Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
Ngày 30/12, TAND TP HCM đã tuyên phạt Nguyễn Ngọc Khanh (56 tuổi, nguyên giám đốc công ty Gia Khanh) mức án 12 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đặng Văn Minh (42 tuổi) nhận 8 năm tù về tội "làm môi giới hối lộ".
Bị cáo Chu Hồng Thái (53 tuổi, nguyên giám đốc công ty Thái Đức Dương) bị tuyên phạt 2 năm 3 tháng tù về tội "không tố giác tội phạm" và được trả tự do tại tòa vì mức án bằng với thời gian tạm giam.
Bị cáo Khanh (phải) phải chịu trách nhiệm trả lại toàn bộ số tiền nhận chạy án để sung quỹ nhà nước. Ảnh: H. D.
Những bị cáo này có liên quan đến vụ "chạy án" cho trùm gỗ lậu Nguyễn Văn Hòa (44 tuổi, nguyên phó giám đốc công ty Kim Lợi) vừa nhận án 16 năm tù về tội "buôn lậu" trước đó.
Theo cáo trạng, tháng 6/2007, Hòa đang tìm cách xuất khẩu 10 container gỗ quý sang Trung Quốc thì bị công an phát hiện. Qua giới thiệu của Minh, Hòa gặp Khanh nhờ "lo" để cơ quan điều tra không phát hiện mình là chủ của lô hàng.
Biết Hòa có nhu cầu "chạy án", Khanh đặt vấn đề này với bạn là Chu Hồng Thái (trước đây là cán bộ điều tra công an TP HCM) vì ông này nói có quen người ở Bộ Công an. Sau khi nhận 30.000 USD của Hòa, ông Khanh chỉ đưa lại cho Thái 5.000 USD. Nhận xong tiền, Thái nói không lo được nên giới thiệu cho Khanh một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP HCM để giải quyết.
Theo gợi ý của Thái, Khanh nhiều lần đòi Hòa chi thêm tiền để trả cho luật sư. Tổng cộng, Khanh nhận của Hòa 60.000 USD và 500 triệu đồng. Trong đó đưa cho luật sư 20.000 USD và 500 triệu.
Dù đã chi rất nhiều tiền nhưng Nguyễn Văn Hòa vẫn bị bắt. Bị Minh thúc giục, Khanh đòi lại tiền nhưng vị luật sư mới trả được 300 triệu đồng. Quá trình điều tra, luật sư phủ nhận việc cầm tiền chạy tội cho Hòa nên cơ quan điều tra không đủ cơ sở xử lý.
Gần 95% mẫu thịt heo sống vừa được kiểm tra tại TP.HCM trong dịp cận Tết bị phát hiện nhiễm khuẩn Ecoli và tụ cầu vàng… Đây là những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho đường tiêu hóa.
Thông tin trên được ông Vũ Trọng Thiện, Phó Viện Trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM cho biết ngày 29/12.
Ngoài ra, trong số 1.833 mẫu được Viện lấy từ 12 nhóm thực phẩm các loại thì có tới 47% trong số đó không đạt ATVSTP.
Về mặt hàng nhập khẩu được Viện Vệ sinh Y tế công cộng kiểm tra cũng phát hiện nhiều vấn đề. Cụ thể có tới hơn 50% mẫu bia rượu nhập có hàm lượng Aldehyde, mentanol vượt quá quy định cho phép. Nguồn tin trên trang VNN không cho biết rõ các hàng hàng nhập khẩu này có xuất xứ từ nước nào. Trong những năm qua, nhiều thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc tiêu thụ trên thị trường Việt Nam có chứa những chất gây nguy hại tới sức khỏe và tính mạng con người.
Các chuyên gia về thực phẩm và y tế Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về vấn đề ATVSTP trong dịp Tết Nguyên đán này. Song đây là vấn đề diễn ra hàng ngày tại Việt Nam. Báo chí liên tục đưa tin về các vụ ngộ độc tập thể xảy ra sau các bữa ăn trưa của công nhân, học sinh, sinh viên, thậm chí sau các tiệc cưới tại những nhà hàng sang trọng.
Ngoài thực phẩn tươi sống nhiễm khuẩn, rượu rởm, rượu giả cũng là lý do gây tổn hại sức khỏe. Các loại rượu này được bày bán tràn lan ở Việt Nam, đặc biết vào dịp Tết.
Bộ máy quản lý thị trường quá yếu kém cộng với tệ nạn ăn hối lộ đã khiến người tiêu dùng Việt Nam phải hứng chịu hậu quả từ những sản phẩm kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Mong quí vị chia sẻ nhanh và rộng rãi. Hãy giúp loan truyền 2 bài nhạc có ý nghĩa này!
Nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình
VRNs (17.10.2012) – Sài Gòn – Hôm qua, ngày 16.10, Tòa án vừa thông báo sẽ đưa hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử tại Tòa án nhân dân Sài Gòn, ngày 30.10.2012, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, bản án sẽ từ 10 đến 20 năm, nếu bị tuyên án là có tội.
Nhạc sĩ Việt Khang có tên khác là Võ Minh Trí, sinh năm 1978. Anh có vợ và một con trai 4 tuổi. Nhiều người Việt Nam trên thế giới bắt đầu biết đến Việt Khang từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, vào mùa hè năm 2011. Hai trong nhiều tác phẩm của anh là “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?”.
[Mời nghe bài Người Việt Nam và Rạng ngời nước Nam sáng tác của Trần Vũ Anh Bình, do Đan Trường trình bày]
Karaoke Version (VietKhang Voice Included)
Karaoke Version (Karaoke Only)
Hình ca nhạc sĩ Việt Khang chụp lại từ video clip
[Mời quý vị nghe nhạc phẩm Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? của Việt Khang do ca sĩ Trung tâm Asia trình bày]
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và trung tâm âm nhạc Asia nhận xét: “Phải là người ở trong cuộc, Việt Khang mới viết ra được những tác phẩm yêu nước hay đến như vậy. Việt Khang là món quà Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam trong lúc này”.
