Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
Việt Nam từng là một trong những quốc gia Facebook không chiếm vị trí số một. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dây của công ty WeAreSocial đã đem đến kết quả khả quan cho mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Trước đó, tháng 7/2012, Facebook cũng công bố số liệu cho thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng người dùng nhanh nhất trong khu vực châu Á. Trong khi các quốc gia khác đạt tỷ lệ chỉ tầm dưới 10% thì riêng tại Việt Nam, số thành viên Facebook tăng tới 55,6% trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.
Một số số liệu nghiên cứu thú vị từ công ty WeAreSocial:
Số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu, trong đó có 8,5 triệu người dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam trong tháng 10.
86% người dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội.
Số người dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần qua.
28% "cư dân mạng" có tài khoản Facebook.
Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh nhất trên Facebook là 146% trong 6 tháng.
Đa số thành viên dưới 34 tuổi và lượng thành viên nam cao hơn nữ.
Trong khi đó, chỉ 9% người dùng Internet sử dụng Twitter trong tháng qua.
35% người dùng Internet di động truy cập các nội dung truyền thông xã hội qua điện thoại.
Số người dùng Internet di động ở Việt Nam hiện là 19 triệu người.
38% người dùng di động online trên điện thoại.
88% vào mạng tại nhà và 36% tại quán cafe.
Có tới 95% người dùng Internet truy cập các trang tin tức.
90% xem video trực tuyến.
Trong khi tỷ lệ trung bình ở châu Á chỉ là 69&%.
Số video được xem ở Việt Nam trong tháng 6 là 1,79 tỷ.
Tương đương 691 video mỗi giây.
61% người dùng Internet từng thực hiện mua sắm qua mạng.
Từ 16h, các tuyến đường thấp trũng, nước đã bắt đầu dâng cao. Ngập nặng nhất là tuyến đường Nguyễn Thị Thập (quận 7) đoạn từ cầu Đa Khoa đến cầu Phú Mỹ. Do đoạn đường này đang được thi công nên nước lên ngang bánh xe. Công nhân từ khu chế xuất Tân Thuận đã bị kẹt, nhiều phụ nữ phải gọi điện "cầu cứu" người thân vì xe chết máy.
"Tôi đọc báo, biết chiều nay triều cường lên cao kỷ lục nên cố gắng đi làm về sớm để đón con, nhưng vẫn không thoát được. Hai mẹ con phải dẫn bộ suốt một đoạn đường dài vì xe bị chết máy", chị Nguyễn Thị Hồng nhà ở đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) cho biết.
Nước ngập khiến hàng loạt xe bị chết máy. Ảnh: H.C.
Triều cường xuất hiện vào giờ cao điểm khiến tình trạng ùn tắc cục bộ xảy ra tại nhiều tuyến đường. "Trời không có giọt mưa nào mà còn ngập thế này, không biết mưa lớn thì ngập đến mức nào nữa. Mấy hôm nay đi làm về người mỏi nhừ vì chiều nào cũng dẫn bộ suốt một đoạn dài từ ngoài đường vào hẻm", chị Thanh nhà ở hẻm trên đường Lâm Văn Bền (quận 7) than thở.
Tại đường Tân Mỹ, nối từ đường Nguyễn Thị Thập ra khu đô thị Phú Mỹ Hưng bị trũng xuống sau khi đường Nguyễn Thị Thập được nâng cao, nên mấy ngày nay luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi qua đây. Hàng loạt xe bị ngã tại "rốn ngập". Nhiều hộ dân bên đường phải dùng gạch, ván, bao cát để ngăn nước. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn bị nước tràn vào nhà khiến đồ đạc, hàng hóa bị ướt.
"Mấy hôm nay chẳng buôn bán gì được, sáng sớm cũng ngập, chiều cũng lênh láng nước", anh Hải chủ quán ăn trên đường Nguyễn Thị Thập lắc đầu.
Người Sài Gòn sẽ phải tiếp tục chịu cảnh ngập trong 1-2 ngày nữa. Ảnh: H.C.
Đường Lương Định Của dưới chân cầu Thủ Thiêm (quận 2) cũng là một điểm ngập nặng mỗi khi triều cường lên cao. Mấy ngày qua suốt một đoạn đường từ bến phà Thủ Thiêm đến ngã tư Trần Não nước sâu 30-40 cm. Thậm chí, nước còn "tấn công" một phần cầu Thủ Thiêm nối với quận Bình Thạnh.
