THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 May 2012

PICS - Ngày Nhân Quyền Việt Nam Tại Washington, DC 10/5/2012




U.S. Senate, Room 216



 

Một phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng chế, liều mạng nổ bom làm 2 người chết

Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất 12/2011 (Reuters)
Nông dân Trung Quốc phản đối việc trưng thu nhà đất 12/2011 (Reuters)

Thụy My
Hôm nay 10/05/2012 tại Vân Nam, Trung Quốc, một phụ nữ bị cưỡng chế nhà đất đã cho nổ bom liều chết, làm 2 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương. Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng, giờ địa phương, 1 giờ sáng giờ quốc tế, tại trụ sở ủy ban huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam, ở miền tây nam Trung Quốc. Người phụ nữ đã chết ngay tại chỗ.

Theo các nhân chứng được Tân Hoa Xã trích dẫn thì người phụ nữ đã cho nổ bom liều chết « là một người sẽ được tái định cư, sau khi nhà của bà này bị cưỡng chế và phá hủy. Bà ta được chính quyền huyện triệu tập để ký kết thỏa thuận. Trong khi đang thương lượng đền bù, người phụ nữ này đã cho nổ tung khối chất nổ mang theo trong người ».
Một viên chức chính quyền huyện giấu tên cho AFP biết, trong số những người bị thương, có bốn người thương tích rất nặng đã được đưa đến bệnh viện ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
Các vụ cưỡng chế tịch thu nhà đất, vốn là nguồn thu tài chính quan trọng cho các chính quyền địa phương, thường xuyên là nguyên nhân gây nên các vụ phản kháng đôi khi rất dữ dội tại Trung Quốc. Nhưng các vụ đánh bom liều chết rất hiếm hoi tại nước này.
Vào tháng 5/2011, ông Tiễn Minh Kỳ, một người thất nghiệp 52 tuổi tự cho là bị đối xử bất công, đã gây ra ba vụ nổ gần trụ sở ủy ban thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh Giang Tây, làm cho bốn người thiệt mạng. Trước đó hai tuần, một cựu nhân viên ngân hàng bị sa thải đã phóng hỏa một chi nhánh tại Cam Túc, làm cho trên 40 nhân viên bị thương. Còn vào năm 2010 cũng đã xảy ra một loạt những vụ tấn công vào các trường học, làm cho 17 người chết trong đó có 15 trẻ em, và trên 80 người bị thương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120510-tai-trung-quoc-bi-cuong-che-mot-phu-nu-no-bom-lieu-chet-lam-hai-nguoi-thiet-mang

Xe tải tông nhau, 6 người mắc kẹt



Thứ Năm, 10/05/2012 15:27

(NLĐO) – Hai chiếc xe tải bất ngờ tông nhau, đầu xe bẹp gí khiến 6 người bị kẹt trong cabin hơn 1 giờ.

Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 4 giờ 30 phút sáng 10-5, tại đoạn km 400+800 Quốc lộ 1A, qua địa bàn xã Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Xe tải BKS 98K- 7818 (chưa rõ danh tính tài xế) chở gà chạy hướng Hà Nội-Vinh thì bất ngờ tông vào xe tải BKS 57K- 0417 chạy hướng ngược lại.
 
Hậu quả, đầu của 2 xe bẹp dúm, 6 người ngồi trong ca bin bị mắc kẹt. Phải hơn một giờ sau lực lượng chức năng mới đưa được 6 người vào bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu cấp cứu.
 
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được Công an huyện Quỳnh Lưu tiếp tục làm rõ.
Tin- ảnh: Gia Tân

Sao chưa phát gạo cho dân?



