị hại và các tiếng nói phản kháng rất "cương quyết" bằng bạo lực chính quyền, công an và quân đội, tiếp tục lừa bịp với đa số "dân lành" còn tin và theo CS đồng thời chia cho họ chút ít lợi lộc còm để họ trung thành, tiếp tục lừa bịp dư luận quốc tế và ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài băng mọi cách đê tiện nhất, cạnh tranh khốc liệt giữa các "nhóm lợi ích" - ăn cướp với nhau (có thể đưa nhau ra toà xử), và sẵn sàng thoả hiệp nhau khi có nguy cơ chung ảnh hưởng "nồi cơm quốc gia" mà cả đảng đang cùng nhau ăn cướp của dân tộc...
Tư bản đỏ ?
Mục tiêu ăn cướp chính là quyền sở hữu hợp pháp và vĩnh viễn bất động sản (đất đai, nhà cửa, tài sản quốc gia...), tài nguyên quốc gia (quyền sở hữu khai thác các vùng đất, vùng biển, các mỏ tài nguyên khoáng sản của đât nước...), và quyền sở hữu chi phối các pháp nhân kinh tế có giá trị lớn của đất nước hiện nay, và ngân sách nhà nước (từ việc bán tài sản quốc gia cho nước ngoài và đi vay, từ thuế dân...);

Để làm được việc ăn cướp toàn diện, lớn lao và "quyết liệt" như vậy CSVN đang phải xây dựng cả một hệ thống ăn cướp bài bản chính qui từ trên xuóng dưới và và khắp mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S để ăn chia với nhau "sòng phẳng", giao cho những kẻ cướp tài năng như Đinh La Thăng điều hành và những thủ lãnh xuất sắc như Nguyễn Tấn Dũng và lũ 14 tên lãnh đạo...

Nhờ thừa kế và bàn giao lập tức, "hợp pháp", toàn bộ tài sản mà các cá nhân CSVN ăn cướp được của quốc gia VN đã được sở hữu bởi những người "không phải cộng sản" và "không có quyền lực gì", cũng "không hề ăn cướp hay hãm hại ai" là con cháu họ hàng phe phái... của những kẻ cướp ngày.

- Giai đoạn 2: Tẩu tán tài sản ăn cướp được - rửa tiền bẩn "đỏ" qui mô siêu lớn 

Ngay sau khi "nhận thừa kế, bàn giao" tài sản ăn cướp được từ tài sản quốc gia, các nhòm lợi ích đỏ và từng cán bộ đảng viên CS đã và đang nhanh chóng tẩu tán tài sản ăn cướp được đó trong thị trường kinh tế định hưỡng XHCN mà họ đang lãnh đạo để xoá mọi dấu vết ăn cướp, đổi chúng thành tiền (bán cho các đại gia hay tư bản nước ngoài) không để dấu vết xuất xứ (thành "tiền sạch") để mua tài sản khác hay chuyển ra nước ngoài... để làm vốn kinh doanh tiếp của "tư bản đỏ" lúc này đã khó nhìn ra có dấu vết "đỏ" nữa rồi, chỉ là các doanh nhân thân hữu CS nhưng đầy tài năng hay một số Việt kiều "đặc biệt" yêu nước (không phải đa số Việt kiều của nhân dân).

Giai đoạn và xu hướng 2 này (được ước đoán) sẽ làm "hoà tan" 80% tài sản CSVN ăn cướp trở lại thị trường nội địa và 20% chuyển ra nước ngoài từ tổng số khoảng 10-15 tỷ USD hàng năm CSVN ăn cướp được (bởi mọi tên CS, mọi cách, mọi nơi) từ đất nước mình (ước khoảng trên 15% hay 20% GDP). Khó mà xác định trong số 7-9 tỷ USD kiều hối hàng năm hiện nay có bao nhiêu là tiền ăn cướp được rửa và quay trở lại thao túng thị trường trong nước, nhất là thị trường BĐS...?

Tóm lại, "nhiệm vụ" của giai đoạn 2 là xoá mọi dấu vết tiền CSVN ăn cướp và nhân bội chúng lên trên chính thị trường VN với tư cách "đồng tiền vàng" của "tư bản dân tộc mới"... trong nền kinh tế định hướng XHCN sáng suốt của đảng CSVN tạo ra cho "nhân dân"...

