THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 August 2012

Bí ẩn thương vụ mua Công Vinh



TP - Số tiền “bầu” Kiên phải bỏ ra để chiêu mộ tiền đạo Lê Công Vinh từ CLB Hà Nội T&T đến nay vẫn là câu chuyện gây tranh cãi.
Cái giá cho cú lật kèo giờ chót của Công Vinh (trái) để đến với đội bóng của bầu Kiên đến nay vẫn là một bí mật. Ảnh: VSI
Cái giá cho cú lật kèo giờ chót của Công Vinh (trái) để đến với đội bóng của bầu Kiên đến nay vẫn là một bí mật. Ảnh: VSI.
Đây cũng là thương vụ đình đám vào bậc nhất, trong suốt hơn 10 năm làm bóng đá của “bầu” Kiên. Ông Kiên trước đó nổi tiếng là người chi tiêu chặt chẽ, không chạy theo cuộc đấu tiền bạc của các đội bóng.
Rất hiếm khi, hay chính xác hơn là chưa bao giờ CLB bóng đá Hà Nội hiện nay hay tiền thân là HN.ACB tham gia vào các cuộc lôi kéo, “thổi” giá cầu thủ. Đội bóng của “bầu” Kiên cũng “miễn nhiễm” với cuộc đua thành tích.
Nếu như với nhiều ông chủ khác, làm bóng là một cách để thu lại các món lợi từ hoạt động kinh doanh, phổ biến là ưu đãi của địa phương, đất đai…thì “bầu” Kiên làm bóng đá được cho là xuất phát từ đam mê.
“Bầu” Hiển, trong một lần trả lời phỏng vấn Tiền Phong cũng thừa nhận, sự “ăn nên, làm ra” của T&T thời gian vừa qua có phần từ hiệu ứng của bóng đá. T&T hiện được cấp khá nhiều mảnh đất ở Hà Nội.
Hầu hết đều nhất trí, ông Kiên dùng tiền cá nhân để nuôi đội bóng, điều trái với các ông chủ khác. Nếu xét ở góc độ này, chưa biết “bầu” Kiên hay các ông “bầu” khác, ai mới là người chịu “chơi”.
Trở lại với thương vụ mua Công Vinh, với cách làm bóng đá như trên, đây thực sự là một bất ngờ “bầu” Kiên dành cho người hâm mộ. Chỉ một ngày sau khi tuyên bố tiếp tục gắn bó với Hà Nội T&T, Công Vinh xuất hiện tại TPHCM và khẳng định, đã chấp thuận chuyển sang CLB bóng đá Hà Nội.
Báo hại, T&T phải huỷ bỏ buổi ra mắt báo giới cho bản hợp đồng mới với tiền đạo từng là số một của đội bóng. Một vụ “lật kèo” ngoạn mục, như cách gọi của nhiều người thời điểm trên.
“Bầu” Kiên đã phải chi bao tiền để để đưa tiền đạo gốc Nghệ về CLB bóng đá Hà Nội, trong bối cảnh Công Vinh trước đó được định giá không thấp hơn 12 tỷ đồng?
Câu trả lời của ông Kiên là không phá giá thị trường, nhưng cũng “không để Công Vinh thiệt thòi”.
Một số thông tin từ LĐBĐVN (VFF) khi đó khẳng định, con số chính xác là 14 tỷ đồng. Gần nhất, một số nơi trích dẫn ý kiến được cho là của mẹ Công Vinh, cho biết “bầu” Kiên trả hơn 13 tỷ, tương đối sát với con số trên.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, không ít người cho rằng, đây chỉ là một cách “giữ giá” cho Công Vinh, bởi số tiền ông Kiên thực chi cho tiền đạo này thấp hơn rất nhiều so với con số trên.
Một số nguồn tin thân cận với Hà Nội T&T cũng cho biết, đội bóng của “bầu” Hiển cũng chỉ chấp nhận trả cho Công Vinh một khoản tiền không quá lớn khi đôi bên định gia hạn hợp đồng.
Cho đến thời điểm hiện tại, “bầu” Kiên hay Công Vinh đều chưa một lần lên tiếng công khai về vấn đề trên.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong là trước khi mua Công Vinh, “bầu” Kiên đã được một số người can ngăn. Tuy nhiên, với cá tính của mình, ông Kiên nhất định không nghe.
Có một thực tế là, Công Vinh và các đồng đội đã thi đấu không thành công ở mùa giải vừa qua. Trong một năm được đầu tư mạnh mẽ, CLB bóng đá Hà Nội vẫn thi đấu trầy trật và chỉ đến lượt trận cuối cùng của V.League mới trụ hạng.
N.P

