THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 January 2012

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VNCH 1974

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

 

Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.

Chừng nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.

Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.

Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.

Tuyên bố bởi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974.

—————————-

Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam

The noblest and most imperative task of a Government is to defend the sovereignty, independence and territorial integrity of the Nation. The Government of the Republic of Vietnam is determined to carry out this task, regardless of difficulties it may encounter and regardless of unfounded objections wherever they may come from.

In the face of the illegal military occupation by Communist China of the Paracels Archipelago which is an integral part of the Republic of Vietnam, the Government of the Republic of Vietnam deems it necessary to solemnly declare before world opinion, to friends and foes alike, that:

The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes are an indivisible part of the territory of the Republic of Vietnam. The Government and People of the Republic of Vietnam shall not yield to force and renounce all or part of their sovereignty over those archipelagoes.

As long as one single island of that part of the territory of the Republic of Vietnam is forcibly occupied by another country, the Government and People of the Republic will continue their struggle to recover their legitimate rights.

The illegal occupant will have to bear all responsibility for any tension arising therefrom.

On this occasion, the Government of the Republic of Vietnam also solemnly reaffirms the sovereignty of the Republic of Vietnam over the islands off the shores of Central and South Vietnam, which have been consistently accepted as a part of the territory of the Republic of Vietnam on the basis of undeniable geographic, historical and legal evidence and on account of realities.

The Government of the Republic of Vietnam is determined to defend the sovereignty of the Nation over those islands by all and every means.

In keeping with its traditionally peaceful policy, the Government of the Republic of Vietnam is disposed to solve, through negotiations, international disputes which may arise over those islands, but this does not mean that it shall renounce its sovereignty over any part of its national territory.

(Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam dated February 14, 1974)
@Paracels Forum – The Discussion Proceeds For Peace

———————————-

Tuyên Cáo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa
về hành động Gây hấn của Trung Cộng

(19.1.1974)

Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân tới khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng.

Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm 11 chiến đĩnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18/1/1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đĩnh Việt Nam.

Sáng nay ngày 19/1/1974 hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Quốc là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.


Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và an ninh của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhắm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.


Tuyên Cáo trên đây là nguyên văn tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao VNCH, số 015/BNG/TTBC/TT

©  Người Sưu Tầm
Nguồn: Nguyễn Thái Học Foundation





Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.

Ám ảnh tắc đường ngày Tết


TPO - Mặc dù sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã được nghỉ học, về quê ăn Tết, tuy nhiên, những ngày này, nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn ách tắc trầm trọng.

Nỗi ám ảnh khi ra đường ngày Tết.
Nỗi ám ảnh khi ra đường ngày Tết. Ảnh chụp tại phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Minh Đức
Cảnh tắc đường trên phố Hàng Bông
Cảnh tắc đường trên phố Hàng Bông.
Tại phố Tây Sơn
Tại phố Tây Sơn.
Trên phố Nguyễn Lương Bằng
Trên phố Nguyễn Lương Bằng.

Minh Đức

Hà Nội ùn tắc hàng km dịp cận Tết


Những ngày giáp Tết, nhiều tuyến phố ở thủ đô ùn tắc kéo dài ngay cả vào giữa trưa. Trong dòng người chen chúc, những cành đào đỏ rực, quất vàng óng cũng bắt đầu xuống phố.
Không khí Tết tràn ngập chợ hoa Hà NộiHoa xuân xuống phố / Đào rừng Sapa bị thổi giá

Hơn một tuần trở lại đây, Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng.
Phố Huế (từ ngã tư Đại Cồ Việt đến đoạn giao với phố Nguyễn Công Trứ) các buổi sáng thường xuyên ùn tắc kéo dài.
Đường Âu Cơ sáng 17/1, tắc nghẽn kéo dài hàng cây số.
Đường Nghi Tàm đoạn gần chợ hoa Quảng Bá cũng ùn ứ với đủ loại phương tiện.
Người và xe phải nhích từng chút một mới qua được khu vực này.
Xe buýt, ôtô nối đuôi nhau kéo dài trên phố Kim Mã tối 17/1.
Sáng 18/1, phố Phạm Ngọc Thạch đông nghịt xe.
Đường Trường Chinh lúc 9h30h sáng nay vẫn ùn tắc kéo dài.
Người đi mua hoa đào len lỏi giữa dòng xe cộ.
Trưa nay, đường Láng vẫn ùn ùn phương tiện cùng tiếng còi xe inh ỏi.
Phố Láng Hạ cũng ùn tắc kéo dài. Ảnh : Lê Hiếu.
Ôtô dàn hàng 4 nên xe máy phải len lỏi giữa dòng xế hộp hoặc lao lên vỉa hè. Ảnh : Lê Hiếu.

