THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 September 2013

Thị trường chứng khoán: Có dấu hiệu của giao dịch nội gián



chungkhoan-giatao

CHƠI KIỂU GÌ CŨNG CHẾT, rủ nhau bỏ chứng khoán


Phiên giao dịch chứng khoán ngày 11-9 chứng kiến một sự kiện bất ngờ. Giao dịch đợt đóng cửa của phiên cổ phiếu PVF (Công ty Tài chính dầu khí) bị xả ATC trên 1,1 triệu, cộng với 539.000 đơn vị nữa giá sàn, nhưng hoàn toàn là do nhà đầu tư trong nước. Thời điểm đó dư luận cho rằng có một tổ chức nào đó đang cắt lỗ PVF vì cổ phiếu này đã ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử… Tổng cộng 1,6 triệu cổ phiếu đã được bán thành công trên thị trường.

Dấu hiệu bất thường

Nhưng chỉ vài giờ sau phiên giao dịch, câu trả lời đã được đưa ra: Công ty chứng khoán FPT (FPTS) công bố loại cổ phiếu PVF ra khỏi danh mục được ký quỹ kể từ ngày 12-9. Và một cơn bán tháo PVF xảy ra vào ngày 12-9 với gần 2 triệu cổ phiếu rao bán với giá sàn và chỉ đến 11 giờ PVF thật sự đã mất thanh khoản.
Vấn đề là ở chỗ tại sao một số nhà đầu tư lại biết trước thông tin của FPTS trước khi nó được công bố, thậm chí biết rõ lượng cổ phiếu PVF đang cầm cố tại FPTS đủ lớn để có thể gây một cơn bán tháo sốc trên thị trường. Như vậy thông tin nội bộ lọt ra ngoài đã giúp một số nhà đầu tư “thoát” được 1,6 triệu cổ phiếu sắp mất thanh khoản, một cách ngoạn mục.
Rất có thể đây là một loại giao dịch nội gián theo đúng quy định của Luật chứng khoán; Giao dịch nội gián là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố công khai nhằm mua – bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng lợi. Trách nhiệm của cơ chế giám sát thị trường chứng khoán sẽ phải làm rõ ai là người để lộ thông tin và ai là người được hưởng lợi. Cũng theo các quy định pháp luật: Quy định về xử phạt đối với trường hợp vi phạm (theo Điều 27, 28 Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK): Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. Tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm.

Số phận bi thảm của cổ phiếu PVF

Thị trường chứng khoán là một thị trường rất nhạy cảm. Thị trường thật sự không dựa trên những con số cụ thể, chẳng hạn ước đoán khối lượng PVF sẽ bị bán ra từ FPTS, mà tính toán xa hơn nhiều: Nếu FPTS loại PVF ra khỏi danh sách cầm cố, thì rất có thể các công ty chứng khoán khác cũng sẽ làm như vậy. Hiện đa số công ty đang cho giao dịch cầm cố cổ phiếu với PVF, đơn cử như Công ty Chứng khoán HSC giữa tuần trước còn thông báo chấp nhận ký quỹ PVF tỉ lệ 50:50. Việc đưa một cổ phiếu ra khỏi danh sách được phép cầm cố không có nghĩa là cổ phiếu đó sẽ bị bán tháo. Nhưng thực sự tiềm năng rất cao là PVF đang bị giải chấp. Nghĩa là nếu các nhà đầu tư không trả lại tiền để nhận cổ phiếu thì công ty chứng khoán sẽ bán cổ phiếu theo giá thị trường để thu hồi vốn. Và như vậy hàng triệu, hàng triệu cổ phiếu PVF sẽ bị tung ra bán hạ giá trên thị trường. Ngay cả khi không có việc bỏ ký quỹ, PVF cũng đã sụt giảm trên 20% chỉ trong chừng 2 tuần giao dịch vừa qua. PVF ngày 12-9 mất thanh khoản, không khó để hình dung áp lực bán ra sẽ còn tăng nữa.
Ngày 11-9, PVF vẫn còn thanh khoản do giá đột nhiên sụt giảm rất mạnh và nhà đầu tư chưa hiểu rõ lý do. Hoạt động mua vào với dự định đầu cơ vẫn diễn ra. Tuy nhiên đến hôm nay, đã có thêm nhiều phân tích và thông tin mới. Tác động nhất vẫn là rủi ro bị cắt giảm ký quỹ và giải chấp. Tiếp đến là khả năng nhà đầu tư nước ngoài bán ra để cơ cấu danh mục với PVF, do thời gian hủy niêm yết có thể kéo dài. Sau phiên 12-9, nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu có những động thái bán ra khối lượng lớn. Nhà đầu tư sẽ nhìn PVF với con mắt hết sức thận trọng vì tổng hợp các lực bán có thể nhấn chìm các nỗ lực bắt đáy. PVF sẽ rơi giá đến đâu đủ để hấp dẫn dòng vốn mạo hiểm nhập cuộc là điều rất khó dự đoán. Chỉ khổ các nhà đầu tư chứng khoán đang ôm hàng triệu cổ phiếu PVF sắp rơi xuống giá trị giấy trắng mà thôi.

Những giao dịch nội gián làm đau đầu các nhà đầu tư

Những giao dịch bất thường của thị trường chứng khoán mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho một số nhà đầu tư đã được dư luận chú ý từ lâu. Năm 2012, báo chí từng đặt câu hỏi khi quan sát sự việc nhóm nhà đầu tư, trong đó có Eximbank, đã mua gom cổ phiếu STB của Sacombank để đạt đến tỷ lệ sở hữu lớn, nhưng Ủy ban chứng khoán đã xử phạt khá muộn các giao dịch chạm ngưỡng phải công bố (sở hữu đến 5%), mà người mua không công bố thông tin. Quan sát giao dịch chứng khoán gần đây có thể thấy một hiện tượng đáng chú ý. Dòng tiền ngày càng tập trung vào các mã cổ phiếu lớn (tại HNX, 80% dòng tiền chọn mua cổ phiếu trong HNX30; tại HOSE, khoảng 35-65% dòng tiền giải ngân vào cổ phiếu trong VN30).
Trong khi khoảng 700 mã chứng khoán niêm yết có thanh khoản hạn chế thì các mã lớn tiếp tục thu hút dòng tiền đầu tư. Trường hợp gần đây nhất là bà Nguyễn Thị Vân Trang, cán bộ Công ty CP Bê tông Xuân Mai bán chứng khoán khi biết công ty này chuẩn bị mua cổ phiếu quỹ. Cũng có trường hợp doanh nghiệp cấu kết với đơn vị kiểm toán đưa ra báo cáo tài chính kiểm toán không trung thực (như vụ Công ty CP Bông Bạch Tuyết). Các chuyên gia cho rằng, cần sự liên kết đa ngành, cũng như bịt những lỗ hổng về pháp lý và chế tài xử phạt. Chẳng hạn, trong Luật Chứng khoán không quy định chế tài đối với doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng được huy động vốn ra công chúng, nên không thể xử lý vi phạm.
Đã đến lúc cần bổ sung các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán trong Luật Hình sự. Luật Chứng khoán đã quy định, đối với các hành vi nghiêm trọng như giao dịch nội gián, thao túng thị trường, chào bán chứng khoán trái phép, tổ chức thị trường trái pháp luật, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
THEO AN NINH THỦ ĐÔ

Đại gia siêu giàu và người Việt siêu nghèo cùng tăng mạnh



giau-ngheo

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn tài sản Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS, số người siêu giàu tại Việt Nam tăng nhanh thứ 2 Đông Nam Á với 195 người, có tổng giá trị tài sản 20 tỷ USD. Trong khi đó, có đến 8,01 triệu dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn trăm bề, và phải tìm đến cái chết để thoát cảnh nghèo.

