THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
22 August 2013
Mỹ cảnh báo Trung Quốc không “đe dọa và ép buộc” trên biển
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Lầu Năm góc ngày 19.8.
Sau hơn 3 tiếng hội đàm ở Lầu Năm góc hôm 19.8, trước tuyên bố cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn rằng Trung Quốc “không nhượng bộ” khi đụng chạm đến lợi ích cốt lõi của nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định quan điểm của Mỹ rằng bất đồng phải được giải quyết theo phương thức hòa bình và không áp bức.
Không đe dọa và ép buộc
Mặc dù tướng Thường Vạn Toàn và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel đều tỏ ra lạc quan về quan hệ quân sự Trung - Mỹ, song ông Thường một lần nữa khẳng định “không ai có thể ảo tưởng Trung Quốc sẽ từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc”.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Hagel tái khẳng định, Mỹ duy trì thế trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng khẳng định những vụ tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết trong hòa bình, chứ không phải “đe dọa và ép buộc”.
Trong cuộc hội đàm, cả hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Ông Chuck Hagel Mỹ muốn có “một quan hệ tích cực, xây dựng với Trung Quốc” và các cuộc tiếp xúc giữa giới quân sự hai nước đóng vai trò quan trọng cho định hướng này. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn khẳng định, Trung Quốc muốn nâng “hợp tác quân sự với Mỹ lên một tầm cao mới”, nhưng nhấn mạnh rằng đây “không phải là một quan hệ bị bất kỳ bên nào chi phối”. Theo ông Thường, quan hệ quân sự hai nước nên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, thay vì “nghi ngờ lẫn nhau”.
Trung Quốc lo ngại chính sách tái cân bằng của Mỹ
Liên quan đến việc Mỹ đang theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở biển Đông, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nói rằng, chính sách chuyển hướng này gây ra một số quan ngại tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các cuộc tập trận do Mỹ đứng đầu “càng làm phức tạp tình hình trong khu vực”. Tướng Trung Quốc cảnh báo, sự chuyển hướng của Mỹ sang Châu Á phải không nhằm vào bất kỳ nước nào. “Chúng tôi muốn chiến lược tái cân bằng này cũng cân bằng đối với các nước khác nhau, bởi thực chất của tái cân bằng là cân bằng”.
Vấn đề tấn công mạng cũng chiếm thời lượng lớn trong cuộc hội đàm. Bộ trưởng Hagel cho biết, hai nước đã lập nhóm làm việc cấp chuyên viên để bàn về các cuộc tấn công mạng. Người đồng cấp Thường Vạn Toàn nói Trung Quốc đang bị “đe dọa nghiêm trọng” bởi các cuộc tấn công mạng và muốn cùng Mỹ thăm dò cách giải quyết, thay vì tố giác không có cơ sở và nghi ngờ lẫn nhau.
Trong lúc các nước ASEAN cố gắng có một tiếng nói chung khi đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), thì Trung Quốc tỏ ra không mấy vội vã để có bộ quy tắc này. Trước ngày họp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng này, lập trường của Trung Quốc được phản ánh trên báo chí trong nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Ông Tô Hiểu Huy - Phó ban Chiến lược quốc tế tại Viện Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc - cho rằng ASEAN và Trung Quốc “có sự khác biệt về tư duy”. Lập trường cơ bản của Trung Quốc là muốn COC tạo bộ khung tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Trong khi đó, các bên khác xem COC thực sự là một cách giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Truyền thông Trung Quốc nói rằng, cần “thêm thời gian” và “không nên vội vàng” ký kết COC trên biển Đông, trái hẳn với những phát biểu gần đây của lãnh đạo nước này.
Mặc dù tướng Thường Vạn Toàn và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel đều tỏ ra lạc quan về quan hệ quân sự Trung - Mỹ, song ông Thường một lần nữa khẳng định “không ai có thể ảo tưởng Trung Quốc sẽ từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc”.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Hagel tái khẳng định, Mỹ duy trì thế trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ các nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng khẳng định những vụ tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết trong hòa bình, chứ không phải “đe dọa và ép buộc”.
Trong cuộc hội đàm, cả hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Ông Chuck Hagel Mỹ muốn có “một quan hệ tích cực, xây dựng với Trung Quốc” và các cuộc tiếp xúc giữa giới quân sự hai nước đóng vai trò quan trọng cho định hướng này. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn khẳng định, Trung Quốc muốn nâng “hợp tác quân sự với Mỹ lên một tầm cao mới”, nhưng nhấn mạnh rằng đây “không phải là một quan hệ bị bất kỳ bên nào chi phối”. Theo ông Thường, quan hệ quân sự hai nước nên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, thay vì “nghi ngờ lẫn nhau”.
Trung Quốc lo ngại chính sách tái cân bằng của Mỹ
Liên quan đến việc Mỹ đang theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở biển Đông, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nói rằng, chính sách chuyển hướng này gây ra một số quan ngại tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các cuộc tập trận do Mỹ đứng đầu “càng làm phức tạp tình hình trong khu vực”. Tướng Trung Quốc cảnh báo, sự chuyển hướng của Mỹ sang Châu Á phải không nhằm vào bất kỳ nước nào. “Chúng tôi muốn chiến lược tái cân bằng này cũng cân bằng đối với các nước khác nhau, bởi thực chất của tái cân bằng là cân bằng”.
Vấn đề tấn công mạng cũng chiếm thời lượng lớn trong cuộc hội đàm. Bộ trưởng Hagel cho biết, hai nước đã lập nhóm làm việc cấp chuyên viên để bàn về các cuộc tấn công mạng. Người đồng cấp Thường Vạn Toàn nói Trung Quốc đang bị “đe dọa nghiêm trọng” bởi các cuộc tấn công mạng và muốn cùng Mỹ thăm dò cách giải quyết, thay vì tố giác không có cơ sở và nghi ngờ lẫn nhau.
Trong lúc các nước ASEAN cố gắng có một tiếng nói chung khi đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), thì Trung Quốc tỏ ra không mấy vội vã để có bộ quy tắc này. Trước ngày họp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng này, lập trường của Trung Quốc được phản ánh trên báo chí trong nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Ông Tô Hiểu Huy - Phó ban Chiến lược quốc tế tại Viện Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc - cho rằng ASEAN và Trung Quốc “có sự khác biệt về tư duy”. Lập trường cơ bản của Trung Quốc là muốn COC tạo bộ khung tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Trong khi đó, các bên khác xem COC thực sự là một cách giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Truyền thông Trung Quốc nói rằng, cần “thêm thời gian” và “không nên vội vàng” ký kết COC trên biển Đông, trái hẳn với những phát biểu gần đây của lãnh đạo nước này.
