THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 May 2012

Tản mạn từ bữa ăn cho trẻ đến chuyện “ăn” của các “ông lớn”




KTS. Lê Hoàng

Xã hội bây giờ có quá nhiều chuyện gây sốc. Nhiều chuyện đến mức tất cả những chuyện khó hình dung ra chỉ cách đây vài năm thôi bây giờ cũng đã trở nên quá bình thường, đến mức người dân nghe qua chỉ tặc lưỡi “Xã hội bây giờ nó thế “!!!.

Hãy xem những việc từ bình dân nhất như khi ta bắt gặp nhan nhản các biển hiệu “Giảm giá SỐC 50-70%”, nhàm đến mức xem ra cái Sốc ấy chả làm cho ai sốc. Ừ, thôi thì xem ra cái giảm giá sốc ấy cũng có thể là điều tốt đẹp với đại đa số người tiêu dùng (trừ người bán ) theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Cái Sốc này là sốc “Bình Dân”.

 Ảnh: Internet 

Không biết trí tưởng tượng của người viết có quá phong phú hay nhạy cảm không nhưng có cảm giác như có một sự chạy đua gây sốc trong xã hội. Các “ngôi sao “gây sốc đã đành (hết Ngọc Trinh lại đến Cao Thái Sơn….) các quan chức, người dân bình thường cũng đua nhau gây Sốc. “Ngôi sao” là một lĩnh vực người viết hòan tòan không quan tâm, hãy xem chuyện gây sốc bắt đầu từ một người dân bình thường.

Chuyện ồn ào bắt đầu từ một ngôi trường mầm non “Quý tộc” có tên là Maple Bear nơi mà mỗi ông bố bà mẹ muốn gửi con phải chi từ 9-12 triệu đồng/tháng. Thời buổi kinh tế thị trường các ông bố bà mẹ có tiền và có nhu cầu thì chuyện gửi con học ở đâu là chuyện bình thường và không có gì phải bàn. Sự việc chỉ vỡ lở và ồn ào khi các phụ huynh phát hiện ra con mình không được chăm sóc tương xứng với số tiền mình bỏ ra. Của đau con xót là lẽ đương nhiên khi thay vì được ăn thức ăn ngoại nhập thì các cháu lại phải ăn thức ăn Việt Nam. Hãy xem một bà mẹ nói “ Tôi thật sự bức xúc khi biết con mình phải ăn bơ thực vật của Việt Nam chứ không phải bơ ngoại, ba tê Việt Nam chứ không phải ba tê Pháp…”.  Câu chuyện đến đây cũng vẫn là bình thường.

Chuyện chỉ không bình thường khi bà mẹ trẻ nói tiếp “ Tôi không ngủ được mỗi khi nghĩ con mình hằng ngày bịđầu độc bởi những suất cơm như thế trong khi ở nhà thì được bố mẹ chăm sóc, nâng niu cẩn thận. Đó là những con người bất nhân. Họ có thể kinh doanh ở đâu chứ kinh doanh trên những bữa ăn của trẻ là điều không thể chấp nhận được…”.

Đến đây thì người viết cảm thấy đắng lòng và Sốc. Cảm thấy chua chát nữa. Bà mẹ trẻ kia có quyền bức xúc và đòi hỏi chất lượng cao tương xứng cho bữa ăn của con mình, nhưng khi gọi những thức ăn có xuất xứ từ Việt Nam là “đầu độc” con mình thì hầu hết dân tộc ta đang tự đầu độc. Nếu so sánh với những bữa ăn chỉ cần “cơm có thịt” của trẻ vùng cao mà rất nhiều nhà hảo tâm đang tích cực thực hiện, thì bọn trẻ đó cả đời cũng chỉ ao ước có “thuốc độc” như bơ thực vật, ba tê Việt Nam để mà tự “đầu độc” mình. Nền kinh tế thị trường không những phân hóa giàu nghèo mà nó còn cho thấy sự bất cập trong ứng xử văn hóa. Nói cách khác là giàu kinh tế chưa chắc đi đôi với giàu văn hóa tri thức mà phát ngôn của bà mẹ kia là một ví dụ điển hình. Mặt khác bà ta hòan tòan nhầm lẫn khi cho rằng nhà trường không thể kinh doanh trên những bữa ăn của trẻ. Họ lập trường để kinh doanh là điều chắc chắn (bao gồm cả bữa ăn, đồ chơi, đồ dùng học tập….), vấn đề là đạo đức kinh doanh thế nào mà thôi.

 
Ảnh: Phụ huynh trường maple bear, Nguồn: Giaoduc.net.vn

Như một câu chuyện dài kỳ, Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn tiếp tục là tâm điểm sự chú ý của dư luận suốt thời gian từ khi lên nắm quyền tại Bộ GTVT cho đến nay. Người viết đã từng có tới 2 bài viết trên trang Blog Nguyễn Xuân Diện về vị Bộ trưởng này và cũng từng không muốn đề cập đến nữa. Cực chẳng đã nay lại phải mượn ông làm một ví dụ điển hình.

Câu chuyện lại bắt đầu từ một tập đòan kinh tế có tên là Vinalines. Ngòai Vinashin, cựu “Quả đấm thép “ của nhà nước đã quá nổi tiếng thì hình như thời kỳ của các tập đòan, Tổng công ty có tên đầu là “ Vina” đang trong chiều hướng không mấy tốt đẹp. Bằng chứng là Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty thuốc lá Vinataba, ông Đặng Xuân Phương vừa bị cho thôi chức vì những sai phạm nghiêm trọng kể từ ngày 01/5/2012.

Trở lại với Vinalines và Ông Đinh La Thăng. Một trong những hành động của ông Thăng khi mới lên nhậm chức được tung hô là sự “ quyết liệt “ khi liên tiếp “ trảm “ một số “ tướng “ làm chậm tiến độ thi công tại các công trình. Hành động này của ông được báo chí ca ngợi lên tận mây xanh là “ chưa có tiền lệ “, là “ quyết liệt, dám nói dám làm “ cùng vô vàn lời tán tụng về sự tin tưởng một vị Bộ trưởng năng động, “ máu lửa “…vv và vv.