Số lượng người siêu giàu và siêu nghèo cùng tăng

Hãng tư vấn Wealth-X ở Singapore và ngân hàng UBS Thụy Sỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu tăng mạnh trong vòng một năm qua.
Cụ thể, theo báo cáo, 6 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đều có lượng người siêu giàu gia tăng trong một năm qua. Wealth-X và UBS cho biết, tiêu chuẩn để xếp hạng người siêu giàu là các cá nhân đó sở hữu khối tài sản trị giá từ 30 triệu USD trở lên.
Đứng đầu là Thái Lan, với số người siêu giàu tăng 15,2%, từ 635 người năm 2012 lên 720 người trong 2013. Tổng giá trị tài sản của người siêu giàu Thái Lan cũng tăng từ 95 tỷ USD năm 2012 lên 110 tỷ USD năm nay. Việt Nam được xếp thứ hai với mức tăng 14,7%, tiếp theo là Indonesia với mức tăng 10,2%.
Số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu hiện là 195 người, với tổng tài sản 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú USD, với tổng giá trị tài sản 19 tỷ USD.
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), mặc dù những năm gần đây Việt Nam có nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xoá đỏi giảm nghèo, nhưng tính đến năm 2010, vẫn có 8,01 triệu dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn trăm bề.
Thậm chí, nghèo đói đến mức nhiều người dân Việt Nam phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình. Điển hình là vụ việc của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (48 tuổi, ngụ xã An Xuyên, TP Cà Mau – Cà Mau) đã treo cổ tự tử vào đầu tháng 5/2013 để gia đình được cấp sổ hộ nghèo và các con được đi học.
Để lại bức thư tuyệt mệnh, chị Nhân bày tỏ mong ước cuối cùng: “Xin các cấp chính quyền thấu hiểu cho hoàn cảnh không lối thoát của chúng tôi hiện nay mà cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi để sống những ngày tháng còn lại…”
Hay trước đó, vào tháng 4/2012, chị Lê Thị Ngọc Nhãn (khóm 2, phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cũng vì nghèo đói, hết gạo, hết tiền, trong khi phải nuôi 6 đứa con nhỏ đã bức bí tìm đến chết để các con được vào trại trẻ mồ côi, còn hơn sống ở nhà mà bữa no, bữa đói.
Trong bức thư tuyệt mệnh, chị Nhãn cũng chỉ để lại đúng một dòng: “Chú Diện (trung tá Trần Văn Diện, Trưởng Công an phường 1, TP Cà Mau – PV)! Cháu chết rồi chú hãy giúp đưa các con của cháu vào cô nhi viện. Cháu đội ơn chú suốt đời!”.

Người giàu được phục vụ

Số lượng người siêu giàu tăng nhanh, còn lượng người “siêu nghèo” cũng tăng chẳng kém. Trong khi đó, nhiều dịch vụ đáng lẽ phải đảm bảo sự công bằng cho mọi công dân thì lại đang hướng đến những người giàu có.
Có thể lấy ví dụ như trong giáo dục. Hà Nội vừa đề xuất xây dựng 35 ngôi trường công chất lượng cao với mức học phí đắt đỏ bởi lý do: phục vụ cho nhu cầu của các bậc phụ huynh.
Theo lý giải của UBND TP.Hà Nội, khi học sinh được học tập trong môi trường đầy đủ, trang thiết bị hiện đại thì sẽ có thành tích học tập tốt hơn. Song, đây cũng chính là sự bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo.
“Lấy tiền Ngân sách để cung ứng dịch vụ công chỉ cho một bộ phận người giàu là không công bằng” – TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.
Theo TS. Nguyễn Sỹ Dũng, trước đây, chúng ta cũng đã từng tạo ra sự bất bình đẳng khi hình thành lên hệ thống trường chuyên, lớp chọn. Tuy nhiên, đây chỉ là sự bất bình đẳng giữa những học sinh có năng khiếu so với những học sinh ít có năng khiếu hơn. Và có vẻ như xã hội chấp nhận một sự phân biệt đối xử như vậy. Nhưng lần này câu chuyện lại khác, đó sự phân biệt đối xử giữa những người giàu có và những người nghèo khó.
“Tôi nghĩ, một sự phân biệt đối xử như vậy rất khó được chấp nhận, đặc biệt trong một nước mà công bằng xã hội được coi là một trong những giá trị lớn nhất của chế độ” – TS. Dũng nói.
Hay ngay cả trong việc tăng giá điện vào ngày 1/8 vừa qua cũng có sự phân biệt rõ giữa người giàu và người nghèo.
Sự phân biệt này được chính Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá: “Đối với người thu nhập thấp và người nghèo, khi giá điện tăng, các đối tượng này không bị ảnh hưởng gì”.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về đánh giá tác động xã hội của việc điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện ở Việt Nam đã cho thấy thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.
Tính chung cho 2 triệu hộ dưới chuẩn nghèo, mỗi khi tăng giá xăng dầu hay giá điện thì chi phí trợ cấp từ ngân sách nhà nước ước khoảng 114,2 tỷ đồng/tháng (tức 1.370,4 tỷ đồng/năm) trong ngắn hạn, và khoảng 125,8 tỷ đồng/tháng (tức 1.509,6 tỷ đồng/năm) trong dài hạn.
Kết quả nghiên cứu trên của CIEM cho thấy, chi phí bảo đảm an sinh cho hộ nghèo thực chất chính là chi phí mà ngân sách nhà nước gián tiếp bù lỗ cho doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh hàng hóa có vị thế độc quyền.
Và như vậy, không khác gì việc những người vốn đã nghèo càng phải đóng góp thêm tiền để giúp người giàu ngày càng giàu thêm.
Vậy, chúng ta nên mừng hay nên lo vì việc đất nước của chúng ta thành đất nước của người giàu?
Báo cáo của Cục thống kê Quốc gia Việt Nam cho thấy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 8,9 lần trong năm 2008 lên 9,2 lần trong năm 2011.
Thu nhập trung bình của khu vực thành thị như thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 là 300 đôla/tháng, cao hơn gần gấp 10 lần thu nhập trung bình dao động ở mức 30 đôla/tháng của nhóm thu nhập thấp.
Khảo sát của Tổng cục thống kê cũng cho thấy, chi tiêu giáo dục của tầng lớp giàu có tại Việt Nam cao hơn 6 lần, khoản chi tiêu cho y tế cao hơn 3,8 lần và các khoản chi tiêu vào giải trí, thể thao, văn hóa cao hơn đến 131 lần so với tầng lớp thu nhập thấp.
Khu vực nông thôn luôn phải chịu những bất cập về nguồn nước sạch, giáo dục, cơ sở hạ tầng và diện tích đất canh tác cũng như việc làm ngày càng bị thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa.
Thống kê của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội cho biết, Việt Nam những năm qua đã mất khoảng 200.000 ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ, biệt thự.
Điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu lao động mất việc làm và người nông dân có tới 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm.
THEO ĐẤT VIỆT

Bí thư xã ‘chửi’ dân ngu giải thích về bộ máy ‘gia đình trị’



