THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 June 2011

Hình Ảnh Biểu Tình Chống Trung Quốc Tại Saigon 12/6/11

phần 2

Lê Thị Kim Thu thực hiện

'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc' !!!

"Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được", nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.
> Cận cảnh trường đào tạo sĩ quan hải quân Việt Nam/ 'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.

- Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?

- Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.

Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.

Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.

- Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?

- Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.

Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.

Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).

- Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?

- Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là "Chiến lược phát triển hòa bình" mà lúc đầu họ gọi là chiến lược "Trỗi dậy hòa bình". Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.

Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.

Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.

- Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?

- Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.

Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.

Ảnh: Nguyễn Hưng.
"Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?

- Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.

Nguyễn Hưng thực hiện

Hải quân Việt Nam bắt đầu bắn đạn thật 13/6/2011

Biểu tình hôm 12/06

Quân chủng hải quân vùng 3 bắt đầu diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi tỉnh Quảng Nam trong khi căng thẳng tiếp tục giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh chủ quyền ở Biển Đông.

Cuộc diễn tập mới được loan báo hồi tuần trước.
Được biết đợt đầu tiên của cuộc diễn tập đã bắt đầu khoảng 8 giờ sáng thứ Hai 13/06 ngoài khơi đảo Hòn Ông, cách đất liền tỉnh Quảng Nam 40km.
Theo kế hoạch, đợt này kéo dài tới 12 giờ trưa và đợt thứ hai bắt đầu từ 7 giờ tối tới nửa đêm. Tổng cộng hai đợt là chín tiếng đồng hồ.
Thông báo của hải quân Việt Nam ngày 07/06 còn cho hay một ngày bắn dự bị được ấn định vào thứ Ba 14/06.
Các hãng thông tấn trích nguồn hải quân cho hay họ chỉ bắn pháo và các loại đạn thường, không sử dụng hỏa tiễn.
Tuy Việt Nam tuyên bố việc diễn tập bắn đạn thật này là hoạt động thường kỳ của hải quân Việt Nam và không có liên quan tới những gì đang diễn ra tại Biển Đông, việc loan báo sự kiện ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Biển Đông tiếp theo các vụ va chạm về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Một hôm trước khi bắn đạn thật, hai cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm người tham gia đã diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để phản đối các chính sách về Biển Đông của Trung Quốc.
Đây là lần thứ hai liên tiếp trong hai tuần có biểu tình chống Trung Quốc ôn hòa ở trong nước.
Hiện truyền thông trong nước chưa đưa tin về đợt biểu tình lần hai, nhưng những cuộc biểu tình hôm 05/06 được mô tả là "đám đông đi ngang qua tự phát bày tỏ lòng yêu nước".

Hoạt động thường niên

Hôm 10/06, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo về cuộc diễn tập bắn đạn thật tại Quảng Nam: "Đây là hoạt động huấn luyện thông thường hàng năm tại khu vực Hải quân Việt Nam vẫn thường xuyên huấn luyện theo chương trình và kế hoạch huấn luyện hàng năm của các đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam."
Khu vực bắn đạn thật cách các quần đảo Hoàng Sa 250km và Trường Sa khoảng 1.000km. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo sẽ có các phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Cuộc bắn đạn thật này là phô diễn sức mạnh quân sự đối với Trung Quốc. Qua việc giương oai này, Việt Nam muốn tỏ quyết tâm giữ vững chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa).

Trang Quốc Thổ, ĐH Hạ Môn

Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ấn bản tiếng Anh, sáng thứ hai có bài nói về cuộc diễn tập. Báo này nói hoạt động này được xem như "cuộc phô diễn sức mạnh quân sự nhằm thách thức Trung Quốc".
Tờ Hoàn Cầu viết: "Hoạt động này diễn ra sau khi đã có cảnh báo Hà Nội phải chấm dứt ngay việc vi phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông)."
Báo này dẫn lời ông Trang Quốc Thổ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến nói: "Không nghi ngờ gì, cuộc bắn đạn thật này là phô diễn sức mạnh quân sự đối với Trung Quốc".
"Qua việc giương oai này, Việt Nam muốn tỏ quyết tâm giữ vững chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa)."
Trung Quốc thừa nhận có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác quanh quần đảo Trường Sa, nhưng không bao giờ đề cập tới quần đảo Hoàng Sa mà nước này gọi là Tây Sa, vì chủ trương đây mặc nhiên là đất của Trung Quốc, "không tranh cãi".
Một chuyên gia khác của Trung Quốc là Giáo sư Kế Thu Phong từ Đại học Nam Kinh thì nhận xét rằng Việt Nam đang thử ý chí của Trung Quốc.
Ông Kế nói với Hoàn Cầu Thời báo:"Bắc Kinh phải phản ứng một cách rõ ràng cho Việt Nam biết rằng bất cứ thách thức nào đối với chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải đều không thể thành công".
Tuy nhiên ông cũng nói hai bên cần phòng ngừa xung đột leo thang.
Chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức về cuộc diễn tập bắn đạt thật của Việt Nam.