Giai đoạn và xu hướng 2 này cũng đã và đang diễn ra, nhưng không công khai và "quyết liệt" như việc ăn cướp...

- Giai đoạn 3: Đổi màu: Bàn giao màu đỏ!

Nếu giai đoạn 1 là ăn cướp và bàn giao tài sản ăn cướp cho những kẻ không điều hành bộ máy ăn cướp, và giai đoạn 2 là rửa tiền ăn cướp (xoá dấu vết của tiền đỏ) và kính doanh "tiền sạch" ăn cướp được để lại thao túng trên chính thị trường và với các "đối tác" đã bị cướp bóc, thì giai đoạn 3 là bàn giao công cụ ăn cướp (bộ máy đảng và chính quyền) cho lớp CS đàn em kẻ cướp (cho chúng ăn hôi) để xoá dấu vết những kẻ cướp đầu sỏ, tức là đổi màu những kẻ cướp đỏ đầu sỏ thành vàng.

Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu khi về cơ bản giai đoạn 1 (ăn cướp) kết thúc. Điều kiện của giai đoạn 3 là: đại đa số kẻ cướp CS đầu sỏ đã no nê, tài sản quốc gia đã cạn kiệt, có dấu hiệu đảng CSVN không thể kiểm soát được thị trường kinh tế và xã hội nữa (nơi đang diễn ra quá trình xoá dấu vết tiền cướp được của giai đoạn 2) và nhân dân bị cướp sạch sẽ rồi đã bắt đầu đứng lên có tổ chức và có sự hậu thuẫn của thế giới dân chủ...

Lúc này (có lẽ 2016) đảng CSVN sẽ "bàn giao quyền lực", bộ máy đảng và nhà nước cho "thế hệ lãnh đạo cấp tiến" trong chính đảng CSVN của họ để "giàn hoà", "đối thoại" với nhân dân... 

Đám đàn em cộng sản này chưa kịp ăn cắp "no" nên nhân dân sẽ tưởng họ sạch sẽ và đó sẽ là điều thực sự nguy hiểm cho dân tộc! Vì một người có lương tâm và cách sống trung thực thì không bao giờ vào đảng CS, hoặc lỡ bị lừa vào thì không bao giờ ở lại!

Còn chính những ké cướp tàn ác nhất là bọn lãnh đạo chóp bu, sau khi "bàn giao trách nhiệm" thì họ trở thành nhưng "cựu", những "nguyên" và đột nhiên họ cũng có những quan điểm rất cấp tiến ngược 180 độ nhũng gì họ nói và làm trước đó, như chúng ta đang nghe những vị "cựu" và "nguyên" như thế: TBT Lê Khả Phiêu, Tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An...

Đám cộng sản về hưu trong tương lai sẽ còn cả hành động nữa: dùng tiền cướp được đưa con cháu lên cầm quyền "thể chế dân chủ mới"!

Họ sẽ làm thế được cũng chính lúc đó "đảng" CSVN đã mạnh mẽ nhất như chưa tùng bao giờ họ giàu mạnh vậy về tiền bạc. Họ và nhung nhúc những bè lũ lợi ích nhóm, họ hàng, thân hữu CS... đã sở hữu hầu hết những gì có thể chiếm được và khống chế trực tiếp và hoàn toàn nền kinh tế VN... Họ chỉ không khoác lá cờ đỏ 1 sao (suýt bán cho Tàu mà không được) mà thôi. Giai cấp "vô sản" của họ nay đã đổi đời thành "giai cấp tư bản dân tộc mới" đầy ắp kho vàng và đô rồi, kể cả rất nhiều tay chân và súng đạn nữa (dân chủ cho công dân có quyền giữ súng đạn mà!)

Họ (con cháu, bè lũ CS trên danh nghĩa tư bản dân tộc mới...) cũng xuất hiện và tham gia, thậm chí có thể chi phối các thế lực yêu nước trong và ngoài nước ngoài để "cải tổ" và "cứu nguy" đất nước bằng đống tiền ăn cướp từ đất nước của họ!

