THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 June 2011

Trần Vinh Dự: Biển Đông và cuộc chiến thông tin

Thứ Ba, 14 tháng 6 2011
Tờ The New York Times ngày 10 tháng 6 vừa qua mới đăng bài "Leo thang
trong tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông"
(Dispute Between Vietnam and China Escalates Over Competing Claims in
South China Sea). Stephen Michael Wines, tác giả của bài báo này, là
một phóng viên kỳ cựu của NYT và hiện nay là trưởng đại diện của tờ
báo này ở Beijing.

Là một phóng viên kỳ cựu, và là người Mỹ, Michael Wines viết về tranh
chấp ở Biển Đông như thế nào?

Đầu tiên, ông ta viết các vụ đụng độ giữa các tàu thăm dò của Việt Nam
với các tàu hải giám và tàu đánh cá Trung Quốc (có tàu hải giám bảo
vệ) nằm trong vùng giao nhau giữa hai vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam và Trung Quốc. Điều này là một sai lầm nghiêm trọng về thông tin.

Sau đó, vào ngày 11 tháng 6, tờ NYT đã sửa lại nội dung của bài này và
đăng lời đính chính. Nội dung mới cho rằng cuộc cãi vã giữa Việt Nam
và Trung Quốc nằm ở chỗ: Việt Nam nói rằng các vụ đụng độ nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Còn phía
Trung Quốc thì lại nói rằng các vụ đụng độ này nằm ngoài vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam theo luật quốc tế.

Trên thực tế thì Trung Quốc không hề có tuyên bố chính thức nào liên
quan đến "vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam" trong vụ này. Lý do là
phía Trung Quốc không có bất cứ cơ sở lập luận nào dựa trên UNCLOS để
biện minh cho hành vi của họ. Chính vì thế mà các tuyên bố của Trung
Quốc trong vụ việc này thường chung chung.

Thí dụ như người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hong Lei sau sự
kiện tàu Viking II chỉ nói lập lờ rằng "qua việc thực hiện các hoạt
động thăm dò dầu khí ở vùng biển quanh Wanan Bank (bãi Vạn An) của
Quần đảo Trường Sa và bằng việc xua đuổi tàu đánh cá Trung Quốc, Việt
Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và các quyền liên quan đến biển
của Trung Quốc."

Nếu ngay cả phía Trung Quốc cũng không trắng trợn đến nỗi phịa ra câu
chuyện trong hay ngoài vùng đặc quyền kinh tế để tạo ra cái vẻ là các
vụ đụng độ này là "tại anh tại ả, tại cả hai bên" thì tại sao Michael
Wines lại viết như thể là cả Việt Nam và Trung Quốc đều có lập trường
pháp lý trong vụ này? Đây là một câu hỏi khó trả lời.

Có thể Michael Wines, sinh năm 1951, đã trở thành một ông già lú lẫn
và cẩu thả trong tác nghiệp. Ông ta viết mà không thực sự nắm được
mình viết cái gì. Thế nhưng NYT là một tờ báo có uy tín toàn cầu rất
lớn, và dù Michael Wines có lú lẫn thì NYT cũng không lú lẫn tới mức
sử dụng một người lú lẫn làm trưởng đại diện ở Trung Quốc.

Thế thì vấn đề còn lại có lẽ là Michael Wines đã bị ảnh hưởng quá nặng
bởi hệ thống tuyên truyền ở Trung Quốc tới mức ông ta trở thành một
phóng viên viết theo những gì hệ thống ấy muốn viết. Hoặc là ông ta bị
mua chuộc.

Điều này là bằng chứng của một sự thật khá đau xót cho Việt Nam nói
riêng và nhóm các nước trong ASEAN nói chung trong cuộc tranh chấp với
Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là chúng ta đi sau Trung Quốc quá xa trong
việc tạo ảnh hưởng lên các cơ quan truyền thông quốc tế.

The New York Times đã vậy, còn các hãng truyền thông khác sẽ như thế
nào? Hiện nay đã vậy, nếu Trung Quốc ráo riết hơn nữa trong công tác
tuyên truyền thì sẽ thế nào?

* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên
blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan
điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BBC: Bắt học sinh phơi nắng vì đi tuần hành?

Lễ chào cờ ở một trường tiểu học (ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Báo Việt Nam cho hay hàng chục học sinh tiểu học ở Hà Nội
bị phạt phơi nắng cả tiếng đồng hồ vì tham gia tuần hành cổ
động môi trường.

Báo điện tử VTC nói một nhóm phụ huynh học sinh trường Tiểu
học Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã gửi đơn khiếu nại việc
con em của họ bị phạt đứng dưới nắng suốt hai tiết học hồi
đầu tháng 5 vì cùng người lớn đi "cổ động ngày môi trường
thế giới" hai hôm trước đó.

Tổng cộng 33 học sinh được nói đã bị kỷ luật khi tham gia
hoạt động xã hội do người dân thôn 3 và thôn 6 xã Đình Xuyên, Gia
Lâm, tổ chức.

Hoạt động này, ngoài việc hưởng ứng ngày môi trường, cũng
là nhằm phản đối một số xưởng sản xuất gỗ dán và gỗ ép tại địa
phương đã gây ô nhiễm môi trường.

Theo VTC, giáo viên trong trường khi ra quyết định kỷ luật đã
không giải thích cho học sinh vì sao việc tham gia đoàn cổ
động lại bị cho là "vi phạm".

Một cô giáo bị học sinh dẫn lời nói: "Ủy ban nhân dân xã đã
quay phim và chụp ảnh buổi cổ động và nhà trường đã biết rõ từng em".

Các em học sinh được mô tả là đã phải đứng trên bục sân khấu
không có mái che sau buổi chào cờ suốt gần một tiếng, trong
khi trời nắng, nhiệt độ cao nhất từ 34 – 36 độ C.

"Đứng dưới trời nắng, các em hoàn toàn đầu trần và mặc áo cộc tay,
không được đội mũ hay được sử dụng một vật dụng nào chống nắng."

Hiện chưa rõ đơn khiếu nại gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện đã được phản hồi như thế nào.

Ở Việt Nam, việc tuần hành, biểu tình ít khi xảy ra. Trước
các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc thời gian qua,
đã có cáo buộc một số trường học đã ra chỉ thị hạn chế
học sinh sinh viên tham gia.

Bằng “thạc sĩ” giá 18 triệu đồng


TT - Nhiều người rao bán: "Nhận làm bằng tiến sĩ, thạc sĩ giống thật 100%, có bảng điểm trường ĐH, nhận bằng xong giao đủ tiền, bao công chứng...". PV Tuổi Trẻ đã lần theo nhiều đường dây mua bán bằng giả này.