LS. TRẦN VŨ HẢI XIN Ý KIẾN QUỐC HỘI XUNG QUANH VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG !?!
ĐỀ NGHỊ CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ
THÀNH LẬP VÀ THAM GIA MỘT ĐẢNG NGOÀI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
Tôi là Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống
Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, xin gửi lời
chào trân trọng đến Quý Vị và xin được trình bày như sau:
Gần đây,
một số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã
hội và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng.
Một số người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác
ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn
đề này đã hỏi chúng tôi về phương diện pháp lý.
Chúng tôi đã nghiên
cứu các văn bản pháp luật hiện hành và đã dự thảo Bản ý kiến gửi Quý Vị
để tham khảo và cho ý kiến về vấn đề này.
Theo chúng tôi, vấn đề
thành lập và tham gia một đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đang được dư
luận trong nước và quốc tế quan tâm, đã có nhiều người đề xuất, các cơ
quan chức năng và các nhà luật học hàng đầu của Việt Nam cần có những
quan điểm rõ ràng căn cứ vào pháp luật Việt Nam để khẳng định luật pháp
Việt Nam có cấm công dân Việt Nam tham gia và thành lập đảng khác ĐCSVN,
nếu không cấm việc thành lập sẽ diễn ra như thế nào để phù hợp pháp
luật Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng rằng, Quý Vị sẽ có ý kiến chính
thức về vấn đề quan trọng này và những ý kiến này cần được công bố trên
các phương tiện truyền thông.
Trân trọng.
Công dân Trần Vũ Hải
BẢN Ý KIẾN
(Dự thảo)
VỀ THÀNH LẬP VÀ THAM GIA ĐẢNG PHÁI DƯỚI GÓC ĐỘ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Hà Nội, ngày 22/8/2013
Từ sau 1975 đến 1988, tại Việt Nam có 03 chính đảng hoạt động hợp pháp
là Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đó là Đảng Lao động Việt Nam và tên gọi
tại miền Nam là Đảng Nhân dân Cách mạng), Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng
Xã Hội Việt Nam hoạt động. Đến năm 1988, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tự
giải tán. Từ đó đến nay, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chưa có
đảng nào được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Gần đây, một
số người kêu gọi thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Dân chủ Xã hội
và cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm công dân thành lập đảng. Một số
người cho rằng không đủ căn cứ pháp lý để thành lập một đảng khác ngoài
ĐCSVN.
Nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến vấn đề này đã hỏi chúng
tôi về phương diện pháp lý. Chúng tôi nghiên đã nghiên cứu các văn bản
pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản sau:
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi 2001);
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005;
3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và các luật sửa đổi, bổ sung bộ luật này;
4. Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1984);
5. Luật về quyền lập hội 1957;
6. Một số luật khác như: Luật Mặt trận Tổ quốc; Luật Công đoàn 2012; Luật Thanh niên; Pháp lệnh về Cựu chiến binh….;
7. Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản
lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 45/2010/NĐ-CP; các thông tư hướng dẫn các Nghị định này.
Trên cơ sở nghiên cứu những văn bản này, chúng tôi có những ý kiến như sau:
1. Không có điều khoản nào trong Hiến pháp và các luật của Việt Nam cấm
công dân Việt Nam thành lập và tham gia một chính đảng khác ngoài
ĐCSVN.
2. Tuy nhiên, Điều 79 Bộ luật Hình sự có quy định trừng phạt
người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân. Như vậy, việc thành lập hoặc tham gia vào một đảng không
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo điều luật này. Nói cách khác, hoạt động thành lập và tham gia
vào một đảng không nhằm lật đổ chính quyền sẽ không được coi là bất hợp
pháp.
3. Về nguyên tắc đảng là một loại hội chính trị. Thành lập và
tham gia một chính đảng là thực hiện quyền về lập hội, hội họp. Điều 69
Hiến pháp ghi nhận: Công dân có quyền ....hội họp, lập hội, biểu tình
theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 22 Công ước về các Quyền Dân
sự và Chính trị năm 1966 quy định: Mọi người có quyền tự do lập hội với
những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ
lợi ích của mình.
4. Pháp luật nhiều nước phân biệt giữa đảng phái
chính trị và hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (Điều 100) quy định có các
loại pháp nhân như: (i) tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội;
(ii) tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp; (iii) tổ chức khác. Không có quy định rõ trong Bộ
luật Dân sự hội thuộc loại pháp nhân nào trong 03 loại pháp nhân trên.
5. Chúng tôi cho rằng một đảng phái hoặc một liên minh
chính trị là tổ chức chính trị theo cách hiểu của Bộ luật Dân sự. Tuy
nhiên, không có điều khoản nào của Hiến pháp, các Luật, Điều lệ ĐCSVN
khẳng định ĐCSVN là một tổ chức chính trị. Điều 9 Hiến pháp quy định Mặt
trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ
chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các
cá nhân tiêu biểu… Luật Mặt trận Tổ quốc cũng có quy định tương tự,
nhưng không khẳng định Mặt trận tổ quốc là tổ chức chính trị (theo cách
hiểu của Bộ luật Dân sự). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam gồm:
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các công đoàn (theo Luật Công
đoàn), Đoàn Thanh niên cộng sản Việt Nam (theo Luật Thanh niên), Hội Cựu
chiến binh Việt Nam (theo Pháp lệnh Cựu chiến binh),Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam (theo Điều lệ của hội này), Hội Nông dân Việt Nam (theo Điều
lệ của hội này).
