THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 March 2012

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam

Ngày 26.3, Hội Nghề cá VN đã có văn bản gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại VN, yêu cầu phía Trung Quốc thả người, tàu cá và bồi thường thiệt hại cho ngư dân VN.

Công văn nêu rõ: theo báo cáo của hội viên, ngư dân Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3.3.2012, phía Trung Quốc đã bắt giữ tàu QNg 66074 TS với 11 ngư dân và tàu QNg 66101 TS với 10 ngư dân thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi đang đi đánh bắt cá tại quần đảo Hoàng Sa và đưa về đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) giam giữ. Sau nhiều ngày giam giữ, phía Trung Quốc cho ông Trần Hiền (thuyền trưởng tàu QNg 66074 TS) gọi điện thoại cho vợ ông biết là hai tàu và ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ, đồng thời đòi nộp tiền phạt 70.000 nhân dân tệ/tàu thì mới thả về.
 
Ngư dân Lý Sơn chuẩn bị lưới ra khơi, bám giữ ngư trường truyền thống vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: Hiển Cừ
"Hội Nghề cá VN phản đối hành động vi phạm pháp luật VN của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động sai trái tương tự, không được gây cản trở hoạt động kinh tế, bắt giữ người, tàu, tài sản của ngư dân VN khi đang khai thác - đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do phía Trung Quốc đã gây ra cho ngư dân VN", công văn viết.
Sau 6 ngày kể từ khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện 2 tàu cá cùng 21 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), đến chiều tối 26.3, những ngư dân này vẫn bặt tin tức.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Viết Chữ - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết từ nhiều ngày qua, tỉnh vẫn chưa nhận được thông tin về 2 tàu cá và 21 ngư dân Lý Sơn đang bị Trung Quốc giam giữ tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), từ các cơ quan chức năng T.Ư. "Tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo chính quyền huyện đảo Lý Sơn đến từng gia đình ngư dân thăm hỏi, động viên và trao quà đồng thời nhắc nhở họ không nộp số tiền mà phía Trung Quốc đã yêu cầu", ông Chữ nói.
Trong khi chồng bị bắt, các chị Lê Thị Phúc, Nguyễn Thị Mai Trang và Võ Thị Nhớ lại mới sinh con nên sức khỏe yếu, không thể đi làm thuê kiếm sống khiến gia đình rơi vào cảnh túng quẫn. Các gia đình khác cũng đang gặp khốn khó. Bà Phan Thị Ánh, vợ của thuyền trưởng Bùi Thu và cũng là mẹ của ngư dân Bùi Văn Lan đang bị Trung Quốc giam giữ, nói: "Nếu phía Trung Quốc cứ khăng khăng đòi "tiền phạt" thì các gia đình chúng tôi cũng chẳng lấy đâu ra tiền. Mong mỏi lớn nhất của các gia đình lúc này là nhà nước tiếp tục can thiệp để phía Trung Quốc sớm thả tàu và người".
Theo báo cáo của UBND H.Lý Sơn, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện có 13 tàu cá với 191 ngư dân trong lúc khai thác hải sản xa bờ đã bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu phương tiện gây thiệt hại gần 2 tỉ đồng. Chỉ trong vòng cuối tháng 2 đầu tháng 3.2012, 4 tàu cá của ngư dân Lý Sơn, gồm tàu QNg-96197 TS của ngư dân Phạm Mỹ, tàu QNg-96103 TS của ngư dân Lê Văn Phước, tàu QNg-66074 TS của ngư dân Trần Hiền và tàu QNg-66101 TS của ngư dân Lê Vinh (đều ở xã An Vĩnh) trong khi hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc xua đuổi, đập phá tài sản, ngư cụ và bắt tàu, giam giữ ngư dân.
Quang Duẩn - Hiển Cừ



Dân cần, không biết gọi ai

Trong cuộc sống hằng ngày, người dân khi gặp những sự cố, tai ương đều rất cần đến sự có mặt, giúp đỡ kịp thời của các lực lượng chức năng, nhưng thực tế thì...
1.001 chuyện dân cần
Kể về các lần bị cướp vé số, chị Đào (quê Phú Yên) nhăn mặt: "Làm sao nhớ nổi. Gặp mấy thằng nghiện là coi như mất một tháng đi bán để bù lại cho đại lý". Ngồi trên chiếc xe lăn hoen gỉ, chị Đào nhớ lại, chiều hôm đó, chị đang hì hục lăn xe trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM) thì có hai thanh niên ăn mặc lịch sự hỏi mua. "Trong lúc tôi đang loay hoay chỉnh lại chiếc xe, hai tên cướp rồ ga bỏ chạy cùng tập vé số. Tôi la hét thất thanh, nhưng người đi đường chỉ quay lại nhìn và bỏ đi", chị Đào kể. "Chị có đi báo công an?". Chị thở dài: "Có biết công an phường nằm ở đâu mà báo. Mà có báo thì cũng chưa chắc được gì, vừa mất công và phiền phức. Ai mà quan tâm đến số tài sản nhỏ nhoi đó".
 
Những va chạm trên đường phố như thế này rất cần sự có mặt kịp thời của lực lượng phản ứng nhanh - Ảnh: Minh Nam
Nhiều người qua lại cầu Băng Ky (đường Nơ Trăng Long, Q.Bình Thạnh) quen với cảnh ông Nguyễn Văn Từ (49 tuổi, bị mù) ngồi bên thành cầu, đeo tấm bảng "bán vé số" thay vì cầm vé số trên tay. Hỏi ra mới biết vì nhiều lần bị lừa nên ông phải làm như vậy. Cứ mỗi lần bị lừa, bị cướp vé số như thế, ông lại thui thủi mò mẫm tìm người vay mượn đền tiền cho đại lý. Nghe chúng tôi nhắc tới ba từ "báo công an", ông lắc đầu: "Tui đui mù, biết đâu mà báo".
Một lần, chúng tôi ngạc nhiên trước chiếc xe bán đĩa dạo được quấn lưới mắt cáo chằng chịt.  Chị Hoàng Thị Liên (quê Hà Tây) nhanh nhảu: "Em mà không làm thế này thì cứ bị cướp suốt. Ấy vậy, nhưng nhiều khi cũng còn bó tay với tụi nó đấy". Chị Liên kể, mới hôm đầu năm, chị đẩy xe bán trên đường Chánh Hưng (Q.8) thì có hai thanh niên đi xe đạp hỏi mua, chị vừa tháo tấm lưới, ngay lập tức vị khách chụp luôn đống đĩa bỏ chạy. Chị đuổi theo giằng lại phía trước thì phía sau hai thanh niên khác trờ tới ôm luôn mấy trăm đĩa còn lại. "Em chỉ biết khóc, kêu trời vì tri hô rát cổ mà chẳng ai giúp, dù đường đông người qua lại. Em từng báo công an phường rồi nhưng cũng chỉ viết bản tường trình, còn sau đó chẳng thấy hồi âm gì", chị Liên ngao ngán.
Là nạn nhân của "hố tử thần", tài xế Nguyễn Văn Tính (hãng taxi Vinasun, 32 tuổi, ngụ Q.3) bần thần nhớ lại: Khoảng 16 giờ ngày 14.9.2010, khi đang lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3), xe taxi của anh bất ngờ bị sụp xuống hố sâu. Rất may, anh Tính thoát chết. Trong lúc gặp nạn, anh hoàn toàn không biết gọi cho cơ quan chức năng nào nhờ can thiệp. Anh Tính kể: "Tôi chỉ biết đứng nhìn chiếc xe bị "nhấn" sâu xuống hố trước sự hoảng sợ và bất lực. Tôi loay hoay gọi cho người nhà, đồng nghiệp... để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi có mặt họ cũng "chào thua". Sau khi gọi cho một số cơ quan chức năng mà không nhận được hỗ trợ, mọi người bàn nhau gọi xe cứu hộ tư nhân đến cẩu xe taxi lên nhưng không được. Mãi đến 20 giờ cùng ngày, lực lượng thanh tra giao thông công chánh mới có mặt và đến 21 giờ cùng ngày, chiếc xe bị nạn mới được đưa lên khỏi mặt đất. Việc phản ứng, hỗ trợ rất chậm của cơ quan chức năng đã khiến khu vực kẹt xe kéo dài".
Anh Tính nói nhiều lúc chạy taxi gặp phụ nữ mang bầu chuyển dạ thì nhiều tài xế khác cũng bó tay, không biết nhờ lực lượng chức năng nào giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp này.
 
