LẬT LẠI HỒ SƠ VỤ ÁN TRỘM CỔ VẬT Ở TỈNH BẮC GIANG
Như quý vị đã biết ngày 28/06/2006 toà án tỉnh Bắc Giang đã đưa 9 bị cáo gồm 4 nhà sư và 5 phật tử tại gia ở tỉnh Bắc Giang và Hà Nội ra xét xử về tội trộm cắp tượng Phật và cổ vật ở các đình chùa Bắc Giang đã thu hút đông đảo nhân dân trong vùng cũng như đồng bào Việt Nam tại hải ngoại. Nguyên do của sự thu hút này cũng chỉ vì đây là vụ án quan liêu của nhà chức trách điều tra xét xử một cách hồ đồ của cái gọi là nhà nước "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Trong đó kẻ có tội không được xét xử, người vô tội thì lại bị bắt giam, bị ép cung, đánh đập tra tấn dã man cốt là để lấy được khẩu cung bởi vì cái chế độ khốn nạn "trọng cung hơn trọng chứng". Thế nhưng mức độ nghiêm trọng của việc mất cắp các tượng và cổ vật với trị giá gần 6 tỉ Việt Nam đồng, lúc ấy tương đương với gần 400 ngàn Mỹ kim, và thái độ của công an nhân dân Việt Nam khi biết rõ các bị can vô tội nhưng vẫn cố tình ép buộc tội đã khiến không ít người dân và các giới chính khách quan tâm và đặt nhiều câu hỏi, phải chăng cuộc trộm cắp đó có sự đồng loã tay trong nào đó của giới có chức có thẩm quyền, và để che lấp tội ác của mình, thì họ phải tìm ra những con dê tế thần ? Thế nhưng hành động lần này của họ cũng như "vải màn (mùng) không che được mắt thánh". Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhanh chóng và hữu hiệu như hiện nay thì người dân đông đảo trong vùng đã can đảm dám đứng lên bênh vực cho đồng bào vô tội, trước áp lực từ mọi phía, sự nhập cuộc của các luật sư, nhà báo chân chính, đã khiến quan toà thuộc cái gọi là "toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang" đã phải thả các bị cáo khỏi cảnh tù đày. Thế nhưng vẫn chưa được tuyên bố là trắng án và vô tội, nhưng đây cũng đủ để thấy sức mạnh của người dân đã phần nào đẩy lùi được bộ máy bạo quyền của nhà nước cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam.
Sau đây là một đoạn, trích trong cáo trạng dài 16 trang giấy A4:
"Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định như sau:
- Vụ thứ nhất:
Khoảng đầu năm 2001, Phan Hữu Hường: (tức Thích Đức Chính) là sư giả đang chấp tác tại chùa Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội nghe tin từ các phật tử quê ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đến thắp hương tại chùa Thọ Am nói chuyện với Hường về một số pho tượng cổ ở chùa Khám Lạng – Lục Nam có yểm vàng ở bên trong tượng. Sau đó Hường đã đi về chùa khám lạng với danh nghĩa là thăm chùa nhưng thực chất là để trinh sát nắm đường đi, lối lại của chùa để thực hiện việc trộm cắp tượng phật. Sau khi trinh sát thực tế về. Hường đã bàn với các tên: Phạm Mạnh Hùng sinh 1968 đang chấp tác tại chùa Thọ Am, Lê Văn Thương (tức Thích Tâm Thương) sinh 1973 đang trụ trì tại chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội và Nguyễn Quý Đoan (tức Thích Đào Sơn) là đệ tử của Lê Văn Thương (thời gian đó Đoan đang chấp tác ở chùa Đông Ngũ, xã Ngũ Thái – Thuận Thành - Bắc Ninh). Về việc tổ chức đi trộm cắp tượng phật tại chùa Khám Lạng – Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Sau khi bàn bạc thống nhất biết Hùng lái được xe ô tô, nên Thương đã giao cho Hùng đi thuê xe ô tô loại 12 chỗ ngồi để làm phương tiện đi gây án, còn Phan Hữu Hường thì chuẩn bị dụng cụ như kìm cộng lực, 1 bao tải dứa, 1 thanh sắt soắn nhọn để phá khóa. Tối ngày 5/6/2001 Hùng đã ra bến xe ô tô Văn Điển thuê 1 chiếc ô tô màu xanh loại 12 chỗ ngồi và tự lái tới chùa Tranh Khúc chở Hường. Thương, Đoan đi về chùa Khám Lạng – Lục Nam để trộm cắp tượng. Khi đến cửa chùa Khám Lạng, bọn chúng đỗ xe ô tô rồi mở cửa chùa để trộm cắp tượng ( khi đó cửa chùa không có khóa cửa) cả 4 tên đã vào chùa lấy 1 pho tượng Di Lạc cao khoảng 70cm nặng khoảng 30 kg bằng gỗ sơn son thiếp vàng (có từ thế kỷ 17) cho vào bao tải dứa khiêng ra ô tô để đem về. Trong khi đang thực hiện hành vi phạm tội thì bị động, tên Hường đã ném kìm cộng lực cán nhựa màu đỏ ra phía ruộng ngoài cửa chùa rồi lên xe ô tô đem tượng về chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà nơi Thương đang trụ trì. Ngay đêm đó bọn chúng đã cậy nắm yểm tâm ở sau lưng bức tượng để tìm vàng nhưng không có vàng mà chỉ thấy có 1 giây bùa để trong đó. Sáng hôm sau bọn chúng gọi cho Nguyễn Thúy Lan ở số nhà 33 phố Hàng Giấy, quận Hoàn kiếm – Hà Nội đến để bán cho Lan pho tượng này với giá 3 triệu đồng (do Thương trực tiếp bán; khi bán tượng cho Lan), theo Thương khai là "Lan hỏi nguồn gốc pho tượng do đâu mà có", . Thương nói rõ cho lan biết là bọn Thương mới trộm cắp được tại chùa Khám Lạng – Lục Nam – Bắc Giang. Theo Lan khai "pho tượng đó do một nhà sư đem đến nhờ sửa lại, nhưng khi sửa thấy bị mục hỏng nên Lan đã đem thả trôi sông Hồng". Vì vậy cơ quan điều tra không thu hồi được nhưng qua công tác khám nghiệm hiện trường; cơ quan điều tra đã thu được chiếc kìm cộng lực mà các bị can đem đi gây án vứt lại hiện trường."
Qua cái đoạn cáo trạng trên cho ta thấy rất phi lý. 3 nhà tu hàng có địa vị, bổng lộc hẳn hoi với một Lê Mạnh Hùng đang làm phó giám đốc cho một công ty trách nhiệm hữu hạn lại rủ nhau đi ăn cắp một pho tượng Phật để bán được 3 triệu đồng. Chỉ riêng tiền thuê xe ô tô 12 chỗ ngồi ở thời điểm năm 2001 ít nhất cũng phải mất 1 triệu đồng (thời điểm đó rất hiếm xe cho nên giá thuê rất đắt) chưa kể tiền xăng và tiền mua kìm cộng lực. Vậy là chỉ còn hơn 1 triệu đồng chia cho 4 người thành thử ra mỗi người chỉ được 300-400 ngàn đồng. Trong khi đó ông Phạm Mạnh Hùng không hề biết lái xe ô tô ấy vậy mà nhà sư Thích Đức Chính lại giao cho Phạm Mạnh Hùng lái xe ô tô mới tức cười làm sao.
Một điều hết sức phi lý là bà Lan khai rằng "pho tượng đó do một nhà sư đem đến nhờ sửa lại, nhưng khi sửa thấy bị mục hỏng nên Lan đã đem thả trôi sông Hồng. Vì vậy cơ quan điều tra không thu hồi được nhưng qua công tác khám nghiệm hiện trường; cơ quan điều tra đã thu được chiếc kìm cộng lực mà các bị can đem đi gây án vứt lại hiện trường."
Pho tượng này bằng gỗ, mà gỗ đã mục thì không thể chìm được. Và dòng sông Hồng từ Hà Nội ra tới của biển ở Hải Phòng những hơn 100 km, hơn nữa vào thời điểm đầu năm 2001 theo như cáo trạng mô tả thì nước sông Hồng cạn tới tận đáy mà không ai phát hiện ra pho tượng ấy kể cũng kỳ lạ thật. Bà Lan là một dân buôn đã không thể dùng được thì có lẽ không ai lại phải giấu giếm pho tượng đó làng gì khi thấy nó trôi lổi ở trên sông Hồng.
Đây là một việc làm vu cáo trắng trợn và vô cùng ngu xuẩn của công an và viện kiểm sát CS nói chung, công an, viện kiểm sát tỉnh Bắc Giang nói riêng. Không hề có bằng chứng, vật chứng và không có tính thuyết phục. Ấy vậy mà cứ dùng nhụng hình tra tấn dã man theo kiểu trung cổ là "không có đánh cho bằng có, và có thì đánh cho bằng chừa". Rồi 4 lần đưa ra xét xử không thành ấy vậy mà vẫn chưa được tuyên là trắng án, các bị cáo chỉ được tại ngoại để điều tra tiếp thì quả là nhân loại không thể nơi đâu có tòa án giỏi như tòa án CS Việt Nam.
* YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁC NẠN NHÂN NHƯ SAU:
1.Thích Nguyên Kiên
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần từ khi bị bắt giam ngày 15/03/2004 đến ngày 28/06/2006 là 835 ngày (27 tháng 13 ngày). Được tại ngoại từ ngày 29/06/2006 đến ngày 13/02/2007 mới có quyết định đình chỉ điều tra là 229 ngày (07 tháng 15 ngày).
- Đề nghị bồi thường theo nghị quyết 388, nhưng với việc phục vụ nhân dân thường xuyên nhà chùa nhận được 3 triệu đồng/ngày nhưng Thích Nguyên Kiên chỉ yêu cầu các cơ quan gây thiệt hại chỉ phải bồi thường 2 tỷ đồng để lấy tiền phụng sự lại nhân dân và Hội phật giáo.
- Đề nghị hai cơ quan trên phải đăng báo liên tiếp 03 số báo Nhân Dân, báo Hà Nội, báo Giác ngộ, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và trực tiếp xin lỗi cải chính công khai tại xã Phương Quế và và nơi sinh quán của Thích Nguyên Kiên, có sự tham dự của chính quyền địa phương, đại diện Hội phật giáo huyện Thường Tín, đại diện Hội phật giáo Hà Nội.
- Đề nghị cơ quan đã bắt giữ sư Kiên phải xây dựng lại chùa Quế mới bởi vì trong khi bị bắt thì sư kiên đang tu tạo chùa Quế. Mấy năm ở tù, mưa gió làm hỏng, xuống cấp không thể sử dụng được nữa.
- Đề nghị bồi thường tổn thất về tinh thần và trau rồi kiến thức Phật học với số tiền là 1 tỷ đồng để Hội Phật giáo tiến hành thực hiện lại thủ tục từ đầu đối với sư Kiên bởi vì trong thời gian giam giữ sư Kiên không có điều kiện duy trì nếp sinh hoạt của người tu hành theo quy định của Giáo hội Phật giáo.
- Đề nghị bồi thường việc thất thu nhập tăng gia sản xuất trên mảnh vườn Chùa trung bình mỗi ngày là 200 ngàn đồng. Như vậy 1109 ngày bằng 221 triệu đồng.
- Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ:
Tiền thuốc 5 triệu
Tiền khám, chụp 1 triệu
Tiền thuê xe đi khám 7 triệu
- Tổng cộng số tiền yêu cầu bồi thường là 3 tỷ 270 triệu đồng và số tiền xây mới ngôi chùa Quế.
2.Ông Phạm Mạnh Hùng
- Bị bắt từ ngày )4/12/2003 – 28/06/2006 (tức 30 tháng 25 ngày) thì được tại ngoại đến ngày 13/02/2007 thì được đình chỉ điều tra (tức 38 tháng 10 ngày). Khi bị bắt giữ thì ông Hùng đang làm Phó giám đốc của một công ty trách nhiệm hữu hạn với mức lương là 5.9 triệu đồng/tháng.