Đùng một cái, ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Vinalines, đương kim cục trưởng cục hàng hải Việt Nam và hai cấp dưới bị cơ quan điều tra ra lệnh bắt tạm giam ( đang truy nã) vào ngày 18/5/2012 vì những sai phạm khi còn làm chủ tịch Vinalines. Từ đây lộ ra cái gọi là “ Quyết liệt, trảm tướng “ của ông Thăng khi chính ông bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng vào ngày 08/2/2012, nghĩa là trước khi bị truy nã có 3 tháng 10 ngày. Có lẽ ông Thăng và ông Dũng đã lập kỷ lục ít ra là của Việt Nam về thời gian tại vị và bị truy nã. Trước đó ông Dũng đã tự mình lập kỷ lục khác trước khi về vinalines làm chủ tịch, ông đã làm Tổng GĐ của Tổng công ty XD đường thủy gây thua lỗ nặng mấy năm liền mà vẫn được lên chức. Nói cách khác ông Dũng càng sai phạm nặng bao nhiêu thì càng lên chức cao bao bấy nhiêu???!!!

Khác với sự “máu lửa” và “trảm tướng”,“Tôi đã làm là phải làm quyết liệt” như ông tự nhận và báo chí tung hô, một số người dân tin tưởng thì lần này ông Thăng im lặng. Ông giải thích làm sao được khi trực tiếp ký bổ nhiệm ông Dũng và hai đồng sự trong khi Vinalines đang bị thanh tra, trái với nguyên tắc tổ chức cán bộ. Ông cũng không thể giả ngây không biết vì trong suốt quá trình Thanh tra, bên thanh tra sẽ phải mời những người có trách nhiệm đến thông báo, giải trình, đọc dự thảo thanh tra để người bị thanh tra giải trình, thanh minh. Tất cả các buổi làm việc đều có biên bản ký nhận, khi nào người bị thanh tra không giải trình được nữa hay không cần giải trình thì mới có kết luận thanh tra chính thức. Trước khi ra kết luận chính thức bên Thanh tra sẽ gửi dự thảo kết luận cho cơ quan tổ chức bị thanh tra để có cơ hội giải trình lần cuối. Nói cách khác là ông Thăng có trách nhiệm và quyền hạn được biết tiến trình thanh tra diễn ra thế nào. 

 Ảnh: Internet

Nguyên đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông đã nói thẳng, việc bổ nhiệm ông Dũng và hai phó tổng Vinalines lên vị trí cao hơn là một “sự chạy làng” . Và trách nhiệm này là của ông Đinh La Thăng, đương kim Bộ trưởng. Theo bà Hòai Thu, nguyên chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội nói thì còn hơn cả cú sốc, nguyên văn: Gọi đây là một cú sốc thì chưa chuẩn vì chưa biết dùng từ gì thể hiện ý nghĩa trên từ sốc nữa".

Ông Dương Chí Dũng và hai cộng sự cựu lãnh đạo Vinalines đã “ ăn “những gì,  phá bao nhiêu tiền của nhà nước và nhân dân thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ. Nhưng chắc chắn các con số sơ bộ trên báo cho thấy đó cũng là các con số hàng nghìn tỷ. Và càng chắc chắn không thể chỉ là ăn “ hộp bơ, ba tê pháp” được.

Một cú sốc mới và chắc chắn chưa phải là cuối cùng khi mới đây, một khu nhà vườn diện tích 5.000m2 ở Hải dương có giá trăm tỷ của ông đương kim bí thư tỉnh ủy được xây dựng càng khiến người ta sốc nặng. Chỉ riêng số cây cổ thụ, đá cảnh trong vườn đã khiến cho người ta chóang váng. Số cây trên cho dù ở đâu thì chắc chắn cũng là từ rừng mà ra. Ăn của rừng rưng rưng nước mắt. Cho dù ông có cho đó là của con trai ông, một cán bộ cấp phòng ở Sở lao động TBXH tỉnh thì cũng không nhà tóan học tài ba nào có thể giải thích nổi sự tương quan với bậc lương mà ông và con trai đang được hưởng.

 Ảnh: batdongsan.vietnamnet.vn

 Chúng ta hãy chờ xem, sự việc tiếp theo sẽ diễn biến như thế nào?

KTS Lê Hoàng

Nguồn:

Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN



Dịch vụ nhận trông người yêu trong đêm bắn pháo hoa quốc tế, hãng Sony tiến vào ngành kinh doanh ẩm thực, các kiểu chở hàng cồng kềnh coi thường tính mạng...
Lỗi hài hước khi tiết kiệm chữThư của tình địchNhững phát ngôn 'khó đỡ'

Dịch vụ mới, nhận trông giữ người.
Giải pháp che nắng mưa hiệu quả mà không cần phải tậu xe bốn bánh.
Hãng điện tử nổi tiếng Sony mở thêm ngành nghề mới?
Nghệ thuật quảng cáo, cầy tơ bốc lửa.
Đặt tiêu chí sau mỗi trận cầu.
Nơi dân nhậu "thử giọng" khi say.
Lồng sắt bảo vệ.
Chở hàng cồng kềnh.
(Nhóm độc giả sưu tầm)

Đề xuất cho công chức được thuê nhà giá 5.700 đồng/tháng/m2



24/05/2012 08:04:40
Dự kiến, công chức sẽ được thuê nhà công vụ với giá 5.700 đồng/m2/tháng đối với chung cư có thang máy và 3.400 đồng/m2/tháng đối với nhà không có thang máy và các loại nhà ở khác.
 Công chức sẽ được thuê nhà giá 5.700 đồng/tháng/m2
Công chức sẽ được thuê nhà giá 5.700 đồng/tháng/m2
Bộ Xây dựng vừa có Văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về Dự thảo Quyết định về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ.

Theo đó, nhà chung cư có thang máy, giá thuê sẽ là: 5.700 đ/m2/tháng, trong đó: chi phí quản lý vận hành là 4.000đ/m2/tháng, chi phí bảo trì là 1.700 đ/m2/tháng.

Đối với nhà chung cư không có thang máy và các loại nhà ở khác là: 3.400 đ/m2/tháng, trong đó: chi phí quản lý vận hành là 2.400đ/m2/tháng, chi phí bảo trì là 1.000 đ/m2/tháng.

Giá cho thuê sẽ được xem xét, điều chỉnh 5 năm một lần, trường hợp chi phí quản lý vận hành (giá dịch vụ quản lý vận hành) do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có thay đổi thì giá cho thuê nhà ở cũng được điều chỉnh tương ứng.

Đối với các khoản tiền sử dụng dịch vụ như : điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe và các dịch vụ khác do người thuê trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng hai Bên ký kết.

Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ thì người thuê có trách nhiệm nộp tiền sử dụng dịch vụ cho đơn vị quản lý vận hành để trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Nếu tiền thuê nhà không đủ chi cho công tác quản lý vận hành, bảo trì nhà ở thì ngân sách nhà nước cấp bổ sung, được dự toán trong kinh phí hàng năm của Bộ Xây dựng.

Người thuê nhà ở có trách nhiệm thanh toán tiền thuê nhà ở trực tiếp cho đơn vị quản lý vận hành hàng tháng theo hợp đồng ký kết.

Trường hợp người thuê nhà ở không trả tiền thuê nhà trong 03 tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý người thuê nhà biết. Cơ quan quản lý người thuê nhà có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê nhà để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.

Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm: Cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển công tác từ địa phương về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội (Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) cấp Trung ương ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có phụ cấp chức vụ từ 1,1 trở lên.

Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được điều động, luân chuyển công tác về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (không phụ thuộc vào chức vụ được giao). Các trường hợp khác sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
 
(Theo VTC)

ĐBQH Trần Du Lịch: Khi thanh tra thấy thì sự đã rồi!



26/05/2012 09:47:27
 - Vụ việc liên quan đến Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang rất thu hút sự quan tâm của dư luận. Không ít ĐBQH đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này đồng thời chỉ ra lỗ hổng trong quản lý dẫn đến các sai phạm trên.
 
Trò chuyện cùng Kienthuc.net.vn bên lề Quốc hội, ĐBQH TPHCM Trần Du Lịch cho rằng: Đã đến lúc phải có một đạo luật riêng về việc giám sát hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Sự chống chế không thuyết phục

Ngày 22/5, thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí thông báo kết quả điều tra ban đầu về các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Rất nhiều sai phạm gây thất thoát lên tới hàng chục tỷ đồng tại Vinalines đã được các cơ quan chức năng thu thập đủ bằng chứng. Hành vi của các bị can Dương Chí Dũng (Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam), Mai Văn Phúc (Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Tổng Giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (Phó Tổng Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Vinalines) là cố ý làm trái với quyết định của Thủ tướng, trái Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư.
Ông có bình luận gì về sự việc đang trong quá trình thanh tra Vinalines, thì ông Dương Chí Dũng - khi đó đang là Chủ tịch HĐQT Vinalines "bất ngờ" được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam?

Tôi biết rằng, về nguyên tắc thanh tra, trước khi có kết luận chính thức thì đoàn thanh tra lập dự thảo và trao đổi với doanh nghiệp rất nhiều lần. Do vậy, ngay từ trước khi có kết luận thanh tra doanh nghiệp đã biết "bị lộ" ra cái gì.
 
Đoàn thanh tra bao giờ cũng trao đổi với lãnh đạo đơn vị bị thanh tra về các kết quả thanh tra và nghe họ giải trình. Bao giờ đơn vị bị thanh tra không giải trình được thì mới kết luận. Việc người ta chống chế rằng, ngày kết luận thanh tra sau ngày bổ nhiệm là sự chống chế không thuyết phục.

Theo ông thì ai chịu trách nhiệm đối với việc ký quyết định bổ nhiệm này?

Tôi cho rằng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phải giải trình trước Quốc hội về việc bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải. Tôi tin là nhiều đại biểu sẽ chất vấn chuyện này.

Nhưng ta chưa có một quy định rõ ràng về trách nhiệm của người đứng đầu?

Đó chính là lỗ hổng vì thiếu luật quy định. Phải sớm có một đạo luật về vấn đề này.

Ông có thể nói rõ hơn?

Hiện Chính phủ có các quy định dưới hình thức Nghị định nhưng với quy định đó thì tầm pháp lý của nó chưa đạt đến mức giải quyết được vấn đề. Tiền từ ngân sách là vốn sở hữu toàn dân, Quốc hội là cơ quan cao nhất, không được giám sát hay tham gia bất cứ khâu nào là bất cập.
Ông Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội TPHCM.
Ông Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội TPHCM.

Tiếc là đến giờ ta vẫn chưa làm được

Nếu như ông nói thì sự thất thoát là khó tránh khỏi, theo ông có cách nào khắc phục?

Tôi đã đề nghị từ trước khi luật doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực thi hành từ 1/7/2010.  Khi đó, chúng ta thiếu cơ chế quản lý có hiệu quả, thiếu cơ chế giám sát hoạt động của các tổ chức kinh tế sử dụng vốn nhà nước.
 
Vì vậy, nó đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân về vấn đề sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Nhưng rất tiếc lỗ hổng này chưa kịp khắc phục. Cho tới nhiệm kỳ Quốc hội này, nhiều lần tôi đề xuất một cơ chế giám sát hiệu quả thì đã được đưa vào chương trình của toàn khóa.

Nghĩa là phải có một "chiếc vòng kim cô" điều khiển hoạt động của các doanh nghiệp, tập đoàn này?

Để giải quyết căn cơ phải sớm có một đạo luật như vậy. Và trong đạo luật này, phải giao cho Quốc hội thẩm quyền giám sát.
 
Còn các biện pháp trước mắt thì tôi cũng đề nghị nhiều lần, yêu cầu Chính phủ với tư cách là người đại diện chủ sở hữu cao nhất, yêu cầu các tổ chức kinh tế này phải công khai minh bạch những hoạt động giống như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là một cơ chế để xã hội, người dân giám sát hoạt động của nó.

Công khai, minh bạch, xem ra vẫn chỉ là lý thuyết thưa ông?

Vì thiếu công khai như vậy nên khi thanh tra vào cuộc, thấy được, thì chuyện đã rồi. Nếu như chúng ta giám sát trước, có biện pháp ngăn chặn thì không có những sự cố đó. Nhưng rất tiếc đến nay chúng ta vẫn chưa làm.

Vừa qua chúng ta tiến hành thanh tra một số tập đoàn lớn và phát hiện một vài sai phạm, nhưng điều băn khoăn của dư luận là về vấn đề xử lý vẫn còn mờ nhạt?

Ví dụ như vụ Vinashin, việc xử lý hình sự người đứng đầu tôi cho là thỏa đáng. Nhưng về cơ chế xử lý thế nào thì hiện nay quy định không rõ. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có một đạo luật.

Mở đường chứ không được chặn đường

Hiện trong Đề án tái cấu trúc kinh tế mà Chính phủ trình Quốc hội,  vấn đề cơ cấu lại tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được nhắc đến khá nhiều thưa ông?

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đánh giá từng tổ chức kinh tế một. Anh ra đời, tồn tại vì mục đích gì phải rõ ràng. Tôi là một tổng công ty, tập đoàn về lĩnh vực đó, nhiệm vụ của tôi không phải là đi kiếm lợi nhuận về cho Nhà nước mà tôi thúc đẩy quá trình tái cấu trúc kinh tế.
 
Tôi bổ khuyết những khuyết tật của thị trường. Những lĩnh vực mà thị trường không hấp dẫn không làm. Nếu Nhà nước làm sẽ mở đường cho các doanh nghiệp khác đầu tư. Chứ không phải là độc quyền bằng đặc quyền rồi lại gây thất thoát lãng phí cho nền kinh tế.

Như ông nói thì hóa ra là các tập đoàn, tổng công ty đang dùng đặc quyền để chặn đường các doanh nghiệp nhỏ hơn?

Tôi không nói chặn đường, nhưng nó phải mở đường. Các tập đoàn, tổng công ty phải có mục tiêu rõ ràng. Khi đánh giá hiệu quả của nó phải dựa trên tiêu chí đó chứ không thể đánh giá như hiện nay. Cái này phải thay đổi nhiều thứ, từ cơ chế mà đi.
 
Ta quy định lợi nhuận của tập đoàn, tổng công ty năm sau phải cao hơn năm trước thì lương, thưởng mới không giảm. Quy định thế thì họ phải kiếm những ngành có lợi nhuận để đầu tư. Và đầu tư ngoài ngành là đương nhiên. Cái này là mâu thuẫn của cơ chế.

Nhưng chẳng ai đầu tư mà lại không tính đến hiệu quả, dù là hiệu quả kinh tế hay hiệu quả gì?

Dĩ nhiên là làm cái gì cũng phải tính đến hiệu quả kinh tế. Nhưng hiệu quả như thế nào mới là quan trọng. Ví dụ như ngành cơ khí bây giờ không hấp dẫn, đầu tư ít thu hồi chậm. Thế thì nhiệm vụ đặt ra phải là anh phải tạo ra những sản phẩm cơ khí cho nền kinh tế.
 
Tiêu chí đánh giá của anh là anh tạo ra bao nhiêu sản phẩm đó, cái đầu tư của anh thu hút bao nhiêu doanh nghiệp, bao nhiêu nguồn vốn đầu tư. Chứ đâu phải là anh lời lãi bao nhiêu?

Xin cảm ơn ông!
"Trong báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, riêng phần phân bổ vốn cho tập đoàn và ngân hàng thương mại nhà nước là 5048 tỷ đồng, quyết toán là 7030 tỷ đồng. Con số vượt hơn so với dự toán rất lớn. Qua thanh tra cho thấy việc đầu tư ra ngoài ngành không hiệu quả từ nguồn này không được giải trình. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn sở hữu lên đến 30-40 tỷ đô la Mỹ nhưng kinh doanh hiệu quả không nhiều, nộp thuế không đáng kể. Tôi đề nghị, những năm tới, nếu phân bổ vốn cho các tập đoàn, tổng công ty phải giải trình rõ việc sử dụng vốn như thế nào thì mới phân bổ".
Ông Trần Du Lịch (Đại biểu Quốc hội TPHCM)

"Lẽ ra doanh nghiệp phải nuôi nhà nước chứ không phải nhà nước nuôi doanh nghiệp. Rất nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ. Tiền vốn đổ vào đã đành, nhưng tài nguyên quốc gia cũng thất thoát rất lớn".
Ông Đỗ Văn Đương (Đại biểu Quốc hội TPHCM)
Tô Hội (thực hiện)

Xe tải chở bia ngã ngửa trên cầu Thăng Long



26/05/2012 14:34:44
 - Đang lưu thông trên cầu Thăng Long, chiếc xe tải chở bia mang BKS: 30U- 6661 “rơi” vào một ổ gà, khiến xe mất lái chao đảo và thùng xe lật úp xuống mặt cầu Thăng Long.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 9h30 phút sáng ngày 26/5, đoạn giữa cầu Thăng Long (Hà Nội).

Tại hiện trường, lái xe Nguyễn Tường Linh (trú tại Ba Đình- Hà Nội) cho biết: “Tôi đang điều khiển xe chạy trên cầu, do sơ ý “rơi” vào ổ gà lớn trên mặt cầu khiến chiếc xe chao đảo, mất lái và va vào thành cầu khiến phần thùng xe chở bia nặng đổ ụp xuống”.
 
Trước khi lật đổ chiếc xe va phải “sóng trâu” cách đó khoảng 20m.
Thùng xe đèn lên thành cầu
Thùng xe đèn lên thành cầu
Tại vị trí tai nạn chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều vỏ bia bị vỡ vụn, nghiền nát. Thùng xe bị lật úp xuống đường. Vụ tai nạn xảy ra rất may, không có thiệt hại về người trong vụ tai nạn.

Tuy nhiên, giao thông trên cầu Thăng Long ùn tắc kéo dài. Lực lượng CSGT đã có mặt kịp thời để phân làn xe, giải quyết sự cố.
Những ổ gà trên mặt cầu Thăng Long
Những ổ gà trên mặt cầu Thăng Long
Anh Trần Anh Đào, nhân viên bảo vệ cầu Thăng Long cũng cho biết: “Mới dây, trên mặt cầu Thăng Long được tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, vẫn coàn những chỗ lồi lõm, nên thường xuyên gây ra tình trạng  người điều khiển xe ô tô mất lái. Các vụ va chạm trên cầu trong  thời gian gần đây thường xuyên xảy ra”.

Theo nhiều người tham gia giao thông trên cầu Thăng Long, nguyên nhân là do mặt cầu quá xấu, lồi lõm, xuất hiện nhiều “sóng trâu”, “sóng voi”.
Tai nạn xảy ra ra...
Tai nạn xảy ra...
...võ bia vơ rơi vãi trên mặt cầu
...vỏ bia rơi vãi trên mặt cầu
Giao thông ách tắc trên cầu Thăng Long
Giao thông ách tắc trên cầu Thăng Long

Tiến Dũng

Những kiểu chuyển chở chỉ có ở…Việt Nam



26/05/2012 14:50:49
 - Xe máy, xe bò, xe ba gác, xe xích lô chồng, chất, thồ hàng dài cả chục thước vẫn thản nhiên lũ lượt đi trên Quốc lộ 1A.

Đó là những hình ảnh khác thường vẫn diễn ra thường xuyên trên tuyến Quốc lộ 1A qua địa phận Quảng Nam – Đà Nẵng. Gỗ, sắt ống, tôn, rơm, củi, cây cảnh,… hay tất cả mọi thứ có thể bám níu được đều được những xe “quá khổ” chở.

Những hình ảnh này được PV kienthuc.net.vn ghi lại tuyến Quốc lộ 1A:
Xe máy đẩy xe ba gác chở những thanh sắt dài đến 20m vẫn nhởn nhơ đi qua xã Tam An, huyện Phú Ninh (Quảng Nam).
Người ngồi trên xe máy vác chục thanh sắt dài đi qua xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình (Quảng Nam).
Xích lô “núi” níu xe máy chở hàng đi trên đường lên chợ Hòa Khánh (TP.Đà Nẵng)
Xe máy đẩy xe kéo qua cầu vượt Hòa Cầm (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng)
Nguy hiểm người ngồi trên xe máy kéo xe bò gỗ qua xã Bình Trung, huyện Thăng Bình (Quảng Nam).
Ngồi xe máy kéo xe củi qua cầu Bà Rén thuộc xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn (Quảng Nam)
Nông dân tranh thủ “tiết kiệm” sức lấy xe máy móc xe bò kéo  rơm qua xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình (Quảng Nam).
Nghênh ngang chở vạt giường dạo phố.
Vận chuyển cây cảnh quá...hiện đại!

Hà Kiều

Ngã giữa đường, một phụ nữ bị xe tông chết thảm



26/05/2012 15:44:44
Khoảng 9h30 ngày 26/5, tại ngã tư Duy Tân – Lý Thái Tổ (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, Gia Lai), trước mặt chùa Bửu Nghiêm đã xảy ra vụ TNGT chết người.

Theo đó, xe mô tô biển số 81X1-00265 do một phụ nữ tầm 40 tuổi điều khiển theo hướng từ Lý Thái Tổ về Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai, đến vị trí trên, vì phía trước có một xe đạp chở bồn nước khiến hạn chế tầm nhìn nên người phụ nữ đã đánh tay lái về bên trái rồi loạng choạng té xuống đường.
Hiện trường vụ TNGT


Đúng lúc này, xe tải 8 tấn biển số 54S-8244 đi cùng chiều từ phía sau vượt lên cán ngang qua khiến người phụ nữ chết ngay tại chỗ.

Tại hiện trường, có hàng trăm người hiếu kỳ đứng xem, xe mô tô bị hư hỏng nặng. Theo người dân, xe tải chạy với tốc độ chậm.
 
(Theo VTC)

Cần Thơ: Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

CẦN THƠ:
2 PHỤ NỮ KHỎA THÂN GIỮA BAN NGÀY ĐỂ… “GIỮ ĐẤT”!
Trưa ngày 22-5-2012, tại lô số 49, Dự án Khu dân cư Hưng Phú (do Cty Cổ phần Xây dựng số 8 – thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư) đã xảy ra vụ việc gây chấn dộng dư luận. 02 người phụ nữ một trung niên – một trẻ đã khỏa thân, ngăn cản xe máy công trình vào thi công trên phần đất của họ.

