THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 January 2011

# VN Ca^`n Che^' Ta`i Ca'c Co^ng Ty Mo^i Gio+'i Xua^'t Kha^?u Lao Ddo^.ng

Tất cả các công ty môi giới do Nhà nước VC xây dựng nên, chẳng lẽ chúng nó chặt
tay chúng nó.
 
 

Việt Nam Cần Chế Tài Các Công Ty Môi Giới Xuất Khẩu Lao Động

Trọng Thành

Lĩnh vực chống nạn buôn người, liên quan đến Việt Nam, trong năm qua, có một số biến chuyển đặc biệt. Theo báo chí trong nước, ngày 14/12/2010, tại Huế, một hội thảo quốc tế khẳng định "khuynh hướng (buôn người) đang gia tăng ồ ạt".

Tháng 6 năm 2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi, và nếu liên tục ở trong danh sách này hai năm, Việt Nam có thể bị đưa vào danh sách các nước bị chế tài đặc biệt.

Bộ Tư pháp Việt Nam đã soạn thảo một dự án luật phòng chống buôn người. Văn bản này đã được đưa ra Quốc hội bàn thảo và có kế hoạch thông qua vào đầu năm 2011.

RFI phỏng vấn luật sư Phan Quốc Cường, phụ trách Quản trị truyền thông và giao tế của BPSOS (Washington) để tìm hiểu rõ hơn tình hình hiện nay.

==> Bấm vào đây để theo dõi cuộc phỏng vấn.

Nguồn: RFI

Khi thuyền trưởng Mai Phụng Lưu bỏ biển !

SGTT.VN - Bạn tôi làm ở công an tỉnh Quảng Ngãi, đang công tác ở đảo Lý Sơn, một buổi chiều cuối tháng 12.2010, gọi điện thông báo: "Mai Phụng Lưu thất nghiệp rồi. Ổng phải giao tàu cá cho đầu nậu vì mắc nợ nhiều quá".

Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu (áo sọc, giữa) trong ngày trở về đất liền (26.10.2010) sau 44 ngày đêm bị Trung Quốc bắt giữ và bị kẹt trên đảo vì gió bão. Ảnh: Minh Đức

Biết là khi tàu cá bị nước ngoài bắt lần thứ tư ngày 11.9, trước sau gì ông Lưu cũng trắng tay, thế nhưng, trước thông tin này, tôi cũng bất ngờ và xót xa, nên tôi đã đón tàu ra đảo...

Có lẽ một trong những người đi biển được nêu tên nhiều nhất trên các báo trong tháng 10.2010 là thuyền trưởng Mai Phụng Lưu bị phía Trung Quốc bắt giữ cùng chín ngư dân. Ngư dân Nguyễn Đảng, gần 70 tuổi, là một trong chín thuyền viên đi trên tàu của Mai Phụng Lưu, trách: "Thằng cha Lưu đi biển thuộc từng hòn đảo, từng rặng san hô ngầm. Lái thuyền lượn quanh các đảo như người ta đi xe máy tránh ổ gà trên những đoạn đường quen gần nhà. Anh em đi với nó rất khoái. Nhưng cũng không có thằng cha nào can đảm như cha này, bị Trung Quốc bắt nhiều lần mà vẫn không ngán, vẫn ra khơi".

Mai Phụng Lưu giờ ở tuổi 44, có thâm niên 30 năm sóng gió biển khơi, nhưng giờ như chim gãy cánh, khi ba tháng nay, không dám ra khỏi nhà. Trước đó, khi con tàu QNg 66 478 TS được thả về, Mai Phụng Lưu phải giao chiếc tàu cho đầu nậu vì ông mắc nợ đến 600 triệu đồng. Đó là chưa kể những khoản nợ sau ba lần bị Trung Quốc phạt tiền trước đó, mỗi lần 7 vạn nhân dân tệ, đã đẩy Mai Phụng Lưu vào con đường cùng kiệt. Đời người đi biển, con thuyền còn quan trọng hơn nhà vì còn thuyền thì có thể làm ra nhà. Mai Phụng Lưu không có thuyền đi biển, giống như người mất chân.

Vì nợ nần chồng chất, giờ đây thuyền trưởng Mai Phụng Lưu không còn thuyền đi biển, như người mất chân. Ảnh: TL SGTT

Hôm đến nhà thăm ông Lưu, tôi thấy ông cầm gàu múc nước tưới rau mà mắt không buồn nhìn cây rau. Hỏi bà Nguyễn Thị Lan, vợ ông Lưu, thì được biết, nhà có một con trai và con rể đi bạn cho người ta, một đứa khác thì phải lên Tây Nguyên hái càphê kiếm tiền. "Còn con bé út tên là Mai Thị Tu, đang học lớp 10, thấy nhà cực quá, đã vào Sài Gòn làm thuê, giờ thì về thành phố Quảng Ngãi bán cơm kiếm ăn hàng ngày", bà Lan nói trong nước mắt.

Hôm ngồi nói chuyện với tôi, ông Lưu đã phải trở thế mấy lần, bởi trận đòn sau ngày bị bắt 11.9 đã làm cho "lưng của ông có vấn đề". Nhưng ông nói, đau da thịt vẫn có thể chịu đựng được. Mai Phụng Lưu nói: "Vận mình xui xẻo, người ta kỵ lắm. Mình leo lên thuyền họ, lỡ có chuyện gì, mang tiếng chết".

PHẠM ANH

Bắt một giám đốc thao túng đấu giá đất

Thứ Sáu, 31.12.2010 | 08:39 (GMT + 7)

(LĐ) - Tin từ CA huyện Quảng Trạch ngày 30.12 cho biết: CA huyện vừa bắt khẩn cấp 7 đối tượng thao túng đấu giá đất tại xã Quảng Trung ngày 25 và 26.11, gồm Trần Văn Long (GĐ một Cty xây dựng), Trần Trung Thông, Trần Văn Minh, Lê Văn Lương, Nguyễn Anh Tuấn, Phan Công Phụng và Phạm Văn Thái cùng quê xã Quảng Trung.

Trước phiên đấu giá, Long thuê các đối tượng trên đến nhà những người mua phiếu đấu giá đe dọa, yêu cầu không tham gia đấu giá hoặc muốn đấu trúng với giá thấp phải chi tiền cho nhóm của Long. Với thủ đoạn này, nhóm của Long đã kiếm được 96 triệu đồng từ những người đấu trúng. Ngoài ra, Long cũng kiếm được 40 triệu đồng từ việc ngăn cản những người tham gia đấu giá giúp một đối tượng khác đấu thắng với giá thấp.

Hà Bình

Công an đi bắt ổ bạc bị ném trọng thương

Thứ Sáu, 31.12.2010 | 10:27 (GMT + 7)

(LĐO) - Khi các trinh sát ập vào bắt quả tang ổ bạc, một cảnh hỗn loạn đã xảy ra và một cán bộ công an đã bị con bạc gây trọng thương.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Sự việc xảy ra vào khoảng 22h ngày 29.12, khi đội CSĐT tội phạm về TTXH CA quận Hà Đông, Hà Nội do anh Kiều Xuân Quyền, đội phó Đội CSĐT tội phạm về TTXH làm tổ trưởng đến nhà đối tượng Đào Quang Úy (SN 1965, trú tại tổ 18, phường Phú Lương, quận Hà Đông) để triệt phá ổ đánh bạc. 

Khi các chiến sĩ công an ập vào nhà Úy phát hiện khoảng 12 đối tượng đang đánh bạc trên ba chiếu bạc, dưới hình thức chơi chắn. Mặc dù các chiến sĩ công an đã yêu cầu mọi người chấp hành hiệu lệnh, ngồi im để kiểm tra. Thế nhưng chính lúc đó đối tượng Úy và Đào Quang Sỹ (SN 1967) đã hô hào các con bạc bỏ chạy, tẩu tán tang vật. Đồng thời kích động cho họ hàng và nhiều người kéo đến xô đẩy, gây cản trở và dùng gạch ném vào tổ công tác. Hậu quả anh Quyền bị gãy 3 xương sườn, đứt tuyến lệ mắt, phải đi bệnh viện cấp cứu. 

