THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 May 2012

12 tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng

Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là: PetroVietnam nợ 72.300 tỷ, EVN nợ 62.800 tỷ , Vinacomin nợ 20.500 tỷ và Vinashin nợ 19.600 tỷ

 
Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.

Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam ( 72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ).


Cũng theo đề án, có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc.


Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tổng quy mô tài sản đạt 1.760 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700 ngàn tỷ đồng. Năm 2010, các DNNN đóng góp 34% GDP cả nước.


Về kết quả hoạt động kinh doanh, đa số các DNNN có lãi và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Các tập đoàn lãi lớn là PetroVietnam, VNPT, Vinacomin, Viettel,  Sông Đà, các TCT Lương thực Miền Bắc, Miền Nam và Thương Mại Sài Gòn.


Tuy nhiên một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN ( năm 2010 lỗ 12.313 tỷ, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ), Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), TCT Chè Việt Nam, TCT Dâu Tơ tằm,  TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Xây dựng  Công trình đường thủy…  Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng


Đề án nhận định: Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả.


Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng TMCP, CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho HĐKD chính còn hạn chế. Hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả.


(Theo TTVN)

Gửi thầy thuốc nhân dân Lương Bằng Giang



Bùi Hằng: Viết tặng người bác sĩ trong cơ sở đã chữa bệnh cho tôi, đã có những hành động bảo vệ bênh vực cho lẽ phải và cũng là người trên chuyến xe áp giải tôi về đã phải thốt lên lời rằng" Nếu chị quý mến và tôn trọng thầy thì chị để cho thầy đưa được chị về tới nhà chị an toàn rồi thầy cởi bỏ bộ quan phục này" và còn nhiều câu nói khác nũa
Có lẽ lòng tin yêu tôi dành cho thầy không bao giờ uổng phí THẦY GIANG ƠI!

