THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 July 2011

Nhận diện công an đạp mặt dân

Đại úy Minh (áo vàng) đứng cạnh Thượng tá Canh (áo trắng - chỉ tay)
Đại úy Minh và người đeo kính áo đen bị tố cáo đã đánh người vô cớ
BBC được biết người đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức là một đại úy trong khi người chỉ đạo là thượng tá công an ở Hà Nội.
Một trong số những người biểu tình bị bắt nói vị đại úy tên là Minh.
"Khi chúng tôi bị đưa lên xe, tôi nghe thấy có người gọi 'anh Minh ơi lên xe đi' và anh ta lên.
"Đây cũng là người đã đánh chúng tôi," người biểu tình này nói với BBC.
Ông cũng nói thêm người mặc áo trắng và chỉ tay trong ảnh chính là Thượng tá Canh, Phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm.
Ngoài ra, người đeo kính và đứng đằng sau ông Canh cũng bị tố cáo đã vô cớ đánh người biểu tình.
Cho tới nay ít nhất năm người đã nói rằng họ bị cảnh sát đánh đập mặc dù họ không hề có thái độ khiêu khích.
'Phũ phàng'
Anh Nguyễn Chí Đức thậm chí còn đang bị bốn công an cầm tay cầm chân khi bị Đại úy Minh đạp vào mặt.
Anh Đức nói anh đã bị "khống chế như con lợn... mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo.
"Trong đó có hai phát được ăn "bánh giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."
Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng.
Nguyễn Chí Đức
Blogger này nói với BBC rằng anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và năm lần trong tháng 6-7/2011.
"Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản."
Hiện chưa rõ công an Việt Nam đã có lời xin lỗi anh Đức hay có công an nào bị xử lý trong vụ này chưa.
Báo chí Việt Nam hoàn toàn im tiếng trong vụ công an hành hung người dân lần này.
Trong khi đó họ Bấm đưa tin một cô gái ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị khởi tố vì tát công an.
Cũng trong ngày 20, VnExpress chạy tin Bấm 'Hạ gục kẻ bắn chết một công an' trong đó không hề nói cảnh sát đã cố gắng tới đâu để có thể bắt sống người gây án.
Cảnh sát Việt Nam đã nhiều lần bị tố cáo sử dụng bạo lực quá mức cần thiết và lạm dụng quyền hành.

Giá thực phẩm đẩy CPI Hà Nội, TP HCM tăng cao trở lại


Sau 2 tháng giảm tốc liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tại 2 thành phố lớn bắt đầu tăng nhiệt trở lại trong tháng 7, Hà Nội đạt 1,32% và TP HCM 1,07%. Tác nhân gây tăng giá chính là thực phẩm và khu vực ăn uống ngoài gia đình.
Thực phẩm vào đợt tăng giá mạnh / Thịt lợn tăng giá, người nuôi lãi kỷ lục

Cục Thống kê Hà Nội và TP HCM vừa lần lượt công bố chỉ số giá tiêu dùng tại 2 thánh phố trong tháng 7. Theo đó, CPI Hà Nội tăng 1,32% so với tháng 6. Số liệu của TP HCM là 1,07%. Như vậy, tính từ đầu năm, mặt bằng giá tại 2 địa phương đã lần lượt tăng 13,4% và 12,73%.

Diễn biến CPI tại Hà Nội và TP HCM từ đầu năm. Số liệu: Cục Thống kê Hà Nội, TP HCM
Diễn biến CPI tại Hà Nội và TP HCM từ đầu năm. Số liệu: Cục Thống kê Hà Nội, TP HCM

Trong rổ hàng hóa tính CPI, hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất và là tác nhân chủ yếu gây tăng giá ở 2 thành phố lớn nhất nước. Tại Hà Nội, mức tăng giá của nhóm này là 2,67%, cao hơn nhiều so với mức 2,08% của tháng trước. Con số tương ứng tại TP HCM là 1,9%.

Cụ thể, riêng các mặt hàng thực phẩm tại TP HCM đã hiện đắt đỏ hơn tháng 6 là 1,92%, trong khi mức tăng ở tháng trước chỉ 0,69%. Thịt lợn, trứng ghi nhận mức tăng vượt trội so với các mặt hàng khác, 4,13%, 5,54%. Thịt bò, thịt gà, thủy hải sản tươi sống lẫn chế biến, rau củ quả cũng thiết lập giá mới. Tác nhân này đẩy giá cả ăn uống ngoài gia đình lên đột biến 2,63%, cao hơn hẳn mức tăng tháng 6 (chỉ 0,92%).

Tại Hà Nội giá thực phẩm thậm chí còn tăng mạnh tới 3,74% (so với con số 2,93% của tháng 6). Mặt bằng giá tại khu vực ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 2,73%, cao gần gấp 3 lần tháng trước.

Tuy thực phẩm và dịch vụ ăn uống tăng nhưng cũng trong tháng 7, giá lương thực lại có xu hướng giảm do hiện cả nước đang vào vụ thu hoạch nông sản. Mức giảm giá so với tháng 6 tại Hà Nội đạt 1,96%. Ngoài hàng ăn và dịch vụ ăn uống, các nhóm còn lại trong giỏ hàng hóa đều tăng nhẹ 0,05 - 0,94%. Riêng viễn thông đứng giá tại Hà Nội và giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước tại TP HCM.

Cũng trong tháng 7, giá vàng tiếp tục tăng (0,69% tại Hà Nội và 0,85% tại TP HCM). Trong khi đó, giá đôla Mỹ lại có giảm, lần lượt mất 0,07% và 0,23% trị giá.

Nhật Minh - Bạch Hường

Công ty Piaggio Việt Nam gây ô nhiễm môi trường


20/07/2011 16:18:07
Vài năm qua, khí thải và nước thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn Piaggio Việt Nam, trên địa bàn thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Ảnh minh họa, nguồn Intenet
Ảnh minh họa, nguồn : Intenet
Người dân sống tại thôn Thắng Lợi, thị trấn Hương Canh cho biết từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động năm 2008 đến nay, hầu như ngày nào người dân cũng phải ngửi mùi hắc khó chịu từ khí thải của nhà máy phát tán ra khu vực xung quanh. 

Nhiều người ngửi mùi hắc này thấy buồn nôn, khó thở, nhất là những lúc đúng hướng gió lại càng nặng mùi, có người phải di chuyển đi nơi khác lánh tạm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đã phối hợp với Ban Quan lý các khu công nghiệp, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh và huyện Bình Xuyên nhiều lần kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại công ty nhưng đến nay công ty vẫn không được chấp hành, khí thải, nước thải của doanh nghiệp vẫn tiếp tục xả ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường.

Qua kiểm tra thực tế mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đã phát hiện thấy có mùi khó chịu tại kho lưu trữ cặn sơn do chất thải chưa được bảo quản tốt nên phát tán mùi khó chịu; phát hiện nước thải có nhiều chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép. 