Phập phù nông sản xuất sang Trung Quốc



TP - Gần đây, hàng nông sản xuất sang Trung Quốc, lúc thông, lúc tắc. Cùng với đó là sự kiểm soát chặt trên đường mòn, ngõ tắt của các lực lượng chức năng nên lượng hàng và người qua biên chững lại.
Bãi kiểm hóa ở Cốc Nam (Lạng Sơn). Ảnh: Duy Chiến
Bãi kiểm hóa ở Cốc Nam (Lạng Sơn). Ảnh: Duy Chiến.
Để tìm hiểu hàng nông sản xuất khẩu phập phù, ngày 23-8, phóng viên Tiền Phong có mặt ở cửa khẩu Cốc Nam (huyện Văn Lãng), chứng kiến đoàn xe ô tô, ước chừng năm chục chiếc phủ bạt, nối đuôi nhau đi vào khu vực kiểm hóa.
Phía sâu nội địa, cách 300 mét, một đoàn xe, chủ yếu là loại container nằm chờ đã hơn một ngày.
Anh Hai, lái xe ô tô biển số 77K-9437, đang ngồi uống nước gần cửa khẩu, cho biết: “Xe anh chở dừa từ Bến Tre, mới về đến. Hôm nay, có vẻ gặp may, có thể xuất hàng được ngay. Có hôm bên kia biên giới không cho nhập, phải chờ đến gần một tuần”.
Nói rồi anh chỉ về phía đoàn xe container, giải thích: “Gần đây, hàng tạm nhập tái xuất khó làm ăn, phải chờ xem “họ” điều tiết, cho đi cửa khẩu nào?”.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản giao Ban quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng- Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xem xét, xử lý vấn đề ách tắc hàng hoá xuất khẩu tại Cốc Nam, đồng thời báo cáo tỉnh để chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời.
Tại bãi kiểm hóa rất nhộn nhịp. Xe Trung Quốc sang “ăn hàng”, chắn hết lối đi. Ông Trần Văn Hùng, Chi cục trưởng Hải quan (HQ) Cốc Nam cho biết: Hàng xuất khẩu chủ yếu là lạc, vừng, ớt quả khô, khoai lang, dừa quả. Mấy hôm nay, tình hình làm ăn khá thuận lợi, mỗi ngày, có khoảng trên 60 xe xuất hàng sang Trung Quốc.
Nói rồi, ông Hùng chỉ cho thấy bãi kiểm hóa, cũng là nơi xe hàng hai nước Việt- Trung sang tải. Thực ra, đó là đoạn đường phình ra dẫn đến biên giới, rất chật hẹp.
Trong khi đó, một xe nông sản của ta, phải tới gần 10 xe bán tải Trung Quốc chở mới hết hàng. Vậy nên, xe to, xe nhỏ đan xen nhau, việc ách tắc thường xuyên diễn ra.
Ông Hùng cho biết thêm, phía bên kia biên giới là chợ đường biên, do lực lượng nước sở tại đảm nhiệm việc xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp của ta thường bị động, bởi lúc thì họ cho hàng sang, lúc không. Khoảng tháng 6 trở về trước, phía bạn cho bốc hàng vào buổi tối, nhưng nay, không hiểu sao, đến 19 giờ, là đóng cổng.
Tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng), cũng xảy ra câu chuyện tương tự. Cũng may, vài ngày nay, đã không còn cảnh xe hàng nằm dài hàng km ở khu vực cửa khẩu.
Chi cục trưởng HQ Tân Thanh, ông Nguyễn Văn Chương, cho biết: “Mỗi ngày có trên, dưới một trăm xe nông sản xuất sang khu vực Pò Chài (Trung Quốc). Có thể, do lượng hàng xuất được ở các cửa khẩu Cốc Nam, Chi Ma đã làm “giảm nhiệt” lượng xe tới Tân Thanh. Thêm nữa, bây giờ cũng là lúc hàng nông sản vào cuối vụ, nên chủ hàng bên bạn không tạo cớ làm khó…”.
Lao đao vì ách tắc
Năm ngoái, tại cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), mỗi ngày đón nhận hàng trăm chuyến xe hàng tạm nhập, tái xuất, kèm theo đó lượng xe bán tải cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 cho đến gần đây, không hiểu sao hàng hóa ách tắc, hàng trăm xe to, xe nhỏ nằm chờ ở khu vực biên giới.
Ông Lưu Công Kỳ, chủ nhiệm HTX Tiến Đạt (Lộc Bình) cho biết: Thấy nhu cầu xe sang tải rất lớn, người dân địa phương đổ xô đi mua xe cỡ từ 2,5 đến 3,5 tấn, nhiều nhà vay ngân hàng để đầu tư xe cộ, ước tính, toàn huyện có tới gần 500 chiếc. Công việc đang thuận lợi, bỗng nhiên gặp khó khăn. Nhiều nhà ôm nợ.
Theo các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, nguyên nhân ách tắc trên là do phía nước bạn có sự thay đổi về chính sách cho hàng tạm nhập, tái xuất.
Theo thống kê của HQ Chi Ma, gần đây, lượng hàng giảm tới 70%, thu cước phí phương tiện giao thông cũng vì thế sụt giảm, nếu như trước đây đạt 350 triệu/ngày, nay chưa thu nổi 30 triệu.
Nguyễn Duy Chiến