6. Có vẻ như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội không được coi là hội theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Luật về Quyền lập hội 1957 hiện đang còn hiệu lực (mặc dù một số điều
khoản trong Luật này thực tế đã không còn hiệu lực do không phù hợp với
một số luật khác ban hành sau đó hoặc không phù hợp với thực tế hiện
nay, nhưng Nghị định 45/2010/NĐ-CP vẫn căn cứ vào Luật này, tức Chính
phủ vẫn coi Luật này còn hiệu lực). Điều 9 Luật về quyền lập hội quy
định: Các đoàn thể dân chủ và các đoàn thể nhân dân đã tham gia Mặt trận
dân tộc thống nhất trong thời kỳ kháng chiến, được Quốc hội và Chính
phủ công nhận, không thuộc phạm vi quy định của luật này. Nghị định
45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 33/2012/NĐ-CP) quy
định không áp dụng đối với các tổ chức chính trị - xã hội (nêu ở mục 5
trên), các tổ chức giáo hội. Không thấy Nghị định này quy định rõ loại
trừ ĐCSVN và tổ chức chính trị ra khỏi đối tượng áp dụng. Nhưng Điều 2
định nghĩa hội như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu
là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề,
cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên,
hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả,
góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức
và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan. Hiểu theo quy định này, đảng phái (tổ chức chính trị)
không được coi là Hội. Như vậy, có thể cho rằng Luật về quyền lập hội,
Nghị định 45/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định
33/2012/NĐ-CP) không áp dụng cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội.
7. Trong khi Công đoàn, Mặt trận có luật riêng, chưa
thấy có luật nào về đảng, kể cả luật về ĐCSVN. Tuy nhiên, như phân tích ở
trên, đảng là một tổ chức chính trị, một loại pháp nhân được quy định
trong Bộ luật Dân sự. Do đó, những quy định về pháp nhân, tổ chức chính
trị trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng nếu xem xét về thành lập, tham
gia một đảng chính trị.
8.Pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự được quy định như sau:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Thế nào là thành lập hợp pháp không được định nghĩa rõ trong Bộ luật
Dân sự, tuy nhiên Điều 85 Bộ luật Dân sự quy định như sau: Pháp nhân
được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy có 02 loại pháp nhân được
thành lập: (i) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii)
không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng theo sáng
kiến của cá nhân, tổ chức.
9. Tổ chức chính trị theo Bộ luật Dân sự
thuộc đối tượng nào trong 02 loại pháp nhân được thành lập nêu trên?
(Đảng có phải xin phép thành lập từ Nhà nước hay không?)
Điều
88 khoản 1 Bộ luật Dân sự quy định : Trong trường hợp pháp luật quy định
pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng
lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật
có quy định.
Như phân tích ở trên, không có luật nào quy định
về thành lập, tham gia tổ chức chính trị ngoài Bộ luật Dân sự. Do đó,
đảng (tổ chức chính trị) có cần điều lệ hay không và điều lệ này phải
được một cơ quan Nhà nước công nhận hay không sẽ căn cứ chính những điều
khoản trong Bộ luật Dân sự.
Trong khi loại pháp nhân (ii) nêu
trong mục 4 trên được quy định tại Điều 104 Bộ luật Dân sự (pháp nhân là
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp), theo đó pháp nhân loại này được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ, thì điều 102 Bộ luật Dân sự
quy định về loại pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội chỉ quy định phải có điều lệ, nhưng không quy định cơ quan nhà nước
công nhận điều lệ và cho phép thành lập đối với loại pháp nhân này.
Như vậy, tổ chức chính trị (và tổ chức chính trị - xã hội) phải có điều
lệ nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận điều lệ, cho phép
thành lập. Thực tế, ĐCSVN đã hoạt động như vậy, điều lệ của Đảng này sửa
đổi nhiều lần nhưng không cần cơ quan nhà nước nào công nhận việc sửa
đổi vì không có điều khoản của văn bản pháp luật nào (kể cả Bộ luật Dân
sự) quy định phải có thủ tục công nhận từ Nhà nước. Nói cách khác pháp
luật Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự) quy định: đảng phái (tổ chức
chính trị) là loại pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của tổ chức
cá nhân (không thuộc loại thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà
nước), không phải xin phép thành lập, điều lệ không cần Nhà nước công
nhận nhưng phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông
qua.
10. Tóm lại, theo chúng tôi đảng phái (tổ chức chính trị) được
thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, và cần lưu ý những điểm
chính sau:
a. Có sáng kiến của những cá nhân (công dân Việt Nam) đề nghị thành lập đảng.
b. Mục tiêu của đảng dự kiến thành lập không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
c. Các sáng lập viên (những người sáng kiến) thông qua điều lệ đảng
hoặc đại hội thành lập thông qua điều lệ đảng. Đảng phải có cơ quan điều
hành (Ban chấp hành), người đại diện (người đứng đầu) và trụ sở (các
điều 88,89, 90, 91 Bộ luật Dân sự).
d. Việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần sự cho phép, công nhận từ Nhà nước.
11. Tuy nhiên những ý kiến trên là những ý kiến cá nhân của chúng tôi,
dựa trên nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo Điều 91 Hiến
pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật,
pháp lệnh. Do đó, chúng tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu
bản ý kiến này của chúng tôi. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc
hội không đồng ý với bản ý kiến này và có cách giải thích khác về Hiến
pháp, Bộ luật Dân sự và những luật liên quan khác về vấn đề này, chúng
tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố sớm ý kiến của mình.
Văn bản này cũng được gửi đến một số cơ quan liên quan và một số giáo
sư, nhà khoa học luật hàng đầu Việt Nam (có danh sách kèm theo dưới đây)
để tham khảo, xin ý kiến.
Chúng tôi hi vọng rằng sẽ nhận được ý
kiến của các cơ quan hữu quan, các nhà luật học. Sau 30 ngày kể từ ngày
công bố bản ý kiến (dự thảo) này, những ý kiến (nếu có) của các cơ quan
hữu quan và các nhà luật học sẽ được chúng tôi công bố và tham khảo để
đưa ra văn bản ý kiến cuối cùng của chúng tôi về vấn đề này.
Trân trọng.
Ký tên
Trần Vũ Hải
(Hành nghề luật sư tại 81 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội)
.
Dự thảo Bản ý kiến này được gửi đến:
1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)
3. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu
4. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (Ông Trương Hòa Bình)
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Ông Nguyễn Hòa Bình)
6. Bộ Công an (Ông Trần Đại Quang)
7. Bộ Tư pháp (Ông Hà Hùng Cường)
8. Bộ Nội vụ (Ông Nguyễn Thái Bình)
9. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Ông Phan Trung Lý)
10. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (Ông Nguyễn Văn Hiện)
11. Ông Nguyễn Như Phát - Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
12. Ông Nguyễn Đăng Dung – Giáo sư Luật Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Ông Đào Trí Úc – Giáo sư Luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Bà Mai Hồng Quỳ - Giáo sư Luật – Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
15. Ông Lê Hồng Hạnh – Giáo sư Luật, Hội luật gia Việt Nam
Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2013/08/ls-tran-vu-hai-xin-y-kien-quoc-hoi-xung.html
Ghi Chú
ChinhTri - XaHoi
CÚ LỪA NGOẠN MỤC !
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Mấy ngày hôm nay, cư dân mạng xôn xao chuyện Luật sư Lê Công Định đi Mỹ rồi lại thôi. Chuyện thực hư như thế nào?
Như chúng ta đã biết, kể từ khi Luật sư
Lê Công Định mãn hạn tù, anh hoàn toàn không lên tiếng trên các phương
tiện truyền thông trong nước cũng như quốc tế. Nhân cơ hội này, một số
kẻ xấu đã lập địa chỉ email, nick skype, viber mang danh Luật sư Lê Công
Định để liên lạc với các tổ chức, cá nhân người Việt ở hải ngoại.
Không chỉ có vậy, họ còn nhân danh những
quan chức trong bộ máy chính quyền có tư tưởng dân chủ, mong muốn thúc
đẩy dân chủ ở Việt Nam. Họ cung cấp cho các tổ chức, cá nhân người Việt ở
hải ngoại những thông tin thất thiệt, thông tin không chính xác về tình
hình trong nước, cũng như những thông tin không chính xác về nội bộ của
đảng CS.
Họ thông báo
cho các tổ chức, cá nhân hải ngoại biết là họ có thể vận động hành lang
để chính quyền CS cho phép Luật sư Lê Công Định qua Mỹ du lịch 1 tháng.
Và người giả danh Ls Lê Công Định cũng xác nhận như vậy. Và ngày giờ
được hai bên ấn định với nhau. Và thực tế diễn ra là Ls Lê Công Định
thật thì không hề hay biết, còn những kẻ xấu và kẻ giả danh Ls Lê Công
Định thì cười đắc trí khi họ thực hiện được cú lừa ngoạn mục này. Không
chỉ có vậy, những kẻ xấu còn thông báo sẽ cho nhiều nhân vật bất đồng
chính kiến khác qua Mỹ du lịch nữa.
Mục đích của những kẻ xấu này là gì?
Thứ nhất, họ tung những thông tin giả để
những tổ chức, cá nhân người Việt ở hải ngoại có những đánh giá không
đúng, hay đánh giá sai lầm về tình hình trong nước, từ đó có những ảo
tưởng hoặc quyết định sai. Họ tung thông tin giả, nhưng lại thu về thông
tin thật đó là những quan hệ của các tổ chức, các nhân ở hải ngoại với
các tổ chức cá nhân ở trong nước. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho các
tổ chức, cá nhân ở trong nước.
Thứ hai, những kẻ xấu này sẽ lợi dụng và
nhận được sự giúp đỡ tài chính rất hào phóng từ các tổ chức, cá nhân hải
ngoại. Vì người Việt hải ngoại cho rằng mình đã đầu tư đúng các đối
tượng có quyền lực trong chính quyền CS, và những người hoạt động dân
chủ có tiếng tăm ở trong nước và quốc tế.
Những kẻ xấu này là ai?
Tôi chưa khẳng định được những kẻ xấu này
là ai. Do vậy, tôi chỉ đưa ra giả thuyết. Các tổ chức, cá nhân người
Việt ở hải ngoại đã bị lừa, hoặc sắp bị lừa phải tự đưa ra đánh giá của
mình.
Thứ nhất, giả thuyết là do cơ quan an ninh Việt Nam thực hiện. Vô cùng nguy hiểm;
Thứ hai, giả thuyết là do những kẻ cơ hội
ở trong nước thực hiện. Ít nguy hiểm, các tổ chức, cá nhân hải ngoại
chỉ mất tiền và mất uy tín.
Thứ ba, giả thuyết là do sự phối hợp của cả hai giả thuyết trên. Không có gì để nói.
Nguyên nhân từ đâu?
Một trong những lý do mà các tổ chức, cá
nhân người Việt ở hải ngoại bị dính cú lừa ngọan mục vừa qua là do họ
mong muốn tuyển mộ được những nhân vật có tên tuổi, mong muốn có được
những thông tin từ nội bộ của chính quyền CS. Nhưng lại chưa muốn chia
sẻ thông tin rộng rãi để nhờ anh em trong nước kiểm chứng. Rất vội vàng
và tin tưởng vào những kẻ xấu đó.
Bài học kinh nghiệm?
Những tổ chức, cá nhân của người Việt ở
hải ngoại khi nhận được những liên lạc bất ngờ, hay bất thường thì nên
chờ đợi để có sự kiểm chứng chính xác từ những người bạn tin cậy ở trong
nước. Chưa có những xác nhận đáng tin cậy thì không nên vội vàng liên
lạc và trao đổi thông tin. Đây là một bài học quí giá, mong tất cả chúng
ta cần rút kinh nghiệm để tránh bị những cú lừa ngọan mục.
Ghi Chú
DauTranh
Tây Ninh: Nhân viên hải quan bắn chết người lĩnh... 30 tháng tù treo
(Dân trí) – Ngày 21/8, TAND thị xã Tây Ninh đã xử vụ án Trần
Thanh Hoàng Vũ (31 tuổi, nguyên nhân viên Hải quan Tây Ninh) bắn chết
đồng nghiệp là anh Nguyễn Nhất Huynh. Kết quả, Hội đồng xét xử tuyên
phạt bị cáo… 30 tháng tù treo.
>> Cán bộ Hải quan bị bắn chết, để lại vợ yếu, con thơ
Anh Nguyễn Nhất Huynh chết đi, để lại vợ yếu, con thơ cùng cái bào thai sắp chào đời
Anh
Nguyễn Nhất Huynh vốn là cán bộ văn phòng Cục Hải quan Tây Ninh. Theo
kết luận điều tra của Công an thị xã Tây Ninh, sáng 15/1/2013, anh Huynh
cùng anh Cao Minh Hiếu đến kiểm kê vũ khí, công cụ hỗ trợ của Đội kiểm
soát Hải quan Tây Ninh tại phòng làm việc của đội. Lúc này, trong phòng
còn có Trần Thanh Hoàng Vũ (người được giao quản lý vũ khí của đội) và 2
nhân viên khác của đội.
Trong
quá trình kiểm tra 3 khẩu súng K54 của đội, Vũ tháo hộp tiếp đạn khẩu
thứ 1 rồi bóp cò, súng không có đạn nên không nổ. Lúc kiểm tra khẩu thứ
2, Vũ không tháo hộp tiếp đạn mà chĩa súng xuống sàn nhà bóp cò, súng nổ
nhưng văng xuống sàn nên không trúng ai.
Sau
đó, Vũ năn nỉ mọi người trong phòng đừng báo lại với lãnh đạo cơ quan
vì sợ bị xử phạt. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra khẩu thứ 3, Vũ
cũng không tháo hộp tiếp đạn mà chĩa ngang mũi súng rồi bóp cò, súng nổ,
anh Huynh trúng đạn ngã xuống đất. Anh Huynh được đưa đi cấp cứu nhưng
đã tử vong sau đó 6 ngày.
Sau
quá trình điều tra, Công an thị xã Tây Ninh đề nghị khởi tố bị can
Hoàng Vũ tội “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính”. Trả
lời phần chất vấn của đại diện Viện KSND tại tòa, bị cáo Vũ cũng cho sự
việc xảy ra do bản thân cẩu thả, không tháo hộp tiếp đạn ra trong quá
trình kiểm tra súng và do bị cáo không biết bên trong hộp tiếp đạn có
đạn.
Về
phía luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại thì cho là vụ án còn nhiều chi
tiết chưa rõ ràng, đã có vi phạm nguyên tắc điều tra. Đặc biệt, luật sư
cho là đường đi của viên đạn bán chết anh Huynh theo như cáo trạng
không hợp lý… Vì vậy, luật sư yêu cầu trả hồ sơ vụ án cho Công an tỉnh
Tây Ninh điều tra.
Tuy
nhiên, sau khi nghị án, Hội đồng xét xử vẫn kết luận hành vi của bị cáo
là vô ý làm chết người do vi phạm các nguyên tắc hành chính nên tuyên
phạt bị cáo 30 tháng tù treo.
Tùng Nguyên
Ghi Chú
XaHoi - SaiPham
VIDEO - Nguyễn Phương Uyên nói về bản án đặc biệt của cô
VOA
Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án sáu năm tù về tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước'.
Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành ba năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ tám năm còn bốn năm.
Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.
Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án sáu năm tù về tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước'.
Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành ba năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ tám năm còn bốn năm.
Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.
Dư luận 'dậy sóng' với quy định ‘cấm quay phim CSGT’
(VTC News) – Độc giả cho rằng “nếu CSGT minh bạch và công khi thì tại sao lại cấm người dân ghi hình?”
Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.
Theo C67, trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đã xuất hiện một số đối tượng vi phạm dùng các mối quan hệ để tác động xin xỏ, thậm chí chửi bới, lăng mạ, chống lại người thực thi công vụ hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng CSGT.
Cụ thể, trong thời gian gần đây tại tỉnh Thanh Hóa và Bình Thuận đã xảy ra việc một số đối tượng giả danh nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát. C67 cho rằng việc này tuy không mới nhưng “phức tạp và khó lường”.
Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Những nội dung của văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?
Bởi văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo, tuy nhiên ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu. Theo đó, quy định “đối tượng”, “quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cần phải làm rõ.
Không có “tật”, sao lại “giật mình”?
Gửi ý kiến của mình đến VTC News, độc giả Trang A Pao cho rằng, việc ghi hình CSGT của người dân cũng là một kênh tuyên truyền cho lực lượng, không nên “cấm”.
“Các anh là người gác cho sự bình yên của xã hội, là người giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, các anh hãy cứ thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, việc ai đó ghi âm, ghi hình những hình ảnh của các anh trong khi thi hành công vụ cũng là một kênh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của lực lượng” – độc giả Trang A Pao nói.
Cũng theo độc giả này, nếu CSGT có những hình ảnh chưa đẹp thì phải tự phê bình để rèn luyện, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
“Chúng ta đang nỗ lực cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng; thi hành công vụ phải công khai minh bạch, tại sao các anh lại không dám công khai, minh bạch hoạt động của mình?” – Độc giả Pao đặt nghi vấn.
Từ lý do đó, độc giả Pao cho rằng, nếu cấm công dân ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là đã tước đi quyền giám sát của người dân, dung túng cho hành vi tham nhũng của lực lượng này và đề nghị rút lại quy định này.
Phản hồi trên báo, độc giả Nguyễn Văn Hà cho rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng, CSGT đàng hoàng thì sợ gì người khác quay phim; chụp hình. Cách ngăn cấm này; rõ ràng là ngụy biện; chỉ để che đậy và tránh bằng chứng cho việc nhũng nhiễu làm luật mà thôi”.
Bạn đọc Sao Mai cho rằng, nếu CSGT không làm gì sai thì tại sao phải sợ quần chúng nhân dân và nhà báo chụp ảnh? “Đáng lẽ việc làm này cần được khuyến khích, vì nó sẽ góp phần vào công việc phòng chống tiêu cực xảy ra trong ngành CSGT, nếu có, như vậy mới có một đội ngũ CSGT trong sạch, đem lại sư tin yêu cho người dân và có cái nhìn thiện cảm hơn với một hình ảnh CSGT, chứ không phải là một cái nhìn thiếu thiện cảm như hôm nay” – Bạn Sao Mai nói.
Trong khi đó, bạn đọc Phuc Minh khẳng định rằng, người dân được làm những việc mà pháp luật không cấm, không thể có văn bản dưới luật lại trái ngược với luật.
“CSGT thay vì lo đối phó khi bị phanh phui những hành vi vi phạm pháp luật của lực lượng thì hãy tự sàng lọc và làm cho lực lượng CSGT ngày càng tốt lên” – bạn Phuc Minh nói.
Chia sẻ với phóng viên VTC News, một phóng viên thuộc một báo Trung ương ở Hà Nội chia sẻ, thực tế khi phát hiện và phản ánh những tiêu cực của CSGT thì phải bí mật ghi hình làm chứng cứ, “nếu trước khi ghi hình tiêu cực mà phải xin phép thì liệu sự việc tiêu cực có được phản ánh đúng” – phóng viên đặt nghi vấn.
Nhiều độc giả khác cho rằng, chưa nói đến tiêu cực của CSGT mà người dân bắt gặp hình ảnh tốt của CSGT có được ghi hình hay không?
“Nếu ra đường tình cờ bắt gặp khoảnh khắc đáng ghi nhận của CSGT như cấp cứu người bị tai nạn hay dìu người tàn tật qua đường, cứu hộ người trong mưa bão… thì việc người dân ghi lại hình ảnh này chính là sự tuyên truyền cho lực lượng” – Bạn Ngọc Huy chia sẻ.
“Quay phim dễ gây ức chế cho người làm nhiệm vụ?”
Trong khi phần lớn ý kiến của người dân bày tỏ sự phản đối với quy định “cấm quay phim CSGT làm nhiệm vụ” thì một số khác bày tỏ sự thông cảm và cho rằng “cần phải cân nhắc điều này”.
“Tôi thấy lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trong môi trường nắng nóng, mưa rét rất khắc nghiệt, đôi khi còn phải chịu áp lực về phía người vi phạm, những lúc như vậy mà bị ghi hình thì dễ gây áp lực, ức chế cho họ” – bạn Nguyễn Tuấn chia sẻ.
Cùng quan điểm với bạn Nguyễn Tuấn, bạn Trần Hoài Trang (Hà Nội) cho rằng, chúng ta không nên phản ứng gay gắt với quy định này, bởi mục đích của nó là hạn chế, ngăn chặn những kẻ có động cơ xấu, lợi dụng tiêu cực của CSGT để thực hiện ý đồ xấu.
“Thực tế có nhiều người dân, thậm chí giả danh nhà báo quay phim CSGT nhận hối lộ để tống tiền, bởi vậy, việc Cục CSGT tăng cường giám sát, ngăn chặn quay phim cũng không phải là vô lý. Theo tôi, C67 cần phải có lý giải và xác định rõ ràng những ai được và không được ghi hình CSGT để tránh dư luận hiểu nhầm” – bạn Trần Hoài Trang chia sẻ.
Bày tỏ ý kiến của mình, độc giả Nguyễn Văn Phương (Hà Nội) cho rằng, việc CSGT hay lực lượng thi hành công vụ là phải được bảo vệ, trong đó có việc hạn chế những người quay phim với ý đồ xấu.
“Ở nước ngoài, luật quy định rất rõ, ví dụ như anh có ý đồ không chấp hành, chống đối hoặc quay phim với mục đích khiêu khích, bôi nhọ hình ảnh cảnh sát… đã có thể bị bắt giữ hoặc bị kiện” – độc giả Phương nói.
Từ đó, độc giả Phương cho rằng, quy định để hạn chế tiêu cực là tốt song Cục CSGT cần có quan điểm và giải thích rõ ràng với người dân để đạt được mục đích tốt đẹp.
Theo C67, trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đã xuất hiện một số đối tượng vi phạm dùng các mối quan hệ để tác động xin xỏ, thậm chí chửi bới, lăng mạ, chống lại người thực thi công vụ hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng CSGT.
Cụ thể, trong thời gian gần đây tại tỉnh Thanh Hóa và Bình Thuận đã xảy ra việc một số đối tượng giả danh nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát. C67 cho rằng việc này tuy không mới nhưng “phức tạp và khó lường”.
CSGT dừng xe một thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Những nội dung của văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?
Bởi văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo, tuy nhiên ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu. Theo đó, quy định “đối tượng”, “quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cần phải làm rõ.
Không có “tật”, sao lại “giật mình”?
Gửi ý kiến của mình đến VTC News, độc giả Trang A Pao cho rằng, việc ghi hình CSGT của người dân cũng là một kênh tuyên truyền cho lực lượng, không nên “cấm”.
“Các anh là người gác cho sự bình yên của xã hội, là người giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, các anh hãy cứ thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, việc ai đó ghi âm, ghi hình những hình ảnh của các anh trong khi thi hành công vụ cũng là một kênh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của lực lượng” – độc giả Trang A Pao nói.
Cũng theo độc giả này, nếu CSGT có những hình ảnh chưa đẹp thì phải tự phê bình để rèn luyện, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
CSGT lập biên bản người vi phạm. Ảnh minh họa. |
“Chúng ta đang nỗ lực cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng; thi hành công vụ phải công khai minh bạch, tại sao các anh lại không dám công khai, minh bạch hoạt động của mình?” – Độc giả Pao đặt nghi vấn.
Từ lý do đó, độc giả Pao cho rằng, nếu cấm công dân ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là đã tước đi quyền giám sát của người dân, dung túng cho hành vi tham nhũng của lực lượng này và đề nghị rút lại quy định này.
Phản hồi trên báo, độc giả Nguyễn Văn Hà cho rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng, CSGT đàng hoàng thì sợ gì người khác quay phim; chụp hình. Cách ngăn cấm này; rõ ràng là ngụy biện; chỉ để che đậy và tránh bằng chứng cho việc nhũng nhiễu làm luật mà thôi”.
Bạn đọc Sao Mai cho rằng, nếu CSGT không làm gì sai thì tại sao phải sợ quần chúng nhân dân và nhà báo chụp ảnh? “Đáng lẽ việc làm này cần được khuyến khích, vì nó sẽ góp phần vào công việc phòng chống tiêu cực xảy ra trong ngành CSGT, nếu có, như vậy mới có một đội ngũ CSGT trong sạch, đem lại sư tin yêu cho người dân và có cái nhìn thiện cảm hơn với một hình ảnh CSGT, chứ không phải là một cái nhìn thiếu thiện cảm như hôm nay” – Bạn Sao Mai nói.
Trong khi đó, bạn đọc Phuc Minh khẳng định rằng, người dân được làm những việc mà pháp luật không cấm, không thể có văn bản dưới luật lại trái ngược với luật.
“CSGT thay vì lo đối phó khi bị phanh phui những hành vi vi phạm pháp luật của lực lượng thì hãy tự sàng lọc và làm cho lực lượng CSGT ngày càng tốt lên” – bạn Phuc Minh nói.