Hoàng Hà - Lê Hiếu

Hội nghị SOM8 chống buôn người họp tại Hà Nội


Việt Nam sẽ là nước chủ nhà cho cuộc họp cấp cao lần thứ 8 (SOM 8)và cuộc họp liên bộ trưởng lần thứ 3 (IMM-3)bàn về nạn buôn người của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 2 sắp tới.

Các đại biểu dự cuộc họp SOM 8 sẽ xem xét và đánh giá sự hợp tác của các nước trong công tác phòng chống nạn buôn người giai đoạn 2008 đến 2010. Cuộc họp cũng bàn thảo các kế hoạhc cho giai đoạn từ 2010 đến 2012 và chọn các họat động ưu tiên cho năm 2012.

Các đại biểu tham dự cuộc họp IMM 3 sẽ bàn thảo và cùng đưa ra một thuyên bố chung về nạn buôn người. 

Các nước tiểu vùng sông Mê kông bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Thái Lan, và Campuchia.

Việt Nam chủ trì hội nghị quốc tế về buôn người


Việt Nam sẽ là nước chủ nhà của cuộc họp cấp cao lần thứ 8 và cuộc họp liên bộ trưởng lần thứ 3 bàn về nạn buôn người của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Việt Nam sẽ là nước chủ nhà của cuộc họp cấp cao lần thứ 8 và cuộc họp liên bộ trưởng lần thứ 3 bàn về nạn buôn người của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Theo chương trình, các đại biểu tham dự cuộc họp từ ngày 14 đến 16 tháng 2 tới, sẽ xem xét và đánh giá sự hợp tác của các nước trong công tác phòng chống nạn buôn người trong thời gian qua cũng như bàn thảo các kế hoạch cho giai đoạn từ 2010 đến 2012.

Các nước tiểu vùng sông Mê kông bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Thái Lan, và Campuchia.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Nghị sĩ McCain thăm Việt Nam


Thông báo của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho hay ông McCain sẽ đến Hà Nội ngày hôm nay, thứ năm, cùng 3 vị Nghị Sĩ Mỹ khác, để thảo luận với các quan chức cao cấp Việt Nam về tình hình quan hệ song phương.

Ông McCain là người có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Hồi 1967 ông từng bị ngồi tủ năm năm ở Hỏa Lò, sau khi chiếc máy bay do ông cầm lái bị bắn rơi ở Hồ Trúc Bạch. 

Sau ngày cuộc chiến kết thúc, ông là một trong những nhà chính trị tích cực thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.

Trước khi đến Việt Nam, ông McCain nói ở Philippines rằng theo ông nghĩ, chuyện đụng độ quân sự giữa các nước đang tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông là điều khó có thể xảy ra, nhưng chính phủ Hoa Kỳ sẽ giữ lời cam kết giúp đỡ cho những đồng minh như Philippines hiện đại hóa quân sự.

Ông cũng nói rằng ông không tin sẽ có căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Mỹ ở vùng Biển Đông là điều cần thiết, để đảm bảo ổn định và hòa bình cho khu vực này, và giúp các đồng minh tăng cường khả năng quân sự để ngăn chận thế mạnh của Hoa Lục.

Trả lời câu hỏi liệu Washington có muốn dựng lại căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines hay không, Vị Nghị Sĩ đang giữ vị trí quan trọng trong Ủy Ban Quân Lực Thượng Viện Mỹ nói là Hoa Kỳ sẽ thực hiện chính sách hợp tác mới, bao gồm việc mời đồng minh tham gia tập trận chung và cung cấp khí cụ, tầu chiến để giúp các nước đồng minh bảo vệ an ninh quốc phòng.



Quốc tế kêu gọi Việt Nam noi gương Miến Điện


Các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ kêu gọi Việt Nam thay đổi.

AFP

Miến Điện trả tư do cho 650 tù nhân chính trị, hình trên các thân nhân chờ đón trước trại tù Insein ở Rangoon hồi đầu tháng giêng 2012.


IPA: Việt Nam cần có một nền xuất bản tự do


Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ vừa cho ra bản báo cáo đầu tiên của tổ chức này về tự do xuất bản ở Việt Nam. 