Vợ chồng ông Kiên (bên phải) giao dịch làm bằng thạc sĩ với khách hàng giá 18 triệu đồng tại quán cà phê trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Đức Thanh

Bằng thạc sĩ được đường dây của ông Kiên giao cho khách - Ảnh: Đức Phú

>> Dùng bằng giả có thể bị tội hình sự
>> Bỏ lọt tội phạm "sử dụng bằng giả"

Chiều 3-6, tại điểm hẹn với khách ở công viên trên đường Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), người đàn ông xưng tên Kiên và người phụ nữ đi cùng nhận là vợ ông ta, chủ một đường dây bán bằng giả, đon đả: "Mấy em làm bằng thạc sĩ phải không, tụi chị làm được tất cả các loại bằng của bất cứ trường ĐH nào, đảm bảo bằng, bảng điểm giống thật 100%, bao đi công chứng".

Chỉ đặt cọc 2 triệu đồng

Ông Kiên cho biết: "Làm bằng thạc sĩ giá 18 triệu đồng, chỉ cần bốn ngày là xong". Thấy khách có vẻ phân vân, vợ ông ta liền lấy trong cặp ra một tấm bằng để chứng minh: "Đây là bằng ĐH chính quy hẳn hoi! Anh chị mới làm cho cô này để bổ túc hồ sơ cá nhân".

Tấm bằng mà vợ ông Kiên đưa cho khách xem ghi tên cử nhân là Nguyễn Thị Hiệp, tốt nghiệp cử nhân luật năm 2009 tại một trường ĐH ở Hà Nội, xếp loại khá, hệ chính quy. Ông ta quảng cáo ngoài dịch vụ làm bằng thạc sĩ, ông còn nhận làm các loại bằng cử nhân, kỹ sư, tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Anh các loại... "Nếu làm bằng thạc sĩ, bên em đặt cọc cho anh 2 triệu đồng, hai bản photo CMND và ba tấm hình 3x4 của người làm bằng".

Sau khi thỏa thuận, vợ ông Kiên cầm một tờ giấy yêu cầu đọc thông tin người cần làm bằng để bà ta ghi lại. Theo cam kết trong giấy, bà ta nhận: "Làm bằng cho anh Trần Quang Công, quê ở Nam Định, thạc sĩ kinh tế ngành kế toán - kiểm toán, tốt nghiệp năm 2010". Ông Kiên khẳng định: "Muốn làm bằng loại giỏi tụi anh cũng làm được. Nhưng tốt nhất là loại khá thôi, chứ xếp loại giỏi thì nhiều người tò mò, dễ bị lật tẩy lắm". Nhận tiền cọc 2 triệu đồng xong, vợ ông Kiên viết một giấy biên nhận: "Làm bằng thạc sĩ cho anh Công, giá 18 triệu đồng, mới đặt cọc 2 triệu đồng chẵn, bốn ngày sau nhận bằng (thứ sáu giao)...". Sau đó, người phụ nữ này ký thay cho chồng, với họ tên đầy đủ là Nguyễn Trung Kiên.

Còn ông Long, chủ một đường dây làm bằng thạc sĩ tại P.11, Q.Gò Vấp, ra giá: "Làm bằng thạc sĩ giá 25 triệu đồng, đảm bảo giống y như thật, sau năm ngày giao bằng". Ông này cũng yêu cầu khách đặt cọc 2 triệu đồng để làm tin. "Chỗ tui làm bằng rất uy tín. Số điện thoại của tui quảng cáo đầy trên mạng. Đúng hẹn sẽ có bằng cho mấy anh". Yêu cầu ông ta viết giấy nhận tiền và cho xem CMND, ông Long rút ngay CMND đặt trên bàn mang tên Nguyễn Văn Hiệp, nguyên quán ở Nghệ An, thường trú ở Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận. CMND này là giả vì không có dấu mộc đóng chìm đè lên ảnh.

Một đường dây chuyên nhận làm bằng giả khác ở Q.10 khá quy mô, có hệ thống chân rết ở các tỉnh do hai người đàn ông tên Phong và Nam là đầu mối. Khi nghe khách yêu cầu "cần làm bằng tiến sĩ khoa học, chuyên ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM", ông Nam đồng ý ngay. "Làm bằng tiến sĩ phải đặt cọc 1 triệu đồng, giá 18 triệu đồng, sau ba ngày sẽ giao bằng tận nơi cho khách. Còn làm bằng thạc sĩ, ĐH... thì không cần tiền cọc, chỉ đưa CMND gốc, hai tấm hình 3x4" - ông Nam nói. Theo ông ta, phôi bằng của đường dây này cung cấp là phôi thật 100%. Nếu cần, người của ông sẵn sàng dẫn khách đi công chứng xong mới nhận tiền.

Tìm cơ hội "thăng quan tiến chức"

Đúng bốn ngày sau khi đặt cọc tiền, ông Kiên điện thoại báo: "Bằng xong rồi, 8g sáng mai lên cầu Thị Nghè nhận. Nhớ mang tiền đầy đủ, anh không thích dây dưa". Sáng 10-6, ông ta không đến giao bằng mà cử một người đàn ông gọi điện: "Vợ chồng ông Kiên về quê có việc, tui là người giao bằng thạc sĩ tại cầu Thị Nghè".

Khoảng một giờ sau, tại điểm hẹn, một người đàn ông chạy xe Dream II màu nâu trờ tới hỏi: "Lấy bằng phải không?". Người này tự xưng tên Tuấn, chuyên đi giao bằng cho ông Kiên. Biển số xe của ông ta bị cắt đôi và được ghép lại từ hai biển số khác nhau. Ông Tuấn mở bọc nilông màu đen lấy ra tấm bằng thạc sĩ, bảng điểm các môn học cho khách kiểm tra. Bằng thạc sĩ mới tinh mang tên Trần Quang Công, tốt nghiệp ngày 10-8-2010, chuyên ngành kế toán - kiểm toán, số điểm luận văn là 7,4, xếp loại khá. Trên tấm bằng có dấu mộc giống y của Trường ĐH Kinh tế, chữ ký mang tên hiệu trưởng là PGS.TS Phạm Văn Năng.

Theo ông Kiên và nhiều chủ đường dây chuyên làm bằng giả, những người mua bằng chủ yếu để hợp thức hóa hồ sơ cá nhân xin việc, hợp thức hóa bằng cấp còn thiếu, nâng bậc, nâng lương... Nhiều người đã "quen biết" trước, có "bôi trơn" với cơ quan đến xin việc nên chỉ cần nộp bằng cử nhân, thạc sĩ vào để hợp thức hóa. Tất nhiên, khi có bằng thạc sĩ mức lương sẽ được xếp cao hơn nếu đúng chuyên ngành. Khá nhiều người đi thi cao học nhưng không đậu, hoặc công bố với mọi người, cơ quan rằng đang học cao học, được cơ quan tạo điều kiện về thời gian để đi học... cần bằng thạc sĩ làm "oai" vừa để tăng lương, vừa tận dụng thời gian của cơ quan làm việc riêng.

"Khách đặt mua bằng thạc sĩ, cử nhân là phổ biến nhất. Bằng tiến sĩ thì khó gạt được cơ quan, mọi người nên chủ yếu chỉ mua làm sang, lòe những người mới quen là chính nên người mua ít hơn. Nhưng cũng có một số quan chức đặt mua bằng tiến sĩ của tụi tui để thăng quan tiến chức trót lọt đấy" - ông Nam nói.

Ông L.T.N., ngụ đường Trường Chinh, Q.Tân Bình, làm việc tại một doanh nghiệp ở Q.Tân Phú, một khách hàng của ông Kiên, cho biết đặt mua một tấm bằng thạc sĩ luật để nộp cơ quan vì "tôi công bố với cơ quan đang học cao học luật ba năm nay, giờ cần cái bằng để chứng minh và hi vọng được bố trí công việc có vị trí cao hơn trong thời gian tới". Còn bà L.N.H.H. - ngụ đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, trưởng phòng kinh doanh của một ngân hàng lớn, đặt mua một bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của đường dây ông Long - nói: "Cơ quan bố trí cho tôi nghỉ làm mỗi tuần hai ngày để đi học, kinh phí tôi tự chịu. Quy hoạch tôi sẽ là phó giám đốc khi học xong chương trình cao học nhưng công việc lu bu quá nên bỏ giữa chừng, giờ mua đại cái bằng để hợp thức hóa".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bình quân hằng tháng mỗi đường dây cung cấp 30-40 tấm bằng "dỏm" theo đặt hàng của khách, hơn phân nửa là công chức, nhân viên các cơ quan ở các tỉnh.

Phát hiện nhiều trường hợp sử dụng bằng giả

Nhiều trường ĐH tại TP.HCM cho biết thời gian qua phát hiện khá nhiều trường hợp sử dụng bằng giả được "gia công" tinh vi, tự tạo bảng điểm, dấu mộc tròn và giả cả chữ ký của hiệu trưởng các trường.

Ngày 16-7-2010, phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận thư yêu cầu xác minh của UBND P.Linh Trung, Q.Thủ Đức về văn bằng do ông Nguyễn Cao Ngợi yêu cầu sao y. Trước đó, cán bộ P.Linh Trung tiếp nhận bản sao bằng kỹ sư, ĐH Công nghiệp, xếp loại khá. Sau khi kiểm tra hồ sơ liên quan đến quá trình học tập của ông Ngợi, trường kết luận bằng tốt nghiệp của ông Ngợi là giả.

Nhiều công ty cũng đã "cầu cứu" các trường ĐH khi phát hiện ứng viên xin việc có dấu hiệu sử dụng bằng giả. Ngày 21-7-2010, ông Đoàn Thanh Lê, quê Thanh Hóa, bị phát hiện sử dụng bằng giả của Trường ĐH Công nghiệp, chuyên ngành cơ khí chế tạo máy khi nộp đơn xin việc. Trường hợp ông Võ Văn Sinh, sinh năm 1981, mang bằng tốt nghiệp hệ CĐ ngành cơ khí chế tạo của Trường ĐH Công nghiệp đến Công ty TNHH Ta Kim xin việc. Phát hiện dấu hiệu bằng giả, công ty gửi công văn tới Trường ĐH Công nghiệp nhờ xác minh. Qua kiểm tra hồ sơ, trường khẳng định ông Sinh đã dùng bằng giả để xin việc.

Trước đó, ông Văn Đức Tuấn (quê Thanh Hóa) nộp bằng cử nhân CĐ ngành điện công nghiệp của Trường ĐH Công nghiệp để xin việc tại Công ty TNHH gạch Inax Việt Nam. Trường ĐH Công nghiệp khẳng định ông Tuấn sử dụng bằng giả vì không có hồ sơ gốc.

Theo phòng quản lý đào tạo - công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đầu năm 2011 đến nay trường phát hiện bảy trường hợp sử dụng bằng giả. Một số trường hợp bằng giả làm rất sơ sài như ghi tên trưởng khoa bị sai, chữ ký, con dấu không giống... Gần đây, đối tượng làm bằng giả sử dụng công nghệ in ấn, sao chụp tinh vi hơn nên khó phát hiện bằng mắt, các khoa của trường phải lục lại hồ sơ để đối chiếu.

Mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định nhờ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM xác nhận bằng cử nhân mang tên Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1985, tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng năm 2007, loại hình đào tạo chính quy của trường. Người này sử dụng bằng giả đến ngân hàng để xin việc. Trường đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác nhận đây không phải là sinh viên của trường.

Sau khi lận lưng một bằng giả, Nguyễn Thị Kim Dung, sinh năm 1986, quê ở Bình Dương, mang hồ sơ đến xin làm nhân viên kinh doanh tại Công ty TNHH Ta Tung Việt Nam. Do nhận được thông tin bằng cử nhân của cô này có vấn đề, ngày 1-6-2011, công ty nhờ Trường ĐH Kinh tế kiểm tra. Trường đã xác định bằng cử nhân chuyên ngành kế toán - tài chính tốt nghiệp năm 2010 của cô này là bằng giả.

Ông Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo - công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế, cho biết: "Để hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng bằng giả tràn lan như hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần kiểm tra chặt chẽ những văn bằng, giấy tờ của nhân viên, người xin việc... Trường hợp nghi ngờ văn bằng có dấu hiệu làm giả thì nhanh chóng gửi văn bản kèm theo bản sao của văn bằng để trường xác nhận thông tin".

ĐỨC THANH - ĐỨC PHÚ - BÁ TÙNG 

Tàu cánh ngầm chở 120 người lao vào bãi cạn


Một cơn mưa lớn ập tới giữa lúc tàu cánh ngầm Vina Express 02 đang trên hành trình, khiến tàu mất lái, lao vào bãi cạn. 120 hành khách trên tàu phải chờ đợi hơn 4 tiếng mới được giải cứu.

Lúc 16h30 chiều 26/6, tàu cánh ngầm Vina Express 02 chở theo 120 hành khách rời cảng Cầu Đá (Vũng Tàu) để đi TP HCM. Sau khi rời bến được 45 phút, đến khu vực phao số 11 (vịnh Gành Rái), một cơn mưa kèm theo gió lớn bất ngờ ập tới, khiến tàu Vina Express 02 mất lái lao vào bãi cạn.

Tàu bắt đầu trôi rùi cúp điện, động cơ ngưng...rùi đứng bập bềnh giữa trời mưa gió bão bùng
Tàu bắt đầu trôi rồi cúp điện, động cơ ngừng hoạt động. Ảnh: T.N.

Ca sĩ Tố Như, hành khách đi trên tàu cho biết, lúc đó trong khoang còn có khá nhiều người nước ngoài. Khi điện ở các khoang tàu vụt tắt thì hành khách bắt đầu hoảng loạn. Nhiều người liên tục điện thoại vào bờ cầu cứu người thân. Sau đó, theo chỉ dẫn của nhân viên trên tàu, mọi người mới ổn định mặc áo phao.

"Trời tối, tàu ngừng động cơ, bập bềnh trên biển khiến mọi người rất hoảng sợ. Có lẽ đây là chuyến đi biển nhớ đời của tôi", ca sĩ Tố Như kể.

Nhận được thông tin, các lực lượng chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã điều động phương tiện ra khu vực tàu bị mắc cạn để tổ chức cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, do trời tối và thời tiết xấu nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng đã phải tiếp tế bánh mì, nước uống cho hành khách trong thời gian chờ đợi. Ghe của ngư dân đánh bắt cá cũng được huy động.