DUONGDINHSAU-DANNGU

Ông Dương Đình Sáu – Bí thư Đảng ủy xã Thành Công

Bí thư xã ‘mắng’ dân là ‘ngu, và bố láo…


Về bộ máy chính quyền xã “gia đình trị”, ông Dương Đình Sáu lý giải: “Trước kia công tác lựa chọn cán bộ không khắt khe lắm nên mới có việc như vậy”.
Những ngày qua, dư luận hết sức quan tâm và phẫn nộ với những phát ngôn của ông Dương Đình Sáu – Bí thư Đảng ủy xã Thành Công (huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên) khi ông này chửi dân ngu và bố láo.
Ngoài ra, nhiều người dân xã Thành Công đã bày tỏ sự bức xúc trước việc Bí thư Đảng ủy xã Thành Công là ông Dương Đình Sáu trong quá trình làm cán bộ lãnh đạo xã đã “không công tâm”, “không dân chủ”, “kéo bè kéo cánh” và “biến” bộ máy chính quyền xã Thành Công thành cơ cấu mô hình “gia đình trị” với hàng loạt vị trí lãnh đạo chủ chốt trong UBND xã đều là anh em, con cháu, họ hàng của mình.
Cụ thể: 11 vị trí cán bộ, công chức đã được biên chế và cán bộ nguồn (trong đó có nhiều vị trí chủ chốt) của xã Thành Công đều là “người nhà” của ông Dương Đình Sáu như: Ông Dương Văn Thu – Phó Chủ tịch HĐND xã (là cháu); ông Dương Huy Vọng – Phó Chủ tịch HĐND xã (là cháu); ông Dương Văn Thu – Phó Chủ tịch HĐND xã (là cháu); ông Dương Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND xã (là em ruột); ông Dương Văn Tuyên – Phó Chủ tịch UBND xã (là em họ); ông Dương Văn Liêm – Trưởng Công an xã (là cháu họ); ông Dương Văn Chúc – cán bộ Địa chính xã (là con trai); ông Dương Văn Hùng – cán bộ Văn phòng xã (là cháu); ông Dương Đức Chung – cán bộ Tư pháp xã (là cháu); ông Dương Văn Dũng – Xã Đội phó (là cháu); ông Dương Văn Cường – phụ trách Nông nghiệp xã (là cháu).
Trả lời về vấn đề, tổ chức bộ máy cán bộ xã Thành Công chiếm hơn nửa là anh họ hàng nhà mình, ông Dương Đình Sáu lý giải: “Xã Thành Công có hơn 15 nghìn dân, trong đó bà con người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3.000 người. Tôi là người quê gốc ở đây, nên anh em xa, anh em gần chiếm đến 60 – 70%. Vì lối sống, sinh hoạt là làng xã, vùng nông thôn, anh em 5 – 7 đời vẫn đi lại với nhau. Trước kia công tác lựa chọn cán bộ không khắt khe lắm nên mới có việc như vậy”.
Ông Sáu nói tiếp: “Những năm gần đây công tác chọn cán bộ vào làm việc tại xã đòi hỏi phải có bằng cấp, trình độ chuyên môn nên cũng cần chuẩn hóa hết mọi thứ. Riêng cán bộ là người dân tộc ít người tôi rất lưu ý, lưu tâm và cần có tiếng nói chung kể cả từ lúc tôi còn làm chủ tịch UBND xã. Con em dân tộc có trình độ cũng được cân nhắc để đưa đi đào tạo về làm cán bộ nguồn.
Vừa rồi, tôi cũng đã sắp xếp và lấy 2 vị trí là con em người dân tộc ra làm việc tại xã rồi. Một người vừa học xong trường trung cấp địa chính cho ra là cán bộ địa chính xã, còn một người mới học xong lớp 10 cũng lấy và đang cho đi học văn hóa tiếp rồi”.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở xã Thành Công lại cho rằng, việc tổ chức, xây dựng bộ máy chính quyền xã, đào tạo cán bộ nguồn của ông Dương Đình Sáu có phần thiên vị họ hàng nhà ông này hơn. Bởi những người không phải họ hàng nhà ông Sáu dù có trình độ, đạt chuẩn về bằng cấp, chuyên môn nhưng cũng không được vị bí thư Đảng ủy xã Thành Công cân nhắc vào các vị trí làm việc.

Người dân xã Thành Công rất bức xúc trước việc Bí thư Đảng ủy xã
Người dân xã Thành Công rất bức xúc trước việc Bí thư Đảng ủy xã

Người dân xã Thành Công rất bức xúc trước việc Bí thư Đảng ủy xã “mắng” dân “ngu và bố láo”, rồi “không công tâm”, “không dân chủ”, “kéo bè kéo cánh” và “biến” bộ máy chính quyền xã Thành Công thành cơ cấu mô hình “gia đình trị” từ nhiều năm nay (!?).
Ông Dương Đình Sáu là bí thư Đảng ủy xã nhưng con trai ông Sáu là Dương Đình Chúc lại đang làm cán bộ địa chính xã. Cơ cấu cán bộ, nhân sự như trên đã vi phạm Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
Về vấn đề này, ông Sáu cho hay: “Cháu (tức nói ông Dương Đình Chúc – cán bộ Địa chính xã Thành Công – PV) thi công chức vào đây từ 3 năm trước. Sau khi nhận thức thấy vị trí đó không đúng với quy định của Nhà nước, cháu đi học hơn 1 năm nay rồi và xin chuyển bàn giao đang chờ điều động đi các xã rồi.
Chúng tôi tiếp thu toàn bộ nội dung của bài báo. Tiến tới chúng tôi sẽ điều chỉnh cho tốt, sắp xếp hợp lý bộ máy cán bộ xã để có tiếng nói chung, tạo hài hòa cho toàn bộ bà con trong xã, thôm xóm đều có cán bộ làm ở UBND xã. Vì lợi ích, nhiệm vụ chính trị chung của địa phương, những thứ chưa làm được sẽ cố gắng làm tốt. Còn những gì chưa được, vi phạm cần phải điều chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc để lấy lại lòng tin trong nhân dân”.
THEO SOHA


Ngã ngửa khi cướp là… thầy giáo trường chuyển tỉnh Vĩnh Phúc



bachovatromcuop

Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Vĩnh Phúc – ông Nguyễn Đức Phi cho biết: “Đến thời điểm hiện tại phía nhà trường chưa nhận được bất cứ một văn bản nào từ phía cơ quan công an về vụ việc liên quan đến giáo viên của nhà trường là Trần Tuấn Anh (SN 1985)”.
“Lãnh đạo nhà trường chỉ được nghe phong thanh từ sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thông báo rằng, anh Trần Tuấn Anh đang bi tạm giữ hình sự vì vi phạm pháp luật. Còn anh Tuấn Anh vi phạm pháp luật như thế nào thì chúng tôi cũng chưa được biết cụ thể”, ông Phi nói tiếp.

Ngã ngửa… khi cướp là thầy giáo

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, vào đầu tháng 9, công an thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa phá một vụ cướp giật điện thoại tại thị trấn Xuân Hoà (Phúc Yên, Vĩnh Phúc), bắt giữ một số đối tượng. Điều khiến tất cả các trinh sát bất ngờ khi đối tượng cướp giật khai nhận anh ta đang trú tại thị trấn Xuân Hòa, hiện là giáo viên dạy thể dục tại trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Quá trình điều tra, công an thị xã Phúc Yên xác định, Trần Tuấn Anh đã gây ra không dưới 3 vụ cướp giật điện thoại trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa. Khi các nạn nhân (chủ yếu là sinh viên học tại trường đại học sư phạm 2 tại thị trấn Xuân Hòa – PV) đến cơ quan công an trình báo bị một số đối tượng cướp giật điện thoại trên đường, công an thị xã Phúc Yên đã cử trinh sát bí mật theo dõi và tóm gọn ổ cướp giật này.


Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc nơi Trần Tuấn Anh giảng dạy.

Sau khi xác minh rõ nhân thân của đối tượng Trần Tuấn Anh, công an thị xã Phúc Yên đã gửi thông báo cho Sở GD&ĐT về toàn bộ vụ việc. Tuy nhiên, đến nay phía trường chuyên Vĩnh Phúc vẫn chưa nắm được thông tin cụ thể. Theo ghi nhận của PV, từ khi những thông tin về thầy giáo Trần Tuấn Anh bị bắt giữ để điều tra về hành vi cướp giật, toàn thể các giáo viên trong trường tỏ ra khá “sốc” và bất ngờ. Không thầy cô nào trong trường dám nghĩ một giáo viên thể dục trẻ có tiếng là gương mẫu lại có thể là “cướp”, mà cướp giật không chỉ một lần.
Khi chúng tôi đến trường chuyên Vĩnh Phúc tìm hiểu sự việc và có chụp ảnh thời khóa biểu của trường xem bộ môn thể dục được nhà trường bố trí giảng dạy như thế nào và hỏi một số giáo viên về thầy Trần Tuấn Anh thì các giáo viên này đều lắc đầu và cho biết thầy giáo này đang đi công tác xa(?).