Trung Cộng chuẩn bị xua quân đánh Việt Nam

Sau đây là nội dung bài báo Tàu đã được dịch:
 
Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Vi ệt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu "gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển". Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được.
Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.
Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.
Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
4. Hai nước Trung – Vi ệt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.
6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – M ỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.
Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
 
Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết.
Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc.
Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.
 
Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ "phê phán, phản đối". Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.
Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược "Dùng đất đai đổi lấy hòa bình". Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược "Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai". Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm "chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích" thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney... giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.
Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.
Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa 
 
Gs. Vũ Cao Đàm dịch theo nguyên bản tiếng Tàu trên điện báo "Trung quốc Binh khí Đại toàn"


Phòng Tuyên Uý -- HoPhap.Net

Mỹ điều tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương

Hàng không mẫu hạm USS George Washington từng có mặt ngoài khơi Đà Nẵng
BBC. Tin cho hay hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ vừa lên đường tới khu vực Biển Đông.
Báo Mainichi của Nhật Bản đưa tin hàng không mẫu hạm sử dụng năng lượng nguyên tử vừa rời căn cứ Yokosuka ở Nhật để lên đường "tham gia một cuộc tuần tra đa quốc gia tại vùng Tây Thái Bình Dương".
Hiện mới chỉ có một mình nhật báo Mainichi đăng tải thông tin này.
Tờ báo hàng đầu Nhật Bản cho biết thêm rằng sứ vụ của USS George Washington sẽ kéo dài nhiều tháng, bao gồm việc hợp tác với các nước trong khu vực để tuần tra các vùng biển, trong có Biển Đông.
Báo này nói hoạt động của tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh "nhiều quan ngại về hiện diện ngày càng nhiều của tàu hải quân Trung Quốc trong khu vực".
Mainichi dẫn lời chỉ huy hàng không mẫu hạm David Lausman nói trước khi tàu xuất phát rằng cuộc tuần tra chung cùng các đồng minh ở Thái Bình Dương là nhằm mục đích duy trì ổn định trong khu vực.
Ngay cả khi chính phủ Mỹ muốn giữ trung lập về ngoại giao và quân sự, thì Washington vẫn có thể dùng hoạt động của các công ty dầu khí Mỹ để ảnh hưởng một cách kín đáo tới vấn đề Biển Đông.

Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải của TQ Ngô Sĩ Tồn

Ông Lausman không cung cấp thêm chi tiết hoạt động tuần tra.
Trước đó, Mỹ cũng loan báo việc khu trục hạm USS Chung-hoon tới Tây Thái Bình Dương và tham gia tập trận CARAT với Philippines và một số nước khác.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington hồi tháng Tám năm ngoái đã tới thăm Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và Hạm đội 7 nhân dịp 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Một nhóm các sỹ quan cao cấp của Việt Nam đã được chở ra thăm chiến hạm khổng lồ này, lúc đó đậu ngoài khơi cách biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington vừa mới quay lại hoạt động hồi đầu tháng sau khi phải sửa chữa bảo dưỡng vì ảnh hưởng của trận động đất sóng thần tháng Ba tại Nhật.

Ngư ông đắc lợi?

