THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 September 2012

Chiêu Hồi về với nhân dân

Thêm một người trở về với Nhân Dân
BBT NVCL:

Những năm gần đây, nhiều đảng viên cộng sản chán ngán với danh hiệu và
chiếc thẻ đảng viên của mình. Họ ân hận khi đã gia nhập một tổ chức
đảng luôn đi ngược lại quyền lợi và lợi ích nhân dân, sống bằng dối
trá và bạo lực chỉ vì lợi ích phe nhóm mà thôi. Rất nhiều đảng viên
vào đảng vì quyền lợi, vì cơ hội song cũng có nhiều người đã vào đảng
vì những lời hoa bướm ngọt ngào vì một lý tưởng như tranh vẽ và dần
dần vỡ mộng.

Đặc biệt, trước đây trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, nhiều nơi vì
điều kiện ngặt nghèo nên đã có một số giáo dân vào đảng cộng sản. Điều
này đương nhiên đi ngược lại tín lý của Giáo hội Công giáo khi tham
gia tổ chức vô thần Cộng sản. Nay tại nhiều giáo xứ số đảng viên bỏ
đảng ngày càng lớn. Đó là con số có thực, Nữ Vương Công Lý sẽ đưa các
trường hợp cụ thể khi có điều kiện.
 
Trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều đảng viên tự động hoặc
đàng hoàng bước ra khỏi đảng. Bài viết sau đây trên Danlambao đã nói
lên thực tế này và những con người cụ thể, dũng cảm đã bước ra khỏi
hàng ngũ, hang ổ cộng sản về với nhân dân

Kính thưa các bạn thôn Dân Làm Báo!

Nhóm công dân Việt Nam (Khánh Hòa) vừa nhận được thông tin từ một
người bạn muốn giấu tên: Sau khi nói chuyện về việc anh Nguyễn Chí Đức
muốn trả thẻ đảng viên cộng sản, người bạn của chúng tôi cho biết rằng
một người có liên quan đến anh Đức – anh Tô Hoài Nam – cũng đã từ bỏ
đảng.

Xin hãy chào mừng các anh trở về với Nhân dân!
*

Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐƠN TỰ NGUYỆN RA KHỎI ĐẢNG

Nha Trang, ngày 22 tháng 09 năm 2011

Kính gửi:

- Chi bộ Trung tâm Tin học (CenIT) – Đảng bộ Viễn thông Khánh Hoà
(VNPT Khánh Hoà)

Tôi là Tô Hoài Nam – sinh ngày 02/3/1971, đảng viên sinh hoạt tại Chi
bộ Trung tâm Tin học (CenIT) thuộc Viễn thông Khánh Hoà, thẻ đảng số
"48.020074".

Nay tôi làm đơn gửi Chi bộ và Đảng bộ về việc tự nguyện ra khỏi đảng
Cộng sản Việt Nam như sau:

Năm 2005, sau quá trình phấn đấu, học tập lịch sử và Điều lệ đảng Cộng
sản Việt Nam, tôi tin tưởng vào lý tưởng và tổ chức đảng, nên đã tự
nguyện xin đứng vào hàng ngũ của đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày
28/3/2005, tôi được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quyết định kết nạp vào
đảng. Quyết định khi đó đối với tôi là một vinh dự, và tôi ý thức rằng
trách nhiệm của tôi cũng nhiều hơn, nặng hơn khi trở thành đảng viên –
như lời tuyên thệ khi vào đảng.

Sau hơn 6 năm sinh hoạt đảng, tôi thấy mình đã không thể đạt được các
mục tiêu khi vào tổ chức này:

1- Tôi từng nghĩ "Vào đảng thì mọi đảng viên có trách nhiệm xây dựng
nhà nước pháp quyền" như các nghị quyết của đảng đã nêu:

Nhưng vụ đại uý công an Phạm Hải Minh (Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
đạp vào mặt người biểu tình yêu nước bị đảng và cơ quan nhà nước các
cấp bỏ qua, không xét xử kỷ luật công minh, tạo điều kiện cho lực
lượng công an có thêm nhiều hành vi bạo lực quá mức với người biểu
tình chống xâm lược trong tháng 8/2011 và những người dân khác. Mặc dù
tôi và nhiều người đã kiến nghị lên lãnh đạo đảng và Bộ Công an yêu
cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ này để lập lại kỷ cương phép nước (2 bản
kiến nghị đính kèm theo đây).