Ý cuối:

Thật khó mà để nhân dân ta nhìn ra ngay chân tướng thực mà họ CSVN đang có hôm nay và ngày mai. Và điều này chính là sự đô hộ của CS thời hậu CS. Vì họ vẫn sẽ hiện diện hoàn toàn và khống chế, lũng đoạn toàn bộ xã hội ta, qua đồng tiền và văn hoá của họ. Bị cai trị bởi kẻ có quyền lực vô hình lại càng đáng sợ! 

Vậy nên chúng ta hy vọng gì ở sự nâng cấp của "văn hoá chính trị" của đảng CSVN hay lũ 14 tên được nhỉ? Văn hoá chính trị của họ là văn hoá ăn cướp công khai bằng quyền lực và họng súng cơ mà?

Thật ra, tiếng súng trong lòng dân đã nổ ở Tiên Lãng, báo hiệu cho một quá trình Đổi màu khốc liệt có thể sẽ sắp diễn ra trên đất nước ta. Tôi không bao giờ muốn điều đó. Nhưng đảng CSVN có bao giờ coi nhân dân VN, dân tộc VN là lực lượng để đối thoại đâu? Chưa bao giờ họ đối thoại với dân, ngay cả khi họ viết những cái họ gọi là hiến pháp thì vẫn là họ độc thoại và độc diễn...

Hãy nhìn thấy và chấp nhận bản chất không thể thay đổi của CS!

Khi CSVN sắp điên cuồng cướp xong toàn bộ tài sản "ngon lành" của quốc gia và nhân dân vào tay họ - cuối giai đoạn 1 mà tôi mô tả trên, thì tôi tin tuyệt đại đa số nhân dân VN sẽ không còn ảo tưởng hay còn sợ hãi về họ nữa. Còn gì để mất nữa đâu?
Và khi dân chúng không còn biết sợ thì cờ đỏ 1 sao hay 6 sao cũng phải xuống bùn. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã xé nhiều lá cờ "6 sao" như thế!

Trần Dân Tiên

40 triệu cho tấm bằng đại học VN: Đắt hay rẻ?


- Sau bài viết "Đại học Việt Nam rất đáng đồng tiền bát gạo", VietNamNet nhận được nhiều chia sẻ và cả những băn khoăn của độc giả về chất lượng giáo dục bậc đại học của nước ta hiện nay. TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có phần trả lời một số thắc mắc của độc giả.


Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011. (Ảnh: Văn Chung)

Cần xác định rõ mục đích của việc học

Độc giả Lê phương MinhGửi Tiến sĩ lời chào trân trọng! Xin được trình bày với Tiến sĩ quan điểm chung trên bài báo VietNamNet của Tiến sĩ về giáo dục và nhận thức của học sinh, sinh viên Việt Nam. Có một vài điều xin mạn phép hỏi Tiến sĩ: Giáo dục nghề, đào tạo nghề trong các trường đại học công lập, ngoài công lập, kinh phí chất lượng đào tạo....sự nhìn nhận và đánh giá và sau đó sự ảnh hưởng của sinh viên khi tốt nghiệp hòa nhập công việc với xã hội.

Theo quan điểm của Tiến sĩ, trường đại học nào là tốt nhất để các sinh vên khi học xong có công việc đúng với khả năng, trình độ của mình khi ra ngoài xã hội (như Tiến sĩ nói "đáng đồng tiền bát gạo")?

TS Lê Đông Phương: Thật ra khi xem xét xem trường đại học nào phù hơp với ai để sau này khi tốt nghiệp kiếm được một việc làm tốt là điều rất khó. Mỗi cá nhân có một năng lực riêng, sở thích và nguyện vọng riêng nên khó có thể nói trường nào là tốt nhất cho từng người.

Cách duy nhất là bản thân các sinh viên trước khi vào học phải xác định được rõ mục đích việc học của mình là gì, khả năng của mình tới đâu và mình mong muốn làm được điều gì cho bản thân và xã hội sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có thể chọn cho mình trường học tốt nhất có thể. Còn trường đó là trường công, trường tư, trường nghề hay trường tổng hợp không phải là vấn đề quá quan trọng.