Hơn 100 tấn nội tạng thối tuồn ra thị trường



TPO - Gần 130 tấn nội tạng thối được gom từ các tỉnh về Bắc Ninh sau đó tuồn ra thị trường tiêu thụ.
Số nội tạng thối bị thu giữ
Số nội tạng thối bị thu giữ.
Ngày 24-8, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49 - Bộ Công an) phối hợp PC49 (Công an tỉnh Bắc Ninh) và Chị cục Thú y Bắc Ninh, bắt quả tang một kho chứa nội tạng động vật thối tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Tại kho hàng, khoảng 13 tấn nội tạng gồm lòng, phèo, bóng bì đang trong quá trình phân huỷ, bốc mùi, đầy ruồi nhặng, để trong các thùng cất giữ trong kho lạnh nhưng điện chập chờn khi có, lúc không.
Cơ quan điều tra xác định kho hàng trên thuộc công ty Thương Mại Hoàng Hải, do ông Nguyễn Hữu Vỹ (SN 1973) là giám đốc và công ty TNHH Đông Loan, do ông Nguyễn Văn Đông (SN 1981) là giám đốc.
Trong vòng nửa năm, khoảng 130 tấn nội tạng từ kho hàng này đã được tuồn ra thị trường tiêu thụ
Trong vòng nửa năm, khoảng 130 tấn nội tạng từ kho hàng này đã được tuồn ra thị trường tiêu thụ.
Số nội tạng trên được thu gom, tập kết từ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, và các tỉnh miền Trung... Sau đó, nó được tẩy trắng bằng hóa chất, khủ hết mùi hôi thối để đưa lên các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng tiêu thụ.
Theo khai nhận, từ đầu năm đến nay, kho hàng này tiêu thụ gần 130 tấn nội tạng trong tình trạng tương tự. Cơ quan chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên và tiêu huỷ số nội tạng trên.
Đại Huệ

Bộ Công an thông tin việc bắt ông Lý Xuân Hải



Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa có Công văn gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, cơ quan này đã thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) Lý Xuân Hải.
Ông Lý Xuân Hải (trái) - Ảnh: Thuận Thắng (Tuổi Trẻ)
Ông Lý Xuân Hải (trái) - Ảnh: Thuận Thắng (Tuổi Trẻ).
Theo Công văn ngày 24 - 8 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, bị can Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam vì tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật hình sự. Thời hạn tạm giam bốn tháng, kể từ ngày 23 - 8.
Bị can Lý Xuân Hải đã được dẫn giải về Trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án.
Hội đồng Quản trị ACB đã chấp thuận đơn từ nhiệm với lý do cá nhân của ông Lý Xuân Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc thường trực lên làm Tổng giám đốc ACB từ ngày 23 - 8 - 2012.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cuối ngày 23 - 8 cho biết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Đỗ Minh Toàn thay cho ông Lý Xuân Hải, căn cứ trên đề nghị của Hội đồng quản trị ACB và những sai phạm của ông Lý Xuân Hải.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã có mọi phương án cần thiết để hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng ACB nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời việc chi trả tiền gửi của người gửi tiền, đảm bảo hoạt động bình thường của ngân hàng này.
Phát biểu với báo chí sau khi nhận chức vụ mới, ông Đỗ Minh Toàn cho biết, những ngày qua, lượng khách hàng đến rút tiền tại ACB đông hơn bình thường, nhưng đến chiều 23-8 đã giảm dần; một số khách hàng đã gửi tiền trở lại.
Đến ngày 22-8, tổng tài sản của ACB đạt hơn 225.000 tỷ đồng, lợi nhuận riêng ngân hàng ACB đạt 2.345 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn ở mức 10,27%.
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ACB đã chuẩn bị sẵn sàng, đủ khả năng để thanh toán cho khách hàng đến rút tiền.
Theo Chinhphu.vn

Nhiều bà nội trợ mù mờ về phụ gia thực phẩm



Đa số phụ nữ chỉ chọn thực phẩm theo cảm tính, có đến 42% người kinh doanh và 68% người tiêu dùng hiểu biết chưa đúng về phụ gia thực phẩm.