Do xe chết máy, nhiều người đã bị các tiệm sửa xe "chặt chém". "Sau khi dẫn bộ suốt đoạn dài trên đường Lương Định Của, tôi rất mừng vì gặp một tiệm sửa xe. Sau khi lau bu-gi làm nổ máy, họ đòi đến 50.000 đồng dù chỉ làm trong một loáng", chị Ngân bức xúc.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, triều cường chiều nay đạt đỉnh 1,61 mét, mức nước cao nhất trong đợt triều cường giữa tháng 10 này. Từ ngày mai, tuy triều cường vẫn ở mức cao nhưng sẽ giảm dần.
Toàn bộ mạng lưới viễn thông của Việt Nam có thể bị đe dọa về an ninh vì đã sử dụng từ 70% tới 80% linh kiện thiết bị của hai hãng Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Logo biểu tượng của Huawei và ZTE
Báo chí Việt Nam đưa tin này nói rằng, qui chế đấu thầu chọn nhà cung cấp giá rẻ nhất, đã khiến sản phẩm của Huawei và ZTE thâm nhập sâu vào toàn bộ mạng lưới viễn thông của Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng Nhà nước cần đổi mới cơ chế đấu thầu để đối phó với vấn đề này.
Gần đây các nước phương tây đã lên tiếng báo động về vấn đề an ninh mạng khi nói về khả năng Huawei và ZTE có thể cài đặt các phương tiện đặc biệt trong thiết bị linh kiện xuất khẩu để ăn cắp thông tin qua mạng lưới điện tử.
Hai trăm năm chục ngày tù giam, năm chục ngàn baht Thái , tương đương ba mươi sáu triệu đồng Việt Nam, đối với thuyền trưởng hay tài công. Năm chục ngày tù, mười ngàn baht Thái tiền phạt, khoảng sáu triệu tiền Việt Nam, đối với thuyền viên hay người đi bạn, là phán quyết của tòa án hình sự tỉnh Rayong trong phiên tòa xử 106 ngư dân Việt về tội xâm nhập hải phận và đánh bắt mực trái phép trong Vịnh Thái Lan tháng trước.
Đây là mức tiền phạt được giảm một nửa vì tất cả những người ra tòa hôm nay đã nhận tội và ký vào biên bản tòa án. Tuy nhiên mức tiền phạt có thể tăng tùy theo thời gian nộp phạt nhanh hay chậm.
Theo lệnh tòa, tính từ ngày bị bắt và bị giam đến nay là 33 ngày, mỗi ngày 200 Banht Thái, mức phạt 50.000 baht dành cho thuyền trưởng tàu cá được trừ vào thời gian 33 ngày đã ở tù, còn lại 43.200 Baht Thái.
tiền phạt được giảm một nửa vì tất cả những người ra tòa hôm nay đã nhận tội và ký vào biên bản tòa án. Tuy nhiên mức tiền phạt có thể tăng tùy theo thời gian nộp phạt nhanh hay chậm.
Nếu thuyền trưởng có tiền nộp phạt ngày hôm nay thì được tự do trong ngày, trường hợp không trả được thì ở tù tiếp 217 ngày nữa là hết án.
Về phần thuyền viên, mức phạt 10.000 baht Thái được trừ vào 33 ngày tù đã qua, một ngày 200 Baht, còn lại 3.400 Baht. Trường hợp không trả nỗi thì bị giam tiếp 17 ngày còn lại nữa là hết án.
Sau khi bị bắt các ngư dân Việt được đưa lên tàu của Thái Lan
Phiên tòa kết thúc hồi trưa nay giờ Thái Lan là phiên xử đông phạm nhân nhất trước giờ ở tòa án tỉnh Rayong. Những người ra tòa có thể nêu tên hôm nay là thuyền trưởng Nguyễn Văn Bình, chủ tàu CM99351, thuyền trưởng Trần Quốc Phao chủ tàu CM 97039, thuyền trưởng Trần Văn Huốc chủ tàu CM 99516. Ngoài ra là các thuyền viên Trương Văn Sang, Võ Thanh Được, Nguyễn Thanh Lên, Cao Quốc Khanh, Nguyễn Văn Mỹ …vân… vân .