Thế là tôi ra khỏi trại tù trá hình với cái tên gọi mỹ miều: Cơ sở giáo dục Thanh Hà được đúng  tròn 1 tháng. Trọn một tháng với cuộc sống tự do của nhà tù lớn và bao công việc dang dở sau 5 tháng tồn đọng vì bị bắt giam oan sai. Nhưng hình như chưa ngày nào tôi quên dành một vài phút để nhớ hay nhắc về Thầy dù là với bạn bè hay chỉ riêng trong suy nghĩ của tôi.
Không có số điện thoại, không có bất cứ liên lạc nào để tôi có thể biết tin về Thầy và chuyến đi đầy ấn tượng, đầy dằn vặt trong cuộc đời như chuyến "áp giải một trại viên" về nhà vừa qua của Thầy, vào cái ngày 28-4-2012 mà đã khiến cho Thầy phải không dưới 3 lần nói ra cho mọi người nghe - và với tôi thì như một lời năn nỉ: Nếu chị quý trọng thầy thì chị hãy để cho thầy làm tròn trách nhiệm đưa chị về đến nhà chị tại Vũng Tàu xong đó thầy cởi bỏ bộ quân phục này.
Buổi sáng hôm ấy, sáng 28-4 -2012. Tôi bỗng thấy quá đau đầu sau mấy ngày "cố thủ" để phản đối quyết định "khoan hồng". Bởi tội gì mà tôi phải khoan hồng chứ?! Tôi nói tôi đã "quen" cuộc sống ở trại và tình cảm chị em bạn tù, tôi nói tôi cần ở lại để chờ ngày ra tòa với việc tôi khởi kiện cái quyết định 5225/QĐ-UBND. Tôi nói, không thể thích bắt thì bắt, thích thả thì thả... giờ tôi không muốn ra khỏi trại nữa, vậy mà họ cứ bắt tôi ra cho bằng được. Họ cưỡng bức tôi còn quyết liệt hơn cái ngày họ bắt cóc tôi tại Sài Gòn và đưa lên máy bay ra Hà Nội. Họ "ráo riết" chuẩn bị bao nhiêu là phương tiện? Bao nhiêu là con người từ mấy hôm trước rồi, và tôi đều biết cả. Từ chiều 26/4 họ đã vào đọc lênh đòi đưa tôi đi, sau khi vấp phải phản ứng quyết liệt - đòi nhảy lầu - thì tối đó tôi đã rất khó xử khi phải nghe những lời tâm tư thuyết phục của thầy... của nhiều cán bộ khác... Thầy biết rằng tôi rất quý trọng cảm mến thầy, Thầy cũng biết được tôi tôn trọng và tin tưởng thầy ra sao? nhưng thầy cũng biết rằng tôi luôn làm đúng và rất cương quyết nên hôm đó thầy đã nói: Chị đúng là Ngoan cố và Ngoan cường, chỉ 1 câu nói này tôi biết thầy đã hiểu đúng về tôi... Ngày 27/4 trôi đi trong căng thẳng... Tôi cũng chưa biết mình sẽ bị đẩy ra khỏi cổng trại Thanh Hà ngày nào nữa, nhưng tôi biết rõ một điều rằng trước sau gì dù tôi không chịu ra về theo diện "khoan hồng" của họ thì rồi họ cũng sẽ tìm đủ mọi cách cưỡng bức tôi phải ra khỏi trại  và tôi cũng hiểu một điều việc buộc tôi phải ra về nó còn nực cười hơn khi họ bắt cóc tôi tại Sài Gòn và đưa vào cái cơ sở này rất nhiều... Bởi  lý do: Họ đã ngồi xổm lên luật - Họ đã bắt "nhầm người" và họ đã phải trả giá cho cách hành xử của những cái đầu đặt trên ghế ngồi (Như cách nói của Blogger JB Vinh)
Sáng 28-4. Tôi đau đầu đến tột độ và yêu cầu đi kiểm tra áp huyết. Có lẽ do 2 ngày trước đó tôi mất ngủ để lo chống đối với cái "đề nghị": "Chúng tôi được lệnh cấp trên đưa chị về nhà chị tại Vũng Tàu"
Khi nghe được điều này tôi đã cực lực lên án. Hoàn toàn khác với các trại viên khác rằng người ta sẽ nhảy cẫng lên, sẽ hò hét vui mừng. Nhưng với tôi, làm sao tôi mừng cơ chứ? Họ bắt tôi khi tôi  đi thể hiện lòng yêu nước, họ giam giữ tôi với một tội danh vu khống mà không ai có thể chấp nhận được, rồi họ đối xử với tôi tệ bạc còn hơn rất nhiều những kẻ phạm tộ xì ke ma túy trong trại. Họ kỳ thị và xúc phạm tôi trong 5 tháng trời giam giữ để đến độ tôi không thể chịu đựng nổi nên đã phải phản ứng bằng gần 4 tháng tuyệt thực - đã phải đập đầu kêu cứu trong lần xuống trạm xá của thầy kiểm tra sức khỏe... và đỉnh điểm là ngày 5-4-2011 tôi đã cúi lạy thầy xin tha lỗi khi tôi không nhận sự chăm sóc sức khỏe của thầy mà trái lại đã dùng dao lam cắt ven tay và rạch lên cổ, lên bụng mình nhằm tố cáo, lên án những hành xử vô luân - vô luật của những cán bộ đang nhận "trọng trách trả thù" tôi trong nhà tù trá hình mang tên Cơ Sở giáo dục Thanh Hà.
Những chuyện này thầy biết cả phải không thầy? Những chuyện này thầy hiểu rất rõ đúng không thầy? Và tôi cũng hiểu thày luôn ngấm ngầm chia sẻ với tôi qua những đối xử ân cần mỗi khi tôi đi khám bệnh.
Tôi hiểu và cảm nhận tình cảm , lương tâm người thầy thuốc nhân dân trong môi trường trại giam mà thầy dành cho mỗi thân phận người tù. Và tôi biết thầy đã hiểu tôi rất đúng, đã dành cho tôi sự trân trọng khiến tôi cũng rất cảm phục trân quý thầy. Nhưng để bảo vệ và gìn giữ mà tôi chưa một lần hỏi han riêng tư hay đi xa hơn cách cư xử của một người tù và cán bộ như thầy đã thấy. Chính vì thế cho đến giờ đây, khi tôi ngồi viết những dòng này về thầy, bao hình ảnh hiện về, mỗi câu nói , mỗi hành xử đầy tình người của thầy dội lại trong tôi, cả khuôn mặt với nụ cười hiền hậu... giọng nói... Nhưng cái đơn giản là cái số điện thoại hay thêm một thông tin gì về thầy thì tôi vẫn không có được Thầy Giang ạ.
Từ hôm đưa tôi về Vũng Tàu xong, thầy đã bao giờ kể cho một ai đó nghe câu chuyện về tôi chưa? Nhưng dù kể ra hay không thì tôi biết thầy day dứt lắm... Khi 4 thằng cảnh vệ giật ngược cánh tay tôi đẩy ra xe thầy đã chứng kiến hết. Rồi chúng đè tôi xuống sàn xe mà còng tay, trói chân tôi ra sao? Thầy đã chứng kiến tôi gào thét dãy dụa như thế nào trong cái phẫn uất, bất lực trước sự đối xử bạo tàn của những tên công an súc vật... Lúc ấy đông lắm, tôi đã nhìn tất cả, tôi đã ghi vào tận trong đáy mắt căm hờn những khuôn mặt của bầy lũ bán nước hại dân... Nhưng tôi cũng kịp lắng lại trong đó những ánh nhìn xót xa bất lực từ thầy và 1 - 2 người đồng loại khác trong cái đám "chó đàn" ở đó... rồi thầy ôm vai và vỗ về tôi, tiếng thầy nghèn nghẹn..."Chị nghe thầy đi, chị đừng làm khổ mình nữa, chúng ta chỉ một vài người thì chưa thể thay đổi được gì đâu..." Câu nói này đã xác đáng rằng thầy chính là đồng bào của tôi rồi.
Xin thầy hiểu cho tôi những gì tôi thể hiện trong lúc ấy, tôi đã phẫn uất đến cùng cực - gào thét và chửi bới tất cả trên một quãng đường dài... tôi đã mạt sát khi thầy dỗ dành tôi ăn mà lấy sức đi đường xa... tôi không biết vì lẽ đó hay vì chính những nỗi đắng trong lòng mà thầy và thầy Hiệu cũng đã không ăn nổi xuất bánh mì đi đường... Xe đi qua thị xã Sơn Tây, đấy là nơi tôi sinh ra, đấy là nơi mố mả Cha tôi và ông bà ở đó như đêm trước tôi nói với thầy, nhưng giữa hoàn cảnh ấy, tôi biết làm gì? và thầy có biết vì sao lúc ấy đã đi một đoạn đường dài mà tôi lại khóc ngất lên không? Chuyến đi hôm ấy 28/04/2012 có lẽ cả cuộc  đời tôi và Thầy đều không thể quên nó đi đúng không thầy? Và thậm chí những người có mặt trên chuyến xe ấy cũng không dễ gì quên đi được... Họ có thể không còn day dứt lâu bởi họ đã chọn cho họ cái nghề bất nhân, bất nghĩa - bất hiếu, bất trung trong cái xã hội này. Nhưng tôi tin những con người có lương tri như thầy thì day dứt lắm... Và vì thế thầy mới nói ra như chút bỏ gánh nặng day dứt trong lòng thầy:
"Nếu Chị quý trọng thầy thì xin cho thầy đưa chị về tới nhà an toàn, thầy hoàn thành nhiệm vụ xong sẽ cởi bỏ bọ quân phục này"
Thầy Giang ơi! Không biết hôm nay thầy đã cởi  được bộ quân phục đã làm thầy phải xấu hổ khi mang nó chưa? Nhưng tôi muốn nói với thầy rằng một khi thầy sống đúng lương tâm và tình người thì thầy không bao giờ phải  hổ thẹn... Và chỉ với y đức của thầy đã đủ cho tôi cũng như mọi người luôn yêu quý kính trọng thầy... Luôn cầu mong cho thầy gặp những điều may mắn tốt đẹp và luôn khát khao có một dịp may cho tôi gặp lại thầy.