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã lập biên bản xử phạt theo quy định của nhà nước, đồng thời yêu cầu công ty có biện pháp xử lý ngay tình trạng ô nhiễm trên.
 
(Theo TTXVN)

Ảnh hưởng Bản kiến nghị của các nhân sĩ với Quốc hội khóa 13


2011-07-20

Vào ngày 21 tháng 7, Quốc hội Khóa 13 khai mạc kỳ họp đầu tiên. Chừng 10 hôm trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam ký một bản kiến nghị gửi Quốc hội, và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về 'bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay'.

Source ABS

Các bậc nhân sĩ trí thức biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông


Vậy phản hồi đối với bản kiến nghị đó ra sao từ phía đại biểu quốc hội cũng như dư luận, và kỳ vọng đối với kỳ họp sắp tới là gì?

Biển Đông sẽ được đưa ra trong kỳ họp đầu tiên?

Bản kiến nghị mới nhất của giới nhân sĩ trí thức ký ngày 10 tháng 7 vừa qua, ngòai địa chỉ là Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, còn được công khai trên nhiều trang mạng để kêu gọi mọi người cùng tham gia ký tên vào.
Qua các phương tiện như Internet, Facebook, Twitter…, bản kiến nghị được khá nhiều người biết đến. Nhận định của những người từng đọc được bản kiến nghị đó đều cho rằng những vấn đề nêu ra nói lên được quan tâm của nhiều người.
Một cựu đại biểu quốc hội là ông Nguyễn Ngọc Trân cũng thừa nhận có đọc được kiến nghị đó:
Tôi cũng đọc được thông tin đó. Anh cũng biết là quốc hội sẽ có một phiên để nghe trình bày về vấn đề Biển Đông.
Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho 'cái chung' mà thôi.
Đại biểu Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc, một đại biểu quốc hội khóa cũ và nay tiếp tục tham gia khóa 13, nói lên nhận xét của ông đối với bản kiến nghị vừa rồi:
Tôi có biết kiến nghị đó trên mạng; có nhiều mạng đăng tải rồi. Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho 'cái chung' mà thôi. Chương trình nghị sự của kỳ họp quốc hội này theo tôi được biết ngòai những vấn đề của một kỳ 
Chữ ký các nhân sĩ trên Bản Kiến Nghị gởi Quốc hội.
Chữ ký các nhân sĩ trên Bản Kiến Nghị gởi Quốc hội. RFA screen capture
họp đầu tiên của nhiệm kỳ, cũng có thông báo đặt vấn đề về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, qua đó có thể thông báo những thông tin mà người dân cần được biết.

Bản kiến nghị 'về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay' nêu rõ thực trạng đất nước hiện nay trước hiểm họa xâm lược của phía Trung Quốc, đồng thời chỉ rõ những khó khăn và mối nguy lớn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội; thậm chí còn chỉ ra những bất cập của chế độ chính trị gây cản trở cho sự phát triển đất nước…
tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà Nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia xẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà Nước thấy cần có sự chia xẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…
Đại biểu Dương Trung Quốc
Trước tình trạng đáng ngại đó, những vị nhân sĩ trí thức đưa ra năm biện pháp cần thực hiện đó là phải minh bạch cho tòan dân biết thực trạng quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, trình bày rõ tình trạng của đất nước hiện nay, thực hiện đầy đủ những quyền tự do, dân chủ của người dân được qui định trong hiến pháp, kêu gọi hòa giải, hòa hợp đòan kết dân tộc, và Đảng Cộng sản cầm quyền phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc, và dân chủ để đẩy mạnh cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của đất nước…
Về việc thực thi những biện pháp mà giới nhân sĩ trí thức kiến nghị với quốc hội, thì đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:
Những vấn đề nêu ra theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà Nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia xẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà Nước thấy cần có sự chia xẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…

Văn bản pháp luật không minh bạch, thiếu cụ thể

Ngòai ra ông Dương Trung Quốc cũng nói đến việc chống tham nhũng và thực hiện công tác làm luật của quốc hội khóa mới mà ông tham gia:
Tôi nghĩ vấn đề đó là 'thường xuyên, thường trực', và đó cũng là vấn đề không phải chỉ riêng của Việt Nam. Đó là một quá trình đấu tranh lâu dài; và để có cơ chế, khả năng giám sát chống lại tình trạng tham nhũng hiện tồn tại. Cũng như những lần trước, các ý kiến sẽ nêu lên, đề cập đến những vấn đề liên quan luật pháp, bộ máy hành pháp, và đặc biệt khả năng giám sát của các cơ quan dân cử. 
Làm luật có hai vấn đề: nội dung các văn bản pháp luật rõ ràng vì hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hòan thiện, và chất lượng sọan thảo chưa cao nên 'đời sống của các luật' không lâu. Ví dụ một vấn đề khá bức xúc trong các kỳ họp liên quan đến luật biển, quá trình chuẩn bị kéo quá dài. 
Trong phiên họp thường vụ lần rồi theo tôi biết cũng sẽ có đưa luật biển để thông qua. Còn phương thức làm luật có vấn đề liên quan chất lượng. Đây là quá trình lâu dài. Trong quá trình tham gia quốc hội tôi thấy có 
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi trong quán caphê trên đường Điện Biên Phủ. Source blog chhv
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi trong quán caphê trên đường Điện Biên Phủ. Source blog chhv
thay đổi, dù chưa đáp ứng nhu cầu chung. Cần quá trình. Quốc hội nào cũng đều mong muốn luật được làm tốt hơn, năng lực tốt hơn liên quan đến chất lượng, kỹ năng của các đại biểu, qui trình thực hiện. Ngòai giữa việc làm luật và thi hành luật còn có khỏang cách.

các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khỏan còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành, ...gây ra nhiều lúng túng khi xử lý
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân
Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam hôm ngày 15 tháng 7 viết, xin trích nguyên văn : 
"Các cuộc giám sát của Quốc hội các khóa trước cho thấy điểm yếu nổi bật và chung nhất là các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khỏan còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành, các địa phương, là khe hở đồng thời gây ra nhiều lúng túng khi xử lý". 
Trong khi đó một người dân tỏ ra không mấy tin tưởng vào kỳ họp Quốc hội sắp tới với những lý do sau:
Dân bây giờ nhận thức được rằng bầu cử là một trò hề. Thú thật chúng tôi muốn tin vào Nhà nước, lãnh đạo, những người còn có tâm huyết với đất nước. Nhưng sự thật trong cuộc sống hằng ngày đặt chúng tôi vào trạng thái nghi ngờ.
Tôi có theo dõi những buổi họp quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật 'dám nói' sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vụ, Lê Quốc Quân ... khi họ muốn ứng cử vào quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…
Người dân
Tôi có theo dõi những buổi họp quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật 'dám nói' sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vụ, Lê Quốc Quân ... khi họ muốn ứng cử vào quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…
Tác giả Đào Tuấn, trên trang blog Dân Luận có bài viết với tựa 'Lá gan nghị sĩ', trong đó ông nêu ra một số câu hỏi lớn hiện nay tại Việt Nam là tình hình lạm phát và Biển Đông, mà ông cho rằng tùy thuộc vào 'lá gan' của các vị đại biểu quốc hội có dám thẳng thắn nêu ra để mổ xẻ hay không.
Quốc hội khóa 12 đã có nhiều tiếng nói được cho là khẳng khái tại diễn đàn như đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Nguyễn Đình Xuân…; trong khóa này họ không còn tham gia nữa; liệu không biết Quốc hội Khóa 13 sẽ lại vang lên nhiều tiếng nói đúng lòng dân như vừa qua hay không, đang là thắc mắc của nhiều người trước ngày khai mạc quốc hội khóa 13 này.