Về câu hỏi thân nhân các ngư dân bị xử hôm nay làm thế nào để nộp phạt cho nhà chức trách Thái Lan từ Viêt Nam, một viên chức tòa án cho hay sáng nay tòa tổng lãnh sự Việt Nam ở Thái đã có liên lạc với cảnh sát về vụ việc liên quan.
Thái Lan sẽ thông báo chuyện nộp phạt cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam, sau đó bộ ngoại giao sẽ báo về Sở Ngoại Vụ tỉnh Cà Mau. Vì thế, ông Tuấn nói tiếp, thân nhân những ngư phú bị bắt ở Cà Mau có thể hỏi tin tức và cách nộp phạt từ Sở Ngoại Vụ Cà Mau.
Ông Phạm Minh Tuấn
Ông Phạm Minh Tuấn, chuyên trách bảo hộ công dân trong đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan, cho đài Á Châu Tự Do nhà chức trách Thái Lan sẽ thông báo chuyện nộp phạt cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam, sau đó bộ ngoại giao sẽ báo về Sở Ngoại Vụ tỉnh Cà Mau. Vì thế, ông Tuấn nói tiếp, thân nhân những ngư phú bị bắt ở Cà Mau có thể hỏi tin tức và cách nộp phạt từ Sở Ngoại Vụ Cà Mau.
Được biết ba ngư phủ vị thành niên trong nhóm hơn một trăm người bị bắt này và đang bị giam tại Trại Giáo Dưỡng Thanh Thiếu Niên Rayong, theo lẽ được đưa ra xử hôm thứ Sáu tuần trước nhưng phiên tòa hoãn lại và ngày xử mới chưa được ấn định.
Sự cố thủy điện Dak Rong thuộc tỉnh Quảng Trị bị vỡ trong vài ngày nay làm hồ sơ các đập thủy điện trở nên nóng bỏng hơn trong đó có Sông Tranh 2 và dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
AFP photo
Các kỹ sư và kỹ thuật viên làm việc trong phòng điều khiển chính của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng đến môi trường
Người dân các khu vực thủy điện hiện nay sau khi Sông Tranh liên tiếp bị động đất đã phản ứng dây chuyền trước các dự án thủy điện đang được trình cho chính phủ để thực hiện trong đó có đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hai đập thủy điện này chỉ được xây dựng khi hàng trăm ngàn hec ta rừng nam Cát Tiên bị phá hoàn toàn và sau đó kéo theo những di chứng sinh thái không thể nào đánh giá được.
Theo website chính thức của Vườn Quốc gia Cát Tiên có ghi rõ “Việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm thay đổi dòng chảy, chế độ ngập nước của hệ thống sôngĐồng Nai và các bàu đầm, đặc biệt là khu Bàu Sấu (đã được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế). Thông qua đó, sẽ ảnh hưởng đến sinh cảnh và môi trường sống của các loài động thực vật. Bên cạnh đó, việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm mất diện tích đất rừng. Do vậy, chúng tôi khẳng định là việc xây dựng thuỷ điện sẽ ảnh hưởng có hại đến tài nguyên và môi trường rừng”.
Nguồn lợi thủy điện không thể bù đắp so với sự mất mát quá lớn từ đời sống sinh vật bị đảo lộn, rừng bị phá khiến khu vực hạ lưu là Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt vào mùa mưa, tệ hơn nữa là một vụ vỡ đập nếu xảy ra thì hai nơi này có nguy cơ biến thành biển trắng.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ khoa học đồng thời có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm lâm sau nhiều lần gửi các kiến nghị chống lại việc xây dựng thủy điện không có kết quả, ông đã quyết định gửi thư lên thẳng chủ tịch nước và chính phủ trình bày những phản biện của mình nếu hai con đập được xây dựng.
