THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 November 2011

PICS - Giáo Dân Biểu tình đòi Công Lý cho DÒNG CHÚA CỨU THẾ Hanoi

Nov 18, '11 2:49 AM
for everyone




Nguồn : RadioCTM
11:30 sáng ngày 18/11/2011 tại Hà Nội
Từ khoảng 8:30 sáng nay, giáo dân và tu sĩ thuộc giáo xứ Thái Hà đã xuống đường biểu tình đòi lại công lý,danh dự, và tài sản của giáo hội đã bị nhà cầm quyền ngang nhiên cướp đoạt.

Hiện chúng tôi chưa thấy hành động đàn áp nào của công an tuy họ có mặt dọc theo đoàn người biểu tình. Vào lúc 11:30, các linh mục đã trở về nhà dòng và đoàn người biểu tình đã trở về nhà.

Dưới đây là một số hình ảnh đang được loan tải trên mạng Internet và có nguồn từ blogger Binh Nhì. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và tường thuật các diễn tiến.

RadioCTM
















Hơn 400 tỷ đồng nâng cấp đường ven kênh Nhiêu Lộc


Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa quyết định chi hơn 400 tỷ đồng để nâng cấp đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn 'thay áo mới'

Tuyến đường kéo dài qua các quận 1, 3, Phú Nhuận và Bình Thạnh với diện tích đất sử dụng hơn 111.000 m2. Dự án sẽ do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư.

Dự án được khởi công trong tháng 12 tới và sẽ hoàn thành vào năm 2013 với mỗi đường ven kênh rộng 9 m (hiện nay khoảng 5 m). Đường sẽ được mở rộng theo hướng tiến ra bờ kè kênh, mỗi bên có vỉa hè rộng 4 m, bồn hoa cảnh rộng 3 m. Các trụ đèn chiếu sáng có trang trí hoa văn để làm đẹp tuyến đường ven kênh này.

Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện rất nhỏ hẹp và có nhiều rác thải, xà bần. Ảnh: H.C.
Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện rất nhỏ hẹp và có nhiều rác thải, xà bần. Ảnh: H.C.

Khi dự án hoàn thành sẽ cải thiện mạng lưới giao thông khu vực và cảnh quan đô thị dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hiện đoạn đường ven kênh này bị nhiều người dân xem là chỗ đổ rác thải, xà bần.

Trước đó, đoạn đường hai bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ cuối đường Út Tịch (quận Tân Bình) đến cầu Lê Văn Sỹ (quận 3) dài hơn 5 km đã được hoàn thành và hiện đã trở nên khang trang, sạch đẹp góp phần "thay áo mới" cho dòng kênh được mệnh danh "bẩn nhất" Sài Gòn.

Hữu Công

Bệnh viện ngừng khám để... đi viếng đám ma !!!


18/11/2011 07:15:15
Sáng 16/11, nhiều bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện E (Hà Nội) đã bức xúc với tờ thông báo: "Khoa khám bệnh ngừng phát số để đi viếng đám ma...".

Theo phản ánh của một số bệnh nhân, sáng 16/11 đến Khoa Khám bệnh của Bệnh viện E, Hà Nội thì họ đọc được bảng thông báo: ngừng phát số để đi viếng đám ma. Phòng khám cũng không có ai trực và không có thông báo thời gian tiếp tục làm việc.

Báo điện tử Zing News đưa tin, rất nhiều bệnh nhân đã bức xúc cho rằng, việc bỏ giờ hành chính để đi viếng đám ma là không thể chấp nhận được. "Ít nhất thì cũng phải cắt cử người trực hoặc thông báo lại giờ khám cho bệnh nhân chứ. Đằng này rất nhiều bệnh nhân ngồi ngoài sốt ruột mà không biết khi nào được khám bệnh.