Tài xế Nguyễn Văn Tính bất lực khi chiếc taxi bị sụp "hố tử thần" vào chiều 14.9.2010 - Ảnh: Minh Nam
Có thể tránh kết cục buồn
Cách đây chưa lâu, TAND TP.HCM đưa ra xét xử Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Phi Khanh đánh ông Phạm Văn Bình trọng thương chỉ vì... bịch rác. Nhà ông Bình bên này đường, đối diện bên kia đường là nhà của bà H. (chị của 3 bị cáo). Thấy bà H. đem bịch rác sang để ngay cạnh nhà mình, ông Bình và vợ liền lên tiếng, dẫn đến hai bên cãi vã nhau. Đứa cháu trai của ông Bình, sau một hồi chứng kiến vụ cãi vã liền vồ lấy ấm nước đang sôi sùng sục trên bếp định đem ra "tưới" những người phía bên kia nhưng được ngăn lại kịp thời, tuy nhiên cuộc hỗn chiến vẫn xảy ra. Hùng vừa đi làm về, thấy ẩu đả liền nhờ người gọi Cảnh sát 113 và công an phường. Chờ mãi không thấy công an xuống, trong khi các bên lao vào hỗn chiến, nóng ruột, Hùng tông thẳng chiếc xe Cub 81 vào người ông Bình để bênh các em. Bào chữa cho Hùng, luật sư đặt vấn đề: "Nếu công an, chính quyền can thiệp kịp thời, liệu có hậu quả đau lòng đến thế không?".
Tương tự, năm 2011, TAND TP.HCM đưa ra xét xử một vụ án giết người mà nhiều người dự khán phải chạnh lòng. Trương Văn Trung có vợ là Hồ Thị Ngọc Loan bán bún mắm ở khu vực chợ Bàn Cờ (Q.3). Chị Loan có người bạn tên T.N; vợ chồng T.N cũng bán bún vịt ngay cạnh. Chuyện buôn bán dẫn đến xích mích. Trong một lá đơn xin chính quyền can thiệp, mẹ chị Loan trình bày: "Vợ chồng T.N thường xuyên chửi rủa, tranh giành khách; thậm chí còn thay nhau chặn khách từ đầu hẻm. Nếu khách vẫn vào quán của Loan thì vợ chồng T.N tìm cách đuổi…". Ấy vậy mà những lá đơn này không được chính quyền can thiệp kịp thời nên mâu thuẫn nhỏ đã thành án mạng. Một đêm cuối tháng 9.2009, trong lúc cãi nhau, T.N vác dao ném trúng lưng Trung gây rách da. Trung lại làm đơn nhờ cơ quan công an và đề nghị chính quyền địa phương can thiệp. Công an không xử lý triệt để, còn chính quyền chỉ mời hai bên lên hòa giải… Rạng sáng 17.10.2010, trong lúc Trung đang trực bảo vệ cho một khách sạn gần đó thì nghe tin vợ bị T.N đánh. Đêm đó, Trung cầm dao lao tới đâm liên tiếp nhiều nhát khiến chồng T.N thiệt mạng.
Luật sư bào chữa cho Trung bức xúc: "Chính vì sự nín nhịn đến đỉnh điểm trong khi chính quyền, công an không giải quyết được mới là nguyên nhân gây ra vụ án".
Nhiều người có mặt tại phiên tòa cho rằng, nếu có sự can thiệp, giải quyết đến tận cùng sự việc thì chắc hẳn những vụ án đau lòng như trên đã không xảy ra.

Gọi 113 cũng như không!
Ngày 11.2.2012, chị Diệu chở một cô bạn (đang nghe điện thoại) bằng xe máy biển số 70K1-0767, lưu thông trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.10). Bất ngờ, chiếc điện thoại iPhone 4 của cô bạn bay theo chiếc xe Air Blade màu đỏ-đen chạy xẹt ngang. Diệu và cô bạn vừa tri hô, vừa phóng xe đuổi theo, đến trước số 368 Nguyễn Tri Phương thì cả hai té ngã. Đi ngang qua, thấy hai cô gặp nạn, chúng tôi liền dừng xe lại tìm cách hỗ trợ. Trong tình huống khẩn cấp ấy, chúng tôi chỉ nhớ số đường dây nóng 113 nên liền lấy điện thoại bấm số nhờ hỗ trợ. Đầu dây bên kia, người trực ban đề nghị chúng tôi hướng dẫn nạn nhân đến công an phường trình báo rồi cúp máy mà không hề cho địa chỉ nơi trình báo. Nghe chúng tôi thuật lại, hai cô gái nhìn nhau ra vẻ bất lực. Không biết kêu ai, Diệu gọi điện thoại cho mấy người bạn. Lát sau, 3, 4 người bạn đến đưa Diệu và cô bạn với nhiều vết thương đi mà không đến công an phường vì họ nghĩ rằng: có đến cũng chẳng được gì.

Thanh Niên



Thu phí hạn chế xe cá nhân thiếu logic và mâu thuẫn

Lượng xe hiện có sẽ đi đâu nếu đề án thu phí của Bộ GTVT được thông qua. Sẽ có rất nhiều người "gồng mình" lên để đóng phí bởi vì họ có nhu cầu đi lại thực sự. Như vậy chắc chắn Bộ GTVT sẽ không thực hiện được mục tiêu là giảm phương tiện cá nhân.

Đề án "thu phí để hạn chế xe cá nhân" của Bộ GTVT đã làm hao tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và của người dân trong thời gian qua, các ý kiến đều xác đáng, điều này cho thấy đề án này không thuận lòng dân.
Không thuận bởi bản thân đề án đã gây cho người dân cảm giác bị tận thu chứ không phải để hạn chế phương tiện, giảm ùn tắc giao thông.
Chưa rõ mục đích thật sự của Bộ GTVT là gì, tuy nhiên như tên đề án, mục đích là để hạn chế xe cá nhân, thế nhưng nếu điều này được thông qua và áp dụng vào thực tế thì có các trường hợp sau xảy ra:

1.Chủ phương tiện chấp nhận đóng phí và tiếp tục sử dụng xe.
2.Chủ phương tiện bán xe để sử dụng phương tiện giao thông công cộng, những chiếc xe này được bán cho ai? Bán cho những người chấp nhận đóng phí và chiếc xe này tiếp tục được lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam.
3.Chủ phương tiện không đóng phí nhưng để xe "trùm mền". Điều này là rất phi lý và khó có khả năng xảy ra, nếu có xảy ra lại gây thiệt hại cho xã hội bởi lãng phí.
4.Khả năng cuối cùng, chủ phương tiện bán xe ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này là gần như không thể xảy ra bởi giá xe ở Việt Nam cao hơn các nước.
Với các khả năng như trên, có thể thấy rằng tổng số lượng xe lưu hành tại Việt Nam sẽ không giảm. Việc thu phí chỉ có thể khiến tình hình không trở nên tồi tệ hơn, hoặc làm chậm lại quá trình trở nên tồi tệ hơn mà thôi, bởi lẽ số lượng xe cũ không giảm nhưng vẫn có khả năng một số người vì nhu cầu, chấp nhận đóng phí và mua xe mới.
Có thể thấy, việc Bộ GTVT đề ra phương án và lý giải cho phương án đã thiếu logic, có mâu thuẫn giữa tên gọi, mục tiêu và phương án thực hiện. Không thể làm giảm ùn tắc bằng phương án này mà mục tiêu có thể đạt được chỉ là hạn chế xe đăng ký mới. Để phù hợp với mục tiêu này, đề nghị Bộ GTVT chỉ thu phí xe đăng ký mới mà thôi.
Dương Hiệp

BT Đinh La Thăng: không làm tốt vai trò sẽ bị cách chức


Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đưa ra lời cảnh báo sẽ cách chức hàng loạt thứ trưởng Giao thông nếu những thứ trưởng này không thực hiện được vai trò của họ.