Ông Nguyễn Đức Phi, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Vĩnh Phúc trao đổi với PV báo ĐS&PL về thông tin giáo viên thể dục Trần Tuấn Anh đang bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

“Con sâu, bỏ rầu nồi canh”

Chiều ngày 9/9, PV Người đưa tin tới trường THPT chuyên Vĩnh Phúc để tìm hiểu rõ sự việc. Đại diện lãnh đạo nhà trường, ông Nguyễn Đức Phi, Phó hiệu trưởng trường chuyên Vĩnh Phúc cho biết, trong trường đúng là có một giáo viên dạy thể dục tên Trần Tuấn Anh, còn về thông tin giáo viên này bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cướp giật thì phía nhà trường cũng chỉ nghe phong thanh trên sở GD&ĐT, còn chưa biết thực hư như thế nào. “Cho đến thời điểm hiện tại, phía nhà trường chưa nhận được bất kỳ một văn bản nào từ phía các cơ quan chức năng về vụ việc liên quan đến thầy Trần Tuấn Anh”.
Ông Phi cho biết, mấy ngày hôm nay các giáo viên trong trường tỏ ra khá sốc khi nghe được thông tin thầy Trần Tuấn Anh đi cướp. Theo ý kiến của vị Phó hiệu trưởng này thì, Trần Tuấn Anh là một giáo viên dạy thể dục có năng lực và chuyên môn tốt. Tất cả các chương trình, các hoạt động bề nổi của nhà trường, Tuấn Anh đều tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. “Chúng tôi đang chờ phía cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, nếu thực sự thầy Tuấn Anh gây ra sự việc như trên thì thật đáng tiếc, thật đáng buồn. Không khéo, con sâu bỏ rầu nồi canh”, ông Phi lắc đầu nói.
Theo tìm hiểu của PV, “thầy giáo” Trần Tuấn Anh trú tại thị trấn Xuân Hòa, thời gian trước theo học khoa giáo dục thể chất tại trường đại học Sư phạm 2. Tới năm 2012, Tuấn Anh có xin vào trường chuyên Vĩnh Phúc để giảng dạy, tuy nhiên do cơ chế nên nhà trường chỉ chấp nhận cho Tuấn Anh giảng dạy hợp đồng. Qua quá trình sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tổ chức thi tuyển công chức, tới ngày 1/8/2013, Trần Tuấn Anh mới chính thức được xét tuyển vào biên chế của trường THPT chuyên Vĩnh Phúc.
Theo phản ánh của những giáo viên trong trường, được biết “thầy giáo” Tuấn Anh hiện tại đã có vợ và một con nhỏ. Khi được hỏi phải chăng do mắc chuyện nợ nần nên Trần Tuấn Anh đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật? Ông Nguyễn Đức Phi cho rằng: “Sự việc giờ phải chờ các cơ quan chức năng thì mới rõ được. Sau khi tiếp nhận kết luận từ phía công an và sở GD&ĐT, nhà trường sẽ tổ chức một cuộc họp giữa toàn thể các giáo viên để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý. Có lẽ đây sẽ là bài học xương máu đối với nhà trường”, ông Phi cho biết.
Hiện vụ việc đang được công an thị xã Phúc Yên tiếp tục điều tra làm rõ
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN

Nêu đích danh 40 địa phương hụt thu ngân sách



THUE-NGANSACH

Bộ Tài chính vừa gửi báo cáo tới các cơ quan truyền thông nêu đích danh 40 tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu tiến độ thu nộp ngân sách như dự toán.
Theo đó, trong số các địa phương chưa đạt tiến độ thu có các trọng điểm như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương…
Báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013 của ngành Tài chính do văn phòng Bộ Tài chính gửi các cơ quan truyền thông chiều ngày 13/9 nếu rõ, tính đến hết tháng 8, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 484.820 tỉ đồng, bằng 59,4% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tuy nhiên, nếu trừ 9.311 tỉ đồng ghi thu – ghi chi đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí từ khoản tiền lãi dầu, khí theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì thu ngân sách 8 tháng đạt 58,3% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012.
Đóng góp vào số thu này, theo Bộ Tài chính có 317.740 tỉ đồng, bằng 58,2% dự toán từ thu nội địa; 72.980 tỉ đồng, bằng 73,7% dự toán thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 141.100 tỉ đồng, bằng 59,4% dự toán.
Riêng nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ thì số thu đạt 90.100 tỉ đồng, bằng 54,1% dự toán.
Trong khi nguồn thu sụt giảm mạnh, ngược lại ở phía đầu ra, chi vẫn không ngừng tăng, ước 8 tháng chi 604.670 tỉ đồng, bằng 61,8% dự toán, tăng 5,2% so cùng kỳ 2012.
Trong số này, nguồn chi lớn nhất là chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính. Ngoài ra là số chi đầu tư phát triển 106.060 tỉ đồng, chi cải cách tiền lương 5.200 tỉ đồng.
Trước đó, vào đầu tháng 9, Bộ Tài chính đã tính toán và đưa ra con số hụt thu ngân sách năm 2013 khoảng 60.000 tỉ đồng.
Để bù vào phần hụt thu, Bộ Tài chính đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhằm đưa hơn 6.000 tỉ đồng thu lãi đấu thầu vàng miếng vào ngân sách.
Nguồn thứ hai từ lãi cổ tức tại các tập đoàn, tổng công ty đang có vốn nhà nước sở hữu. Theo quy định hiện hành, sau khi các doanh nghiệp nộp thuế, chia cổ tức và trích đầy đủ các quỹ, số còn lại nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp.
Quỹ này hiện Bộ Tài chính đang giao Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý và ước số phát sinh ước 2013 khoảng 9.000 tỉ đồng. Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thu vào ngân sách khoảng 5.000 đến 6.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ tăng nguồn động viên vào NSNN bằng cách lấy nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của một số quỹ như Quỹ tài chính dự phòng, khi quỹ có nhu cầu sử dụng NSNN sẽ hoàn trả.
Nhưng, ngay cả khi điều hành ngân sách như trên, theo tính toán của Bộ Tài chính, vẫn chưa xử lý được một số khoản nợ mà ngân sách T.Ư đã ứng chi, tương đương hơn 162.000 tỉ đồng.
Bên cạnh các nguồn thu trên, để bù đắp đủ nguồn hụt thu NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ Tài chính sẽ yêu cầu các đơn vị phải chặt chẽ trong chi tiêu, tiết kiệm 10% chi thường xuyên, rà soát cắt giảm tối đa khoản chi trong dự toán chưa triển khai, hoặc phân bổ sai mục tiêu. Qua đó, có thể giảm chi 22.700 tỉ đồng.
Bộ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải tập trung giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 15/9. Trường hợp chậm trễ tổ chức triển khai, không có báo cáo đầy đủ, kịp thời được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ. Các tập đoàn, tổng công ty có số đăng ký tiết kiệm chi phí năm 2013 thấp hơn với số thực hiện 2012 thì phải giải trình rõ nguyên nhân.
THEO ĐẤT VIỆT