Tôi không còn tin mình có thể tham gia xây dựng nhà nước thượng tôn
pháp luật, dù tôi đứng chân trong đảng cầm quyền.

Vậy, đến hôm nay, việc tiếp tục giữ thẻ đảng viên đảng Cộng sản không
còn ý nghĩa với tôi nữa.

2- Tôi từng nghĩ "Vào đảng thì mọi đảng viên có trách nhiệm xây dựng đảng":
Vì lẽ đó, tôi góp ý để mong đảng Cộng sản Việt Nam chấn chỉnh tư cách
đảng viên (ngăn chặn đảng viên đánh người yêu nước), sửa đổi đường lối
cho hợp lý hơn, có lợi hơn cho đất nước và cho đồng bào ("Trung Quốc
không phải là 'đồng chí' của Việt Nam"- như bản kiến nghị đính kèm
theo đây, "Không để Trung Quốc xác lập 'biên giới mềm' trên lãnh thổ
Việt Nam").

Nhưng từ đó đến nay, đảng và nhà nước lại vẫn có những quyết định mà
tôi cho rằng trái ngược: Không xử lý nghiêm đảng viên phạm pháp; cấm
đoán người dân biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn (gây hấn mang
tính chất xâm lược); tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam rằng
cần coi Trung Quốc là "đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối
tác tốt".

Tại Chi bộ CenIT và Đảng bộ Viễn thông Khánh Hoà, các cấp uỷ cho rằng
việc giải quyết các nội dung kiến nghị của tôi không thuộc phạm vi
phải quan tâm, phải giải quyết của Chi bộ và Đảng bộ. Bên cạnh đó, có
những ý kiến yêu cầu tôi: Nếu có gửi kiến nghị – như đã làm – thì đừng
lấy danh nghĩa đảng viên, vì cho rằng quy định "19 điều đảng viên
không được làm" không cho phép gửi kiến nghị đồng thời cho tổ chức
đảng lẫn người ngoài đảng (dù tôi đã giải thích rằng vấn đề tôi nêu
liên quan cả đảng viên lẫn người dân ngoài đảng và nếu giải quyết minh
bạch đơn của tôi thì chỉ có lợi cho uy tín của đảng trước nhân dân).
Tôi từng quan niệm: Tổ chức đảng và chủ trương, đường lối của nó không
chỉ là ý chí và trí tuệ của các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương mà
của toàn thể các đảng viên. Nếu trách nhiệm xây dựng đảng của đảng
viên là "im lặng để cho các cấp lãnh đạo đảng quyết định tất cả rồi
đảng viên chỉ làm theo" thì tôi thấy mình chỉ nên giữ trách nhiệm công
dân là thích hợp.

3- Tôi từng nghĩ "Vào đảng để có môi trường tốt hơn cho việc phấn đấu
và cống hiến":

Từ ngày vào tổ chức đảng đến nay, tôi chưa từng được hướng dẫn phấn
đấu gì khác ngoài việc được nhắc nhở trách nhiệm hoàn thành công tác
chuyên môn, đi họp để nghe và thực hiện các nghị quyết (chứ không phải
học tập hay thảo luận góp ý các văn kiện đảng, ngoại trừ nghị quyết
bên trong Chi bộ).