AFP photo

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng (lúc đó là Chủ tịch PetroVietnam) trong một cuộc phỏng vấn mở được tổ chức bên lề của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul vào ngày 10 tháng 11 năm 2010.

Báo chí loan tải ngày hôm nay cho biết liên tiếp trong các cuộc họp về chất lượng công trình và tai nạn giao thông đường sắt, Bộ trưởng Thăng cho biết là ông sẽ không ngần ngại cách chức thứ trưởng nào có trách nhiệm nhưng không làm tốt vai trò của mình.

Theo bộ trưởng Đinh La Thăng thì các tai nạn đường sắt vẫn còn nhiều và trách nhiệm của ngành đường sắt chưa cụ thể. Nhiều vụ xảy ra nhưng chưa đánh giá đúng mức về trách nhiệm của từng đơn vị và do đó sẽ còn lơ là trong vấn đề tai nạn đường sắt trong những năm tới.

Về chất lượng công trình ông Thăng đã nói thẳng là không chuyển biến được bao nhiêu so với thời gian trước. Chậm tiến độ và chất lượng kém vẫn xảy ra như chưa hề có những đòi hỏi phải thay đổi do ông Thăng kêu gọi từ khi mới nhậm chức bộ trưởng. Ông Thăng nêu đích danh thứ trưởng Ngô Thịnh Đức phải chịu trách nhiệm về vấn đề này trong tương lai.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nổi tiếng sau khi sa thải lãnh đạo công trình sân bay Đà Nẵng để thay thế một người khác ngay sau khi nhậm chức. Ông cũng là người gây tranh cãi khi đưa ra những đề xuất giảm thiểu nạn kẹt xe trong thành phố.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bao giờ giải tỏa vấn đề quá tải của bệnh viện ?


Trong buổi sáng hôm nay, bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tồn tại lâu nay là bệnh viện quá tải, nhất là các bệnh viện tuyến trên.

Bà Tiến cho biết bộ Y Tế đang biên soạn và sẽ trình chính phủ đề án về các giải pháp tổng thể để giải quyết vấn đề quá tải bệnh viện như tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực cho tỉnh, xây dựng các bệnh viện vệ tinh, phân tuyến, quy định về việc chuyển viện.

Tại nhiều bệnh viện tuyến trên ở Việt Nam, bệnh nhân hiện đang phải nằm ghép từ 2 đến 3 người một giường. 

Bộ trưởng y tế cho biết trong năm 2013, Việt Nam sẽ cố gắng giảm tải các bệnh viện lớn như bệnh viện K, và bệnh viện Bạch Mai. Bà thừa nhận việc giảm tải không thể diễn ra nhanh chóng và phải ngoài 2015 mới có hiệu quả rõ rệt.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hiện tượng chạy chức gia tăng tại VN


Các đại biểu quốc hội chất vấn bộ trưởng nội vụ Nguyễn Thái Bình về hiện tượng chạy chức chạy quyền đang phổ biến tại Việt Nam

Đã có câu hỏi đưa ra cho ông bộ trưởng về thực tế là người xin việc phải bỏ ra đến hàng trăm triệu đồng để có được việc. Ông Nguyễn Thái Bình nói rằng đó là dư luận nhưng để chỉ ra sự việc cụ thể thì rất khó.

Trả lời câu hỏi liên quan đến tính minh bạch của khâu tuyển dụng và hiện tượng các cán bộ nhà nước nhờ người thi hộ để lên chức, ông Bộ trưởng cho biết bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tào để hạn chế tình trạng học giả bằng thật. 
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Khiếu kiện tại Hà Nội, Sài Gòn bị giải tán hết


2012-03-26

Sáng hôm nay những đoàn người khiếu kiện ở Hà Nội và Sài Gòn đều bị công an tập trung đông hơn để giải tán, một số bị bắt đưa đi.

Khoảng 200 công an giải tán chừng 100 người dân tập trung khiếu nại tại về nhà đất tại văn phòng Quốc hội ở Hà Nội, trong khi tất cả các điểm tập trung của người khiếu kiện tại Sài Gòn cũng bị giải tán hết. 

Một tiểu thương từ Vĩnh Phú mô tả chi tiết vào lúc 10 giờ sáng tại trụ sở tiếp dân 35 Ngô Quyền, Hà Nội:

"Dân đông lắm nhưng người ta không cho vào. Công an, an ninh đông lắm, họ định cướp điện thoại nhưng chúng tôi chạy và nay vòng lại đây. Công an nói sáng nay đưa mấy chục dân Hưng Yên về còn có muốn bị bắt  không vì có một xe buýt đang chờ."   

Tại Văn phòng Trung ương Đảng ở 210 Võ thị Sáu, Sài Gòn, các lực lượng an ninh, công an và dân phòng cũng xua đuổi những người dân oan từ các tỉnh khu vực phía nam đến 'ăn chực, nằm chờ' để khiếu nại về trường hợp bất công, oan ức của họ, Một người khiếu kiện tại Sài Gòn cho biết về tình hình tại đó vào sáng nay như sau:

"Tôi đến mà không dám vào, vì trước văn phòng đó vừa công an vừa đô thị vào mà họ biết mặt sẽ đưa lên xe. Có một xe buýt đang chờ đó.
 Vì quyền lợi của chúng tôi nên những ngày tới chúng tôi phải đi. Dân lâu nay ngồi đây kéo băng rôn, khẩu hiệu mà họ không giải quyết. Dân khổ lắm, như trường hợp của tôi không có chỗ ở, tiền không có"

Cùng ngày thứ hai, công an đến nhà một số người từng khiếu kiện lâu nay để canh giữ và không cho họ ra khỏi nhà. Ông Trịnh Văn Tùng ở An Giang cho biết:

"Công an đưa về rồi giữ từ hôm qua đến hôm nay. Họ nói nếu muốn đi hãy chờ hai ngày nữa hãy đi, 26/27/28 không được đi."

Cô giáo Bùi Thị Thành, ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Sài Gòn nói:

"Tôi đang bị mười mấy công an chặn ngoài cửa. Tôi nghe biết bà con ở 210 Võ Thị Sáu bị 'hốt', ở Bến Thành cũng bị, ở số 4 Lê Duẫn bị kè.  Bà con nghe trên mạng kêu gọi nói có đoàn quốc tế đến để theo dõi tình hình dân oan và nhân quyền tại Việt Nam nên họ đi rất đông. Nên công an ngăn chặn dữ dội."

Hôm 12 tháng 3 vừa qua trên mạng Internet xuất hiện một thông báo với tựa 'Lời kêu gọi tổng biểu tình của dân oan trên toàn quốc'. Đứng tên cho kêu gọi đó là tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng.

Tự thiêu phản đối Chủ tịch Trung Quốc đến Ấn Độ


Một người Tây tạng lưu vong đã nổi lửa tự thiêu tại New Delhi, Ấn độ vào ngày hôm nay, để phán đối chuyến viếng thăm Ấn độ trong tuần này của Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào.

RFA/Tibetan

Anh Janphel Yeshi đã tự thiêu tại Jantar Manta.

Người tự thiêu có tên là Janphel Yeshi, năm nay 27 tuổi. Người này đã tự thiêu tại Jantar Manta, khu vực trung tâm của thành phối nơi diễn ra các buổi tập trung, biểu tình.

Một nhân chứng tại hiện trường cho biết khi thấy Yeshi ngã xuống, những người xung quanh đã cố gắng dập tắt ngọn lửa trước khi cảnh sát đến và đưa người này vào bệnh viện. 

Đây là vụ tự thiêu thứ hai tại Ấn Độ, nơi có hàng ngàn người Tibet sinh sống. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 11 năm ngoái trước đại sứ quán Trung Quốc. Người tự thiêu lúc đó chỉ bị bỏng nhẹ. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Tính mạng hai mẹ con bà Trần Thị Nga bị đe dọa


2012-03-25

Bà Trần Thị Nga, một người có các hoạt động tố cáo và bênh vực cho nạn nhân xuất khẩu lao động, buôn người tại Đài Loan, đã liên tục bị Công An Hà Nam sách nhiễu, khủng bố.

Photo courtesy of blog Nguyễn Xuân Diện

Cảnh sát khu vực tại nhà chị Trần Thị Nga để đưa giấy mời sáng ngày 24/03/2012.

Dưới hình thức xã hội đen, kẻ giấu mặt đã dùng những lời đe dọa hết sức nghiêm trọng gửi đến gia đình bà. Cho tới sáng ngày 24/03, một nhóm côn đồ mà theo bà Nga là công an giả danh đã xông vào cướp máy ảnh của bà tại nhà riêng và còn dùng thép gai để khóa cửa thoát hiểm của gia đình bà.

Nhận được tin nguy hiểm cho tính mạng hai mẹ con bà Nga một nhóm nhân sĩ trí thức Hà Nội đã đến Phủ Lý, Hà Nam để đưa hai mẹ con bà về nơi an toàn tại Hà Nội. Trước tiên bà Nga xác nhận với Mặc Lâm về việc này, bà nói:

Kẻ cướp đi trình báo công an

Theo chị Nga, người thanh niên (X) mặt có sẹo này đã khủng bố gia đình chị. Photo courtesy of blog JB Nguyễn Hữu Vinh.
Theo chị Nga, người thanh niên (X) mặt có sẹo này đã khủng bố gia đình chị. Photo courtesy of blog JB Nguyễn Hữu Vinh.
Bà Trần Thị Nga: Số anh em ở Hà Nội mà hôm nay đã về nhà em để cùng với em đi lên công an làm việc, yêu cầu công an phải điều tra kẻ rải truyền đơn đe dọa, rào cái cửa thoát hiểm của nhà em, với lại cướp máy ảnh của em. Các anh em về với lại cùng em đi lên trên công an.

Mặc Lâm: Vâng. Chị có thể cho biết nhóm người từ Hà Nội lên để giúp đỡ chị thì họ và chị đã vào trụ sở công an của Hà Nam để làm việc không ạ?

Bà Trần Thị Nga: Công an phường đấy. Họ hài hước như thế này đây anh ạ: Những người cướp máy ảnh của em, người công an mà mặc quần áo cảnh sát giao thông thì đứng ở đấy, em hô lên "Anh là công an, anh cứu tôi, anh giúp tôi, vì người ta đã cướp máy ảnh của tôi", thì hắn không nói gì cả. Hắn không động tĩnh gì. Thế còn những người cướp máy ảnh của em thì trong cái nhóm đấy có rất nhiều người công an là nhân viên của Phòng Bảo Vệ Chính Trị - Công An Tỉnh Hà Nam mà em đã từng biết mặt, trong đó có một người tên là Công.

Tên đó cướp của em xong, công an phường lại đến triệu tập em, viết giấy mời để mời em phải lên công an phường để làm việc về vấn đề là họ trình báo… Làm gì có chuyện kẻ cướp lại đi trình báo với công an là tôi đã cướp của người kia và công an lại mời cái người bị cướp lên để làm việc? Anh có thấy vô lý không? Đấy là cái vô lý trong sự việc hôm nay.

Rào cửa thoát hiểm

Rào thép gai bị rào vào chiều 23/03/2012. Photo courtesy of blog Nguyễn Xuân Diện.
Rào thép gai bị rào vào chiều 23/03/2012. Photo courtesy of blog Nguyễn Xuân Diện.
Mặc Lâm: Dạ. Chị có thể cho biết cụ thể khi họ tới họ rào cái cửa thoát hiểm của nhà chị là vào lúc nào và lý do tại sao vậy?

Bà Trần Thị Nga: Lúc sáng, vào khoảng hơn 6 giờ sáng. Hôm qua họ rải truyền đơn đe dọa giết, rồi chiều tối hôm qua họ dùng hàng rào thép gai để rào cửa thoát hiểm nhà em. Sáng ra thì một số thông tin trên mạng có đưa lên vấn đề đấy của em thì sáng nay có một bác ở Phủ Lý đến thông tin như thế khi bác đến chơi. Khoảng hơn 6 giờ em mở cửa mời bác vào nhà, rồi mở cửa mời bác ra về, tiễn bác đi về thì bác đi ra khỏi khoảng 50 mét thì nó chận bác lại nó đòi cướp điện thoại của bác. Còn em đi tiễn bác ra thì em có cầm máy ảnh của em, thế là chúng nó xông ra chúng nó cướp như sự việc em vừa kể với anh đấy.

Mặc Lâm: Họ tới nhà chị họ rào cửa thoát hiểm thì họ lấy gì họ rào? Họ rào làm sao? Và lý do tại sao họ rào thưa chị?

Bà Trần Thị Nga: Họ dùng thép gai với lại những cây sắt to, rồi đóng bê-tông, rồi hàn xì rất cẩn thận, rất là công phu. Cái lý do thì chỉ họ mới biết thôi chứ em không có biết được. Họ ngăn chận, họ đe dọa, họ muốn giết, họ muốn hãm hại mà anh.

Khủng bố, đe dọa

Truyền đơn đe dọa giết chị Trần Thị Nga. Photo courtesy of blog JB Nguyễn Hữu Vinh.
Truyền đơn đe dọa giết chị Trần Thị Nga. Photo courtesy of blog JB Nguyễn Hữu Vinh.
Mặc Lâm: Và câu chuyện này bắt nguồn từ lâu lắm rồi phải không chị? Chị có thể kể ra nguyên nhân đầu tiên làm cho công an họ chú ý và họ theo dõi chị vì lý do gì vậy?

Bà Trần thị Nga: Dạ. Lý do thứ nhất, em là nạn nhân của tệ buôn bán nô lệ và sau này vào năm 2008 khi em bắt đầu giúp người lao động – những nạn nhân đấy ở Việt Nam, những nạn nhân đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, em giúp họ tại Việt Nam. Thế rồi từ đấy, đầu năm 2010 công an bắt đầu họ quấy nhiễu em và đã có lần họ lừa bắt em lên trên phường, họ lừa em lên trên phường bảo rằng là lên đấy để làm lại giấy tạm trú, nhưng khi lên đến công an phường thì họ lập tức đưa ra giấy triệu tập của họ, họ bắt cóc em lên công an tỉnh để mà thẩm vấn, tra tấn tinh thần.

Lúc đấy họ có yêu cầu em chấm dứt hành động giúp đỡ người lao động. Nếu mà không chấm dứt thì sẽ bị ám hại, kể cả đứa bé lúc ấy đang ở trong bụng em được 7 tháng. Sau đó thì họ cũng vẫn thỉnh thoảng đe dọa và có những hành vi quấy rối thế nhưng không có mạnh mẽ.

