THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 December 2011

Làng tị nạn Việt Nam tại biên giới Việt-Trung




PDF.InEmail

 

Thứ ba, 27 Tháng 12 2011 15:56
"..Đôi lúc tôi nhận được tiếng thở dài của La Minh và nói: 'Khi chưa có chiến tranh ai cũng biết Tổ quốc mình ở đâu, còn hôm nay chúng tôi không biết mình là ai'. Vinh nói theo:'Giấc mơ lớn nhất của tôi, chỉ cần có được danh tính thân phận mình là ai'..."

Sau tám năm (19/2/1979 ─ 21/8/1987 ). Chiến tranh Việt Nam‒Trung Quốc khởi sự từ đó cho đến thời điểm này vẫn còn tiếp diễn trên những cao điểm, tiếng súng qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề hứa hẹn thời gian đình chiến, bởi nhà nước Trung Quốc lấy quyết định dùng giải pháp súng đạn làm tiêu chuẩn cho ân oán nợ chiến tranh.
 
Trung Quốc ở thời nào cũng thế, mỗi khi có chiến tranh thường đem dân làm mộc-nhân và dùng lính làm biển người, do đó đã có những làng tị nạn Việt Nam mọc lên tại biên giới phiá Nam thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Tuy chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chưa yên, thế mà chúng tôi mạo hiểm, lần đầu tiên đến địa điểm đã ước hẹn trước, sáng hôm ấy ngoài trời lành lạnh sương mù, đứng tại đầu lãnh thổ Việt Nam, năm xưa thuộc tỉnh Lạng Sơn của tổ quốc thân yêu. Cũng ở địa điểm quanh đây vào ngày 21/2/1979 xuýt nữa chúng tôi bỏ mạng, vùi thây dưới lòng sông Kỳ Cùng, bởi súng đạn của Trung Quốc càn quét sâu 40km vào tận lãnh thổ Việt Nam. Gây ra biết bao cảnh điêu tàn, thảm khốc, không thể nào điểm danh từng xác chết của người dân bản làng và dân quân sống tại biên giới Việt Nam, họ chết nhiều kiểu cách khác nhau, nào là trong trong rừng, khe núi, dưới suối, trôi bồng bềnh trên dòng song Các, song Bình Nhi và đầu nguồn sông Hồng. Truyền thông Quốc tế gọi đây là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3.

Thượng lưu sông Kỳ Cùng, người dân Trung Qu
ốc gọi Sông Các
( Ảnh: GS. La Minh )
Mảnh đất này, trước đây là của Việt Nam, ngày này thuộc về lãnh thổ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Chúng tôi đứng trên núi cao cách làng tị nạn Việt Nam 7 cây số, nhìn về xứ sở, quê hương ẩn hiện qua xưng mù, ký ức hồi tưởng nơi chào đời mà lần đầu tiên tự miệng biết gọi hai tiếng Mẹ‒Cha. Tuy đứng trên đất tổ mà lại thuộc xứ người làm sao  không khỏi bồi hồi, xót xa, lòng xao xuyến và tự hỏi: Quê hương mình đang suy nghĩ gì về phần đất đã bị mất vào tay Trung Quốc hay có ý định nào trở mình không. Một câu hỏi trong ý thức hay vô tình sỉ nhục tôi, cũng có thể sỉ nhục lớn đối với chế độ đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đương thời!