Tiếng súng Thái Bình và vấn đề an sinh xã hội



dansinh-logo

Qua chuyện anh thanh niên Đặng Ngọc Viết vì quá uất ức do mâu thuẫn về đất đai với quan chức địa phương tham nhũng ở Thái Bình mà liều mình bắn chết một, làm bị thương ba quan tham rồi tự vẫn, mới thấy thấm câu nói dân gian “ con giun xéo lắm cũng quằn “.
Sinh mạng con người là cái gì đó thật quý giá, thiêng liêng. Có thể “ của đi thay người “, rồi của cải có thể bằng sức lao động của con người có thể làm lại được, chứ mất mạng thì xong. Chắc có lẽ anh Đặng Ngọc Viết đã bị dồn vào “bước đường cùng”.
Ở đây, mình không bàn đến lỗi phải trái do ai, chỉ thử tìm nguyên nhân vì sao điều đó có thể xảy ra.
Trong một xã hội, khi khoảng cách giàu nghèo cách biệt quá xa, mà cái nghèo cũng có nhiều… đẳng cấp: Nghèo vì không đủ khả năng để sắm sửa đua đòi cho bằng chị bằng em, hay nghèo đến độ dù lao động cực lực mà vẫn bữa đói bữa no, thì xã hội bất an loạn lạc cũng bắt đầu từ đây.
Chủ nghĩa tư bản xuất xứ từ Châu Âu, nơi đẻ ra ông tổ của chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là Marx – Engel, vẫn duy trì một hệ thống an sinh xã hội, – để không chỉ những người nghèo có được những trợ cấp tối thiểu để sống, mà không phải đi xin ăn, cướp giựt ai, – mà còn để những người giàu có thể hưởng thụ cuộc sống an lành trong xã hội mà ai ai cũng ít nhất có cơm no, áo ấm. Nói tới đây, mình mới nhớ ông tổ của CNCS cũng hướng tới điều này trong sách vở, mà không thực hiện được trong thực tế, bởi sự cào bằng thành quả lao động của một vị giáo sư bằng với một anh bốc vác.
Lấy ví dụ ở Đức, nơi cưu mang mình. Khi người lao động bị thất nghiệp, họ vẫn nhận được một năm tiền thất nghiệp bằng 60 đến 67 (nếu có con ) phần trăm lương như lúc còn đi làm. Và năm thứ hai là trợ cấp thất nghiệp trong lúc sa cơ thất thế… Xuống mức tận cùng là trợ cấp xã hội cho bất kì thành phần nào trong xã hội bởi lý do không kiếm được việc làm hay do lười lao động hay làm việc ” chui “…vv… Ngân sách nhà nước tư bản Đức cấp cho các khoản chi xã hội chiếm tới 26,7% GDP – để đảm bảo cuộc sống mọi người dân họ không rơi vào cảnh ” bần cùng sinh đạo tặc “, khiến trai thì cướp giựt hay gái phải bán đời mình để cứu giúp gia đình; trẻ thì bỏ học đi móc bọc nilông, già phải lụi cụi đi bán từng tấm vé số để sống qua ngày như ở nước thiên đường XHCN ta.
Trợ cấp xã hội sau khi đã thanh toán tất tần tật những chi phí cơ bản như tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm bệnh tật, tiền điện nước…, sẽ phát thêm mỗi người tiền ăn uống độ 350 Euro,- khoảng hơn 10 triệu VNĐ mỗi tháng.
Mỗi đứa trẻ từ lúc sinh ra đến lúc 25 tuổi khi có công ăn việc làm, được nhà nước cấp cho khoảng 180 Euro mỗi tháng, bất kể cha mẹ đứa trẻ giàu hay nghèo. Thường thì số tiền Và nó có nhiệm vụ phải học hết cấp phổ thông ( lớp 9 ), để đủ điều kiện hoặc đi học nghề, hoặc tiếp tục học lên đại học hoàn toàn miễn phí.
Mỗi sản phụ , kể cả người cha của đứa trẻ, đều có quyền nghỉ việc tạm thời có ăn lương để lo cho con mình đến ba tuổi.
Mỗi người dân khi đến tuổi hưu, đều nhận được lương hưu do cấp bậc lương lúc đi làm; hoặc dù không đi làm vẫn nhận được trợ cấp hưu trí từ quỹ an sinh xã hội.
Tuy nhiên, với dân trí cao như ở Đức, chuyện lạm dụng trợ cấp xã hội dành cho những người thất nghiệp dài hạn là một điều đáng xấu hổ trong khi còn khả năng lao động. Bởi khi dân trí con người hiểu được chuyện bên kia châu lục vẫn ảnh hưởng đến an sinh nơi mình sống, và sẳn sàng trích ra một khoảng nào đó trong đồng tiền bằng sức lao động lương thiện của mình cho những nước nghèo xa xôi như tận Châu Phi, thì chuyện nhận tiền qua quỹ trợ cấp xã hội là chuyện bất đắc dĩ mà thôi.
THEO FB HUỲNH MINH TÚ


CHƠI KIỂU GÌ CŨNG CHẾT, rủ nhau bỏ chứng khoán



CHUNGKHOAN-KHUNGHOANG


Đau lòng vì vốn đầu tư ngày càng teo tóp, mòn mỏi chờ cổ tức, nhiều NĐT đã rủ nhau rút khỏi chứng khoán.

Giá giảm, cổ tức không có

Chìm nghỉm trong đợt giảm giá rất mạnh cuối năm ngoái, ông Thành – một NĐT cá nhân tại Thanh Xuân, Hà Nội hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua đã rút kinh nghiệm chuyển sang chơi cổ phiếu cơ bản với những lựa chọn hết sức cẩn thận như HSG, MSN, GMD…
Dù vậy, sự may mắn vẫn chưa đến với ông, các DN làm ăn khá tốt, tăng tưởng và có lãi nhưng giá cổ phiếu vẫn đi xuống. Giá đại đa số các cổ phiếu “rất ngon” của ông Thành đều mất giá, tính chung cho tới nay đã thua lỗ 30-40%, tùy mã.
Tình trạng “chơi kiểu gì cũng chết” như ông Thành cũng là cảnh ngộ mà nhiều NĐT cá nhân gặp phải trong thời gian qua. Khi thị trường có sóng thì không bắt được, khi gió tan sóng hết thì lại nhảy vào ôm bom. Cổ phiếu có thông tin tốt, tăng giá mạnh thì họ cũng là người đến sau.
Một số NĐT tự an ủi rằng “đây là vùng đáy, mua vào về lâu dài kiểu gì cũng thắng, nếu không chỉ cần ăn cổ tức thôi cũng tốt rồi, không cần mất ăn mất ngủ, canh bảng lướt sóng như trước kia”. Điều cần quan tâm có lẽ chỉ là chọn sao cho được những cổ phiếu của các DN nghiệp có ngành nghề ổn định, ngành trụ cột của nền kinh tế, chọn những DN đầu ngành có tình hình làm ăn tốt là được.
Tuy nhiên, mọi chuyện không hề dễ ăn. Đợt sóng đầu năm 2013 đã không kéo dài như tính toán. Nhiều DN vẫn chìm ngập trong khó khăn. DN tốt thì có cổ phiếu giá quá cao, mua vào vẫn lỗ như thường. Cổ tức trả ở mức rất thấp và sự chậm trễ, trì hoãn trở nên khá phổ biến.
Gần đây, cho dù vĩ mô được nhận định có nhiều điểm sáng nhưng kết quả kinh doanh của nhiều DN niêm yết vẫn khá èo uột. Rất nhiều DN thua lỗ, thậm chí có tương lai mịt mờ không biết sống chết ra sao. Nhiều DN không trả cổ tức hoặc chi trả hoặc tạm ứng ở mức rất thấp, xoay quanh mức 5% như SFN (2%), HTL (5%), CII (4%), PVS (5%), CMV (5%)…
Thậm chí, không ít DN trong năm 2012 và đầu 2013 tìm cách trì hoãn trả cổ tức cho cổ đông. PTL gần đây bị cơ quan quản lý tuýt còi vì 4 lần gia hạn thời gian trả cổ tức 2011 dù chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ, 4%. CDC cũng xin gia hạn trả cổ tức đợt 1 năm 2011 đến 2014. Còn SD7 xin lùi trả cổ tức 2010 đến tận quý II/2014!…
Thay vì trả bằng tiền, nhiều đơn vị trong 1-2 năm gần đây chuyển sang trả cổ tức bằng cổ phiếu. Họ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, đồng thời tăng vốn, gia tăng quy mô DN.
Ở một số DN trong nhiều năm qua cổ đông không biết đến cổ tức như trường hợp PHS, CMG, SSI, SC5, PFV, MSN… Lý do có nhiều, có thể là thua lỗ, có thể là dành tiền cho mục đích phát triển dài hạn…