Thứ Năm, 10/05/2012 23:14

Gần hai tuần qua, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa cấp gạo trắng hỗ trợ người dân vùng “bệnh lạ” ở huyện Ba Tơ theo yêu cầu của Bộ Y tế


Người dân ở thôn Làng Rêu ăn gạo ủ từ hàng trăm năm qua, nay bị nghi là căn nguyên gây ra “bệnh lạ”
Trước tình hình dịch bệnh, số người tử vong do mắc “bệnh lạ” tăng cao, người dân vùng bệnh ở huyện Ba Tơ lại phải gánh thêm nỗi lo mới là thiếu gạo trắng để thay thế gạo ủ mốc bị nghi chứa độc tố gây bệnh -  theo kết luận ban đầu của Bộ Y tế. Quyết định cấp gạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi đến nay chưa được thực hiện
Dài cổ chờ gạo
Theo khảo sát của Bộ Y tế,  số người mắc “bệnh lạ” tập trung ở 5 xã của huyện Ba Tơ, chủ yếu ở xã Ba Điền (94%), đặc biệt là ở thôn Làng Rêu (88 người). Toàn xã Ba Điền có 98% dân số là người H’re, có tập quán ăn gạo ủ và 100% người mắc bệnh là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ khảo sát này, Bộ Y tế đưa ra nhận định có thể các bệnh nhân mắc bệnh do ăn gạo ủ mốc. Tại buổi họp với UBND tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 28-4, Bộ Y tế  đề nghị tỉnh Quảng Ngãi phải nhanh chóng hỗ trợ gạo trắng cho các hộ gia đình, đồng thời thu đổi gạo ủ, gạo mốc.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định hỗ trợ 60 tấn gạo trắng cấp cho người dân vùng dịch bệnh. Thế nhưng, ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, cho biết đến hôm qua, 10-5, vẫn chưa thấy gạo trắng đưa về. Theo ông Phong, việc chậm cung ứng gạo trắng chỉ  khiến người dân thêm hoang mang, lo lắng.
Cũng theo ông Phong, về việc tìm nguyên nhân gây bệnh, ngành y tế cho biết sẽ phải mất ít nhất là 6 tháng. Tương ứng với thời gian chờ này, cả xã Ba Điền có 1.576 khẩu sẽ cần ít nhất 150 tấn gạo trắng để cấp theo chỉ đạo của UBND tỉnh với định mức 15kg/người/tháng.
Huyện tự “cứu” dân
Theo thống kê của ngành y tế,  đến chiều tối 10-5, toàn huyện Ba Tơ đã có 200 trường hợp mắc bệnh. Trong đó, “rốn” dịch là xã Ba Điền với 190 ca. Toàn huyện đã có 21 người tử vong. Tình hình “bệnh lạ” đang còn diễn biến rất phức tạp và hơn lúc nào hết người dân đang rất cần gạo trắng để ăn như theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Câu hỏi đặt ra là vì sao trong tình hình cấp bách như thế, gạo trắng vẫn chưa được đưa về cho người dân vùng bệnh? Theo tìm hiểu của chúng tôi, gần hai tuần kể từ khi ra quyết định cấp gạo đến nay, tỉnh Quảng Ngãi mới chỉ có công văn cũng như kêu gọi đóng góp từ cá nhân, doanh nghiệp và hỗ trợ từ Trung ương. Nghĩa là, phải đợi đến khi… tìm được nguồn gạo, việc hỗ trợ mới triển khai.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương huyện Ba Tơ đã chủ động… tự cứu cho dân trước. Hiện huyện đã vận động,  kêu gọi đóng góp, hỗ trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện được hơn 1 tấn gạo. Với số gạo ít ỏi này, ông Lê Hàn Phong cho biết sẽ tổ chức phát cho người dân vào sáng nay, 11-5. Trước mắt, những hộ có người mắc bệnh sẽ được cấp 10 kg gạo.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ngãi, xác nhận  đến thời điểm này, ủy ban cũng chưa nhận được tiền hỗ trợ để mua gạo trắng. Để giải quyết tình hình, ủy ban đã ứng trước 600 triệu đồng, dự kiến sáng nay sẽ cấp cho huyện Ba Tơ để mua gạo phát cho dân.
Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng
Ông Lê Hàn Phong cho rằng việc Bộ Y tế công bố căn nguyên gây “bệnh lạ” là do gạo mốc là không có cơ sở thuyết phục bởi gạo này bà con đồng bào H’re đã sử dụng hàng trăm năm qua. Theo ông Phong, Bộ Y tế chưa hiểu đúng về loại gạo mà người dân H’re đang ăn. Gạo mốc là gạo để lâu bị mốc và khi bóp bị nát vụn, còn gạo của đồng bào H’re là dò hơi (lúa tươi gặt về đổ vào kho và khi nào cần xay ăn thì mới mang đi phơi - PV). Trong khi đó, thực tiễn từ các bệnh nhân cho thấy hầu hết họ bị bệnh từ nội tạng phát ra da chứ không phải chỉ bùng phát ngoài da với các biểu hiện dày sừng lòng bàn tay, bàn chân và men gan tăng cao. Do đó, ông Phong cho rằng cần phải tìm hiểu và xét nghiệm nguồn đất, không khí, nước… thật kỹ để tìm ra nguyên nhân. Việc vội vã đưa ra kết luận là do gạo mốc chỉ càng khiến việc tìm mầm bệnh, điều trị thêm phức tạp, người dân hoang mang.
Bài và ảnh: Niêm Hà