Người phụ nữ lớn tuổi tên Phạm Thị Lài (sinh năm 1960), ngụ KV 1, Phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng (Tp.Cần Thơ); còn người phụ nữ trẻ là chị Hồ Nguyên Thủy (sinh năm 1979), là con ruột của bà Lài (hiện đang làm kế toán của một Cty kinh doanh vật tư xây dựng).
Vị trí xảy ra vụ việc nói trên là thuộc Lô số 49 – Khu dân cư Hưng Phú, do Cty Cổ phần Xây dựng số 8 (gọi tắt là Cty CIC8) làm chủ đầu tư. Bà Lài và cô Thủy khẳng định họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Công ty này “chiếm đoạt” một cách thiếu minh bạch và bất hợp pháp.
Nhóm vệ sĩ do Cty này thuê đã lập tức ra tay trấn áp, lôi 2 mẹ con này ra khỏi khu vực thi công. Cả 2 mẹ con đều bị lôi đi trên cát, các bãi cỏ, vật tư xây dựng… trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng giữa trưa gay gắt. Một phụ nữ chứng kiến trực tiếp vụ việc phản cảm này, bày tỏ: Dùng vệ sĩ là đàn ông để tấn công đàn áp 2 người đàn bà không mảnh vải trên người như vậy… coi kỳ quá. Thấy không có chút đạo đức gì hết. Thiệt hết biết mấy ông đại gia địa ốc này nghĩ cái gì…?”. Nhiều người đã nhanh tay ghi lại hình ảnh, videoclip về vụ việc này và gửi về cho chúng tôi cùng với việc bày tỏ bức xúc trước.
Đang trong trạng thái “lõa thể”, bà Lài nói trong nước mắt uất nghẹn: “Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng tiền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà… cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. Ủy ban còn hỗ trợ Công ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty. Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột hết đồ đạc, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ?! Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!”.
Trước đó, phần đất này đã bị UBND Quận Cái Răng (TP.Cần Thơ) ra quyết định cưỡng chế giao cho Cty CIC 8 làm chủ đầu tư xây dựng Khu dân cư, Khu Căn hộ chung cư cao cấp và phân lô để bán nền. Giá cưỡng chế do phía Cty CIC8 đưa ra và bị rất nhiều người dân trong khu vực này phản đối. Vì theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án “kêu gọi nhà đầu tư” và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân bị ảnh hưởng. Theo hồ sơ của chúng tôi, hộ dân này đã bị cưỡng chế 3 lần và giờ đây khi đất đã được cưỡng chế giao, nhưng chủ đầu tư vẫn không thể tiến hành thi công vì họ liên tục cản trở để “giữ đất”.
Những người dân ở khu vực này xác nhận, trong lần cưỡng chế cuối cùng vào ngày 04-12-2011. Chồng bà Lài là ông Hồ Văn Tư (sinh năm 1954) đã uống thuốc trừ sâu tự tử ngay trước sự chứng kiến của Đoàn cưỡng chế. Trong thành phần Đoàn cưỡng chế cũng xuất hiện hàng chục cán bộ chiến sĩ công an; đặc biệt là sự hiện diện của đại tá Lê Văn Hiếu - Trưởng Công an quận Cái Răng (?). Nhưng rất may, ông Tư được đưa đi cấp cứu và sau 2 tuần điều trị ở BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ và ông đã qua khỏi, giữ được mạng sống. Nhưng hiện sức khỏe ông Tư đang rất yếu, không thể đi lại nhiều được như trước nên việc “giữ đất” của gia đình giờ này đành chỉ trông cậy vào hai mẹ con bà Lài. Những phụ nữ không tấc sắt trong tay, họ đành liều thân với “cách thức” hết sức phản cảm nói trên. Liệu cả xã hội có ai “động lòng” trước cám cảnh của người dân “con ong, cái kiến” khi bị dồn vào đường cùng ?
Chưa có bình luận nào chính thức từ phía chính quyền địa phương và chủ đầu tư về vụ việc “kỳ khôi” có-một-không-hai này. Tuy nhiên, theo thông tin thu thập được, dự án này đang chậm tiến độ khoảng hơn 96 tháng (8 năm) vì vướng “mặt bằng” (!). Hiện tại, giá mà Cty CIC8 đang chào bán ngay tại vị trí đất của hộ ông Tư và bà Lài là hơn 5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, theo bà Lài, họ chỉ bồi thường cho gia đình bà với giá 400.000 đồng/m2 mà cũng không bố trí tái định cư theo Luật định, dù gia đình bà đã cất nhà ở trên đất không tranh chấp, hàng chục năm trời nay.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin vụ việc này đến bạn đọc.















______________________________________


Các hồ sơ có liên quan đến vụ cưỡng chế này
______________________________________







































CÔNG VĂN 3976/UB CỦA UBND TỈNH CẦN THƠ (CŨ) LÀ DO ÔNG NGUYỄN THANH TÒNG - CHỦ TỊCH UBND TỈNH KÝ BAN HÀNH. VÌ CÔNG VĂN NÀY GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NÊN CHỈ CÓ TRÍCH LỤC NỘI DUNG (KHÔNG CÓ CON DẤU) CHỨ KHÔNG PHOTO ĐƯỢC. NHƯNG CÔNG VĂN PHÁT HÀNH DƯỚI 15 NĂM THÌ VẪN CÒN TRONG PHÒNG LƯU TRỮ.



TỪ CÔNG VĂN 3976 NÀY, ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG MỚI KÝ CÔNG VĂN 1702/CP-CN ĐỂ TRẢ LỜI TỈNH CẦN THƠ VỀ CƠ CHẾ KÊU GỌI NHÀ ĐẦU TƯ. THEO ĐÓ, "NHÀ ĐẦU TƯ THỎA THUẬN VỚI NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI VỀ MỨC BỒI THƯỜNG...". (XEM NỘI DUNG).



NHƯNG, UBND TP CẦN THƠ LẠI RA QĐ CƯỠNG CHẾ GIAO ĐẤT CHO NHÀ ĐẦU TƯ THAY VÌ ĐỂ 2 BÊN THỎA THUẬN THEO Ý KIẾN CỦA CHÍNH PHỦ. SỰ CAN THIỆP NÀY ĐÃ KHIẾN CHỦ ĐẦU TƯ KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA MÌNH.

LỢI ÍCH TỪ VIỆC ĐỀN BÙ GIÁ THẤP (TỰ ĐƯA RA) VÀ BÁN GIÁ RẤT CAO (HƠN 20 LẦN) LÀ RẤT KHUẤT TẤT...















































































Đang tiếp tục cập nhật...