Tấm biển thông báo tại khoa khám bệnh Bệnh viện E. Ảnh: Báo Đất Việt
Tấm biển thông báo tại khoa khám bệnh Bệnh viện E. Ảnh: Báo Đất Việt
 
Hơn nữa, hầu hết các bệnh nhân đến phòng khám bệnh của bệnh viện này là người già, khám bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Do đó, một số bệnh nhân muốn khám ngay phải ra phòng dịch vụ, số còn lại không có đủ tiền thì đành ngồi chờ", anh Nguyễn Hoàng Nam, Sơn Tây, Hà Nội bức xúc.

Báo Đất Việt đưa ý kiến bức xúc của một người đi khám bệnh "hụt": "Khoa có người mất, các bác sĩ đi viếng là việc hiếu nhưng bệnh viện nên cắt cử người trực thì người bệnh sẽ không bức xúc. Các bác sĩ nghỉ khám hết thế này đồng nghĩa với việc nhiều bệnh nhân đến rồi lại về vì có thể do họ có sổ bảo hiểm y tế nên không mang đủ tiền khám dịch vụ, nhất là người già".

Người đến khám bệnh sốt ruột vì không biết bao giờ các bác sĩ bắt đầu làm việc lại. Ảnh: VOV
Người đến khám bệnh sốt ruột vì không biết bao giờ các bác sĩ bắt đầu làm việc lại. Ảnh: VOV
 
Thông tin này khi được đưa lên một số trang web cũng gây bức xúc trong cư dân mạng. Bởi lẽ, Bệnh viện E là bệnh viện tuyến trung ương, các bệnh nhân đến đây khám bệnh không chỉ là người Hà Nội mà có nhiều người các tỉnh đến. Như vậy, việc trễ khám sẽ gây khó khăn, tốn kém cho người bệnh.

Trên Infonet (Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông) đăng tải ý kiến của ông Doãn Hữu Nghị, Giám đốc Bệnh Viện E. Ông Doãn Hữu Nghị thừa nhận, sáng 16/11 bệnh viện phải đi viếng đám ma bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng khoa khám bệnh. Chính vì vậy các bác sĩ đã viết thông báo này xin phép bệnh nhân.

Bác sĩ Nghị cũng cho biết, sáng 16/11 khoa này đã phải làm việc từ 6h30 (sớm hơn 1 giờ) để đảm bảo 8 "giờ vàng" cho người bệnh.

"Tôi đi công tác, không có mặt ở Hà Nội nên chưa nắm bắt được tình hình. Nhưng nghĩa tử là nghĩa tận. Hơn nữa đây lại là một bác sĩ phó khoa, nên các bác sĩ trong bệnh viện phải xin phép bệnh nhân hoãn một giờ khám bệnh để đi viếng" – Bác sĩ Nghị cho biết.

Thanh Xuân (tổng hợp)

Công an bao vây Nhà thờ Thái Hà


Tin tức do Đài Á Châu Tự Do nhận được, vào khoảng 11 giờ tối thứ Tư 16/11, chính quyền đã huy động một lực lượng hùng hậu bao gồm cảnh sát cơ động, công an, dân phòng, chó nghiệp vụ cùng các phương tiện như xe cứu hỏa, xe ủi, máy xúc đến khu vực bệnh viện Đống Đa để bắt đầu tiến hành thi công ngay trong đêm.

AFP PHOTO

Công an dựng rào cản gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội vào ngày 17 Tháng 11 Năm 2011.

Thi công ngay trong đêm


Được biết, dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải của bệnh viện Đống Đa đã gặp phải sự phản đối của giáo dân giáo xứ Thái Hà bởi vì quyền sở hữu bệnh viện thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà, nhưng họ lại không được tham khảo ý kiến trước khi xây dựng. Mặt khác, các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà cũng đã làm đơn đề nghị nhà nước trao trả lại bệnh viện Đống Đa vì nhu cầu phục vụ tôn giáo nhưng tất cả đơn từ đều chưa được trả lời.

