12/03/2011 09:08:27 - Chợ đô la đóng cửa, các ngân hàng thì kêu hết đô la. Nhiều người dân thực sự cần đô la đang gặp phải không ít khó khăn. Bệnh không chờ đô được! Đang có nhu cầu mua đô la để ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng anh Minh, ở khu tập thể Thành Công, Hà Nội vẫn loay hoay không biết mua USD ở đâu, vì "chợ đô la" đã ngừng giao dịch mấy hôm nay. Anh Minh tìm đến hệ thống các Ngân hàng thương mại, tuy nhiên việc mua đô la cũng không mấy dễ dàng. "Hiện nay ngân hàng chúng em không có đô la để bán đâu anh", câu trả lời quen thuộc mà anh nhận được từ rất nhiều nhân viên giao dịch của các ngân hàng.
Lận đận mấy ngày tìm mua đô la không được, anh Minh đành chấp nhận nghe theo cách của một người bạn bày cho, là đem đổi sang ngoại tệ mạnh khác, rồi sang đó đổi sang đô la. "Ai lại đi vòng thế bao giờ? Nhưng đã chót xin phép cơ quan đi chữa bệnh rồi, giờ không lẽ vì tiền lại thay đổi? Bệnh cũng không chờ đô được. Đi mua chợ đen thì sợ không có, mà có mua thì lại sợ phạm luật", anh Minh bức xúc. Hiện, theo nhiều ngân hàng cho biết, các loại ngoại tệ khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh…. khách hàng có thể mua được mức tối đa tương đương là 3.000 - 4.000 USD. Năn nỉ mối quen mua đô tự do Giống như anh Minh, chị Nga mấy ngày nay cũng mệt "bở hơi tai" vì đi lùng sục mua đô la để gửi sang cho cậu con trai mới sang Anh du học. Vì "chợ đen" đô la đóng cửa, nên chị Nga mới phải lần mò đến các ngân hàng tìm mua. Tuy nhiên, khó khăn mà chị vấp phải là không chứng minh được mục đích sử dụng. Hiện visa của con trai chị vẫn chưa được cấp, trong khi liên hệ với các công ty tư vấn du học, họ lại đòi hỏi phải nộp tiền trước sau đó mới làm các thủ tục. "Biết thế này, hôm trước tôi ra Hà Trung mua luôn cho xong. Chỉ tội lúc đó đô cao quá, còn ngại ngùng. Với lại, ai ngờ lần này đóng là đóng hẳn. Hồi trước, cũng vài lần cơ quan chức năng nói dẹp nhưng có dẹp đâu. Ai ngờ, lần này đóng cửa thật", chị Nga kể. Để mua được USD cho con đi học, chị Nga phải mất thêm một khoản phí dịch vụ khá cao (2% số tiền đổi) để nhờ những mối quen với các cửa hàng tại Hà Trung mua hộ 4.000 USD. Doanh nghiệp cũng vật vã mua đô Theo giải thích của nhân viên các ngân hàng, lý do không đổi đô la cho khách hàng là do ngân hàng đang thiếu đô la, nên chỉ đủ bán cho một số khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đại diện của một công ty cổ phần xuất nhập khẩu, có trụ sở trên đường Phạm Hùng, Hà Nội thì mấy ngày nay việc tìm mua USD để nhập hàng và trả nợ khách hàng cũng đang rất bế tắc. Hiện mức giá giao dịch của các ngân hàng ghi trên giấy tờ là giá niêm yết của Nhà nước. Tuy nhiên, ngoài giá trên tờ giấy đó, là các chi phí phụ khác như tư