Asia DVD69 LK Việt Nam Tôi Đâu & Anh Là Ai
LK Việt Nam Tôi Đâu & Anh Là Ai - Viet Khang - English (Second version)
Việt Nam Tôi Đâu? (Thế Sơn)
LK Việt Nam Tôi Đâu & Anh Là Ai (Đan Nguyên & Họp Ca Asia) (Karaoke Version)
Việt Nam Tôi Đâu? (Bé Hugo, 6 tuổi)
Việt Nam Tôi Đâu? (Bé Emily, 3 tuổi)
Anh La Ai? (Bé Duckie(4) and Bé Alyssa(7))
Anh La Ai? (Bé Thiên Như)
Anh La Ai? (Các cháu lớp Việt ngữ hát do VietVoters ở San Jose, California)
LK Việt Nam Tôi Đâu & Anh Là Ai (Cháu Bé Nhỏ Tuổi)
Video vận động FREE Viet Khang
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1975. Anh là ca viên ca đoàn xóm 7 và 8 thuộc giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp sài Gòn, do các cha DCCT phụ trách. Anh có vợ và một con trai. Anh có nhiều nhạc phẩm được nhiều ca sĩ đang thành danh ở Việt Nam hát như Đan Trường, Đinh Tiến Đạt (Mr Dee), Đăng Khôi, Mai Khôi, Mai Văn Hạnh… Những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích là Người Miền Trung, Vắng Em Vắng mãi câu Hò, Người Việt Nam, Rạng Ngời Nước Nam,…
Cả hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đều bị bắt giam từ tháng 12 năm 2011.
Nhiều luật sư cho biết điều 88 Bộ luật hình sự kết tội rất nặng, nhưng các khái niệm đưa ra trong điều luật này lại rất mơ hồ, khiến cho an ninh mật vụ thù ghét ai đều có thể bắt và ghép vào tội theo điều 88. Gần đây, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã yêu cầu Thường vụ Quốc Hội giải thích chính thức điều khoản của luật này. Như vậy mới biết tình trạng dân chúng Việt Nam bị bắt và ghép tội oan sai nhiều chừng nào trong suốt nhiều năm qua do sự cố tình của những nhà lập pháp tạo ra để cho hành pháp và tư pháp toa rập với nhau tham nhũng, lạm quyền.
Trong vòng ba năm trở lại đây, tại Việt Nam, khá nhiều người trẻ (dưới 40 tuổi) bị bắt và xét xử theo điều 88 và 79 Bộ luật hình sự, nhưng hầu hết họ, trong mắt bạn bè, người thân và những người thiện chí, có lòng với quê hương thì họ là những con người yêu nước.
Việc hai nhạc sĩ trẻ sáng tác những bài ca yêu nước và phản kháng lại những người chống dân yêu nước thì mắc tội gì với nhân dân?
Tin từ một người bạn của nhạc sĩ Việt Khang cho hay, công an Mỹ Tho đã bắt đi nhạc sĩ Việt Khang vào trước lễ Noel vừa rồi. Việt Khang có tên thật là Võ Minh Trí là cộng tác viên trẻ thuộc Đoàn Nghệ Thuật Tổng Hợp Tiền Giang.
Lý do Việt Khang bị bắt giữ có thể liên quan tới một ca khúc do chính anh sáng tác và biểu diễn. Ca khúc có tên "Việt Nam Tôi Đâu". Bài hát ca ngợi tình yêu nước, chống Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cùng với lời ca là các hình ảnh biểu tìnhchống Trung Quốc ở Hà Nội, Sài Gòn, video do anh sáng tác được phát tán rộng rãi trên mạng.
Bài hát có đoạn "Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tầu...", tiếp theo đó là lời kêu gọi đứng lên "chống giặc tầu và những kẻ bán nước"…
Những hình ảnh biểu tình xuất hiện trong video clip của Việt Khang
Liên quan tới những sáng tác "nhạy cảm" về chủ quyền biển đảo, tháng trước đây, bộ phim "Hoàng Sa- Nỗi đau mất mát" do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu. Ngay buổi công chiếu đầu tiên ở một quán cafe vào đêm 29 tháng 11 thuộc khu du lịch Văn Thánh, công an quận Bình Thạnh đã thô bạo giải tán những người tới xem, đồng thời ngắt điện của tiệm cafe.
Mặc dù trong năm rồi, nhà nước đã có những động thái nhất định chính thức thừa nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa cũng như những tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Từ chỗ đề cập úp mở, báo chí Việt Nam đã đề cập trực diện tới các xung đột trên biển Đông. Nhiều quan chức đứng đầu nhà nước như các ông Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức lên tiếng về chủ quyền biển đảo, thay vì những thông cáo nhàm chán do các thế hệ người phát ngôn bộ Ngoại Giao lặp đi lặp lại nhiều năm nay.
Song, tình yêu nước vẫn bị kiểm duyệt khắt khe. Những hành động "yêu nước tự phát", ở các mức độ khác nhau, đều bị trấn áp. Những người mặc áo, đội nón NO- U (nói không với đường lưỡi bò) vẫn bị làm khó, người biểu tình bị giải tán, bắt bớ tùy tiện.
Việt Khang, anh là ai?
Nhạc Sĩ Việt Khang
Từ bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” ra đời trên hệ thống Internet vào tháng 8/2011 đến bây giờ, số người nghe gần nữa triệu, lời nhạc và tiếng hát của Việt Khang đã đi vào lòng người. Việt Khang đã viết từ tận đáy lòng sâu thẳm của mình với nỗi đau ray rức…nỗi đau này không phải vì đói rét, cũng không phải vì vết thương bị cắt trên da thịt…mà nỗi đau của một người mất nước nỗi đau trăn trở hằng sâu trong tâm hồn người yêu nước.