Đại gia lên sàn nhìn nhau

chứng khoán, cổ phiếu, thao túng, làm giá, giá trị thực

Giải thích cho tình trạng thị trường đi xuống, cổ phiếu giảm giá kéo dài, thanh khoản liên tục giữ ở mức thấp trong thời gian gần đây, nhiều CTCK cho rằng là bởi thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro trước những biến động địa chính trị trên thế giới. Dòng tiền đang khá thận trọng và chưa thực sự sẵn sàng tham gia thị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, niềm tin trên TTCK bị xói mòn trong nhiều năm qua dường như chưa được phục hồi trở lại. Nhiều NĐT cá nhân cho biết, họ đã thực sự chán nản và muốn thoát ra khỏi TTCK bởi thua lỗ nhiều, bởi chứng khoán không phải dành cho “nhỏ lẻ”, những người thiếu thông tin, không quyền lực, ít chiêu trò.
Rất nhiều người đã mất phần lớn số vốn đổ vào chứng khoán trong những năm gần đây. Họ thất vọng bởi thị trường đã giảm sâu trong nhiều năm qua nhưng vẫn không thể phục hồi. Rất nhiều cổ phiếu có giá vài ba nghìn đồng và phần lớn thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng.
Câu hỏi được đặt ra là các cổ phiếu bị đánh giá quá thấp hay thực tế giá trị chỉ có như vậy và thị trường đã phản ánh đúng?.
chứng khoán, cổ phiếu, thao túng, làm giá, giá trị thực
Khó có thể trả lời những câu hỏi như vậy bởi mỗi DN mỗi khác, mỗi cổ phiếu mỗi khác. Chỉ có điều, một số DN làm ăn tốt, chia cổ tức cao thì giá cổ phiếu lại cao ngất trời như VNM, TCT, VCF, HGM, DXP, BMP… Tính ra tỷ lệ lợi nhuận thu được từ cổ tức không hề cao, chưa muốn nói là rất thấp.
Một số mã có giá rất hấp dẫn như: PTG (giá 4.200 đồng/cp, trả cổ tức bằng tiền 1.000 đồng/cp), TVG (giá 1.900 đồng, cổ tức 2.000 đồng/cp), KBE (giá 5.500 đồng, cổ tức 2.000 đồng)… thì gần như không có giao dịch cả năm trời, muốn mua cũng không được, không có ai bán.
Trên thực tế, việc trực tiếp đầu tư cổ phiếu là rất khó khăn với các NĐT cá nhân, nhỏ lẻ. Trên thế giới, các NĐT cá nhân không tham gia trực tiếp mà đầu tư thông qua các tổ chức, các quỹ đầu tư. Tại Việt Nam, trong đề án tái cấu trúc TTCK cũng có một mảng quan trọng là tái cấu trúc NĐT theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, với trình độ của TTCK Việt Nam hiện nay có lẽ vẫn rất cần nhóm các NĐT nhỏ lẻ bởi các mảng quỹ đầu tư chưa phát triển, chưa đủ sự tin tưởng; các sản phẩm trên thị trường chưa đa dạng. Trong khi đó, các tổ chức cũng không dễ tìm các nguồn vốn từ ngân hàng, từ các nguồn khác để đầu tư vào chứng khoán. TTCK cũng không thể phụ thuộc vào khối ngoại bởi sự rút vốn ồ ạt của khối này có thể gây ra khủng hoảng.
Nhưng đáng buồn là, niềm tin vào thị trường, vào các doanh nghiệp, vào các ông chủ doanh nghiệp, vào sự minh bạch dường như vẫn đang tiếp tục bị bào mòn. Do vậy, chứng khoán có lẽ đang dần trở thành sân chơi của các đại gia với nhau và nếu đúng vậy tính thanh khoản có thể ngày càng bị đe dọa.
THEO VIETNAMNET

Trung tâm thương mại Hải Dương có thể bị sập !

(TNO) Trưa 15.9, sau nhiều giờ tích cực chữa cháy, lửa ở khu vực phía trước Trung tâm thương mại Hải Dương (TP.Hải Dương) cơ bản được dập tắt. Tuy nhiên, "bà hỏa" đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa bên trong. Trên các tầng lầu của trung tâm này khói vẫn bốc lên cuồn cuộn, lác đác vẫn có những tiếng nổ nhỏ phát ra từ phía trong.
Đến tận 12h trưa, khỏi vẫn bốc lên mù mịt tại trung tâm thương mại 2
Đến tận 12 giờ trưa nay, khỏi vẫn bốc lên mù mịt tại Trung tâm thương mại Hải Dương
Tại khu vực phía tây bắc, một góc trung tâm đã bị sạt. Ngọn lửa cộng với sức nóng khiến các cửa kính, cửa sắt cũng bị cháy trơ cả khung. Nhiều gian hàng tại tầng một cũng chịu chung số phận.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đến trưa hôm nay, có 16 xe cứu hỏa có mặt tại hiện trường và phun nước vào trong tòa nhà để tiếp tục dập lửa, đồng thời giảm hơi nóng. Trong khi đó một xe cẩu tiếp cận từ trên cao, phun nước xuống trung tâm tòa nhà. Các lính cứu hỏa cũng đã tìm cách tiếp cận vào dập lửa phía bên trong.
Công an cũng dựng nhiều hàng rào để ngăn người dân không vào khu vực nguy hiểm, trong khi hàng trăm người dân, tiểu thương vây kín phía ngoài.
Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận chữa cháy bên trong 1

Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận chữa cháy bên trong 2

Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận chữa cháy bên trong 5

Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận chữa cháy bên trong 6

Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận chữa cháy bên trong 7

Lực lượng cứu hỏa đang tiếp cận chữa cháy bên trong 8
Lực lượng cứu hỏa tiếp cận để chữa cháy bên trong
Đến tận 12h trưa, khỏi vẫn bốc lên mù mịt tại trung tâm thương mại 1
Đến trưa nay khói vẫn bốc lên cuồn cuộn từ tòa nhà
Một số tiểu thương cho biết khoảng 4 giờ sáng biết tin cháy, khi chạy đến thì cả trung tâm đã chìm trong lửa. Tất cả đành bất lực đứng nhìn, có nhiều người đã ngất xỉu vì số vốn đầu tư vào gian hàng quá lớn giờ hàng hóa đã cháy thành tro bụi.
Tại hiện trường, thông qua hệ thống loa phát thanh, Chủ tịch UBND TP.Hải Dương yêu cầu các lực lượng chức năng phong tỏa khu vực bị cháy, đặc biệt nghiêm cấm người dân qua lại vì nhiều khả năng trung tâm sẽ bị sập.
P.H.S

Huy động gần 1.000 người chống sạt lở bờ biển !

(TNO) Ngày 15.9, UBND xã Hải Dương (TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) đã huy động gần 1.000 cán bộ và nhân dân để đắp kè đá, chống sạt lở bờ biển tại khu vực xóm Gềnh - Cồn Đâu thuộc thôn Thái Dương Hạ Nam (xã Hải Dương).
Người dân tích cực làm bờ kè 1
Người dân tích cực làm bờ kè
Đoạn bờ biển từ xóm Gềnh đến xóm Cồn Đâu thuộc xã Hải Dương nhiều năm qua đã bị sạt lở nghiêm trọng. Trong năm 2012, bờ biển tại khu vực xóm Gềnh - Cồn Đâu đã bị sạt lở với chiều dài hơn 200 m và cũng đã được chính quyền địa phương và các ban, ngành tập trung xử lý, đắp kè, rọ đá để bảo vệ.
Người dân tích cực làm bờ kè 2
Cùng giúp đỡ nhau "hoàn thành nhiệm vụ"
Năm nay, bờ biển tiếp giáp với khu vực sạt lở được kè bảo vệ tại xóm Gềnh và xóm Cồn Đâu thuộc thôn Thái Dương Hạ Nam tiếp tục bị xâm thực sâu trên 10 m, dài trên 150 m, gây sạt lở nghiêm trọng và có nguy cơ sẽ mở cửa biển mới nếu không xử lý trước mùa mưa bão.
Để khắc phục và chống sạt lở bờ biển, trong mùa mưa bão năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã hỗ trợ trên 400 triệu đồng cho xã Hải Dương mua đá và lưới sắt để kè bảo vệ bờ biển.
Từ nguồn hỗ trợ của tỉnh, chính quyền xã đã huy động gần 1.000 cán bộ và nhân dân địa phương cùng tham gia mỗi người một ngày công để kè đá chống sạt lở bờ biển. Trong ngày các lực lượng đã đắp được hơn 600 m3 đá hộc, 400 rọ thép, 1.000 m2 vải lọc và 150 m3 cát.
Trước đó, do sạt lở bờ biển xã Hải Dương đã phải di dời người dân vào định cư ở hai khu tái định cư 1 và 2 để ổn định cuộc sống.
Tin, ảnhBùi Ngọc Long

Công ‘mô tô’ là ai?