Lo bắp cải Trung Quốc gây độc



Thứ Năm, 10/05/2012 22:01

Thông tin bắp cải Trung Quốc được phun chất formaldehyde để tăng thời gian bảo quản đang gây lo ngại cho người tiêu dùng vì tại TPHCM, bắp cải, cải thảo Trung Quốc đang được bán nhiều


Người tiêu dùng khó phân biệt rau củ quả nào của Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thúy
Mới đây, Trung Quốc (TQ) cảnh báo cảnh sát tỉnh Hắc Long Giang đã bắt giữ một nông dân ở địa phương này dùng hóa chất formaldehyde để bảo quản bắp cải. Nhiều người bán rau ở chợ Đông Hạ, TP Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông thì tiết lộ nhà nông thường dùng chất này để bảo quản rau củ. Trước đó, cũng có thông tin mặt hàng cải thảo ở TQ đã bị nhiễm chất này. Formaldehyde là chất có thể kích ứng da, gây hại đến hệ hô hấp, gây bệnh ung thư, máu trắng...
Đầy rẫy ở chợ
Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng không xa lạ gì với các loại rau củ quả TQ, trong đó có mặt hàng bắp cải, cải thảo do được bán khá nhiều ở thị trường Việt Nam.
Tại các chợ đầu mối TPHCM, lâu nay các loại rau củ quả của TQ được nhập về khá nhiều (nhiều nhất là bắp cải, bông cải, cải thảo, khoai tây, cà rốt, củ hành, tỏi, gừng, đậu). Chỉ riêng chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, theo ban quản lý chợ, hiện hằng đêm có đến 150 tấn rau củ TQ về chợ, trong đó riêng mặt hàng bắp cải có hơn 10 tấn. Còn tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền cũng có từ 50 - 60 tấn rau củ TQ về chợ mỗi đêm, trong đó mặt hàng bắp cải, cải thảo chiếm từ 15 - 20 tấn...
Từ các chợ đầu mối này, rau củ quả TQ sẽ tỏa đi các chợ lẻ ở TPHCM cũng như các tỉnh lân cận. Những người bán lẻ ở chợ thích chọn mặt hàng rau củ TQ để bán do mẫu mã đẹp, không phải tốn công cắt gọt, rửa sạch như hàng trong nước. Đặc biệt, hàng TQ để được lâu. Tuy nhiên, bà Hạnh, kinh doanh rau củ tại chợ đầu mối Thủ Đức, cho biết thông tin về bắp cải, cải thảo TQ nhiễm chất độc cũng nhanh chóng tác động đến thị trường. Tiểu thương ở các chợ lẻ bắt đầu lấy hàng ít hơn so với bình thường vì lo ngại người tiêu dùng không mua nhiều như trước. Do đó, giá bắp cải TQ hiện nay chỉ còn 10.000 đồng/kg.
Còn theo ban quản lý các chợ đầu mối, mặt hàng cải thảo TQ gần đây về chợ ít hẳn có thể là do thông tin trên, hơn nữa, thời điểm này không phải là mùa vụ của mặt hàng này ở TQ.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, phần lớn rau củ TQ đưa sang Việt Nam có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam TQ chứ không thuộc vùng phía Bắc, nơi phát hiện có sử dụng chất formaldehyde để bảo quản bắp cải và cải thảo. Hàng TQ nhập vào Việt Nam chủ yếu qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn.
TS Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, cho biết trước thông tin cải thảo TQ có vấn đề, cục đã chỉ đạo các đơn vị tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra. Cũng theo ông Hồng, trước đây, Cục Bảo vệ Thực vật chỉ đưa ra 25 hoạt chất có nguy cơ cao để kiểm soát, kiểm tra trên rau củ quả từ TQ nhưng nay do có thông tin trên nên cục quyết định đưa thêm tiêu chuẩn kiểm tra chất formaldehyde vào giám sát hàng nông sản từ TQ và sẽ áp dụng ngay. “Cục Bảo vệ Thực vật cũng đã triển khai cho các đơn vị trực thuộc ở các địa phương, nhất là tại các TP lớn, tiến hành lấy mẫu rau củ trên diện rộng để kiểm tra chất formaldehyde. Khả năng trong vài ngày tới sẽ có kết quả và sẽ thông báo rộng rãi để người tiêu dùng biết”- TS Nguyễn Xuân Hồng cho hay.
Tại TPHCM, ban quản lý các chợ đầu mối sẽ kết hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng nông sản từ TQ. Theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM, hiện chi cục luôn có cán bộ túc trực tại các chợ đầu mối để tiến hành kiểm tra, giám sát; trong đó có kiểm tra bằng phương pháp test nhanh tại chỗ và lấy mẫu để kiểm tra chuyên sâu. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận phần lớn chỉ là kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn kiểm tra chất bảo quản thì chi cục không có đủ phương tiện.
Khó nhận biết hàng TQ
Các tiểu thương từng kinh doanh rau củ TQ cho biết bắp cải TQ thường nhỏ hơn bắp cải Đà Lạt. Bắp cải TQ có các bẹ tơi xốp, còn bắp cải Đà Lạt chắc hơn. Bắp cải TQ được làm sạch, cắt tỉa gọn gàng, có độ bóng sáng, đẹp hơn hàng trong nước.
Riêng mặt hàng cải thảo thì rất khó phân biệt. Nếu không phải người chuyên kinh doanh thì chỉ có thể nhận biết là cải thảo TQ có kích cỡ nhỏ hơn hàng trong nước một chút. Tuy nhiên, thực tế cải thảo trong nước cũng có nhiều kích cỡ khác nhau.
Nguyễn Hải