Sống qua gần nữa đời người, anh đã thấm nghiệm được sự dối trá lừa đảo của chế độ độc tài đương quyền, tác giả “Việt Nam Tôi Đâu” đã mở đầu cất cao lời nhạc “Việt Nam ơi thời gian quá nữa đời người, và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói….”. Nữa cuộc đời, trải qua 36 năm từ ngày cả dân tộc Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản đến nay Việt Khang đã nhìn thấy xã hội muôn ngàn mãnh đời đổ vỡ, tàn tạ, bị áp bức, bóc lột, đói khát mà đáng ra bất cứ một quốc gia nào “sau tàn lửa khói” đều không thể lâm vào cảnh tượng đau đớn như Việt Nam.
Việt Khang đã tỏ tường trên thân thể gầy còm của đất “Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời, người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối dang” …Lời nhạc không mang tính hằn họcthù hận nhưng mang tâm trạng đau nhói ở tâm can hoà với lời ca thống thiết nói lên sự cách biệt bất hạnh của hai giai cấp một bên là người dân đói khổ thật thà, bên kia là kẻ quyền uy giàu sang dối dang, mà kẻ quyền uy đó chính là thành phần tư bản đỏ của bạo quyền Cộng sản Việt nam hiện nay đang trấn lột đồng bào.
Nhạc Sĩ Việt Khang
Còn tổ quốc Việt Nam thì sao? Việt Khang tự hỏi rằng “Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?” Nếu còn, tại sao nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại để cho “bọn giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta” mà cả một guồng máy khổng lồ của công an, bộ đội chỉ để phục vụ cho “đảng cầm quyền” mà không bảo vệ được ngư dân Việt Nam đến nỗi “Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu” ….
Tổ quốc đã không còn hiện hữu trước một bạo quyền chỉ biết hiếp đáp người dân, chỉ biết bóc lột giàu có dối gian, trong khi ngoại xâm đang thật sự hống hách trên quê mẹ Việt Nam…là một nhạc sĩ yêu nước Việt Khang dùng tiếng hát sâu xoáy của mình như tiếng kêu của con quốc quốc trong đêm thâu kêu gọi lòng yêu nước của mọi người “là một con dân Việt Nam, lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm, người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” . Đồng bào ơi! tổ quốc đang lâm nguy không phân biệt già trẻ trai gái hãy đoàn kết “ từng đoàn người đi chẳng nề chi, già trẻ gái trai hãy dơ cao tay….” đoàn kết sức mạnh dân tộc để “chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.
Việt Khang-Võ Minh Trí đã cất cao giọng hát từ đáy lòng sâu thẳm của tâm hồn, lời ca cao vút của anh như những nhát dao cắt lòng những ai đang trăn trở trước nguy cơ của dân tộc, anh đã buông tiếng hát nói lên phần hồn của bản nhạc mà đó cũng là ước nguyện của đồng bào.
Nhạc sĩ Việt Khang là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước, trước khi anh bỏ hồn vào hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai” anh đã đoán rằng sự an ninh cá nhân của anh không được
bảo đảm, nhưng đó là thứ vũ khí trong đấu tranh Diễn Biến Hoà Bình mà tài nghệ anh đang có là viết nhạc và lời ca, anh tận dụng sở trường của mình để cứu quê hương dân tộc. Tiếng hát của anh với bài “Việt Nam Tôi Đâu” là tiếng huy động lòng người, tiếng kèn thúc dục sự đứng lên của mọi giới, khi nghe tiếng hát của bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu” người đang trùm chăn phải thức dậy, kẻ ươn hèn trở nên can đảm….Một người thanh niên yêu nước chân chính như thế mà vào lúc 7:00 giờ tối ngày 23-12-2011, Công An Cộng sản Việt nam đã vào bắt anh đi vào trại tù, đó có thể là sự tiên đoán của bản nhạc “Anh Là Ai” mà Việt Khang đã chuẩn bị cho mình để dấn thân làm một người trai yêu nước giữa chốn hám danh, hám lợi, đầy dối trá của bạo quyền.
Chúng em viết lên đây những lời chân tình của người đồng hành với anh, anh lâm nguy chúng em vẫn còn tiếp tục cuộc hành trình với lòng tin tưởng “kẻ bán nước không bao giờ được dân tộc tha thứ, và kẻ xâm lăng không bao giờ thành công trước sức mạnh đoàn kết của một dân tộc” – Ở chốn lao tù kia, xin anh vững tin vào chính nghĩa đã chọn.
Long Hải & Quốc Tuấn
Viết tại Việt Nam trước đêm giao thừa 2012
Trộn dầu FO với xăng non cho qua máy lọc ly tâm, rồi máy ép ly tâm sẽ được hỗn hợp "xăng" có giá 12.000 đồng mỗi lít.
Kể từ đầu tháng 10/2011, hàng loạt vụ cháy xe diễn ra trên diện rộng, từ bắc vào nam. Không chỉ có xe máy, cả ôtô cũng cháy. Nhiều ý kiến nghi ngờ xăng là nguyên nhân gây ra cháy nổ xe trong thời gian qua.
Thành viên Xulu trên diễn đàn xe hơi Otofun chia sẻ "công nghệ" làm xăng rởm. "Trộn dầu FO và chất VNK với tỷ lệ 1 tấn dầu FO thì cho 1 kg chất VNK, sau đó cho vào máy lọc ly tâm, rồi chuyển sang máy ép ly tâm".
Theo Xulu, tiền mua thiết bị khoảng 700 - 800 triệu đồng. Dầu FO có thể mua từ nhiều nguồn khác nhau. Chất VNK hay còn gọi là "xăng non" có giá 260.000 đồng mỗi kg được mua từ Trung Quốc hoặc cơ sở tư nhân tự chế biến. Tổng chi phí để sản xuất "xăng rởm" chỉ khoảng 12.000 đồng mỗi lít.