Thông tin Công “mô tô” bị khởi tố liên quan đến phi vụ “biến xe sang thành xe nát” hôm qua đã thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó không ít người từng là nạn nhân của y tại TP.HCM.
Công ‘mô tô’ là ai ?
Công an phường đến can thiệp tại cửa hàng của Công “mô tô” - Ảnh: C.T.V
Trên thực tế, Công “mô tô” từng nổi tiếng khi “mặn nồng’’ với một người đẹp tên tuổi, rồi đến sự kiện thuê trực thăng cẩu mô tô “khủng” từ Vũng Tàu về TP.HCM, nhưng trong giới mô tô ở Sài Gòn khi nhắc đến Công ai cũng lắc đầu ngao ngán.
Bán xe và bị kiện
Huỳnh Văn Xuân “kinh qua” nhiều nghề, nhưng chỉ đến khi len lỏi vào giới cò mua bán xe gắn máy, rồi đến mô tô phân khối lớn, thì mới bắt đầu “chết” danh Công “mô tô”.
Khi mở Công ty TNHH DV-TM Thành Công Sài Gòn (trụ sở chính ở đường 3 Tháng 2, P.2, Q.11), Công “mô tô” đã bắt đầu khiến nhiều khách hàng bực bội. Tại địa chỉ chi nhánh ở đường Trần Phú, P.7, Q.5, cửa hàng Công - Motor (chuyên mua bán, ký gửi các loại xe mô tô) đã  bày ra nhiều trò khiến nhiều người bị “sập bẫy”. Khi khách mua xe, Công “mô tô” bắt phải trả hết tiền để nhập xe nhưng không chịu đóng thuế hải quan nên không thể làm thủ tục đăng ký xe dẫn đến kiện cáo. Thậm chí, Công “mô tô” rủ người quen bỏ vốn hùn hạp nhập nhiều lô hàng mô tô trị giá cả chục tỉ đồng về bán, sau đó đưa nhiều lý do thua lỗ, mất tiền...
Ngày 25.2.2010, một khách hàng tên Tùng mua chiếc mô tô trị giá 6.300 USD; đặt cọc trước 20 triệu đồng và Công “mô tô” hẹn 15 ngày sau giao xe và giấy tờ xe. Nhưng mãi đến cuối tháng 5.2010, y mới giao xe và anh Tùng đưa thêm 4.000 USD, số tiền 1.300 USD còn lại sẽ trả nốt sau khi nhận đầy đủ giấy tờ. Anh Tùng mang xe về đi được một tuần thì Công “mô tô” đến mượn xe đi đăng kiểm để làm giấy tờ, nhưng đến nay cũng không trả lại xe và không giao giấy tờ xe. Nhiều lần anh Tùng đến đòi lại tiền nhưng Công “mô tô” tránh né. Bức xúc, chiều 27.9.2012, bà N.T.Hoa (mẹ của anh Tùng) đến cửa hàng đòi lại tiền thì bị bảo vệ ở đây xô ngã, bị thương phải đưa đi bệnh viện cấp cứu...
Khoảng tháng 4.2009, anh N.A.K (32 tuổi, ngụ Q.8), mua chiếc xe tay ga phân khối lớn trị giá 6.500 USD (đưa trước 4.500 USD) và hẹn 15 ngày sau đến lấy giấy tờ. Tuy nhiên, anh K. đợi hoài vẫn không thấy Công “mô tô” giao giấy tờ. Mỗi lần anh K. gọi điện hỏi thì Công “mô tô” viện lý do giấy tờ hải quan bị “kẹt”... Mặc dù, anh K. nhiều lần đến tận cửa hàng yêu cầu giao giấy tờ hoặc trả xe lấy tiền lại, nhưng Công cố tình lẩn tránh. Cuối cùng, anh K. phát hiện không chỉ có mình bị “dính” mà nhiều người khác cũng “gặp nạn” tương tự. Quá bức xúc, một nhóm khoảng 7 nạn nhân đã cùng nhau đến cửa hàng yêu cầu giải quyết, nhưng bị bảo vệ ngăn cản không cho vào. Hai bên đã giằng co với nhau quyết liệt gây mất trật tự công cộng buộc công an phường phải can thiệp.
Nhiều người khác cũng từng đến tòa soạn Báo Thanh Niên tố cáo bị Công “mô tô” dọa đánh, chém, do liên quan đến việc mua bán mô tô. Khi PV Thanh Niên tìm hiểu thực hư thì Công không tiếp xúc.
Công ‘mô tô’ là ai ?
Roi điện thu giữ được tại công ty bảo vệ của Công “mô tô” - Ảnh: Đàm Huy
“Thảm đỏ”, chân dài, chủ nợ...
Sau những vụ ồn ào liên quan đến mô tô, Công “mô tô” chuyển hẳn sang kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Năm 2010 được xem là thời điểm Công “dồn hết sức lực” vào lĩnh vực này.
Với sở thích muốn mọi người “đề cao mình”, Công “mô tô” đã đưa ra một quy định khác người, đó là mỗi buổi sáng khi y đến công ty thì lực lượng bảo vệ phải xếp hàng (2 bên) đứng nghiêm chào đón y bước trên thảm đỏ vào công ty làm việc. Chưa hết, để “lấy le” với người đẹp, Công điều động hàng chục quân đi theo mở đường, khóa đuôi bảo vệ đình đám cho siêu mẫu thời điểm đó của Công.
Công “mô tô” cũng từng ồn ào việc bỏ ra hơn 2,5 tỉ đồng để thuê trực thăng cẩu xe mô tô “khủng” về TP.HCM, nhưng ít ai biết rằng số tiền này y vay mượn của bà Ng. (ngụ Q.6) để tổ chức. Sau này, bà Ng. nhiều lần đòi tiền nhưng y không có, phải xin trả dần.
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ bảo vệ, lính của Công “mô tô” cũng gây nhiều tai tiếng chẳng kém y. Điển hình như vụ dùng roi điện tấn công dã man một Việt kiều tại quán cơm trên địa bàn Q.1. Sau vụ việc này, cơ quan công an còn phát hiện công ty bảo vệ của Công “mô tô” chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự nhưng đã đưa vào hoạt động; chưa có giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ nhưng tự ý trang bị nhiều roi điện, trong đó có roi điện hình dạng giống khẩu súng, dùi cui...   
Cuối năm 2012, Công “mô tô” dời công ty bảo vệ đến một địa điểm mới cũng trên địa bàn Q.5 và thiết kế trang phục có gắn “quân hàm”, mũ gắn quốc huy, màu áo quần giống màu trang phục của lực lượng cảnh sát cơ động. Cũng vào thời điểm này, Công điều 6 “lính” đi trên xe jeep mui trần, tháp tùng một chủ nợ (ngụ Q.3), xông vào trụ sở Công an P.2 (Q.Tân Bình) gây rối.
“Những nhân viên bảo vệ này tỏ thái độ hung hăng xông vào trụ sở phường đòi đi theo thân chủ của họ tham dự buổi hòa giải về vụ việc ẩu đả do nợ nần xảy ra trước đó. Khi công an ngăn lại vì không phải đối tượng được mời thì họ xô đẩy công an, đòi xông lên lầu tham dự. Nhóm bảo vệ này còn tuyên bố họ được quyền đi đến bất cứ nơi nào, vào bất cứ cuộc họp nào để bảo vệ thân chủ của họ. Sau đó, công an phường phải mời trưởng khu phố ra làm chứng, đồng thời báo hình sự quận xuống hỗ trợ nhóm này mới chịu rút về”, một lãnh đạo Công an P.2 (Q.Tân Bình) bức xúc.

Bắt tạm giam, khám xét nơi ở
Liên quan đến Công “mô tô”, ngày 14.9, nguồn tin Thanh Niên cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khám xét nơi ở, nơi làm việc và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với 7 bị can. Trong đó 4 người là lãnh đạo các đội quản lý thị trường (QLTT) thuộc Chi cục QLTT tỉnh Hải Dương, gồm: Trần Quốc Huy (49 tuổi) và Phạm Đình Quang (40 tuổi), là đội trưởng và đội phó Đội QLTT số 3; Ngô Văn Tới (50 tuổi), đội phó Đội QLTT số 2; Phạm Đăng Duyên (33 tuổi), đội phó Đội QLTT số 5; Nguyễn Văn Thắng (44 tuổi), đội trưởng Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc Chi cục Thuế H.Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; Bùi Mạnh Hùng (39 tuổi) nguyên Phó phòng Tài chính - Kế hoạch, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng H.Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Huỳnh Văn Xuân, Giám đốc Công ty TNHH DV-TM Thành Công Sài Gòn, tức Công “mô tô” cũng đã bị bắt tạm giam.
Thái Sơn
Đàm Huy

Cảnh hoang tàn trong Trung tâm Thương mại Hải Dương



Ngọn lửa được dập tắt, bên trong trung tâm thương mại ba tầng chỉ còn lại những thanh sắt cong vênh vì sức nóng, khói bụi bê tông mù mịt, và tro tàn hàng hóa đã cháy.