ALERT...ALERT.. VIRUS GOING THROUGH OUR COMMENTS. IT WILL START SENDING LINKS IN YOUR NAME.

IT SAYS, "I KNOW YOU WILL LOVE THIS", OR "LOOKING FOR SOME FUN",THEN IT HAS A PAGE LINK SAYING, "NEW GIFTS FOR YOU". DO NOT OPEN THIS LINK. THEY ARE POPPING UP EVERYWHERE!!!

PLEASE COPY AND PUT IT ON YOUR STATUS......AND...HELP WARN THOSE IN YOUR CIRCLE.

Hàng trăm cây cầu ở Việt Nam cần phải nâng cấp để bảo đảm an toàn


Nhiều cây cầu được xây cách đây hơn 50 năm và hiện đang đe dọa tới an toàn giao thông
Hình: ASSOCIATED PRESS
Nhiều cây cầu được xây cách đây hơn 50 năm và hiện đang đe dọa tới an toàn giao thông

Việt Nam cần hơn 1,95 ngàn tỷ đồng để sửa chữa và nâng cấp 402 cây cầu cũ trên cả nước để đảm bảo an toàn. 

Hãng thông tấn Bernama trích tin tức của báo chí Việt Nam cho hay trong số đó có 8 cây cầu đã xuống cấp trầm trọng cần phải sửa chữa khẩn cấp để đảm bảo an toàn giao thông.

Chi phí ước tính để sửa chữa 8 cây cầu này vào khoảng 48 tỷ đồng.

Theo một khảo sát mới đây của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện có khoảng 738 cây cầu yếu trên cả nước, nhiều cây cầu được xây dựng từ cách đây hơn 50 năm và hiện đang đe dọa tới an toàn giao thông. 

Trong số 738 cầu yếu này có tới 242 cầu chưa tìm được vốn đầu tư. 

Nhiều cây cầu trong số này nằm trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến đường huyết mạch có lưu lượng xe lớn, xe chở quá tải nhiều làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn đường bộ.  

Nguồn: Bernama, VNA

9 doanh nghiệp được ưu tiên thủ tục hải quan


Chiều 19.7, Tổng cục Hải quan đã công bố danh sách 9 doanh nghiệp (DN) được ưu tiên thủ tục hải quan.

Các DN này gồm: Công ty Sumidenso Việt Nam, Tổng công ty dầu Việt Nam, Công ty CP XNK thủy sản An Giang, Tổng công ty lương thực miền Nam, Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Công ty TNHH một thành viên XNK 2/9 Đắk Lắk, Công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam, Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn.

Quyền lợi của các DN khi được công nhận "DN ưu tiên" là:  miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra trực tiếp hàng hóa, thanh khoản trước, thông quan trước, kiểm tra sau, được thực hiện thủ tục hải quan điện tử 24/24, 7/7…

Anh Vũ

7 ngày, nhập lậu 170 tấn thịt lợn từ Trung Quốc


Hôm qua 19.7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, do giá các loại thịt trong nước tăng cao, lượng thịt nhập khẩu và nhập lậu vào nước ta đang tăng cao.

Từ ngày 9-15.7, VN nhập chính ngạch 7.967 tấn thịt gia súc, gia cầm đông lạnh từ Mỹ, Canada, New Zealand, 755 con trâu - bò từ Thái Lan. Đáng lưu ý, đã có 6.436 con trâu bò sống được nhập tiểu ngạch từ biên giới Campuchia, 170 tấn thịt lợn và 4 tấn gà thải loại của Trung Quốc nhập lậu vào VN qua biên giới tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Lượng thịt nhập khẩu và nhập lậu trong khoảng thời gian nêu trên được xác định là cao hơn nhiều so với các tháng đầu năm nay.

Quang Duẩn

Các đập thủy điện chưa có phương án phòng chống lũ


Sáng 19.7, tại Đà Nẵng, Bộ Công thương tổ chức hội nghị "Phổ biến công tác quản lý an toàn đập thủy điện, phòng chống lụt bão" cho các đơn vị, chủ đầu tư đang quản lý, vận hành hồ chứa, đập thủy điện trên cả nước.

Theo Bộ Công thương, hiện có 71 nhà máy thủy điện công suất lớn hơn 10 MW thuộc sự quản lý, vận hành của 61 đơn vị, chủ đầu tư. Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), mặc dù tất cả các đập thủy điện trên cả nước đã đến kỳ kiểm định, nhưng chưa có đơn vị chủ quản nào thực hiện. Chỉ có 26 đơn vị chủ quản đập thủy điện công suất trên 30 MW đăng ký an toàn đập với cơ quan quản lý nhà nước; 15 hồ đập có báo cáo hiện trạng an toàn đập...

Đặc biệt, hầu hết các chủ đầu tư, quản lý, vận hành đập thủy điện chưa xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du...

Hữu Trà

Quá nguy hiểm khi xây sân golf trong sân bay

 

Nguyên chủ tịch quận Gò Vấp lĩnh 30 năm tù


Dù Trần Kim Long không thừa nhận tất cả 3 tội danh tham nhũng như cáo trạng truy tố nhưng HĐXX cho rằng có đủ cơ sở buộc tội đối với nguyên chủ tịch quận Gò Vấp.
Nguyên chủ tịch quận Gò Vấp lần thứ năm ra tòaNguyên chủ tịch quận Gò Vấp lĩnh án 26 năm tùNguyên chủ tịch quận nhận án 25 năm

30 năm tù dành cho nguyên chủ tịch quận. Ảnh: Vũ Mai
30 năm tù dành cho nguyên chủ tịch quận. Ảnh: Vũ Mai

Chiều 19/7, TAND TP HCM đã tuyên phạt Trần Kim Long (52 tuổi, nguyên chủ tịch UBND quận Gò Vấp) mức án 30 năm tù về các tội "nhận hối lộ", "đưa hối lộ" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Đây là mức án cao nhất của hình phạt tù có thời hạn.

Theo HĐXX, Trần Kim Long lúc còn đương chức chủ tịch UBND quận Gò Vấp đã giới thiệu và đề nghị Lê Minh Châu gặp Phạn Thị Tuyết Lan thỏa thuận việc sang nhượng đất trái pháp luật. Đồng thời, với chức vụ của mình Long đã ký duyệt để hợp thức hóa việc sang nhượng sai trái trên, tạo điều kiện cho Lan thu lợi bất chính hơn 16 tỷ đồng. Sau đó, ông Long đã nhận sự "đền ơn" của "cò đất" Tuyết Lan tổng cộng 540 triệu đồng. Như vậy, dù tại các phiên tòa ông Long đều chối tội nhưng hồ sơ có đủ cơ sở xác định ông này đã phạm vào tội "nhận hối lộ".

Về tội danh "đưa hối lộ" ông Long cũng một mực kêu oan nhưng HĐXX cho rằng, sau khi bị phát hiện tiếp tay cho "cò" sang nhượng đất trái phép gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước, Long đã chủ động móc nối với Nguyễn Minh Hoàng để Châu và Hồ Tùng Lâm liên hệ chi 30.000 USD và 20 triệu đồng "chạy án" nhằm không bị xử lý hình sự. Tại bản tường trình khi ở cơ quan điều tra, Long đã thừa nhận cùng Châu "lo lót" để công ty Gò Vấp không bị thanh tra, phù hợp với lời khai của Châu và Lâm. Từ đó HĐXX kết luận có đủ căn cứ buộc tội "đưa hối lộ" đối với cựu chủ tịch quận.

Ông Long vui vẻ chào người thân trước khi lên xe về trại giam
Ông Long chào người thân trước khi lên xe về trại giam. Ảnh: Vũ Mai.

Cũng theo HĐXX, quá trình điều tra Long thừa nhận đã sử dụng điện thoại di động nhưng cước phí do công ty Gò Vấp chi trả hơn 131 triệu đồng. Long không phải là người của công ty này nhưng đã lợi dụng chức vụ chủ tịch quận buộc họ phải "bao" tiền điện thoại là phạm vào tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn..." như VKS đã truy tố.

Ngoài ra, HĐXX cũng cho rằng đây là vụ án tham ô lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước. Trần Kim Long là cán bộ chủ chốt của quận Gò Vấp nhưng chỉ vì lợi ích vật chất đã bị tha hóa. Khi vụ việc bị phát hiện Long lại còn chỉ đạo phải "chạy" để bưng bít. Hành vi của nguyên chủ tịch Gò Vấp cần phải xử nghiêm, nhưng HĐXX cân nhắc ông này có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên chỉ cần áp dụng mức án trên.

Sau phiên tòa, dù phải nhận án cao hơn những lần trước đã bị tuyên (25 và 26 năm tù) nhưng ông Long vẫn cười chào người thân trước khi về trại.

Nhiều người trong gia đình cựu chủ tịch quận đã lớn tiếng phản đối kết quả phiên tòa vì cho rằng ông này bị xử oan.

Vũ Mai

Tranh chấp Biển Đông lên bàn hội nghị Bộ trưởng ASEAN


Hội nghị bộ trưởng ASEAN khai mạc hôm nay với phát biểu đáng chú ý của tổng thống nước chủ nhà Indonesia, kêu gọi các nước nhanh chóng có các quy tắc cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC).

DOC được ký năm 2002 giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, thể hiện tinh thần vì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, nơi có các tuyên bố chồng lấn về chủ quyền giữa các bên nói trên. Phải mất 10 năm chuẩn bị, DOC mới được ra đời.

Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh rằng đã 9 năm qua DOC tồn tại mà chưa có hệ thống các hướng dẫn thực hiện để có thể giải quyết hữu hiệu hơn đối với các tranh chấp trên vùng biển có đường hàng hải đông đúc và giàu dầu khí này.

Tổng thống Indonesia,
Tổng thống Indonesia, Yudhoyono phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: AFP

Một giải pháp cho tranh chấp tại Biển Đông sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ tới thế giới rằng tình hình tại vùng biển này sẽ ổn định, và góp phần vào sự ổn định chung của toàn khu vực, ông Yudhoyono nhấn mạnh

"Chúng ta cần thống nhất những quy trình thực hiện đáng lẽ đã phải có từ lâu này, bởi chúng ta cần phải chuyển sang bước đi tiếp theo, đó là xác định các thành tố của một Bộ Quy tắc Ứng xử", ông Yudhoyono đề cập tới một văn bản trong tương lai thường được nói đến với tên COC.

"Chúng ta càng có khả năng làm được điều này, thì chúng ta càng có khả năng quản lý tốt hơn tình hình" ở Biển Đông. .

Cho đến nay, ngoài Công ước về luật Biển 1982, thì DOC vẫn là một công cụ chính điều chỉnh thái độ của các bên trên Biển Đông. Tuy nhiên theo giới quan sát, văn bản này cần được cụ thể hóa thành một COC.

Dự kiến nội dung các quy định hướng dẫn thực hiện DOC sẽ được trao cho Trung Quốc trong phiên họp giữa ASEAN với các nước đối thoại, báo chí Nhật cho hay.

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong lễ khai mạc hội nghị sáng nay tại Bali. Ảnh: AFP
Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong lễ khai mạc hội nghị sáng nay tại Bali. Ảnh: AFP

Trên Biển Đông, nơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tồn tại những tranh chấp về chủ quyền. Căng thẳng trên Biển Đông rộ lên trong những tháng gần đây sau nhiều vụ việc xâm phạm chủ quyền.

Tháng 5 và 6 vừa rồi, tàu của Trung Quốc quấy phá hoạt động của các tàu Việt Nam trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa hoàn toàn của Việt Nam. Hà Nội tố cáo Trung Quốc đang muốn biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc cử các tàu ngư chính đến khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam - hành động này bị Hà Nội phản đối và yêu cầu chấm dứt.

Philippines cũng tố cáo tàu của Trung Quốc nhiều lần vi phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền. Manila còn tính đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để phân xử. Tuy nhiên đề xuất này gặp phải sự không bằng lòng của Bắc Kinh.

Một số quốc gia khác như Mỹ, Australia và Nhật đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về căng thẳng hiện nay và mong muốn các bên giải quyết bằng phương cách hòa bình.

Trung Quốc vẫn khẳng định rằng chỉ có thể giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên trực tiếp liên quan, và còn cảnh báo các nước khác - như Mỹ - không nên can thiệp.

Sau hội nghị bộ trưởng, các nước ASEAN sẽ có cuộc gặp với đại diện các nước đối thoại, trước khi Diễn đàn an ninh khu vực ARF diễn ra cuối tuần này. ARF là một cơ chế an ninh quan trọng của khu vực, nơi các cường quốc như Mỹ, Nhật, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ... cùng với ASEAN có cơ hội bàn thảo về các mối quan tâm đến an ninh.