Sinh viên VN còn lười tự học

Độc giả like.b: Thưa chú Đông Phương! Điều chú nói không sai về việc 40 triệu đồng có thể đào tạo được một cử nhân. Nhưng chú không để ý tới việc vị cử nhân đó trình độ có xứng tầm với chức danh đó hay không?

Chúng cháu không cần được dạy dỗ kiểu đó, chẳng cần được gọi là ông nọ bà kia, chúng cháu chỉ cần một môi trường giáo dục có thể khơi dậy khả năng, năng lực của chúng cháu, để chúng cháu tự tin mà sống, tự tin theo đuổi ước mơ.

Một người đam mê xây nhà, học xây dựng để mong sau này có thể xây cho bà con những ngôi nhà thật vững chãi, thật đẹp. Nhưng mà sao, khi trải qua quá trình học đại học, lại thấy chán nản, môi trường không như mong muốn, một môn học mà 2 giáo viên mỗi người mỗi giáo trình, mỗi cách giảng, học ai bỏ ai đây?

...Ra làm kỹ sư mà xây nhà sợ bị sụp thì đâu dám tự nhận mình là kỹ sư. Chúng cháu chẳng cần mình là ai chỉ cần có thể đóng góp cho được cho xã hội bẳng đúng niềm mơ ước, lòng đam mê là hạnh phúc lắm rồi!

Rất cám ơn ý kiến của bạn. Thực sự là nền giáo dục đại học của chúng ta còn nhiều bất cập, bất hợp lý. Không ít giảng viên còn dạy học theo kiểu ấn định cái kiến thức mà họ "thấy" sinh viên "phải học".

Tuy nhiên phải nhìn thẳng vào một vấn đề nữa là sinh viên chưa thật sự dành đủ thời gian cho học tập. Môt nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho thấy sinh viên đại học mới chỉ dành 1 tiếng tự học cho 1 tiết học trên lớp (trong khi yêu cầu hiện tại là 2 tiếng/1 tiết).

Kiến thức là vô tận, các bạn không nên chỉ trông chờ vào một số ít kiến thức học được trên lớp để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Là sinh viên đại học cần phải biết học đúng cách, có hiệu quả và quan trọng hơn nữa là tự học, tự nâng cao tầm hiểu biết của mình. Nếu không chúng ta sẽ mãi mãi lạc hậu.

40 triệu đồng cho tấm bằng ĐH Việt Nam: đắt hay rẻ?

Độc giả Vân NhiHoàn toàn sai! Các trường ĐH công lập của Pháp học phí thấp hơn nhiều so với con số 7 triệu đồng/năm của VN. Số sinh viên phải đóng khoảng 300 euro đã bao gồm tiền bảo hiểm y tế trong năm?

Ảnh: Văn Chung

Theo các thông tin hiện có thì năm học 2011-2012 học phí các trường đại học tổng hợp (universités) là khoảng €175-180, bảo hiểm y tế khoảng 200 euro, còn học các trường grand ecoles hay các trường kỹ thuật có thể tiêu tốn của bạn 5-10 nghìn euro tiền học phí. Đó rõ ràng là 1 khoản rất lớn nếu ta nhớ rằng đại học của Pháp vẫn mang nặng tính chất bao cấp.

Theo thống kê của OECD (Education at a Glance 2011) thì bình quân 1 học sinh của giáo dục bậc ba (tertiary education) của Pháp tiêu tốn tới gần 60.000USD trong thời gian học. Rõ ràng con số 40 triệu đồng của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Độc giả Triệu Hùng: Quả thực là giá rẻ để đào tạo cử nhân ở VN, và đúng là đáng đồng tiền bát gạo. Nhưng, thử làm một cuộc thống kê xem tỷ lệ thất nghiệp thực tế và tỷ lệ cử nhân đúng nghề đào tạo ở VN là bao nhiêu phần trăm?

Có một vấn đề mà mọi người cần phân biệt là ngành đào tạo và nghề làm việc là 2 vấn đề rất khác nhau. Không đâu trên thế giới gắn hai phân loại này với nhau. Thực tế lao động đòi hỏi rất nhiều nghề khác nhau mà không nhà trường nào có thể đào tạo được.