Chia sẻ với phóng viên VTC News, một phóng viên thuộc một báo Trung ương ở Hà Nội chia sẻ, thực tế khi phát hiện và phản ánh những tiêu cực của CSGT thì phải bí mật ghi hình làm chứng cứ, “nếu trước khi ghi hình tiêu cực mà phải xin phép thì liệu sự việc tiêu cực có được phản ánh đúng” – phóng viên đặt nghi vấn.
Nhiều độc giả khác cho rằng, chưa nói đến tiêu cực của CSGT mà người dân bắt gặp hình ảnh tốt của CSGT có được ghi hình hay không?
“Nếu ra đường tình cờ bắt gặp khoảnh khắc đáng ghi nhận của CSGT như cấp cứu người bị tai nạn hay dìu người tàn tật qua đường, cứu hộ người trong mưa bão… thì việc người dân ghi lại hình ảnh này chính là sự tuyên truyền cho lực lượng” – Bạn Ngọc Huy chia sẻ.
“Quay phim dễ gây ức chế cho người làm nhiệm vụ?”
Trong khi phần lớn ý kiến của người dân bày tỏ sự phản đối với quy định “cấm quay phim CSGT làm nhiệm vụ” thì một số khác bày tỏ sự thông cảm và cho rằng “cần phải cân nhắc điều này”.
“Tôi thấy lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trong môi trường nắng nóng, mưa rét rất khắc nghiệt, đôi khi còn phải chịu áp lực về phía người vi phạm, những lúc như vậy mà bị ghi hình thì dễ gây áp lực, ức chế cho họ” – bạn Nguyễn Tuấn chia sẻ.
Cùng quan điểm với bạn Nguyễn Tuấn, bạn Trần Hoài Trang (Hà Nội) cho rằng, chúng ta không nên phản ứng gay gắt với quy định này, bởi mục đích của nó là hạn chế, ngăn chặn những kẻ có động cơ xấu, lợi dụng tiêu cực của CSGT để thực hiện ý đồ xấu.
“Thực tế có nhiều người dân, thậm chí giả danh nhà báo quay phim CSGT nhận hối lộ để tống tiền, bởi vậy, việc Cục CSGT tăng cường giám sát, ngăn chặn quay phim cũng không phải là vô lý. Theo tôi, C67 cần phải có lý giải và xác định rõ ràng những ai được và không được ghi hình CSGT để tránh dư luận hiểu nhầm” – bạn Trần Hoài Trang chia sẻ.
Bày tỏ ý kiến của mình, độc giả Nguyễn Văn Phương (Hà Nội) cho rằng, việc CSGT hay lực lượng thi hành công vụ là phải được bảo vệ, trong đó có việc hạn chế những người quay phim với ý đồ xấu.
“Ở nước ngoài, luật quy định rất rõ, ví dụ như anh có ý đồ không chấp hành, chống đối hoặc quay phim với mục đích khiêu khích, bôi nhọ hình ảnh cảnh sát… đã có thể bị bắt giữ hoặc bị kiện” – độc giả Phương nói.
Từ đó, độc giả Phương cho rằng, quy định để hạn chế tiêu cực là tốt song Cục CSGT cần có quan điểm và giải thích rõ ràng với người dân để đạt được mục đích tốt đẹp.
Theo vtc
Ghi Chú
CSGT
Anh Nguyễn Văn Dũng (Dũng Aduku) bị CA bắt cóc mất tích
CTV Danlambao - Lúc 12 giờ trưa nay, 21/8/2013, CA Hà Nội bắt ngờ huy động lực lượng kéo đến chặn bắt anh Nguyễn Văn Dũng (Facebook Aduku Adk). Tại thời điểm bị bắt, anh Dũng kịp nhắn tin ra ngoài thông báo về việc anh cùng một người bạn nữ bị bắt khi đang đi trên đường.
Ngay sau đó, nhà riêng của Dũng tại số 201-A7, ngõ 1A khu tập thể Khương Thượng, đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa cũng đã bị công an bao vây và khám xét.
CA chốt chặn bên ngoài hành lang của khu tập thể. Bên trong, CA đang khám xét đồ đạc của anh Nguyễn Văn Dũng (Ảnh: Facebook Lê Thiện Nhân) |
Anh Nguyễn Văn Dũng sinh năm 1977, tên thường gọi Dũng Aduku, là một người tham gia rất nhiệt tình và năng nổ trong các hoạt động yêu nước tại Hà Nội. Nguyễn Văn Dũng cũng là một trong những blogger đầu tiên tham gia ký tên ủng hộ bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tên anh ở vị trí thứ 13.
Một số blogger trẻ tại Hà Nội hay tin đã vội chạy đến nhà riêng của Dũng Aduku để ứng cứu. Tuy nhiên, ngay khi đến nơi thì mọi người phát hiện rất nhiều công an sắc phục đứng bao vây khu tập thể.
Thậm chí, khu hành lang dẫn vào căn phòng mà anh Dũng đang ở cũng bị CA khóa kín và chốt chặn. Theo lời hàng xóm, CA đang thực hiện việc khám xét bên trong.
Một người bạn của Dũng Aduku là blogger Trịnh Anh Tuấn (Facebook Gió Lang Thang) cho biết: Từ trưa đến giờ, cả 2 số điện thoại của anh Dũng không liên lạc được. Các cuộc gọi đều đổ chuông, nhưng không ai nghe máy.
Lúc 15 giờ chiều cùng ngày, Trịnh Anh Tuấn tiếp tục gọi đến thì chỉ nghe tiếng lao xao, nhưng không ai trả lời. Đến thời điểm này thì mọi liên lạc đã hoàn toàn bị cắt đứt.
Anh Nguyễn Văn Dũng quê tại Phú Thọ, từng bị CA bắt giam 3 ngày tại Hỏa Lò hồi tháng 8/2011 sau khi tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.
Sự kiện Dũng Aduku bị CA bắt cóc mất tích diễn ra ngay sau hành vi khủng bố, đánh đập những người tham gia lớp học tiếng anh của nhóm trẻ Hà Nội hôm 13/8. Đây là hành vi đàn áp có hệ thống đối với những thanh niên yêu nước, nhiều khả năng CA đã thành lập chuyên án nhằm 'tiêu diệt' những hoạt động ôn hòa của nhóm trẻ Hà Nội.