Hiện vụ việc đang tiếp tục điều tra xử lý.

Ngọc Lương

Lừa bán người quen vào “động quỷ”

Thứ Sáu, 31.12.2010 | 10:30 (GMT + 7)

(LĐO) - Sau 12 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, lưu lạc xứ người, khi con lớn mới được về nước thăm gia đình, chị T đã làm đơn tố cáo các đối tượng lừa bán mình.

Ngày 30.12, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử vụ án "mua bán phụ nữ". Các bị cáo là Nguyễn Xuân Hải (SN 1953, xã Văn Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội), Nguyễn Thị Hợp (SN 1978), Nguyễn Thị Việt (SN 1977) đều trú tại xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Các bị cáo tại toà
Các bị cáo tại toà

Theo cáo trạng, đầu năm 1998, Hải quen với Nguyễn Thị Luận một người phụ nữ cùng quê nhưng đã lấy chồng ở Trung Quốc. Luận nói chuyện và nhờ Hải tìm phụ nữ để bán vào ổ mại dâm với tiền công 500.000 đồng/ người. Để thực hiện Hải đã tìm và nói chuyện cho Hợp và Việt biết, sau đó hứa nếu tìm được mối sẽ trả công 250.000 đồng/người. 

Để nhanh chóng có "hàng" Hợp và Việt đã tìm đến người quen ở cùng xã Tân Hòa. Sáng 1.3.1998, khi gặp chị T. đang trên đường về nhà, Hợp và Việt gọi lại trò chuyện hỏi thăm gia cảnh, đồng thời ngỏ ý xin việc làm cho chị ở thành phố với mức lương cao mỗi tháng 10 triệu đồng.  Do nhẹ dạ cả tin, trong khi bố chị T mới mổ dạ dày đang cần tiền điều trị, nghĩ đi làm trên thành phố có thu nhập cao sẽ đỡ đần cho gia đình, chị T. đã đồng ý đi theo các đối tượng. Nghe lời dặn của chúng, trước khi đi, chị T. còn rủ thêm 2 người bạn khác cùng đi. Kết quả, việc làm trên thành phố chẳng thấy đâu, cả 3 chị đều bị đưa bán sang Trung Quốc.

Sau nhiều lần bị mua đi, bán lại giữa các chốn lầu xanh nơi xứ người. Sau đó chị T. đã được gả cho một người đàn ông bản xứ, hai người đã có với nhau 3 con trai. 12 năm sau, ngày 9. 6, chị T. mang con trai lớn về nước thăm gia đình và đã tố cáo hành vi của 3 "tú ông, tú bà". Sau đó cả 3 đối tượng trên đã bị truy tố về tội "mua bán phụ nữ".

Tại phiên toà cả 3 bị cáo Hải, Hợp và Việt đều phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hải 6 năm tù, hai bị cáo Hợp và Việt cùng mức án 5 năm tù.

Ngọc Lương

Taxi mất lái đâm chết CSGT

Thứ Sáu, 31.12.2010 | 23:23 (GMT + 7)

Vào hồi 1h30 ngày 31/12/2010, một chiến sĩ CSGT Công an Thanh Hóa đã hi sinh trong khi đang làm nhiệm vụ tại đường Hồ Chí Minh.

Vụ việc xảy ra tại km 629 + 400, đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận thị trấn Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tổ công tác tuần tra cảnh sát giao thông do Trung úy Nguyễn Văn Chỉnh (SN 1979) thuộc Phòng CSGT - Công an tỉnh Thanh Hóa làm nhiệm vụ, kiểm tra xe và giấy tờ xe của anh Võ Văn Trung (SN 1985), lái xe BKS 37N - 9168 vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Cung đường qua huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cung đường qua huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Khi tổ công tác đang kiểm tra giấy tờ xe này thì một chiếc xe taxi BKS 38N - 8648  do anh Phùng Văn Đạt (SN 1979, quê Hà Tĩnh) điều khiển đi từ Nghệ An ra Thanh Hóa. Chiếc xe này va vào xe máy BKS 37X7 - 0506 chạy ngược chiều do anh Lô Văn Chương (SN 1965, quê Nghệ An) điều khiển. Trên xe máy có đèo thêm anh Vi Văn Tẳm (SN 1970, quê Nghệ An).

Sau khi va vào xe máy, taxi mất lái, lao sang bên kia đường và đâm vào lái xe Võ Văn Trung và Trung úy Nguyễn Văn Chỉnh đang đứng ở bên phần đường còn lại.

Hậu quả là Trung úy Nguyễn Văn Chỉnh tử vong tại chỗ. Anh Võ Văn Trung bị thương nặng. Anh Vi Văn Tẳm ngồi sau xe máy cũng bị thương nặng. Hai người ngồi trên xe taxi là lái xe Đạt và người phụ nữ là hành khách cũng bị thương phải nhập viện.

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra khiến đường Hồ Chí Minh tại đoạn này bị ách tắc nghiêm trọng.

Trao đổi với PV, đại diện Phòng CSGT- CA tỉnh Thanh Hóa xác nhận vụ việc và cho biết, lái xe tải Võ Văn Trung cũng đang ở trong tình trạng nguy kịch.

Vụ việc đang được cơ quan công an làm rõ. Thi thể trung úy Nguyễn Văn Chỉnh đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân để làm thủ tục mai táng.

Theo VNN

Vợ Bí thư Huyện uỷ Hướng Hoá là chủ hàng gỗ lậu?

Thứ Ba, 4.1.2011 | 09:03 (GMT + 7)

(LĐ) - Báo Lao Động ngày 31.12.2010 đã đưa tin "Quảng Trị: Bắt vụ buôn lậu gỗ quý hiếm trị giá nhiều tỉ đồng", theo đó, lực lượng phòng, chống ma tuý Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị (QT) ngày 29.12 đã bắt một vụ buôn lậu gỗ quý hiếm từ nước ngoài về Việt Nam qua đường biên giới Việt – Lào thuộc địa phận huyện Hướng Hoá – tỉnh QT.

Ngay sau khi phát hiện, lái xe tên Nguyễn Văn Quang (sinh năm 1972, trú thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá) cùng chiếc xe tải chở tang vật biển kiểm soát 74K-7424 đã bị tạm giữ tại cơ quan điều tra Bộ đội Biên phòng. Đến chiều 31.12.2010, lái xe Quang đã được cơ quan chức năng cho về nhà, chờ khi nào cần thì triệu tập, còn chiếc xe tải và gỗ tang vật vẫn  bị tạm giữ. Khai báo ban đầu của Nguyễn Văn Quang cho biết: Ngày 29.12, bà Hồ Thị Kim Sai – trú tại thị trấn Khe Sanh - bảo Quang lái xe tải của mình vào tại bản Sê Pu (Cù Bai – Hướng Lâp), giáp biên giới Lào, để chở gỗ kèm theo lời bảo đảm "hàng có giấy tờ đầy đủ, không sợ gì". Sau khi bốc hàng xong, xe chạy ra đến Đồn biên phòng 609 thì bị bắt giữ. Sau khi kiểm tra, các nhân viên công vụ thuộc Bộ đội Biên phòng QT cho gọi lái xe Quang vào lập biên bản với lý do chở hàng không đủ giấy tờ.

Quá trình xe tải chở gỗ do lái xe Quang điều khiển hôm đó chạy từ hướng biên giới Việt – Lào ra thị trấn Khe Sanh theo đường Hồ Chí Minh có một xe ôtô con màu đen áp tải, trên xe ngoài những người khác có bà Hồ Thị Kim Sai. Khi xe dừng lại các trạm kiểm soát thì bà Sai cùng một người đàn ông xách cặp đen vào làm việc. Việc phát hiện vụ buôn lậu gỗ quý hiếm này ngoài lực lượng phòng, chống ma tuý Bộ đội Biên phòng QT còn có một số lực lượng chống buôn lậu dân sự khác cũng có được nguồn tin báo tội phạm từ quần chúng. Nhân viên công vụ và những người liên quan trong quá trình phát hiện, bắt giữ vụ buôn lậu gỗ quý hiếm này khẳng định, người phụ nữ đi trên chiếc ôtô con chính là bà Hồ Thị Kim Sai – vợ của Bí thư Huyện uỷ Hướng Hoá - ông Hồ Văn Nhờ.