Việc xây dựng thuỷ điện sẽ làm mất diện tích đất rừng. Do vậy, chúng tôi khẳng định là việc xây dựng thuỷ điện sẽ ảnh hưởng có hại đến tài nguyên và môi trường rừng”. Website Vườn Quốc gia Cát Tiên
Thư kiến nghị của Ths Thuật được phản hồi từ chính cơ quan ông làm việc và những cảnh cáo cũng như kỷ luật có thể được áp dụng đối với ông vì đã gửi kiến nghị vượt cấp theo tinh thần luật công chức. Khi được hỏi cảm tưởng Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết:
Thật sự trong bối cảnh đất nước như thế này thì cũng hiểu được lãnh đạo họ cũng có những khó khăn riêng. Bây giờ người tốt trong xã hội này không nhiều mà việc này rất lớn và phức tạp vì rất nhiều bộ ngành đã tham mưu cho thủ tướng để đồng ý thủy điện này được thi công sớm. Nhất là giai đoạn gay go trong vấn đề đánh giá tác động môi trường thì việc hợp thức hóa làm thủ tục cuối cùng chuẩn bị thi công từ đó tới giờ chưa bao giờ xảy ra việc đánh giá tác động môi trường mà bị bác bỏ. Thật sự vấn đề này không phải là vấn đề chính trị mà là vấn đề môi trường.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng là người gửi kiến nghị thu thập 10 ngàn chữ ký để cứu rừng Cát Tiên vì theo ông đây là di sản quốc gia đã được UNESCO thừa nhận nên Liên Hiệp Quốc có thể vào cuộc yêu cầu chính phủ Việt Nam ngưng dự án. Ông cho biết chi tiết hơn:
Môi trường chính là chúng ta. Con người được tạo bởi chính những yếu tố môi trường như không khí, đất nước mà CátTiên là khu sinh quyển thế giới như vậy không còn là tài sản của quốc gia nữa mà nó là di sản và tài sản của thế giới. Trách nhiệm bảo vệ Cát Tiên là trách nhiệm toàn nhân loại chứ không riêng người Việt Nam do vậy có một sự hưởng ứng rất lớn trong cộng đồng thế giới bây giờ. Hy vọng rằng khi thu thập được 10 ngàn chữ ký thì Liên hiệp quốc sẽ có ý kiến với chính phủ Việt Nam để dừng lại hai dự án này.
Quyền của người dân
Người dân lo lắng quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thuộc đơn vị Đồng Nai trong một lần tới hiện trường mới đây nhằm trao đổi với cử tri Đồng Nai và chủ đầu tư đã đưa ra nhận xét:
Cái danh xưng Đồng Nai là nơi đã gắn chặt với tôi trong tư cách một đại biểu quốc hội. Mặc dù địa bàn xây dựng của thủy điện 6 và 6A không nằm trong địa bàn của tỉnh Đồng Nai nhưng Đồng Nai là hạ lưu của con sông vì thế cho nên quan tâm của cử tri chúng tôi rất bức xúc, vì thế ngày hôm qua có cuộc tiếp cận với chủ đầu tư.
Thật ra phải nói cho sòng phẳng, công bằng. Ở đây phải thấy các nhà đầu tư kinh doanh thì họ phải có lợi nhuận và họ cũng đã tuân thủ tất cả những yêu cầu mà luật pháp quy định rồi. Vấn đề ở chỗ là thông tin không rõ ràng. Cái quan tâm nhất của mọi người là vấn đề môi trường. Hiệu quả kinh tế thì ai cũng thấy rằng nguồn điện năng là rất cần thiết cho sự phát triển xã hội.
Liên quan đến vùng Nam Cát Tiên là vùng hướng đến mục tiêu được công nhận bởi UNESCO cho nên luận chứng bảo vệ môi trường của chủ đầu tư đưa ra nhưng sự phản biện không mang tính chất khoa học và ở đây thiếu vắng vai trò của quản lý nhà nước. Có những tổ chức xã hội về nghề nghiệp, nhà khoa học đã lên tiếng rất mạnh mẽ cho nên quan điểm của tôi lúc này nhà nước phải thể hiện vai trò trách nhiệm của mình. Trách nhiệm với cả doanh nghiệp nữa. Họ đã bươn chải theo dự án này mà sự tốn kém của họ là sự tốn kém của xã hội. Trong khi đó thì nhà nước gần như không thể hiện thái độ rõ ràng dứt khoát của mình.
Ví thế tôi cho rằng vấn đề liên quan đến hệ thống của các nhà máy thủy điện Việt Nam đang rất cần xem xét lại để bảo đảm tính bền vững của nó và làm cho người dân an tâm hơn.