Với các loại thực phẩm không có nguồn gốc, người mua khó có thể xác định người bán đã chế biến bằng phụ gia gì. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Thông tin được các chuyên gia về thực phẩm nêu tại hội thảo “Phụ nữ nói không với phụ gia thực phẩm không an toàn” do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 24/8 tại TP HCM.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết có 23 nhóm phụ gia thực phẩm bao gồm 337 chất được cho phép sử dụng. Thực tế kiểm tra cho thấy phụ gia thực phẩm trôi nổi, không nguồn gốc vẫn còn tồn tại nhiều trên thị trường.
Với ưu điểm là giá thành rẻ, mặt hàng này thường các cơ sở chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ sử dụng. Cơ quan chức năng không thể thống kê, kiểm soát được vì quá nhiều hộ kinh doanh. Sản phẩm sử dụng phụ gia không nguồn gốc đến tay người tiêu dùng mà các bà nội trợ không thể dùng mắt thường để nhận định.
Tại TP HCM, thời gian qua nhiều sản phẩm nhuộm phẩm màu và phụ gia độc hại đã được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phát hiện. Ví dụ như màu công nghiệp được dùng để nhuộm hạt dưa và bột cà ri; các loại nước giải khát có màu cũng dùng màu không có nguồn gốc để chế biến.
Gần 20 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm tại chợ Kim Biên đã ký cam kết không kinh doanh các loại phụ gia thực phẩm không an toàn, ngay hôm 24/8.
Song song với cuộc vận động phụ nữ cả nước thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đồng thời vận động các hộ nuôi trồng thực hiện 3 không. Đó là: “Không sản xuất rau không an toàn - Không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn - Không kinh doanh phụ gia thực phẩm không an toàn".
Thiên Chương

" Rắn " là ai?






Việt Nam của tôi (Danlambao) - Trích lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…” (Hết trích)

Đọc bài viết của bác Trần Mạnh Hảo "Ai, những ai đang cõng rắn cắn gà nhà", tôi thấy rất tâm đắc, nhưng muốn viết thêm tí chút.

Bài viết của Bác Hảo chủ yếu là muốn hỏi về Chủ ngữ: "Ai cõng rắn?", còn tôi muốn nói thêm về Vị ngữ "Rắn là ai ?" (bác Hảo cũng nói qua về vị ngữ này rồi).

Rõ ràng rằng, câu nói "Cõng rắn cắn gà nhà" tức là hành vi mời Giặc vào xâm chiếm nước mình, để biến nước mình thành một phần của nước Giặc. Nhưng câu hỏi bây giờ là Giặc nào?

Trước năm 1954, ta hay nói, kẻ thù của chúng ta là Thực dân Pháp, sau đó kẻ thù lại là Đế quốc Mỹ cho tới tận 1975. Sau năm 1979, thì kẻ thù của ta lại là Bọn bánh trướng bá quyền Trung Quốc. Ngày hôm nay thì cả 3 nước trên đều đang là bạn làm ăn của ta, nhưng mọi sự nghi ngờ lẫn nhau giữa VN với Mỹ và TQ vẫn chưa hoàn toàn hết hẳn (dường như Pháp đã trở nên quá xa vời về cả địa lý và thời gian). Nếu bây giờ Chủ tịch nước đã nói đến những kẻ đang rắp ranh "Cõng rắn cắn gà nhà", thì có lẽ, kẻ giặc sắp tới sẽ là 1 trong 2 anh này.

Trước đây ta hay gọi "bọn Đế quốc Mỹ, giặc xâm lược Mỹ" đó là vì chính quyền ta muốn nói rằng: nước Mỹ không muốn Thể chế XHCN, thể chế Cộng sản tồn tại trên đất Việt Nam, nên chúng muốn đến VN để lật đổ chính quyền Cộng sản; và khi đó, ranh giới giữa bảo vệ Tổ Quốc với bảo vệ Thể chế bị xóa nhòa. Nhưng cũng từ khi Mỹ vào VN cho đến giờ, tôi chưa thấy có mảnh đất nào, địa phương nào ở miền Nam nước ta khi đó được gọi là Đất của Mỹ, chưa thấy có người dân nào ở miền Nam được nghiễm nhiên mang quốc tịch Mỹ chỉ vì họ sinh sống trên mảnh đất đó.

Chưa cần nói Thể chế (hay Chế độ) nào là tốt đẹp hơn, ưu việt hơn, nhưng cần khẳng định rằng"Thể chế không phải là Tổ Quốc". Tổ Quốc Việt Nam có từ 4000 năm, nhưng Thể chế của các triều đình Phong kiến chỉ chiếm một phần trong thời gian đó, và Thể chế XHCN hiện nay cũng chỉ là phần nhỏ hơn nữa, vài chục năm gần đây. Đất đai của Tổ Quốc là không bao giờ được thay đổi, cho dù các Thể chế có nối tiếp nhau sinh ra và mất đi trên mảnh đất đó.

Bây giờ, trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, ta lại càng thấy rõ rằng, nếu giả dụ nước Mỹ có muốn làm chuyện gì đó với chính quyền VN hiện tại, thì cũng chỉ là những chuyện về kinh tế, về xã hội, về chính trị ý thức hệ... nhưng không bao giờ có chuyện và cũng không thể biến nước Việt Nam, một phần hoặc toàn phần, trở thành đất của Mỹ.

Cả với nước Pháp thực dân Pháp xưa kia cũng vậy.