Trong khi đó, vào ngày 3/11, một nhóm vài trăm người tự xưng là quần chúng bức xúc trước việc các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà phản đối dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải nên đã kéo đến nhà thờ Thái Hà gây hấn, đe dọa các linh mục và đập phá cổng nhà thờ.

Sau sự kiện trên, ngày 10/11, các linh mục Thái Hà và bệnh viện Đống Đa đã có cuộc họp riêng để tìm cách giải quyết ôn hòa sự việc. Thế nhưng, đêm hôm qua (16/11), chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng để tiến hành thi công ngay trong đêm. 
Công an cơ động vây quanh tôi rất nhiều. Bây giờ tôi không thể trả lời được gì đâu. Họ đang thi công đây này. Bây giờ ở Việt Nam là 1:15 phút sáng (17/11), máy đang chạy ầm ầm đây.
Giáo dân giáo xứ Thái Hà 
Chúng tôi hỏi chuyện một giáo dân giáo xứ Thái Hà đang có mặt tại hiện trường và được anh cho biết: 

"Tôi thưa chị là bây giờ tôi không thể trả lời được là bởi vì tôi đang ở hiện trường chỗ họ thi công. Ở đây có rất nhiều công an, rất nhiều cơ động và bây giờ xung quanh tôi có rất nhiều người, toàn cấp ủy của quận Đống Đa, bởi vì Thái Hà là thuộc quận Đống Đa mà, toàn là bí thư, chủ tịch gì gì đây. Công an cơ động vây quanh tôi rất nhiều. Bây giờ tôi không thể trả lời được gì đâu. Họ đang thi công đây này. Bây giờ ở Việt Nam là 1:15 phút sáng (17/11), máy đang chạy ầm ầm đây."

Sau khi nhận được tin, có vài trăm giáo dân đã tập trung đến nhà thờ Thái Hà để cầu nguyện. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của giáo xứ Thái Hà.

Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong: 
"Lúc tối chúng tôi có thông tin từ giáo dân cho biết là đêm nay chính quyền họ sẽ thi công trạm xử lý nước thải. Hiện nay thì họ đang đưa máy móc các thứ vào trong đó."

Khánh An: 
Họ bắt đầu thi công từ mấy giờ vậy ạ?

Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong: 
"Bắt đầu từ lúc 23 giờ thì cảnh sát các loại, dân quân tự vệ, chiều nay thì một số người từ các phường được huy động đến, mỗi phường vài chục người. Chúng tôi cũng sợ là họ đến quấy rối tu viện nhưng cho đến giờ này thì chưa. Họ chỉ tập trung ở chỗ vườn hoa 1-6 thôi để hợp tác thi công công trình đó. Hiện nay thì chúng tôi cũng không ra được, giáo dân cũng không ai ra. Giáo dân đến rất đông, khoảng 300 – 400 người. Họ đang nằm tất cả dưới sân của tu viện đây." 

Khánh An:
 Tại sao linh mục và giáo dân lại không ra bên ngoài được ạ?

Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong:
 "Thật ra thì vào ban đêm chúng tôi không nghĩ rằng đó là biện pháp tốt. Việc đấu tranh cho công bằng còn dài. Chúng tôi cũng nghĩ rằng không nên đưa giáo dân ra trong lúc đêm hôm thế này vì chúng tôi đã có kinh nghiệm về những chuyện đó. Nhà nước họ cũng lắm phép lắm. Họ có thể gây rối, tạo những cớ không tốt có thể gây những xung đột không cần thiết. Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh này tránh được xung đột bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Chúng tôi vẫn nghĩ cầu nguyện là điều trước tiên chúng tôi phải làm."