Khi được hỏi phản ứng của cơ quan nơi Thạc sĩ Thuật làm việc có dấu hiệu quá cứng nhắc và có vẻ như trù dập người góp ý kiến liệu có vi phạm luật pháp hay không, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:
Ở đây có hai điều, một là luật công chức và những quy định nơi cơ quan, tùy theo dạng đặc thù của cơ quan đó thí dụ như vấn đề bảo mật....Nhưng căn bản người công dân có quyền tỏ thái độ của mình. Với bất kỳ ai nhất là những người có trách nhiệm. Tôi cho cách xử lý này là không thể chấp nhận được. Quy định của mỗi cơ quan thì có thể là được quy định nhưng không thể vi phạm quyền của người dân.
Tôi cho rằng vấn đề liên quan đến hệ thống của các nhà máy thủy điện Việt Nam đang rất cần xem xét lại để bảo đảm tính bền vững của nó và làm cho người dân an tâm hơn. ĐBQH Dương Trung Quốc
Có một thực tế đáng buồn đó là trong khi đập thủy điện làm người dân lo sợ cho tính mạng tài sản của họ bao nhiêu thì nhà nước vòng vo tránh né một cách khó hiểu bấy nhiêu. Người dân biết rằng khi Sông Tranh 2 và những câu hỏi nóng bỏng còn đó thì hai đập Đồng Nai 6 và 6 A không có một cơ may nào được dừng lại kể cả sự nhập cuộc của UNESCO.
Những sự việc vừa xảy ra trong thời gian mới đây cho thấy mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người trách nhiệm cho phép các dự án thủy điện hoạt động nhưng rồi cũng sẽ bị cuốn trôi theo dòng thác thủy điện của EVN như Sông Tranh 2 và người chịu thiệt hại sau cùng vẫn là người dân chứ không ai khác.
Ngành nhựa là một trong 10 ngành được nhà nước ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiến trình phát triển của ngành nhựa Việt Nam vẫn chưa ổn định.
AFP photo
Một người bán dạo sản phẩm nhựa trên đường phố Sài Gòn
Thiếu nguyên liệu đầu vào
Đến nay, ngành nhựa Việt Nam có khoảng 2 ngàn doanh nghiệp, chừng 84% số đơn vị sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ. Thuộc các ngành sản xuất bao bì nhựa, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa kỹ thuật... Sản phẩm nhựa của Việt Nam được nói hiện đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Để đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu, mỗi năm ngành nhựa cần nhập khẩu hàng triệu tấn các loại nguyên liệu như PE, PP, PS… Cụ thể về nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, ông Lưu Bội Oanh, giám đốc Công ty nhựa Tường Hồng cho biết như sau:
Các công ty nhập khẩu hạt nhựa từ nước ngoài, đem về bán trên thị trường. Còn chúng tôi thì mua lại nguyên liệu từ những công ty này. Việt Nam không có tạo ra hạt nhựa, chỉ là tái chế từ hàng phế phẩm. Hạt nhựa nguyên chất là bắt buộc phải nhập từ nước ngoài.
Khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 15-20% nhu cầu nguyên phụ liệu. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 70% giá thành sản phẩm. Nếu tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn kéo dài, tất sẽ có những tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất, và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét giữa mức xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại của ngành nhựa tỏ ra mất cân đối. Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội nhựa Việt Nam, thực trạng có những biểu hiện là:
Nhập khẩu thì nhiều lắm. Doanh số xuất khẩu thì bằng khoảng 1/3 so với doanh số nhập khẩu nguyên liệu. Hàng năm, nhập khẩu khoảng chừng 4 tỷ USD nguyên liệu.
Hồi năm ngoái có hơn 400 công ty nhựa, tương đương 20% tổng số doanh nghiệp toàn ngành, đã âm thầm đóng cửa. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, là do giá nguyên liệu đột ngột tăng cao.
Nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu, ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến là một ngành kỹ thuật gia công chất dẻo. Đầu tư nhà máy chế biến hạt nhựa trong nước để chủ động nguồn nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu là một nhu cầu thiết thực của ngành nhựa. Theo như Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đã được Bộ Công Thương phê duyệt, chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng, giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng; tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Bà Huỳnh Thị Mỹ diễn giải thêm như sau:
Thực ra là không phải là ảnh hưởng. Nhưng mà các doanh nghiệp phải theo một định hướng cụ thể, cũng phải chuyển mình để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Dần dần ngành nhựa Việt Nam phải thay đổi.