Tàu Cánh Ngầm của hãng Vina Express 02 cập cảng Cầu Đá (TP Vũng Tàu). Ảnh:
Tàu cánh ngầm của hãng Vina Express cập cảng Cầu Đá (TP Vũng Tàu). Ảnh minh họa: Nguyễn Hùng.

20h10 cùng ngày, các lực lượng chức năng mới đưa toàn bộ 120 hành khách của tàu Vina Express 02 sang tàu Vina Express 03 để tiếp tục hành trình về TP HCM.

Ngày 27/6, trao đổi với VnExpress.net, đại diện của Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đơn vị quản lý cảng Cầu Đá) cho biết: cảng vụ tạm thời không cấp lệnh xuất bến đối với tàu Vina Express 02 cho đến khi phương tiện này được cơ quan đăng kiểm xác nhận bảo đảm đủ các điều kiện vận chuyển hành khách sau sự cố.

Nguyễn Hùng - Tá Lâm

Người Hà Nội rục rịch mua vàng miếng


Các doanh nghiệp Hà Nội ghi nhận doanh số bán vàng miếng đang tăng trở lại khi giá giảm mạnh và chính sách quản lý của Nhà nước đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên, tại TP HCM không khí vẫn trầm lắng.
Nhà đầu tư tăng bán ra khi vàng lên 38 triệu đồngĐược mua bán vàng miếng tại những điểm có giấy phép

Chị Kim Anh, nhân viên đứng quầy mua bán vàng tại Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) cho biết, sáng nay, từ lúc mở cửa đến khoảng gần một tiếng sau, lượng vàng miếng đơn vị này bán được đã đạt khoảng 40 lượng. Trong khi đó, số vàng thu mua từ người dân chỉ bằng một phần tư, khoảng 10 lượng gồm chủ yếu vàng trang sức. Nhân viên này cho hay, việc người dân mua vàng chỉ diễn ra từ thứ bảy tuần trước và sáng nay khi vàng quay đầu về hơn 37 triệu đồng. Trước đó, khi giá vàng lên trên 38 triệu đồng, chủ yếu người đầu tư mang bán, với số lượng nhỏ lẻ vài chỉ đến một vài lượng.

Ghi nhận của VnExpress.net tại điểm kinh doanh này lúc 10h30, số người đến mua vàng tương đối đông. Thay vì mua vàng trang sức như trước kia, hầu hết khách đều yêu cầu được mua vàng miếng.

Bác Nguyễn Văn Hùng, ở đường Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ngay khi biết Nhà nước vẫn cho người dân mua bán vàng miếng bình thường, bác vội đi mua vàng. "Trước đây vài ngày, vàng cao quá, lên 38 triệu đồng, còn trước nữa thì cứ lập lờ thông tin cấm bán vàng miếng, nên chẳng dám mua. Nhưng mấy hôm nay chỉ còn ba bảy mấy nên mua vài cây tích trữ", bác Hùng thật thà chia sẻ.

Vàng mất mốc 38 triệu, cộng thêm sự rõ ràng từ chính sách điều hành thị trường vàng của Nhà nước khiến người dân ồ ạt đi mua vàng trong hai ngày gần đây. Ảnh: Tuệ Minh
Vàng mất mốc 38 triệu, cộng thêm sự rõ ràng từ chính sách điều hành thị trường vàng của Nhà nước khiến người dân ồ ạt đi mua vàng trong hai ngày gần đây. Ảnh: Tuệ Minh.

Tương tự, tại cửa hàng SJC ở đường Lê Ngọc Hân, sáng nay, lượng khách đến mua vàng cũng tăng lên đáng kể. Lúc gần 10h sáng, có khoảng gần chục khách đứng tại quầy làm thủ tục mua vàng miếng. Bình thường, nhân viên cửa hàng cho biết chủ yếu khách đến xem hoặc mua trang sức, ít người quan tâm đến vàng miếng.

Anh Công, nhà ở phố Trần Xuân Soạn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang đợi mua vàng tại đây cho biết, lý do khiến anh đi mua vàng trong sáng nay, phần vì giá xuống thấp, phần vì tin rằng vàng vẫn là tài sản đảm bảo nhất trong bối cảnh hiện tại. Anh chia sẻ, từ sau khi đọc được những thông tin liên quan đến việc người dân được phép mua bán vàng miếng tại các điểm có giấy phép, tâm lý cất trữ vàng lại khiến anh trông đứng trông ngồi giá rẻ để thu mua về.

Bà Lê Thị Trang, cửa hàng trưởng chi nhánh vàng SJC tại đường Lê Ngọc Hân (Hà Nội) thông tin, từ sáng đến khoảng 12h trưa, đơn vị này bán được khoảng gần 200 lượng vàng, trong khi số mua vào rất ít, chỉ đạt 40- 50 lượng. Đây là diễn biến hoàn toàn trái ngược với thời điểm giá vàng lên 38 triệu đồng, bà Trang nói. "Người mua chủ yếu là người dân với số lượng ít từ vài chỉ đến một vài lượng, song cũng có người mua một lúc 20- 30 lượng", bà Trang tiết lộ.

Tuy nhiên, cửa hàng trưởng SJC cũng thừa nhận, so với thời điểm trước khi có thông tin cấm kinh doanh vàng miếng, lượng vàng đơn vị này bán được dịp này chỉ bằng 20- 30%. "Nói khởi sắc hơn, là so với giai đoạn cách đây khoảng một hai tháng, vì khi đó, có lúc vàng xuống chỉ khoảng 37 triệu đồng, nhưng giao dịch rất chậm", bà Trang nói.

Dù giá giảm sâu nhưng không khí mua bán tại TP HCM vẫn chưa mấy khởi sắc. Ảnh: Lệ Chi

Về nguyên nhân khiến người đầu tư quay hướng từ bán chốt lời sang mua mạnh, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý PNJ cho hay, trước hết vì giá vàng xuống thấp nhất sau gần một tuần bám trụ mốc trên 38 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng theo bà, dự thảo vàng với những chính sách nới lỏng hơn, cho phép mua và bán thay vì chỉ giao dịch một chiều là lý do chính khiến cho người dân ồ ạt thu gom vàng trong mấy ngày gần đây.

Còn đại diện của một doanh nghiệp vàng khác thì cho rằng, có thể do người đầu tư thấy vàng xuống giá, nên tăng cường mua vào. Mặt khác, chính sách quản lý của Nhà nước cũng đã rõ ràng hơn, nên tâm lý nhà đầu tư kim loại quý này cảm thấy thoải mái", chị dự đoán. Dù thế, để khẳng định giữa mua vào và bán ra, xu hướng nào trội hơn, đại diện này cho hay cần thêm một vài ngày nữa mới xác định được.

Đến trưa nay, xu hướng nâng giá thu mua và giảm giá bán để kích thích giao dịch của các doanh nghiệp hầu như đã ngừng lại. So với mở cửa, vàng tăng xấp xỉ 100.000 đồng ở cả hai chiều mua, bán.