P/S: Bạn bè cùng những người quen biêt tôi ai cũng muốn biết tin về thầy và gửi lời quý trọng - ngưỡng mộ... Nhân đây tôi gửi tặng thầy bài thơ tôi làm tặng thầy ngay đêm trước ngày bị đẩy ra khỏi trại:

Bài thơ viết cho người thầy thuốc trong cơ sở giáo dục Thanh Hà

Tôi lơ ngơ giữa chốn hỗn quân
Không dám để lòng tin minh xa xỉ
Biết tin ai mà gửi gắm nơi nay?
Bởi nhìn đâu cũng một màu đen tối

Nhưng một ngày từ trong con người ấy
Thầy thắp lên cho tôi thấy niềm tin
Thầy thắp lên dấu ấn hằn in
Từ chính việc làm của người thầy thuốc

Buộc tôi phải dõi theo từng bước
Cảm nhận lòng tin từ chính tấm lòng
Để trân trọng - tin yêu và quý mến
Tôi không biết rằng thầy có hiểu?

Những nghĩ suy trăn trở trong tôi?
Nhưng chắc chắn có một điều tôi biết
Thầy là người rất nhân ái sẻ chia
Rất thấu hiểu, cảm thông và gần gũi
Tôi biết rằng cuộc đời không hẹn trước
Để vào đây tôi gặp được thầy

Tôi biết rằng đời người không tính được
Ơn nghĩa bao người có trả hết hay không?
Xin thầy nhận nơi tôi một "lạy"
Thay bao điều không thể nói thành lời

Dù mai này chân trời hay góc biển
Không biết tôi gặp thầy nữa hay không
Tôi xin giữ trong lòng suy nghĩ ấy
Những tin yêu quý trọng đối với thầy
Như tiếng gọi đơn sơ nhưng trân trọng
Trong cơ sở này tôi gọi "Thầy Giang"

Viết tặng người bác sĩ trong cơ sở đã chữa bệnh cho tôi, đã có những hành động bảo vệ bênh vực cho lẽ phải và cũng là người trên chuyến xe áp giải tôi về đã phải thốt lên lời rằng" Nếu chị quý mến và tôn trọng thầy thì chị để cho thầy đưa được chị về tới nhà chị an toàn rồi thầy cởi bỏ bộ quan phục này" và còn nhiều câu nói khác nũa

Có lẽ lòng tin yêu tôi dành cho thầy không bao giờ uổng phí THẦY GIANG ƠI!

Nghi vấn bác sỹ pha chế máu để bán cho bệnh nhân


HÀ TĨNH: NGHI VẤN BÁC SĨ PHA CHẾ MÁU ĐỂ BÁN CHO BỆNH NHÂN



29-05-2012 | 
13:09 | 


(Nguoiduatin.vn) - Dư luận tại Hà Tĩnh mấy ngày gần đây, xôn xao về nghi vấn gây chấn động, một số bác sỹ trong bệnh viện đã pha loãng máu để bán cho bệnh nhân.
Thông tin chấn động trên nhanh chóng lan truyền khắp Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Một số bác sỹ trong bệnh viện này thông tin riêng với phóng viên: Tại một cuộc giao ban cách đây không lâu, ban giám đốc bệnh viện đã công bố thông tin nghi vấn này trước các y, bác sỹ. Ngay sau đó, một đoàn thanh tra được thành lập để xác minh sự thật. 

Thông tin ban đầu mà chúng tôi có được, lâu nay, tại Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, đã diễn ra việc làm hết sức nhẫn tâm, mỗi một bịch máu 250cc đã bị chia thành 2 hoặc 3 bịch. Những “lương y” ở đây đã tiêm nước muối sinh lý vào cho đủ trọng lượng. Số máu pha loãng này sẽ được cung cấp cho người cần máu hoặc chuyền cho bệnh nhân cấp cứu. Tất cả việc làm này được đạo diễn bởi bác sỹ Nguyễn Thị H. 


Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Một người thạo tin cho biết, tại Khoa Xét nghiệm này lưu giữ toàn bộ số máu trong kho máu của ngành y tế Hà Tĩnh; trong đó có cả máu nhân đạo. Khi điều trị, nhiều bệnh nhân đã bị những người trong khoa này gây khó khi thông báo là hết máu hoặc không đủ máu trong kho. 

Nhưng ngay sau đó, các y bác sỹ ở đây lại tư vấn cho người nhà bệnh nhân nên mua máu ngoài. Và cũng chính họ là người đã bán “máu ngoài” cho bệnh nhân với số tiền cao hơn nhiều so với giá quy định. Thông tin ban đầu rò rỉ mà chúng tôi có được, khi xét nghiệm một số bịch máu trong kho máu lưu tại Khoa Xét nghiệm, kết quả cho thấy, lượng hồng cầu trong mỗi bịch máu chỉ còn 1/3 đến 1/2 so với quy định. Sau khi thông tin chấn động tại cuộc họp giao ban lan ra, bác sỹ Nguyễn Thị H. đã cáo ốm nhiều ngày. Và việc bà này “nghỉ ốm” đã làm cho công việc trong khoa gặp nhiều khó khăn. 