Bản báo cáo dài 16 trang, có tên "Freedom to Publish in Vietnam: Between Kafka and the Thang Bom Logic" (tạm dịch "Tự do xuất bản ở Việt Nam: Logic giữa Kafka và Thằng Bờm"). Cũng cần nói thêm Franz Kafka là một trong những cây bút có sức ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 và hình ảnh Thằng Bờm là một nhân vật tượng trưng cho sự kém cõi về học thức tại Việt Nam.  

Bản báo cáo này dựa trên những thực tế mà tổ chức này ghi nhận được tại Việt Nam từ hồi cuối năm ngoái mà đưa ra những khuyến nghị để chính phủ Hà Nội hướng đến một nền xuất bản tự do hơn.
"Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích chính quyền Việt Nam bãi bỏ quá trình kiểm duyệt nhiêu khê, không rõ ràng, không hợp lý, quan liêu mà tất cả các tác phẩm phải trải qua trước và sau xuất bản". 
ông Bjorn Smith-Simonsen

IPA, HRW và CPJ.
IPA, HRW và CPJ.
Thông cáo báo chí IPA ra ngày thứ Ba cho biết báo cáo này sẽ được tung ra cùng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Geneva, nơi mà nhiều tổ chức LHQ đặt trụ sở. IPA cũng nói rằng việc cộng đồng quốc tế và những tổ chức ủng hộ tự do ngôn luận, cụ thể là Hội đồng Nhân quyền LHQ hay ASEAN, gia tăng kiểm soát tự do xuất bản và tự do ngôn luận là rất quan trọng. Trong thông cáo của mình, IPA cũng"thúc giục giới chức Việt Nam hướng đến những cải cách".   

Thông cáo báo chí cũng trích lời ông Bjorn Smith-Simonsen, Chủ tịch Ủy ban Tự do Xuất bản của IPA, nói rằng sau sự kiện nhà thơ Bùi Chát bị bắt trên đường nhận giải Quyền Tự do Xuất bản vào năm ngoái, IPA quyết định tìm hiểu điều kiện xuất bản tại Việt Nam. Bjorn Smith-Simonsen còn nhấn mạnh "Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích chính quyền Việt Nam bãi bỏ quá trình kiểm duyệt nhiêu khê, không rõ ràng, không hợp lý, quan liêu mà tất cả các tác phẩm phải trải qua trước và sau xuất bản". 

Ông này nói thêm: "Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấp nhận xuất bản tư nhân". 

CJP: Muốn phát triển phải có tự do báo chí


Cùng ngày, tại Bangkok, Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ cũng cho ra một thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger và nhà báo khác đang bị giam cầm. 

Phát biểu với đài RFA, ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp khu vực Đông Nam Á của tổ chức CPJ cho biết "Việt Nam đã thả ông Phạm Minh Hoàng, người được biết đến với hơn 30 bài viết trên mạng, thì cũng nên thả những cây bút khác và cho phép tự do viết lách".

Ông Shawn Crispin còn cho biết thêm, việc tự do viết lách có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Ông nói:
Tại Việt Nam, truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt rất gắt gao. Những nhà báo ở đây rất khó để kiểm tra những hoạt động của nhà nước. Tôi lấy ví dụ như việc nhà báo Hoàng Khương chẳng hạn. Ông này đang bị giam sau khi viết bài phanh phui sự tham nhũng của một số cán bộ công an.
Ông Shawn Crispin

Nhà dân chủ đối lập nổi tiếng Kyaw Min Yu cũng được chính phủ Miến trả tự do. AFP
Nhà dân chủ đối lập nổi tiếng Kyaw Min Yu cũng được chính phủ Miến trả tự do. AFP
"Tại Việt Nam, truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt rất gắt gao. Những nhà báo ở đây rất khó để kiểm tra những hoạt động của nhà nước. Tôi lấy ví dụ như việc nhà báo Hoàng Khương chẳng hạn. Ông này đang bị giam sau khi viết bài phanh phui sự tham nhũng của một số cán bộ công an. Cho nên, nếu nhà báo hay blogger được tự do viết thì người dân sẽ kiểm tra được những việc làm của chính phủ". 


Theo ghi nhận của CPJ, Việt Nam hiện đang giam giữ 9 cây bút, là những blogger hoặc những nhà báo chuyên nghiệp. Và blogger Điếu Cày là trường hợp được tổ chức CPJ quan tâm nhiều nhất. Ông nói:

"Chúng tôi có lẽ quan ngại nhất về trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hải, ông này bị bắt từ năm 2008 vì tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù ông lại bị giam tiếp mà không cho gặp mặt gia đình".