Nhà trường, dù ở trình độ nào, cũng chỉ cung cấp được cho người học các kiến thức, kĩ năng cơ bản để chuẩn bị cho họ một sự khởi đầu trong cuộc sống làm việc. Học vấn đại học đòi hỏi người học phải biết tự học, tìm tòi kiến thức để nhanh chóng thích ứng với các yêu cầu công việc khác nhau.

Vấn đề thất nghiệp thì rất tiếc là hiện nay chưa có số liệu chính thức nhưng theo tôi phần lớn sinh viên tốt nghiệp đại học đều có việc làm dưới hình thức này hay hình thức khác. Tuy nhiên nhiều người nghĩ là làm "đúng" cái mình được đào tạo mới gọi là có việc còn việc khác ra tiền vẫn chưa được gọi là có việc. Liệu cách tư duy đó có đúng trong kinh tế thị trường không?

Độc giả Huỳnh Nhất:  Vấn đề học ĐH là trong quá trình đào tao chúng ta học những cái đã có hay là nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp sẽ làm được gì cho xã hội. Nền giáo dục và giáo dục ĐH VN không thể so sánh với các nước như Singapore hay Malaisia được.

 Hãy căn cứ các báo cáo khoa học hàng năm của họ len các tạp chí KH thế giới là biết và so sánh với VN. Mặc dù chúng ta đào tạo với chi phí thấp nhưng làm không được việc hay làm được những việc đơn giản thì đó là lãng phí (cả 40 triệu đồng và 4 năm).

 Ở một mức độ nào đó bạn nói đúng. Học đại học đồng nghĩa với học và nghiên cứu. Nghiên cứu ở đây không nhất thiết là phải sáng tạo ra điều gì vĩ đại mà có thể chỉ là khám phá lại (re-discovery) kiến thức đã có nhằm mục đích học cách học, học cách làm việc khoa học.

Câu chuyện bài báo khoa học thống kê được là vấn đề còn tranh cãi. Công bố kết quả nghiên cứu rõ ràng là 1 cách đánh dấu năng lực nghiên cứu và khẳng định thành quả lao động của các giảng viên đại học. Tuy nhiên không hẳn có nhiều bài báo đã là tốt. Các câu chuyện về đạo văn, giả mạo kết quả nghiên cứu (như ở Hàn quốc năm trước) đã đặt ra vấn đề giá trị đích thực của việc này và làm sao thẩm định được giá trị thật của các công bố.

Giáo dục đại học Việt Nam, dù có thể chưa thật sự nổi bật, nhưng cũng có được những kết quả nhất định. Với 40 triệu đồng bạn không thể đòi hỏi quá nhiều, thế nhưng khi bạn muốn so sánh với các quốc gia có chi phí đào tạo tầm cỡ hàng chục ngàn dô la Mỹ/năm thì rõ ràng cũng có điều gì đáng chú ý lắm chứ. Hãy xem bao nhiêu người học ở các trường 40 triệu đồng 4 năm đó ra và đã thành công trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các quốc gia hàng đầu thế giới.

Độc giả kakaCái căn bản ở đây là chất lượng của 1 cử nhân của chúng ta quá kém chứ không phải là bao nhiêu tiền 1 cử nhân. Chúng ta đào tạo rẻ đấy, thế ông có biết 70-80% cử nhân khi ra trường trong đầu chả có gì không?

Ai khẳng định con số 70-80% này quả là một nhà kế hoạch vĩ đại đáng được giải Nobel 5 năm liền vì chưa có ai biết cách đo "cái trong đầu" cả. Còn chất lượng cử nhân thì có nhiều cách nhìn nhận. Nếu đòi hỏi cử nhân "có chất lượng" là những người học xong bảo làm gì cũng được thì cả Mỹ hay Đức cũng có chất lượng rất rất thấp. Nếu nói "chất lượng" là khả năng thích nghi với đòi hỏi của công việc thực tế thì quả thực các trường đại học Việt Nam chưa làm tốt việc này, nhất là khi có các kì nhân 'siêu Nobel' làm giảng viên.

  • TS Lê Đông PhươngGiám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam