THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 May 2013

Báo Trung Quốc dọa dẫm ASEAN, Việt Nam và Philippines

(TNO) China Daily, nhật báo tiếng Anh có số lượng phát hành lớn nhất Trung Quốc, vừa có động thái dọa dẫm các quốc gia thành viên của khối ASEAN thông qua bài xã luận mang tựa đề Dẹp các rắc rối trên biển của Ruan Zongze, Viện phó Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, đăng hôm 4.5.
“ASEAN phải ngăn không cho các thành viên của mình gia tăng rắc rối để đảm bảo mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á luôn được ổn định”, Zongze ngang ngược viết trên China Daily.
Thông qua bài viết ông này lên giọng "kể cả" rằng Trung Quốc muốn được thấy ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của khu vực, nhưng “tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Nam (biển Đông - PV) đã làm xấu đi mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN”.
“Một số thành viên ASEAN đã cố tình phá hoại quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc vì lợi ích của họ thông qua việc gây rắc rối tại vùng biển Hoa Nam (biển Đông). Việt Nam và Philippines chiếm đóng các vùng biển và hải đảo của Trung Quốc và đang cố lợi dụng các thế lực ngoại bang để củng cố sự chiếm đoạt phi pháp này”, tác giả này trắng trợn vu cáo trong bài viết trên China Daily.
Sau một hồi vòng vo về “thế lực ngoại bang”, Zongze lộ rõ sự bực tức đối với Mỹ khi khẳng định “Tình hình biển Hoa Nam (biển Đông) căng thẳng một phần vì chính sách tập trung vào châu Á của Mỹ”.
“Và Nhật Bản, vốn có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở quần đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku - PV), cũng đã hùa theo trò chơi của Mỹ để thừa nước đục thả câu tại các vùng biển đang có tranh chấp”, tác giả Trung Quốc nhận định trong bài báo.
Trong bài viết Zongze còn cho rằng, trong số các nước thành viên ASEAN, Indonesia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển Đông; nhưng “khác với Việt Nam và Philippines, hai nước này muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán”.
“Cả Thái Lan và Singapore cũng cùng chia sẻ vùng biển Hoa Nam (biển Đông) nhưng không muốn gây tranh chấp làm ảnh hưởng đến quan hệ bằng hữu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN”, bài báo cho biết.
Bài viết của Zongze được China Daily đăng tải nhân chuyến đi thăm bốn nước ASEAN là Indonesia, Brunei, Thái Lan và Singapore - từ hôm 30.4 đến 5.5, của tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Việt Nam và Philippines, hai nước mà Zongze liên tục chỉ trích là không có thiện chí với một Trung Quốc “luôn coi trọng quan hệ với các nước ASEAN” trong bài viết của mình thì không có tên trong lịch trình chuyến công cán ngoại giao các nước ASEAN của ông Vương lần này.
Hoàng Uy

4 đàn ông 'nổi điên' vây đánh nữ nhân viên thu phí bến phà



Người phụ nữ chống nạnh la lối và bị 4 người đàn ông kia cầm gậy, mũ bảo hiểm xông vào túm tóc, song phi...
Đánh nhau té xuống đường vì quẹt xe gãy gương

Do mâu thuẫn việc thu phí bến phà, 4 người đàn ông mặc quần cộc hùng hổ xuống xe xúm vào đánh đập vào một nữ nhân viên. Một nam nhân viên của trạm thu phí nhảy vào can ngăn nhưng không được. Vụ việc diễn ra tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy, Quảng Ninh vào ngày 28/4.
*Video 4 người đàn ông vây đánh 1 nữ nhân viên thu phí
4 người hùng hổ bước xuống xe.
Túm tóc nữ nhân viên lôi xuống nhưng chị này né được.
Một người tóc ngắn, đeo kính đen tay cầm hung khí.
Cuối cùng 4 người hợp sức lôi được chị này xuống khỏi bốt.
Và một người trong nhóm "song phi" vào nữ nhân viên bán vé đang ngã dúi dụi, nhưng không có chân trụ nên cũng bị té ngửa.
Nguyễn Mạnh Hà

Thống đốc tái khẳng định không bình ổn giá vàng



Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 5/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định không có mục tiêu bình ổn giá vàng và chênh lệch giá hiện nay, ngân sách nhà nước và nhân dân hưởng lợi.
'Không đấu thầu thị trường vàng còn bất ổn'
'Vàng đã bớt còn lấp lánh'

- Có một người dân viết: “Ngân hàng Nhà nước cứ nói là bình ổn thị trường vàng nhưng không nhằm mục tiêu bình ổn giá. Tôi nghĩ bình ổn thị trường vàng chính là bình ổn giá”. Xin Thống đốc trả lời?
- Đúng là một trong những nội dung bình ổn thị trường là làm sao ổn định được giá cả. Tuy nhiên khái niệm bình ổn một thị trường vàng, tức là thị trường không phải là các mặt hàng ưu tiên, thì giá cả phải do lực lượng thị trường quyết định nhưng không bị chi phối bởi các nhóm lũng đoạn. Đó là cái chúng ta cho rằng là mục tiêu để ổn định thị trường.
Thống đốc cho rằng ngân sách Nhà nước và người dân được hưởng lợi khi có chênh lệch giá vàng. Ảnh: Thanh Lan.
Thống đốc cho rằng ngân sách Nhà nước và người dân được hưởng lợi khi có chênh lệch giá vàng. Ảnh: Thanh Lan.
Tôi cho rằng có sự hiểu nhầm giữa khái niệm ổn định giá với khái niệm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
- Vậy theo ông, phải hiểu như thế nào mới đúng?
- Vừa qua, giá vàng trong nước hôm nay là 42 triệu đồng, ngày mai có thể cũng quanh mức 42 triệu nhưng ngày hôm qua chênh lệch giữa giá thế giới có thể là 2 triệu đồng còn hôm nay có thể lên tới 5-6 triệu đồng rồi. Đó là hai khái niệm khác nhau.
Như thế chúng ta thấy giá vàng trong nước về cơ bản vẫn ổn định nhưng so với giá vàng thế giới thì khoảng cách đã giãn ra. Chúng ta hiểu như thế giữa khái niệm là giá vàng trong nước và chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
- Giá thế giới và trong nước vẫn giữ chênh lệch ở mức cao, ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng ra để can thiệp. Tại sao lại có tình trạng này?
- Luật Ngân hàng Nhà nước cũng như Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nêu rõ mục tiêu là ổn định thị trường chứ không có mục tiêu ổn định hay làm cho giá trong nước với thế giới thu hẹp.
Đồng tiền của Việt Nam chưa chuyển đổi nên chế độ quản lý ngoại hối so với nhiều nước còn tương đối chặt, hay nói một cách khác những cái tự do trong ngoại hối vẫn còn có nhiều nội dung phải quản lý. Nếu nói rộng ra thì giữa thị trường ngoại hối trong nước và nước ngoài là không liên thông.
Vàng về bản chất là ngoại tệ, ta không sản xuất mà nhập khẩu. Do vậy nếu một bên thị trường ngoại tệ không liên thông mà lại để thị trường vàng liên thông thì chính chúng ta làm tỷ giá bị chao đảo theo giá thế giới. Đó là thực tế trong thời gian trước đây khi chưa có Nghị định 24.
Để đạt được những điều đó thì phải ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
- Mục tiêu bình ổn thị trường có bao gồm mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hay không và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?
- Do thị trường vàng trong nước - thế giới không liên thông và thị trường vàng trong nước có sự độc lập tương đối nên có sự chênh lệch lúc cao, lúc thấp giữa giá với thế giới.
Qua 5 phiên đấu thầu đầu tiên, giá vàng từ mức 46 – 47 triệu đồng về quanh mức 42 – 43 triệu đồng, chênh lệch với thế giới từ 6 triệu xuống 2,5 – 3 triệu đồng. Thế nhưng khi làm được vậy rồi thì giá vàng thế giới lại sụt quá nhanh nên khoảng cách lại dãn ra quá lớn.
Nếu điều chỉnh ngay giá sát với thế giới như trước đây sẽ tạo ra làn sóng đầu cơ rất lớn và hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, tỷ giá bị ảnh hưởng. Nhưng thời gian qua, giá có sự ổn định tương đối nên điều đó không xảy ra, động cơ đầu cơ vào vàng không còn hấp dẫn như trước đây nữa.
Mục tiêu trước mắt và trực tiếp của chúng ta là bình ổn thị trường vàng nói chung và bình ổn giá vàng trong nước để tránh đầu cơ, trục lợi. Nếu chúng ta làm tốt được điều này và ổn định kinh tế vĩ mô, có thể tin tưởng trong trung và dài hạn sẽ đưa giá trong nước về sát thế giới. Còn trong ngắn hạn, chênh lệch này vẫn chưa thu hẹp được ngay.
- Theo Thống đốc, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao thì ai sẽ là người được hưởng lợi?
- Trước đây với những người có vàng muốn bán thì rõ ràng ở mức độ nào đó họ được hưởng lợi khi giá trong nước cao hơn thế giới. Nhưng với người cần mua vàng, có vẻ là họ bị thiệt vì phải mua với giá cao hơn. Nhưng phải thấy rằng nếu mua giá cao hơn thì cũng bán giá cao. Do vậy sự chênh lệch ở đây không phải là cái thiệt thòi của người mua - bán, mà chỉ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán thôi. Còn nếu anh mua giá cao, anh cũng bán được giá cao thì sự chênh lệch ở đây không ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua bán vàng trong nước.
Hoạt động kinh doanh vàng tiêu tốn một lượng ngoại tệ rất lớn - vốn không dồi dào và cần ưu tiên cho các mục tiêu phát triển xã hội. Nhưng vì còn thị trường vàng nên vẫn phải dùng một lượng ngoại tệ nhất định để tạo ra nguồn cung hàng hóa.
Nếu như trước đây cho nhập vàng (tư nhân, các tổ chức kinh tế nhập vàng hoặc nhập lậu) thì toàn bộ sự chênh lệch giá nội - ngoại do các đối tượng kinh doanh này được hưởng và người dân không được gì. Nay toàn bộ do nhà nước đảm nhiệm nên chênh lệch này thuộc về ngân sách nhà nước để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội.
Về việc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, mục tiêu trước mắt và trực tiếp là bình ổn thị trường vàng nói chung trong đó có bình ổn giá trong nước để tránh việc đầu cơ trục lợi do giá lên xuống thất thường. Nếu chúng ta làm tốt công tác này cộng với việc tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô thì chắc chắn rằng giá trong nước và thế giới sẽ sát lại gần nhau hơn như thực tế trong 5 phiên đấu thầu đầu tiên. Cho nên trung và dài hạn thấy rằng có thể đưa được, thế nhưng trong ngắn hạn khi giá vàng thế giới có biến động thì có thể giãn ra nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời.
Kỳ Duyên