Trong khi đó, cũng trong ngày thứ Ba, ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW phát biểu trên hãng tin DPA, Đức, rằng Việt Nam nên noi gương Myanmar. Ngay sau khi bản tin được truyền đi, ông Phil Robertson đã cho RFA biết lý do của việc kêu gọi này. Ông nói:

"Tuần trước, Myanmar thả 302 tù nhân chính trị bao gồm cả những nhân vật đối lập quan trọng. Chúng tôi cho rằng tại sao Việt Nam không làm giống như thế trong khi Việt Nam cũng có nhiều tù nhân chính trị? Họ là những người bị bắt vì lý do chính trị".
Chúng tôi có lẽ quan ngại nhất về trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hải, ông này bị bắt từ năm 2008 vì tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù ông lại bị giam tiếp mà không cho gặp mặt gia đình

Noi gương Miến Điện


Ông Phil Robertson còn nói thêm, trước khi cuộc bầu cử ở Myanmar diễn ra vào năm 2010, với cương vị là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar tổ chức một cuộc bầu cử tự do. Tuy nhiên, theo ông Phil Robertson, lý do chính để HRW kêu gọi Việt Nam noi gương Myanmar không phải vì những phát biểu của Thủ tướng mà là vì Việt Nam cần tiến đến một "tiêu chuẩn nhân 
Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Với cương vị là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái. Nguồn chinhphu.vn
quyền quốc tế". Ông nói:

"Việt Nam nên làm theo Myanmar vì tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế là việc làm đúng. Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (nêu ra các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân); 

và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 (liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng) thì phải tôn trọng những thỏa thuận đó. Đâu là sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam? Tại sao giới lãnh đạo lại nói về dân chủ ở Myanmar nhưng không nói như thế ở Việt Nam?"

Việt Nam nên làm theo Myanmar vì tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế là việc làm đúng. Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 ; và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 thì phải tôn trọng những thỏa thuận đó
ông Phil Robertson

Trong phiên họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thượng đỉnh thứ 16 Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái. Và cũng cần nói thêm, cách đây một tuần, báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, cũng có bài viết ca ngợi sự dân chủ hóa ở Myanmar.

Xin được nhắc lại, Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ đều là những tổ chức quốc tế, làm việc với nhiều quốc gia nhằm đảm bảo những vấn đề liên quan đến các quyền cơ bản của con người. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Myanmar cần tổ chức bầu cử công bằng, có sự tham gia của nhiều đảng phái. Và cũng cần nói thêm, cách đây một tuần, báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, cũng có bài viết ca ngợi sự dân chủ hóa ở Myanmar.

Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế IPA ra đời năm 1896 với nhiệm vụ chính là ủng hộ và bảo vệ việc xuất bản, cũng như quảng bá về việc xuất bản như một cách thúc đẩy văn hóa và chính trị trên thế giới. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã ra đời được hơn 30 năm, với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ thành lập năm 1981, với phương châm chính là ủng hộ tự do báo chí. 

Theo dòng thời sự:

Câu chuyện của người lính VNCH trấn giữ Trường Sa đến ngày cuối cùng


2012-01-18

Ngày 19 tháng 1 năm nay đánh dấu 38 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ. RFA phỏng vấn ông Nguyễn Văn Mười, người lính VNCH đã giữ Trường Sa tới ngày cuối cùng.

Source UNCLOS

Bản đồ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Mặc dù yếu thế và trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến với Miền Bắc, Việt Nam Cộng Hòa đã làm hết sức mình để bảo vệ phần còn lại của đất nước là quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ bị kẻ thù dòm ngó tiếp.

Trước tiên ông Nguyễn Văn Mười cho biết về quãng thời gian ông phục vụ trong quân đội VNCH như sau:

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Tôi là Nguyễn Văn Mười, tự Nguyễn Hùng, sinh năm 1950. Đầu năm 1968 tôi tham gia vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và sau khi học ra trường tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 5 TQLC. Cho đến năm 1970 tôi thuyên chuyển về Tiểu Khu Phước Tuy vì lý do gia cảnh.

Tôi đã tham gia nhiều cuộc hành quân với Úc Đại Lợi. Cho đến năm 1971, cuối năm 1971 thì lực lượng Hoàng Gia Úc đã rút khỏi Việt Nam, trở về nước. Lúc đó Quân Lực VNCH, Tiều Khu Phước Tuy chúng tôi đương đầu với cộng sản cho đến ngày 1 tháng Giêng năm 1973 thì ký Hiệp Định Paris. 

Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

Cho đến đầu năm 1975 thì tôi được lệnh thuyên chuyển ra hải đảo Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa. Khi tôi ra ngoài đảo Sinh Tồn, nó có tất cả là 3 đảo là Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca. Nam Yết là bộ chỉ huy chính, Song Tử Tây là bộ chỉ huy nhẹ. Cuộc sống ở đó thì chúng tôi được chính phủ cấp lương thực hoàn toàn,

ông Nguyễn Văn Mười
ông Nguyễn Văn Mười
chỉ có khó khăn về vấn đề nước, nhưng mà tàu hải quân VNCH đã cung cấp nước đầy đủ.

Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

Bối cảnh trận chiến

Mặc Lâm:  Ông có thể cho biết hoàn cảnh lúc đó ra sao khi mà đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 và đơn vị của ông được điều động ra Trường Sa theo lệnh của ai vì theo chúng tôi biết thì trước đó quân đội không trú đóng trên đảo này mà chỉ có mặt tại Hoàng Sa mà thôi?

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Dạ thưa, khi mà Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 thì lúc bấy giờ Việt Nam Cộng Hòa đã cử một phái đoàn của Bộ Nội Vụ ra để khảo sát Quần đảo Trường Sa, thì lúc đó một cán bộ của Bộ Nội Vụ là ông Tôn Thất Tùng của Trường Quốc Gia Hành Chánh ra với nhiệm vụ là khảo sát Quần đảo Trường Sa.

Khi khảo sát Quần đảo Trường Sa rồi thì về báo cáo với Tổng Thống, thì Tổng Thống giao cho Bộ Tổng Tham Mưu điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC đi ra để củng cố phòng thủ chiến đấu bảo vệ Quần đảo Trường Sa. Khi bố trí phòng thủ xong trong vòng đó thì giao lại cho Tiểu Khu Phước Tuy quản lý.

Mặc Lâm:  Thưa, ông có thể cho biết là cơ hội nào ông gặp và biết câu chuyện của ông Tôn Thất Tùng và ông có thể kể lại cho thính giả RFA nghe được hay không ạ?

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Dạ thưa anh, năm 1986 tôi ra trại tù của A20 ở Xuân Phước (Tuy Hòa) thì tôi gặp ông Tôn Thất Tùng là Phó Tỉnh Trưởng của VNCH. Khi đó thì hai anh em tôi mới trao đổi với nhau vấn đề Quần đảo Trường Sa vào năm 1988 vào khi Trung Quốc đánh Quần đảo Trường Sa bắn giết bộ đội Việt Nam.

Tôi với anh Tôn Thất Tùng có bức xúc và hai anh em có ngồi tâm sự, thì anh Tùng có nói rằng năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa thì chính anh là người ra khảo sát Quần đảo Trường Sa. Khi khảo sát xong thì Tổng Thống Thiệu quyết định trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa có 5 đảo : Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Song Tử Tây. Nam Yết là bộ chỉ huy chính mà Song Tử Tây là bộ chỉ huy phụ. Bộ Tổng Tham Mưu giao lại cho Quân Đoàn III, rồi Quân Đoàn III giao lại cho Tiều Khu Phước Tuy để quản lý phạm vi của Quần đảo Trường Sa. Tiểu khu Phước Tuy giao cho Tiểu Đoàn 371 là tiểu đoàn cơ động của tỉnh để quản lý Quần đảo Trường Sa, cứ 3 tháng thì có một đại đội ra thay để mà trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

Nhưng đầu năm 1975, đến ngày 27 tháng 4 thì khi cộng sản chiếm Đà Nẵng, rồi Nha Trang thì họ đã chiếm mất hai đảo Sơn ca và Song Tử Tây, còn lại 3 đảo thì chúng tôi cương quyết tử thủ.

Mặc Lâm: Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến thì đơn vị của ông có xảy ra cuộc đụng độ nào với quân đội Miền Bắc hay không và họ tiếp quản các đảo như thế nào?