Mỗi khi tôi tham gia hoạt động xã hội bên ngoài phạm vi đó để cống
hiến một vài ý kiến nhỏ bé của mình cho đảng, cho xã hội (ví dụ như:
tán thành kiến nghị dừng dự án bauxite Tây Nguyên, bỏ tuyên truyền
"Trung Quốc 4 tốt", kỷ luật công an lạm quyền để giữ sự nghiêm minh
của pháp luật) thì lập tức có sự cản trở ngay trong nội bộ tổ chức
đảng cơ sở: Các đảng viên thờ ơ, dè bỉu "Rảnh quá! Đã có 'người khác'
lo chuyện đó!" hay nói xa gần "Nên tập trung vào công việc chuyên
môn!" (dù công việc chuyên môn của tôi không bị đánh giá thấp). Tổ
chức đảng các cấp im lặng hoặc từ chối trả lời nội dung kiến nghị của
tôi mà không nêu lý do hoặc vì lý do "không có chức năng, không có
thẩm quyền", chỉ tập trung xem xét cách gửi kiến nghị có vi phạm thủ
tục hay không, tức là cứng nhắc về hình thức mà không cần quan tâm kết
luận nội dung ý kiến của tôi đúng hay sai. Trong khi đó, tôi đã từng
nghĩ tổ chức đảng và đảng viên phải quan tâm trước hết đến sự đúng –
sai, tức là công tác định hướng tư tưởng, còn thủ tục hành chính chỉ
là phần phụ trợ cho công tác đảng.

Việc tổ chức đảng quá coi trọng hình thức đã làm cho việc giải quyết
các kiến nghị của tôi bị vô hiệu hoá, chậm tới mức bằng không giải
quyết.

Tôi thất vọng về môi trường đảng mà tôi trải nghiệm. Với trải nghiệm
đó, tôi tin rằng dù mình chỉ là công dân – công nhân đơn thuần, tôi
cũng có thể đóng góp cho đất nước, cho nhân dân mà không cần mang danh
nghĩa trách nhiệm đảng viên.

Còn có nhiều lý do, nhưng những lý do kể trên là đủ để quyết định: Tôi
tự nguyện ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam.

Đề nghị Chi bộ và Đảng bộ giúp tôi hoàn tất thủ tục quy định để tôi ra
khỏi đảng theo nguyện vọng. Và cũng để tránh cho tôi và những người
trong đảng tranh cãi mất thời giờ "Trách nhiệm đảng viên có cản trở
trách nhiệm công dân hay không? Điều lệ và các quy định của đảng có
mâu thuẫn với mục tiêu phục vụ dân, phục vụ Tổ quốc nhanh chóng, hiệu
quả hay không?"

Kể từ sau khi đơn này được Chi bộ chấp nhận, về mặt danh nghĩa chính
thức, tôi sẽ không còn chịu trách nhiệm về quan điểm, đường lối và sự
quản lý của tố chức đảng Cộng sản Việt Nam nữa.

Người làm đơn
Tô Hoài Nam

Nguồn: Danlambao



Hoa Sứ nở ra năm cánh hình cờ VNCH tại Houston

Phải chăng  đây là một điềm báo tin lành của Trời đất :’ VNCH sẽ phục sinh một ngày không còn xa. Chúng Ta có quyền hy vọng và và cậy trông vào “ Thiên mệnh “.

Hoa Sứ nở ra năm cánh hình cờ VNCH tại Houston

Nhờ bạn đọc chuyển đi khắp nơi
 
Hoa Sứ nở ra hình ảnh cờ Việt Nam Cộng Hòa do chính tôi (NTV) chụp lúc sau 11 AM ngày 17/9/2012 tại nhà  người bạn ở Houston, Texas bằng máy Canon 60D. Ảnh thật 100% không chỉnh sửa.
 
Thân hữu nào biết về kỷ thuật ảnh Digital có thể kiểm chứng đúng 100%





 
 



Không dễ “kết tội” tham nhũng !



Thứ Tư, 19/09/2012 23:39

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết năm 2012, toàn ngành đã phát hiện vi phạm và kiến nghị thu hồi 6.482 tỉ đồng, 1.291 ha đất nhưng chỉ mới thu hồi được 141 tỉ đồng

Ngày 19-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ đối với công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012.