Thế nhưng, với Trung Quốc thì lại khác. Không tính hàng ngàn năm Lịch sử trước đây, chỉ xin nói đến vài ba chục năm gần đây nhất:

- Đất Việt Nam ĐÃ mất ở Bản Giốc, ở Ải Nam Quan, ở hàng trăm ngọn đồi đỉnh núi biên giới phía Bắc mà trong chiến tranh năm 1979 được gọi là các "cao điểm" số này số kia. 

- Đất Việt Nam ĐANG mất ở Hoàng Sa, ở Trường Sa, và phần lớn diện tích Biển Đông (2 triệu Km vuông, rộng gấp gần chục lân diện tích đất liền của ta), nơi được TQ gọi là thành phố Tam Sa: Quân đội TQ đồn trú ở đó, Chính quyền Trung Quốc chào thầu Dầu khí ở đó, ngư dân TQ đánh cá ở đó. Nếu ngư dân VN ra đó đánh cá sẽ bị bắt, bị cướp tàu thuyền, bị bắt chuộc tiền. Nếu ngày mai có em bé nào ra đời trên các hòn đảo ở Hoàng Sa, ở Trường Sa, chắc chắn chúng sẽ được chính quyền thành phố Tam Sa ở đó cấp cho quốc tịch TQ, chứ bố mẹ em bé đó sẽ không chịu mang chúng đến UBND Đà Nẵng để xin Giấy Khai sinh đâu. 

- Đất Việt Nam SẼ tiếp tục mất ở… ở đâu nữa nhỉ (chỉ có trời mới biết, dân thường như tôi thì ai biết chết liền) 

Vậy tôi hiểu: "Rắn ở đây tức là Trung Quốc" không biết có phải vậy không thưa Chủ tịch nước?

Viet Nam của tôi

Nguyễn Đức Kiên là con người XHCN



Trần Trường Sa (Danlambao) - Diệt “bầu Kiên” này, còn hằng trăm “bầu Kiên” khác và hàng triệu mầm mống “bầu Kiên” vẫn đang được đào tạo hằng ngày dưới mái trường XHCN Việt Nam hiện nay. Cái dân tộc cần tiêu diệt là cái quyền lực tưởng rằng là chặt chẽ nhưng thực ra vô cùng lỏng lẻo để cho hàng vạn “bầu Kiên” có cơ hội phát triển thao túng xã hội cả trên mọi lãnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... vì lãnh vực nào dưới tư duy thực dụng XHCN cũng là để kiếm tiền cả!...

*

Sau ngày 30/04/2005, tôi phải tiếp xúc với mớ lý luận cộng sản. Trong đó tôi còn nhớ, nổi bật nhất là lý luận: “muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN”. Con người XHCN là gì? Chúng tôi được giáo dục “đó là một con người vừa hồng vừa chuyên”

“Chuyên” thì lúc ấy quả là dể hiểu. Nhưng bây giờ thì chính phủ cộng sản cũng đã hủy hoại cái“chuyên” ấy rồi. Còn “hồng” thì sao? Từ cái “hồng” mù quáng lúc bấy giờ, nay đã chuyển sang cái “hồng” lưu manh. Chính nền giáo dục trong nhà trường XHCN đã tạo nên những con người như vậy! 

Tôi còn nhớ những bài học về “yêu nồng nàn và căm thù sâu sắc”. Ngày ấy, học sinh được giáo dục yêu Bác Hồ, yêu CNXH thay cho yêu quốc gia dân tộc. Nay sản sinh ra một thế hệ cũng yêu Bác Hồ, nhưng đó là Bác Hồ trên tờ giấy bạc polyme; cũng yêu CNXH, nhưng đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mơ hồ và lừa đảo. Ngày ấy, học sinh được giáo dục căm thù phong kiến, thực dân, đế quốc làm cho nhân dân ta nghèo khổ. Nay sản sinh ra một thế hệ cũng căm thù nghèo khổ, nhưng đó là sự nghèo khổ của những con người thật thà chất phác. 

Những bài học về “giấy rách phải giữ lấy lề”, “đói cho sạch rách cho thơm”, “thương người như thể thương thân”... đã bị xóa bỏ hoặc hiếm được đề cập trong sách giáo khoa tiểu học, thay vào đó là những tấm gương không có thực như Lê Văn Tám, u mê như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... luôn được đề cao. Ở bậc trung học cơ sở thì những bài học thanh cao về cái nghèo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... cũng bị loại bỏ. Thái độ lạc quan “thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” bị cho là bi quan yếm thế... không được dạy cho học sinh. Thay vào đó là những bài học lịch sử bị bẻ cong, cắt xén và bịa đặt, dối trá nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng XHCN được nhồi nhét vào đầu trẻ em mới lớn. Ở bậc trung học phổ thông thì những tư tưởng triết học đề cao tính thiện của các tôn giáo bị xóa bỏ; thay vào đó là những lý luận mơ hồ về kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác-Lê nin quyết tâm đạt được mục đích làm giàu bằng mọi giá. Con người XHCN được giáo dục phải làm giàu cho bản thân bằng mọi giá để trả thù cho cái thời nghèo khổ xa xưa ấy. Ngày xưa, những học sinh con nhà giàu muốn có bạn để chơi thì phải ăn mặc tuềnh toàng nhất để hòa đồng với đám học sinh con nhà nghèo. Ngày nay, sau mấy mươi năm mái trường dưới tay CNXH đã biến đổi ngược lại, con nhà nghèo cũng phải giả làm sang mới có kết bạn được với con nhà giàu. 