Trên núi cao đèo Rắn thuộc tỉnh Vân Nam, nhìn về
hướng đất nước tôi bên kia sông Bình Nhi (Ảnh: GS. La Minh)
Những năm trước 1987, nhà nước Trung Quốc quảng cáo đã chiếm lĩnh được của Việt Nam những phần đất biên giới có tầm cở chiến lược quốc gia, bộ máy truyền thông của Trung Quốc dồn dập lưu diễn tại Miến Điện, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và biên giới Trung- Bắc Hàn, họ đồng một luận giải theo ngôn ngữ đại Hán. "Chư hầu Việt Nam hiến dâng biên giới, Trung Quốc không từ chối". Nay họ phối trí lại cơ sở hạ tần cấp Huyện, Xã tại biên giới hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây. Trung Quốc làm một công trình hợp pháp về lãnh thổ biên giới, lúc ấy Việt Nam âm thầm không lên tiếng, mặc nhiên công nhận dâng hiến đất liền biên giới cho Trung Quốc, cho nên Quốc tế không có lý do nào để chỉ trích Trung Quốc hay can thiệp cho Việt Nam. Theo báo chí và truyền thông Quốc tế cũng loan tải "1979 Việt Nam hiến dâng phần đất liền biên giới, hàng ngàn dặm cho Trung Quốc".

Trung Quốc còn tuyên bố ngoại giao: "Đất liền biến giới phía Nam rộng thênh thang, có được hàng ngàn dặm nhờ Việt Nam mở rộng phong cách mới".
 
Trước năm 1987 Trung Quốc có những hành vi bất lương, như báo chí Trung Quốc tung ra nhiều loạt các báo cáo chủ quyền về đường biên giới, lập danh sách đặt lại tên cho những dãy núi lớn, nhỏ không bỏ sót một quả đồi nào, lập danh sách địa danh mới và còn ghi rõ khí hậu biên giới. Họ tổ chức nhiều đơn vị biên phòng đi tuyên truyền cái nhân đạo của nhà nước Trung Quốc, đôi khi còn đột nhập vào thành phố ở biên giới Việt Nam và những ngôi làng nhỏ khuyến dụ dân làng làm tình báo cho họ.
 
Chúng tôi đang ở "Dòng nhà làng" tại nhà Họa sĩ La Minh, đến ngày thứ tư La Minh rủ chúng tôi đi thăm Lê Văn Vinh một người bạn cùng thời thơ ấu, Lê Văn Vinh hiện ở tại ngôi làng tị nạn Việt Nam có tên "Âu nhà làng", lộ trình đường bộ khoảng 6km.
 
Lê Minh tay chỉ, miệng nói:
 
─ Âu nhà làng, lờ mờ bên núi xa xa, đó là làng của Vinh.
 
Thế mà chúng tôi phải trèo núi vượt suối gian nan mất hai giờ liền mới đến nơi, La Minh cho biết đi đường chim bay. Nếu đi đường Quan Công thì mất 4 giờ. "Âu nhà làng" nằm trong thung lũng của khe núi Âu, tôi đã đi qua hai làng tị nạn Việt Nam quan sát thấy có một đặt điểm chung, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Hoa và các sắc tộc biên giới, tuy nhiên tiếng Việt là ngôn ngữ giao thiệp chính, tại làng này có 1476 người tị nạn, còn "Dòng nhà làng" dân số đến 2574 người. Chúng tôi gặp nhau trong hoàng cảnh xúc động, có ai biết trước sự hy hữu của con nguời. Trái đất này không phụ tình người, nếu có quyết định thì nơi nào cũng đến và đi đều được cả.
 
Sau buổi cơm trưa, chúng tôi hàn huyên trăm ngàn chuyện cũ từ Sài Gòn đến Chợ Lớn, điểm qua bạn bè, thân thuộc, gia đình và kẻ sống ở đâu, người chết nơi nào, có những lúc Minh và Vinh xúc động khóc như trẻ thơ, vì Minh, Vinh đồng nạn nhân của năm 1975, như mọi người dân miền Nam Việt Nam, nhưng không ai hiểu thấu Minh, Vinh trải qua trắng sạch sự nghiệp và biến đổi cuộc đời bần cùng vào ngày 19/2/1979 giữa chiến tranh Việt-Hoa tại biên giới.
 
Trước đây Lê Văn Vinh nguyên là Cử nhân Hóa, phụ giảng Đại học Khoa Học Sài Gòn, nay là bác nông phu tại "Âu nhà làng" cư ngụ hay tạm trú trong núi rừng heo quạnh, không còn dịp trở mình, tuy nhiên chỉ còn hy vọng, ngày mai con cháu sẽ hơn cha mẹ.
 