Tại Hà Nội, gần 1h chiều, vàng miếng phổ biến 37,70- 37,79 triệu đồng (mua vào- bán ra), tăng khoảng 100.000 đồng cả hai chiều so với giá mở cửa sáng nay. Vàng miếng ở TP HCM cũng được thông báo ở 37,70 triệu đồng chiều mua và chiều bán là 37,77 triệu đồng. Chênh lệch mua bán thu hẹp, chỉ 70.000 đồng.

Thị trường TP HCM trái ngược với không khí ngoài Hà Nội. Chủ hiệu vàng Vân Nga tại chợ Bến Thành, quận 1, cho biết, giá vàng rớt dài trong ngày cuối tuần và sáng nay tiếp tục giảm, nhưng giao dịch vẫn khá ảm đảm. "Nguyên cả ngày chủ yếu ngồi chơi vì rất ít người dân đến giao dịch. Có chăng chỉ một vài người đến mua vàng nữ trang", chủ hiệu kim hoàn bộc bạch.

Một chủ hiệu vàng khác tại chợ Bà Chiểu cũng than thở, không khí bán buôn sáng giờ rất trầm, chỉ lác đác vài người đến mua vàng nữ trang, lâu lắm mới có vài người đến mua vàng miếng.

Thừa nhận sự vắng vẻ trên thị trường bán lẻ, ông Tôn Thế Vĩnh Quyền, Giám đốc kinh doanh Công ty Sacombank-SBJ cho biết, nguyên ngày nay, tất cả các đại lý bán lẻ của Sacombank trên địa bàn TP HCM giao dịch chưa tới 200 lượng vàng miếng dù giá đang ở mức thấp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Công Tường, Phó trưởng phòng Kinh doanh vàng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn cho hay, mãi lực trong ngày hôm nay vẫn chưa mấy sáng sủa sau thời gian dài trầm lắng. Tổng lượng giao dịch tại Tổng công ty SJC Sài Gòn trong ngày không có nhiều thay đổi so với những lúc giao dịch bình thường, chỉ khoảng hơn 3.500 cây vàng. Tuy nhiên, nhìn chung lượng người đi mua vàng có phần nhích hơn bán, trong đó lượng bán ra của công ty chiếm khoảng 2.200 lượng, còn mua vào là 1.500 lượng.

"Đã có một số người dân đến giao dịch nhưng số lượng nhỏ lẻ. Còn nhà đầu tư lớn thì chưa có động thái mua hàng mạnh tay sau thời gian dài đứng ngoài thị trường. Bởi dự thảo về Thông tư quản lý vàng vẫn chưa thực sự rõ ràng nên chưa có nhiều tác động đến việc mua bán của nhà đầu tư", ông Tường cho biết.

Bà Nguyễn Thị Cúc, của PNJ cũng xác nhận, số vàng bán được trên toàn hệ thống của PNJ trong hai ngày tính đến nay đạt khoảng 3.000 lượng. Khách chủ yếu mua lẻ, nhưng cũng có người mua một lúc trên dưới 20 lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá kim loại quý liên tục giảm trong suốt phiên giao dịch châu Á và châu Âu. Đã có lúc giá rơi xuống sát vùng 1.490 USD một ounce. Tính đến 16h30 (giờ Hà Nội), mỗi ounce vàng tương đương 1.500,20 USD một ounce.

Tuệ Minh - Lệ Chi

VN chủ trương duy trì hòa bình ổn định Biển Đông


27/06/2011 21:02:02

Ngày 27/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25/6/2011.

1
Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.
Ngày 25/6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?


Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội.

Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc.

Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, "tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp.

Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp.

Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước."

Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán "Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc"?

Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc cuối tháng 12/2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển.

Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam-Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…

Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

(Theo TTXVN)

Đại sứ quán Thụy Điện tại Việt Nam đóng cửa vì thiếu ngân sách


Đại sứ Thuỵ điển tại Việt Nam, ông Staffan Herrstrom đã chính thức rời Việt Nam hôm qua, chủ nhật 26/06, sau khi Đại sứ quán nước này ở Hà Nội đóng cửa với lý do cắt giảm ngân sách.

Đại sứ Thuỵ điển nhấn mạnh, việc đóng cửa Đại sứ quán Thuỵ điển ở Việt Nam không có nghiã là quan hệ ngoại giao của hai nước sẽ đóng lại. Nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết, Việt Nam lấy làm tiếc về quyết định nội bộ của chính phủ Thụy Điển do vấn đề ngân sách. Việt nam sẳn sàng tạo điều kiện thuận lợi khi Thuỵ Điển muốn mở lại Đại sứ quán tại Hà Nội.     
Đại sứ Staffan Herrstrom đã từng được bổ nhiệm là Đại sứ tại Tanzania, và Phó Giám đốc Thường trực Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA). Trước khi rời Việt Nam ông cho biết, ông cảm thấy vinh dự được đại diện cho đất nước ông tại đây, và góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Ông trân trọng khoảng thời gian ở Việt Nam. 
Được biết Thuỵ Điển là một trong những qúôc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1969 và là nước có nhiều chương trình viện trợ cho Việt Nam. 

Đấu thầu EPC (hợp đồng trọn gói) của Trung Quốc tại Việt Nam


2011-06-27

Ngoài chuyện hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, Trung Quốc còn trúng thầu đến 90% những dự án đấu thầu trọn gói trên lãnh thổ Việt Nam.

Source Innov Green.

Cán bộ địa phương huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh thăm đất rừng cho Công ty Innov Green (Trung Quốc - Đài Loan) thuê.


Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trúng thầu này của Trung Quốc. Vũ Hoàng tìm hiểu và trình bày.

Những loại hợp đồng bán nước

Hợp đồng EPC hay còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay là hình thức nhà thầu đảm trách toàn bộ dự án đầu tư từ khâu thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị cho đến khâu xây lắp và vận hành. 
Nghĩa rằng, nhà đầu tư giao toàn bộ trách nhiệm từ A đến Z cho nhà thầu đảm trách. Tuy nhiên, con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất. 
con số 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC lại do các công ty Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam không khỏi làm người ta giật mình. Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất.
Theo một bài báo mới đăng tải gần đây trên tờ Kinh Tế Sài Gòn cho thấy, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… cung cấp vốn ODA cho Việt Nam họ chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc hầu như lại chỉ tập trung vào các dự án công nghiệp năng lượng và khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó phải kể đến 6 nhà máy nhiệt điện, các dự án luyện kim như đồng Sin Quyền, bauxite ở Tây Nguyên đều do các công ty của Trung Quốc thực hiện. Về cơ bản, thường thì các quốc gia cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì các nhà thầu của nước đó mới được tham gia.
Về vấn đề này, nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huy, đồng thời cũng là người viết nhiều cuốn sách nghiên cứu về Trung Quốc, hiện đang sinh sống tại Pháp nhận xét:
Trung Quốc tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản ở những vùng xa xôi hẻo lánh, ở vùng sát biên giới Trung Quốc hoặc những vùng Tây Nguyên của mình chứ họ không bao giờ khai thác ở vùng đồng bằng. Ngoài 
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.
khả năng họ chiếm lĩnh gần hết cuộc đấu thầu về hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, họ còn muốn khai thác những tài nguyên của Việt Nam như cây rừng phía Bắc Việt Nam với Lào, bô xít ở Tây Nguyên, chất lượng bô xít ở đó không cao, nhưng đó là vùng chiến lược sát biên giới Việt – Miên – Lào và sát biên giới Trung Quốc. 

Ngoài khả năng họ chiếm lĩnh gần hết cuộc đấu thầu về hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, họ còn muốn khai thác những tài nguyên của Việt Nam như cây rừng phía Bắc Việt Nam với Lào, bô xít ở Tây Nguyên, chất lượng bô xít ở đó không cao, nhưng đó là vùng chiến lược sát biên giới Việt-Miên- Lào và sát biên giới Trung Quốc. 
Ông Nguyễn Văn Huy
Cũng theo lời ông Huy thì Trung Quốc không nhắm trực tiếp vào vấn đề kinh tế, mà là vì lợi ích lâu dài của họ ở vùng Đông Nam Á. Do đó Trung Quốc đầu tư vào những vùng chiến lược tại Việt Nam để đặt những cơ sở, phòng khi có bất lợi thì chính những cơ sở tại địa phương này sẽ ngay lập tức can thiệp và giải quyết. 
Ngoài ra ông cũng giải thích hiện nay có sự phát triển không cân bằng giữa vùng biển phía Đông của Trung Quốc với vùng lục địa, nhằm tránh hố sâu giầu nghèo ngăn cách này, Trung Quốc phải phát triển một con đường khác từ phía Vân Nam, Quảng Tây xuống vịnh Thái Lan, nên họ tập trung vào con đường dọc phía bắc Lào, sát biên giới Việt Nam. Chính vì vậy, phía Trung Quốc tập trung nắm giữ vùng biên giới Tây Bắc và vùng Tây Nguyên của Việt Nam. 

Khác biệt giữa tư nhân và nhà nước

Quay lại với câu chuyện đấu thầu, Luật đấu thầu không khống chế vấn đề xuất xứ thiết bị và công nghệ khi xét duyệt một gói thầu, mà Luật đấu thầu tập trung vào các điều kiện về hiệu quả, chất lượng công trình và nhất là giá cả. Vì thế, khi nhà thầu Trung Quốc chào thầu với một mức giá thấp nhất, thì họ dễ dàng được chấp nhận, còn chuyện thẩm định về chất lượng hay hiệu quả một dự án lại là chuyện "hạ hồi phân giải." Giải thích về các điều kiện đấu thầu, anh Nghiêm Bá Hưng, trung tâm thông tin của Hiệp Hội Các Nhà Thầu Việt Nam cho biết:
Hiện nay khi nói về các nhà thầu Trung Quốc thì có một số vấn đề, có rất nhiều dự án về năng lượng, về điện lực là do Trung Quốc bỏ tiền ra cho vay để làm và họ cũng đưa các thiết bị máy móc của họ vào. Một điểm thứ hai cũng là lỗ hổng về mặt pháp lý, nếu mình nhớ không nhầm, vẫn đặt chế độ anh nào có giá bỏ thầu thấp nhất thì thắng. Nhưng cái đó không quy định chất lượng, hiệu quả. Nếu nói rẻ nhất thì chưa chắc
Nhà hàng Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai. Source RFVN
Nhà hàng Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Source SGTT

đã rẻ nhất, đó cũng là lỗ hổng trong chính sách của mình. 

Với những dự án lớn như năng lượng, điện lực, luyện kim…do ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái thậm chí cả những chuyện "chiến lược" như lời ông Huy nói, thì giá cả không thể là vấn đề ưu tiên hàng đầu, mà ở đây, khi duyệt thầu, yếu tố chất lượng về mặt dài hạn mới là điều kiện tiên quyết. 
Cũng liên quan về các điều kiện đấu thầu dự án EPC, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết:
Nếu là chủ đầu tư tư nhân thì họ rất kỹ càng trong điều này, họ tổ chức đấu thầu nhưng trước đó họ khảo sát rất kỹ bởi vì vốn của chính họ, cho nên họ phải cẩn thận, phải cân nhắc. Còn các chủ đầu tư Nhà nước, tất nhiên nhiều người là vì lợi ích chung thôi, nhưng một số người còn nghĩ đến lợi ích riêng, cho nên có một số không được rõ ràng. 
Ông Phạm Sỹ Liêm
Luật Đấu thầu chỉ đưa ra những nguyên tắc chung thôi, còn điều kiện đưa ra để đấu thầu thì do chủ đầu tư đưa ra. Chủ đầu tư mà không quan tâm đến xuất xứ, thì không yêu cầu xuất xứ, còn chủ đầu tư quan tâm đến xuất xứ thì họ yêu cầu, chứ không phải tất cả các chủ đầu tư không quan tâm đến xuất xứ cả. 
Chủ đầu tư mà không đưa xuất xứ, thì thực ra, một số chủ đầu tư chủ yếu là của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, thì chủ ý họ đã chọn nhà thầu nào rồi. Cho nên đấu thầu như vậy không minh bạch, cho nên dư luận cũng đã nhiều lần nói đến chuyện này. Nhiều khi vì tham rẻ và cũng do thiếu am hiểu về mặt kỹ thuật nên mới chấp nhận. Bây giờ qua thực tế mấy năm mới dần dần vỡ lẽ ra giá rẻ không tốt, cho nên hiệu quả kém.

Ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho biết thêm, nếu các chủ đầu tư là các công ty tư nhân thì họ rất cẩn trọng trong việc duyệt thầu, còn với các doanh nghiệp Nhà nước thì nhiều khi không được rõ ràng, ông cho biết tiếp:
Nếu là chủ đầu tư tư nhân thì họ rất kỹ càng trong điều này, họ tổ chức đấu thầu nhưng trước đó họ khảo sát rất kỹ bởi vì vốn của chính họ, cho nên họ phải cẩn thận, phải cân nhắc. Còn các chủ đầu tư Nhà nước, tất nhiên nhiều người là vì lợi ích chung thôi, nhưng một số người còn nghĩ đến lợi ích riêng, cho nên có một số không được rõ ràng. 
Ngoài hình thức cho Việt Nam vay mượn để từ đó đưa máy móc, thiết bị nhân công sang Việt Nam, nhất là khai thác ở các vùng chiến lược thì Trung Quốc còn sử dụng các mối quan hệ để có thể trúng thầu, mà người Trung Quốc gọi là "Guan xi" về chuyện này, ông Liêm nhận xét thêm:
những người quyết định, chính vì vậy tôi thấy rằng những cuộc đấu thầu ở các địa phương gần sát biên giới với Trung Quốc hoặc những vùng chiến lược của Việt Nam mình, thường thường thì các cán bộ địa phương bị Trung Quốc mua chuộc hết
Ông Phạm Sỹ Liêm
Theo những gì tôi biết, thì người Trung Quốc giao dịch theo kiểu quan hệ rất giỏi, người ta gọi là "guan xin" rất giỏi, tôi chỉ biết như vậy thôi. 
Khác với các nước phương Tây đấu thầu dựa trên năng lực thực sự thì bằng các mối quan hệ, người Trung Quốc "đi cửa sau" cho những gói chào thầu của mình. Ông Nguyễn Văn Huy trình bày thêm:
Người Trung Quốc thì ngược lại họ đi thẳng đến những người lãnh đạo, những người quyết định, chính vì vậy tôi thấy rằng những cuộc đấu thầu ở các địa phương gần sát biên giới với Trung Quốc hoặc những vùng 
Vườn ươm cây Bạch Đàn giống của Công ty Innov Green  ở Lạng Sơn. Source Innov Green.
Vườn ươm cây Bạch Đàn giống của Công ty Innov Green (Trung Quốc - Đài Loan) ở Lạng Sơn. Source Innov Green.
chiến lược của Việt Nam mình, thường thường thì các cán bộ địa phương bị Trung Quốc mua chuộc hết, họ tìm cách mua chuộc không phải là tìm cách bỏ phong bì cho các người đó có tiền mà làm bằng mọi cách để người đó thấy rằng họ có giá trị hoặc là khi ký hợp đồng với Trung Quốc họ được đối xử tử tế, ưu đãi hơn so với người khác. Chính vì vậy, tôi thấy khác với các nước phương Tây, họ dùng đồng tiền, uy tín và tình cảm mua chuộc các người cán bộ.

Và hệ luỵ từ những dự án EPC Trung Quốc trúng thầu sẽ là câu chuyện của việc lệ thuộc vào thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế, họ được phép mang sang Việt Nam mọi thứ từ những con bù lon, ốc vít, đến cả những lao động phổ thông, mà hiện giờ báo chí trong nước đang lên tiếng cảnh báo. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc độc quyền tiến hành dự án, thì việc chậm tiến độ, chèn ép công ty nội địa là chuyện chắc chắn không tránh khỏi. Hơn nữa, khi những gói thầu này Trung Quốc nắm giữ, cũng sẽ khiến tình trạng nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng hơn.
Những dự án EPC Trung Quốc trúng thầu là cả một câu chuyện dài, vừa bắt nguồn từ phía chủ quan do luật đấu thầu Việt Nam còn nhiều kẽ hở, từ phía các chủ đầu tư doanh nghiệp Nhà nước và cũng vừa bắt nguồn từ phía khách quan của Trung Quốc muốn khai thác và chiếm giữ những lĩnh vực chiến lược Việt Nam. Vì thế, chúng tôi xin trích dẫn lời T.S Nguyễn Quang A để kết thúc bài viết.  Tiến Sĩ A cho rằng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân, cách làm EPC là cách làm thông dụng, chẳng có gì phàn nàn. Có lẽ cái đáng phàn nàn là ở chính chúng ta." 

Theo dòng thời sự:

MỘT LŨ HÁT TUỒNG


 

LÃO MÓC

 

 

Ngày 2-9-1969, "Bác" Hồ "thôi giữ chức" Chủ tịch nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nói "thôi giữ chức" là nói theo kiểu Đảng và Nhà nước ta thường nói mỗi khi có đồng chí mình vì lý do nào đó mà rời chức vụ. Ngày "Bác" Hồ "thôi giữ chức" cũng là ngày "Bác" thôi không sống nữa.

Ngày hôm sau 3-9-1969, Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, thêm tất cả các cơ quan lớn nhỏ cả miền Bắc đã cho ra một trăm lẻ một ngàn cái cáo phó, báo tin "Bác" có hộ chiếu đi đoàn tụ với thân nhân có trực hệ Các Mác và Lê Văn Ninh.

Từ đó về sau, đã trở thành một cái thông lệ, mỗi khi bà con mua báo Nhân Dân, việc đầu tiên là liếc xem báo có đăng cáo phó ai không rồi mới ngó qua phần tin tức.

Cáo phó là hình thức báo tang trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Rất thuận tiện cho gia đình người quá cố, khỏi phải thiệp tang phiền phức và chậm chạp, lại khó thông tin cho tất cả mọi người. Ngày nay việc đăng cáo phó trên báo chí của người Việt hải ngoại khi có người thân không may qua đời rất dễ dàng.

Bảy chục năm về trước, việc ấy trong nước rất hiếm.

Vâng! Thời Pháp thuộc, báo chí đã ít, lại đắt tiền và không phổ biến rộng rãi cho lắm. Chỉ có các gia đình tai mắt mới có điều kiện đăng cáo phó. Cáo phó đã hiếm, cáo tồn - tức là báo tin còn sống - ngược lại với cáo phó, lại càng hiếm hơn.

*

Thời Pháp thuộc, có ông Trần Bình, là người vốn theo Hán học. Gặp lúc giao thời, ông lại học thêm chữ Quốc ngữ rồi ra làm quan với chính quyền Bảo hộ. Ông này có tài làm thơ, làm câu đối rất hóm hỉnh.

Hoàng Trọng Phu nhờ oai của cha mình là Quận công Hoàng Cao Khải, Đệ nhất công thần của Pháp, nguyên Kinh lược Bắc kỳ, mà cũng được làm quan to. Năm ấy, Hoàng Trọng Phu rời chức Tổng Đốc Hà Đông, giao lại cho Vi Văn Định, một tay bồi Tây hạng nặng từ chức Tuần phủ Thái Bình đổi về thay. Cũng trong thời gian đó, tỉnh Hà Đông bị tai nạn, sâu hoàng trùng cắn phá lúa ở phủ Mỹ Đức và bệnh dịch tả hoành hành tại huyện Chương Mỹ.

Ông Trần Bình làm mấy câu:

Hoàng trùng đi,

Vi trùng lại

Suy đi xét lại

Vi hại hơn Hoàng.

Tuy ông có tài làm thơ, và viết câu đối rất hóm, nhưng thành tích làm quan của ông cũng không lấy gì làm trong sạch cho lắm. Khi về già ông có sáng kiến đăng báo Trung Bắc Tân Văn, nói rằng bốn phương hãy gửi câu đối về phúng điếu trước khi ông mất, để ông còn có dịp đọc. Trong số các câu đối phúng sống ông hưu quan có những câu mai mỉa:

"Lạ lùng thay Nho chẳng ra Nho, quan chẳng ra quan, điên đảo, đảo điên, chín suối tìm đâu người nỏ miệng.

Ngao ngán nhẽ, sống không ra sống, chết không ra chết, dở hay hay dở, trăm năm còn tấm bia đời."

Lại có người gởi về một câu đối lời lẽ còn nặng nề hơn nữa:

"Muốn sống thì chừa, nào Hán tự, nào Quốc văn, bàn tán thêm nhơ phường Cựu học.

Chưa chết đã thối, cũng ngụy khoa, cũng hiển hoạn, phẩm bình càng bẩn báo Tân văn."