Tôi có một đứa cháu, lúc còn tuổi thiếu niên, luôn đánh cắp tiền bạc, đồ đạc trong nhà và hàng xóm rồi đem cho đám trẻ chăn trâu ngoài đồng để được tôn xưng làm “đại ca”. Nguyễn Đức Kiên cũng thế! Hắn ta muốn trả thù cái thời nghèo khổ xa xưa ấy; hắn say mê mùi tiền; tiền biến hắn thành đại ca mà kết quả thấy rõ là lúc này vẫn không thiếu người ca ngợi hắn (vì đã từng nhận tiền của hắn?). Thực sự hắn không hề biết dùng tiền để làm ra của cải vật chất cho xã hội. Ngoài bóng đá ra hắn không đầu tư cho việc làm ra một sản phẩm nào ra hồn cả. 

Diệt “bầu Kiên” này, còn hằng trăm “bầu Kiên” khác và hàng triệu mầm mống “bầu Kiên” vẫn đang được đào tạo hằng ngày dưới mái trường XHCN Việt Nam hiện nay. Cái dân tộc cần tiêu diệt là cái quyền lực tưởng rằng là chặt chẽ nhưng thực ra vô cùng lỏng lẻo để cho hàng vạn “bầu Kiên” có cơ hội phát triển thao túng xã hội cả trên mọi lãnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... vì lãnh vực nào dưới tư duy thực dụng XHCN cũng là để kiếm tiền cả! 

Nếu đảng Cộng Sản Việt Nam thấy được hiểm họa cho nền kinh tế nước nhà từ Nguyễn Đức Kiên là điều đáng quý. Nhưng đảng phải thấy được hắn ta chính là con đẻ của CNXH, bởi vì đảng hãy nhìn ra các nước dân chủ tự do, chẳng nơi nào có các thế lực lũng đoạn có thể tồn tại lâu và phát triển lớn như thế được. Đây là bài học lớn lao nhất cho đảng. Đảng Cộng Sản Việt Nam được lập ra là “Đảng của dân, do dân và vì dân”; nếu các nhà lãnh đạo đảng hiện nay còn lương tri để nhớ điều đó thì việc cần làm ngay là hãy tự tiêu diệt chính mình bằng cách làm theo cách nói của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp. 

24.08.2012

2 Tháng 9: Chạy ngược đường Độc Lập



Nguyễn Quang Duy - Ngày 17 tháng 8 vừa qua, tại Bộ Giáo dục - Đào tạo Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuyên bố cần chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục. Ông cho biết: "Chúng ta đã 3 lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách nữa mà là'đổi mới căn bản, toàn diện'Phải chăng phải đổi mới từ tư duy cho đến mô hình,…” , rồi ông tự hỏi: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào". Lời thú nhận lại rơi vào đúng ngày 67 năm trước Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền.

Bài viết này xem lại triết lý và mục tiêu của giáo dục tại miền Nam tự do, để từ đó chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân và nhận thức được thực trạng hầu có thể tìm ra con đường xây dựng lại Việt Nam.

Triết Lý Giáo Dục của Miền Nam Tự Do

Ngay khi thành lập, chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục cho miền Nam tự do. Năm 1958, mộtĐại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và đại diện ngành văn hóa và giáo dục... được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra triết lý giáo dục cho miền Nam.Đại hội đồng thuận lấy ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản cho nền giáo dục miền Nam.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, vào năm 1964, một Đại Hội khác cũng được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý và mục tiêu giáo dục. Đại Hội duyệt xét và tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng là căn bản cho triết lý giáo dục. Ba nguyên tắc này được ghi nhận trong các văn bản, tài liệu ấn hành và đưa vào Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (Hiến pháp 1967).

1. Triết lý nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào. Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

2. Triết Lý dân tộc chủ trương tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc. Vai trò của giáo dục là bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3. Triết lý khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Vai trò của giáo dục khai phóng là mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thếgiới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Nguyên Tắc Độc Lập với Chính Trị

Theo nguyên tắc này chính quyền không trực tiếp can dựvào hoạt động giảng dạy, soạn thảo chương trình hay điều hành của các cơ sởgiáo dục. Các công việc chuyên môn nói trên là của những người làm giáo dục.