Điểm một số vụ cảnh sát, phóng viên bị hành hung



11/05/2012 07:42:44
 - Khi tham gia tác nghiệp hay giải quyết vụ việc, phóng viên và các chiến sĩ công an không tránh khỏi những chuyện rủi ro không đáng có xảy ra. Cả 2 lực lượng này đôi khi vẫn bị các đối tượng quá khích chống đối hay đánh đập rất dã man.
TIN LIÊN QUAN

Cùng điểm lại một số vụ việc mà các phóng viên, công an bị các đối tượng quá khích tấn công.

VOV đề nghị xử lý nghiêm vụ nhà báo bị hành hung

VOV đã gửi công văn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cùng phối hợp làm rõ và xử lý minh bạch, dứt điểm vụ việc 2 PV bị hành hung tại Văn Giang (Hưng Yên).

Trước đó, VOV cử ông Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng phóng viên Thời sự - Chính trị, Kinh tế (Trung tâm tin) và phóng viên Hán Phi Long về xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để nắm thông tin về vụ cưỡng chế thu hồi đất.

d
2 nhà báo Năm và Long xác nhận mình chính là nhân vật bị đánh (áo trắng MBH trắng) trong clip. Ảnh: VOV News

Tuy nhiên, 2 phóng viên này đã bị một nhóm người thuộc lực lượng cưỡng chế hành hung, mặc dù đã trình bày là phóng viên đang đi làm nhiệm vụ.