Không thông báo trước


Khánh An: Hiện nay ở bên ngoài lực lượng an ninh có đông không ạ?

congdoanvinh.com-250.jpg
Giáo dân tập trung cầu nguyện ở nhà thờ Thái Hà đêm 16 rạng 17/11/2011. Photo courtesy of congdoanvinh.com
Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong:
 "Theo như chúng tôi được biết là cũng khá đông, bởi vì chúng tôi cũng không ra được. Ai ra họ đều hỏi cả. Họ chận lại họ hỏi hết cho nên cũng không biết rõ. Nhưng lúc khoảng độ 10 giờ thì họ bắt đầu triển khai cảnh sát, cơ động các thứ đến. Một số họ vào trong bệnh viện. Như thông tin từ phía những người có trách nhiệm của nhà nước, cũng có những người họ thấy hành động đó là không tốt, việc làm như thế là không quang minh chính đại nên họ cho biết là nếu giáo dân hoặc bất cứ người nào vào trong đấy mà có hành động gì không kiềm chế thì họ sẽ ra lệnh giết chết. Chúng tôi đã nghe thấy thông tin như thế thì cũng không biết thực hư thế nào vì cũng không kiểm chứng được. Nhưng có lẽ đó cũng là thông tin đáng tin cậy."

Khánh An: Việc thi công này phía nhà dòng có được thông báo là vào ngày nào không?

Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong: 
"Không. Họ không thông báo cho chúng tôi. Trước đây khi họ bắt đầu làm dự án nước thải thì chúng tôi cũng đã có bản thông báo của cha bề trên chánh xứ. Lúc đó họ chỉ thông báo ở loa phường và chúng tôi chỉ biết được dự án qua phương tiện truyền thông đó. Chúng tôi đã làm đơn gửi đến các cấp chính quyền. 

Cho đến hôm nay thì họ cũng không có bất cứ hồi âm nào về những lá đơn của chúng tôi. Đặc biệt những ngày gần đây, chúng tôi cũng đang mong muốn tổ chức những cuộc đối thoại, những kênh đối thoại để làm sao giải quyết vấn đề một cách êm ấm. Chúng tôi cũng chả muốn gây những chuyện không hay hoặc gây những xung đột làm gì không cần thiết. 
Nếu nhà nước có công lý thì cứ đàng hoàng mà làm vào ban ngày ban mặt, việc gì phải làm ban đêm như vậy. Chúng tôi thấy trong chuyện này có cái gì đấy hết sức mờ ám mà chúng tôi cũng không hiểu là như thế nào.
Lm. Nguyễn Ngọc Nam Phong


Tuy nhiên chúng tôi đang trong quá trình thương thảo như vậy, cũng có một cuộc gặp mà linh mục Phượng cũng đã nói với quý đài, chúng tôi vẫn đang trong vòng đó thì bây giờ tự nhiên họ làm mà họ cũng chả có ý kiến gì với chúng tôi cả. Họ cứ tự động họ làm thôi. Chúng tôi nghĩ hành động đi làm ban đêm, xua quân đến rồi đem công an các loại đến để canh chừng… những hành động đó cho thấy họ không có công lý. Nếu nhà nước có công lý thì cứ đàng hoàng mà làm vào ban ngày ban mặt, việc gì phải làm ban đêm như vậy. Chúng tôi thấy trong chuyện này có cái gì đấy hết sức mờ ám mà chúng tôi cũng không hiểu là như thế nào."

Việc chính quyền tổ chức thi công ngay trong đêm với một lực lượng an ninh hùng hậu khiến nhiều giáo dân Thái Hà nghi ngờ về mục tiêu của dự án trên. Một số người đặt câu hỏi phải chăng việc thi công trên là nhằm để xóa những dấu tích rất rõ ràng về chủ sở hữu thực của bệnh viện Đống Đa?

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật tin tức đến quý thính giả trong các chương trình sau.


Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Nấm đen khô từ Trung Quốc

 

[Thông tin thu được từ một email chuyển tiếp .] 
Nó đã được tìm thấy nấm từ Trung Quốc có chứa carbon disulfide 
trong đó. Bạn không chắc chắn hóa chất này nếu tiêu thụ và số lượng 
quan tâm. 