Cập nhật:
Lúc 21h20, blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) tiếp tục gửi đi bản thông báo khẩn cho biết: Sau 9 tiếng đồng hồ từ khi anh Nguyễn Văn Dũng (Aduku Adk) nhắn tin báo ra ngoài là bị CA bắt tại số nhà 201, A7, khu tập thể Khương Thượng, Đống Đa,HN thì chúng tôi vẫn hoàn toàn không biết tình trạng anh ấy ra sao. Điện thoại gọi không bắt máy. Chúng tôi đã lên tìm đến địa chỉ này thì tổ dân phố nói không biết. Hàng xóm nhất quyết không mở cửa hành lang để chúng tôi vào xem.
Khi chúng tôi đến CAP Trung Tự để trình báo mất tích, họ trả lời là không có bằng chứng mất tích và chỉ có gia đình mới có quyền trình báo mất tích.
Mọi người share thông tin để bảo vệ Nguyễn Văn Dũng trước hành vi này của CA.
Tin về tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương
Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Ngày 18 thang 8 năm 2013 vợ tôi là Nguyễn Thị Lành đưa cháu Nguyễn Trung Đức, con trai duy nhất của chị Hồ Thị Bích Khương vào K4 trại giam số 5 thăm chị ấy. Mặc dù trong sổ thăm nuôi do trại giam bán cho gia đình, đã đăng ký tên người thăm nuôi trong đó có tên của vợ tôi, có chữ ký và con dâu xác nhận của công an địa phương, nhưng khi vào tới phòng thăm gặp, cán bộ phụ trách thăm gặp vẫn không đồng ý cho vợ tôi được gặp chị Khương.
Cán bộ này nói rằng: Trong hồ sơ trích ngang của tù nhân Hồ Thị Bích Khương không có ai tên Nguyễn Thị Lành nên họ không cho gặp. Vậy là chỉ có cháu Đức được gặp mẹ 1 tiếng đồng hồ. Sau cuộc gặp trở về cháu Đức cho tôi biết:
- Tình hình sức khỏe của chị Bích Khương không được tốt; do xương tay bị gãy đã lâu không được chửa trị vì vậy, chị rất đau và hay bị sốt,.
- Đã nhiều lần chị Bích Khương đề nghị quản giáo được đi viện điều trị, trại giam nói rằng sẽ cho chị đi bệnh viện Đa Khoa Huyện Yên Định để điều trị. Tuy nhiên, chị Bích Khương cho rằng việc đi bệnh viện tuyến huyện, không đảm bảo cho việc chửa trị của chị.
- Chị Bích Khương đã đề nghị trại giam cho chị đi bệnh viện 5 Ninh Bình, là nơi đã mổ và ghép đinh cho chị cách đây 4 năm về trước chưa nhổ đinh, do chỗ gãy này bị gãy lại nên chị cần tới đúng bệnh viện đó để đảm bảo cho việc điều trị. Hơn nữa chị cần trại giam thông báo cho gia đình hoặc người quen tới chăm sóc trong bệnh viện nhưng trại không đáp ứng, nên chị đã nhiều lần làm đơn đề nghị gửi tới Ban giám thị trại giam, cũng vì lý do đó mà trại giam lại ra quyết định kỷ luật chị một cách vô lý.
- Hiện nay chị đang rất cần sự quan tâm lên tiếng của các tổ chức nhân quyền, các chính giới Quốc tế và tất cả mọi người.
Ghi Chú
TuNhan,
XaHoi - YTe - SucKhoe
840 người, 70 xe cứu hỏa "chiến đấu" với vụ cháy kinh hoàng
TPHCM:
(Dân trí) - 70 xe nước, xe thang cùng 840 người đã được huy động trong vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại Công ty Pou Yuen Việt Nam sáng nay 21/8. Gần 5 giờ chiến đấu với “giặc lửa”, lính cứu hỏa mới dập tắt được đám cháy, tuy nhiên 4.000m2 nhà xưởng đã bị thiêu rụi.
>> Hình ảnh khói lửa bủa vây Công ty Pou Yuen Việt Nam
>> Khống chế thành công vụ cháy lớn tại Công ty Pou Yuen Việt Nam
Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại công ty Pou Yuen Việt Nam sáng 21/8
Thông tin trên được Đại tá Lê Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở CS PCCC TPHCM - cho biết vào lúc 10h sáng nay 21/8. Theo Đại tá Bửu, lúc 4h40’ cùng ngày, đường dây nóng của sở nhận được tin báo cháy khẩn cấp từ công ty Pou Yuen. Lúc này, lực lượng chữa cháy tại chỗ tiến hành dập lửa được 15 phút, khi ngọn lửa lan rộng thì mới báo lên Sở PCCC. Ngay lập tức, các phương tiện chữa cháy hiện đại được điều động đến hiện trường.
70 xe nước, xe thang cùng 840 người được huy động dập lửa
Đám cháy được xác định xuất phát từ khu vực tầng 4 của lô A4. Nhận định đây là đám cháy lớn, bên trong có nhiều vật dụng dễ cháy và tài sản có giá trị lớn, Sở PCCC đã huy động thêm lực lượng PCCC của 15 đơn vị lân cận.
Phải mất gần 5 giờ với 70 xe nước, xe thang cùng 540 cán bộ chiến sĩ, 300 lực lượng tại chỗ tham gia tích cực mới dập tắt được ngọn lửa. Đến 8h40’, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Rất may, không có thiệt hại về người.
Vụ cháy khá lớn khiến công tác cứu hỏa phải kéo dài nhiều giờ
Vụ cháy đã khiến khoảng 4.000m2 trong tổng số 42.000 m2 của khu vực tầng 4, tầng 5, và một góc tầng 6 (lô A4, A5, A6) bị thiêu rụi hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến cháy được xác định có thể là do chập điện. Cơ quan chức năng đang tiếp tục phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân cụ thể của vụ cháy và thống kê con số thiệt hại về tài sản.
Khói đen bao phủ hàng ngàn m2 nhà xưởng
Mọi nguồn nước được tận dụng
Hàng ngàn công nhân tạm thời phải nghỉ việc, tràn ra đường theo dõi công tác chữa cháy.
Trung Kiên - Đình Thảo
Ghi Chú
XaHoi - SuKien - HoaHoan
Subscribe to:
Posts (Atom)