Một số chủ đề dự kiến được đưa ra tại hội nghị bộ trưởng và các hội nghị liên quan lần này tại Bali gồm tình hình trên bán đảo Triều Tiên, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan quanh ngôi đền cổ ở khu vực biên giới.

Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 44 này là ông Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao.

ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Chức chủ tịch được chia luân phiên, năm nay là Indonesia còn năm ngoái là Việt Nam. Tầm quan trọng của ASEAN được chú ý đáng kể trên trường quốc tế vào năm ngoái, khi hai cường quốc là Mỹ và Nga được mời và đồng ý tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á do ASEAN tổ chức, sẽ diễn ra tháng 11 năm nay.

Phan Lê

'Ứng viên lãnh đạo cấp cao đã được sàng lọc'


Chiều 19/7, trả lời báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho hay, ở kỳ họp tới, Quốc hội sẽ bầu nhân sự cấp cao, lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 và nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông.
Trình Quốc hội nhiều phương án cơ cấu Chính phủ khóa mới

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn. Ảnh: Tiến Dũng.
- Theo lịch trình, Quốc hội sẽ bàn về công tác nhân sự. Ông có thể cho biết số lượng ứng viên chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, số lượng phó thủ tướng, bộ trưởng...?

- Quốc hội lần này bàn nhiều nội dung, nhưng vấn đề được nhân dân quan tâm chính là bầu chức danh chủ chốt và tổ chức bộ máy Nhà nước. Ứng cử viên được các cơ quan giới thiệu là những người đã có quá trình rèn luyện, có đủ đức, đủ tài và phải qua sàng lọc, lựa chọn từ thực tiễn.

Các ứng viên là ai, bao nhiêu phó thủ tướng... chúng ta phải chờ sau khi Chính phủ trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức bộ máy, rồi sau đó trình nhân sự cụ thể, lúc đó mới biết được con người cụ thể. Việc bầu có số dư hay không cũng do Quốc hội quyết định. Nhưng các đoàn, đại biểu có quyền giới thiệu thêm ứng viên.

- Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ bàn về vấn đề sửa Hiến pháp, vậy cụ thể sẽ sửa điều nào?

- Hiến pháp năm 1992 là thời kỳ đầu của đổi mới đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, sau trên dưới 25 năm đổi mới, rõ ràng chúng ta phải có tổng kết và sửa đổi. Đặc biệt, vừa qua Đại hội Đảng đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó cần phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 gắn với Cương lĩnh và chiến lược phát triển đất nước. Nhưng sửa đổi một số điều hay sửa đổi toàn diện phải do Quốc hội bàn và quyết định.

- Dự kiến Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Vấn đề này sẽ Quốc hội được xem xét thế nào?

- Nhân dân cả nước hết sức quan tâm tới tình hình biển Đông. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thông tin tình hình của xã hội, đất nước để các đại biểu biết. Tùy thuộc sự tham gia phát biểu của đại biểu, lúc đó đoàn chủ tịch mới xin ý kiến Quốc hội việc ra nghị quyết về biển Đông. Điều này phụ thuộc vào ý chí và đề nghị của các đại biểu Quốc hội.

Ngoài việc gửi báo cáo, Quốc hội sẽ dành khoảng 1-1,5 tiếng để nghe Chính phủ trình bày vấn đề cụ thể.

Các đại biểu Quốc hội sẽ thông qua nhiều vấn đề lớn tại kỳ họp này.
Các đại biểu Quốc hội sẽ thông qua nhiều vấn đề lớn tại kỳ họp này.

- Quốc hội khóa 13 có tới 2/3 đại biểu là người mới, chưa có kinh nghiệm. Điều này sẽ ảnh thưởng thế nào tới chất lượng các quyết định cũng như dự luật của Quốc hội?

- Hội đồng bầu cử trung ương vừa họp phiên toàn thể thông qua văn bản trình tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13. Lần đầu Quốc hội bầu đủ 500 đại biểu, gần 2/3 là mới. Chất lượng đại biểu rất tốt, có kiến thức, kinh nghiệm. Chúng tôi đã tổ chức 3 đợt tập huấn cho trên 300 đại biểu mới để hiểu tổng quan về Quốc hội, Luật Quốc hội, tổ chức của HĐND và UBND, giúp các đại biểu kỹ năng xây dựng luật để tham gia vào vai trò quyết định của Quốc hội.

Chiều 19/7, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo quốc tế công bố nội dung, chương trình kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13. TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ dành khoảng 11 ngày cho việc xem xét, quyết định công tác tổ chức và nhân sự. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định bầu các chức danh lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, các phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch nước, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND tối cao...

Cũng theo ông Dũng, Quốc hội sẽ ra Nghị quyết về việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với Cương lĩnh của Đảng; đồng thời sẽ thông qua chương trình xây dựng luật và pháp lệnh cho cả nhiệm kỳ.

Tiến Dũng ghi

Trên 6000 ca nhiễm HIV từ đầu năm




Việt Nam có trên 6000 người nhiễm HIV trong 6 tháng đầu năm. Bộ Y tế Việt Nam công bố tin này trong Hội nghị kiểm điểm công tác phòng chống AIDS vào ngày hôm qua, 19/7. Theo đó, trong số 6.146 ca HIV-AIDS đã có 844 người tử vong.

Bộ Y tế cho biết, 6 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 1000 ca, nhưng số nữ giới nhiễm HIV đã tăng 2%, trong khi bệnh nhân nam giới giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Báo cáo cũng cho thấy sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội đối với người nhiễm cũng là rào cản hoạt động phòng chống AIDS.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước


2011-07-19

Chủ Nhật 17 tháng Bảy vừa rồi, khung trời "não nề" lại bao phủ Saìgon và Hà Nội, như nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả:

RFA screenshot

Người dân phải chịu cảnh đạp lên đầu lên cổ đến bao giờ.


"Giữa nắng mặt trời
Ngày 
Chủ nhật
Não nề
Không thể 
Não nề
Hơn"

Ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân

Bối cảnh "não nề" đó không làm chùn bước nhà thơ Đỗ Trung Quân khi anh bày tỏ quyết tâm trong bài tựa đề "Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo. Trừ…", qua đó, tác giả không quên cảnh báo việc công an đàn áp người biểu tình yêu nước:
"Rõ rồi nhé
Rõ mồn một nhé
Người Việt trấn áp người Việt nhé
Người Việt đánh đập người Việt nhé
Vì tội tày trời: Chống bọn cướp của giết người"
"Bọn cướp của giết người" này, ai cũng đã rõ, phát xuất từ Phương Bắc.