Giới buôn bán gỗ quý hiếm địa phương cho rằng, lô hàng gỗ huê này có giá từ 15 – 20 tỉ đồng Việt Nam. 

P.V

Phát hiện một vụ đột nhập máy ATM để trộm tiền

Thứ Ba, 4.1.2011 | 22:51 (GMT + 7)

Lúc 4 giờ 15 phút ngày 4/1, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) - Chi nhánh Tân Bình, số 341 đường Cộng Hòa, phường 13, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ đột nhập buồng máy ATM của ngân hàng để trộm tiền.

Tuy nhiên, trong lúc kẻ trộm cắt phá máy camera đã bị bảo vệ của ngân hàng phát hiện kịp thời, bắt giữ.

Hiện tang chứng và kẻ trộm đã được bàn giao cho Công an phường 13, quận Tân Bình để tiến hành điều tra.

Sau nhiều sự cố trộm tiền trên máy ATM cùng với những khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã tăng cường công tác bảo vệ an ninh cho những buồng máy ATM nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch cũng như hạn chế tối đa thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì vậy mà liên tiếp nhiều vụ cắt phá máy ATM của các ngân hàng trong thời gian gần đây đã bị phát hiện.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng nghiệp vụ Ngân hàng điện tử SCB cho biết vấn đề an ninh, an toàn cho máy ATM luôn được SCB đặc biệt quan tâm bằng các biện pháp như lắp đặt hệ thống camera tích hợp có sẵn trong mỗi máy ATM; đồng thời SCB còn trang bị thêm hệ thống camera quay ngoài và đặt ở góc quay để ngân hàng có thể quan sát 24/24h tổng thể hành vi giao dịch trong buồng máy.

Bên cạnh đó, tất cả máy ATM đều được lắp đặt ở những vị trí phù hợp, an ninh. Hiện tại, SCB cũng đang hoàn tất quá trình triển khai công tắc từ báo động tại máy ATM.

Cơ chế hoạt động của thiết bị này là khi có tác động đến cửa két của máy ATM, hệ thống sẽ báo động tại chỗ và báo động về trung tâm, đồng thời kích hoạt số điện thoại của công an địa phương.

Theo TTXVN

“Chìm xuồng” một vụ trốn thuế hàng trăm triệu đồng

Thứ Tư, 5.1.2011 | 08:27 (GMT + 7)

(LĐ) - Mặc dù các cơ quan chức năng bỏ ra rất nhiều công sức để xác minh, làm rõ một vụ hai doanh nghiệp mua bán không có hoá đơn chứng từ hàng triệu lít dầu DO, trốn thuế hàng trăm triệu đồng, thế nhưng chỉ vì "mối quan hệ" mà một số lãnh đạo chính quyền và các cơ quan pháp luật của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã thống nhất cho "chìm xuồng" vụ việc bằng cách chỉ xử lý hành chính. 

Bài 1: Mua bán xăng dầu, trốn thuế

Ngày 20.8.2010, CA huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) phối hợp với quản lý thị trường kiểm tra tàu chở dầu DO mang biển số SG 04154 đang bơm dầu lên bồn của DN tư nhân xăng dầu Trường Thống (thị trấn Vàm Láng, Gò Công Đông -  viết tắt là DNTN Trường Thống), phát hiện trên tàu chở 68.850 lít dầu DO không hóa đơn chứng từ. Từ đầu mối này, các cơ quan chức năng đã khám phá ra một liên kết buôn lậu, kinh doanh dầu DO trốn thuế hàng trăm triệu đồng.

DNTN xăng dầu Trường Thống. Ảnh: P.V
DNTN xăng dầu Trường Thống. Ảnh: P.V

Tài công tàu Phan Văn Bảy thừa nhận tàu SG 04154 vận chuyển 68.850 lít dầu của Cty TNHH một thành viên Biên Phòng (do trung tá Lê Văn Vệ - Chủ nhiệm hậu cần Biên phòng tỉnh Tiền Giang làm GĐ – viết tắt là Cty Biên Phòng) bán cho DNTN Trường Thống (do bà Nguyễn Ngọc Linh, làm chủ DN). Tại thời điểm kiểm tra, những người trên tàu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số dầu DO trên. Tổ kiểm tra còn thu giữ cuốn sổ tay giao nhận dầu DO giữa DNTN Trường Thống và Cty Biên Phòng từ ngày 24.4.2010 đến ngày 20.8.2010 là hơn 3,4 triệu lít dầu DO. Đến 7h30' ngày 21.8.2010, ông Lê Văn Vệ mới xuất trình cho tổ kiểm tra hóa đơn GTGT của Cty Biên Phòng xuất bán 68.850 lít dầu DO cho DNTN Trường Thống. Trước hành vi vi phạm này, ngày 11.10.2010, UBND huyện Gò Công Đông ban hành quyết định xử phạt 18.100.000 đồng vì không cung cấp hóa đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trên đường trong thời hạn 12 giờ...

CA huyện đã đề nghị UBND huyện Gò Công Đông lập đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật tại DNTN Trường Thống. Ngày 16.11.2010, UBND huyện Gò Công Đông đã có kết luận thanh tra số 1532/KL-UBND. Theo kết luận, 8 tháng năm 2010, DNTN Trường Thống nhập hàng không hóa đơn đầu vào, bán hàng không xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng 365.692 lít dầu DO. Đây là hành vi trốn thuế. Số tiền trốn thuế tạm tính hơn 457 triệu đồng.  Bà Linh khai: Từ tháng 4.2010 đến 31.8.2010, Trường Thống có mua dầu DO của Cty Biên Phòng là 1.131.345 lít. Trong đó có xuất hóa đơn là 423.700 lít; còn lại 707.645 lít chưa xuất hóa đơn. Theo giải trình của bà Linh, lý do chưa xuất hóa đơn là vì Trường Thống còn nợ tiền của Cty Biên Phòng... Ngoài ra, từ ngày 1.1.2010 đến 31.8.2010, Trường Thống có bán cho 8 hộ ngư dân (40 ghe) là 843.102 lít dầu DO, nhưng chỉ xuất hóa đơn GTGT là 351.740 lít, còn 491.362 lít chưa xuất hóa đơn. Cơ quan chức năng xác định DNTN Trường Thống có hành vi trốn thuế với số tiền tạm tính là hơn 614 triệu đồng.

Cơ quan chức năng huyện Gò Công Đông cũng xác định: Từ ngày 1.1.2010 đến 19.8.2010, Cty Biên Phòng đã bán cho DNTN Trường Thống khoảng 8,2 triệu lít dầu DO. Riêng trong cuốn sổ tay thu được trên tàu SG 04154 đã thể hiện việc Cty Biên Phòng đã bán cho DNTN Trường Thống hơn 3,4 triệu lít dầu DO.

Nhóm P.V

# Ho^.i Lua^.n Vo+'i Linh Mu.c Ly' (3/1/2011)

# Hội Luận Với Linh Mục Lý (3 tháng 1, 2011)

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2050

Vừa qua, trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1) có tổ chức một cuộc hội luận giữa linh mục Nguyễn Văn Lý và phóng viên LạcViệt được ghi lại như sau:

- Kính thưa linh mục Nguyễn Văn Lý, trong Lời Kêu Gọi tiến hành giải thể ĐCSVN để thiết lập một chế độ dân chủ đa đảng, thưa linh mục, sao ngài cho đây đã là thời cơ chín muồi?  Và nếu nó chín muồi, linh mục dựa trên những yếu tố nào?