Phát hiện nhiều, xử lý ít


Trình bày báo cáo của Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ  Huỳnh Phong Tranh cho hay qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 425 tập thể, 697 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 27 vụ, 35 người. Tuy nhiên, trong số sai phạm phát hiện được, chỉ có 49 vụ, 67 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với giá trị tài sản là 132,7 tỉ đồng… Ngoài ra, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an đã thụ lý 551 vụ án, 1.277 bị can phạm tội về tham nhũng (trong đó khởi tố 222 vụ, 469 bị can…).
Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội: Xử lý tham nhũng chưa triệt để là rất nghiêm trọng, thách thức

Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện cho rằng công tác thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm, thất thoát về tiền, tài sản lớn nhưng hầu hết là kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính. Số vụ tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự rất ít. Nhiều vụ án tham nhũng được xét xử dưới khung hình phạt, cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền, phạt cảnh cáo. Có nơi, việc áp dụng điều 47 của Bộ Luật Hình sự để xử dưới khung hình phạt chiếm tới trên 80% và cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm trên 50%.

Đặc biệt, theo Ủy ban Tư pháp, báo cáo của Chính phủ cũng chưa đánh giá tình hình phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng, các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

Tán đồng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của QH Nguyễn Kim Khoa nói: “Tham nhũng tồn tại từ nhiều năm qua, số vụ phát hiện nhiều nhưng xử lý ít, phần lớn cho hưởng án treo… là rất nghiêm trọng, thách thức”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Ksor Phước cho rằng đối với con số 551 vụ án tham nhũng được phát hiện là ngay trong năm 2012 hay diễn ra từ những năm trước đó cần phải làm rõ xem có “sót lọt” từ năm này sang năm khác hay không và trách nhiệm do ai? “Rõ ràng, việc đấu tranh với tham nhũng vẫn còn cản trở gì đó từ cán bộ phòng chống tham nhũng, thể chế… Không thể để có vụ án tới 6 năm rồi mà chưa biết khởi tố được hay không” - ông Phước lo ngại.

Không dễ chứng minh

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, trong năm 2012, toàn ngành đã triển khai 6.065 cuộc thanh tra hành chính và kiểm tra chuyên ngành tại 333.032 tổ chức, cá nhân; phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 6.482 tỉ đồng, 1.291 ha đất (đã thu hồi được 141 tỉ đồng).

Ngạc nhiên về con số thu hồi, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học -  Công nghệ và Môi trường của QH Phan Xuân Dũng hỏi: “Con số này có nhầm lẫn gì không?”. Cùng thắc mắc này, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu bày tỏ: “Thất thoát lớn như vậy có nên đưa sang lĩnh vực sai phạm kinh tế thay vì đưa vào vấn đề tham nhũng? Mấy ngàn tỉ đồng mà không thu hồi cũng không chứng minh được do cán bộ vụ lợi, liệu có ổn?”.

Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn dẫn việc báo cáo của Chính phủ nói cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vụ, kiến nghị thu hồi nhiều tiền, nhiều diện tích đất đai nhưng không nói rõ có tham nhũng hay không là điều rất khó giải thích với dân. “Nguyên tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình bị tòa kết án tù tới 20 năm nhưng kết luận cũng không có tham nhũng. Trong khi đó, báo cáo lại nói một bộ phận không nhỏ nhân dân tiếp tay cho tham nhũng từ phí “bôi trơn” để đánh đồng với tham nhũng là việc không nên và sẽ làm dân buồn” - ông Sơn góp ý.

Trước băn khoăn này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận: “Thất thoát đúng là trên 6.400 tỉ đồng nhưng mới thu hồi 141 tỉ đồng vì thực tế, những vụ như Vinalines, tổng số sai phạm gần 500 tỉ đồng hay các khoản đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản, chứng khoán thua lỗ xem như mất luôn, rất khó lấy lại”. Ông Lượng cho hay việc chứng minh có yếu tố vụ lợi là rất khó khăn, đặc biệt là trường hợp mua tài sản, thiết bị cũ từ nước ngoài.