Sơ đồ quy trình sản xuất xăng rởm. Ảnh: Otofun.
Nếu xăng này được pha với các loại xăng trên thị trường theo tỷ lệ thể tích nhỏ hơn 20% thì "không sao". Nhưng nếu trên 40% thì sẽ rất nguy hiểm. Vì chất VNK khi kết hợp với lưu huỳnh sẽ cháy mạnh. Trong khi đó, bản thân dầu FO luôn có chứa lưu huỳnh. Xulu kết luận: "Không nên đổ cây xăng của tư nhân trong thời gian này còn cây xăng nhà nước thì có thể tin hơn".
Thông tin về pha chế "xăng rởm" trên Otofun được rất nhiều trang mạng lấy lại và nhận nhiều chia sẻ của độc giả. Đa phần đồng tình với thông tin này và tỏ ra lo lắng cho vấn đề nhiên liệu trong thời gian qua. Tuy nhiên, những thuật ngữ mà Xulu đưa ra lại ít phổ biến như "VNK". Khái niệm "xăng non" cũng không phải quen thuộc với mọi người.
Trao đổi với VnExpress về quy trình pha chế xăng rởm, tiến sĩ Đào Quốc Tùy, bộ môn công nghệ hữu cơ-hóa dầu, đại học Bách khoa Hà Nội nhận định công nghệ sản xuất xăng trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ông cho biết, dầu FO là hỗn hợp của các hydrocarbon mạch dài, ngoài việc lấy từ nhà máy lọc dầu còn có thể được tạo ra bằng quy trình sản xuất khá đơn giản như nhiệt phân lốp cao su trở thành dung dịch lỏng. Sau khi trải qua công đoạn lọc, và chưng cất sẽ thu được dầu FO.
Khái niệm "xăng non" tương đối mơ hồ nên chưa thể đánh giá được thành phần cũng như tính chất lý hóa của chúng. Nếu hỗn hợp "xăng non" bao gồm các hydrocarbon mạch ngắn, dễ bay hơi thì chúng có thể hòa trộn được trong dầu FO.
Theo tiến sĩ Tùy, về mặt lý thuyết các chỉ số A83, A92, A95 là để phân biệt xăng có chỉ số octan khác nhau. Việc bổ sung chất phụ gia có chứa oxi như ethanol, metanol, aceton sẽ giúp xăng bay hơi tốt hơn, đồng thời tạo ra quá trình cháy trong động cơ sạch hơn.
Ông nhấn mạnh các chất phụ gia chỉ được pha chế vào xăng với một chỉ số nhất định. Nếu sử dụng xăng E5 (chứa 5% thể tích là Ethanol), động cơ vẫn hoạt động bình thường, nhưng nếu sử dụng xăng E10 thì thệ thống phun xăng phải được thiết kế lại để đảm bảo phù hợp với tỷ số bay hơi của nhiên liệu mới.
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phát hiện xăng của một cửa hàng ở Hà Nội có hàm lượng oxy cao gấp ba lần mức quy định cho phép; lượng methanol 'chưa được chấp nhận'.
Một cửa hàng xăng ở Cầu Giấy, Hà Nội chứa xăng không chì RON92 không phù hợp với quy chuẩn theo quy định, kết quả kiểm nghiệm ngày 28/12 của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng I cho hay.
Thông báo của Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho biết chỉ tiêu chất lượng xăng không chì RON92 tại cây xăng nói trên không đạt, hàm lượng oxy thực tế chiếm 8,8% khối lượng (theo tiêu chuẩn là 2,7%), cao vượt mức quy định hơn 3 lần.
Xe Attila Elizabeth cháy hồi tháng 9 ở TP Bắc Giang. Ảnh: T.D.
Hàm lượng methanol trong xăng của cửa hàng trên là 15,3% thể tích.
Mẫu xăng lấy tại cửa hàng trên có hàm lượng nước 366 ppm (ppm đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng hay thể tích của một chất trong một hỗn hợp có chứa chất đó, tính theo phần triệu).
"Các hàm lượng này chưa được đăng ký và chấp thuận của Bộ Khoa học và công nghệ", văn bản của Cục có đoạn.
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, giải thích: khi pha thêm một chất phụ gia vào xăng, các cơ sở cần phải đăng ký và được sự cho phép của cơ quan quản lý.
"Các cơ sở sản xuất được quyền cải tiến chất lượng xăng, nhưng phải được sự cho phép của Bộ Khoa học", ông Tuấn nói. .
Methanol là chất này không màu, bay hơi tốt và khả năng cháy cao, phù hợp để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Hai hướng sử dụng chính là dùng trực tiếp hoặc pha vào xăng. Tuy nhiên, việc dùng metanol làm nhiên liệu ngày càng giảm. Chỉ các xe đua đặc biệt mới sử dụng như nhiên liệu sơ cấp hoặc một số vùng ở Trung Quốc. Tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc cho phép xăng pha 15% metanol.
Ở Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA cho phép nồng độ methanol pha xăng chỉ là 2,75%. Bang California còn cấm pha metanol vào xăng, theo một tài liệu khoa học của tác giả David A. Kingston.
Trước tình trạng nhiều vụ xe máy và ô tô cháy liên tiếp trong thời gian qua, người tiêu dùng rất lo ngại. Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng xăng bị pha phụ gia hoặc tạp chất có thể là một trong các nguyên nhân gây cháy.
Tuy nhiên ông Trần Văn Vinh, Phó tổng cục trưởng Đo lường chất lượng, cho rằng cần có kết quả kiểm tra giám định cụ thể mới đi đến kết luận chính xác đâu là nguyên nhân gây cháy xe.