(ngụy khoa: đỗ cao, hiển hoạn: làm quan to).

*

Về già ông bị bệnh bướu, bác sĩ thời ấy bó tay. Ông chỉ còn chờ chết. Có vị thầy bói kia, bói rằng đến tháng Tám năm nay là ông hết số. Ông tin và nằm nhà đợi chết. Nào ngờ sang tháng Chín mà ông vẫn còn chưa mệnh hệ gì. Ông liền làm một bài thơ đăng lên báo Trung Bắc Tân Văn.

 

Cáo Tồn

Bướu mọc càng thêm dạ xót đau

Thà rằng vui trước khỏi nhơ sau.

Sinh ra nước Việt làm tôi Pháp,

Lỡ tại người Nam học chữ Tàu.

Kiếp nặng chửa tan kềnh một giấc,

Đời thừa còn sống góp năm châu.

Đã qua tháng Tám mà không chết

Thầy số năm xưa cũng lắc đầu!     

 

Bài Cáo Tồn này lạ lùng hiếm có. Chết thì làm cáo phó thì phải rồi. Chưa chết mà làm cáo tồn mới là độc đáo. Ông này cũng thuộc loại lạ đời. Có lẽ ông muốn bá cáo với thiên hạ: Trần Bình vẫn còn đây, chưa chết!

Bài Cáo Tồn ấy lạ lùng, hiếm có. Hiếm có chứ không phải duy nhất.

*

Mới đây, trong cuộc biểu tình chống Trung Cộng cắt cáp tàu Bình Minh 2, tàu Viking 2 do nhóm Nhật Ký Yêu Nước kêu gọi, người ta thấy đảng Việt Tân chường mặt ra làm cái chuyện "cáo tồn" đã bị Nhóm NKYN "là làng" phải lên tiếng đính tà, dính cánh lia chia.

Khi cuộc biểu tình xảy ra thì mấy anh "ăn cơm Quốc Gia thờ cha Việt Cộng"Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, "anh Tây mắm nêm"André Manras… cũng cố ló những cái mặt mo ra làm chuyện cáo tồn để "báo công" với Đảng và Nhà Nước ta là: "Các em còn sống đây! Các em còn sống đây!"

 

Qua các lần biểu tình thứ 2, thứ 3, thứ 4… thì mọi người đã thấy rõ đây là những cuộc biểu tình được Đảng và Nhà Nước cho phép; nhưng Đảng và Nhà Nước ta lại sợ chuyện LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN; do đó, đã tung các lực lượng an ninh tối đa để có thể ngăn chận kịp thời những ngòi lửa tự phát sẽ biến thành ngọn lửa thiêu rụi chế độ.

 

Mới đây, thấy có cái gọi là "Tuyên cáo của giới Nhân sĩ Trí thức Quốc nội VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG" có những cái tên đã từng một thời "ăn cơm Quốc Gia thờ cha VC" như: Hồ Ngọc Nhuận, Lữ Phương, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấm Mẫm, Tiêu Dao Bảo Cự, Huỳnh Sơn Phước, Đỗ Trung Quân… thấy quả đây là MỘT LŨ HÁT TUỒNG! 

Tại sao tôi lại dùng mấy chữ "một lũ hát tuồng" với những người này. Lý do rất dễ hiểu trước kia quý vị này đã nhởn nhơ giữa lòng Sài Gòn để gọi là "LÀM CÁI CHUYỆN TRANH ĐẤU CHỐNG MỸ, NGỤY" ĐỂ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM.

Miền Nam đã được "giải phóng" 36 năm nay. Đất nước VN đã được độc lập, tự do, hạnh phúc 36 năm nay! Quý vị đã là NHỮNG CÁI VỎ CHANH ĐÃ BỊ VẮT HẾT NƯỚC! Xin lấy điển hình là Huỳnh Tấn Mẫm, kẻ đã nhởn nhơ giữa lòng Sàigòn tranh đấu, biểu tình gây rối trị an dưới sự bao che, dung túng của những tên "cẩu tướng" như Nguyễn Cao KỳDương Văn Minh… trong khi chúng tôi, những kẻ cùng trang lứa với tên này đã phải hy sinh xương máu để bảo vệ miền Nam. Khi VC tấn chiếm miền Nam, chúng tôi đã phải bị lưu đày, gia đình chúng tôi và hàng trăm ngàn gia đình khác đã phải tan nát.

Quý vị đã một lần làm lũ hát tuồng. Quý vị đã bị VC nó vứt đi như những cái vỏ chanh chẳng chút tiếc thương. Nay, quý vị ký tên vào cái gọi là Bản Tuyên Cáo của mấy ông "sĩ phu Bắc Hà" như Nguyễn Xuân  Tụ, Nguyễn Huệ Chi và mấy ông cựu Tướng VC v. v… tôi thấy quý vị đúng là MỘT LŨ HÁT TUỒNG - không hơn không kém. Nhất là các ông Hồ Ngọc Nhuận, Lữ Phương…

 

Thấy mấy ông Huỳnh Tấn Mẫm và một số ông khác có khoe là "Nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài gòn năm 1964, 65, 68" gì đó và ông Lữ Phương "khoe" là "Thứ Trưởng Văn hoá của Chính Phủ gì đó" phải nói là tôi rất ứa gan. Quý vị đúng là những kẻ vô liêm sỉ có "lai-sân"!

Riêng các "sĩ phu Bắc Hà" và các vị trí thức khác, tôi xin không có ý kiến!

*

Trong khi đó thì ở hải ngoại, có ông đã từng là Phó Thủ Tướng của cái gọi là Chính Phủ Nguyễn Hữu Chánh. Đã từng tuyên bố sẽ thuê mướn máy bay đem cái Chính Phủ này về Hà Nội để nhận bàn giao Chính Phủ từ tay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh [sic!]. Chắc là vì ChínhPhủ Việt Nam Tự Do chưa "bịp" đủ tiền để thuê mướn máy bay về nước nên đồng bào hải ngoại chờ hoài cả chục năm mà chưa thấy lễ bàn giao!

Nay thấy ông này lại lập Lực Lượng Phục Quốc (?), kêu gọi Hội nghị Diên Hồng hải ngoại để… cứu nước. Ông có gửi Hịch Diên Hồng (?) cho tôi. Ông có "dạy dỗ" tôi về chuyện "lòng ái quốc là trên hết!"

Xin không tranh luận với ông. Chỉ xin nhắc ông một câu của thi sĩ Tản Đà: "Tội ác lớn nhất là tội lợi dụng lòng yêu nước!".

*

"Nào có ra chi lũ hát tuồng

Cũng hò, cũng hét, cũng y uông…"

 

Theo tôi, lũ hát tuồng hãy nên im lặng, đừng có cứ cáo phó, cáo tồn làm rát tai những người trẻ đang thực lòng tranh đấu cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, không cộng sản.

Càng hò hét, y uông, quý vị chỉ tổ làm rơi rớt lớp phấn son làm lộ rõ những bộ mặt thật trơ trẽn của quý vị mà thôi!

 

LÃO MÓC

http://nguyenthieunhan.wordpress.com