Một thông tin khác cung cấp cho chúng tôi cũng gây sốc không kém. Nhiều năm qua, tại nhà bác sỹ Nguyễn Thị H. đã diễn ra việc thu mua máu công khai. Đối tượng ở đây là sinh viên, học sinh và những người cần bán máu với giá rẻ. Chiều ngày 28/5, chúng tôi gõ phòng làm việc của bác sỹ Nguyễn Thị H. để hỏi về việc pha loãng máu bán cho bệnh nhân. Mặc dù đang trong giờ làm việc hành chính nhưng bác sỹ này lại nằm trên ghế ngủ một giấc ngon. Khi thấy chúng tôi ghi lại hình ảnh, bà H. phân bua: “Mấy hôm nay chị mệt nên tranh thủ nằm tý. Có gì mà chụp ảnh các em hè. Nếu muốn làm việc với chị thì phải qua giám đốc. Bà H. từ chối trả lời những câu hỏi của chúng tôi”.


Bác sỹ Nguyễn Thị H. nằm ngủ tại phòng làm việc trong giờ hành chính
(Ảnh chụp từ video clip vào lúc 15h ngày 28/5)

Qua trao đổi với phóng viên, một vị lãnh đạo (xin dấu tên) tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, những tin đồn về vụ pha loãng máu tại bệnh viện là có thật. Tuy nhiên, lãnh đạo bệnh viện vẫn đang chờ kết quả của đoàn thanh tra. “Không biết dư luận bên ngoài thế nào chứ chúng tôi đang cho kiểm tra, đánh giá. Nếu phát hiện sai sót, sẽ xử lý kỷ luật nghiêm. Cái này phải có khoa học, cân đo đong đếm, mời người cho để xem tình trạng sức khỏe của người cho máu thế nào, sai ở đâu. Sai trong quy chế, trong tiếp nhận, hay sai trong bảo quản... là kết luận là phải chính xác. Cho nên, hiện chưa có thông tin gì. Chúng tôi sẽ làm nghiêm túc trong vấn đề này. Hiện mới chỉ đánh giá bịch máu bằng con mắt thôi, cần phải xem xét kỹ lưỡng”, vị lãnh đạo này nói. 

Về thông tin lượng hồng cầu trong mỗi bịch máu chỉ bằng 1/3 so với quy định, vị lãnh đạo này nói: “Chưa có kết luận, hiện chúng tôi đang niêm phong hết, các bịch máu nhỏ có nghi vấn bằng tầm mắt thì phải làm lại. Chúng tôi không dấu diếm gì báo chí về vấn đề này nhưng phải chờ kết luận cho khách quan, khoa học. Ví dụ, trong một bịch máu đó xét nghiệm lại, kiểm tra lại, đánh giá lại mà số hồng cầu nó thấp đi thì bọn tôi sẽ mời người cho máu đó đến để mà đánh giá họ”. 

Về thông tin bác sỹ H. mua máu tại nhà, vị lãnh đạo này cho biết: “Riêng thông tin này, giờ các anh nói thì tôi mới nghe. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin này. Nếu lấy máu tại nhà là sai, phải xử lý. Quản lý máu chặt chẽ, các cơ quan thì bệnh viện có phòng lấy máu”. 


Máu cho bệnh nhân cũng có thể bị làm...giả

Trước thông tin, mỗi bịch máu bị chia ra, tiêm nước muối sinh lý vào thì thì làm sao biết được, vị lãnh đạo này thẳng thắn: “Nước muối sinh lý truyền được vào người, nghĩa là lấy được. Đoàn thanh tra sẽ cho kiểm tra lại toàn bộ máu trong kho một cách chặt chẽ, khoa học. Nếu mà chất lượng bịch máu thấp đi, thì phải tìm nguyên nhân”. 

Sau thông tin chấn động này, chúng tôi đã cố liên lạc với bà Phan Thị Ninh, giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh để tìm hiểu thêm về vụ việc trên nhưng không thể liên lạc được. Phòng làm việc của bà luôn kín cửa, được “bảo vệ” với một hệ thống nhân viên bên ngoài; còn điện thoại thì chỉ đổ chuông nhưng không hề mở máy. Đây không phải là lần đầu tiên chúng gặp phải thái độ khó hiểu này của bà Ninh. Vụ bán máu này và những bê bối tại ngành Y tế Hà Tĩnh sẽ được chúng tôi tiếp tục điều tra và cập nhật.

Chiều ngày 28/5, trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Viết Đồng, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh lấp lửng: “Tất cả những việc này chưa nói được gì hết. Tôi đề nghị, nếu các anh các chị ở báo thì những việc chưa rõ ràng, theo tinh thần Nghị quyết 03 của tỉnh (tỉnh Hà Tĩnh) thì thôi, đừng lên báo. Sự việc đang thanh tra, chưa có kết luận. Thanh tra là thanh tra, khi nào xong tôi không biết, thôi nha!”. Nói xong, ông Đồng đóng cửa phòng, từ chối trả lời.