Đối với vi phạm tiêu chuẩn chất lượng của cây xăng nói trên, sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cùng các lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Vợ đi đòi nợ bất thành, chồng là một cảnh sát chống tội phạm ma túy thuộc Công an quận Cầu Giấy - Hà Nội đã bị con nợ Đỗ Văn Việt dùng súng đạn hoa cải bắn thẳng vào đầu tối 29/12.
Báo NLĐ cho biết, sáng 30/12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Hà Nội phối hợp Công an huyện Từ Liêm đã bắt Đỗ Văn Hùng (27 tuổi, ở xóm Dọc, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về vụ án giết người.
Trước đó, ngày 29/12, chị Nguyễn Thị Hải (30 tuổi, trú ở xóm Dọc, xã Tây Mỗ, Từ Liêm) đi cùng một số người bạn đến nhà Đỗ Văn Việt (25 tuổi, ở cùng xóm) để đòi nợ.
Song nhóm người này đến nơi thì Việt không có nhà. Thấy vậy, chị Hải sang nhà Đỗ Văn Hùng là anh ruột của Việt (ở cạnh nhà Việt).
Tại đây, hai bên đã xảy ra cãi vã. Nổi máu côn đồ, Hùng dùng dao chém 1 nhát vào gáy Huy, là người đi cùng đòi nợ với chị Hải, và đuổi "chủ nợ" chạy tháo thân.
Sau đó, Hùng gọi Việt về. Tức giận về việc bị đến tận nhà đòi nợ, Việt vác súng bắn đạn hoa cải đến gọi cửa nhà chị Hải.
Cũng theo báo NLĐ, lúc này, anh Nguyễn Đình Kiên (32 tuổi, cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an quận Cầu Giấy - Công an TP Hà Nội, là chồng chị Hải) ra mở cửa liền bị Việt dùng súng bắn thẳng vào đầu.
Anh Kiên được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ gắp ra tổng cộng 15 viên bi chì.
Trước đó, vào tối ngày 28/12, cũng xảy ra một vụ dùng súng bắn công an. Nhận tin đối tượng Phạm Văn Duy (18 tuổi), trú tại Cẩm Trung - TX Cẩm Phả dùng súng cưỡng đoạt tiền của một người dân, Đại úy Phạm Huy Cường - Công an TX Cẩm Phả (Quảng Ninh) - cùng đồng đội lập tức có mặt.
Thấy Đại úy Cường xả thân khống chế, Duy đã bóp cò nổ súng bắn vào đùi Đại úy Cường.
Được biết, đối tượng Phạm Văn Duy đã có một tiền án về tội cướp tài sản vừa được ra tù trước đó không lâu.
Tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ. Ảnh: US Navy
"Một máy bay trinh sát của hải quân đã phát hiện ra tàu sân bay của Mỹ ở bên trong vùng biển đang có tập trận", hãng tin IRNA của Iran dẫn lời đại tá hải quân đồng thời là người phát ngôn cho cuộc tập trận, ông Mahmoud Mousavi.
Ông Mousavi cho biết thêm rằng máy bay của Iran đã ghi hình và chụp được ảnh của tàu chiến Mỹ. Tàu sân bay này được cho là USS John C. Stennis, một trong những hàng không mẫu hạm lớn nhất của hải quân Mỹ.
Giới chức Mỹ hôm qua cho hay tàu USS John C. Stennis và các chiến hạm nhỏ hơn đi cùng đã đi qua eo Hormuz, một eo biển hẹp đóng vai trò là lối vào vịnh Ba Tư từ vịnh Oman. Đây cũng đồng thời là một cửa ngõ quan trọng nhất thế giới đối với việc vận chuyển dầu mỏ.
Sau khi chính phủ và hải quân Iran tuần này cảnh báo rằng quốc gia Hồi giáo có thể đóng cửa eo Hormuz, nếu tiếp tục bị đe dọa bởi những lệnh trừng phạt từ phương Tây, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay những hành động như vậy sẽ không được tha thứ. AP hôm nay còn đưa tin Mỹ sắp công bố thương vụ bán và nâng cấp máy bay chiến đấu cho Saudi Arabia, với trị giá lên tới gần 30 tỷ USD. Saudi Arabia là nước láng giềng của Iran và cùng chia sẻ vùng vịnh Ba Tư (vùng Vịnh).
Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện hải quân với số lượng lớn tại vịnh Ba Tư, để đảm bảo việc vận chuyển dầu mỏ ở đây không bị cản trở. Iran, vốn vẫn đang phải chịu những lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân của nước này, luôn tuyên bố về khả năng có thể nhằm vào eo Hormuz nếu bị tấn công hoặc bị cô lập về kinh tế. Nếu điều này xảy ra, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ chịu tác động tiêu cực.
Bản đồ eo biển Hormuz. Đồ họa: AFP
Iran đang tiến hành cuộc tập trận hải quân 10 ngày trên vùng biển quốc tế ở phía đông của eo Hormuz. Quốc gia Hồi giáo được cho là bố trí nhiều thủy lôi và sử dụng cả các máy bay không người lái.
Iran và Mỹ từ trước đến nay luôn hạn chế các hoạt động quân sự trên biển, nhưng giới phân tích và những người quan tâm tới thị trường dầu mỏ đang dõi theo tình hình hiện nay một cách cẩn trọng. Dư luận lo ngại một sự va chạm nhỏ có thể dẫn tới thế đối đầu công khai giữa hai nước.
Wahington trước đây từng đề xuất thiết lập một đường dây nóng quân sự giữa Mỹ và Iran, để giảm thiểu khả năng những quyết định sai lầm có thể xảy ra khi hải quân hai nước có va chạm với nhau. Tuy nhiên, Iran hồi tháng 9 đã từ chối lời đề nghị này.
Iran trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận suốt thời gian qua, sau khi bản báo cáo mới nhất của các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định quốc gia Hồi giáo "đang nghiên cứu vũ khí hạt nhân". Tehran bác bỏ báo cáo này.
