THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 April 2012

Ai trả nợ cho công ty nhà nước?

Ai trả nợ cho công ty nhà nước?

Cập nhật: 13:26 GMT - chủ nhật, 8 tháng 4, 2012

PetroVietnam phải xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng.

Một chuyên gia từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nói với BBC chính người dân và những người đóng thuế sẽ phải "bỏ tiền" ra để trả nợ vì những "sai phạm" kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ đôla gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước mới được thanh tra trung ương phát giác.

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo phát hiện "sai phạm kinh tế" lên đến 30.720 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ đôla, tại các tập đoàn lớn của nhà nước.


Kết quả này được đưa ra dựa trên báo cáo của Thanh tra Chính phủ sau khi tiến hành 25 cuộc thanh tra trong ba tháng đầu năm 2012.

"Tôi nghĩ cái đó là nhân dân thôi, lại lấy tiền của dân ra trả chứ còn ai trả được nữa. Nhà nước trả cũng là tiền của dân. Tóm lại những án tù chỉ là những hình phạt mang tính răn đe. Còn tất cả những tai họa, mất mát này là đổ vào đầu dân, đổ vào đầu những người đóng thuế, đổ vào đầu những người hiện nay đang rất vất vả cho cuộc sống mưu sinh của mình và tất cả đều phải gánh chịu," Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến nói với BBC hôm 08/4/2012.

'Vấn đề cũ'

Trước hết, về việc hàng loạt các đại doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân Đội, Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn... bị thanh tra chính phủ phát hiện "sai phạm" gây tổn thất nặng nề, Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến bình luận:

"Đây là kết quả thanh tra mới nhất, nhưng vấn đề rất cũ rồi. Việc các tập đoàn nhà nước làm ăn lỗ là, thì từ bao năm nay các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định. Và với cách thức quản lý như hiện nay, chuyện ấy là đương nhiên. Nếu làm (điều tra) chi tiết, đi đến cụ thể, thì việc các tập đoàn kinh tế làm lỗ lã đến hàng tỷ đô-la là chắc chắn."

Chuyên gia cho rằng các sai phạm trước hết xuất phát từ "hệ thống quản lý" với các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty... đều được "các lãnh đạo cấp cao" của nhà nước bổ nhiệm, chính hệ thống này đã tạo ra các "kẽ hở" cho các hành vi tham nhũng, gian dối, lách luật và lợi dụng kẽ hở quản lý để tư lợi.


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Chủ trương tái cấu trúc các khu vực kinh tế nhà nước là đúng, nhưng cách làm là rất sai. Bây giờ cần phải định nghĩa khu vực kinh tế nhà nước là cái gì đã và trong phát triển của đất nước, khu vực ấy đóng vai trò gì. Phải xác định mục tiêu, rồi sau đó mới phân loại và thực hiện các cải cách."

Ông Tiến, người cũng là Tổng Biên tập Tạp chí Nhà Quản lý và Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý thuộc Vusta không bình luận về việc Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng có trách nhiệm gì hay không trong việc Tập đoàn Dầu khí, thời ông làm lãnh đạo, bị phát hiện vi phạm gây tổn thất lên tới trên 18.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vị chuyên gia nói: "Hiện tượng tương đối phổ biến là sau khi đã làm không tốt ở cấp thấp thì điều chuyển lên cấp cao hơn, đấy là hiện tượng mà tôi dùng (từ) là tương đối phổ biến. Còn đối với trường hợp Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi miễn bình luận."



Việt Nam đang hụt hơi?

Việt Nam đang hụt hơi?

Vũ Hoàng, phóng viên RFA

2012-04-08

Mới đây 2 tờ báo uy tín của Anh “The Economist” và của Mỹ “The Forbes” có những bài viết nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam thời gian gần đây.

RFA photo-Sàn giao dịch bất động sản BECAMEX tại Hà Nội.




Qua đó, những kết luận cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút và Đảng Cộng sản Việt Nam gắn quá chặt với những nguyên tắc của mình khiến nền kinh tế bị chững lại. Ghi nhận lại thông tin, Vũ Hoàng có bài tổng hợp sau đây.