- Vâng, thời cơ chín muồi này có vừa khách quan vừa chủ quan.  Vừa chủ quan là người dân trong nước, cũng như của tất cả chúng ta đã qúa khao khát, còn thời cơ có tính khách quan là vì nội bộ của ĐCSVN đã phân hóa trầm trọng, bằng chứng là chính từ nội bộ của họ đã phát đi những tín hiệu mong ước vĩnh viễn vứt bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, và sự cai trị độc tôn độc đảng, rồi chính từ nội bộ của họ cũng đã manh nha có những tổ chức muốn thay thế lẫn nhau.  Đây là cơ hội của chúng ta dựa vào cái sơ hở của họ, khi họ chủ quan coi thường lương tri của 90 triệu dân Việt Nam.  Họ đã tổ chức Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long mà chọn ngày Quốc Khánh của Trung Cộng để khai mạc.  Đã biết họ lệ thuộc vào Trung Cộng nhiều, nhưng mà họ lộ liễu một cách công khai như vậy, thì chưa có.  Đó chính là yếu huyệt của họ, cho nên ngay từ đó, chúng ta đã tìm mọi cách để có thể tiến hành việc giải thể ĐCS được rồi.  Bây giờ đến lúc họ sắp khai mạc Đại Hội, họ sẽ bầu một ban lãnh đạo mới, thì với cái Đơn Tố Cáo Và Yêu Cầu Truy Tố Với 2 Tội Phản Quốc Và Bán Nước, là có ý kết tội họ trước quốc dân và trước công luận quốc tế rằng tập đoàn này không xứng đáng để lãnh đạo đất nước.  Vì tập đoàn này, hoặc là cố tình phạm vào 2 tội này, hoặc ít nhất là đồng lõa, có bằng cớ hẳn hoi.  Và họ không thụ lý vụ kiện này, thì họ phải trả lời với công luận quốc tế và công luận của quốc dân.  Nhưng họ im lặng không chịu trả lời, không có nghĩa là họ vô tội, mà phải hiểu rằng họ đã có tội.  Cái đơn ấy, với mục đích nhằm đánh gục uy tín của họ xuống.  Chắc chắn là họ sẽ có một đại hội, gọi là thành công theo kiểu của họ, rồi họ cũng bầu ra được ông Chủ Tịch Nước, ông Thủ Tướng, rồi ông Tổng Bí Thư, V.V... Những tất cả những người này, chúng ta có thể nói với mọi người rằng, đây chỉ là những người tội phạm, những bị cáo, những bị can và những người đáng bị trị tội... Vậy không tiến hành giải thể chế độ cộng sản, thì phải đợi đến lúc nào?  Ta phải tiến hành ngay trong đại hội đảng của họ và tiếp tục gia tăng áp lực suốt năm, cho đến cao điểm là Kỳ Bầu Cử Quốc Hội cuối năm.  Kỳ bầu của quốc hội của họ, có lẽ họ cũng thành công theo kiểu của họ, nhưng mà chúng ta hy vọng rằng áp lực để đạt được một trong hai: Hoặc họ chấp nhận đa đảng và chúng ta chen chân vào, và ta chấp nhận bị thua trong một hoặc hai nhiệm kỳ vì họ có 3 triệu đảng viên, còn ta thì chưa có.  Vậy một trong hai nhiệm kỳ này là thời cơ công khai cho chúng ta chiêu tập hàng ngũ của chúng ta.  Tất cả các tổ chức dân chủ, tiên tiến phải tận dụng thời cơ đó mà đào tạo, huấn luyện nhân sự của mình.  Còn mình vẫn không tin tưởng thắng được CS thì chúng ta chấp nhận một cách khách quan là chúng ta tranh cử công bằng rồi mà thua, thì họ tiếp tục lãnh đạo. Là bởi vì, chúng ta không thắng được là do chúng ta thiếu tổ chức... Chúng ta vẫn quyết tâm tạo áp lực quốc hội đó cũng cảm thấy mình nhục nhã, mình không phải đại biểu của dân mà chỉ là đại biểu của Đảng.  Nội bộ của quốc hội đó phải phân hóa trầm trọng và tức khắc phải phân ra những khuynh hướng phải có đảng đối lập.  Những đại biểu quốc hội này cũng đã nhục nhã làm đại biểu bù nhìn... Không có lý gì mà cứ tiếp tục làm đại biểu bù nhìn mãi như thế được.  Cho nên chúng ta không ảo tưởng rằng là chúng ta áp lực thành công ngay một lúc, nhưng không thành công được nhiều thì cũng thành công được ít.  Vì vậy, nếu chúng ta không tận dụng cơ hội này, thì chúng ta không thể gây áp lực tẩy chay bầu cử quốc hội đa đảng cuối năm 2011 được.  Chúng ta phải tập dợt cho dân chúng, gây áp lực có tính quần chúng, gọi tắt là biểu tình. Và tập dợt nhiều lần cho đến cao điểm là cuối năm.  Gỉa sử cho đến cuối năm mà vẫn chưa thành công, chúng ta sẽ tiếp tục qua năm 2012, 2013, rốt cuộc cũng phải tiến đến thành công.  Phần còn lại là phải sắp xếp lại hàng ngũ của chúng ta, gia tăng biện pháp khoa học hơn, có những dự án chính trị khoa học hợp lý, và chúng ta cũng chưa có những tổ chức lớn mạnh đủ, thì khi chúng ta phát động như thế này cũng là một cách chúng ta tập hợp lực lượng của chúng ta, để vừa chiến đấu vừa đào tạo.  Đào tạo về đạo đức, đào tạo về chuyên môn, xin cảm ơn.

- Xin cám ơn linh mục Nguyễn Văn Lý, và thưa linh mục, trước đây chúng ta đã từng biết, có nhiều lời kêu gọi giải thể ĐCS tương tự như là lời kêu gọi hôm nay, nhưng đặc biệt là có cái chữ tiến hành, "tiến hành giải thể"... Vậy xin linh mục giải thích thêm, chúng ta tiến hành như thế nào, có những công việc cụ thể nào được gọi là tiến hành cho cả người đấu tranh trong quốc nội và cho cả người đấu tranh ở hải ngoại?

- Vâng, chữ "tiến hành" này là do một em học sinh lớp 10, khi tôi đang soạn bản văn này, em đó nói rằng, giải thể thì giải thể mau cho rồi, con chán lắm rồi, con mệt mõi lắm rồi.  Em đó gọi tôi bằng Ôn, vậy Ôn có muốn cho mọi người giải thể thì phải "tiến hành" đi.  Thành ra tôi nói đúng, con thông minh, phải tiến hành ngay.  Thành ra, em nói con không đóng góp gì được nhiều, trong Lời Kêu Gọi của Ôn đây, thì con chỉ đóng góp 2 chữ "tiến hành".  Tôi có ý nói điều này để qúy vị hiểu rằng, tâm lý của dân chúng đã chín muồi rồi. Chỉ một học sinh thôi, cũng muốn tiến hành, mà chúng ta không "tiến hành" nghĩa là gì?  Thưa qúy vị trong cái lời kêu gọi này đã có đến 8 đối tượng phải tiến hành:

1) Hai Bộ Chính Trị của khóa 10 và khóa 11, họ phải biết rằng, họ là những người phản quốc và bán nước. Yêu cầu họ, hoặc tuyên bố tự giải thể, hoặc chấp nhận đa nguyên đa đảng để cùng cạnh tranh công khai.  Hai điểm này họ không làm là không được, bởi vì lúc họ phải thấy rằng, quyền lực không còn nằm trong tay hoàn toàn của họ nữa đâu.