Mối quan hệ Israel - Iran cũng trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây, sau khi Tel Aviv tỏ rõ sự sẵn sàng cho một hành động quân sự nhằm vào Tehran. Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây thể hiện sự ủng hộ với Israel bằng việc đưa ra hàng loạt lệnh cấm vận mới với Iran. Chủ đề mới đây nhất gây được sự quan tâm là vụ Iran khống chế được một máy bay không người lái của Mỹ bay vào không phận nước này.
- Lúc 16h, ngày 29/12, lúc đi bán nước mía về bà Nguyễn Thị Hường (SN 1960), phát hiện con trai là em Lê Đăng Như Ánh - học sinh lớp 8C5 Trường THCS Nguyễn Nghiêm (TP Quảng Ngãi) chết trong trình trạng đang treo cổ.
Bố của Ánh là ông Lê Đăng Quyền, làm bảo vệ, gia đình ông có 3 đứa con, trong đó Ánh là út, còn 2 người chị lớn hiện đang sống ở Sài Gòn và Đắc Lắc.
Theo lời khai ban đầu của bà Hường thì thời gian gần đây Ánh rất nghiện chơi games, tuy bố mẹ nhắc nhở nhưng không nghe.
Vị trí em Ánh treo cổ.
Tiếp nhận tin báo, Phòng Kỹ thuật hình sự, phòng Cảnh sát điềut ra tội phạm về TTXH Công an tỉnh và Công an TP Quảng Ngãi đã đến điều tra hiện trường.
Qua kiểm tra, Công an phát hiện tại hiện trường một mảnh giấy với dòng chữ "tôi yêu Lý, Ánh yêu Lý, Mai Thị Lý".
Vụ việc đang được Công an tỉnh và Công an TP Quảng Ngãi tiếp tục điều tra làm rõ.
- 94,4% mẫu thịt lợn sống được kiểm tra trong thời gian gần đây đều không đạt chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Gần 95% mẫu thịt lợn sống không đạt chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh minh họa: IE
Ông Vũ Trọng Thiện, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM – Bộ Y tế cho biết, kết quả giám sát chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2011 nhận thấy, nhiều sản phẩm thực phẩm chứa hàm lượng E.coli vượt tiêu chuẩn cho phép.
Qua kết quả kiểm tra, xét nghiệm 1.833 mẫu thực phẩm thuộc 12 nhóm thực phẩm các loại, có hơn 47% các mẫu thực phẩm không đạt chỉ tiêu về ATVSTP. Bên cạnh đó, về mặt hàng nhập khẩu, có 22 nhóm thực phẩm và bao bì đựng thực phẩm, được Viện kiểm tra, không đạt tiêu chuẩn VSATTP. Hơn 50% các mẫu rượu, bia không đạt tiêu chuẩn do có hàng lượng Aldehyde, mentanol vượt quá quy định cho phép.
Đặc biệt, các chuyên gia lo ngại nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tết ở TP.HCM rất cao. Vì khả năng tự cung cấp thực phẩm của TP.HCM chỉ đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu tiêu dùng. Lượng thực phẩm lớn sẽ được nhập vào TP từ nhiều nguồn, các tỉnh thành khác nhau trong dịp tết.
Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Ban chỉ đạo Liên ngành TƯ về VSATTP tổ chức triển khai tháng hành động quốc gia vì chất lượng VSATTP năm 2012 với chủ đề "Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết dân tộc và các Lễ hội". Mục tiêu của tháng VSATTP là giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp lễ Tết, phổ biến luật An toàn thực phẩm đến cơ sở chế biến và doanh nghiệp. Thời gian triển khai bắt đầu từ 10/1 đến 10/2/2012 trên phạm vi cả nước.
Ngày 29/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu các công ty năng lượng Việt Nam giảm giá điện cho người dân trong tỉnh Svay Riêng giáp tỉnh Tây Ninh và Long An đang sử dụng điện của công ty Việt Nam.
AFP
Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Campuchia đang ở giai đoạn khó khăn
Phát biểu tại buổi lễ trao bằng Tốt nghiệp ĐH cho 786 sinh viên tại tỉnh Svay Riêng giáp biên giới tỉnh Tây Ninh và Long An, Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công thương phải có biện pháp để cắt giảm giá điện mới mà tập đoàn này vừa thông báo. Cũng cần nhắc lại là EVN và Bộ Công thương vừa bất ngờ tăng giá điện lên 5%
Yêu cầu trên được ông Hun Sen đưa ra sau khi người dân tỉnh Svay Riêng sử dụng điện kéo từ tỉnh Tây Ninh và Long An của Việt Nam than phiền là mức giá 3.391 đồng/kwh không thể chấp nhận được trong thời điểm tồi tệ hiện nay, khi người dân khốn khổ với việc giá xăng dầu ngày càng tăng, còn mức thu nhập lại ngày càng thấp.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công thương phải có biện pháp để cắt giảm giá điện mới mà tập đoàn này vừa thông báo. Cũng cần nhắc lại là EVN và Bộ Công thương vừa bất ngờ tăng giá điện lên 5%
Một góc thành phố Svay Rieng, ảnh minh họa. RFA file
Thủ tướng Hun Sen cho biết nhân chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, ông cũng có yêu cầu chính phủ Việt Nam không nên điều chỉnh tăng giá bán điện đối với các tỉnh Campuchia vào lúc này mặc dù Việt Nam đã có kế hoạch tăng giá điện bình quân 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành. Theo ông Hun Sen, mặc dù Việt Nam quyết định tăng giá nhưng lần nữa thông qua Chủ tịch tỉnh Long An và Tây Ninh, ông yêu cầu chính phủ và Bộ Công thương cắt giảm giá điện ở Campuchia.