Còn về La Minh, trước 1975 nguyên Giáo Sư trường Mỹ Thuật Gia Định và Bác Ái, chủ của một nhà in rất lớn tại đường Hồng Bàng Chợ Lớn, tranh của La Minh thường triển lãm tại Chợ Lớn, Hồng Kông và Đài Loan. Gia phả của La Minh đã 7 đời không còn gốc ngọn người Hoa, tổ tiên của anh từ chối cháo với chao và một chữ Triều châu cũng không ngưởi ra mùi Hoa. La Minh có mặt tại "Dòng nhà làng" do tính nghệ sĩgiang hồ xúi giục, sau 1975 anh lấy quyết định bỏ quê hương đi tìm đất hội họaĐài Loan, mượn lục địa Trung Quốc làm thuyền chở cả gia đình 7 miệng ăn và mang theo hết tài sản trên ba-lô.
Cuối cùng cả gia đình của Minh gặp phải nhiều bi kích, vợ, hai đứa con trai và một đứa con gái yêu quí nhất của Minh đều nằm xuống tại nghĩa trang. Minh xếp đặt cho con trai Cả bỏ làng đi Hồng Kông hơn một năm, còn lại hai đứa con trai nhỏ. Tôi cùng Minh ra nghĩa trang thắp hương cho chị  Minh và  các cháu. ( Chương sau chúng tôi nói đến Nghĩa trang và Bỏ làng )
 
Lúc này tinh thần Vinh đã bình tỉnh lại và cho biết:
 
─ Hai năm trước giới quân sự cho xây dựng một đường chiến lược tuần tra biên giới thông qua các làng bằng những đoạn giao thông hào rất kiên cố. Cũng như các quan chức tỉnh Vân Nam, thường đưa phóng viên vào làng này để săn tin, họ nói: "Cuối năm 1970 đã có người Việt Nam trốn thoát vào Trung Quốc xin tị nạn, có vài người đã sống ở đây hơn 20 năm". Lê Văn Vinh nói tiếp: "Những người sống ở đây hơn 20 năm, thuộc vào diện "hỗ trợ" chính là viên chức Tình báo chiến lược của quân đội Trung Quốc".
 
Họ trà trộn vào đời sống ở đây, sinh hoạt như người tị nạn Việt-Hoa, Hoa-Việt và người dân tộc biên giới, vốn đã phức tạp về ngôn ngữ và sinh hoạt theo tập tục văn hóa từng bộ tộc để phân biệt và tìm hiểu về họ, mình phải có ít nhiều lý thú đi sâu vào sinh hoạt trong môi trường làng tị nạn Việt Nam, có thế mới khám phá được những ý đồ của nhà chức trách Trung Hoa.
 
Trước 1975 ở biên giới Việt-Hoa chưa hình thành làng tị nạn Việt Nam, thế nhưng cũng đã có vài trăm người tị nạn mang nhãn hiệu "hỗ trợ". Họ xuất hiện bởi những tên gián điệp người Hoa, trước khia họ hoạt động tại miềm Bắc Việt Nam, sau khi nhà nước Hà Nội phát hiện họ bị trục xuất khỏi Việt Nam, kéo theo một hệ lụy từ chối công nhận người Hoa vào quốc tịch Việt Nam.
 
Người Hoa ở miền Bắc về lại Trung Quốc hóa thành nghịch cảnh, dù có công hay không đối với nước Trung Quốc hiện đại vẫn bị từ chối quyền công dân, nhà nước Trung Quốc không công nhận những đứa con của Tổ quốc trở về, người Trung Quốc chỉ thừa nhận họ là người tị nam Việt Nam dù đã sống ở Trung Quốc 20 năm.
 