Với tiêu đề “Việt Nam: Từ anh hùng trở thành số không” trên tạp chí The Economist hôm 31/3, tác giả nhận xét rằng, chỉ vài năm trước đây, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển hút tầm ngắm của cả thế giới, vậy nhưng hôm nay Việt Nam lại tụt hậu thê thảm. Trong đó, bài báo chỉ ra lạm phát của Việt Nam xếp hàng cao nhất Châu Á, hàng ngàn doanh nghiệp bị phá sản, giá bất động sản lao dốc và hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước chới với vì những khoản nợ xấu. Qua cách đánh giá của bài báo, người ta nhận thấy một Việt Nam với những thay đổi đột ngột theo chiều hướng xấu đi, mặc dù, giới lãnh đạo đã thấy được điều đó, nhưng đi từ sự nhận thức cho đến phải làm gì là quãng đường quá xa.


Mất niềm tin



Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012. RFA/AFP photo.


Trong khi đó, một báo cáo khác của hãng đánh giá kinh doanh quốc tế Grant Thorton cho biết, 3 tháng đầu năm nay, niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam bị giảm mạnh bất chấp đã có những chuyển biến vĩ mô. Lời nhận xét này rơi vào đúng thời điểm khi niềm tin doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu bắt đầu khởi sắc. Ông Kent Atkinson, giám đốc Grant Thorton thừa nhận, thật không vui khi thấy xu hướng niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam không cùng chiều với cải thiện của thế giới, các hoạt động hỗ trợ vốn vay, tình trạng thiếu lao động kỹ năng, quan liêu và đặc biệt là khả năng tiếp cận tài chính vẫn là những rào cản đối với niềm tin doanh nghiệp tại Việt Nam.



Sau gần một năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng lạm phát chốt lại cuối năm ngoái vẫn ở mức 20%. Lãi suất cho vay ra tại các ngân hàng đã có lúc được đẩy lên tới xấp xỉ 25%, và với chi phí kinh doanh đó thì khó có một doanh nghiệp nào có thể trụ nổi. Từ đó dẫn tới các doanh nghiệp khai phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động là khó tránh khỏi, và con số gần 80,000 vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam.

Mặc dù, bước sang quí 1 năm nay, với động thái giảm 1% lãi suất, được coi là nỗ lực linh hoạt từ phía Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp vẫn cho rằng “liều thuốc” này không thể cứu được họ. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, lại có đến gần 12,000 doanh nghiệp xin phá sản hoặc ngưng nộp thuế kinh doanh. Trong cuộc họp thường kỳ hôm 1/4 của Thủ tướng với các thành viên chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam phải thừa nhận việc có nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản phần nào cũng thể hiện sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội cho rằng trở ngại nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khiến tình trạng doanh nghiệp phải đóng cửa vẫn là vốn tín dụng, ông nói:

Rõ ràng đó là một dấu hiệu không tốt, chúng tôi đã đưa ra nhiều bài phân tích nói về những tín hiệu đáng báo động, đúng hơn là những tín hiệu lo ngại về khu vực doanh nghiệp đặc biệt là xu hướng các doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc không nộp thuế.

TS Nguyễn Minh Phong

Rõ ràng đó là một dấu hiệu không tốt, chúng tôi đã đưa ra nhiều bài phân tích nói về những tín hiệu đáng báo động, đúng hơn là những tín hiệu lo ngại về khu vực doanh nghiệp đặc biệt là xu hướng các doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc không nộp thuế. Theo giải trình của Bộ Đầu Tư, đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, một số doanh nghiệp gắn liền với hoạt động ở ngành thủy sản.

Tôi cũng đồng ý rằng, trong nửa đầu năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đang ở tình trạng khó khăn nhất trong nhiều năm gần đây, sự chịu đựng đã kéo dài, sự hỗ trợ của doanh nghiệp đã đến hạn. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải tiếp nhận nguồn vốn chi phí cao nhất thế giới, trên dưới 20% là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì thế số lượng các doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như không hoạt động đang có xu hướng tăng lên.”

Mặc dù vậy, TS Phong cho rằng Việt Nam cũng nhận thức được khó khăn của các doanh nghiệp, do đó, Chính phủ đang lên kế hoạch giảm, chậm hoặc miễn thuế và áp trần cho vay để các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn.