Tăng giá là để bù lỗ cho EVN
Bộ Công thương Việt Nam vừa đưa ra quyết định tăng giá điện lên 5% vào ngày 20/12 vừa qua vì theo tập đoàn EVN cho biết giá điện đang được bán dưới giá thành. Đồng thời việc tăng giá lần này cũng bù lỗ một phần cho tập đoàn điện lực Việt Nam.
Mặc dù việc điều chỉnh giá bán điện hiện tại được chính phủ Việt Nam cho là cần thiết để giá điện đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện thực tế, tuy nhiên quyết định tăng giá điện của EVN vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người tiêu dùng cả ở Campuchia lẫn Việt Nam
Theo quyết định của Bộ Công thương, người dân dùng điện sinh hoạt đến 100kwh thì giá điện không thay đổi so với trước. Nếu là người nghèo, chỉ dùng 50kwh/tháng thì người dân vẫn phải trả 993 đồng/kwh. Nếu dùng đến 100kwh/tháng, giá là 1.242đồng/kwh. Dùng từ 101-150kwh, giá điện sẽ là 1.369 đồng/kwh và từ đó tiếp tục lũy tiến, càng sử dụng nhiều thì giá càng cao.
Bộ Công thương cũng cho biết các đối tượng mua điện tạm thời qua thẻ trả trước, giá điện sẽ chỉ có một mức là 1.721 đồng/kwh. Đối với những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo hay những nơi chưa có lưới điện quốc gia, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ do UBND cấp tỉnh quy định nhưng Bộ Công thương quy định giá đó phải nằm trong mức giá sàn là 1.956 đồng/kwh.
Mặc dù việc điều chỉnh giá bán điện hiện tại được chính phủ Việt Nam cho là cần thiết để giá điện đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện thực tế, tuy nhiên quyết định tăng giá điện của EVN vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người tiêu dùng cả ở Campuchia lẫn Việt Nam.
Hải quân Hoa Kỳ vừa cho biết trong những năm tới, nước này có thể sẽ cho một số tàu tuần tra đóng tại Singapore và Philippines.
AFP PHOTO
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Tòa Nhà Quốc Hội tại Canberra - Úc hôm 16 tháng 11 năm 2011.
Đây là một dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ đang nghiêm túc thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á Thái Bình Dương - một trong các sự kiện được chú ý nhất trong năm qua. Quỳnh Chi tổng hợp và tường trình.
Mục tiêu kinh tế - chính trị
Vào tháng 11, nhân chuyến thăm Úc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu trước quốc hội Úc rằng: "Với tư cách Tổng thống, với tư cách là một nước thuộc vùng Thái Bình Dương, tôi đã ra một quyết định kỹ càng và có tính chiến lược. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai khu vực này". Thậm chí, ông Obama còn khẳng định, mặc dù Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về ngân sách, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự hiện diện của nước này ở Thái Bình Dương.
Đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Trong năm nay, người ta bắt đầu chú ý đến sự kiện nước này tuyên bố trở lại khu vực Thái bình dương với những phát biểu của cả tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng bộ quốc phòng. Bài viết "Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ"của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton đăng trên Foreign Policy như phát súng đầu tiên chính thức công nhận sự trở lại của Washington ở khu vực. Bài viết khẳng định "Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong thập niên tới là tăng cường đầu tư bền vững về mặt ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những vấn đề khác tại vùng Châu Á- Thái bình dương".
Có thể nói, sự hạ nhiệt của cuộc chiến Iraq và việc rút quân khỏi Afghanistan dần cho phép Hoa Kỳ chuyển hướng sự quan tâm của mình từ Trung Đông sang Châu Á. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do chính của vấn đề.
Thực tế, chính sự phát triển và ổn định kinh tế của một số nước trong khu vực, chính sự trỗi dậy khó kềm chế của Trung Quốc cùng với sự phức tạp ở Biển Đông đã khiến Hoa Kỳ quyết định chuyển trọng tâm sang Châu Á, mặc dù đang gặp khó khăn ngân sách. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, GS Nguyễn Mạnh Hùng, từ khoa Quan hệ Quốc tế của trường George Mason, Hoa Kỳ cho biết:
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc hôm 16/11/2011. White House Photo/Pete Souza.
"Nhưng gần đây chúng ta thấy bởi vì sự tăng mạnh của Trung Quốc, so với Châu Âu một cách tương đối thì có rất nhiều vấn đề, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 người ta thấy Á Châu vẫn giữ được một mức độ tăng trưởng nào đó thì người ta cho rằng đây là cái trung tâm phát triển của thế giới. Và như vậy đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự".
Trở lại để ở lại
Biển Đông là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có nhiều cảng với lưu lượng tàu thuyền lớn nhất thế giới. Thực tế, hơn một nửa sản lượng dầu của cả thế giới được vận chuyển qua con đường này. Và bảo vệ tự do hàng hải nơi đây được Hoa Kỳ xem đây là lợi ích quốc gia.
Trả lời Quỳnh Chi trong một cuộc phỏng vấn gần đây, dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loreta Sanchez cũng khẳng định:
Một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ.
Ô. Andrew Shearer
"Thực tế thì Hoa Kỳ quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc, là nhân tố lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt khi nước này xâm lấn các vùng lãnh hải của Việt Nam tại Biển Đông thì vấn đề lại càng gây rắc rối".
Để thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á của mình và cũng để khẳng định "Chúng tôi trở lại để ở lại – We are back to stay"như bà Hilary Clinton từng nói, Hoa Kỳ có nhiều hoạt động đáng chú ý.
Đầu tiên, việc tổng thống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali hồi tháng 11 được xem là một dấu chỉ cho thấy khu vực này trở nên hết sức quan trọng đối với Washington. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng tống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Website Nhà Trắng cho biết, trong một cuộc họp giữa lãnh đạo 18 nước tham dự tại hội nghị, ông Obama khẳng định"Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng".