vấn, chuyển đổi,…Theo tính toán, giá đô các doanh nghiệp mua từ ngân hàng cũng không rẻ hơn so với giá ngoài chợ đen. "Không chấp nhận trả thêm các khoản phí phụ thì còn lâu mới mua được đô. Mà tức lắm, chúng tôi xuất khẩu mang đô la về thì phải bán cho ngân hàng với giá niêm yết, nhưng khi cần đô để nhập thì lại phải mua với những khoản chi phí phụ", vị đại diện này bức xúc. Khách du lịch: Ăn phở 15.000 đồng/bát, cũng trả bằng đô "Chợ đô la" đóng cửa không chỉ khiến cho người dân và doanh nghiệp trong nước phải "loay hoay", mà ngay với các khách du lịch, họ cũng đang thấy rất "phiền hà". Anh Peter, một khách du lịch đến từ Úc kể, từ khi sang VN, anh luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc … tiêu tiền. Muốn mua cái gì cũng phải đắn đo, tính toán, xem cái nào người ta nhận "đô", cái nào bắt buộc phải dùng tiền Việt. "Nhiều hôm tối ăn phở ở lề đường xong, trả tiền, tôi mới biết là hết tiền Việt rồi. Đến ngân hàng thì hết giờ hành chính. Không biết đổi ở đâu, nên phải năn nỉ mãi bà hàng phở mới chịu nhận tiền, vì bà ấy không biết tiền thật hay tiền giả", anh Peter nói. Để thuận tiện cho khách đi du lịch, nhiều công ty lữ hành vẫn trực tiếp đổi tiền. Theo nhân viên tư vấn của công ty Hanoitourist, nếu khách hàng có nhu cầu, công ty sẽ trực tiếp đổi theo giá bình quân chính thức và không chính thức. "Chợ đen đóng cửa, nhưng những khách hàng lớn và quen thì vẫn có thể giao dịch được. Do vậy, vẫn biết giá đô la tự do ngày hôm đó để tính cho khách đổi", nhân viên này nói. Chừng nào chưa đủ đô, thì chợ đen vẫn còn Nhu cầu về đô la là có thực, trong khi các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được, thì không ít người dân và các doanh nghiệp vẫn phải tìm cách liên hệ với "chợ đen" để có được lượng đô la cần thiết. Nhận định về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc quản lý chặt thị trường đô la là hoạt động tích cực, hạn chế đầu cơ lòng vòng, gây nhũng nhiễu tị trường ngoại hối. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ, cấm thị trường chợ đen, nhưng bản thân các ngân hàng lại không cung cấp đô la cho người dân. Cầu lớn, trong khi cung không đáp ứng được, ắt người mua lại phải mò tìm đến "chợ đen" Và vì bị quản lý chặt, nên để giao dịch được, các đầu mối này chắc chắn sẽ có những hình thức hoạt động tinh vi hơn như giao dịch trong nhà, hoặc giao dịch theo các đầu mối phân phối nhỏ lẻ hơn. "Nếu nhà nước không tạo các dịch vụ hợp lý thì người dân sẽ tìm chỗ khác", ông Phong nhấn mạnh. Đồng thời, theo ông Phong, nhà nước quy định cấm thị trường tự do, nhưng cũng nên mở thêm một "cửa" cho những đối tượng thực sự cần đô la cho những mục đích chính đáng như: du học, chưa bệnh, thậm chí tích trữ cho tương lai.