Vì vậy, tôi googled để làm một kiểm tra nhanh chóng và tìm thấy rằng carbon disulfide 
là một loại thuốc trừ sâu / thuốc diệt nấm với mức dư lượng chấp nhận được / pháp lý quy định 
đối với thực phẩm tươi / khô. 

Dù sao, an toàn nhất là để đổ chất lỏng ngâm và không sử dụng nó trong nấu ăn 
quá trình. Quy định của Trung Quốc là có vấn đề . Thông báo này là 
cảnh báo bạn chống lại bằng cách sử dụng nước bạn ngâm nấm của bạn. 

Hầu hết các nấm trên thị trường là từ Trung Quốc, và 
đang bị ô nhiễm với hóa chất (Tôi nghĩ rằng đó là carbon disulfide, 
hoặc disulfide, (chính xác cho tôi nếu tôi sai) được hòa tan trong nước. 

Bạn phải loại bỏ nước ngâm nấm khô vào 
làm mềm nó. 

Theo ông LW Chan của Sở Y tế, hầu hết các nấm 
được nhập lậu vào nước từ Trung Quốc. Việc mở gần đây của 
lưu lượng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã gây khó khăn cho chính phủ 
để kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp . 

Chúng tôi chỉ có thể đề nghị rằng chúng tôi tốt nhất nên sử dụng nấm Đài Loan hoặc 
Nấm Shiitake Nhật Bản. 

Đó là khuyến khích để ngâm chúng trong nước trước khi nấu và 
nước được sử dụng để ngâm nấm phải được vứt bỏ. 

Ông Chan vẫn tiếp tục nói rằng đó là phong tục và thực hành phổ biến 
cho người dân để nấu nấm với nước tiết kiệm được từ ngâm. 

Thói quen này nên dừng lại, bởi vì hầu hết các loại phân bón được sử dụng trong nông nghiệp 
hòa tan trong nước. 

Chúng tôi vẫn không biết kết quả của Nhật Bản đang tìm kiếm 
nghiên cứu của chúng tôi, nhưng theo thử nghiệm của họ trong quá khứ, nó đã được biết đến 
rằng nấm đã bị ô nhiễm bởi phân bón. 

Nấm ban đầu có chứa lưu huỳnh và khi trộn lẫn với 
phân bón, các kiểm tra cacbonat cho thấy một đọc cao hơn 20% carbon disulfide 
làm cho nó khó khăn để có được một đọc đáng tin cậy về kết quả .
Tốt hơn là nên an toàn hơn xin lỗi! : O)

PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: ÐỈA TRÂU TRÀN NGẬP AO HỒ VIỆT NAM VÌ CÚ LỪA CỦA TRUNG CỘNG


Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về tình trạng đỉa trâu tràn ngập ao hồ Việt Nam vì bị Trung cộng lừa, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin... (video insert)

Người phụ nữ trong bản video mà quý vị đang theo dõi, là người dang bị một hoặc 2 con đỉa trâu chui vào phổi và khiến chị thở không được, đau nhức và sốt. Bệnh viện ở Nghệ An đã phải tiến hành mổ và gắp con đỉa này ra khỏi phổi của chị. Câu chuyện của người phụ nữ này là một lời cảnh báo cho tất cả những vùng miền đang đua nhau nuôi đỉa bán cho Trung Cộng. Thông tín viên SBTN tại Việt Nam đã có mô tả về tình trạng này, khi cơn dịch mua bán đỉa này bùng phát ở Việt Nam mà không biết lý do vì sao. Và hôm nay, nhiều nơi ở Việt Nam đang tràn ngập đỉa trâu, thậm chí lan tràn do các chủ mua người Trung Cộng đột nhiên biến mất, để lại các cánh đồng, ao hồ Việt Nam trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết vì nạn đỉa sinh sôi nảy nở không ngừng. Ngay tại Ngoại ô Sài Gòn, thảm cảnh cũng diễn ra.