2) Công an và bộ đội: CA và BĐ là một trong những nhân tố quyết định thành công hay không, cho nên chúng ta phải có chiến lược, vừa phân hóa họ, vừa cô lập những phần tử Việt Gian đi theo Mao Trạch Đông, đi theo Hồ Chí Minh, những người mà giết dân không gớm tay, những người mà lái xe húc đổ nhà dân, những người mà lái xe cán lên đầu của những chiến sĩ cách mạng dân chủ mà vẫn cảm thấy bình tâm, những người đó phải bị cô lập và phân hóa.  Chúng ta cần phải chinh phục những người trong hàng ngũ còn có một chút lương tri, kêu họ phải đứng về phía dân tộc một cách dứt khoát, hay là bằng chứng chúng ta thấy rằng có cơ sở để chinh phục. Thứ nhất, cách đây gần 5 năm, báo Tự Do Ngôn Luận phát hành thì chính lực lượng công an, bộ đội, và bộ đội biên phòng, tự mình in báo này ra ngay trong tòa soạn của họ từ 3 ngàn số một kỳ, lên 10 ngàn số, rồi lên 35 ngàn số, và hôm kỷ niệm 4 năm đấu tranh, họ đã in ra 42 ngàn số, nhưng họ chủ quan cho nên bị sơ hở, bị lộ, và hiện nay họ phải giảm xuống còn 15 ngàn số.  Con số này có phải là hoang tưởng không?  Thưa không, bởi vì người của chúng ta vào tận cùng in cùng đóng báo với họ và thấy họ chuyển số báo đó lên xe và chở đi rõ ràng.  Số lượng này là có thật.  Bây giờ người của chúng ta đã không vào được tòa soạn nữa, bởi vì bị lộ rồi, cho nên con số 15 ngàn hiện nay là con số do họ báo cho chúng ta thôi. Chớ mà in ấn hình cố Đức Giám Mục Phillipin Nguyễn Kim Điền là biểu tượng cho sự thật và lẽ phải. Chung quanh phòng của họ, để trong cặp da của họ là chuyện có thật.  Họ đã in một bức ảnh của ngài lớn treo trên tường và cho người từ Hà Nội vào tặng tôi... Một hiện tượng nữa, chính họ nói với tôi rằng, chúng con hiện nay có khoảng 50% là ủng hộ việc của cụ.  Tôi nói rằng, dựa vào đâu mà nói đến tỉ lệ như vậy?  Họ nói rằng, chúng con ngồi ăn với nhau, chúng con nói chuyện với nhau, thì chúng con biết.  Ở trong tòa soạn Báo Nhân Dân của họ, thì có những nhân viên, bề ngoài thì làm biên tập viên của báo Nhân Dân, nhưng mà chỉ đi lấy những tin tức thời sự vậy thôi, còn thật sự lập trường của họ thì hướng về chúng ta.  Cho nên, chính lãnh đạo của văn phòng đó lấy tin tức về phong trào dân chủ, phổ biến cho nhân dân của mình.  Người họ xin bài của chúng ta để phát trong nội bộ của họ.  Họ cho tôi biết trong dịp Đại Hội La Vang này, về phía chúng tôi, chúng tôi không có in bài phát tán, bởi vì chúng tôi tôn trọng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.  Không muốn tận dụng những cơ hội đó mà biến thành những chuyện gì đó, rồi các ngài khó trả lời.  Nhưng, nếu như có sự phát bài ở giữa, thì chính lực lượng công an đã phát.  Lực lượng công an đang ủng hộ chúng ta và làm những điều đó.  Họ cũng muốn phát động lên cao trào mà lịch sử và đồng bào giao phó cho họ...

(Vì còn rất dài, mong qúy vị lắng nghe trong phần thâu âm)

Ngày 4 tháng 1 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Đoạn băng ghi âm MP3 giữa phóng viên LạcHồng và linh mục Nguyễn Văn Lý.  Riêng phần đầu đoạn băng, có phần nói chuyện của linh mục Phan Văn Lợi:

Attachment: 20110102224431LMLy 1.mp3
Attachment: 20110102230413LMLy 2.mp3
Attachment: 20110102232606LMLy 3.mp3
Attachment: 20110102234734LMLy 4.mp3

Than, dầu thô VN sẽ ‘cạn kiệt’ năm 2025


Than và dầu thô cạn kiệt ảnh hưởng lớn đến công suất phát điện của Việt Nam

Than và dầu thô cạn kiệt ảnh hưởng lớn đến công suất phát điện của Việt Nam.

Việt Nam đối diện với nguy cơ thiếu trầm trọng nhiên liệu thô dùng cho phát điện trong 15 năm tới, một chuyên gia về quản lý năng lượng cảnh báo.

Ông Nguyễn Bá Vinh, điều phối viên Dự án dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VN dự đoán tài nguyên than đá, dầu khí của VN sớm cạn kiệt, một khi ''phong trào'' xây nhiệt điện vẫn tiếp tục.

Sau 5 năm thực hiện, dự án tiết kiệm điện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kết thúc năm 2010, với tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Than đá, dầu DO là nhiên liệu chính của hệ thống nhiệt điện tại Việt Nam.

Theo ông Vinh, khả năng thiếu hụt điện trong tương lai là khá lớn nếu Việt Nam không có chính sách tiết kiệm và phát triển năng lượng bền vững.

"Việt Nam khi ấy sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng lớn, phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày một tăng," vị quản đốc chương trình tiết kiệm năng lượng nói.

Nghèo tài nguyên?

Trong khi đó một phó thủ tướng Việt Nam thừa nhận Việt Nam không có nhiều năng lượng thô như nhiều người nghĩ.

Tài nguyên nước, năng lượng, đất và khoáng sản đang dần thiếu và khan hiếm

Hoàng Trung Hải - Phó TT

"Tài nguyên nước, năng lượng, đất và khoáng sản đang dần thiếu và khan hiếm," phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói tại hội nghị tổng kết ngành tài nguyên-môi trường năm 2010.

Báo Việt Nam đưa tin ông Hải quan ngại với việc sử dụng lãng phí tài nguyên khoáng sản ở trong nước.

"Nguồn khoáng sản của Việt Nam không có nhiều nhưng quản lý và sử dụng còn rất lãng phí,

"Nguồn thu từ xuất khẩu nguyên liệu thô không đáng bao nhiêu," tờ Tuổi Trẻ trích lời người lãnh đạo chính phủ phụ trách năng lượng và công nghiệp.

Và phó thủ tướng Việt Nam nói đến khả năng dừng hẳn xuất khẩu khoáng sản thô trong tương lai.

"Chúng ta đang cố gắng hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản thô và tiến tới việc dừng hẳn xuất khẩu khoáng sản thô."

Ông Hải kêu gọi áp dụng công nghệ "chế biến sâu" đối với khoáng sản, tuy nhiên không nói rõ Việt Nam sẽ dùng loại công nghệ gì. Hay kỹ thuật nhập từ nước nào.

Nóng bỏng

Xuất khẩu nguyên liệu thô từng là đề tài thời sự nỏng bỏng trên các trang báo trong nước. Dư luận quan ngại về tầm nhìn thiển cận của một số tỉnh thành khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Một số dự án dùng kỹ thuật thô sơ, lạc hậu, cốt moi đất lên để bán, trong khi không có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.

Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, tháng Ba năm ngoái tỉnh Nghệ An đã đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản đối với doanh nghiệp vi phạm môi trường, khai thác không đúng thiết kế, không đủ thủ tục pháp lý.

Cạnh đó Nghệ An cũng tạm dừng cấp giấy phép khai thác mới một số khoáng sản để "kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh, lập lại trật tự".

Tỉnh Cao Bằng cũng vừa ra quyết định ngưng cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ nay cho đến năm 2013

'CSVN Dứt khoát phải làm đường sắt cao tốc'


Tàu shinkansen của Nhật

Việt Nam muốn xây đường sắt cao tốc theo mô hình của Nhật

Bộ trưởng Giao thông Vận tải khẳng định sẽ làm lại để trình Quốc hội báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc vốn bị bác hồi năm ngoái.

Hồi tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam đã bác đề xuất cho dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh trị giá 56 tỷ đôla.

Nay bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội rằng một "đơn vị tư vấn" của Nhật Bản đang chuẩn bị ký hợp đồng nghiên cứu khả thi dự án tàu cao tốc với Việt Nam để thúc đẩy dự án này.

Nội dung hợp tác được ông Dũng cho biết là "làm lại báo cáo tiền khả thi trước đó đã trình Quốc hội, bổ sung một số vấn đề cho rõ thêm".

Ông bộ trưởng cũng được báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời nói sẽ có hai dự án khả thi cho hai tuyến Hà Nội – Vinh và Nha Trang – Sài Gòn, để "trên cơ sở đó lên quy hoạch chi tiết cắm mốc giới tuyến nhằm giữ đất về lâu dài".

Ông Hồ Nghĩa Dũng khẳng định: "Dứt khoát là phải làm."

Tuy nhiên, ông nói Chính phủ sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi trình Quốc hội: "Chính phủ quyết tâm để chuẩn bị dự án chứ không phải là Chính phủ cứ làm mà không báo cáo Quốc hội như mọi người ngộ nhận".