|
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
13 March 2011
Mua "Đô" - Nỗi nhọc nhằn mới
ĐSQ VN tại Nhật Bản họp khẩn về tình hình người Việt
13/03/2011 15:54:02 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 13/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tiến hành họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình người Việt sau các thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng vừa qua ở Nhật Bản cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân nước ta tại đây. Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình xác nhận chưa có thông báo nào về trường hợp người Việt thương vong trong các thảm họa trên. Đại sứ đã chỉ đạo các bộ phận chức năng tích cực thu thập thông tin về tình hình người Việt Nam ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần. Đại sứ Nguyễn Phú Bình cho biết sẽ gửi thư thăm hỏi tới chính quyền và nhân dân các địa phương của Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề bởi các thảm họa vừa qua, đồng thời đề nghị các địa phương này hỗ trợ công dân Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Thanh niên - sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) có kế hoạch cử một nhóm liên lạc tình nguyện tới thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, để tìm hiểu tình hình của các sinh viên Việt Nam tại tỉnh Đông Bắc này và các tỉnh lân cận. VYSA kêu gọi thân nhân của các sinh viên đang theo học ở các trường đại học tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần của Nhật Bản cung cấp thông tin về những sinh viên này qua website: www.vysajp.org Trên cơ sở đó, VYSA sẽ tìm cách liên lạc với họ. Theo thông tin phóng viên TTXVN mới nhận được, 6 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại nhà máy thép YB-Techno ở tỉnh Ibaraki vẫn an toàn. (Theo TTXVN) |
Nhật Bản: Số người chết có thể vượt quá mốc 10.000
13/03/2011 21:16:48 Thông tấn AFP dẫn nguồn tin từ các phương tiện thông tin đại chúng tại Nhật Bản cho hay, tổng số người thiệt mạng do động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua có thể vượt qua con số 10 ngàn người. Một quan chức cảnh sát của Nhật Bản chiều ngày 13/3 đã nói với các phóng viên báo chí và các phương tiện truyền thông sở tại rằng số nạn nhân tử nạn trong động đất và sóng thần có thể sẽ vượt con số 10 ngàn người và đó chỉ là con số tính riêng ở khu vực Miyagi mà thôi. Quan chức có tên Naoto Takeuchi được kênh NHK trích dẫn nói rằng ông không nghi ngờ gì về số lượng nạn nhân thiệt mạng nhiều như dự đoán. Đây là khu vực bị tàn phá khủng khiếp nhất trong tất cả các địa điểm ở Nhật hôm 11/3 vừa qua.
Trước đó, đầu buổi sáng ngày 13/3, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản ra thông báo trong đó đã thống kê sơ bộ có khoảng 688 nạn nhân thiệt mạng được xác định, 642 người khác mất tích, số người bị thương, hiện đang an toàn và được điều trị là 1.570 người. Tuy nhiên, người ta chưa cộng dồn khoảng 400 đến 500 tử thi mới vừa được phát hiện tại khu vực đông bắc Nhật Bản vào trưa và chiều ngày 13/3 (theo giờ địa phương).