Xuân Hồng – Thúy Nga

Hải Dương: Tiết lộ “giật mình” về giá trị cây cảnh trong vườn “triệu đô”

(Dân trí) - Những ngày qua, vụ việc liên quan đến khu nhà vườn của anh Bùi Thanh Tùng (Ninh Giang- Hải Dương) đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Hàng ngày, có nhiều người dân, phóng viên báo chí đã về đây để “mục sở thị” khu vườn này.
 >>  Khu vườn “triệu đô” tại Hải Dương: Sẵn sàng đón nhận thanh tra sớm nhất 
 >>  Hải Dương: Hé lộ về trị giá của những cụm đá trong khu vườn “triệu đô” 
 >>  Hải Dương lên tiếng về những đồn thổi quanh khu vườn “triệu đô”
Nhà mới xong phần xây thô, kết cấu tường xây gạch 20cm, chấn song cửa sổ bằng gỗ thường…
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Thức, là cậu ruột của anh Tùng, hiện đang trông coi xây dựng khu vườn cho biết: Tôi muốn đóng cổng không cho ai vào để đỡ mệt nhưng anh Bùi Thanh Quyến và và cháu dặn cứ mời người dân, nhà báo vào tham quan, tìm hiểu thoải mái xem thực tế nó thế nào thì nó bày hết ra đó!.
Trong khu vườn, chỉ có vài cây lớn mang tầm cây cổ thụ, còn hầu hết là cây nhỏ mà theo ông Thức phần lớn do họ hàng, anh em bạn bè cháu Tùng tặng, gồm nhiều “cây bình dân” như ổi, mít, thị, bưởi, gạo. Cả vườn chỉ có hai cây được gọi là “đẳng cấp” nhất, là cây tùng la hán trồng trước bậc tam cấp ngôi nhà, và cây cổ thụ cao lớn trong vườn đã được báo chí cho rằng đó là cây sưa cổ thụ, trị giá hàng “triệu đô la”.
Về cây tùng la hán, ông Thức cung cấp hợp đồng mua bán lập ngày 8/11/2011 cho thấy cây này do anh Đỗ Văn Huy ở Thượng Vực, Chương Mỹ, Hà Nội bán cho ông Trịnh Văn Thịnh là người họ hàng với anh Tùng. Năm 2012, ông Thịnh đã tặng cây này cho Tùng với mong muốn hiến vào nhà thờ dòng họ. Hợp đồng ghi rõ cây bị lỗi nên được bán với giá 180 triệu đồng.
Còn với cây cổ thụ bị cho là “cây sưa triệu đô”, như ông Thức kể lại thì có một lịch sử “hơi bị dài”: Cây này là của ông Trần Việt Dũng, hiện sống ở đường Điện Biên Phủ, TP. Đà Nẵng tặng cho anh Tùng. Ông Dũng vốn là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc và lấy vợ là người họ hàng với gia đình ông Bùi Thanh Quyến nên khi hay tin Tùng làm nhà vườn, có nơi thờ tự dòng họ thì ông Dũng đã mua cây này tặng Tùng.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Dũng cho biết: “Đó không phải cây sưa mà chỉ là cây giáng hương, tôi mua và vận chuyển từ Đà Nẵng ra tặng cháu". Tìm hiểu trong khu vườn, chúng tôi phát hiện ra một chi tiết thú vị khác: Loại cây bị cho là…sưa này không chỉ có một mà có tới 17 cây, ngoài cây cổ thụ lớn ông Dũng tặng, còn có 16 cây nhỏ. Hỏi ra mới biết số cây do một người bạn của anh Tùng hiện đang làm việc tại Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) tặng.
Tại khu công nghiệp Đại An, chúng tôi tận mắt chứng kiến loài cây này được ươm và trồng rất nhiều nơi đây. Ông Tường Duy Long, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đại An cho biết: “Đó chỉ là cây giáng hương, giá một cây này khi trưởng thành chỉ 4-5 triệu đồng/cây”. Như vậy, tính tổng thể chi phí về cây cảnh được mua tại khu vườn chỉ khoảng hơn 300 triệu đồng chứ không phải lên tới hàng trăm tỷ đồng như lời đồn đại.
Để kiểm chứng thông tin mà ông Thức, ông Dũng cung cấp, chúng tôi đã làm việc với ông Sử Trường Sơn, một chuyên gia cây cảnh, đá cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Sau khi xem bản hợp đồng kinh tế số 2109/2011/HĐKT-TV về việc thi công tổng thể cảnh quan sân vườn và lắp đặt hòn non bộ giữa Công ty Tân Vinh và anh Bùi Thanh Tùng, ông Sơn khẳng định giá cả và giá trị đá, cây cảnh là hợp lý, toàn bộ đá và cây cảnh đều là loại bình thường, không thuộc hàng “đẳng cấp”. “Thậm chí toàn bộ khu vườn đó giá trị không bằng một cây cảnh trong vườn nhà tôi, cũng không nhằm nhò gì so với một biệt thự, nhà vườn ven đô, cách bố cục, xây dựng không tầm vóc và thiếu tính thẩm mỹ. Giới cây cảnh chúng tôi cho rằng đó là khu vườn… quê mùa và bật cười khi có người “thổi” lên là “vườn thượng uyển” - ông Sơn khẳng định.
Theo luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội): Sổ đỏ của ông Bùi Thanh Tùng đã được UBND huyện Ninh Giang cấp theo đúng quy định của pháp luật (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Những ngày qua, các thông tin dày đặc về “dinh thự”, “vườn thượng uyển triệu đô” đã thu hút không ít người hiếu kỳ tìm về khu vườn này. Trong số đó có cả những cán bộ lão thành, cựu chiến binh bày tỏ sự bức xúc trước dấu hiệu xa hoa, tham nhũng theo dư luận phản ánh.
Ông Trần Quang Toan, 75 tuổi, nguyên Chủ tịch huyện Ninh Thanh (nay là 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện) kể: “Thiếu tướng Lê Ngọc Oa, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3, nay là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương đã gọi điện cho tôi, về Ninh Giang đề nghị tôi đưa đi tìm hiểu. Nhưng đến tận khu vườn “thị sát” rồi, ông Oa cũng ngỡ ngàng nói: “Hóa ra có một họ nói lên mười. Xem báo đăng thì thấy cây to nhưng ra thực địa lại khác”.
Chiều ngày 30/5, trước câu hỏi của PV Dân trí: Với lương công tác vài năm tại Sở LĐTB&XH, thì anh lấy đâu ra tiền để làm công trình trên? Anh Tùng cho biết: Số tiền đầu tư xây nhà và vườn đều chủ yếu lấy từ nguồn tiền anh bán căn hộ mua tại khu Yên Hòa, quận Cầu Giấy - Hà Nội năm 2004. Căn hộ này anh mua với giá gần 1 tỷ đồng, trước khi chuyển lên Hà Nội công tác. Năm 2011, sau khi chuyển về Hải Dương công tác và lấy vợ ở quê, Tùng ở cùng bố mẹ và đã quyết định xây dựng khu vườn, bán căn hộ ở Hà Nội được hơn 5 tỷ đồng để đầu tư cho công trình này. Tùng cho biết anh cũng đã kê khai đầy đủ tài sản, trong đó có cả khu vườn và các công trình đang xây dựng từ tháng 11/2011.
Liên quan đến sự việc trên, ông Lưu Văn Bản, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương cho hay: “anh Tùng là cán bộ trẻ có năng lực và sống giản dị. Từng đảm nhiệm vị trí Phó phòng từ năm 2007 nên khi năm 2011 về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh công tác, Lãnh đạo Sở vẫn bố trí Phó phòng là phù hợp. Do phấn đấu tốt nên ông Tùng được bổ nhiệm Trưởng phòng. Vừa qua thực hiện kê khai tài sản đảng viên, Tùng cũng đã kê khai đầy đủ cả khu vườn và tài sản liên quan, niêm yết công khai tại Sở suốt 3 tháng từ ngày 31/12 đến 31/3/2012.
Trước những “lình xình” báo chí nêu, Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở cũng đã họp, giao cho Trưởng phòng tổ chức phối hợp với Chánh Thanh tra Sở tìm hiểu, xác minh sự việc. Qua kiểm tra bước đầu, chúng tôi chưa phát hiện đồng chí Tùng vi phạm 19 điều cấm đảng viên không được làm cũng như chưa có sai phạm đến mức phải xử lý kỷ luật”.
Cũng trong chiều ngày 30/5, một cán bộ lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết “Trước những thông tin dư luận phản ánh liên quan đến nhiều người, trong đó cả cán bộ lãnh đạo tỉnh, chúng tôi sẽ kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ sự thật”.
Vũ Văn Tiến