Lo về khả năng tài chính

Ông bộ trưởng cũng thú nhận rằng quan ngại lớn nhất trong dự án đường sắt cao tốc là khả năng tài chính, mà ông gọi là "nguồn lực".

"Bản thân của dự án một phần nhưng còn phải xem sức chịu đựng của nền kinh tế."

Dù Quốc hội Việt Nam đã bác dự án tàu cao tốc Bắc Nam, Bộ Giao thông Vận tải nay nghiên cứu kế hoạch xây hai tuyến đường ngắn hơn, với tính toán rằng hai tuyến đường này sẽ chóng hoàn vốn nhất.

Vốn ODA của Nhật sẽ được sử dụng cho dự án này.

Phía Nhật Bản tỏ ra mặn mà với dự án tàu cao tốc ở Việt Nam.

Ngay từ hồi tháng Tư 2010, Bộ trưởng Giao thông Seiji Maehara đã tuyên bố với báo chí rằng Tokyo đang nghiên cứu việc trợ giúp tài chính cho Việt Nam.

Đổi lại, các công ty Nhật Bản được trông đợi tham gia xây dựng và chuyển giao công nghệ cho dự án này.

Được biết, các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Nhật Bản là Sumitomo, Mitsubishi Heavy Industries Ltd., Itochu và Kawasaki Heavy Industries Ltd. đều đang có nguyện vọng tham gia dự án

Khổ vì làng cổ, phố cổ - Kỳ 1: Làng cổ Đường Lâm... lâm nạn


TT - Làng cổ đầu tiên được công nhận di tích quốc gia đang ngày càng trở nên không khác ngàn vạn cái làng tân kỳ khác, chỉ khác là người dân... kêu quá khổ. Hai khu phố cổ gắn liền với di sản văn hóa thế giới cũng đang đứng trước câu hỏi khổ ải: gìn giữ hay không gìn giữ...

Từ trục đường chính qua trung tâm làng cổ Đường Lâm có thể nhìn thấy lớp lớp nhà cao tầng - Ảnh: Nguyễn Mỹ

Chưa bao giờ làng Việt cổ Đường Lâm lại ầm ĩ với một vụ cưỡng chế dỡ nhà của dân gây bức xúc như gần đây (Tuổi Trẻ ngày 18-12-2010). Như giọt nước tràn ly, nó làm lộ ra quá nhiều bất cập của một di tích quốc gia đang được quản lý một cách "được chăng hay chớ".

Đầu tháng 1-2011 chúng tôi trở lại làng Việt cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), chứng kiến cảnh bà Hà Thị Khanh vẫn đôn đáo đi kêu cứu, kiến nghị về việc ngôi nhà trị giá gần 800 triệu đồng của bà đã bị phá dỡ. Nhà bà Khanh hiện nay bị vỡ toang hoác, vôi vữa, gạch ngói tanh bành, mưa nắng xuyên qua cầu thang lên tầng 2 (đã bị phá ở phía trên) cứ thế thốc vào giữa nhà, nợ nần chồng chất.

Nhiều người sống trong nhà 2, 3 tầng trong xã cứ như đứng ngồi trên... đống lửa, bởi phong thanh nghe tin chính quyền sẽ tiếp tục phá dỡ các ngôi nhà vi phạm "quy chế tạm thời", "chỉ cho phép xây nhà cấp bốn và vật liệu truyền thống".

Dân xin trả lại danh hiệu làng Việt cổ

Bà Khanh bị cơ quan chức năng quyết liệt phá dỡ nhà trong gần ba ngày. Gặp chúng tôi, nhiều người làng "đến xem cảnh phá nhà" đã cùng nhau "hô" lại cái kiến nghị bức xúc lúc nhà bà Khanh bị phá dỡ, rằng: Chúng tôi xin trả lại cho Nhà nước danh hiệu nhà cổ làng cổ, bởi 4-5 năm qua, kể từ khi được "vinh danh" là di tích quốc gia, ngoài tám ngôi nhà được trợ cấp vài trăm nghìn đồng/hộ/tháng thì hàng trăm hộ khác không ai được hưởng lợi gì. Đến việc xây nhà để ở cũng không được xây!

Theo điều tra của chúng tôi và theo thừa nhận của chính cán bộ văn hóa ở địa phương: trước, trong và sau khi bà Khanh làm nhà, bị cưỡng chế dỡ một phần nhà; nhiều người vẫn cứ đập nhà cũ xây nhà mới. Có ngôi nhà đầu tháng 1-2011 này vẫn đang xây dở dang, đỏ ối, 2-3 tầng.

Ngay từ cổng làng cổ nhìn vào, nhìn góc nào cũng ngất nghểu nhà cao tầng, hiện đại. Thế cho nên bà Khanh có lý do kêu cứu là bà bị xử ép.

Việc chấn chỉnh quy hoạch, nghiêm khắc bảo vệ không gian làng cổ là hết sức cần thiết, nhưng cơ quan chức năng cần làm việc có tình, có lý, thống nhất quan điểm hơn để người dân có thể tâm phục khẩu phục.

Báu vật bị "bỏ quên"

Xã Đường Lâm có chừng 1 vạn dân, chia làm năm thôn, chỉ có khoảng tám ngôi nhà cổ thật sự mở cửa đón khách. Như vậy, mỗi thôn chỉ có vài ngôi nhà cổ được phát tiền "quét mạng nhện" và trà nước tiếp khách du lịch, mức tiền cũng chỉ 150.000 đồng/tháng/hộ (chỉ có hai hộ được mức cao nhất là 400.000 đồng/tháng).

Hàng trăm hộ khác có thể nói hầu như không được hưởng lợi gì từ việc di tích quốc gia quê mình mở cửa đón du khách nườm nượp.

Trong khi đó quỹ đất ở tại Đường Lâm cực kỳ eo hẹp. Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được công nhận di tích cấp quốc gia (đến nay cả nước chỉ có hai ngôi làng được công nhận di tích quốc gia là Đường Lâm và Phước Tích, Thừa Thiên - Huế). Theo đó, làng cổ Đường Lâm là nét son văn hóa, là không gian kiến trúc, không gian văn hóa lịch sử tâm linh tiêu biểu, kết tinh nghìn năm của nền văn minh người Việt ở châu thổ Bắc bộ.

Một trong những điểm đáng nói của làng là nhà cửa san sát, đường trong làng theo hình xương cá, dân cư quần tụ sum vầy, mỗi nhà chỉ 200-300m2 đất ở. Diện tích đó là quá nhỏ hẹp với nông thôn.

Vì thế từ đầu những năm 1990, khi nhiều chuyên gia văn hóa lịch sử lên nghiên cứu về Đường Lâm, họ đã cảnh báo cần phải có thiết chế nghiêm túc trong xây dựng, cần có quy chế giãn dân, bảo tồn nhà cổ, kẻo khi được Nhà nước công nhận di tích quốc gia thì làng chỉ còn cái... tên "làng cổ".

Nhưng suốt hai thập niên qua, phải nói rằng việc cần làm nhất là bảo tồn nhà cổ, đường ngõ cổ, cây cổ thụ, không gian biểu trưng của nền văn minh lúa nước đang có ở Đường Lâm... đã bị bỏ quên. Người dân ồ ạt xây nhà cửa theo hình chóp nhọn, chóp củ hành, nhà ống, nhà kính. Người nơi khác về đầu cơ đất đai ở làng cổ gây nên bao chuyện thị phi.

Quá nhiều bất cập trong quản lý

Một cán bộ văn hóa ở Sơn Tây rất tâm huyết khi trả lời phỏng vấn với chúng tôi: năm 2005 làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia, đến khoảng năm 2007 quy chế tạm thời về quản lý nhà cổ mới ra đời. Đặc biệt, từ khi ra đời, cán bộ di tích và cán bộ xã cũng chỉ làm mỗi việc là đi nhắc nhở rồi lập biên bản yêu cầu người ta đừng xây nhà cao tầng, hãy xây nhà bằng vật liệu truyền thống. Trong khi để làm được nhà bằng gỗ (vật liệu truyền thống ở làng cổ) thời buổi này chỉ có tỉ phú mới dám đầu tư.