Cụ thể là hôm qua họ cũng lại rải truyền đơn và rào cái cửa thoát hiểm, rồi hôm nay họ lại cướp máy ảnh.

Bà Trần Thị Nga

Rồi cho tới mùa hè năm 2011 khi mà có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược, đánh bắt ngư dân thì em có tham gia; từ đó công an họ có những hành vi ngăn chận mạnh mẽ hơn. Rồi em đi thăm chị Bùi Hằng, nhưng đầu năm 2012 này thì bắt đầu họ chuyển sang những trò bẩn, đó là rải truyền đơn đe dọa giết, khóa cửa ngoài, đổ mắm tôm vào trong nhà. Cụ thể là hôm qua họ cũng lại rải truyền đơn và rào cái cửa thoát hiểm, rồi hôm nay họ lại cướp máy ảnh.

Mặc Lâm: Trước những thông tin mà chị cho chúng tôi biết xem ra rất nguy hiểm. Chị có nghĩ rằng tính mạng của chị có thể bị đe dọa hay không, thưa chị Nga, vì họ làm càng ngày càng quá trớn đó chị?

Bà Trần Thị Nga: Dạ. Tính mạng của em rất là bị đe dọa bởi vì những hành vi vô nhân tính và không có luật pháp của họ, nhất là ngành công an khi mà em làm đơn tố cáo, rồi làm đơn trình báo về những sự việc mà em bị đe dọa, thì công an họ nhận được nhưng họ không bao giờ làm giấy xác nhận là đã nhận đơn của em.

Họ nhận đơn xong rồi thì họ để đấy chứ họ không điều tra, bởi vì sao anh biết không? Bởi vì chính những kẻ đang dọa nạt em đấy thì họ chính là công an, nhân viên của Phòng Bảo Vệ Chính Trị - Công An tỉnh Hà Nam, cho nên họ cùng một phe, họ bảo vệ nhau đấy.

Trung tá Nguyễn Đức Hiệp, nhận đơn nhưng không xác nhận. Photo courtesy of JB Nguyễn Hữu Vinh.
Trung tá Nguyễn Đức Hiệp, nhận đơn nhưng không xác nhận. Photo courtesy of JB Nguyễn Hữu Vinh.
Chiều hôm nay một nhóm anh chị em mười người cùng với em đến công an phường nộp đơn yêu cầu công an phường điều tra những lời đe dọa, những cái chắn hàng rào nhà em, cướp máy ảnh của em. Nhưng công an phường họ nhận đơn, nhưng mà họ không dám làm việc, họ không dám làm việc công khai, và họ bắt em phải lên trên tầng hai để làm việc riêng lẻ với họ, em không có nghe.

Em nói là đã nhiều lần em viết đơn nhưng mà họ không điều tra là một, cái thứ hai nữa là bây giờ tính mạng của em càng ngày càng nguy hiểm. Rất nhiều người dân đi vào đồn công an thì khỏe mạnh, lành lặn, đến lúc ra khỏi đồn công an thì toàn là những xác chết phần nhiều, nên em không làm việc với công an một mình như thế.

Họ không dám làm việc công khai, còn bảo họ nhận đơn thì ký xác nhận là "đã nhận đơn" , nhưng họ không dám. Em đề nghị họ viết vào đấy là "không nhận đơn" của em thì họ cũng không dám. Đó là một cái trò quá ư là vô lối, vô pháp luật, là một hành vi bỉ ổi chứ không phải là thường đâu!

Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn chị Trần Thị Nga đã chia sẻ những thông tin của chị để giúp cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Bà Trần Thị Nga: Dạ vâng.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Mục sư Nguyễn Công Chính bị tuyên án 11 năm tù giam


2012-03-26

Tòa án tỉnh Gia Lai hôm nay đưa mục sư Nguyễn Công Chính ra xét xử và tuyên án ông 11 năm tù giam với các tội danh theo điều 87 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Photo Bee.net

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 28/04/2011, Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị cơ quan Công An tỉnh Gia Lai khởi tố và bắt giam

Các tội danh mà phía công tố Việt Nam buộc cho mục sư Nguyễn Công Chính gồm gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền gây thù hằn chia rẽ giữa dân tộc, xâm phạm chủ quyền của các dân tộc, gây chia rẽ giữa người có tôn giáo với người không tôn giáo, giữa tín đồ tôn giáo với chính quyền, và phá hoại chính sách quốc tế đoàn kết quốc tế của Việt Nam.

Phiên tòa không luật sư bào chữa


Ngay sau phiên xử bà Trần Thị Hồng, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính, cho biết một số thông tin về phiên xử chồng bà hôm nay mà bà quyết đến tham dự dù không được chính thức thông báo:
 
"Phiên tòa đã kết thúc với bản án 11 năm tù. Họ không cho một luật sư nào bào chữa. Sau khi tuyên án họ nói bị cáo có quyền kháng án trong vòng 15 ngày. Họ đưa ra những điều mà ông mục sư Chính vi phạm, trong đó có vấn đề thương phế binh. Ông Ms Chính bào chữa đó là những người khó khăn, và là một chức sắc tôn giáo nên phải giúp đỡ; nhưng họ nói ông vi phạm gây xào xáo trong gia đình những thương phế binh. Họ nói ông MS Chính có những cuộc phỏng vấn bên ngoài nói xấu chính quyền, đảng và nhà nước. Có những bài viết đưa lên, xuyên tạc là vi phạm. Ông Ms Chính cũng bình tĩnh trả lời những điều họ buộc. 
Phiên tòa đã kết thúc với bản án 11 năm tù. Họ không cho một luật sư nào bào chữa. Sau khi tuyên án họ nói bị cáo có quyền kháng án trong vòng 15 ngày. Họ đưa ra những điều mà ông mục sư Chính vi phạm, trong đó có vấn đề thương phế binh.
bà Trần Thị Hồng

Họ yêu cầu ông thành khẩn nhận tội. Ông nói rằng ông chỉ có tội với Chúa, chứ không hề có tội gì với Nhà Nước. Gia đình ông bị mất đất đai, ủi sập, mất quyền tự do đi lại nên ông phải đấu tranh; chứ không có gì vi phạm với chính thể, Nhà nước này."


Xin được nhắc lại ông Nguyễn Công Chính từng là mục sư theo giáo phái Mennonite, nay chuyển sang giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam và giữ chức hội trưởng giáo hội Liên hữu Lutheran Hoa Kỳ- Việt Nam.

Ông bị bắt hồi tháng tư năm ngoái. Từ khi bị bắt đến khi ra tòa, gia đình ông không hề được gặp mặt.

Cơ quan điều tra công an Việt Nam cho rằng từ năm 2004 đến khi bị bắt ông Nguyễn Công Chính soạn thảo nhiều tài liệu và gửi ra cho người khác mà chính quyền Việt Nam cho là phản động. Cơ quan này cũng nói ông đã trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông nước ngoài mà qua đó xuyên tạc tình hình trong nước cũng như vu khống chính quyền và các lực lượng vũ trang.

Theo dòng thời sự:

Chuyến đi Phủ Lý giải cứu mẹ con chị Trần Thị Nga


2012-03-26

Nửa đêm 23 tháng 3 vừa qua chị Trần Thị Nga, một người hăng say trong việc chống buôn người sang Đài Loan cũng như tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc đã gửi tin về kêu cứu đang bị công an và xã hội đen cấu kết với nhau để hãm hại hai mẹ con chị.

photo Nguyen Huu Vinh

Khi chị Nga nhận ra người quen mới mở cửa. Ngay lập tức một đám mặt mũi bặm trợn xông đến kín cửa nhà chị Nga, trong đó có hai viên cảnh sát và nhiều người đội mũ công an.