Ngân hàng hoạt động 5 năm trở lên mới được sáp nhập

(Dân trí) - Dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng (TCTD) ghi rõ, điều kiện để TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất có thời gian hoạt động tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm khai trương hoạt động và phải có Đề án sáp nhập, hợp nhất khả thi.
 >>  Những nguyên nhân khiến ngân hàng bị sáp nhập
 >>  Sắp sáp nhập thêm các ngân hàng
Ngân hàng hợp nhất đầu tiên là SCB (ảnh minh họa).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và cá nhân về Dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng. Theo dự thảo, điều kiện để TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm kể từ thời điểm khai trương hoạt động; Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Luật Cạnh tranh, cũng như phải có Đề án sáp nhập, hợp nhất khả thi.
TCTD hình thành sau sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định hiện hành của pháp luật.
Riêng với trường hợp sáp nhập, hợp nhất Quỹ tín dụng nhân dân, ngoài việc đảm bảo các điều kiện trên, Quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập và bị sáp nhập, Quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất phải đáp ứng điều kiện về địa bàn hoạt động theo quy định.
Theo lý giải từ NHNN, số lượng tổ chức tín dụng của Việt Nam nhiều, tuy nhiên, hầu hết các tổ chức tín dụng đều có quy mô nhỏ về vốn, tổng tài sản. Vì vậy, tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng là một đòi hỏi tất yếu.Vì vậy, để phù hợp với xu thế hiện nay và thực tế hoạt động của cácTCTD, dự thảo Thông tư được xây dựng theo hướng không quy định về việc chia, tách tổ chức tín dụng.
Nguyễn Hiền

Dùng đất sân golf đầu tư bất động sản sẽ bị thu hồi

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa chỉ đạo chủ đầu tư các dự án sân golf trên địa bàn TP không được sử dụng đất đã cấp cho việc xây dựng sân golf để xây nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Sân golf duy nhất nằm trong khu vực nội thành TPHCM được quy hoạch trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất


UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các sở-ngành, quận-huyện liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc xây dựng sân golf trên địa bàn TP; tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện dự án sân golf để điều chỉnh hoặc kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định đầu tư dự án nếu nhà đầu tư vi phạm…
TP yêu cầu các cơ quan liên quan phải thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện quy hoạch các dự án sân golf; xây dựng sân golf chủ yếu ở các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch cao. UBND TP khẳng định diện tích đất làm sân golf phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị không sử dụng đất lúa hoặc đất màu không thuộc quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất, đất trồng rừng phòng hộ, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị để xây dựng sân golf.
Theo Sở Kế hoạch Đầu tư thì thành phố hiện có 6 dự án sân golf đã được cấp Giấy phép với tổng diện tích 1.262ha tại quận 2, quận 9, quận Tân Bình, huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi. Trong các dự án trên, chỉ có sân golf của Công ty liên doanh Trách nhiệm hữu hạn Hoa Việt tại Khu Lâm viên, quận 9 đã đi vào hoạt động.
Tùng Nguyên

Ngân hàng đang treo cá gỗ

Công ty tôi may mắn vay được vốn ngân hàng với lãi suất 15%/năm. Nhưng không phải nhờ dự án có tính khả thi mà vì món vay nhỏ và đặc biệt là có tài sản thế chấp”, bà Trần Kim Phương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Dệt Mùa Đông (trụ sở tại Hà Nội), cho biết.