Đặc biệt, sau khi nhắc nhở, lập biên bản, bà con không nghe thì cán bộ cũng đành chịu. Chưa có một vụ cưỡng chế hay phá dỡ công trình vi phạm nào được tiến hành, chưa một giấy phép xây dựng nào được cấp, người dân làm đơn xin xây dựng hay sửa sang, cán bộ không trả lời... họ cũng chỉ biết tự an ủi mình "phải chịu đựng thôi, mình là công dân làng Việt cổ mà". Bao bức xúc cứ nung nấu cho đến khi xảy ra vụ phá dỡ nhà bà Khanh như vừa qua.

Đến nay, suốt nhiều năm qua chưa có ngôi nhà nào xây mới ở Đường Lâm mà có giấy phép cả. Cán bộ cũng không biết rõ nếu tiến hành cấp phép thì đơn vị nào sẽ đứng ra cho phép?

Người ta đã bàn quá nhiều về việc cần có chính sách giãn dân, cấp đất, cấp tiền cho dân giữ gìn nhà cổ, kiến trúc làng cổ, đồng thời cuộc sống của họ phải dễ chịu hơn; tuy nhiên những "hội thảo" này mới chỉ dừng lại trên bàn giấy.

Có thể nhìn nhận rộng hơn về quá nhiều bất cập ở làng Việt cổ Đường Lâm. Di tích quý của làng "được" trùng tu cẩu thả, đến mức lệch cả hướng đình, lát gạch, lợp ngói, vì kèo sai khiến người dân kêu ca (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã thừa nhận sai sót của đơn vị trùng tu).

Chưa kể nhiều người, chủ yếu đến từ Hà Nội, biến một phần di tích trở thành "nghĩa địa của người thành phố" với các mộ phần giữ và kinh doanh đất "của người âm". Người dân tự ý treo biển "nhà cổ" rồi tranh giành khách du lịch, nói xấu, khích bác nhau, biến Đường Lâm thành một cái chợ xô bồ. Rất nhiều ngôi nhà cổ bị biến thành nơi nấu cơm thuê cho khách du lịch, rượu bia chè chén đêm ngày...

Đặc biệt đáng sợ là ở đình làng, nóc di tích thiêng liêng, người ta còn treo biển "Quán cơm quê", ở Xích hậu (một kiến trúc tuyệt đẹp) cũng dựng biển "Có phục vụ WC - vệ sinh". Nạn chèo kéo khách, ăn xin, bán hàng rong gây xấu mỹ quan và làm rầu lòng du khách về "thái độ ứng xử thị dân" của người làng cổ trong thời đại nhà nhà làm du lịch.

Đó thật sự là nỗi buồn lớn ở di tích quốc gia làng Việt cổ Đường Lâm lâu nay.

Đi xuyên làng, không nhận ra làng

Kiến trúc cổ ở Đường Lâm liệu còn bao nhiêu dấu vết? - Ảnh: Diệu Tâm

Người tâm huyết với làng Việt cổ Đường Lâm đều đau khổ nhận ra làng mình đã bị biến thành một cái làng tân kỳ "kim cổ giao duyên".

Nhiều du khách gửi xe ngoài cổng làng (hai cái cổng đều bị chặn thu vé, 15.000 đồng/người/lượt vào; xe máy 5.000 đồng/ lượt, ôtô 15.000-20.000 đồng/lượt...), đi bộ xuyên qua làng rồi vẫn hỏi người làng Mông Phụ: "Thưa cụ, cháu hỏi thăm đường đi thăm nhà cổ ở làng cổ Đường Lâm ạ". Bà con bảo: "Bác đi hết làng tôi rồi mà không trông thấy nhà cổ ư?".

Điều bị bà con thắc mắc nhiều nhất vẫn là "đường đi" của số lượng tiền không nhỏ có được từ việc thu vé vào làng cổ. Cán bộ ban quản lý di tích làng cổ giải trình với báo chí và người dân rằng: vài trăm triệu đồng doanh thu mỗi năm kia (đã thu được hơn ba năm) chỉ đủ để nuôi bộ máy thu tiền, rồi chi cho hơn chục ngôi nhà cổ mỗi hộ vài trăm ngàn đồng/tháng.

Thu vé du lịch làng cổ chỉ để nuôi người thu vé thế thì lập "trạm thu phí" để làm gì?

NGUYỄN MỸ - DIỆU TÂM

---------------------------------------------

Kỳ sau: Phố cổ... bị treo

Ở cố đô Huế, hai khu phố cổ Gia Hội và Bao Vinh đang trong tình cảnh lụi tàn, phần lớn người dân không muốn làm dân phố cổ vì quá bất tiện...


Hiểm họa đối với cụ rùa hồ Gươm


 
05/01/2011 2:12 
 
Một vết thương khá nặng trên cổ cụ rùa đã được phát hiện vào ngày 31.12.2010.

Trong phiên họp cuối năm của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội với các nhà khoa học và một số đơn vị chức năng diễn ra cùng ngày, vấn đề bảo vệ cụ rùa hồ Gươm được PGS-TS sinh học Hà Đình Đức đặt ra cấp thiết.

>> Thành lập tổ công tác bắt rùa tai đỏ hồ Hoàn Kiếm
>> Rùa tai đỏ đe dọa cụ Rùa hồ Gươm
>> Ai bảo vệ "cụ rùa"?
>> "Cụ" rùa Hồ Gươm dính lưỡi câu chùm 


Cụ rùa bị thương ở cổ - Ảnh: VNE

PV Thanh Niên đã phỏng vấn ông Đức về vấn đề này.


PGS-TS sinh học Hà Đình Đức

Là nhà khoa học đã nhiều năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, được coi là "nhà rùa học" của Hà Nội, ông có nhận xét gì về vết thương mới được phát hiện trên cổ cụ rùa và một số vết thương trên mai rùa?

Ngày 19.12.2010, báo chí đăng ảnh một con rùa tai đỏ ngồi trên lưng cụ rùa Hồ Gươm, tôi biết dư luận sẽ lại bắt đầu "nổi sóng" về mối nguy hại về rùa tai đỏ mà tôi đã cảnh báo cách đây 6 năm, vào năm 2004. Kinh khủng nhất là ngày 31.12.2010, khi báo chí đưa ảnh cụ rùa hồ Gươm bị một vết thương nặng ở cổ và trên mai rùa có nhiều vết cắn nham nhở, tôi coi đấy là chuyện "sốc" nhất trong quá trình hơn 20 năm tôi nghiên cứu cụ rùa hồ Gươm. Trước đây, năm 1998, cụ rùa cũng đã từng bị một vết thương "cứa cổ" tương tự như thế rồi, nhưng không nặng bằng vết thương lần này. Tại cuộc họp ngày 31.12.2010 với Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội, tôi đặt giả thuyết những vết cắn nham nhở trên mai cụ rùa có thể do rùa tai đỏ gây ra.

Nhìn cách cụ rùa nổi cứ như cố sức rướn hết cả lưng và cổ với các vết thương của mình lên, tôi rất đau lòng

PGS-TS Hà Đình Đức

Được biết, ông có đề xuất việc đưa cụ rùa hồ Gươm lên bờ để cứu chữa các vết thương trên mình cụ?

Đúng là tôi có đề xuất với TP Hà Nội việc cần phải đưa cụ rùa lên bờ để cho các nhà chuyên môn khám chữa bệnh và sơ cứu, sát trùng các vết thương trên mình cụ rùa. Vì vết thương trên cổ lần này là nặng nhất và cụ rùa đã tỏ ra mệt mỏi, xuống sức vì còn nhiều vết thương khác trên lưng. Đừng để mọi việc trở nên quá muộn, kể cả việc loại bỏ hiểm họa rùa tai đỏ ở hồ Gươm cũng vậy.

Ông có nhận xét gì về việc tần suất số lần cụ rùa nổi ở hồ Gươm trong những năm gần đây ngày một tăng, điều này có liên quan gì đến sức khỏe của cụ rùa?