Một nghịch lý khác sau 1975, có hơn một triệu người Hoa sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam, đã 9 kiếp tổ tiên là người Việt vẫn gọi ôm mớ là người Hoa. Thời chiến tranh Trung Quốc dùng địch vận gọi mỹ danh "Hoa Kiều Việt Nam" khi Hoa Kiều Việt Nam trở về Trung Quốc lập tức được công nhận "Người tị nhận Việt Nam" hai chữ "Hoa Kiều" hết giá trị, hiện nay trong làng nói tiếng Việt hơn 75%.
 
Đôi lúc tôi nhận được tiếng thở dài của La Minh và nói: " Khi chưa có chiến tranh ai cũng biết Tổ quốc mình ở đâu, còn hôm nay chúng tôi không biết mình là ai..".
 
Vinh nói theo:"Giấc mơ lớn nhất của tôi, chỉ cần có được danh tính thân phận mình là ai".
 
Chúng tôi hỏi Vinh:
 
─ Hiện nay bạn đang làm việc gì để sống và có những dự tính nào cho tương lai không?
 
─ Tôi vẫn lẩn quẩn công việc trang trại trong làng và lao động phụ cho công trường trồng cây Bồ Đề và Bạch Đàn, chỉ đủ nuôi cái miệng, còn đâu suy nghĩ tương lai, nếu có tiền tôi đã bỏ làng ra đi rồi, dù biết rằng không có chứng minh nhân dân cũng phải liều.
 
Lê Minh mặt trầm, đôi mắt hướng ra sân làng như đang thất vọng nói:
 
─ Tao và mày cũng như tất cả mọi người ở trong làng, không ai muốn ở đây, đi ra ngoài mới thấy không gian sống, nhưng không có chứng minh nhân dân ở đây như lao tù.

Qua một cơn mưa "Dòng nhà làng" ngập nước
Vinh cho biết:
 
─ Chính phủ Trung Quốc chỉ công nhận họ là "người tị nạn Việt Nam", không công nhận họ là công dân Trung Quốc. Do đó 214 làng dọc theo biên giới, vì không có quốc tịch Trung Quốc, không có bản sắc, chúng tôi sống trong vòng tròn nhỏ của làng, sống trong sự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đối với những người tị nạn, muốn đi xa để làm việc, trước nhất mua một ID giả hoặc thẻ ID với giấy phép cư trú tạm thời của người khác nhằm đáp ứng việc kiểm tra an ninh. Nếu không phải người dân Trung Quốc, chẳng có chứng minh thư, nhỡ đụng đến công an Trung Quốc là xanh mặt.
 
Đề cập đến đời thường của người tị nạn, có vẻ Minh và Vinh xúc động và nhạy cảm, sau một lúc im lặng ngắn ngủi, mới bắt đầu nói chuyện, các bạn tôi thường hỏi tình hình thế giới bên ngoài, nhất là những câu hỏi về hôn nhân và đất nước Việt Nam hôm nay.
 
Con trai của Vinh cho biết:
 
─ Người ta nói rằng sẽ vào làng tuyển một số nữ trẻ đi làm việc xa nhà, nhưng không đi lâu dài. Tại sao không tuyển Nam mà lại Nữ, phải chăng người Trung Quốc muốn Nữ giới ra khỏi làng bằng cách hôn nhân, nhưng người ta không biết luật pháp về quốc tịch, nó chỉ có giá trị cho thế hệ sau ( Mẹ vẫn tị nạn Việt Nam, đứa con mới là công dân của Trung Quốc ) nói chung thế hệ này vẫn tị nạn muôn năm.
 
Chưa hết có một quân nhân biên phòng tại Huyện cho biết: "Quốc tịch con cái của họ còn tùy thuộc vào sở hữu của những người tị nạn. Kết quả cho thấy chính sách này ưu đãi một cô gái tị nạn kết hôn với người đàn ông Trung Quốc và nếu các cô gái Trung Quốc kết hôn với một người tị nạn, trẻ em của họ vẫn theo cha làm "người tị nạn". Đây mới chính là kịch trường làm người tị nạn, cô gái kết hôn với người bản xứ được đi ra ngoài làng và tất nhiên người trai như con không thể tìm thấy đối tượng.
 