Bây giờ ngành nhựa Việt Nam như là một ngành gia công là chính. Bị phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Sắp tới nhà nước muốn hỗ trợ ngành nhựa, để mọi người được tự chủ hơn.
Việt Nam không có tạo ra hạt nhựa, chỉ là tái chế từ hàng phế phẩm. Hạt nhựa nguyên chất là bắt buộc phải nhập từ nước ngoài. Ông Lưu Bội Oanh
Sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa trong nước vốn mang nặng tính tự phát, chủ yếu đầu tư vào ngành hàng đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động song lợi nhuận lại ít. Với thực trạng này, nếu không có những chuyển hướng cụ thể, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành nhựa khó có vị trí đứng ổn định trong tương lai.
Với khả năng đầu tư tài chính thấp, sản phẩm của nhiều đơn vị sản xuất không đáp ứng được yêu cầu thân thiện môi trường. Hiện nay, phong trào kêu gọi hạn chế sử dụng túi nylon đã được luật hóa thành những biện pháp chế tài cụ thể, như việc đánh thuế môi trường vào mặt hàng túi nylon. Chủ trương này có những tác động nhất định đến các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa. Theo như ông Lưu Bội Oanh là:
Chỉ liên quan đến các sản phẩm túi xốp, bịch nylon thôi; loại túi xốp ở các siêu thị dùng để đựng hàng. Bị đóng thuế môi trường cao quá, chứ làm thì nhà nước vẫn cho. Mà sản xuất ra thì phải đóng thuế môi trường thôi.
Túi xốp trên thị trường cỡ 38 ngàn/kg; nếu mà sản xuất sản phẩm túi xốp để đựng đồ thì cộng thêm tiền thuế môi trường, giá sản phẩm thành 40 ngàn/kg. Thuế môi trường tính ra mắc so trên trọng lượng sản phẩm, cho nên bị ảnh hưởng hơi lớn đến doanh nghiệp.
Gây ô nhiễm môi trường
Một bãi bao ni long phế thải tại TPHCM. AFP photo
Trên cả nước có khoảng 35% doanh nghiệp trong ngành chuyên về sản xuất nhựa bao bì. Ngoài chất lượng sản phẩm, chính công nghệ sản xuất của các đơn vị trong ngành cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Mấy năm về trước, nhiều nhà máy ngành nhựa bị than phiền về hiện tượng gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, tình trạng này có vẻ đã được cải thiện nhiều hơn. Chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Danh, Giám đốc Công ty Anh Dũng Plastic cho chúng tôi biết:
Thấy cũng bình thường thôi. Trong bản giải trình nhựa thì nhìn chung là sản xuất của chúng tôi chuyên về mousse. Đa số máy móc của công ty chúng tôi đang dùng là do trong nước sản xuất. Quy trình vận hành không có phát sinh vấn đề, hoạt động bình thường.
Sản xuất công nghiệp hiện đại đang có xu hướng hình thành chuỗi chế tạo sản phẩm, với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hình thành và phát triển từ các công ty gia đình. Trên 50% doanh nghiệp nhựa cả nước có quy mô vừa và nhỏ. Đa phần không có nhiều vốn để đầu tư công nghệ hiện đại nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp trong ngành cần đẩy mạnh xu hướng liên kết hợp tác để thực hiện các hợp đồng lớn và lâu dài.
Với tốc độ phát triển hiện nay, ngành nhựa Việt Nam đang trong quá trình vận động trở thành một ngành công nghiệp ổn định của quốc gia. Bà Huỳnh Thị Mỹ có nhận xét như sau:
Về cơ bản thì tùy theo mảng. Ví dụ như là nhựa kỹ thuật thì khác, nhựa bao bì thì khác. Nhưng ngành nhựa cũng đã có một sự chuyển mình, thay đổi. Như là về khuôn mẫu, hiện nay cũng có một doanh nghiệp Việt Nam làm khuôn mẫu rất là tốt, có thể xuất khẩu đi nước ngoài được.
Nhìn chung, ngành nhựa Việt Nam sẽ phát triển bền vững nếu tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào. Muốn tự chủ được nguyên liệu nhựa, cần phải phát triển ngành công nghiệp hóa dầu. Nguồn vốn lớn đầu tư cho các dự án hàng tỷ USD như vậy, đang trông đợi sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía nhà nước.