Tôi bắt đầu theo dõi sức khỏe cụ rùa từ năm 1991 và thấy từ năm 2006 trở lại đây số lần cụ rùa nổi ở hồ Gươm ngày một tăng, năm 2007 có 72 lần nhưng năm 2010 có tới 134 lần rùa nổi, riêng tháng 12.2010 có 23 lần cụ rùa nổi. Tôi thấy cụ rùa năm nay nổi nhiều và có vẻ yếu mệt hơn mọi năm. Nhìn cách cụ rùa nổi, cứ như cố sức rướn hết cả lưng và cổ với các vết thương của mình lên, tôi thấy rất đau lòng.

Theo ông, các vết thương trên mình cụ rùa ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của cụ?

Ảnh hưởng quá đi chứ! Trước đây mai cụ nhẵn nhụi, giờ xuất hiện nhiều vết thương, tháng 8.2010, trên mai cụ có dính 2 chùm lưỡi câu ở hai thời điểm khác nhau, tôi đều có lưu hình ảnh rõ ràng và đã qua công luận để cảnh báo với TP Hà Nội. Tôi còn lưu trong máy một đoạn video hình ảnh về một đối tượng câu trộm cá ở hồ Gươm đang vung cần, tung lưỡi câu chùm xuống mặt hồ. Giờ lại thêm một vết thương mới trên cổ cụ rùa. Năm 1998, cụ rùa cũng từng một lần bị thương nơi cổ, tôi cũng lưu được ảnh.


Cụ rùa bị dính lưỡi câu chùm (ảnh do PGS-TS Hà Đình Đức cung cấp)

Để có biện pháp thiết thực, khẩn cấp bảo vệ cụ rùa hồ Gươm, ông có các đề xuất mới gì với TP Hà Nội?

Tôi có 3 đề xuất, thứ nhất là loại bỏ ngay rùa tai đỏ trong hồ và đưa cụ rùa lên để cứu chữa các vết thương, thứ hai là phải rà soát ngay các chướng ngại vật ngầm đang nằm trong lòng hồ Gươm và thứ ba là phải hút thêm bùn vì hồ đang ngày một nông dần, chỗ sâu nhất giờ khoảng 1,2m, còn chỉ từ khoảng 0,6-0,7m. Vết thương trên cổ cho thấy cụ rùa bị vật sắc nhọn đâm phải. Dưới lòng hồ hiện tại có nhiều chướng ngại vật. Từ xưa đến nay, người ta đã quăng đủ thứ xuống hồ, từ khung xe đạp, xe máy ăn cắp đến các tảng bê tông có lõi sắt nhọn, chưa kể đến việc khi tiến hành kè xung quanh khu vực đền Ngọc Sơn, các cọc sắt thép vẫn nằm ngổn ngang dưới đó mà khu vực này là nơi cụ rùa thường về nghỉ đêm. Ngoài ra, còn cả loạt cọc sắt thép đóng xuống lòng hồ để dựng các đài hoa, đài phun nước và giăng hoa, kết đèn trong các dịp kỷ niệm cũng chưa được dọn dẹp. Do vậy, việc quan trọng là TP Hà Nội phải khẩn trương cho dọn dẹp các chướng ngại vật dưới lòng hồ, loại bỏ các vật sắc nhọn có thể gây thương tích cho cụ rùa. Hồ Gươm đang ô nhiễm nặng bởi các loại rác sinh hoạt thải xuống lưu cữu trong nhiều năm. Mới đây cụ rùa đã thở ra đằng mũi một đoạn dây cao su đen ngòm.

Kế hoạch diệt rùa tai đỏ ở hồ Gươm trình lên TP có khả thi không, thưa ông?

Nói chung kế hoạch diệt rùa tai đỏ vừa trình là khả thi, nhưng về mùa đông thì hơi khó vì mùa này rùa tai đỏ ít hoạt động hơn mùa hè. Vào những ngày trời ấm, rùa tai đỏ thường lên phơi nắng, còn ngày lạnh, chúng lặn xuống nằm im vì dưới đáy hồ thường ấm hơn. Theo tôi, cách bắt rùa tai đỏ mà ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thương mại Hà Nội Khanh Anh Trang Khôi, nêu ra là tốt vì cách đây hơn chục năm tập đoàn của ông Khôi từng được phép nuôi rùa tai đỏ để xuất khẩu. Với kinh nghiệm 14 năm nuôi rùa, trong đó có rùa tai đỏ, ông Khôi khẳng định có thể bắt hết 99% rùa tai đỏ mà vẫn giữ được môi trường, cảnh quan của hồ Hoàn Kiếm bằng việc chế tạo lồng bằng nhựa hoặc inox có kích thước phù hợp để không làm ảnh hưởng đến cụ rùa. Sẽ có khoảng 10-20 lồng được đặt quanh tháp Rùa và đền Ngọc Sơn. Thức ăn nhử rùa tai đỏ sẽ được chế biến riêng, không gây ô nhiễm cho hồ.

Việt Chiến


“Kinh hoàng” suất ăn cho đám tiệc


 
05/01/2011 0:00 
Nơi chế biến món ăn cho tiệc cưới của cơ sở Minh Tâm  - Ảnh: Thanh Tùng
Hôm 4.1, Sở Y tế TP.HCM đồng loạt triển khai 4 đoàn đi thanh tra, kiểm tra các cơ sở chuyên cung cấp suất ăn sẵn. Ngày đầu, đoàn tập trung vào các cơ sở chuyên nấu ăn cho đám cưới, đám hỏi, liên hoan, sinh nhật…

"Ấn tượng" nhất đối với đoàn thanh tra và phóng viên các báo đài là khi đến kiểm tra cơ sở Minh Tâm (số 80/67 Trần Quang Diệu, P.14, Q.3). Bếp núc, nơi sơ chế, chế biến các món ăn cho thực khách được đặt ở một góc cuối con hẻm nhỏ, có cả trong nhà và ngoài trời. Điều kiện vệ sinh rất kém: sàn nhà nhầy nhụa nước, chế biến gần cống rãnh; dụng cụ chế biến, thực phẩm, chai lọ để ngổn ngang, các thùng chứa thực phẩm để ngay trên nền đất; ly tách dùng cho thực khách cũng để ở sàn đất; tường nhà cáu bẩn; nhân viên không có bảo hộ lao động… Theo ghi nhận của đoàn, mặc dù cơ sở Minh Tâm mua nguồn nguyên liệu có hóa đơn chứng từ, nhưng qua xét nghiệm nhanh tại chỗ ngẫu nhiên hai loại là chả cá tươi và giò sống thì giò sống dương tính hàn the.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP, quyết định buộc cơ sở Minh Tâm phải tạm đóng cửa, yêu cầu y tế địa phương giám sát. Mặc dù chủ cơ sở xin được nấu tiếp vào sáng 5.1 cho một đám cưới đã đặt trước, nhưng ông Hòa cương quyết buộc đóng cửa ngay.

Kiểm tra cơ sở Kim Anh (đường Nguyễn Thiện Thuật, P.1, Q.3), dù điều kiện vệ sinh cơ sở, dụng cụ, nơi chế biến khá hơn so với Minh Tâm, xét nghiệm nhanh thực phẩm không có hàn the, nhưng nguồn nguyên liệu thực phẩm mua vào có một số không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ, thịt không có chứng nhận kiểm dịch… Còn tại cơ sở Minh Trang (đường Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình), đoàn kiểm tra phát hiện có bột ớt ghi chữ Trung Quốc và bột chiên giòn đã hết hạn dùng. Điều kiện vệ sinh tại đây cũng không đạt, 2/7 nhân viên không qua khám sức khỏe. Cả hai cơ sở này đều bị lập biên bản, buộc phải khắc phục một số điều kiện và mời lên Sở xử lý sau.   

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong ngày đầu các đoàn đã kiểm tra 14 cơ sở, doanh nghiệp cung cấp suất ăn sẵn. Kết quả có đến 10 cơ sở vi phạm. Trong đó có 3 cơ sở bị buộc tạm ngưng hoạt động gồm cơ sở Minh Tâm (Q.3, nấu tiệc cưới) và hai cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cho các công ty, đơn vị là DNTN Trọng Khôi và hộ kinh doanh Phú Quốc (cùng ở Q.Tân Bình).

Thanh Tùng