Hàng nghìn dân thủ đô ăn uống bằng nước ao tù



Nước giếng khoan cạn kiệt, từ nửa năm nay, vài nghìn người dân ở ngoại thành Hà Nội đã phải hút nước từ ao bẩn lên để nấu ăn, tắm rửa.

Nằm cách trung tâm thủ đô gần 40 km, thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội) có gần 1.000 hộ với gần 7.000 dân sinh sống. Tuy nhiên, từ nửa năm nay, nguồn nước giếng khoan đã bị cạn kiệt nên người dân phải bơm nước từ ao về nhà để dùng sinh hoạt.
Dưới ao làng, các ống nước chạy chằng chịt dẫn vào các máy bơm được đặt trên bờ.
Dù nước bẩn, đầy rác thải nhưng người dân vẫn chấp nhận dùng bởi nếu không thì phải đi mua nước sạch từ các huyện, xã, thôn khác mất nhiều thời gian và tiền bạc.
Cái ao to nhất thôn này vừa là nơi hút nước, vừa là nơi giặt giũ, và vứt rác.
Nhiều đường ống dài cả km chạy ngoắt nghéo vào sâu trong các ngõ nhỏ của làng.
Nước ao làng được bơm thẳng vào bể nhà ông Kỷ ở xóm Ngánh. Loại nước màu xanh đen nổi đầy bọt.
Còn tại nhà ông Bùi Cảnh, nước hơi có màu vàng vàng được xả thẳng xuống thùng.
Ông Cảnh chờ nước ao lắng bẩn xuống rồi từ từ múc nhẹ vào bể lọc. Nhiều tháng nay, ông đầu tư một hệ thống lọc nước mất hơn 3 triệu đồng.
Tại nhà anh Nguyễn Quý Mọc, dù đã 4 lần làm giếng khoan ở các vị trí khác nhau nhưng rất khó khăn để hút được nước lên sử dụng. Gia đình anh đang phải đi xin nước nhà họ hàng để dùng.
Giếng khoan thứ 4 của anh Mọc sâu 70 mét nhưng hút ra toàn nước bẩn màu vàng đục. Cứ khoảng 1 đến 2 phút mới bắn ra một tia nước, chờ đợi cả tiếng đồng hồ không đầy chậu.
Bể nước giếng khoan khác gần đó của nhà anh đã khô, không thể hút được nước.
Trong khi chờ đợi nước sạch về làng để được đảm bảo sức khoẻ, người dân vẫn phải chấp nhận sử dụng nước lọc từ ao tù.
Hoàng Hà