Trong khi đó, Trung Hoa Thông tấn xã, một cơ quan truyền thông thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong có bình luận về vai trò của Hoa Kỳ trong tình hình căng thẳng hiện thời ở khu vực.
Hãng này nhận xét "cách hành xử vô lý của Việt nam và một số nước khác đã khiến tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông trước đây quy mô nhỏ nay đã bùng lên nhanh chóng".
Trung tấn xã dẫn lời một nhà quan sát nói lập trường của Hoa Kỳ trong việc này đã chuyển từ "không liên quan" tới "Liên quan nhưng không tham gia".
Nhà quan sát này nói việc Mỹ đóng vai trò "trung gian thứ ba" thật đáng nghi ngờ và Mỹ có thể sẽ hưởng lợi trong việc xung đột leo thang.
Ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc nói rằng các động thái của Hoa Kỳ và các nước không thuộc châu Á-Thái Bình Dương khác đã khiến tình hình tại Biển Đông đã mong manh lại càng thêm bất ổn.
Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Người phát ngôn VN Nguyễn Phương Nga

Ông Ngô được Trung tấn xã dẫn lời nói: "Chính sách Biển Đông hiện nay của Mỹ trước hết là nhằm kiểm soát Trung Quốc".
"Ngay cả khi chính phủ Mỹ muốn giữ trung lập về ngoại giao và quân sự, thì Washington vẫn có thể dùng hoạt động của các công ty dầu khí Mỹ để ảnh hưởng một cách kín đáo tới vấn đề Biển Đông."
Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không đứng về phía bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng bảo đảm tự do lưu thông là quyền lợi quốc gia của Mỹ.
Trước tình trạng căng thẳng hiện thời ở khu vực, Mỹ cũng nhanh chóng bày tỏ quan ngại và kêu gọi giải pháp ôn hòa.
Việt Nam tuần trước đã lên tiếng hoan nghênh sự tham gia của các nước ngoài trong tiến trình mà Hà Nội gọi là "duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn tại Biển Đông".
Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga nói: "Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông."

VN ra nghị định về điều kiện nhập ngũ?

Diễn tập hải quân (ảnh của báo Quân đội Nhân dân)

Chính phủ Việt Nam được tin vừa ban hành Nghị định về các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến trong lúc căng thẳng Biển Đông gia tăng.

Nghị định 42/2011/NĐ-CP được ban hành ngày thứ Hai 13/06/2011, khi Hải quân Việt Nam đang tổ chức bắn đạn thật ngoài khơi miền Trung để "huấn luyện quân đội".
Nội dung nghị định đã được đăng tải trong một bản tin trên Báo Điện tử Chính phủ, tuy nhiên việc truy cập trang này hiện gặp khó khăn.
Có khả năng ban biên tập đang xem xét lại thông tin thuộc loại vô cùng nhạy cảm này, nhất là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang có nguy cơ leo thang thành xung đột, sau các vụ mà Việt Nam gọi là tàu Trung Quốc gây hấn "phá hoại thiết bị" dầu khí của Việt Nam.
Cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Hải quân Vùng 3 đang diễn ra ngoài khơi Quảng Nam cũng có khả năng bị Trung Quốc nhìn nhận là "thách thức" nước này, dù Việt Nam đã giải thích nhiều lần rằng đây là hoạt động thường niên.
Dù thế nào, thì một nghị định ra đúng lúc này cũng khiến dư luận chú ý.

Miễn nhập ngũ

Nghị định 42, theo văn bản đã được lưu lại trên một số trang mạng, quy định tám trường hợp công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến.
Trong đó có các trường hợp như công dân đang đảm nhiệm vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; công dân đang công tác ở các vị trí đặc biệt quan trọng; công dân được cấp có thẩm quyền công nhận có trình độ cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ...; và công dân là con độc nhất hoặc con trai duy nhất của liệt sỹ.
Tuy nhiên, Nghị định cũng nêu rõ rằng khi có nhu cầu cần thiết thì Bộ Quốc phòng được phép điều động một số công dân có chuyên môn thuộc các đối tượng quy định nêu trên vào phục vụ trong quân đội.
Giới chuyên gia nói chung vẫn nhận định rằng căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay khó có khả năng biến thành xung đột quân sự.
Những ngày gần đây, các trang mạng Việt Nam sôi nổi nhiều thông tin, bình luận về tranh chấp Biển Đông, nhất là sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên tuyên bố mạnh mẽ hôm 08/06 trong Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam 2011 rằng Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Ông nói: "Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình."
Nghị định 42/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2011.