Tin tức này đã khiến cho nhóm nhân sĩ Hà Nội bức xúc và ngay lập tức họ họp nhau lại lái xe về thẳng Phủ Lý, Hà Nam để bảo vệ cho chị và đứa con trai thoát khỏi sự quấy nhiễu công khai của công an Hà Nam. Mặc Lâm có bài chi tiết sau đây về vụ việc này.

Người dân phải tự bảo vệ cho nhau


Trên trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ngày 24 tháng ba có một cái tựa "Chúng tôi đi Phủ Lý giải cứu mẹ con chị Trần Thị Nga" và hình như ngay lập tức người đọc nghĩ ngay đến mẹ con chị Nga đang bị một nhóm bắt cóc tống tiền nào đó giam giữ hay có thể chị bị bọn buôn người sang Trung Quốc bắt giam, hay tệ hại hơn chị có thể đang bị xã hội đen giam nhốt để đòi món nợ mà chị vay của chúng…

Tất cả những suy đoán ấy đều không đúng khi biết rằng người mà nhóm của TS Nguyễn Xuân Diện giải cứu đang bị chính công an phối hợp với côn đồ để nhốt chị ngay tại nhà sau khi đã tung tờ rơi hăm doạ sẽ giết chị và ném các thứ dơ bẩn vào nhà nạn nhân.

Lần đầu tiên một nhóm thường dân nhỏ bé đã công khai tới thẳng trụ sở công an Hà Nam để đòi hỏi họ phải giải quyết đơn thưa của chị Nga về những hành vi mà côn đồ và công an đã làm đối với hai mẹ con của chị. T.S Nguyễn Xuân Diện thuật lại diễn tiến câu chuyện giải cứu mẹ con chị Nga như thế nào, trước tiên ông cho biết đã cùng với chị tới công an Hà Nam như sau:
...người ta mời ra ngoài nhưng chúng tôi không chịu chúng tôi nói rằng chúng tôi là người dân mà chị Nga hiện nay rất là lo sợ vì vậy có thể quên một phần nào đó trong việc khai báo cho nên chúng tôi phải ở đấy một là để nhắc chị hai là yểm trợ về mặt tinh thần và quan trọng nhất là giám sát sự làm việc của công an trong việc này.
T.S Nguyễn Xuân Diện

-Vào đến nơi thì công an người ta có người tiếp, tất nhiên là như vậy nhưng người ta chỉ đồng ý tiếp một mình chị Nga thôi còn tất cả những người còn lại thì người ta mời ra ngoài nhưng chúng tôi không chịu chúng tôi nói rằng chúng tôi là người dân mà chị Nga hiện nay rất là lo sợ vì vậy có thể quên một phần nào đó trong việc khai báo cho nên chúng tôi phải ở đấy một là để nhắc chị hai là yểm trợ về mặt tinh thần và quan trọng nhất là giám sát sự làm việc của công an trong việc này.


Khi đựơc hỏi với tư cách gì mà nhóm của TS có thể vào thẳng trụ sở công an đặt câu hỏi với họ, liệu có thể bị họ quật ngược trở lại về hành động này hay không, TS Nguyễn Xuân Diện quả quyết:

Công an khu vực đến đưa giấy mời lên phường cho chị Nga, ngay sau khi chúng tôi vừa đến nhà chị.
Công an khu vực đến đưa giấy mời lên phường cho chị Nga, ngay sau khi chúng tôi vừa đến nhà chị. Courtesy Blog Nguyenxuandien
-Đấy là cái quyền của chúng tôi. Cái quyền này không ai tước bỏ đi được vì công an nhân dân thì phải phục vụ nhân dân và cái sự giám sát của chúng tôi là đương nhiên nhưng họ không chịu, họ mời chúng ra và chúng tôi kiên quyết không ra.

Cuối cùng họ nói là muốn đưa chị Nga ra một phòng riêng để làm việc. Chúng tôi không nghe và chị Nga cũng không nghe. Chị Nga nói rằng gần đây có rất nhiều vụ đánh chết người trong đồn công an vì vậy nếu đưa chị ấy sang một phòng khác có một mình là rất nguy hiểm cho tính mạng của chị ấy nên chị không đi.


Tuy công an chưa hề công khai ném đá, viết tờ rơi hay giật máy ảnh trên tay của chị Nga, nhưng họ thường xuất hiện tại hiện trường trước khi vụ việc xảy ra và khoanh tay đứng nhìn côn đồ hành động. Từ những hình ảnh không mấy hợp lòng dân này, nạn nhân có quyền nghĩ rằng chính công an đạo diễn, đứng phía sau và sẵn sàng can thiệp nếu vụ việc bùng nổ lớn hay người dân bức xúc tập trung chống lại côn đồ.

Chị Phương Bích một người từng nhiều lần biểu tình phản đối Trung Quốc và cũng từng bị bắt, bị đe doạ kể lại chuyện chị cùng nhóm với TS Nguyễn Xuân Diện tại trụ sở công an Phủ Lý, Hà Nam như sau
Thực tế là chúng tôi chỉ muốn đơn giản là làm sao chứng kiến cái cảnh công an làm việc với chị Nga như thế nào nhưng cuối cùng thì chúng tôi không đạt được mục đích đó và thậm chí họ yêu cầu chúng tôi ra gần như họ đuổi chúng tôi ra.
T.S Nguyễn Xuân Diện

-Thực tế là chúng tôi chỉ muốn đơn giản là làm sao chứng kiến cái cảnh công an làm việc với chị Nga như thế nào nhưng cuối cùng thì chúng tôi không đạt được mục đích đó và thậm chí họ yêu cầu chúng tôi ra gần như họ đuổi chúng tôi ra. Cũng rất là may có người hiểu biết về giáo dục nên người ta đấu lý lại với chính quyền. Đầu tiên họ ra rất là đông tức là họ muốn dùng thế lực của họ để đuổi chúng tôi ra khỏi nơi đó nhưng chúng tôi không chịu rời đi. Chúng tôi dùng lý để tranh cãi với họ.

Sau khi hai bên đều cùng nói to quá nên tôi đứng ra ngoài cửa tôi ngó vào thì thấy chẳng còn ông công an nào nữa mà chỉ thấy anh em chúng tôi đang ngồi trong đó mà thôi. Tuy nhiên sau một tiếng rưỡi đồng hồ thì họ vẫn chỉ để lại một người trực mà không nhận lá đơn. Chúng tôi thấy rằng thế này: Khi một cái lý không thuộc về họ thì họ không thể làm gì chúng tôi cả. Lúc đầu họ rất hùng hổ mà sau đó thì rút lui hết cứ để mặc chúng tôi ở đấy đến chán thì thôi. tôi chưa nói đến vần đề cá nhân mỗi người. 

Tôi thấy rằng cái lý không thuộc về những người đang đại diện cho chính quyền. Chúng tôi thấy là họ bất lực không thể làm gì cả. Khi người dân người ta tỏ tình đoàn kết thương yêu bảo vệ lẫn nhau vì chúng tôi không thể chờ đợi sự bảo vệ ấy từ phía chính quyền là vì cái người đáng ra phải đứng ra bảo đảm cuộc sống bình
Cảnh làm việc tại đồn công an Hai Bà Trưng. Photo Nguyen Huu Vinh
Cảnh làm việc tại đồn công an Hai Bà Trưng. Photo Nguyen Huu Vinh
yên cho người dân.


Khi công an nhân dân không đứng về phía nhân dân


Đây không phải là lần đầu tiên côn đồ khoá trái nhà của người bất đồng chính kiến để quấy nhiễu họ. Nhà báo tự do Dương Thị Xuân cũng từng nhiều lần bị khoá cửa cấm không cho đi biểu tình phản đối Trung Quốc. Nhà ông Hoàng Minh Chính cũng từng nhiều lần bị ném mắm tôm vào sân khi ông tỏ thái độ chống lại nhà cầm quyền.