Đầu tư công dễ thất thoát, lãng phí

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH thảo luận về báo cáo của Chính phủ đối với kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển cho rằng lãng phí, thất thoát trong đầu tư công là do buông lỏng quản lý. Hệ quả dẫn đến tình trạng dự án treo hoặc giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng để hoang hóa, gây lãng phí lớn. Ngoài ra, tình trạng không chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính vẫn xảy ra nhiều, gây thất thoát, lãng phí lớn. Các cơ quan thanh tra Nhà nước đã kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước trên 3.529 tỉ đồng và kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân vi phạm.
Ủy ban Thường vụ QH cũng họp xem xét Tờ trình của Văn phòng QH về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của QH khóa XIII. Theo dự kiến, chương trình kỳ họp thứ 4 sẽ làm việc trong 1 tháng, từ  ngày 22-10 đến 23-11.
Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao

Theo Ủy ban Tư pháp, trong năm 2012, tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và lạm quyền khi thi hành công vụ tăng cao. Nổi bật là vụ tham ô tài sản tại công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng; vụ tham nhũng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Nhà Bè -TPHCM làm thiệt hại trên 2.000 tỉ đồng; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); vụ 3 lãnh đạo chi nhánh Hồng Hà của Ngân hàng NN-PTNT lạm quyền trong thi hành công vụ gây thiệt hại 487 tỉ đồng…
Bài và ảnh: THẾ DŨNG

QUAN LÀM BÁO BLOG LÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM!



Quanlambao - Nhờ Thủ Tướng chiếu cố bằng Lệnh truy sát 7169 ngày 12/9/2-12 mà chỉ trong 05 ngày theo xếp hạng Alexa quanlambao Blog đã nhảy vọt từ 109 lên hôm nay là 83 tại Việt Nam!

So sánh với chinhphu.vn mà Chủ nhân ông là Nguyễn Tấn Dũng thứ hạng 237 ở Việt Nam dù đã ra đời đáng tuổi ông cụ, kỵ của Quan làm báo. Vậy Thủ Tướng trả lời thế nào đây? Không lẽ nhân dân Việt Nam đều 'xấu' và 'phản động' hết rồi sao mà lại chỉ nhào vô đọc Quan làm báo dzậy? Cái thứ hạng của Alexa này là bằng chứng nói lên rất nhiều điều:

Thứ nhất, Quan làm báo rõ ràng đã được nhân dân Việt Nam tin cậy gấp gần 03 lần so với những gì Chính Phủ Dũng phát tán ra: 83 vs 237!

   Dù phải đối mặt với 20 năm tù     Bài học về tham nhũng          KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc'     Cùng QLB đứng dưới ngọn cờ chính nghĩa   Báo 'Lề Đảng' tiếp tục 'ném đá' QLB! Ngươi là ai mà chống Luật Biển?    Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông    Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước  Thủ Tướng 'Quên'!  4 câu hỏi cho TƯ 6  Nông dân nổi dậy!     Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"?   Khóc thương thân phận bèo bọt dân đen       'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'?   Chế độ hôm nay có sánh bằng thời Pháp thuộc?    Sự hèn mạt của báo chí?  Ông tổ Cộng sản là Quỷ Sa tăng?  Thủ Tướng làm sao bịt miệng được tiếng kêu phản kháng của nhân dân?   Tội ác được sản sinh ra từ đâu?   Trí tuệ Việt Nam đồng hành với nền Dân chủ   'Hổ dữ' & Tổng bí thư   Tầm nhìn.net bị đóng cửa  Giặc đã ở trong nhà!  Lại bịt miệng nhân dân?

Thứ 2, Nếu cho Nhân dân Việt Nam được tham gia bầu phiếu tín nhiệm khách quan, có Quốc Tế giám sát thì Quan làm báo Blog sẽ đạt phiếu bầu cao 2.856 lần so với Chính phủ điện tử của Thủ Tướng! Như vậy rõ ràng Quan làm báo chính là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam và đã thắng điểm tuyệt đối so với ngài Thủ Tướng chỉ đạt số phiếu bằng 35% so với Quan làm báo!

Thứ 3, Trong bất cứ Quốc gia nào, phe đa số đương nhiên phải chiến thắng tiểu số, vậy dù cho lý luận của Thủ Tướng đã 'kết án là trang mạng XẤU, ĐỘC HẠI và PHẢN ĐỘNG ' nhưng nhân dân Việt Nam lại cũng 'XẤU, ĐỘC HẠI & PHẢN ĐỘNG' như vậy, do đó theo lý thuyến 'bắc cầu' trong Toán học đã cho kết luận 'XẤU, ĐỘC HẠI & PHẢN ĐỘNG' theo tiêu chí của Thủ Tướng chính là LÝ TƯỞNG MÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐANG ĐEO ĐUỔI!