 
Dân oan Việt Nam phản đối chiếm đoạt đất đai, tại Cái Răng, Cần Thơ, ngày 22/5/2012 (Ảnh: Blog Lê Hiền Đức):
Hai người phụ nữ Việt Nam trong 2 tấm hình cuối, một là bà Phạm Thị Lài, sinh năm 1960, ngụ tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, người thứ hai là bà Hồ Nguyên Thủy, sinh năm 1979, con ruột của bà Lài, hiện đang làm kế toán ở một công ty kinh doanh vật tư xây dựng.
Như chúng ta thấy, hình thức khoả thân phản kháng khá phổ biến trên thế giới, nhưng trong thực tế không quốc gia nào khuyến khích nơi công cộng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp với phụ nữ, ở các nước dân chủ, văn minh phương Tây, lực lượng giải tán biểu tình của nhà cầm quyền thường cố gắng tối đa để không bị dư luận cáo buộc có hành động thô bạo.
Thẳng tay đàn áp, bất kể là phụ nữ hay trẻ em, thường xảy ra ở các nước có chế độ độc tài, chuyên chế. Việt Nam là một trong số đó. Các ví dụ rất nhiều và có thể chứng minh dễ dàng qua công cụ tìm kiếm Google.
Khoan hãy nói đồng tình hay phản đối hình thức phản kháng của bà Lài và bà Thuỷ, nhìn hình ảnh những người phụ nữ trần truồng, yếu đuối và đáng thương bị kéo lê lết trên đất đá như một con vật, quả là đám vệ sĩ đã mất hết tính người!
Người có một chút lương tâm thôi sẽ đặt câu hỏi vì sao nên nỗi mà người dân phải chống lại bất công bằng cách sử dụng hình thức đau xót, xa lạ với thuần phong mỹ tục của người Việt như thế, và sẽ ý thức được hành động thích ứng của mình.
Cụ bà Lê Hiền Đức, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng và có uy tín với đông đảo dân oan, đang quan tâm tới việc này, viết trên Blog mình:
Đang trong trạng thái “lõa thể”, bà Lài nói trong nước mắt uất nghẹn: “Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng tiền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà… cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. Ủy ban còn hỗ trợ Công ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty. Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột hết đồ đạc, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ?! Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!”.
Tại sao những kẻ đại diện cho quyền lực, lợi ích của chế độ hôm nay lại có thể tàn nhẫn, dã man với nhân dân như thế? Trong giai đoạn còn phải ăn nhờ ở đậu vào dân, họ có vẻ thích thú hình thức này lắm cơ mà!
Tôi nhớ hồi chiến tranh chống Mỹ, những người sống ở miền Bắc kể cho nhau nghe và tự hào về “Đội quân tóc dài” ở miền Nam. Báo chí còn hả hê thuật lại những cuộc biểu tình chống chế độ Sài Gòn trong đó những người phụ nữ miền Nam “phẫn nộ không ngần ngại tụt quần trườn mặt những tên ác ôn mặt dày mày dạn làm chúng phải cúi mặt bỏ đi“.
Trong bài “Hành xử trong chế độ ta và chế độ Ngụy“, blogger Đông A mỉa mai:
Dưới chế độ Ngụy những tên ác ôn mặt dày mày dạn đã cúi mặt bỏ đi trước những người phụ nữ lõa thể, nhưng ở chế độ ta những người ngày ngày được nghe tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn hăng hái xông vào lôi kéo những người phụ nữ trần truồng. Đấy là điểm khác nhau giữa chế độ ta và chế độ Ngụy. Không biết những người phụ nữ trong đội quân tóc dài ngày xưa đấy giờ ra sao, có kinh nghiệm gì truyền lại cho chị em hôm nay không và khi xuôi tay có nhắm mắt được không?“.
Không có gì chính xác hơn để xác định bản chất của nhà cầm quyền và tất cả những kẻ đang cộng sinh trên nó, là sự trở mặt và phản bội. Họ đã thực sự biến thành những con thú man rợ trong cuộc tranh giành lợi ích từ những hợp đồng mua bán đất-quyền-tiền.
Giờ đây trên đất nước Việt Nam “cả một thời đểu cáng đã lên ngôi” (thơ Bùi Minh Quốc) với “ngút trời tiếng khóc xé vành môi bà mẹ, chị em tôi, những người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, để kiếm hạt thóc nuôi con khôn lớn đi đánh giặc giữ nước giữ làng. Giờ Làng Nước có rồi nhưng Đất lại bị đưa vào cuộc bán buôn kiếm chác của những kẻ chức quyền tham lam vô độ, vô nhân” (nhà văn Thuỳ Linh).
Đến mức một nguời đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) từ những ngày đầu, vinh dự được Hồ Chí Minh đặt cho cái tên với hai chữ “Hiền” và “Đức” (cụ Lê Hiền Đức), đã phải thốt lên:
Tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít“. [5]
Nếu có một quốc gia nào giống Việt Nam thì cũng vô cùng hiếm hoi, nơi mà chỉ trong vòng 4 năm thôi (2008-2011) “đã có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 ngàn đơn thư, trên 70% liên quan đến đất đai, còn ở Bộ Tài nguyên – Môi trường, tới 98% hàng năm.
Bất công và oán hận ngút ngàn, người nông dân phải vùng lên bằng mọi khả năng có thể của thân phân nô lệ. Tiếng súng từ Tiên Lãng (Hải Phòng), của gia đình Đoàn Văn Vươn như một chất xúc kích, chỉ trong khoảng một tháng sau, số lượt người khiếu kiện tăng 50%, số đoàn đông người tăng 30%“.
Biết bao nhiêu bị kịch đã xảy ra, máu của nông dân, trong đó có cả phụ nữ trẻ em, đã đổ xuống trên những cánh đồng. Nhiều trường tự tử vì quá thất vọng, uất ức và cùng quẫn. Mới hôm 8/5, bà con nông dân ở Vụ Bản (Nam Định) đồng loạt mang vòng tang trắng giữ đất, thì hơn hai tuần sau, ngày 22/5, vụ khoả thân ở Cần Thơ lại mang đậm màu sắc đau thương…
Trên hết mọi khía cạnh, chưa cần nói đến đúng sai của các cuộc cưỡng chế, với hàng núi đơn khiếu nại “cao hơn cả dãy Trường Sơn” từ hơn hai thập niên qua và hệ quả là “dân phải nổ súng, đặt bom, hay tự tử, lột đồ để giữ đất. Nói cách gì cũng là lỗi của chính quyền đã đẩy họ vào bước đường cùng” – Blogger Đào Tuấn viết.
Tôi đồng ý với blogger Đào Tuấn, nhưng nói “lỗi của chính quyền” là quá nhẹ! Chắc vì sống trong nước nên ông không muốn dùng ngôn ngữ mạnh hơn. Còn tôi, tôi gọi đây là tội ác của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN.
Trong vấn đề xây dựng và phát triển, ở quốc gia nào cũng có vấn đề  tranh chấp đất đai, nhưng nơi nào nhà nước công nhận quyền tư hữu và có toà án độc lập phân xử quyền lợi khi có tranh chấp, nơi đó sẽ được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng với lợi ích công cộng, nhưng cũng công bằng với lợi ích của công dân.
Lấy danh nghĩa đất là sở hữu của toàn dân và thống nhất quản lý vào tay nhà nước, ĐCSVN với độc quyền cai trị, trong thực tế đã chiếm đoạt toàn bộ lãnh thổ đất nước làm của riêng cho một đảng phái thiểu số trong 90 triệu người và giữ cho mình toàn quyền ban phát lợi ích.
Cốt lõi của tất cả vấn đề nằm ở đây! Và bất công đi liền với tội ác cũng nằm ở đây!
Cỏ vẫn mọc khi chưa nhổ tận gốc. Sẽ còn nhiều nữa Tiên lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Cần Thơ… ●
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog



26/05/2012 16:31:55
Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng trong tình trạng khỏa thân.

Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 - CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công.
Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt.
Hai phụ nữ không mặc gì đang giằng co với bảo vệ
Hai phụ nữ không mặc gì đang giằng co với bảo vệ

Mẹ con bà Lài lột hết quần áo để giữ đất.


Nhiều vệ sĩ lôi kéo hai phụ nữ tay yếu chân mềm trong tình trạng không mảnh vải che thân ở Cần Thơ khiến nhiều người không đồng tình.

Hai phụ nữ là bà Phạm Thị Lài (52 tuổi) ngụ phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng cùng con gái 33 tuổi Hồ Nguyên Thủy. Nhà của hai mẹ con bị thu hồi để giao cho chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng số 8 (CIC 8). Ngày 22/5, nhà đầu tư đưa xe cơ giới vào thi công dự án đã gặp sự ngăn cản của mẹ con bà Lài bằng cách lột hết quần áo.

Nhiều vệ sĩ được chủ đầu tư thuê đến kéo lê bà Lài ra khỏi khu vực đất đã có quyết định thu hồi giữa trời trưa nắng gắt. Người phụ nữ này cho biết, lột hết quần áo giữa thanh thiên bạch nhật là rất nhục nhưng không còn cách nào khác.

Bà Lài bị lôi đi trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Bà Lài bị lôi đi trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Nửa năm trước khi đoàn cưỡng chế tiến hành thu hồi đất thì chồng là Lài là ông Hồ Văn Tư uống thuốc trừ sâu trước mặt cơ quan chức năng nhưng được cứu sống. Hành động của người đàn ông 58 tuổi này nhằm gây áp lực với chủ đầu tư, yêu cầu CIC 8 thỏa thuận giá vì mức đền bù chỉ có 500.000 đồng/m2.

Con gái bà Lài là chị Hồ Nguyên Thủy (33 tuổi) cũng lột hết quần áo để phản đối. Chị cũng bị nhóm vệ sĩ lao đến trấn áp.

Nhóm vệ sĩ ra sức kéo đẩy chị Thủy cho bằng được.

Một nữ vệ sĩ cũng có mặt trong nhóm trấn áp. Theo mẹ con bà Lài, gia đình bà muốn được thỏa thuận giá đền bù với CIC 8 vì giá đất đền bù cho dân với giá chủ đầu tư bán ra chênh lệch 10 lần nhưng không được đáp ứng.

Hình ảnh phản cảm làm người dân Cần Thơ rất bức xúc. Cách nay gần nửa năm, vì không đồng ý giao đất với giá đền bù được cho là thấp nên chồng bà Lài là ông Hồ Văn Tư đã uống thuốc trừ sâu tự tử trước mặt đoàn cưỡng chế. Còn theo lãnh đạo quận Cái Răng, chính quyền địa phương đã hai lần giải thích, động viên cũng như tổ chức đối thoại với gia đình bà Lài về chủ trương thu hồi đất để xây dựng dự án khu dân cư với giá đền bù như đã trả cho các hộ khác nhưng gia đình ông Tư - bà Lài không đồng ý. Hơn mười ngày trước khi chủ đầu tư tổ chức thi công cũng vấp phải sự ngăn cản của gia đình bà Lài.

Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”.

Theo tìm hiểu của PV, giá bồi hoàn do phía CIC 8 đưa ra bị nhiều người dân trong khu vực phản đối, vì theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án kêu gọi nhà đầu tư và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân.
Hộ bà Lài bị cưỡng chế 3 lần. Hiện giá đất mà CIC 8 đang chào bán ngay tại vị trí đất của hộ bà Lài là hơn 5 triệu đồng/m2. Trong khi theo bà Lài, Cty này chỉ bồi thường cho gia đình bà chỉ 500.000 đồng/m2 và cũng không được bố trí tái định cư.
Chủ đầu tư nôn nóng, tự ý thi công

Chiều 24/5, trả lời PV, ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND Q. Cái Răng cho biết, phía quận đã chỉ đạo tạm thời ngưng thi công chờ họp bàn, đưa ra giải pháp. Vụ việc chiều 22/5 có thể do phía chủ đầu tư nôn nóng, tự ý cho thi công mới xảy ra sự cố như vậy.
Vị chủ tịch này khẳng định, UBND quận đã làm đúng thẩm quyền, giải thích động viên và tổ chức đối thoại trực tiếp 2 lần nhưng hộ dân này không đồng ý. Họ đòi tự thỏa thuận giá đất với chủ đầu tư và so sánh giá thu hồi bốn năm trăm ngàn đồng với giá mấy triệu đồng của công ty bán ra. Việc này là không chấp nhận được!
(Theo Nguoiduatin.vn)