Hoàng Sa 1959: Thủy quân lục chiến VNCH đã bắt quân Trung Cộng

Đầu năm 1959, TQLCNVNCH Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu bắt Quân Trung Cộng

 Bản Tin - Bulletins - News
Tiếp theo những sự kiện đang xảy ra tại VN hiện nay, kính chuyển đến quý Niên Trưởng, anh chị em bài viết của NT Cổ Tấn Tinh Châu, tường thuật tâm trạng của người lính VNCH trong thời chiến và trong môi trường hiện tại.

VPLL


TQLCVN Bắt Quân Trung Cộng …..
                                 Chiếm  Đảo  DUCAN.
          BBT: Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974  giữa HQVNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, năm 1/1959, đã có một trận đánh giữa TQLCVN và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì chúng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLCVN đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá Đại Tá Lâm Quang Thơ, CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. BBT đặc san Sóng Thần xin giới thiệu cùng đọc giả bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu. 





Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An* làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, sau này tên Việt Nam là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
(* Hạm Trưởng Vũ Xuân An sau cùng là HQ đại tá, hiện định cư ở Canada, khoảng 10 năm trước đây, cựu HQ Đại Tá Vũ Xuân An có đến thăm anh Châu. Nay theo lời của HQ Đặng Thanh Long thì sức khỏe của cụ hiện quá yếu, còn nhớ trận dánh này, nhưng không đầy đủ chi tiết)
Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân.. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm đảo Ducan.
Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh "bằng mọi giá phải chiếm".
Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi "đơn thân độc mã" phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi cho lệnh "bẳng mọi giá"! Rõ là lệnh đi với lạc
Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.
Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội nghiệp.
2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất ngờ.
3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận. Phải thi hành như thế nào giữa cái lệnh thượng cấp "bằng mọi giá" mà cái giá là sinh mạng của người lính? Mạng sống của người lính kéo theo mạng sống của gia đình vợ con họ ở hậu phương. Đành rằng nhiệm vụ của người lính là hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, nhưng thượng cấp ở tuyến sau, ở hậu phương cứ nhắm mắt ra lệnh bắt lính tại chiến trường hy sinh một cách không cần thiết, hy sinh vô ích cho một mục tiêu không đáng, hay mục đích cá nhân của người ra lệnh thì quả thật lệnh này là lệnh-lạc.
Tình hình địch trên đảo không rõ ràng, không cung cấp phương tiện đổ bộ nhưng lệnh ra thì phải thi hành, mà tôi là cấp chỉ huy trực tiếp tại mặt trận, sống chết của đồng đội, của thuốc cấp nằm trong tay tôi, phải thi hành như thế nào đây? Mạng sống của con người, kể cả hai phía ta va địch đâu phải là con giun con trùng, thượng cấp ở hậu phương đâu có đẻ ra chúng tôi, đâu có biết mạng sống quý như thế nào? Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.
Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được, có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có tiếng súng nổ, dù chỉ một vài cây AK trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. đạn của địch từ trên dảo bắn ra và hải pháo của quân bạn HQ từ ngoài biển tác xạ vào, thương vong chắc chắn là lớn với cái lệnh là "bẳng mọi giá"! Mà cái giá là chính thân xác của anh em TQLC chúng tôi.