Trong khi đó, những báo cáo khác nói rằng hàng ngàn thường dân Nhật hiện đang mất tích, không liên lạc và biết được số phận họ ra sao. Tại một cảng nhỏ như Minamisanrinku, nơi cũng bị những cơn sóng thần tấn công cũng có khoảng 10 ngàn người mất tích – NHK cho hay trên một bản tin của mình. (Theo VTC news/ AFP, NHK) |
Điều tra vụ công an nhận 15 tỷ đồng chạy án
13/03/2011 21:22:24 Lãnh đạo Viện KSND tối cao vừa ra Quyết định chuyển vụ án hình sự "môi giới hối lộ", "đưa hối lộ", "Vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng" liên quan đến vụ buôn lậu hàng trăm container gỗ xảy ra tại TP. HCM và Hải Phòng tới cơ quan điều tra thuộc Viện KSND tối cao tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Cơ quan điều tra này sẽ tiến hành làm rõ cáo buộc trung tá Nguyễn Văn N, điều tra viên cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (C46) thuộc bộ Công an có hành vi nhận hối lộ khoảng 15 tỷ đồng để bảo kê việc mua bán gỗ bất hợp pháp và chạy án cho các bị can trong vụ án. Theo điều tra, vào cuối năm 2007, cơ quan CSĐT Bộ công an phối hợp với Công an TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng phát hiện và bắt quả tang 8 container gỗ trắc, giáng hương, cẩm lai thuộc nhóm quý hiếm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại được vận chuyển qua các địa bàn trên mà không có giấy tờ hợp pháp. Tiếp tục tiến hành điều tra mở rộng, cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm rõ đường dây này còn vận chuyển trót lọt tới 257 container gỗ khác. Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố hơn 10 đối tượng gồm Dương Văn Mai, Nguyễn Vinh Quốc, Nhữ Đình Hanh, Phạm Văn Long... về hành vi "Vi phạm các quy định về khai thác vào bảo vệ rừng". Đến ngày 22/1/2010, cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an đã khởi tố vụ án về tội "môi giới hối lộ và đưa hối lộ"; sau đó đã khởi tố bị can đối với Trần Văn Quế (tức Minh "đầu bò"), Phạm Văn Long, Hoàng Thị Lộc về tội môi giới hối lộ và đưa hối lộ. Tháng 12/2010, sau khi có đề nghị của cơ quan cảnh sát điều tra, bộ công an, viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định gia hạn điều tra lần hai để làm rõ hành vi chi hối lộ 15 tỷ đồng cùng hàng chục ngàn USD để vận chuyển trót lọt hàng trăm container gỗ quý. Tại cơ quan điều tra, Dương Văn Mai, "đầu lĩnh" đường dây buôn lậu gỗ nói trên khai, đã đưa cho Trần Văn Quế (tức Minh "đầu bò") tổng cộng 15 tỷ đồng cùng 30 nghìn USD để lo lót cho việc bảo kê và chạy án cho Mai khi đường dây này bị phanh phui. Cụ thể, Vào tháng 8/2007, Mai bị cơ quan chức năng bắt giữ 1 container gỗ trắc tại TP. HCM và tạm giữ 2 container khác tại cảng Hải Phòng. Để có thể đưa hàng ra ngoài, Mai đã phải lo lót 3,2 tỷ đồng để số gỗ tại TP. HCM được giải quyết theo hướng là hàng vô chủ. Đồng thời Mai đã chi 5 tỷ đồng để vận chuyển trót lọt 92 container gỗ khác, trong đó có lần bị công an TP. HCM phát hiện nhưng sau đó không xử lý… Trịnh Văn (SGTT.VN) |
ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ
KHÔNG CHO RÚT ĐÔ-LA: MỘT BIỆN PHÁP CƯỚP GiỰT