Tóm lại: Dựa trên sự phân tích biện chứng và khách quan nói trên, Ban biên tập Quan làm báo đề nghị Toà án Nhân dân Việt Nam vô hiệu hoá VB 7169 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là trái với nguyện vọng của toàn dân và phải được huỷ bỏ ngay lập tức cùng với lời xin lỗi cho hành động 'thiếu bình tĩnh và có tính toán cá nhân của Thủ Tướng'!

Tuy nhiên, Quan làm báo vẫn rộng lượng cho Thủ Tướng thêm những cơ hội tham gia công khai trận 'đấu' trên võ đài bằng các câu hỏi chất vấn trước Toà Án Nhân Dân phán xét. Nếu Thủ Tướng không đủ dũng khí để tham gia 'sự thách đấu' của Quan làm báo thì con đường duy nhất Thủ Tướng cần làm là hãy từ chức trước khi Nhân dân phải đuổi ngài về như một con chó ghẻ!

Trần Tin Tin - Quan làm báo

PHÓ CHỦ TỊCH EXIMBANK & CHỦ TỊCH ACB ĐÃ BỊ TẠM GIỮ ĐIỀU TRA


Phó Chủ tịch Eximbank Phạm Trung Cang - Bố già Kiên & Trần Xuân Giá -CT ACB

Quanlambao - Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bãi miễn chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quan trị ngân hàng ACB của ông Trần Xuân Giá và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Eximbank của ông Phạm Trung Cang. Hiện cả hai đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công An tạm giữ để điều tra:

1. Ông Trần Xuân Giá bị tạm giữ điều tra vì liên quan đến vụ án bố già Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải. Ông Trần Xuân Giá nguyên Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư, Cố vấn của Thủ Tướng Phan Văn Khải, Nguyên Uỷ Viên Trung Ương Đảng. 

2. Phạm Trung Cang bị tạm giữ điều tra vì phạm tội tiếp tay 'rút vốn' của Eximbank cho bố già NGuyễn Đức Kiên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.

Thám tử - Quan làm báo

Mời xem thêm:
Ông Trần Xuân Giá từ nhiệm, Ông Trần Hùng Huy lên làm chủ tịch HĐQT của ACB 

Ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang từ nhiệm, ông Trần Hùng Huy lên làm chủ tịch HĐQT, ông Lương Văn Tự và ông Julian Fong Loong Choon lên làm phó chủ tịch HĐQT.

Tại cuộc họp của Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB) ngày hôm qua 18/9, HĐQT ACB đã đi đến một số quyết định thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu như sau:

1. HĐQT chấp thuận việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT:

- Ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT, từ nhiệm vì lý do sức khỏe

- Ông Lê Vũ Kỳ, Phó Chủ tịch HĐQT, từ nhiệm vì lý do cá nhân

- Ông Trịnh Kim Quang, Phó Chủ tịch HĐQT, từ nhiệm vì lý do cá nhân

(Các thành viên này có liên quan đến việc phê chuẩn cho Ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam)

2. HĐQT cũng đã bầu các chức danh Chủ Tịch và Phó Chủ tịch như sau:

- Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT

- Ông Julian Fong Loong Choon, Phó Chủ tịch HĐQT

- Ông Lương Văn Tự, Phó Chủ tịch HĐQT.