Có vẻ như điều kiện tài sản thế chấp đang đánh đố doanh nghiệp vào lúc này, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã dùng tài sản thế chấp vay vốn từ trước. Vì thế, kể từ lúc các ngân hàng công bố cho vay 4 nhóm doanh nghiệp ưu tiên với lãi suất 15%/năm đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu khó vay được vốn.

Theo ông Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ của PG Bank, chỉ trừ một số khoản vay, còn hầu hết ngân hàng đều yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo.

Một số ngân hàng thậm chí còn đưa ra những điều kiện mà doanh nghiệp phải thốt lên rằng ngân hàng đang treo cá gỗ, họ chỉ có thể ngồi nhìn. Ngay trong ngày đầu tiên triển khai cho vay với trần lãi suất 15%/năm, Maritime Bank đã đưa ra điều kiện đối với doanh nghiệp thuộc 4 nhóm ưu tiên là lành mạnh, minh bạch. Sự lành mạnh và minh bạch này được cụ thể hóa bằng những điều kiện khắt khe như doanh nghiệp trong 12 tháng vừa qua không có nợ xấu; có báo cáo kiểm toán; được hệ thống đánh giá thương hiệu nội bộ của Ngân hàng xếp hạng A, AA, AAA. Và cũng vì những tiêu chí khắt khe đó mà ông Trần Xuân Quảng, Phó Tổng Giám đốc của Maritime Bank, dự báo chỉ có khoảng… 8-10% số khách hàng doanh nghiệp đáp ứng được.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện Trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động bình thường, các ngân hàng đã đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, nên lúc này khó trách được ngân hàng siết chặt hơn điều kiện này. Tình hình ở nhiều nước cũng tương tự. Tuy nhiên, tài sản thế chấp hoặc điều kiện vay vốn ở những nước này cũng đa dạng hơn, chứ không chỉ yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Tài sản thế chấp không phải là nút thắt duy nhất của tình trạng ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thì không vay được. Theo ông Hưng, PG Bank, sức khỏe của doanh nghiệp đang quá yếu, nên có vay cũng không hấp thụ được. Ngoài ra, ngân hàng lo ngại doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích.

Đánh giá về sự thận trọng này, Tiến sĩ Lê Hồng Nhật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng trước đây có một lượng vốn vay khá lớn của ngân hàng được đổ vào bất động sản, nợ xấu ở mức rủi ro cao, nên nay các ngân hàng ngần ngại. Nếu mạnh tay cho vay, doanh nghiệp sử dụng vốn đó vào mục đích khác thì ngân hàng trở tay không kịp. Ông Cung, CIEM, lại nêu ra một lý do khác. Đó là có thể các ngân hàng đang phải huy động vốn với lãi suất thực lớn hơn 12%/năm, nên không dễ dàng cho vay với lãi suất 15%/năm.

Nhưng dù vì lý do gì, câu hỏi mà nhiều người muốn biết câu trả lời là nếu tình trạng thừa vốn kéo dài, ngân hàng sẽ đi đến đâu. Theo ông Cung, nếu không cho vay được, các ngân hàng có thể mua trái phiếu chính phủ. Dù lãi suất thấp hơn so với lãi suất huy động hiện nay, nhưng đây là hình thức đầu tư dài hạn. Các ngân hàng kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống nữa, lúc đó họ vẫn sẽ có lãi từ đầu tư trái phiếu.

Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ thường có kỳ hạn dài, trong khi các ngân hàng thương mại chỉ thừa tiền trong ngắn hạn. Mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là một kênh bỏ vốn khả thi hơn trong lúc này để tránh rủi ro. Theo tính toán của SSI Research, từ 15.3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 101.772 tỉ đồng tín phiếu, trong đó còn 71.276 tỉ đồng tín phiếu chưa đáo hạn. Lãi suất tín phiếu cao nhất cũng chỉ 8%/năm nhưng đều được các ngân hàng thương mại tiêu thụ hết. Câu hỏi đặt ra là khi hơn 71.000 tỉ đồng tín phiếu nói trên đáo hạn, tiền lại quay về các ngân hàng thì họ sẽ xử lý thế nào.

Kênh thoát vốn khả dĩ khác, nhiều rủi ro hơn mua tín phiếu nhưng có lẽ an toàn hơn so với cho vay doanh nghiệp, chính là cho vay liên ngân hàng. Tuy nhiên, ngay trên thị trường này cũng đang có dấu hiệu thừa tiền khi lãi suất qua đêm ngày 23.5 chỉ còn 1,7-2%/năm. So với mức lãi suất hơn 30%/năm trên thị trường liên ngân hàng hồi đầu tháng 11.2011, có thể thấy các ngân hàng đang thừa tiền đến mức nào.

Vì vậy, ông Hưng, PG Bank, cho rằng xu hướng tất yếu là nếu không cho vay được thì ngân hàng không thể huy động nhiều. Lúc đó, thị trường sẽ tự điều chỉnh, lãi suất huy động giảm xuống, lãi suất cho vay cũng giảm theo.

Theo Vũ Dũng
Nhịp cầu Đầu tư

Đắk Lắk: Công an xã dùng súng đánh dân lún sọ



 - Tin từ Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk ngày 30/5, cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Tống Văn Phước (22 tuổi), trú tại xã Đray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã qua cơ nguy kịch sau 10 ngày cấp cứu, điều trị.