Sáng sớm thứ Tư, 09.03.2011, lúc 7g30, tôi nhận được cú điện thoại không phải là để đánh thức tôi để sửa soạn đi dậy học, nhưng là điện thoại từ Paris của một ông Bạn báo tin cho tôi biết rằng người nhà của Ông ở Việt Nam cho biết Thị trường Ngoại Hối VN đã bị đóng băng, không rút ra được ngoại tệ nữa. Tin này làm tôi tỉnh liền vì đó là tin sét đánh kinh tế chứng tỏ tình trạng bại hoại của Nhà Nước nắm trọn Kinh tế để ăn cướp. Từ cuối năm 2010, Kinh tế VN dồn dập tụt dốc: không chỉ nguyên Vinashin mà các Tập đoàn quốc doanh nợ nần, thua lỗ, lạm phát tăng vọt, vật giá phi mã, phá giá đồng bạc VN, quốc tế hạ hẳn điểm tín dụng, dự trữ ngoại hối chỉ đủ chừng hơn một tháng nhập cảng. Kinh tế Việt Nam tùy thuộc ngoại thương, nghĩa là giao dịch đa diện với nước ngoài, nhất là sau khi hớn hở vào được WTO/OMC mà đoàn nón cối mơ mộng đi dép bình trị thiên rảo khắp năm châu thu bạc. Một nền Kinh tế ước mơ như vậy mà ngày hôm nay phải đóng cửa thị trường Đo-la, thì thực là quá tệ và trái ngược. Xuất cảng để thâu Đo-la vào, vậy thì Đo-la chạy đâu mà thiếu? Muốn mua hàng từ nước ngoài thì phải trả bằng ngoại tệ, nhất là Đo-la, nay thương gia không có Đo-la, làm sao mua được hàng ? Phải chăng CSVN muốn làm bố thiên hạ, bắt Mỹ phải lấy tiền Đồng VN phá giá, chứ không được lấy Đo-la ? Nhân việc cấm cản Thị trường Ngoại Hối, chúng tôi viết tóm gọn những điểm sau đây: => Dân chúng đã dự đoán việc cấm cản ngoại hối => Tin tức về cấm cản ngoại hối mấy ngày gần đây => Hậu quả: bất ổn Dân sinh và bế tắc Ngoại thương => Một động tác cướp dựt bẩn thỉu của Nhà Nước Chúng tôi chỉ viết những gì chính yếu cho những điểm nêu ra trên đây mà không đi vào những chi tiết vì phạm vi hạn định của bài viết này. Dân chúng đã dự đoán việc cấm cản ngoại hối Nhà Nước CSVN luôn luôn ca tụng rằng đà tăng trưởng Kinh tế hàng năm là 7-8%. Nền Kinh tế này chính yếu nhằm phục vụ xuất cảng. Như vậy việc thu ngoại tệ vào phải là nhiều lắm. Thêm vào đó hàng năm ngoại kiều đổ tiền mặt vào Việt Nam từ 7-9 tỉ đo-la. Với số thu ngoại tệ vào như vậy, thì hiệu quả tất nhiên phải là: * Đồng tiền Việt Nam phải có Tỷ giá mạnh sánh với Đo-la. * Kho Dự trữ Ngoại tệ, Đo-la phải dồi dào. Đây là hai hệ quả hoàn toàn theo lý thuyết Kinh tế về ngoại thương liên quan đến Tiền tệ. Nhưng cuối năm vừa rồi, các Ngân Hàng quốc tế, Ngân Hàng Thế giới, nhất là Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF/FMI đã cảnh cáo Việt Nam về việc phá giá đồng tiền nhiều lần và báo động rằng Kho dự trữ ngoại tệ VN chỉ còn đủ cho nhập cảng chừng hơn một tháng. Người ta cũng hé cho thấy rằng đồng tiền VN sẽ phá giá nữa sau Tết Nguyên Đán. Những cảnh cáo này của quốc tế làm phát sinh ngay tình trạng Chợ đen Ngoại hối: Tỷ giá chính thức và Tỷ giá chợ đen. Khi có chợ đen, thì có đầu cơ, có bất ổn ngoại hối. Nhà Nước càng sử dụng những biện pháp cấm cản, thì đầu cơ và bất ổn càng tăng cường, nhất nữa những biện pháp kiểm soát cấm cản này lại là dịp để những nhân viên nhà nước liên hệ có dịp làm tham nhũng, ăn hối lộ về lãnh vực tiền tệ. Người dân không tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam nữa. Cái chứng cớ là khi Đo-la xuống giá vì chính sách QE2 thả USD.600 tỉ vào lưu hành, thì khắp Thế giới bị ảnh hưởng hạ Tỷ giá Đo-la, trong khi ấy tại Việt Nam Tỷ giá Đo-la lại lên cao vì dân chúng từ bỏ tiền Đồng VN phá giá để mua lấy Đo-la làm dự trữ tiết kiệm. Việc cấm cản không cho rút Đo-la từ Ngân Hàng hay kiểm soát gắt gao Thị trường ngoại hối mới xẩy ra mấy ngày nay đã được dân chúng tiên đoán dựa trên những bước đi thối lui của Kinh tế và Thương mại Việt Nam. Tin tức về cấm cản ngoại hối mấy ngày gần đây Như ở đầu bài, chúng tôi nói là một Ông Bạn từ Paris gọi điện thoại sáng sớm thứ Tư 09.03.2011 cho biết rằng Việt Nam cấm không cho rút Đo-la ra từ Ngân Hàng. Không kịp rửa mặt mũi gì cả, tôi nhào vô các Diễn Đàn để đọc các Tin Tứ về vấn đề này. Tôi xin trích đăng những Tin Tức đọc được như sau: Franklin! Giơ tay lên (Nghiệp vụ dỗi dôla lậu…) Đào Tuấn, 07.03.2010 Buổi trưa ngày 7-3, phố Hà Trung, trung tâm chợ đen Hà Nội "cửa đóng then cài". "Đổi đô à? Đô là cái gì vậy. Ra Ngân hàng mà đổi". Cái lắc đầu kiểu "không biết, không nghe, không thấy" xuất hiện khắp thành phố. Đến đám con buôn táo tợn hàng ngày vẫn sán ra mời "đổi đô" đầu Đinh Tiên Hoàng trưa ngày 7-3 cũng trốn biệt. Không khí căng như dây đàn. Thị trường chợ đen ngoại tệ ghi nhận một ngày "tung cờ trắng". Câu chuyện rất đơn giản, bác Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, tân trung ương uỷ viên vừa có lệnh cho lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm "Tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin về hoạt động của các cơ sở giao dịch vàng, đô la, cửa hàng xăng dầu…". Dân có nhu cầu hợp pháp mà không tìm mua được ở những cái chợ hợp pháp là ngân hàng thì đương nhiên họ phải tìm mua của nhau, và đương nhiên những cái chợ dân sinh sẽ ra đời, và còn tồn tại, dù chợ dân sinh, hay chợ đen, hay thị trường tự do- bị coi là bất hợp pháp. Vì sao người dân, và cả các DN không thể mua nổi ngoại tệ từ những cái chợ của bác Giàu? Lý do thì có nhiều nhưng đại khái là chỉ có hai lý do chính: Ngân hàng cũng chả có đô để bán. Và có, cũng là bán "có điều kiện", tức là muốn mua phải trả "phí", tức là tỷ giá của bác Giàu, ngôn ngữ giấy tờ vẫn gọi là cái gì "liên ngân hàng"- chỉ là tỷ giá ảo, áp dụng trong các báo cáo. Và quan trọng hơn, chính những cái chợ hợp pháp này lại chứa trong nó những cái chợ bất hợp pháp, mà chợ này là chợ đầu mối kiểu Đồng Xuân chứ không phải chợ cóc vỉa hè như Hà Trung, Trần Nhân Tông. Năm 2009, lần đầu tiên "những cái chợ đen trong lòng các ngân hàng thương mại" được nói đến công khai trên diễn đàn Quốc hội. Người phát biểu là ĐBQH, đồng thời là một chủ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Loan. "Doanh nghiệp muốn mua 1 triệu USD hiện nay sẽ phải mất phí tới 400-500 triệu đồng và số chênh lệch sẽ được trả thông qua một cá nhân hay tài khoản nào đó, tất nhiên không có hóa đơn hay biên nhận…". Bà Loan nói. Thông Báo Khẩn: Ngân Hàng VN Không Cho Rút Tiền Bằng Đô La MyLinh, 3/7/2011 Theo thông báo từ op Caliguy999 của diễn đàn CTTLDC, trong tương lai gần, Nhà nước VN sẽ không cho bất cứ ai rút tiền bằng đô la ra khỏi các ngân hàng nhà nước, mà phải rút ra bằng tiền Hồ. Mấy ngày nay, người dân đã sấp hàng trước các ngân hàng để rút tiền ra mua đô la hay vàng để dự trữ, vì dân biết rất rõ đồng tiền Hồ sẽ lạm phát khủng khiếp vì Nhà nước đã