Ngay trong ngày bị hành hung (24/4), sau khi hoàn thành việc lấy lời khai tại trụ sở Công an huyện Văn Giang, 2 phóng viên đã có đơn đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên giải quyết.

Tuy vậy, cho đến nay, VOV và 2 phóng viên vẫn chưa nhận được hồi âm chính thức của Công an tỉnh Hưng Yên.

Trong khi đó, ngày 9/5, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho rằng, chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì hình ảnh quay quá xa và mờ.

Nhưng ông Thanh cam kết, nếu sự việc xảy ra đúng như những gì 2 nhà báo trình bày thì sẽ xử lý nghiêm các cá nhân liên quan.

Phóng viên báo An ninh Thủ đô bị bóp cổ, lăng mạ

Vụ việc xảy ra vào ngày 14/6/2011, khi đoàn liên ngành đi kiểm tra, xử lý những vi phạm về bảo vệ hành lang an toàn đường sắt thuộc địa phận huyện Từ Liêm (Hà Nội), một số phóng viên báo đài có đi cùng.

Trong khi đang tác nghiệp tại địa phận ga Phú Diễn (Từ Liêm) để ghi nhận thực trạng vi phạm, phóng viên quay phim của kênh VTC14 đã bị một đối tượng tên Thanh đến cản trở, dùng lời lẽ lăng mạ và giằng máy quay của phóng viên này.

f
 Người đàn ông tên Thanh dùng lời lẽ khó nghe lăng mạ phóng viên. Ảnh: Đất Việt

Quan sát thấy hành vi côn đồ trên, phóng viên Lê Duy Khánh của chương trình truyền hình ATV của báo An ninh Thủ đô đã ghi lại hành động này.

Phát hiện mình bị ghi hình, đối tượng Thanh đã lao đến chửi bới, đấm vào mặt và bóp cổ phóng viên Khánh.

Ngày 19/6, Công an huyện Từ Liêm đã bắt khẩn cấp đối tượng Trần Xuân Thanh và ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng này.

Thanh từng có 2 tiền án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội chống người thi hành công vụ.

Thiếu nữ tát cảnh sát giao thông: Lĩnh 6 tháng tù

Ngày 9/1/2012, xét xử phúc thẩm vụ nữ sinh tát cảnh sát giao thông, TAND TP HCM đã giảm án cho Phạm Thị Mỹ Linh (19 tuổi, ngụ quận 12) từ 9 tháng tù xuống còn 6 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”.

Trước đó, ngày 2/7/2011, bà Hạnh chở 2 con là Phạm Thị Mỹ Linh và Phạm Quang Minh chạy ngược chiều trên phần đường bên trái.

f
 Linh trong phiên sơ thẩm. Ảnh: Dân trí

Cảnh sát Nguyễn Đức Ánh và Vũ Quang Long (Đội CSGT, trật tự và phản ứng nhanh, Công an quận 12) đã ra lệnh bà Hạnh dừng xe và kiểm tra giấy tờ nhưng bà Hạnh giật biên bản và đẩy xe đi.

Cảnh sát Ánh và Long đã giữ xe lại để lập biên bản vi phạm hành chính. Thấy vậy, Phạm Thị Mỹ Linh liền dùng tay phải xô đẩy đồng chí Ánh 3 cái ra giữa đường, sau đó xô đồng chí Long ra và đánh liên tiếp 4 cái, trúng vào mặt 2 cái, vào vai phải 1 cái và 1 cái không trúng. Đồng thời Linh la hét lớn, mệt mỏi rồi ngất xỉu.

Sau đó, 2 cảnh sát đã gọi điện cho cấp trên và yêu cầu bà Hạnh và Linh về trụ sở Công an giải quyết.

Khởi tố đối tượng đánh trọng thương 2 cảnh sát

Chiều 2/2/2012, nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân về 1 ổ bạc đang sát phạt nhau, công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã cử lực lượng đến truy bắt các đối tượng.

Tại đây, khi lực lượng tiến hành lập biên bản, bất ngờ các đối tượng dùng hung khí xông vào đánh trọng thương vào đầu thiếu úy Nguyễn Châu Toàn, phải nhập viện cấp cứu.

Nhóm đối tượng còn dùng ghế tiếp tục đánh trọng thương thượng sĩ Nguyễn Anh Đức bị thương.

Công an huyện Thăng Bình đã truy bắt các đối tượng và khởi tố vụ án, khởi tố bị can về các tội đánh bạc và chống đối người thi hành công vụ.

PV Tổng hợp

Không chỉ đất nông nghiệp, dân còn bức xúc cả đất rừng



11/05/2012 07:21:52
(Kienthuc.net.vn) - Viện Tư vấn phát triển CODE (Viện CODE), một tổ chức phi Chính phủ, vừa có báo cáo về thực trạng quản lý sử dụng đất rừng giữa lâm trường quốc doanh (LTQD) với người dân địa phương. Báo cáo này chỉ ra rằng xung đột giữa người dân địa phương với các tổ chức nhà nước về đất rừng đang gia tăng, gay gắt.
Theo ông Phạm Quang Tú, phó viện trưởng Viện Tư vấn phát triển CODE: “Mức độ xung đột về đất rừng giữa người dân địa phương và LTQD đang ngày càng tăng. Nhiều người nhìn vào thì thấy có vẻ yên ả, nhưng đó là vì người dân hiện nay vẫn tạm thời được canh tác trên đất của lâm trường. Theo văn bản số 1019/TTg-ĐMDN ngày 24/6/2011 và một số văn bản khác, nhà nước sẽ tiến hành giao sổ đỏ cho các LTQD trước khi xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới và giải quyết các mâu thuẫn sẽ khiến nhiều người dân không được canh tác nữa. Đây là một quy trình ngược sẽ khiến mâu thuẫn trầm trọng hơn”.
Báo cáo của Viện CODE chỉ ra rằng: Nhiều khu vực đất sản xuất, đất rừng của lâm trường vẫn bị tranh chấp, xâm lấn kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm và ngày càng có nguy cơ gia tăng dẫn đến xung đột, mâu thuẫn xã hội giữa lâm trường, các đối tượng sử dụng đất rừng và các hộ, cộng đồng có ít hoặc không có đất rừng.
Một diện tích đất rừng đang có sự tranh chấp. Ảnh congannghean.vn
Tại Hữu Lũng (Lạng Sơn) năm 2008 có 111 vụ vi phạm tranh chấp lấn chiếm đấy đai, đến năm 2010 có 142 vụ và 6 tháng đầu năm 2011 có 72 vụ. Kết quả điều tra phỏng vấn các hộ ở Trường Xuân, Trường Sơn (Quảng Ninh, Quảng Bình) cho thấy khoảng 43% số hộ cho rằng mâu thuẫn giữa người dân và LTQD sau rà soát tăng lên so với trước khi rà soát và 35% cho rằng không có gì thay đổi.
Phân tích sâu về nguyên nhân của các xung đột này, Viện CODE cho rằng trong khi người dân đang thiếu đất canh tác thì lại giao quá nhiều cho các LTQD mà không đem lại hiệu quả. Các LTQD được giao một tài sản lớn nhưng quản lý yếu kém nên đất không được sử dụng hợp lý để tạo ra của cải vật chất còn rừng thì ngày càng mất đi.
Hệ quả là nhiều người dân do thiếu đất đã xâm lấn, canh tác trái phép trên đất lâm trường trong một thời gian dài. Đến khi thực hiện rà soát thu hồi trả lại cho địa phương thì lại nảy sinh nguy cơ “nếu thu hồi giao lại cho những người này sẽ gây ra làn sóng tiếp tục xâm lấn đất rừng của lâm trường của các hộ dân chưa có đất (vốn là những người chấp hành nghiêm pháp luật)”.
Đáng chú ý, báo cáo cũng chỉ ra rằng nhiều diện tích rừng do LTQD trả lại cho địa phương giao đất, giao rừng nhưng người dân không nhận vì quá xa, quá xấu…
Vũ Chương

Blogger Nguyễn Hoàng Vi tường thuật buổi nộp đơn khiếu nại về việc bị cấm xuất cảnh



Nguyễn Hoàng Vi - Sáng nay, 10 tháng 5, sau gần 3 tuần không nhận được thông báo gì từ phía Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, tôi mang đơn khiếu nại đến Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Tại Cục quản lý xuất nhập cảnh:

Bàn hướng dẫn:

- Chú làm ơn cho con hỏi, con muốn khiếu nại về việc con bị cấm xuất cảnh thì nộp đơn ở đâu?