Rất may mắn, phải gọi là may mắn chứ không thể nói là tài ba, lính TQLC không phải là mình đồng da sắt mà bắt xung phong vào lửa đạn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô "xung phong" ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 "thanh niên" không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.
 Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương "cẩu sực" mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được "dân TC" trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 "dân TC" thì đem về Đà Nẵng.
Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.
Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai đóng quân trên đảo Ducan nữa.
Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để "bắt nạt" các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái "lưỡi bò" trên biển Đông như ngày nay.
Thời điểm sau 30/4/75, không còn VNCH, không còn Mỹ mà chỉ còn chư hầu là XHCNVN với 15 tên đầu sỏ trong bộ chính trị của đảng CSVN sẵn sàng làm tay sai, dâng đất liền, dâng biển cả, dâng mồ mả tổ tiên cha ông lên quan thầy TC.
Cái gọi là câu khuôn vàng thước ngọc của CSVN là:
"Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nước anh em giúp đỡ nhiều" Thì nay còn đâu? Con dân Việt bắt tôm cá ở cái "biển bạc" của nước mình thì bị tầu-Tầu giúp đỡ bằng cách đâm cho chìm mà bọn cầm quyền CSVN sợ, không dám nói là tàu-Tầu mà bẩu rằng tầu lạ! Thế mới là chuyện lạ.
Thế còn "rừng vàng" thì sao? Bất chấp sự phản đối của các tầng lớp trí thức công nông dân, bộ chính trị CSVN vẫn ngang nhiên cho TC, "nước anh em giúp đỡ nhiều" bằng cách cho chúng đem nhân công và máy móc vào Tây Nguyên VN khai thác bô-xít mà hậu quả vô cùng tai hại cho các thế hệ mai sau. Ngay trước mắt, rừng Cao Nguyên không còn là lá phổi, đất Tây Nguyên không còn, mà chỉ còn lại là những đồi trọc, bãi bùn lầy chất thải bô-xít thì lấy gì điều hòa khí hậu, lấy gì điều hòa lưu lượng nước mưa? Hạn hán và lũ lụt là hậu quả đương nhiên phải xảy ra, đó đâu phải là thiên tai, mà là nhân tai, tai nạn khôn lường do 15 tên BCT gây ra cho toàn dân VN.
Bất chấp sự kêu than phản đối của người dân, VC ngang nhiên cho TC "thuê" đất rừng biên giới, đầu nguồn để trồng cây "kỹ nghệ" trong thời hạn ban đầu là 50 năm, là 1/2 thế kỷ ! Chuyện gì đang xảy ra và sẽ xẩy ra?
Rừng rậm biên giới, đầu nguồn bị đào xới tận gốc, bóc tận rễ để trồng cây kỹ nghệ, (thuốc phiện, cần sa ma túy, ai mà biết), không còn rừng để giữ nước, điều hòa lưu lượng nước mưa, hậu quả nhãn tiền là hạn hán và lũ lụt trong tích tắc, (như bo-xít Tây Nguyên). Vừa mưa là lụt, lũ cuốn trôi tấ cả tài sản và sinh mạng. Nhưng mưa vừa ngưng là hạn hán, khô sông, khô đồng, toàn dân hả họng kêu "khát".
Nhãn tiền là thế, còn họa diệt vong thì lởn vởn trước mắt. Thời hạn 50 năm, TC đem dân sang "tạm cư" đất Việt để trồng rừng cây kỹ nghệ, để săn sóc cây kỹ nghệ và lẽ tất nhiên chúng phải "trồng người". Bản chất quân Tàu đẻ như gà, nhưng để tránh nạn nhân mãn thì dân trong nước của chúng chỉ đẻ phép MỘT con, còn dân "tạm cư trồng rừng" trên đất Việt thì tha hồ đẻ!
Hãy tưởng tượng 50 năm sau, khi đã hết hạn thuê rừng thì cái đám di dân này là bao nhiêu? Như đàn kiến cỏ nói tiếng Tầu, ăn cơm Tầu, reo rắc khắp đó đây những mần sống "ghẻ Tàu" thì những rừng VN sẽ lở loét sẽ là những phố Tàu, huyện Tàu với chữ Tàu! Lúc đó không còn là tàu lạ mà là Tàu cha CSVN!
          ĐAU! ĐAU! ĐAU!
          Hỡi dân Việt, mau mau đứng dậy.