Dư luận không thể hiểu tại sao công an nhiều địa phương lại sử dụng hạ sách này khi trong tay đầy đủ tất cả những phương tiện mà luật pháp cho phép để trấn áp tội phạm hay điều tra một cách công khai bất cứ công dân nào khi họ có dấu hiệu phạm pháp.

Sự dung túng hay thậm chí ra lệnh ngầm của cấp cao trong ngành công an đã khiến cho người ngoại cuộc bức xúc, đó là trường hợp của nhóm nhân sĩ  Hà Nội nhập cuộc công khai để báo động với dư luận về sự lạm quyền của một bộ phận công an hiện nay. Chị Phương Bích kể lại buổi gặp gỡ công an tại Hà Nam:
Các anh có con không? Các anh có vợ không? hãy nhìn hai mẹ con người đàn bà này cháu nhỏ không được ngủ cả đêm qua bây giớ nó rất mệt nên chúng tôi không để hai mẹ con họ đơn độc làm việc với các anh được.
Anh Khanh nói với công an

-Lúc này không phải là chuyện đàn bà với đàn bà nữa. Một người trong chúng tôi là anh Khanh nói rất hay: Các anh có con không? Các anh có vợ không? hãy nhìn hai mẹ con người đàn bà này cháu nhỏ không được ngủ cả đêm qua bây giớ nó rất mệt nên chúng tôi không để hai mẹ con họ đơn độc làm việc với các anh được.

Nhưng họ không làm như yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cho là họ không làm không sao chúng tôi về và công bố vụ này lên mạng cho tất cả người dân người ta quan tâm người ta thấy là khi người ta có lý thì
Hàng loạt truyền đơn, tờ rơi được rải xung quanh nhà, trên phố đầy những lời đe dọa
Hàng loạt truyền đơn, tờ rơi được rải xung quanh nhà, trên phố đầy những lời đe dọa "Con Nga gái đĩ già mồm, mày lên đây tao sẽ xử bằng luật rừng" hoặc là "Lão Ngàn không dạy được con thì tao giết cả nhà.
người ta sẵn sàng đương đầu được

Khi người dân tỏ thái độ là lúc chính quyền cần phải rà soát lại chính sách cũng như các đơn vị lạm dụng chính sách để hà hiếp người dân dưới chiêu bài bảo vệ chế độ. Hành động bất cần luật pháp này là động cơ mạnh mẽ nhất khiến cho người dân chán ghét chế độ hơn và khi lòng chán ghét đã lên cao thì bảo vệ chế độ bằng cách nào?

Không ai tin rằng cấp cao nhất trong ngành công an không hay biết những vu việc này khi mà các trang mạng hiện nay cập nhật thông tin đầy đủ hàng ngày và Công an văn hoá cũng theo dõi những thông tin ấy đến từng chi tiết. Sự im lặng của lãnh đạo sẽ được đánh giá là đang khuyến khích các biện pháp sai quấy mang áp dụng vào người không cùng quan điểm với nhà nước. Dù họ là ai chăng nữa thì hạ sách này không thể được một nhà nước có đầy đủ chủ quyền với thế giới, có Hiến pháp và Quốc hội, có cả một hệ thống pháp luật như Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại có thể mang xã hội đen ra đối phó với người dân của mình.

Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện nói về động cơ thúc đẩy ông cứu giúp mẹ con chị Trần Thị Nga như sau:
Trước hết là vì con người đã. Công việc mình làm phải trên tinh thần pháp luật. Nếu không có gì sai với pháp luật thế thì những lo lắng của mình nó sẽ không còn. 
Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện

-Trước hết là vì con người đã. Công việc mình làm phải trên tinh thần pháp luật. Nếu không có gì sai với pháp luật thế thì những lo lắng của mình nó sẽ không còn. Tất nhiên là vì suất phát từ tinh thần nhân văn và vì con người như vậy cũng như suất phát từ những tư tưởng pháp luật như vậy thì nó làm cho người ta tin tưởng và làm cho nhiều người ủng hộ.

Bị sách nhiễu và đe doạ đến nỗi một công dân như chị Trần Thị Nga không thể sống an toàn tại nhà của mình được và phải nhờ vào sự giải cứu của những người dân tận thành phố Hà Nội. Cho chúng tôi biết sự sợ hãi của chị:

-Dạ. Tính mạng của em rất là bị đe dọa bởi vì những hành vi vô nhân tính và không có luật pháp của họ, nhất là ngành công an khi mà em làm đơn tố cáo, rồi làm đơn trình báo về những sự việc mà em bị đe dọa, thì công an họ nhận được nhưng họ không bao giờ làm giấy xác nhận là đã nhận đơn của em. Họ nhận đơn xong rồi thì họ để đấy chứ họ không điều tra, bởi vì sao anh biết không? Bởi vì chính những kẻ đang dọa nạt em đấy thì họ chính là công an, nhân viên của Phòng  Bảo Vệ Chính Trị - Công An tỉnh Hà Nam, cho nên họ cùng một phe, họ bảo vệ nhau đấy.

TS Nguyễn Xuân Diện kể lại câu chuyện nhóm của ông làm việc với công an và cuối cùng đưa chị Nga về Hà Nội như sau:

-Chúng tôi đưa cả hai mẹ con chị Nga về Hà Nội. Có ba người là nhân viên an ninh của công an Hà Nam đã tiễn chân chúng tôi một đoạn ra khỏi địa giới của tỉnh.

Người dân vẫn tin rằng cuối cùng thì chính quyền cũng sẽ nghĩ ra ai dùng dao nào thì sẽ bị cắt tay vì dao ấy. Hôm nay sử dụng côn đồ thì mai này chính đám côn đồ ấy sẽ quay lại cắn chủ của chúng bằng cách khai nhận tất cả những ai đã từng thuê mướn chúng. Lúc ấy e rằng đã quá muộn để cho Công an giảng dạy việc tuân thủ pháp luật với người dân.

Dạy tiếng Hoa cho học sinh gốc Hoa: Nên hay không?


2012-03-26

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo trình dự thảo đưa môn học tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa, những người quan tâm đến dự thảo này nghĩ gì?

RFA PHOTO

Một trường Tiểu học Dân lập của người Việt gốc Hoa ở khu Chợ Lớn, Quận 5, TPHCM, ảnh chụp hôm 14/07/2011.

 

Vào thời điểm tưởng niệm trận hải chiến đẫm máu ở đảo Gạc Ma, Trường Sa với Trung Quốc năm 1988, Bộ Giáo & Dục Đào Tạo công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo đưa vào giảng dạy chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở. Dư luận quan tâm đặc biệt đến công bố này và phần đông ý kiến là phản đối lại dự thảo được đưa ra. Sau hai ngày ra công bố, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã phải "nói lại cho rõ" rằng môn học tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa. Dư luận lắng dịu trước tin tức gây hiểu lầm, nhưng những người quan tâm đến dự thảo này nghĩ gì? Hòa Ái tìm hiểu và trình bày trong phần sau.

Cần biết nhiều ngoại ngữ?

Không phải dạy cho tất cả các trường. Đây chỉ dạy cho cộng đồng người Việt gốc Hoa thôi với tư cách là ngôn ngữ của dân tộc thiểu số mà.