- Về làm đơn đi rồi đến đây.

- Dạ, đơn con làm sẵn đây rồi ạ.

Hoàng Vi và con trai
Sau khi xem đơn, chú ấy lấy cho tôi phiếu số thứ tự nộp hồ sơ và bảo đến quầy số 1 & 2 đợi.

Ngồi đợi một lúc thì cũng đến lượt mình. Người tiếp dân là chị Nguyễn Thị Thanh Nga. Mình thì đứng đợi mà chị ấy cứ mãi làm việc khác. Lúc ấy có một người khác đến hỏi mình nộp hồ sơ thế nào, mình bảo chị ấy đợi tới số thứ tự của mình rồi nộp. Chỉ vậy thôi mà chị Nga đã quát mình:

- Ra chỗ khác nói chuyện xong rồi hãy nộp hồ sơ.

Bắt mình đợi chờ rồi còn quát mình nữa, máu lên tới não nhưng cố gắng kiềm chế, mình bảo:

- Này chị, đến số thứ tự của em nãy giờ lâu rồi. Em đứng đây đợi, còn chị thì cứ lo làm việc riêng của mình, chị còn quát nạt em là thế nào?

Lúc này, chị ta hơi hạ giọng:

- Nộp hồ sơ gì?

- Em muốn khiếu nại.

- Khiếu nại việc gì?

- Việc Cục quản lý xuất nhập cảnh cấm em xuất cảnh.

Mình chìa cho chị xem bản photo cái biên bản cấm xuất cảnh. Chị ta nói:

- Nộp bản chính đây, rồi ghi lại số điện thoại, về chờ thông báo.

- Này chị, cách đây 3 tuần, em cũng đã đến đây để hỏi, anh Nguyễn Văn Ngọc ở quầy số 2 kế bên chị cũng bảo em photo biên bản, ghi lại số điện thoại rồi về đợi. Lần này cũng vậy là sao? Lần này em muốn nộp đơn khiếu nại để cơ quan giải quyết cho em chứ không phải đến đây để chờ nữa.

Chị ta trả lại biên bản cho tôi và bảo:

- Cô qua phòng trực ban phía sau, xin gặp trực tiếp lãnh đạo phòng số 04 để được giải quyết.

Quầy tiếp dân tại cục Quản lý xuất nhập cảnh TP. HCM

Qua phòng trực ban, sau khi trình bày sự việc với trực ban, họ bảo tôi lên phòng văn thư ở lầu 1 để hỏi. Cô văn thư cầm tờ biên bản của tôi đi gặp lãnh đạo, sau một hồi quay lại cùng với anh Lương Đình Sơn, anh Sơn trả tôi biên bản với dòng chữ hẹn 8h sáng mai làm việc với anh Huy nào đó. Tôi trả lời:

- Em muốn nộp đơn khiếu nại hôm nay về việc này và muốn các anh trả lời bằng văn bản rõ ràng.

- Thì 8h sáng mai em đến gặp anh Huy, muốn nộp khiếu nại gì cũng được.

- Không, em muốn nộp hôm nay.

- Thôi thì em đưa đơn đây, anh chuyển anh Huy, ngày mai em đến gặp để được giải quyết.

- Không. Em nộp đơn và yêu cầu anh phải ghi biên nhận rõ ràng.

- Em muốn biên nhận thì xuống quầy tiếp dân mà nộp, ở đây không có biên nhận.

Lại 1 lần nữa phải xuống gặp chị Nga.

- Chị à, bên lãnh đạo bảo em xuống đây nộp đơn khiếu nại để chị ghi biên nhận cho em.