                                                          Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu.






http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2011/06/au-nam-1959-tqlcnvnch-mu-xanh-co-tan.html?utm_source=BP_recent

Ôtô khách đâm xe tải trên cao tốc Trung Lương, 8 người chết

Rạng sáng nay, ôtô khách đang chạy trên cao tốc Trung Lương hướng về TP HCM, khi qua đoạn Bến Lức (Long An) đã đâm vào xe tải. Ít nhất 8 người chết, 10 người bị thương.
> Trốn cảnh sát, ôtô chạy ngược chiều trên đường cao tốc

Thông tin ban đầu, khoảng 3h sáng 13/6, xe tải 8 tấn do tài xế Huỳnh Tấn Phát đang chạy trên đường cao tốc hướng về TP HCM. Khi đến đoạn huyện Bến Lức (Long An) bất ngờ xe bị bể bánh, đâm vào dải phân cách rồi xe quay ngang nằm giữa đường. Đúng lúc này ôtô khách chở 16 hành khách và 3 trẻ nhỏ do tài xế Nguyễn Thanh Liêm cầm lái lao đến đến đâm trực diện vào xe tải.

Đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô chính thức thông xe toàn tuyến vào ngày 3/2.
Đường cao tốc đầu tiên dành cho ôtô chính thức thông xe toàn tuyến vào đầu năm 2010. Ảnh: Vĩnh Phú

Cú đâm mạnh làm hai xe bị hư hỏng. 5 người trên xe khách tử vong tại chỗ, 3 người chết trên đường chuyển viện, trong đó có tài xế. Các nạn nhân bị thương được chuyển đến các bệnh viện gần nhất để sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên tại TP HCM.

Đến 9h sáng cùng ngày, lực lượng cảnh sát giao thông vẫn đang giữ hiện trường vụ tai nạn, điều tiết giao thông tại khu vực này.

TP HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc đầu tiên dành cho ôtô thông xe toàn tuyến vào ngày 3/2/2010. Với tuyến đường cao tốc này, thời gian từ TP HCM đến Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút trước kia. Tuyến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương có chiều dài toàn tuyến là 61,9km, được thiết kế với vận tốc 120km/h, gồm 6 làn xe, tổng chi phí ước tính 10.000 tỷ đồng.

An Nhơn

MỘT ĐẠO DIỄN VN GẶP RẮC RỐI KHI BIỂU TÌNH 12/6


Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 12 tháng Sáu (Reuters) 
Nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (thứ nhất và thứ ba, từ trái sang) tham gia cuộc biểu tình hôm 12/6 tại Hà Nội.
Một đạo diễn điện ảnh và là nhà thơ khi tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước vào sáng 12 tháng Sáu đã bị cảnh sát câu lưu trong thời gian ngắn tại Hà Nội.
Khi đạo diễn này đang tham gia cuộc diễu hành cùng với nhóm biểu tình quần chúng, mà theo ông có tới 300 người tham gia từ buổi sáng và đi xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm của Thủ đô, tới đoạn rẽ ở phố Tràng Thi, thì ông bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ.
"Khi đoàn người bắt đầu rẽ vào đường Tràng Thi, thì có hai công an tới khoác tay tôi và nói là mời tôi vào đồn," đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói với BBC hôm thứ Bảy.
Ông Tuấn cho hay sau khi bị đưa vào trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ông đã đề nghị công an cho gặp lãnh đạo và ông kịch liệt phản đối việc bị bắt giữ này.
"Các anh ốp tay tôi như là tội phạm, như vậy là không được," đạo diễn này phản kháng với lãnh đạo của công an nơi ông bị câu lưu.
"Tôi là một công dân, tôi đi biểu tình chống Trung Quốc là để đấu tranh ngoại giao, trong khi chúng ta chưa có các biện pháp khác, cứng rắn hơn."
"Việc đấu tranh như thế để nâng cao tinh thần của toàn dân như vậy là rất tốt, tại sao các anh lại cản trở và tại sao các anh lại ốp tôi vào đây?" đạo diễn thuật lại với BBC.
"Nếu bật đèn xanh"

Ông Đỗ Minh Tuấn cho biết sau đó ông đã gọi điện cho Trung tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, là nơi mà ông cho biết vẫn thường xuyên cộng tác, viết bài.
"Sau đó, có thể họ đã trao đổi với nhau và thả tôi ra."
Ông Tuấn cho biết ông đang cân nhắc và có thể sẽ gửi khiếu nại về sự việc:
"Có thể tôi sẽ viết, tôi đã trực tiếp nói với họ, có thể tôi sẽ gửi tới các nơi cần thiết. Nhưng có lẽ họ cũng 'cà chớn' thôi chứ tôi nghĩ là họ biết tôi đi biểu tình là vì cái gì."
Bình luận về tác động của cuộc biểu tình và diễu hành sáng thứ Bảy, nhà thơ kiêm tác giả kịch bản từng cộng tác với nhiều tờ báo và trang văn học, nghệ thuật trong và ngoài nước này nhận định:
"Nếu được bật đèn xanh, có thể hàng vạn người rầm rập đi theo. Chính quyền mà không tính toán cẩn thận, nó sẽ xẹp mất, lúc huy động, người ta cũng chẳng muốn đi nữa."