Việc thay đổi thành viên HĐQT nhằm củng cố sức mạnh quản trị, giúp ACB khẳng định vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Chủ tịch HĐQT mới, ông Trần Hùng Huy là con trai của ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập nên ngân hàng ACB.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CŨ CỦA ACB
Chức vụHọ tên
TuổiQuá trình công tác
Chủ tịch HĐQTÔng Trần Xuân GiáÔng Trần Xuân Giá73Từ năm 2008 đến nay : Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
Chi tiết...
Phó Chủ tịch HĐQTÔng Trịnh Kim QuangÔng Trịnh Kim Quang58Từ năm 1998 đến nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
Chi tiết...
Phó Chủ tịch HĐQTÔng Lê Vũ KỳÔng Lê Vũ Kỳ56Từ năm 2008 đến nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
Chi tiết...
Thành viên HĐQTÔng Lương Văn TựÔng Lương Văn Tự65Từ năm 2009 đến nay : Chủ tịch HĐTV Công ty Quản lý ACB (ACBC).
Chi tiết...
Thành viên HĐQTÔng Alain CanyÔng Alain Cany63Đến tháng 08 năm 2007 : Trưởng Đại diện Tập đoàn Jardine Matheson Ltd., Việt Nam...
Chi tiết...
Thành viên HĐQTÔng Huỳnh Quang TuấnÔng Huỳnh Quang Tuấn54Từ tháng 02 năm 2008 đến nay : Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu
Chi tiết...
Thành viên HĐQTÔng Trần Hùng HuyÔng Trần Hùng Huy34Từ năm 2006 đến nay : Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu.
Chi tiết...
Thành viên HĐQTÔng Julian Fong Loong ChoonÔng Julian Fong Loong Choon61Từ năm 2008 đến năm 2010 : Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính Châu Á, SCB (H...
Chi tiết...
Thành viên HĐQTBà Đặng Thu ThủyBà Đặng Thu Thủy
Từ ngày 26 tháng 04 năm 2011 đến nay : Bà công tác tại ACB từ ngày thành lập, từ...
Chi tiết...
Thành viên HĐQTÔng Stewart Donald HallÔng Stewart Donald Hall
Từ ngày 26 tháng 04 năm 2011 đến nay : Ông là thành viên thường trực Hội đồng q...
Chi tiết...

                                                                                                                                        Thanh Hải
Theo TTVN

PHÓ CHỦ TỊCH NGÂN HÀNG EXIMBANK PHẠM TRUNG CANG ĐÃ BỊ BẮT


Phạm Trung Cang - Phó Chủ tịch NH Eximbank đã bị bắt
Quanlambao - Phạm Trung Cang - Phó chủ tịch của Ngân hàng Eximbank là một trong nhóm tội phạm Lê Hùng Dũng - Chỉ tịch Eximbank và Phạm Hữu Phú - Phó chủ tịch Eximbank - đã là tay sai đắc lực giúp cho Bố già Nguyễn Đức Kiên lập hồ sơ giả rút tiền  khống và cũng chính họ là những kẻ đã nhận tiền hối lộ của Trầm Bê để tự 'giải quyết' cho cá nhân (Là người được thuê để đứng tên trên các Hợp đồng vay vốn với Eximbank) vay hàng ngàn tỷ mua cổ phiếu của Sacombank giúp cho Trầm Bê - Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Đức Kiên thâu tóm Sacombank ngoạn mục.
 Phạm Trung Cang đã phải viết đơn từ nhiệm trong trạm tạm giam của Cơ quan điều tra từ ngày hôm qua.

Có lẽ việc khám xét văn phòng làm việc và nhà riêng của Phạm Trung Cang sắp diễn ra. Tuy nhiên Phạm Trung Cang chỉ là một người làm thuê không vượt qua được cái tham của mình dù rằng là người ăn chay trường! Những đầu mối quan trọng chính là Lê Hùng Dũng và Trầm Bê vẫn còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và đặc biệt Lê Hùng Dũng -còn móc nối với gián điệp của Nguyễn Văn Hưởng ở Đài Châu Á tự do và các trang mạng 'XẤU' (như 'Luật' 7169 của Thủ Tướng) phát biểu bôi nhọ Cuộc chỉnh đốn Đảng và Các đồng chí Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước là do Tau giật dây để đánh lạc hướng dư luận quên đi tội lỗi tày trời do chúng gây ra cho nhân dân và cho nền kinh tế của Việt Nam.