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Đến tháng 3 thì cộng sản đã chiếm đảo Song Tử Tây, và tháng 4 thì cộng sản đã chiếm đảo Sơn Ca, còn lại 3 đảo thì cộng sản đã đưa tàu chuẩn bị chiếm tiếp 3 hòn đảo nữa. Trong lúc đó thì có chiếc WEF-17 và chiếc BSON-14 yểm trợ cho 3 đảo này vì Nam Yết và Sinh Tồn thì liền nhau, còn Trường Sa thì nằm ở mé trên đó anh, nên do đó mà cộng sản không thể chiếm được.

Khi mà Song Tử Tây bị mất thì chúng tôi đã rút kinh nghiệm rồi, sẵn sàng để mà tử thủ: tử thủ hải đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Nhưng mà đến ngày 17 tây thì được lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, thì lúc đó chiếc WEF-17 vô hốt quân, chiếc BSON-14 yểm trợ để cho hốt quân. 

Thời điểm đó khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một "ngã tư quốc tế", coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái Bình Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.

Ô. Nguyễn Văn Mười

Đến ngày 19 thì đã hoàn tất. Khi chạy về tới bờ biển Vũng Tàu là đúng ngày 30 tây, sáng 8 giờ ngày 30 tây thì 10 giờ Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng đó anh.

Mặc Lâm:  Trong suốt thời gian đồn trú trên đảo Trường Sa có bao giờ ông thấy sự xuất hiện của tàu Trung Quốc hay của các nước khác tới gần đảo hay không, thưa ông?

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Thời điểm đó không có một chiếc tàu nào gọi là quân sự mà đi trong vùng biển của Quần đảo Trường Sa, chỉ có tàu buôn, bởi vì khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một "ngã tư quốc tế", coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái Bình Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.

Mặc Lâm:  Còn Đài Loan thì sao? Họ đóng quân ở đảo Ba Bình trước đó rất lâu khi Việt Nam có mặt tại những hòn đảo kế bên thì thái độ của họ ra sao, thưa ông?

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Đài Loan có một đảo là đảo bây giờ họ đang giữ mà ngày xưa ta gọi là Thái Bình nhưng họ gọi là đảo Ba Bình. Nó là đảo lớn nhứt của Quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đóng quân ở đó, Philippines thì ở đảo Song Tử Đông gần Song Tử Tây, thì hai bên thường xuyên chạy qua trao đổi với nhau rất là tình cảm.

Còn đảo Thái Bình do Đài Loan chiếm giữ, khi mà tàu hải quân của VNCH chạy ngang gần bờ của đảo Thái Bình thì đảo Thái Bình báo động và cho trực thăng và tàu chiến ra, nhưng khi ra thấy cờ của VNCH thì họ kéo trở vô đảo chớ không đưa tàu chiến ra nữa. Đài Loan chưa bao giờ có một tư thế để lấn chiếm Quần đảo Trường Sa.

Mặc Lâm:  Xin ông cho biết từ Vũng Tàu ra Trường Sa thì hải trình gần như gấp đôi từ Nha Trang ra, tại sao Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó không giao sự quản lý Trường Sa cho Quân Đoàn II mà lại giao cho Quân Đoàn III?

Ô. Nguyễn Văn Mười:  Bộ Tổng Tham Mưu giao cho Quân Đoàn III bởi vì Quân Đoàn III quản lý thực tế còn thực chất là do Hải Quân  quản lý ở biển, bởi vì Hải Quân VNCH ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân rất đông, họ di chuyển dễ dàng hơn ở Nha Trang, còn tàu chiến lớn đậu ở Sài Gòn.

Nha Trang thuộc Vùng 2 Duyên Hải không có tàu lớn mà chỉ có loại tuần duyên không à, do đó giao lại cho Quân Đoàn III để mà chuyên chở quân đội đi cho dễ dàng dó anh.

Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn ông!

Tính phi pháp của tấm bản đồ đường lưỡi bò


2012-01-18

Cách đây không lâu một bài báo của Xizhe Peng có tựa "Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai" đăng trên tạp chí Science vào ngày 29/7/2011, kèm theo các bản đồ Trung Quốc có vẽ đường lưỡi bò phi pháp.

RFA screen capture

Bài báo của Xizhe Peng có tựa "Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai" đăng trên tạp chí Science (bản online)


Các luận điểm của tác giả Xizhe Peng ngay lập tức đã bị nhiều trí thức Việt Nam lên tiếng phản đối, trong đó có  GS Phạm Quang Tuấn giảng dạy tại Đại học New South Wales, Úc.

Ông đã gửi một lá thư cho tạp chí Science, giải thích rõ ràng về tính phi pháp của bản đồ đường lưỡi bò và đề nghị Science xét đăng lá thư này.