Người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho đầu nậu. Rồi đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa. Câu chuyện ở Hóc Môn là một ví dụ đáng sợ. Ở ấp Chánh 1, Tân Xuân, Hóc Môn được người dân cho biết, chủ vựa thu mua đỉa Kim Anh là vợ một người Trung Cộng hiện đã chuyển địa bàn, cơ sở thu gom không còn hoạt động. Cách đây gần một tháng, cơ sở này hoạt động rất mạnh, đa số là về đêm. Nhiều người chạy xe máy chở theo từng bao tải đỉa về cho chủ vựa. Có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu, anh Thành, một thợ xây gần đó cho biết.

Căn nhà số 42/4D tổ 1 ấp Chánh 1 trước kia là nơi thu gom đỉa, nằm ngay cạnh cánh đồng lớn gần ba ngàn thước vuông. Người dân cho biết trong quá trình thu mua, khá nhiều đỉa đã men theo mương dẫn nước trôi ra đồng. Nhiều người dân cố gắng bắt mang bán lại cho chủ vựa. Ðùng một cái, họ chuyển đi đâu mất. Ðể lại cánh đồng đầy đỉa. Ðỉa mén bằng đầu đũa đầy rẫy. Sợ nhất là đỉa trâu, to và dài như ngón tay giữa người lớn. Một người nói họ mang cây xà beng ra đồng rửa, vừa thả xuống kéo lên phát là lúc nhúc đỉa bám vào. Về sau không dám bén mảng tới đó nữa, anh thợ xây tên Thành ngán ngẩm.

Dò hỏi những người dân lân cận, nhiều người cho biết chủ vựa đỉa chuyển đi rất nhanh. Nghe một số người đi thu gom bảo họ chuyển về quận Bình Tân, tiếp tục thu mua đỉa. Chuyển đi cũng mừng nhưng giờ cánh đồng này đỉa rất nhiều, lúc trời mưa nước ngập đỉa còn bò lên bờ. Nước rút đi đỉa bò lổm ngổm trên sân nhà. Lũ trẻ con không biết, lấy đá chọi nát bét rồi hốt vất xuống hồ, vài bữa sau chúng lại sinh sôi thêm, một người dân nói. Chủ vựa thu mua đỉa nói trên tổ chức thu gom hoàn toàn bí mật. Người dân xung quanh chỉ thấy nhập về từng bao tải, thời gian sau mới biết đó là đỉa.

Sau khi phản ảnh lên cán bộ xã xã cùng cơ quan ban ngành đã về làm việc, lập biên bản chủ vựa Kim Anh, bắt buộc chủ cơ sở phải ký xác nhận cam kết chấm dứt hoạt động. Huyện cũng đã về cùng địa phương bàn bạc các kế hoạch giải quyết lượng đỉa thoát ra môi trường. Vựa thu mua đỉa hoạt động đã gần một năm nay, thu gom đỉa từ khắp các vùng lân cận, nhiều nhất là các mối ở Tây Ninh về. Mỗi ký đỉa bán với giá 80 đến 150 ngàn đồng. Thấy lợi, nhiều người dân ở Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao hồ để mang bán. Ðược biết tình trạng thu gom đỉa hiện không chỉ ở Sài Gòn, Tây Ninh mà còn diễn ra rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

Việc chủ thu gom một thời gian rồi chuyển địa điểm khiến môi trường và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập. Rất nhiều người nhận định đây lại là một chính sách phá hoại kinh tế và môi trường Việt Nam do Trung Cộng bí mật chủ xướng, nhưng kỳ lạ là Nhà nước Cộng sản Việt Nam biết nhưng vẫn im lặng.(SBTN)

Posted on 16 Nov 2011