Các chức vụ bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục có thể là do các chính trị gia và một số nhỏ chức vụ mang tính chất chính trị nhằm thi hành chính sách của chính phủ như đổng lý văn phòng, bí thư, v.v... còn các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều do những nhà giáo dục chuyên nghiệp đảm trách. Ngay cả những chức vụ mang tính chất chính trị cũng thường được giao cho những người có chuyên môn về giáo dục. Những người làm trong ngành giáo dục đều là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) nêu rõ: “Nền giáo dục đại học được tự trị”. Các hộiđồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định các vấn đề học vụ và điều hành mà không phải trình báo hay xin chỉthị từ bất cứ ai. Nói chung nền giáo dục miền Nam là một nền giáo dục tân tiến và tự do.

Mục Tiêu Giáo Dục Miền Nam Tự Do

Từ triết lý nhân bản, dân tộc và khai phóng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề ra ba mục tiêu chính cho giáo dục như sau:

1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thểchất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

2. Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thếnào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại ?
Phần triết lý và mục tiêu bên trên được viết dựa trên tài liệu từ WIKIPEDIA, bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết khác như mô hình cơ sở, tổchức, quản lý, đánh giá… xin xem trên trang WIKIPEDIA trong đề tài “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa”.

Kết quả 20 năm miền Nam Tự Do

Mặc dầu Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại 21 năm trong chiến tranh và giặc dã, miền Nam đã đào tạo một tầng lớp trí thức chuyên viên và xây dựng nền tảng giáo dục căn bản cho một thế hệ hậu duệ, nhiều người đã hết sức thành đạt trên trường quốc tế.

Khi thấy một thiểu số học sinh, sinh viên miền Nam thiên tả hay theo cộng sản, có người cho rằng nền giáo dục của miền Nam mang khuyếtđiểm là không giáo dục về chính trị. Thực ra giáo dục chính trị là đi ngược với triết lý và mục tiêu mà miền Nam đã được đề ra. Thay vào đó học sinh miền Nam ngay từ bậc tiểu học đã được học môn Công Dân Giáo Dục để nắm vững bổn phận và trách nhiệm của mình và vì thế sau 37 năm miền Nam lọt vào tay cộng sản đa sốdân miền Nam vẫn kiên trì đấu tranh cho một Việt Nam tự do.

Ông Mai Thái Lĩnh một cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng sản, thổ lộ như sau: "Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục "xã hội chủ nghĩa" (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉvì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịunô lệ về tư tưởng. Nếu không có nền giáo dục nhân bản, khai phóng, chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tâyđó, làm sao tôi có thể trở thành người bất đồng chính kiến trongmột xã hội mà sự nô lệ về tư tưởng là tiêu chí căn bản để tiến thân?" (Mai Thái Lĩnh, 2009 talawas blog)

Chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng miền Nam đào tạo con người không phải để phục vụ Việt Nam Cộng Hòa mà để phục vụ cho dân tộc cho nhân lọai.

Độc Lập Tư Tưởng

Trở lại mùa Thu năm 1945, cao điểm là ngày 2-9-1945, khi Hồ chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập với lời mở đầu như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúcLời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ… Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho thấy ước vọng của người Việt trong thời điểm 1945 là độc lập và tự do. Nhưng thay vì như người quốc gia mở Đại Hội quần chúng nhằm xây dựng triết lý giáo dục, triết lý phát triển cho Việt Nam. Ngay khi nắm được chính quyền Hồ chí Minh và những người cộng sản tước đọat mọi quyền tự do và bình đẳng của người Việt, để áp đặt những tưtưởng Mác, Lênin, Stalin và Mao Trạch Đông được cộng sản vay mượn từ Nga Tàu lên dân tộc Việt Nam.

Ngày nay các tư tưởng nói trên đã hòan tòan phá sản. Người Nga đã từ chối tư tưởng của Mác, của Lênin, của Stalin. Người Tàu cũng không còn lấy tư tưởng của ông Mao làm tư tưởng chỉ đạo. Thế giới còn lên án chủnghĩa cộng sản là diệt chủng chống lại con người. Tiếc thay đảng Cộng sản trên lý thuyết vẫn cố bám vào những tư tưởng đã bị nhân lọai lên án đào thải. Nói theo ông Mai Thái Lĩnh là những người cộng sản Việt Nam vốn mang bản chất của nô lệ về tư tưởng. Nô lệ tư tưởng là nguyên nhân mọi khủng hỏang đã và đang liên tục xẩy ra trong xã hội Việt Nam.

Trở lại với câu hỏi đầu bài được Nguyễn Phú Trọng nêu ra "Việt Nam đã có triết lý về giáo dụcchưa, hay là người học ở Anh về bảo phải nhưthế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào". Ông Trọng đã nhận ra được thực tế những người mà đảng của ông gởi sang Anh sang Mỹ đào tạo thiếu khả năng tự đánh giá mớ kiến thức họcđược mang về. Lỗi không phải ở họ mà lỗi là ở chính cái thể chế mà ông đang cầm quyền, thể chế không dựa trên tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, mà lại chọn làm nô lệ cho ngọai bang.