- Đề nghị bồi thường thiệt hại thu nhập là 245 triệu đồng.
- Đề nghị các cơ quan bắt giữ phải bồi thường tổn thất về tinh thần là 500 triệu.
- Đề nghị các cơ quan phải đăng liên tiếp 03 số báo Nhân dân, báo Giác ngộ, báo Tiền phong, báo Đại đoàn kiết, báo Việt Nam Nét, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và trực tiếp xin lỗi cải chính công khai có sự tham gia đông đảo các cấp chính quyền nơi mà gia đình ông Hùng đang sinh sống.
- Yêu cầu bồi thường về thương tật do tra tấn và thần kinh luôn luôn bị hoảng loạn kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra vụ án cho đến nay là 200 triệu đồng.
- Yêu cầu cơ quan bắt giữ người oan sai phải bồi thường tiền nuôi 2 con ông Hùng ăn học với mức 3 triệu/tháng bằng 97 triệu đồng.
- Yêu cầu bồi thường chi phí chăm sóc 2 con với mức 2 triệu đồng/tháng bằng 78 triệu đồng.
- Yêu cầu bồi thường tiền thuốc chữa bệnh là 11 triệu đồng.
- Tiền thuê luật sư là 10 triệu đồng.
- Tiền tiếp tế hàng tháng là 600 ngàn x 31 tháng là 18.6 triệu đồng.
- Tổng cộng số tiền yêu cầu bồi thường là 1.539.600.000 đồng (một tỷ một trăm năm mươi chín triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn).
3. Nhà sư Thích Đức Chính (tức Phan Hữu Hường)
- Yêu cầu các cơ quan bắt giữ và đánh chết Đại đức Thích Đức Chính phải xây lăng tẩm cho Ngài.
- Yêu cầu các cơ quan bắt giữ và giết hại nhà sư phải công khai xin lỗi và đăng 03 kỳ lên các báo Nhân dân, An ninh thế giới, Đại đoàn kết, Giác ngộ, Tiền phong, Tuổi trẻ, An ninh thủ đô, Đài truyền hình Việt nam, Đài tiếng nói Việt Nam và xin lỗi trực tiếp trước đông đảo các cấp chính quyền và nhân dân nơi chùa Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
4. Bà Nguyễn Thuý Lan
- Yêu cầu các cơ quan bắt giữu phải xây lăng mộ cho Đại đức Thích Đức Chính và phải đăng báo xin lỗi 03 kỳ trên các báo sau: Nhân dân, An ninh thế giới, An ninh thủ đô, Đại đoàn kết, Pháp luật, Giác ngộ, Tiền phong, Tuổi trẻ, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam đồng thời trực tiếp đứng ra xin lỗi trước đông đảo quần chúng nhân dân, phật tử tại chùa Thọ Am – Liên Ninh – Thanh Trì – Hà nội.
- Yêu cầu cơ quan bắt giữ người oan khuất phải bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần là 150 triệu đồng.
Tôi Lê Thanh Tùng cực lực lên án về những hành động lưu manh của công an cộng sản Bắc Giang đã gây ra cái chết tang thương cho nhà sư Thích Đức Chính và đánh đập vô cùng tàn nhẫn đối với các nạn nhân oan sai. Tôi đề nghị Tà quyền cộng sản Bắc Giang cùng Tà quyền cộng sản Hà Nội phải đưa những kẻ bắc giữ người oan sai ra xét xử nghiêm minh đúng theo pháp luật và bồi thường thỏa đáng theo như yêu cầu của các nạn nhân oan khuất như đã nêu ở trên.
Hà Nội ngày 11 tháng 01 năm 2011
Gửi tới Đại hội đảng biểu toàn quốc lần thứ 11 khai mạc vào ngày mai 12/01/2011.
Phóng viên Tự do Phong trào Dân chủ Việt Nam và Khối 8406 Lê Thanh Tùng.
Điện thoại 0915.128.256 Email:aiquocle@gmail.com