Sau nhiều lần trì hoãn, Science buộc phải đăng bức thư và xét lại cách mà họ làm trước đây khi cho phép đăng tải một vần đề thiếu tính khoa học và lịch sử.

Phóng viên Mặc Lâm của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do đã  phỏng vấn GS Phạm Quang Tuấn để biết thêm chi tiết và được trình bày sau đây.

Mặc Lâm:  Thưa Giáo Sư, cảm ơn ông đã dành thời gian cho chúng tôi trong buổi nói chuyện ngày hôm nay. Thưa, xin ông cho biết ông phát hiện bài báo "Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai" của Xizhe Peng đăng trên tạp chí Science như thế nào?

GS Phạm Quang Tuấn: Vâng. Cái này là do một đồng nghiệp đại học ở bên Mỹ họ đọc được rồi họ báo tin cho tôi.

Mặc Lâm:  Thưa, sau khi đọc bài báo ấy thì cảm giác đầu tiên của Giáo Sư như thế nào ạ?

GS Phạm Quang Tuấn: Tôi cũng cảm thấy thất vọng là tại vì một tờ báo rất là lớn như tờ Science, một trong hai tờ báo khoa học nổi tiếng nhất thế giới mà lại đăng cái bản đồ vô lý đó, thành ra tôi hết sức tức giận và thất vọng đối với tờ báo đó.

Mặc Lâm:  Chắc Giáo Sư cũng biết là sau khi bài báo ấy phát hành thì một nhóm cựu sinh viên tại New Zealand đã phát hiện và tỏ thái độ rất gay gắt đối với Science. Không biết lá thư của Giáo Sư có gửi đến tạp chí này cùng thời gian với họ hay không?

GS Phạm Quang Tuấn:  Dạ không. Thực ra thì cái thư của tôi và cái thư của nhóm sinh viên ở New Zealand gửi đi hầu như là cùng một lượt, tại vì khi mà tôi được cái tin đó thì tôi mới thông báo cho tất cả mọi người quen biết thì cái tin đó loan ra rất nhanh. Và theo tôi hiểu thì sau đó nhóm sinh viên New Zealand đã gửi lá thư của họ, trong khi đó thì tôi cũng đang thảo lá thư của tôi, thế nhưng mà hai lá thư đó mang hai mục đích khác nhau.

Lá thư của nhóm kia thì có mục đích là bày tỏ sự giận dữ và phản đối, còn lá thư của tôi thì có mục đích rõ ràng là để đăng lên phản hồi trên báo Science. Hai lá thứ đó khác nhau.

Mặc Lâm:  Sau khi lá thư phản biện về đường lưỡi bò trong bài báo của Giáo Sư gửi đi thì tờ báo có cho ông biết là sẽ đăng nó, hay chờ sự xem xét nào của ban biên tập hay không ạ?

GS Phạm Quang Tuấn: Dạ không. Thư để gửi đăng báo Science thì họ có quy trình rõ ràng là cái thư phải nằm trong website của họ, sau đó bình thường thì họ sẽ xét cái thư đó được đăng hay không, và nếu mà đăng được thì họ sẽ đăng, hoặc là trước hết họ sẽ đưa cho tác giả bài báo đó xem và có phản hồi hay không, và sau đó nếu thấy mình có lý thì họ sẽ đăng.

Tuy nhiên, vì cái thư đó tới hầu như cùng một lúc với thư phản đối của các nhóm khác thành ra báo Science gộp tất cả lại và trả lời chung chung trên báo của họ thôi. Do đó cái thư của tôi hầu như là bị quên đi.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết là bà Jennifer Sills có tiếp xúc qua email với Giáo Sư và ông đã yêu cầu bà này nên đăng bức thư, câu chuyện này có đúng với những diễn tiến đã xảy ra hay không ạ?

GS Phạm Quang Tuấn:  Dạ vâng. Thật ra họ không có trả lời tôi gì hết. Sau 3 tuần tôi phải viết thư nhắc lại

Đây là bản đồ chỉ rõ vùng lưỡi bò má Trung Quốc phổ biến khắp nơi.
Đây là bản đồ chỉ rõ vùng lưỡi bò má Trung Quốc phổ biến khắp nơi. Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển hình "lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông
họ, và khi mà tôi nhắc thì bà cũng không nói là thư có được đăng hay không, mà bà chỉ nói là đã có trả lời chung chung như vậy rồi.