Trần Hồng Quân

Ngày 12/3, trên trang mạng của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo dự thảo này, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học với số lượng 4 tiết/tuần. Vì chủ trương của công bố này là xin ý kiến rộng rãi và thực sự đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ dư luận. Với tiêu đề và nội dung công bố đã chuyển tải một thông tin cho công chúng hiểu rằng học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở sẽ phải học môn tiếng Hoa 4 tiết/tuần. Có thể nói có nhiều yếu tố khiến dư luận rất quan tâm về đề tài "sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, trung học cơ sở". Trước hết, dự thảo này được công bố trong bối cảnh tình hình tranh chấp ở biển Đông đang căng thẳng và trong thời điểm nhạy cảm dễ gây ra chiều hướng phản đối vì lòng tự tôn dân tộc. Yếu tố quan trọng nữa là việc soạn văn bản để công bố xin ý kiến mà không đầy đủ và gây hiểu lầm cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phản đối. Phản đối vì chương trình học của học sinh đã quá tải, đã học quá nhiều môn học, tại sao còn phải học thêm tiếng Hoa 4 tiết/tuần. Phản đối vì môn học Anh Ngữ bắt buộc là cần thiết, còn những ngoại ngữ khác thì phải là môn học tự chọn. 

Ngay sau khi dự thảo được công bố, trước những phản ứng của dư luận, đài RFA có trao đổi với cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, Trần Hồng Quân. Ông Quân cho biết do đăng không rõ ràng nên khiến cho dư luận hiểu lầm là điều không thể tránh khõi. Chính bản thân ông ngay khi đọc những dòng đầu cũng hiểu lầm nội dung dù ông biết đích xác chủ trương của việc dạy tiếng Hoa do Bộ Giáo Dục đề ra. Ông Quân cho biết như sau:

MG_1863-250.jpg
Trường Trung học - PTCS Dân lập Thăng Long ở khu Chợ Lớn, Quận 5, TPHCM, ảnh chụp hôm 14/07/2011. RFA PHOTO.
"Báo đăng không rõ ràng vậy thôi. Khi tôi đọc, tôi cũng có cảm giác đó. Thực ra mà nói, ở đây chắc cũng không phải là bắt buộc đâu. Nhưng mà, thế này, đây là từng bước dạy tiếng của các dân tộc thiểu số. Ở đây để dạy cho các em trong cộng đồng người Hoa, gọi là người Việt gốc Hoa ở đây thôi. Chứ đây không phải dạy cho tất cả các trường. Đây chỉ dạy cho cộng đồng người Việt gốc Hoa thôi với tư cách là ngôn ngữ của dân tộc thiểu số mà." 

Báo chí trong nước đưa tin khi đăng như vậy là Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã không nêu rõ chương trình tiếng Hoa áp dụng cho đối tượng học sinh nào. Sau hai ngày đăng công bố, vào ngày 14/3, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đính chính lại thông tin đã gây ra hiểu lầm, hoang mang trong dư luận. Thông tư công bố lần này ghi rõ là chương trình tiếng Hoa chỉ áp dụng cho học sinh dân tộc Hoa theo như nghị định số 82/ND-CP ban hành ngày 15/7/2010 .  Trong chương I, điều 2 của nghị định có ghi rõ là Nhà Nước tập trung đầu tư ưu tiên việc dạy và học tiếng dân tộc đối với các dân tộc thiểu số ít người. Và lần công bố thứ nhì, Bộ Giáo Dục ghi thêm: "Môn tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa". Trong cuộc trao đổi với đài RFA, Giáo Sư, Tiến Sỹ Trần Ngọc Thêm, chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nêu lên nhận định của mình:

Tôi cho rằng chương trình tiếng Hoa làm chương trình tự chọn cho toàn bộ học sinh, tôi nghĩ là chuyện bình thường. Và đối với một đất nước cần biết nhiều ngoại ngữ.

GS Trần Ngọc Thêm

"Tôi cho rằng những sự kiện xảy ra ở biển Đông gây nên bức xúc của người Việt Nam thì hoàn toàn đúng. Nhưng mà chúng ta cũng cần phải trưởng thành hơn ở chổ chúng ta cần phân biệt giữa việc này với việc khác. Việc chúng ta bức xúc về mặt chủ quyền đất nước không liên quan gì đến ngôn ngữ cả. Ngôn ngữ là một tài sản quý của các dân tộc. Và chúng ta không thể vì bực mình chuyện biển Đông mà lại phản đối chuyện học tiếng Hoa. Ngay cả khi tôi cho rằng chương trình tiếng Hoa làm chương trình tự chọn cho toàn bộ học sinh, tôi nghĩ là chuyện bình thường. Và đối với một đất nước cần biết nhiều ngoại ngữ chứ không phải chỉ một, hai ngoại ngoại ngữ nào." 

Cần thay đổi quan điểm

Theo nhận định của Giáo Sư Trần Ngọc Thêm với chủ trương của nghị định 82 của chính phủ thì Bộ Giáo Dục chỉ cần thông báo trong ngành là đủ. Và theo quan điểm của một nhà chuyên môn về ngôn ngữ và văn hóa, Giáo Sư Thêm cho rằng người Việt cần phải thay đổi quan điểm thiển cận về học ngoại ngữ. Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người nói tiếng Pháp bị qui chụp là tay sai. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, tiếng Anh hầu như bị loại bỏ vì đó là ngôn ngữ của đế quốc Mỹ. Giáo Sư Trần Ngọc Thêm nói:

MG_1946-250.jpg
Hội Quán Ôn Lăng của người Việt gốc Hoa ở khu Chợ Lớn, Quận 5, TPHCM, ảnh chụp hôm 14/07/2011. RFA PHOTO.
"Và hơn nữa, nếu như chẳng hạn giữa chúng ta và Trung Quốc có những vấn đề, thì càng cần phải biết tiếng của người ta hơn. Không biết tiếng người ta thì làm sao hiểu được tâm lý người ta, làm sao hiểu được những chuyện người ta nói. Lịch sử của chúng ta từng có những sai lầm rất lớn. Khi mà chúng ta đánh Mỹ thì chúng ta bỏ tiếng Anh. Đến khi chúng ta có chiến tranh biên giới với Trung Quốc vào năm 1979 thì hàng loạt trường bỏ tiếng Trung Quốc và sau đó thì khôi phục lại.  Đó là những sai lầm, tôi nghĩ là không nên mắc phải nữa." 

Việc học để biết thêm một ngôn ngữ khác là điều tốt. Biết thêm một ngôn ngữ là mở ra một cánh cửa nhìn ra thế giới. Với xu hướng toàn cầu hóa thì tiếng Hoa hiện nay được xem là một trong ba ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, bên cạnh tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha. Trung Quốc bắt đầu nổi lên như một cường quốc có nền kinh tế phát triển mạnh. Tiếng Hoa hiện nay cũng được nhiều học sinh ở các quốc gia trên thế giới chọn học.  Khi hỏi ý kiến có ủng hộ chương trình tự chọn học môn tiếng Hoa ở trường cho con hay không, một phụ huynh người Việt gốc Hoa cho biết: 

"Ủng hộ vì tiện cho người ta nhiều thứ lắm. Bởi vì chị muốn giữ gốc lại. Thứ hai nữa là chị thấy tiếng Hoa cũng hiếm lắm. Bây giờ một ngàn người là hết một ngàn người học tiếng Anh rồi. Nên chị nghĩ mười năm sau, tiếng Hoa đếm trên đầu ngón tay có người biết, mà trong khi nền kinh tế Trung Quốc ngày một mạnh lên."

Với tinh thần của nghị định 82 của chính phủ là chủ trương tập trung đầu tư, ưu tiên việc dạy và học tiếng dân tộc đối với các dân tộc thiểu số ít người thì dư luận ít nhiều còn thắc mắc vì sao những ngôn ngữ  của các cộng đồng dân tộc thiểu số khác có dân số đông như dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Khmer…lại không được đề cập đến. Và Bộ Giáo Dục  có cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi các chuyên gia giáo dục cho rằng không nên dạy hai ngoại ngữ song hành dành cho học sinh cấp tiểu học.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.