- Đơn thì em cứ nộp đây, nhưng chị không có biên nhận nào cho em hết vì ở đây không có mẫu biên nhận nào.

- Sao anh lãnh đạo bên đó bảo xuống đây, nộp đơn cho chị sẽ có biên nhận?

- Em qua đó mà gặp họ giải quyết.

Bực mình vì họ xem mình như trái banh, cứ đá qua đá lại hòai. Lên phòng văn thư, mình nói lớn:

- Đề nghị cho em gặp lãnh đạo để giải quyết việc của em ngay hôm nay. Em không có rảnh mà hết ngày này đến ngày nọ chầu chực các anh chị vấn đề vô lý như vậy được. Em sẽ ngồi ở đây đợi cho đến khi nào giải quyết cho em thì thôi, không thì không về.

Cô văn thư lúc nãy lại gọi một anh lại nói:

- Giờ nó không chịu về, đòi phải giải quyết cho bằng được, làm sao đây anh?

- Kệ nó. Cứ cho nó chờ.


Mình gọi điện cho người nhà, báo là đang ngồi đợi ở Cục quản lý xuất nhập cảnh cho đến khi nào họ giải quyết xong việc mới về, còn không thì không về và theo lời một anh cán bộ ở đây thì có thể sẽ phải đợi đến 8h sáng mai. Và mình sẵn sàng đợi đến 8h sáng mai nhưng nếu như có việc gì xảy ra với mình thì họ chịu hòan tòan trách nhiệm.

Sau khi nói chuyện điện thọai với người nhà xong, cô văn thư lại chạy lên phòng lãnh đạo, một lúc sau cô xuống cùng với ông Khổng Mạnh Hùng. Ông Khổng Mạnh Hùng cầm trong tay sấp hồ sơ và mời xuống phòng làm việc. Trong phòng làm việc, không đợi ông Hùng nói lời nào, mình nói luôn:

- Chào chú. Hôm nay con đến đây là muốn khiếu nại về việc Cục quản lý xuất nhập cảnh cấm con xuất cảnh. Con muốn cơ quan phải có câu trả lời bằng văn bản thỏa đáng cho con và trả lại quyền tự do đi lại cho con.

- Thực ra, chúng tôi chỉ làm theo phía Công an thành phố. Họ bảo cô có hành vi vu khống, xuyên tạc ngành Công an. Họ đang điều tra và sẽ mời cô làm việc về vấn đề này.

- Về vấn đề này, con đã làm việc với họ rồi.

- Theo tôi được biết thì đang làm việc nửa chừng, cô bỏ về.

- Chú nghĩ sao mà đang làm việc nửa chừng con bỏ về mà các anh, các chú cho về à?

Ông Hùng không nói gì thêm nữa. Tôi nói tiếp:

- Con chỉ biết, đồn biên phòng Mộc Bài - Tây Ninh bảo con đến đây để giải quyết mọi vấn đề con bị cấm xuất cảnh. Con đã đến đây 1 lần và chờ 3 tuần mà chưa thấy thông báo gì, hôm nay con đến để nộp đơn khiếu nại, đề nghị cơ quan sớm giải quyết cho con.

- Chúng tôi tiếp nhận đơn khiếu nại của cô.

- Không chỉ tiếp nhận bằng miệng, chú phải có biên nhận đàng hòang và phải có sự giải quyết thỏa đáng.

Ông Hùng đi ra khỏi phòng, 1 lúc sau trở lại với tờ biên nhận có nhận được đơn khiếu nại của tôi và hẹn ngày 17/05/2012 đến lấy kết quả. 

Biên bản tiếp nhận hồ sơ do chị Nguyễn Thị Thanh Nga ký nhận. Vậy mà lúc đầu chị ta cứ nhất quyết một hai là không có biên nhận gì cả, còn bắt mình nộp cả bản chính biên bản cấm xuất cảnh của mình nữa chứ. Nếu em mà không cứng, chắc đã bị ăn quả lừa của chị rồi.

Vậy là phải thêm 1 tuần nữa để chờ đợi kết quả chính thức từ Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Nguyễn Hoàng Vi