Chuyến viếng thăm Miến Điện của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton vào tháng 11 cũng là một trong những dấu chỉ cho thấy nước này muốn can dự sâu hơn vào khu vực. Đây là chuyến viếng thăm mang tính lịch sử vì sau 50 năm, một vị ngoài trưởng Hoa Kỳ mới thăm Miến Điện – một quốc gia nằm dưới chỉ thống trị của quân đội trong một thời gian dài.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc hôm 16/11/2011. White House Photo/Pete Souza.
Những dấu hiệu cho thấy Miến Điện đang dần vượt ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc bằng những cải cách mang tính dân chủ trong thời gian gần đây, sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á, giữa lúc Miến Điện đã được chính thức chấp nhận trở thành chủ tịch luân phiên khối ASEAN trong năm 2014.
Việc Hoa Kỳ tiến gần hơn với Myanmar có thể thấy được, nhưng có lẽ hãy còn quá sớm để khẳng định các thế tấn - thủ trong ván cờ này. Tuy nhiên, có một điều người ta có thể khẳng định, Hoa Kỳ đã đi một nước cờ lớn tại Úc trên bào cờ trở lại Châu Á - Thái bình dương của mình. Tháng 11 vừa qua, đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ, nữ thủ tướng Úc, bà Julia Gillard đã tuyên bố bắt đầu từ năm 2012, nước này chấp nhận cho Washington triển khai 2,500 quân ở căn cứ Darwin của Úc.
Mặc dù 2.500 quân là một con số không lớn, nhưng nó là một dấu chỉ ngoại giao quan trọng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng để biểu diễn trên sân khấu khu vực này hơn bất cứ lúc nào trong hơn bốn thập niên qua. Darwin chính là cửa ngõ vào Đông Nam Á trong khi tại khu vực tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có tranh chấp về biển đảo với Nhật Bản và với 5 nước Đông Nam Á tại quần đảo Hoàng sa, Trường Sa.
Sau khi cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc, một loạt các căn cứ của Hoa Kỳ ở Thái Lan và Philippines bị giải thể. Trừ các căn cứ Hoa Kỳ ở khu vực Bắc Á tại Nam Hàn và Nhật Bản, Darwin sẽ là căn cứ quân sự đầu tiên gần ĐNA sau khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam. GS Nguyễn Mạnh Hùng nói về tầm quan trọng của việc triển khai quân Hoa Kỳ tại căn cứ Darwin:
Gần đây thì Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
"Cho nên bây giờ thì đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có một căn cứ mới của Mỹ ở gần Đông Nam Á hơn, còn các căn cứ kia thì ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn), thì bây giờ ở gần Đông Nam Á hơn. Và điều quan trọng mà tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của Úc từ xưa vẫn cứ "chơi nước đôi", như từ khi Mỹ rút đi thì Úc muốn tự mình là một phần của Châu Á. Thế nhưng chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Trung Quốc mạnh quá và Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ."
Chào nước Mỹ lần nữa
Bắt đầu từ mấy tháng gần đây, người ta thấy có sự tăng cường và kêu gọi hợp tác giữa Washington, Ấn Độ, Úc, và Nhật Bản. Mới cách đây mấy ngày, Đô đốc Jonathan Greenert, viết trên một ấn phẩm được Học viện Hải quân Hoa Kỳ xuất bản, cho biết trong những năm tới, Hoa Kỳ có thể đưa thêm tàu tuần tra vào Singapore và Philippines – cũng là một hành động cho thấy Hoa Kỳ ráo riết trở lại Châu Á.
Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Julia Gillard ăn tối tại Tòa Nhà Quốc Hội Úc ở Canberra Úc hôm 16/11/2011. White House Photo/Pete Souza.
Việc Hoa Kỳ trở lại Châu Á là một điều không còn gì để nghi ngờ. Điều người ta thắc mắc là Hoa Kỳ sẽ mang những gì đến khu vực này. Trong bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ trước quốc hội Úc trong tháng 11, ông Obama cho biết sẽ có 3 vấn đề Hoa Kỳ mang đến Châu Á. Hai vấn đề đầu tiên và dễ thấy nhất là "an ninh" và "thịnh vượng". Ông Andrew Shearer, Giám đốc nghiên cứu viện Lowy (Úc) về Chính sách Quốc tế, cho biết trong một lần phỏng vấn với đài RFA về điều thứ 3 mà Hoa Kỳ sẽ mang đến Châu Á:
"Ngoài những vấn đề ấy, còn một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ. Những điều này đã được biết đến, cụ thể là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng đã có những đồng thuận về việc thay đổi dân chủ tại các nước trong khu vực này. Và dĩ nhiên là rõ ràng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò xúc tác trong sự thay đổi ấy."
Những điều mà ông Andrew vừa trình bày, được ông Obama gọi chung là "giá trị con người".
Giới quan sát cho rằng, mang được 3 điều trên đến với Châu Á Thái Bình Dương là một chương trình nghị sự đầy tham vọng của chính quyền Obama. Và thực hiện nó như thế nào, cũng như liệu Hoa Kỳ sẽ ít để lại dấu tích so với những lần trước hay không còn là một ẩn số. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, với những đồng minh ở Châu Á như Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Philippines, Thái Lan; với những căn cứ quân sự ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn); với việc tham gia vào các khối kinh tế như APEC, G20, TPP; và với việc vươn đến những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Vietnam, Brunei, và các nước trong vùng Đảo Thái Bình Dương… Hoa Kỳ xem như đã "bước được một chân" vào khu vực. Có lẽ chính vì thế mà giới quan sát cho rằng Hoa Kỳ thực sự chưa bao giờ rời Châu Á - TBD, như ý kiến của ông Alan Dupont, giám đốc trung tâm nghiên cứu về an ninh quốc tế của trường đại học Sydney khi vào tháng trước ông từng viết rằng "Xin chào nước Mỹ lần nữa – như thể bạn chưa bao giờ ra đi".