Thưa qúy vị, thêm một lần nữa – cũng như rất nhiều lần trước đó – binh lính TQ trang bị súng máy, dùi cui, lại giở "độc chiêu" cố hữu đánh đập ngư dân VN và trấn lột 1 tấn cá hôm mùng 5 tháng 7 này trước sự im lặng và "biền biệt" khó hiểu của các lực lượng, quan chức hữu trách VN, giữa lúc người dân trong nước tiếp tục bị công an VN thẳng tay đàn áp chỉ vì – nói theo lời nhà thơ Đỗ Trung Quân – "Tội tày trời: Chống bọn cướp của giết người"!
Có lẽ đây là một lý do khiến tác giả mạng "myhoangsa" nêu một loạt nghi vấn khẩn cấp:
-Bộ đội đâu? công an đâu? cảnh sát biển đâu? lính thủy đánh bộ đâu? bộ ngoại giao đâu? bà phương nga 
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
đâu? sao cứ để dân VN bị lính tầu CS đánh giết hoài vậy? công an cộng sản VN đã không bênh vực nhân dân lại còn bắt bớ những người lên tiếng phản đối hành động cướp biển của giặc tầu là làm sao?

-Bộ đội đâu? công an đâu? cảnh sát biển đâu? lính thủy đánh bộ đâu? bộ ngoại giao đâu? bà phương nga đâu? sao cứ để dân VN bị lính tầu CS đánh giết hoài vậy? công an cộng sản VN đã không bênh vực nhân dân lại còn bắt bớ những người lên tiếng phản đối hành động cướp biển của giặc tầu là làm sao?
myhoangsa
-Hôm Chủ nhật vừa rồi – Chủ nhật lần thứ bảy liên tiếp diễn ra cuộc biểu tình chống TQ xâm lược, người dân Việt yêu nước tại Hà Nội lại gặp vô vàn khó khăn khi bị công an nhân dân đàn áp, như 1 trong những nhân sĩ trí thức tham gia biểu tình, TS Nguyễn Quang A, cho biết:
-Lần này họ dùng bạo lực trấn áp nhiều hơn.
Mạng "Nữ Vương Công Lý" không khỏi không báo động rằng 
"…lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai".
Còn tại Saigòn thì sao ? Theo nhiều bloggers , số người biểu tình bị bắt khoảng 50 người, khi phía công an hành động, như một số người có lòng với quê hương đất nước mô tả:
VOXPOP: Hành động của công an rất thô bạo và ngôn ngữ thô bỉ; Họ dùng từ ngữ thô tục, dùng những từ ngữ mà chỉ có côn đồ mới dùng thôi.
Và, những hình ảnh đó lại làm cho nhà thơ Đỗ Trung Quân bất nhẫn, rằng:
Cái gì cũng tù mù
Nhưng 
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội
Rất minh bạch.
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu
Và, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng không khỏi không bùi ngùi:
Có nơi nào trên thế giới này
Như Việt Nam hôm nay
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Yêu nước là tội ác
Biểu tình chống ngoại xâm bị "nhà nước"bắt?"
"…lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai".
nuvuongcongly

Tội 'nặng nhất" trong hiến pháp"?

Điều gọi là "tội yêu nước" ấy khiến blogger Nguyễn Hưng Quốc dám chắc trên thế giới này, kể cả VN, không ở đâu ghi cái "Tội yêu nước" trong Hiến pháp cả. Vậy mà, vẫn theo GS Nguyễn Hưng Quốc, "trên thực tế, nó lại bị xem là 1 cái tội, thậm chí, tương đương với cái tội được ghi là 'nặng nhất" trong hiến pháp" VN. GS Nguyễn Hưng Quốc nhớ lại:
-Chỉ xin mọi người nghĩ và nhớ đến những người bị bắt bớ chỉ vì "tội" duy nhất là chống lại Trung Quốc, và một phần nhỏ, nạn độc tài trong nước, như nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, blogger Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Còn nữa. 
Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật… vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Vâng, tất cả những người đó đã phạm tội gì? Câu trả lời không thể tránh được: Tội yêu nước. Tôi cho không có gì phản ánh đầy đủ diện mạo của nhà cầm quyền bằng sự kiện biến lòng yêu nước thành một cái tội. 

Những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của Trung Quốc trong các ngày Chủ nhật… vừa qua mà bị công an bắt bớ, quấy nhiễu và đe dọa, đã phạm tội gì? Vâng, tất cả những người đó đã phạm tội gì? Câu trả lời không thể tránh được: Tội yêu nước. 
GS Nguyễn Hưng Quốc
-Cảnh nhiễu nhương như vậy khiến blogger Hà Văn Thịnh "Không thể hiểu nỗi". Theo GS Hà Văn Thịnh, thì cung cách hành xử 
"vừa vô lý vừa kém cỏi của các cơ quan chức năng" thể hiện tâm trạng bối rối của họ phát xuất từ " cái 'tầm' thiển cận của hiểu biết, nghèo đói về nghĩ suy, thiếu vắng về phương pháp, đau đớn về lòng tự trọng và sụp đổ về niềm tin", khiến ông ngồi trước máy tính mà "chỉ còn có thể thở dài rồi nói với cái máy tính lặng câm: Tại sao lại thế?" 
GS Hà Văn Thịnh nhận xét: 
-Nếu các vị có chức quyền lo sợ 'từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa' thì cách hay nhất, hợp lý nhất không phải là đàn áp mà là vừa tự sửa mình, vừa đồng thuận với Lòng Dân (Lòng Dân ở đây bao gồm cả Tổ Tiên, 
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Giang Sơn, Xã Tắc). Con đường ngắn nhất, rõ như ban ngày ấy, sao cứ có chức quyền là bịt mắt bưng tai? Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?…Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm. Làm như thế chẳng khác gì đang vẽ đường cho cá mập chạy, lưỡi bò liếm. Tai họa hơn nữa, các vị đang đánh mất những cơ hội cuối cùng để có sự thứ tha – thông hiểu của dân tộc. Các vị sai nhiều không kể xiết nhưng, 90 triệu người Việt có thể tạm gạt sang một bên để cứu nước, cứu nhà.