Chúng tôi tự động bảo nhau, lùi sâu vào trong nhà và nói chuyện bằng tiếng Hoa, bởi từ xa có những cái đầu lú nhú ở dưới núi đi lên, đó là những bộ đội biên phòng địa phương, họ đi tuần tra biên giới, tôi và Minh hiểu ý của Vinh.
 
Vừa thấy những tên biên phòng đi qua nhà, họ ăn to nói lớn, đó là cá tính của người Hoa miền núi, tiếng Quan thoại ồn ào: "1979 nhà nước ta qui động trên 370.850 người tại các làng tị nạn Việt Nam, tham gia lập giao thông hào và bảo vệ chiến lũ, người tị nạn có động lực cao vì họ muốn hội nhập nhiều hơn vào thế giới bên ngoài làng, thậm chí họ còn ghi danh gia nhập bộ đội biên phòng, đó cũng là một lý lẽ phù hợp với "Luật Quốc tịch Trung Quốc" thực ra các quy định này chưa trao cho người tị nạn Việt Nam".
 
Thời gian qua mau, nói chuyện ngày xưa chưa hết lời, đã 5 giờ chiều, tôi và La Minh xin chào tạm biệt Vinh, hẹn hôm nào gặp lại, Vinh nói:
 
─ Tao đề nghị 5 ngày nữa tập hợp bạn cũ tại nhà Minh, lấy cớ làm giỗ chị Minh, có thế thằng Tâm mới hội ngộ được thằng Đào, thằng Tùng, con Châu, con Ái, con Liên và chị Trang.
 
La Minh khẻ nói:
 
─ Vinh đề nghị quá hay, nhưng ai tiến hành đi loan tin.
 
Vinh không suy nghĩ liền nói:
 
─ Khi tao đề nghị thì phải thực hiện công tác này.
 
La Minh hỏi lại:
 
─ Năm ngày mà mày làm cách nào mời hết được bạn bè, hai nữa chúng nó ở rất xa.
 
Vinh khẳng định như đinh đóng cột :
 
─ Thì tao mời theo thuật bắng tên, hiện nay những làng tị nạn Việt Nam, tạm thời rải rác theo chiều dài và rộng 1350km đường biên giới do Trung Quốc chiếm được của Việt Nam vào năm 1979. Từ biên giới của Vân Nam đến Quảng Tây giáp đối diện năm tỉnh Việt Nam gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, không có khó đâu, hãy an tâm, tin tao.
 
Tôi cùng Minh chào Vinh, hẹn năm ngày sau tái ngộ. Chúng tôi đi theo triền núi về làng "Dòng nhà làng", trên đường đi Minh cho biết nhiều vấn đề của người Việt tị nạn tại Trung Quốc, tôi chú ý nhất là chuyện Trung Quốc tham nhũng tiền bảo trợ của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách tị nạn (UNHCR) cho làng tị nạn Việt Nam:
 
─ Nhà chức trách Trung Quốc dã tâm và lưu manh lấy hết tiền bảo trợ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn thành lập một nhóm dữ liệu báo cáo giả trước (UNHCR) đại khái nội dung: "Từ năm 1978, chính phủ Trung Quốc trong tinh thần nhân đạo đã tiếp nhận 30 triệu người tị nạn Đông Dương vào Trung Quốc. Con số lớn như vậy mà không thấy người. Riêng 214 làng tị nạn Việt Nam, dù cho đào mồ cuốc mả tính luôn cả người sống lẫn ngưới chết trên đầu núi, dưới lòng suối cũng chỉ có 1,6 triệu người.
 