Nhắc đến thể chế là nói về những người đang quản lý hay cai trị một quốc gia. Khi một người nô lệ tư tưởng họ làm sao để biết mình là ai ? thì làm sao họ có thể tự phát triển để giúp ích cho cá nhân mình, cho giađình, cho quốc gia, cho xã hội, và cho nhân loại ? Có chăng họ chỉ là những nô lệ trong một guồng máy lỗi thời đang bị đào thải.

Khi con người đã nô lệ về tư tưởng thì họ chỉ hành xử bằng quyền lực và cho quyền lợi nhất thời. Thể chế Cộng sản tại Việt Nam đã đạt đếnđỉnh cao của nó, khi tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các thứ tự như sau: hậu duệ,tiền tệ, quan hệ rồi mới đến trí tuệ.

Hậu duệ là con ông cháu cha, là cha truyền con nối. Tiền tệ là buôn quan bán chức. Quan hệ là đảng phái bè cánh. Còn trí tuệ tiêu biểu cho độc lập cá nhân thì chỉ là thứ yếu. Có hiểu biết và tôn trọng độc lập thì cá nhân mới biết trân quý nền độc lập dân tộc. Chả thế tầng lớp cầm quyền ngày nay chỉ tòan một bọn buôn dân bán nước, sẵn sàng theo Nga, theo Tàu, theo Mỹ nếu cần.

Hoa Kỳ không cần tay sai

Trong bài “Hoa Kỳ Đồng Minh Việt Nam” người viết đã phân tích về sự thay đổi chiến lược, chiến thuật và xác suất chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh. Người viết lập luận chính phủ Hoa Kỳluôn xem dân tộc Việt Nam như một đồng minh trong chiến đấu để bảo vệ và xây dựng tự do. Người viết cũng cho rằng Hoa kỳ luôn tạo cơ hội để nhà cầm quyền cộng sản thực thi dân chủ, và dân chủ chính là con đường cho những người cầm quyền cộng sản quay về với dân tộc thay vì tiếp tục mang thân nô lệ cho Tàu. Và bằng mọi cách Hoa Kỳ sẽ giải phóng các quốc gia còn đang bị cộng sản chiếm đóng trong đó có Trung cộng và Việt Nam. Vì thế việc quay về với dân tộc chính là con đường an tòan và hòa bình cho giới cầm quyền cộng sản.

Khi bài viết được phổ biến có lập luận phản bác cho rằng Hoa Kỳ không có bạn, không có đồng minh mà chỉ có tay sai. Lập luận này cũng đựơc cơ quan truyền thông của đảng Cộng sản rả rích tuyên truyền. Lập luận này đúng trong chiến thuật. Người Mỹ có tinh thần thực dụng vì thế khi cần những người sẵn sàng làm nô lệ từ tư tưởng đến thể xác như giới cầm quyền cộng sản thì người Mỹsẽ ban cho chút ít quyền lợi thu dụng làm tay sai nhất thời.

Nhưng dựa trên tinh thần thực dụng người Mỹ luôn cổ vũcho sự phát triển độc lập tự do. Khi cá nhân xây dựng được hai yếu tố độc lập tựdo cá nhân sẽ đóng góp được nhiều hơn cho nhân quần xã hội. Trong mối tương quan người Mỹ luôn chủ trương và cổ vũ cho các phương thức tạo lợi ích cho cả hai bên. Khi một quốc gia độc lập tự do, quốc gia này sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền hòa bình và an sinh nhân lọai trong đó có cả Hoa Kỳ. Từ đó Hoa Kỳ chỉ đồng minh với các quốc gia chuộng độc lập yêu tự do.

Kết luận.

Từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đảng Cộng sản đã cưỡng bách dân tộc Việt Nam vào con đường nô lệ tư tưởng ngọai bang. Con đường này đã thêu dệt những thành tích ảo trong giáo dục như Nguyễn Phú Trọng tự thú ở đầu bài. Con đường này cũng tạo ra những chiến thắng ảo, những thành tích ảo về giàu dân mạnh xã hội văn minh.

Thực tế con đường này đi ngược với con đường tiến hóa của nhân lọai, chỉ đưa Việt Nam vào khủng hỏang và chiến tranh. Cũng chính con đường này đang đưa đến nước mất, nhà tan. Đã đến lúc người Việt phải sẵn sàng đứng lên, tự giải phóng giành lại độc lập tự do để tự mình xây dựng một xã hội Việt Nam nhân bản dân tộc và khai phóng.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi
24/8/2012

Tài liệu tham khảo
WIKIPEDIA “Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa
Nguyễn Quang Duy, 8-2012, “Hoa Kỳ Đồng Minh Việt Nam