Giữa lúc giới truyền thông "lề phải" trong nước ra sức mô tả phong trào chống TQ xâm lược của người dân yêu nước là "những cuộc tụ tập của một số ít người", thì nhiều trang mạng nhật ký "lề trái" đề cập tới tầm quan trọng của lòng dân ngày càng sôi sục, căm hờn trước hiểm họa cướp biển, cướp đất VN từ Phương Bắc và những "đồng thuận trời ơi đất hỡi" – nói theo lời blogger Hà Văn Thịnh – của giới cầm quyền VN. Blogger Bùi Tín nhận xét rằng "Thế yếu của chính quyền là bị tố cáo 'ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân', bán rẻ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, đi đêm với kẻ thù bành trướng… với nhiều dẫn chứng khó chối cãi. Một thế yếu nữa là thất hứa trong chống tham nhũng, còn tỏ ra bênh che và thực hiện tham nhũng vô độ, tự mình trở thành kẻ nội xâm, tự mình từ bỏ tính chính đáng trước con mắt tinh tường của nhân dân…Thế rất mạnh của lực lượng đối lập là nêu cao lòng yêu nước, thương dân, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, dương cao lá cờ yêu nước truyền thống". 
Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?…Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm.
GS Hà Văn Thịnh
Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam- Báo TTức Hàng Ngày (Ảnh ABS)
Bức ảnh này cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam- Báo TTức Hàng Ngày (Ảnh ABS)

Qua bài " 'Viên đạn' đòan kết dân tộc" được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến, tác giả Hùynh Ngọc Tấn nhận thấy ngày càng có nhiều thành phần xã hội lên tiếng về vận nước vì họ ý thức rằng đảng và nhà nước VN ngày càng tỏ ra "là 1 trở ngại cho nhân dân" trong công cuộc chống hiểm hòa từ phương Bắc. Nam Nguyên trình bày ý này của tác giả Hùynh Ngọc Tấn:
-Những ngày vừa qua, chắc là Bộ chính trị CSVN đã thấy lòng dân VN đang sôi sục, ý chí bảo vệ đất nước và niềm tự hào dân tộc trào dâng trên đường phố, trong lòng người. Không dễ gì CSVN muốn là làm được. Đã có những tiếng nói từ những nhân sĩ trí thức,từ trong Quốc hội của CSVN kêu gọi Dân chủ, vì những con người này đã ý thức được rằng chế độ này và Đảng CSVN là một trở ngại để nhân dân VN có thể đương đầu chống lại âm mưu bá quyền xâm lược của Đại Hán.
Một trong những trở ngại đó, theo nhiều bloggers, thể hiện qua việc Hội nghị Trung ương đảng CSVN vừa kết thúc hôm Chủ nhật mùng 10 vừa rồi không đề cập gì tới vấn đề biển Đông, khiến một trong những cựu viên chức từng trăn trở cho vận nước, ông Lê Hồng Hà, lên tiếng với đài BBC hồi tuần rồi rằng 
"Vấn đề sôi nổi, liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, là vấn đề Biển Đông, thì Hội nghị Trung ương đã không bàn gì hết, cũng như không đưa ra một tuyên bố gì về vấn đề này."
Qua bài "Vực lại Hào Khí Diên Hồng" được phổ biến trên nhiều trang blog, Nhóm Ngày Chủ Nhật khẳng định rằng hiện "đã đến lúc chúng ta phải vực lại Hòa Khí Diên Hồng". Nhóm Ngày Chủ Nhật nhận định
-Nhờ vào lòng yêu nước mà suốt chiều dài lịch sử dân tộc hàng hàng lớp lớp thế hệ Việt Nam đã cùng nhau dựng nước và giữ nước. Nhờ vào lòng yêu nước mà trên bản đồ thế giới ngày nay vẫn tồn tại một quốc gia mang tên gọi Việt Nam.Yêu nước không những là nghĩa vụ, lý tưởng sống cao đẹp, mà còn là
Sinh  viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS
quyền của công dân. Mọi hành động ngăn cản, trấn áp lòng yêu nước của nhân dân là đi ngược quyền lợi chung của dân tộc, là phản bội tổ quốc.
Không một triều đại, thể chế, tập đoàn, đảng phái hay chính phủ nào có thể độc quyền nắm giữ và loại trừ sự tham gia của nhân dân vào việc quyết định vận mạng chung của đất nước.
Qua blog Anh Ba Sàm cùng nhiều trang mạng nhật ký khác, nhà thơ Đỗ Trung Quân mô tả lòng yêu nước thiết tha ấy qua nghĩa cử - và nghĩa vụ "Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo", với đọan kết đầy quyết tâm bảo vệ quê hương:
Ta biết những thằng thái thú
Có đủ lý do ăn mừng
Rượu Mao đài tưới xuống 
Biển Đông…
Nhưng chúng ta sẽ nói trong vị mặn của máu
Như vị mặn của máu ngư dân
Ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo
Từng chiếc thuyền nan
Nhưng …
Điều này là chắc chắn.
Một – tấc – biển – Đông
Cũng
Không !

Cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi Mục Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả quý vị vào tuấn tới.

VIDEO - CA CSVN đạp vào mặt người biểu tình 17/7/2011 & giải trình về vụ 'công an khiêng người biểu tình'

Một video clip rất ngắn, 25 giây, là bằng chứng không thể chối cãi về sự hành hung thô bạo của an ninh với những người biểu tình hôm 17/7/2011 tại Hà Nội.




Đài RFA phỏng vấn anh Đức


Hành xử thô bạo

Video cho thấy, một thanh niên tham gia biểu tình đã bị khiêng như khiêng súc vật để ném lên chiếc xe buýt đang chờ sẵn nhằm hốt những người biểu tình khỏi hiện trường. Mặc dù bị 4 công an, sắc phục và thường phục nắm chặt cả 2 chân, 2 tay, hoàn toàn trong tình trạnh “bất khả kháng” nhưng thanh niên này vẫn bị một người mặc thường phục mà những người biểu tình nói là công an chìm, từ trên ô tô buýt bước xuống và đạp thẳng vào mặt.

Đây chỉ là một trong rất nhiều hành động thô bạo của nhà cầm quyền đối với những người biểu tình hôm Chủ nhật vừa rồi. Hàng chục bạn đọc đã phát biểu trên các diễn đàn mạng rằng họ bị đánh đập, đấm vào mặt, đạp vào bụng, đánh túi bụi và công an dùng những lời lẽ chửi bới thô bạo không kém gì côn đồ, xã hội đen.

Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, người đã bị công an tóm lên xe từ trước đó nói về người bị khiêng trong ảnh: “Cậu thanh niên ấy bị họ ném bịch một phát lên xe rồi nằm xoài ra, một lúc sau mới nhổm dậy được”.

Blogger Đông Hải Long Vương xác nhận rằng anh “đã bị khống chế như con lợn… mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo”.

“Trong đó có 2 phát được ăn “bánh giầy” vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực.”
Anh Vũ Quốc Ngữ, một người từng bị dồn lên xe buýt đưa về Công an huyện Từ Liêm, tuần này cũng nằm trong số đó, và đưa ra nhận định về hoạt động của phía công an như sau:

“Hành động rất thô bạo và ngôn ngữ thô bỉ.Khi họ đẩy tôi lên xe tôi thấy họ xô ngã một chú 62 tuổi, tôi phản đối chuyện đánh người già cả như thế thì một người cao gần gấp đôi tôi đấm vào ngực tôi…”

Chị Hằng, từ Vũng Tàu ra Hà Nội khiếu kiện, và tuần này tham gia cuộc tuần hành biểu tình, cũng cho biết ý kiến về hành xử của phía công an an ninh như sau:

“Họ dùng từ ngữ thô tục, họ kéo chân tôi và dùng những từ ngữ mà chỉ côn đồ dùng mà thôi. Tôi không biết chúng tôi có sống trong một xã hội, ‘gia đình có cha mẹ không nữa’.”