Tôi tiếp tục lắng nghe, Minh nói một sự kiện khác:
 
─ Nhóm dữ liệu Trung Quốc còn báo cáo hồ sơ giả tạo khác: "Hiện nay Trung Quốc đang quan tâm đến làng sóng tị nạn, chủ yếu là năm 1978-1979, Trung Quốc đang thúc đẩy Việt Nam chặn đứng người tị nạn từ Việt Nam tràn qua Trung Quốc". Thực tế người Việt tràn ra biển Đông, chứ không bao giờ tràn qua Trung Quốc, thà chết dưới chế độ tự do dân chủ đa nguyện còn hơn sống dưới chế độ cộng sản Trung Quốc, chỉ có những hệ lụy và vâng lời Trung Quốc đỏ mới ra thân danh vô Tổ Quốc. Trung Quốc còn bịp bợm hơn, tuyên bố cho hồi hương người tị nạn Việt Nam về cố quốc. Mặt trái khác cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc cư xử với Hoa kiều hay Việt kiều không công bằng, khi còn chiến tranh Hoa kiều là cái kho kinh tế, một ngân hàng lưu trữ tài chánh cho hai đảng cộng sản Việt-Hoa. Hết chiến tranh Hoa kiều hay Việt kiều trở thành thứ phế thải bỏ vào thùng rác không tái sinh!
 
Trung Quốc và Việt Nam đang chơi một ván cờ, dùng người tị nạn Việt Nam trả giá quân cờ Hồi-hương theo chương trình của UNHCR, đây cũng là một cách chơi khăm của Trung Quốc đối với Việt Nam, mà không mang tiếng với Quốc tế, nhân dịp biến lực lượng quân đội Trung Quốc thành người tị nạn hồi hương, chủ yếu xâm nhập hợp pháp vào Việt Nam. Trung Quốc đã chuẩn bị từ trước có cả danh sách địa chỉ định cư và họ khạc tên người tị nạn Việt Nam ra một bên, vĩnh viễn sống tại biên giới. Theo chiến lược của Trung Quốc, họ đã bắt đầu cho bộ đội trẻ thay áo mới dân sự, mang nhãn hiệu người tị nạn Việt Nam, họ sẽ là người Việt Nam giấy nằm vùng trong lòng Việt Nam chờ thời cơ biến thành vũ khí của Trung Quốc.
 
Tôi nghe tin này khá lý thú liền hỏi:
 
─ Tin này có thực chứ và Minh lấy nguồn tin này ở đâu?
 
─ Trung Quốc rất nhiều ma giáo, nhất là chính trị, trước khi tạm cư trong làng, người tị nạn Việt Nam phải viết một bản tự khai, không từ bỏ một ai, và Minh có dịp hiện diện tại chiến trường với nhiệm vụ vẽ những bản đồ tiến quân của Trung Quốc, mỗi ngày tiếp cận với giới chức quân đội và dân sự. Đôi khi còn nghe tướng Lữ Chính Thao (Lu Zhengcao)tự hào về cuộc chiến tranh này.

吕正操( Lu Zhengcao ) Lữ Chính Thao
Tôi và Minh về đến "Dòng nhà làng". Tiếp tục thấy cảnh chịu đựng khốn cùng của dân làng, tôi thấy những túp lều đã cũ, bao quanh bằng phên nứa, nay đã rò rỉ tồi tàn và ẩm ướt, bếp lửa lạnh khói, chỉ cần một cơn mưa là ngập "Dòng nhà làng". Trong nhà La Minh trên rách có treo vài tranh ảnh Sài Gòn và Chợ Lớn.
 
Như mội ngày, đến bửa cơm, tôi dùng từng bát cơm trộn với ngô luộc, hỏi ra mới biết cả làng ba bữa một ngày hầu hết mọi người như thế cả!
 
Làng tị nạn Việt Nam không có bệnh xá, khi dân làng đau nặng chỉ chờ chết, bệnh nhẹ lấy cây cỏ ngoài đồng ruộng hay rừng làm thuốc trị liệu. Ngoài nghĩa trang số cột bia mộ, tương đương với số dân trong làng.
Huỳnh Tâm