Và tôi mới phải nói rõ ra với bà là cái thư của tôi nó không có liên quan gì đến cái thông cáo của họ hết, tại vì cái thông cáo của họ nói rất là kỳ cục, họ đổ cho những độc giả là đã hiểu lầm Science chứ thật ra trong Science thì ai mà viết bài thì người đó chịu trách nhiệm chứ còn báo thì không có chịu trách nhiệm gì về lời nói hết.

Đó là cách trả lời trốn trách nhiệm của Science qua cái thông cáo của họ, trong khi đó cái thư của tôi là để nói về những cái sai lầm của bài báo của tác giả Tàu đó, do đó tôi mới chỉ rõ cái điều đó cho họ, và từ đó mới có mấy cuộc tranh luận giữa tôi và bà Jennifer Sills.

Kinh nghiệm cho VN

Mặc Lâm:  Thưa Giáo Sư, có một sự thật là Trung Quốc quá mạnh trên các diễn đàn khoa học của thế giới và hình như họ sẵn sàng dùng lợi thế này để khuynh loát các nơi uy tín trong mục đích tạo cho dư luận cái cảm giác là đường lưỡi bò là đúng đắn và hiện hữu. Theo Giáo Sư thì trí thức Việt Nam khắp thế giới phải đối phó như thế nào trước cái khuynh hướng này ạ?

GS Phạm Quang Tuấn:  Theo tôi nghĩ thì chúng ta vẫn có thể theo dõi và phản đối khi có cơ hội, như là trong trường hợp vừa rồi, thế nhưng mà cái chính là chúng ta phải dựa vào các học giả chuyên về luật biển trên toàn thế giới – không phải chỉ có Việt Nam thôi đâu – mà các nhà khảo cứu của các nước khác nữa, tại vì ở Việt Nam bây giờ thì rất còn yếu về cái chuyện nghiên cứu luật biển này.

Chúng ta không có những nhà nghiên cứu hay những luật gia có tiếng để mà tranh đấu cho chính chúng ta, do đó chúng ta phải dựa vào các học giả quốc tế, các luật gia quốc tế.

Mặc Lâm:  Qua kinh nghiệm này thì để tránh những sự cố tương tự xảy ra, theo Giáo Sư thì chúng ta nên làm gì? Viết những bài báo khoa học trình bày lại tính chất phi lý của đường lưỡi bò, hay là kể lại câu chuyện này trên các tạp chí uy tín quốc tế như Nature hay Time Magazine chẳng hạn… để đánh động sự chú ý hơn của các nhà khoa học trên thế giới, thưa ông?

GS Phạm Quang Tuấn:  Vâng. Nếu mà có thể đăng được trên các báo nổi tiếng trên thế giới thì điều đó rất là hay, tuy nhiên viết bài đăng trên các tạp chí như vậy cũng cần khả năng về tiếng Anh, khả năng về viết báo, và bỏ rất nhiều thì giờ nghiên cứu, nên tôi không chắc là các nhà khoa học Việt Nam có làm được chuyện đó không.

Dĩ nhiên là chúng ta phải cố gắng để báo tin cho các dư luận trên thế giới biết, họ phản ứng ra sao thì cái đó cũng may rủi thôi. Chẳng hạn như là khi có một lá thư của nhóm khoa học gia gửi tới báo Nature, tức là một trong hai tờ báo khoa học lớn nhất thế giới (cùng với Science), thì báo đó đã có bài phản ứng rất mạnh và họ quyết liệt nói là sẽ không có nhận bản đồ lưỡi bò đó. Thế nhưng mà cái đó hầu như là một trường hợp đặc biệt và có thể nói là may mắn cho chúng ta.

Mặc Lâm:  Qua kinh nghiệm vừa rồi của Giáo Sư khi viết những bài phản biện có tính khoa học để gửi đăng trên các tờ báo chuyên ngành của thế giới thì Giáo Sư có chia sẻ gì cho trí thức trong và ngoài nước, thưa ông?

GS Phạm Quang Tuấn: Nếu mà viết thư cho báo Khoa Học (Science) thì điều cần nhất là chúng ta phải nói rõ ràng và khách quan, bởi vì lý lẽ thuộc về chúng ta. Chúng ta đừng có nên thiên lệch, cứ việc nói một cách khách quan và có dẫn chứng rõ ràng thì họ sẽ nghe.

Mặc Lâm: Cảm ơn Giáo sư Phạm Quang Tuấn đã dành thời gian cho chúng tôi trong buổi nói chuyện hôm nay!