Đó là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy còn với doanh nghiệp Nhà nước thì sao? Quay trở lại bài viết “Việt Nam: Từ anh hùng trở thành số không” tác giả chỉ ra những tồn tại như hiện tượng tham nhũng, sự thiếu minh bạch và tình trạng lãng phí của khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn là những căn bệnh kinh niên. Người viết nhắc lại vụ ra tòa của Vinashin hôm mới đây 27/3, theo đó, một doanh nghiệp Nhà nước lớn bậc nhất của Việt Nam, từng được các chính trị gia khuyến khích và mở rộng, nhưng cuối cùng ban điều hành bị kết tội quản lý yếu kém, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng và bị trừng phạt với bản án cao nhất 20 năm tù cho ông Phạm Thanh Bình, nguyên tổng giám đốc.


Đang mất dần sức hút

Một công ty sản xuất đế giày phải đóng cửa, máy móc để phơi nắng phơi mưa. Photo Nam Duong.


Dưới bình diện dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam, tờ báo uy tín của Mỹ The Forbes mang tựa đề Việt Nam đang mất dần sức hút, bài viết cho thấy một bức tranh ảm đạm về tình hình FDI tại Việt Nam, trong đó tổng số vốn được thực thi cả năm vừa rồi sụt giảm đến 35% so với năm trước đó, dừng lại ở mức hơn 11 tỉ đô la. Và nguyên nhân chính được tác giả chỉ ra là do lạm phát, giá nhân công tăng và chuyện đình công. Bài báo mô tả, kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa năm 1987, đã có hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài đến đây làm ăn, thế nhưng, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn, từ năm 2008 cho tới nay, lạm phát đã trở thành nỗi ám ảnh.



Hơn nữa chi phí lao động của Việt Nam từng được coi là lợi thế rẻ đã không còn là sức hút giới đầu tư nước ngoài, khi những cuộc biểu tình đòi tăng lương của người lao động tăng đột biến theo cấp số nhân trong vòng 3 năm trở lại đây, nếu năm 2009 chỉ khoảng 200 vụ, năm 2010 là hơn 400 vụ, thì 2011 là gần 1,000 vụ. Thậm chí, trong báo cáo năm 2012 của Ngân hàng Thế giới có tên Doing Business, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn bị tụt 11 bậc so với năm 2008, xuống vị trí 98 trên tổng số 183 quốc gia trong bảng xếp hạng.

Nhận xét chung về môi trường đầu tư Việt Nam thời gian gần đây, TS Lê Đăng Doanh không ngạc nhiên với những gì đang diễn ra:

Các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đã nêu lên nhiều kiến nghị về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi.

TS Lê Đăng Doanh

Việc thực thi các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có sự chậm trễ rõ rệt do năng lực của nhà đầu tư, năng lực thực hiện của phía Việt Nam hay là khả năng giải phóng mặt bằng… Các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đã nêu lên nhiều kiến nghị về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi theo như họ nói, lạm phát tăng cao, các chi phí đầu vào tăng lên và một loạt các quy định đối với nhà đầu tư của chính phủ được đưa ra mà không có sự tham khảo của các nhà đầu tư, người ta đã viện dẫn một loạt các quy định như là hạn chế các cảng để nhập khẩu, như là khâu thủ tục về lao động nước ngoài…”

Dường như màu tối là gam chủ đạo cho bức tranh doanh nghiệp tại Việt Nam thời gian qua, với cái bóng của lạm phát bao trùm. Nhưng phải chăng lạm phát là nguyên nhân duy nhất? Câu trả lời là không, vì lạm phát chỉ là sản phẩm của cả một quá trình ra quyết định từ các cấp điều hành. Theo ông Jonathan Pincus, một chuyên gia giảng dạy chương trình kinh tế Fullbright tại Việt Nam cho rằng, đối với các vấn đề kinh tế, Việt Nam thường có xu hướng cho rằng đó là ảnh hưởng của toàn cầu thay vì thừa nhận những nguyên nhân nội tại như tham nhũng, quyết định đầu tư tồi của các doanh nghiệp nhà nước và năng lực quản lý kinh tế vĩ mô.

Lời giải cho bài toán kinh tế Việt Nam sẽ phải bắt đầu từ gốc gác đó là quá trình ra quyết định quản lý từ cấp trung ương, thế nhưng việc này cũng không dễ dàng thực hiện vì quyền lợi trong kinh doanh và quyền lực trong chính trị phải chăng vẫn luôn đi kèm?