c55-JPG-2842-1379244191.jpg
Đám cháy ở Trung tâm Thương mại Hải Dương bắt đầu rạng sáng nay, thiêu rụi nhiều gian hàng và làm một góc tòa nhà ba tầng bị sập. Bên trong tòa nhà ngổn ngang khung sắt thép của các kios.
c20-JPG-7804-1379229142.jpg
Đến 12h30, lửa được khống chế sau gần chục giờ hoành hành.
c23-JPG-3057-1379229142.jpg
Cảnh sát bắt đầu dẫn vòi vào bên trong tòa nhà để dập nốt tro tàn còn âm ỉ.
c25-JPG-6993-1379229143.jpg
Khói vẫn dày đặc và ngột ngạt. 
c22-JPG-5772-1379229142.jpg
Các chiến sĩ cứu hỏa phải đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc. Người dân chưa được vào bên trong do lo ngại nguy cơ sập.
c58-JPG-6671-1379244192.jpg
Phía sau Trung tâm Thương mại Hải Dương, nơi một phần tòa nhà bị đổ sập.
c59-JPG-2741-1379244192.jpg
Tổng thiệt hại của vụ hỏa hoạn ước tính 500 tỷ đồng.
c61-JPG-9989-1379244192.jpg
Hầu hết gian hàng ở các tầng đều cháy rụi.
c63-JPG-9376-1379244192.jpg
Ngọn lửa âm ỉ suốt chục giờ khiến Trung tâm thương mại lớn nhất Hải Dương có nguy cơ sập.
 
c29-JPG-2839-1379233631.jpg
Một phần của tòa nhà sập hết bê tông, trơ khung sắt.
c34-JPG-2493-1379229144.jpg
Phía bên ngoài, các xe chữa cháy cùng rất đông cảnh sát cứu hỏa của Hưng Yên, Hải Dương vẫn miệt mài công việc, bơm nước vào dập tắt tro tàn âm ỉ đang bốc lên từ bên trong.
c35-JPG-3528-1379229144.jpg
Một người kinh doanh trước cảnh tro tàn của Trung tâm Thương mại Hải Dương. Đây là vụ cháy lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn, thiêu rụi tài sản của 530 hộ tiểu thương.
Quý Đoàn

Cháy TTTM Hải Dương: PCCC bộc lộ nhiều yếu kém?



(Kienthuc.net.vn) - Các tiểu thương cho rằng do công tác chữa cháy triển khai chậm và yếu nên để ngọn lửa lan rộng và không thể khống chế được. Trước đó, trong TTTM này, 20 gian hàng mới có 2 bình chữa cháy mini...

Vụ cháy kinh hoàng tại TTTM Hải Dương xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 15/9 tuy nhiên đến thời điểm 13h30 cùng ngày lực lượng cứu hộ vẫn chưa khống chế được ngọn lửa. Sau khi nỗ lực cứu hỏa tưởng như đã dập tắt được đám cháy thì ngọn lửa lại bùng lên. Trước sự bất lực của lực lượng cứu hỏa là ánh mắt đượm buồn của các tiểu thương đang kinh doanh buôn bán tại TTTM Hải Dương.
Theo các tiểu thương, nguyên nhân dẫn đến việc ngọn lửa thiêu trụi toàn bộ các gian hàng là do công tác chữa cháy chậm. Theo phản ánh của các tiểu thương, vụ cháy xảy ra lúc 3 giờ sáng. 30 phút sau lực lượng cứu hỏa có mặt nhưng chỉ có 4 xe được điều đến. Với số lượng xe cứu hỏa ban đầu ít trong khi đám cháy đã lan tứ phíanên lực lượng cứu hỏa chỉ triển khai được tại mặt phía nam của trung tâm, tất cả những vị trí còn lại, hàng trăm gian hàng lửa bốc cháy dữ dội, thiêu rụi tất cả hàng hóa. Lúc này phía trong trung tâm, có nhiều tiếng nổ lớn phát ra. Những khối hàng hóa, bê tông đổ ầm ầm, các cửa kính nổ vụn...
 Đến khoảng 1 giờ 30 phút, TTTM Hải Dương vẫn âm ỉ cháy
 Trong khi đó các xe cứu hỏa đã ngừng phun nước
Khoảng 4 giờ 45 phút sáng mới có thêm 1 xe cứu hỏa tiếp cận mặt chính của Trung tâm phía đông hướng đối diện với Nhà thi đầu Thể thao Hải Dương. Tiếp đó, khoảng 10 phút sau mới có lực lượng cứu hỏa tại mặt phía tây của TTTM. Đúng thời điểm này, tại TTTM phía Tây, mái trần của một phần trung tâm dài 100m sâu 30m đã bị sập hoàn toàn.
 Dù đã cố gắng phun nước lên tầng 3 nhưng chỉ như "đá ném ao bèo"
Về số lượng xe cứu hỏa được điều động đến chữa cháy theo, theo đại tá Nguyễn Đức Hiển, PGĐ Công an tỉnh Hải Dương, Công an tỉnh đã huy động toàn bộ lực lượng phòng cháy, chữa cháy, trong đó có 6 xe chữa cháy của đơn vị tới hiện trường. Đồng thời huy động phương tiện, lực lượng chữa cháy của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại, Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch và Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương đến phục vụ công tác chữa cháy. Khoảng 6 giờ sáng ngày 15/9, 4 xe chữa cháy của Công an tỉnh Hưng Yên mới đến hiện trường hỗ trợ khống chế ngọn lửa. Tuy nhiên do lửa bao trùm toàn bộ trung tâm nên việc khống chế rất khó khăn. Lực lượng cứu hỏa đã cho xe cứu hỏa phun vòi rồng lên các gian hàng tầng 1 rồi tiến tới tầng 2 của Trung tâm nhưng mới chỉ dừng lại ở phun nước bên ngoài Trung tâm. Đến 9 giờ khi bên ngoài Trung tâm lửa đã tắt, lực lượng cứu hỏa phun nước tiếp vào các gian hàng bên trong. Nhưng do TTTM có diện tích lớn, ngọn lửa vẫn âm ỉ bên trong cho đến khi bùng phát trở lại vào lúc 13 giờ chiều. Lúc này hầu hết lực lượng cứu hộ đã ngồi nhìn, các xe cứu hộ nằm chỏng chơ.
Điều đáng nói, theo phản ánh từ các tiểu thương có gian hàng tại Trung tâm TM Hải Dương, từ trước đến nay họ không được tập huấn phòng CCCC cũng như các trang thiết bị cứu hỏa tại TTTM Hải Dương còn rất thiếu.
 Các tiểu thương phản ánh 20 gian hàng mới có 2 bình cứu hỏa mi ni
“Cả dãy khoảng 20 gian hàng mới có một, hai bình cứu hỏa. Ban quản lý Trung tâm chưa từng hướng dẫn cho chủ cửa hàng phương thức phòng cháy chữa cháy. Hơn nữa công tác cứu hỏa chậm khiến ngọn lửa bùng to hơn dẫn đến việc khó khăn trong khống chế ngọn lửa đồng thời khiến tài sản các tiểu thương bị thiêu rụi”, chị Nguyễn Thị Nhung, người có 2 ki ốt bán quần áo tại TTTM Hải Dương với tài sản trị giá hơn tỷ đồng cho biết.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (SN1975) chủ ki ốt quần áo tại tầng 2 trị giá khoảng hơn 400 triệu đồng, bức xúc: “Sau khi đám cháy xảy ra, lực lượng cứu hỏa điều 4 xe đến, nhưng để nguyên. Lúc 3 giờ, ở góc Mạc Thị Bưởi chỗ dãy hàng ăn, các xe cứu hỏa hết nước. Nếu triển khai phun nước dập lửa ngay thì lửa không lên đến tầng 2 được. Đêm xảy ra vụ hỏa hoạn, bảo vệ trực tại Trung tâm gồm 6 người, không hiểu họ làm gì mà không phát hiện ngay đám cháy. Bình thường cứ 6 rưỡi tối là cắt toàn bộ điện ở các gian hàng nên không thể chập điện được".
Thông tin mới nhất, đến thời điểm 13 giờ 30 phút, ngọn lửa vẫn âm ỉ cháy. Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện công tác bảo vệ hiện trường xung quanh Trung tâm, tránh kẻ gian đột nhập trộm cắp tài sản.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật…
Hải Ninh