  Thám tử Quan làm báo 
 Mời xem thêm
Phó chủ tịch Eximbank từ nhiệm  
 Một phần lá đơn từ nhiệm của Phó chủ tịch Eximbank Phạm Trung Cang.
 TRƯỚC KHI BỊ BẮT
20 TỶ USD CHOTHÂU TÓM ĐỢT Bố già Kiênthách thức BT BCA  Kể tội Bố giàKiên  Các bố già trốnthuế  Bố già VN chắpcánh cho giặc Tàu Thủ tướng &nhóm thâu tóm  Các bố già xoádấu vết phạm tội  Hối lộ, đánh bài& Ăn cướp ...  Bóc lột dân đểbù lỗ cho mình  Thống đốc tiếptay cho Mafia  Chân tướng bốgià Kiên Bộ mặt thật bốgià Nguyễn Đức Kiên    Bố già đã thâutóm xong STB   Eximbank &Trò chơi của bố già   

Chiều tối ngày 19/9/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã có cuộc gặp gỡ với báo giới để công bố quyết định thay đổi nhân sự của thành viên Hội đồng Quản trị.

Theo đó, Hội đồng Quản trị Eximbank đã chính thức chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank từ 19/9.

Theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, ông Cang từ nhiệm "vì lý do cá nhân, tuy nhiên, theo chúng tôi hiểu là do liên quan đến trách nhiệm điều hành của ông Cang khi còn làm việc tại ACB".

Thể theo đơn từ nhiệm này, các thành viên Hội đồng Quản trị Eximbank đồng thuận ký và gửi Ngân hàng Nhà nước để chờ phê duyệt.

Cũng theo ông Dũng, việc ông Cang từ nhiệm có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến hoạt động của Eximbank, bởi ngân hàng xây dựng bộ máy theo nền tập thể và quyết định theo tập thể. Eximbank cũng đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước, và Ngân hàng Nhà nước cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ Eximbank nếu có tình trạng rút tiền hàng loạt diễn ra.

Về việc cử người thay thế ông Cang, Hội đồng Quản trị Eximbank vẫn chưa quyết định, bởi theo ông Dũng, có sự tham gia của ông Cang hay không vào Hội đồng Quản trị thì hoạt động của Eximbank vẫn diễn ra bình thường.
VỤ ÁN BỐ GIÀ KIÊN - SAU KHI BỊ BẮT
    Khởi tố Bố già Kiên thêm 02 tội danh     1 Triệu lượng vàng bán khống! 
Anh y tá đã thự sự thí tốt rồi!    CT Eximbank đã bị khai trừ Đảng!   CT Eximbank cố tình xuyên tạc CTN & TBT    Ai chống lưng Lê Hùng Dũng?  Bán khống 700.000 lượng vàng Chạy án  Cảnh báo Kinhdoanh kiểu đánh bạc  Ngănchặn KH Domino  Kiếnnghị KHẨN Chủ tịch nước & TBT  Aitạo nên Bố già Kiên   Bốgià Kiên đã khai  Bốgià gặp ai trước khi bị bắt  Eximbanksẽ sụp đổ cùng bố già Kiên   Phạmtội hối lộ  Haibản án đã được tuyên  NămCam chỉ là tin xế chiều nếu so với Vụ án Bố già Kiên Thốngđốc 'chạy' phá kỷ lục Olympic Chấtvấn Thống đốc về việc Kiên bị bắt  Chủbị bắt, tớ vẫn ngông cuồng  Tài sản của bố già KiênCậpnhật về phạm pháp tại ACB  Baogiờ những kẻ khác 'theo hầu' bố già Kiên? Bố giàKiên bị bắt 

“Chúng tôi không nắm rõ ông Cang đang nắm bao nhiêu cổ phần của Eximbank, bởi tỷ trọng này biến động từng ngày. Tuy nhiên, nhóm cổ đông của ACB hiện nắm 7-8% cổ phần của Eximbank, và ông Cang là đại diện nhóm cổ đông này”, ông Dũng nói.

Ông Phạm Trung Cang, sinh năm 1954, được bổ nhiệm Phó chủ tịch Eximbank từ tháng 4/2010. Ông cũng là thành viên Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

Cùng ngày, ngân hàng ACB cũng chính thức công bố thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng Quản trị. Theo đó, ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ông Trần Hùng Huy trở thành tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, các ông Julian Fong Loong Choon và ông Lương Văn Tự trở thành hai tân phó chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Theo VNEconomy