Người nhà anh Tống Văn Phước cho biết, lý do nạn nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh nhân sự là do bị ông Hà Quang Trịnh, trưởng công an xã Đray Sáp, huyện Krông Ana dùng súng đánh trọng thương vào đầu.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 20/5, một nhóm thanh niên đã gây tai nạn làm ông Tống Văn Cẩm (bố anh Phước) bị thương nặng. Anh Phước cùng người dân sống trong khu vực kiên quyết không cho những đối tượng trên lấy xe mà chờ CSGT đến lập biên bản hiện trường.

Anh Tống Văn Phước tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk

Khi ông Hà Quang Trịnh, trưởng công an xã xã Đray Sáp có mặt tại hiện trường, những đối tượng này tiến tới phía ông Trịnh xin lấy xe (ông Trịnh sống cùng thôn với các đối tượng trên). Thấy vậy anh Phước chạy ra ngăn cản, yêu cầu những đối tượng trên phải để chiếc xe ở hiện trường để chờ CSGT tới lập biên bản.

Anh Phước cho biết: “Tôi vừa chạy ra thì ông Trịnh rút súng ngắn đập một phát vào đầu tôi. Bị đập, tôi bỏ chạy thì ông Trịnh đuổi theo tiếp tục dùng súng đập lên vai tôi, máu chảy rất nhiều rồi ngất lịm và được người dân đưa đi cấp cứu.

Theo bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, bệnh nhân Tống Văn Phước bị vỡ lún sọ chẩm phải. Hiện tình hình sức khỏe của bệnh nhân đã tiến triển khả quan.

Lý giải hành động trên, ông Hà Quang Trịnh cho biết, lúc đó, anh Phước lao vào, tôi sợ anh Phước đánh 3 thanh niên kia nên rút súng rồi vung tay ra cản lại. Không may nòng súng trúng vào đầu anh Phước gây thương tích.(?)

Biên bản "Đánh người gây thương tích" khẳng định ông Hà Quang Trịnh đánh anh Tống Văn Phước 3 cái bằng súng

Tuy nhiên, trong biên bản “Đánh người gây thương tích” do công an viên xã Đray Sáp lập khẳng định việc ông Hà Quang Trịnh đánh anh Tống Văn Phước là có thật.

Trong biên bản có đoạn như sau: “Khi vụ việc xảy ra hỗn loạn thì anh Trịnh trưởng công an xã đang làm nhiệm vụ, thì có 3 thanh niên thôn Anna đã gây tai nạn có hành vi đến lấy lại xe thì ông Tống Văn Phước đến không cho ba thanh niên đó lấy xe. Ông Phước có nói gì đó, lúc đó ông Trịnh trưởng công an có đánh ông Tống Văn Phước 3 cái bằng súng vào đầu, làm ông Phước chảy máu đầu, dưới sự chứng kiến của bà con làng xóm, sau đó chúng tôi cho ông Phước đi bệnh viện…”.

Khắc Lịch

'Thương binh' đòi nợ mướn, bắt người, vây nhà



VIỆT NAM (NV) - Tại tỉnh Hà Nam sáng ngày 29 tháng 5 xuất hiện kiểu đòi nợ mới: mang 20 xe ba bánh đến vây kín nhà con nợ.

Báo Lao Ðộng cho biết, gần 20 chiếc xe ba bánh gắn phù hiệu “Thương binh 27/7” kéo đến vây kín một tiệm hớt tóc ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Một số tài xế lái xe không ngần ngại chạy thẳng vào đậu chắn cả cổng ra vào tiệm hớt tóc hiệu Kim Ðức Thọ. Chủ tiệm hớt tóc kịp thời bỏ trốn nhưng tiệm cũng phải dừng mọi hoạt động vì không ai ra vào tiệm được.

Ðoàn xe đậu dài bít cả lối đi làm tắt nghẽn giao thông, kẹt đường qua lại. Hàng trăm người hiếu kỳ nghe tin còn bu coi đen nghẹt. Cuối cùng, công an địa phương phải đến can thiệp để giữ trật tự.

Xe đậu kín cổng ra vào tiệm hớt tóc. (Hình: báo Lao Ðộng)

Cũng theo báo Lao Ðộng, chủ tiệm hớt tóc là ông Kim Ðức Thọ 70 tuổi vay nợ của một thương binh trong số người nói trên. Ông này lần lữa hoài nên ông chủ nợ cho người đến uy hiếp theo kiểu mới nói trên để buộc ông phải trả nợ. Ông Thọ đã kịp thời bỏ trốn. Nội vụ hiện còn trong vòng điều tra.

Mặt khác, tại Sài Gòn, chủ nợ cho người bắt luôn con nợ đến nhốt tại một khách sạn để đòi tiền.

Theo báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Ngọc Thoa 41 tuổi, cư dân quận 1, Sài Gòn đã thân hành chỉ huy bốn người đàn ông đến tận quán cà phê của ông Dương Quốc Thanh ở quận Tân Bình để đòi nợ. Bà này cho biết ông Thanh nợ bà 100 triệu đồng, tương đương 5,000 đô.

Bà Thoa cùng nhóm người đàn ông lục soát không thấy tiền, liền thay phiên nhau đánh đập ông Thanh. Sau đó, cả nhóm trói ké và đưa ông Thanh lên một chiếc xe taxi, chở đến một khách sạn ở quận Bình Thạnh nhốt giữ tại đây.

May nhờ người nhà của ông Thanh khẩn báo, công an quận Tân Bình kịp thời đến nơi giải thoát cho ông này.

Tuy nhiên, người ta e rằng các con nợ chỉ có thể lánh mặt tạm thời. Giới chủ nợ vì nóng ruột đồng tiền của mình chắc chắn sẽ không để yên con nợ được lâu. (PL)