Một người biểu tình khác kể:
“Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào ‘bốt’ Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.

“Có bốn công an vào đánh xong bảo ‘ĐM mày, mày bảo tao đánh mày à?’

“Tôi bảo ‘mày đang đánh tao đây còn gì’ thì nó bảo ‘ĐM mày, thế thì tao phải đánh cho mày không nhận ra là ai đánh mày nữa.”

Truy tìm danh tính những hung thần
Trang Dân Làm Báo đang kêu gọi bạn đọc truy tìm danh tính những công an có hành vi côn đồ với dân, đặc biệt là người công an mặc thường phục đã đạp vào mặt người biểu tình khi thanh niên này hoàn hoàn trong tình trạng không thể kháng cự. (xem video clip). Tờ báo gọi đây là những “Việt gian”.

Những thông tin ban đầu được cung cấp từ bạn đọc cho biết như sau:

Dữ kiện 1: Một bạn đọc ở Thái Hà đã cung cấp thông tin: Viên công an này tên Minh, trước đây thường xuyên xuất hiện tại Nhà thờ Thái Hà để theo dõi giáo dân, cướp máy ảnh của giáo dân. Sau đó, nhiều giáo dân đã vạch mặt khiến tên an ninh chìm này không còn dám xuất hiện tại Thái Hà nữa…

Dữ kiện 2: Tên này cũng là người khóa tay bóp cổ sinh viên Nguyễn Tiến Nam trước chợ Đồng Xuân Hà Nội vào ngày 29-4-2008, khi anh Nam tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc nhân dịp đuốc Olympic Bắc Kinh được đón rước tại Việt Nam.

Dữ kiện 3:  Chỉ một vài tiếng, ngay sau khi bài viết được đưa lên, bạn đọc danlambao đã cung cấp thêm các thông tin như sau :

Bạn Người Hà Nội : Gửi các bạn yêu nước, những người quan tâm đến vận mệnh đất nước và người dân Việt Nam. Tôi đã nhận ra tên an ninh có hành vi súc sinh đối với người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ VN, hắn ta tên là Minh hiện nay đang là Đội phó đội an ninh quận Hoàn Kiếm TP-HN, còn tên đứng cạnh Minh chỉ đạo là trung tá Canh – phó công an quận Hoàn Kiếm TP-HN (áo trắng). Tôi gửi đến các bạn để lưu ý và quan tâm khi đến quận Hoàn Kiếm TP-HN mà nhận dạng được những gương mặt ác ôn đã có tội với đất nước và nhân dân VN.

Bạn có nick Patrick… : Thằng này đã xô ngã chú Hùng 62 tuổi ở bậc cầu thang xe buyt. Sau đó hắn đấm vào ngực tôi, khi tôi phản đối việc xô đẩy thô bạo người già, lúc chúng bắt chúng tôi lên xe buyt ở địa điểm gần đường tàu (Điện Biên Phủ) ngày 17 tháng 7. Nó vừa đánh người vừa chửi bới rất thô tục. Tôi đề nghị bản án nghiêm khắc cho tên đao phủ này ở một tòa án nhân dân công minh!

- Một bạn đọc không muốn tên cho biết thêm, cấp bậc của Minh hiện này là đại úy công an, và đang lo lót để chuẩn bị lên cao hơn.

Cận cảnh hình ảnh kẻ đã đạp vào mặt người biểu tình:






Tổng hợp từ DLB, BBC, RFA
@DCV

Hà Nội giải trình về vụ 'công an khiêng người biểu tình'

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh (Giám đốc Công an Hà Nội) thừa nhận, hình ảnh cảnh sát khiêng một người đàn ông biểu tình tự phát lên xe buýt ngày 17/7 là phản cảm, nhưng không có chuyện anh này bị cảnh sát đánh.

Theo Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh tại cuộc họp báo chiều 2/8, vừa qua công an thành phố nhận được thư của một số cá nhân đề nghị trả lời về sự việc có những người tập trung biểu tình tự phát phản đối việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông đã bị công an thành phố "đàn áp thô bạo". 
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và thượng tá Đào Thanh Hải trong buổi họp chiều 2/8. Ảnh: Thái Thịnh.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh và thượng tá Đào Thanh Hải trong buổi họp chiều 2/8. Ảnh: Thái Thịnh.
 Theo ông Nhanh, đến ngày 24/7 đã có 8 cuộc biểu tình tự phát với các thành phần tham gia là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Họ thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau khoảng 3 tiếng. Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.

Tướng Nhanh cho biết, trong cuộc biểu tình ngày 17/7, nhằm tránh gây ảnh hưởng giao thông, công an Hà Nội đã đề nghị đám đông giải tán. Tuy nhiên, trong số này có một người đàn ông (được xác định là Nguyễn Chí Đức, 35 tuổi, nhân viên một trung tâm dịch vụ viễn thông Hà Nội) không chấp hành. Anh Đức ngồi bệt xuống đất, khiến 4 cán bộ mặc sắc phục của công an quận Hoàn Kiếm phải khiêng lên xe buýt, đưa về đồn công an số 1 Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) để tuyên truyền, giải thích.

Trả lời báo chí về clip được phát tán lên mạng có hình ảnh một người đàn ông mặc thường phục đạp vào người anh Đức khi bị khiêng lên xe buýt, Giám đốc công an Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra phối hợp với VKSND cùng cấp đã điều tra xác minh, người mặc thường phục đó là đại úy Phạm Hải Minh. Trưởng công an quận Hoàn Kiếm đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đại úy Minh để phục vụ việc điều tra.

Đại úy Minh tường trình, hôm đó cảnh sát này bước từ trên xe buýt xuống để đỡ anh Đức lên, không đạp vào mặt anh này. Theo cơ quan điều tra, anh Đức cho biết không bị đánh và chỉ có sự xô đẩy khi đưa lên xe buýt. Kết quả khám tại Bệnh viện E - Hà Nội cho thấy, không phát hiện thương tích hay tổn thương trên người anh Đức.

Công an Hà Nội kết luận, không có căn cứ xác định anh Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông ngày 17/7.


"Chúng tôi điều tra phải có nguồn rõ ràng, căn cứ từ nhiều tài liệu khác nhau như nhân chứng, bị hại, đôi dép... chứ không thể dựa vào riêng hình ảnh clip", thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Nhanh thừa nhận, tổ công tác làm nhiệm vụ hôm đó cũng có sai sót, cần nghiêm khắc phê bình.

"Người ta ngồi ra đường có nhất thiết phải khiêng lên xe buýt hay không, khi họ không phải là tội phạm hay người đang bị truy nã. Hình ảnh trên đúng là phản cảm", tướng Nhanh nói.
Thái Thịnh


free counters
Free counters