bị phá sản. Riêng ở những nơi cấp Visa, hàng ngàn dân đã sấp hàng xin Visa ra nước ngoài đã gây ra cảnh hỗn độn tại những nơi cấp Visa. Vì sao 'phố đô la' đóng cửa? Minh Tùng – Bảo, 08/03/2011 Sau buổi sáng giao dịch bình thường, từ trưa đến chiều qua, nhiều điểm thu đổi ngoại tệ lớn như phố Hà Trung, Hàng Bạc, hệ thống cửa hàng của Công ty Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý tại Hà Nội bất ngờ đồng loạt… ngừng giao dịch tự do. Tạm thời 'đóng cửa' 'phố đô la' tại Hà Nội Nhiều thông tin đồn thổi được người dân rỉ tai nhau, như các cơ quan chức năng bắt đầu đợt kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, những giải pháp thắt chặt sẽ được phía Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng thực hiện trong thời gian tới sẽ gây bất lợi cho giới kinh doanh được đưa ra để lý giải nguyên nhân bất ngờ này. Bất ngờ "đóng băng" thị trường ngoại tệ "Chúng tôi có lệnh yêu cầu ngừng trao đổi ngoại tệ từ tối 6/3, khi sáng có rất đông khách đến hỏi mua USD, buổi chiều thì thưa hơn", anh Trung cho hay. Giao dịch "nhìn trước, ngó sau" Mặc dù thị trường ngoại tệ gần như "đóng băng" nhưng nếu chịu khó đi dò la các cửa hiệu nhỏ lẻ, người có nhu cầu vẫn có thể mua, bán được ngoại tệ. Tuy nhiên chủ các cửa hàng này cũng khá thận trọng trong việc giao dịch. Chị Thanh, một khách vừa bước ra khỏi cưả hàng trên cho biết: "Ban đầu chủ hiệu từ chối nhưng sau tôi nói muốn mua trên 10.000 USD thì họ đồng ý, họ bảo thị trường tự do đang bị siết nên sợ có lực lượng kiểm tra". Trên phố Trần Nhân Tông, cửa hàng TV hôm qua vẫn còn giao dịch nhưng nếu muốn trao đổi ngoại tệ, khách hàng phải đi sâu vào phía trong cửa hàng. Phản ứng bởi chính sách? Xảy ra động thái ngừng giao dịch ngoại tệ lạ lùng này, bởi giới kinh doanh đồn nhau thị trường sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn nên hầu hết các cửa hàng đều tạm ngừng để "nghe ngóng". Chợ đô la ngừng giao dịch có thể do phản ứng bởi chính sách. Người Việt ồ ạt sang Campuchia rút USD kiếm lời Phan Anh, Date: 2011/3/8 Theo Phnom Penh Posthttp://dantri.com.vn/c728/s728-454676/nguoi-viet-o-at-sang-campuchia-rut-usd-kiem-loi.htm (Dân trí) – Nhiều tuần trước, Ngân hàng Hoàng gia ANZ Campuchia để ý thấy một khách hàng lạ tại cột ATM của họ ở Phnom Penh. Đi cùng một người đàn ông để canh chừng, người phụ nữ dùng thẻ Techcombank Việt Nam phát hành rút 2.000 USD, lượng tiền mặt cho phép tối đa. Sau đó, người phụ nữ này rút ra chiếc thẻ Techcombank khác, rút liên tục 11 lần. Người phụ nữ trên chỉ là một trong số ngày càng nhiều người Việt Nam sang Campuchia mà theo những ngân hàng ở đây là để "rửa sạch" các máy ATM, tận dụng cơ hội có sự chênh lệch lớn giữa tỉ giá USD chính thức của Việt Nam và tỷ giá chợ đen để kiếm hàng nghìn USD. "Chúng tôi đã gửi thông tin tới Visa để được hỗ trợ", So Phonnary cho hay. "Họ đã trả lời chúng tôi rằng họ không thấy có sự gian lận gì ở đây. Những người rút tiền là những chủ thẻ thật và thẻ của họ là thẻ thật, không phải thẻ giả". Jayant Menon, một chuyên gia tiền tệ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho biết qua thư điện tử rằng, Việt Nam từ lâu đã phải "vật lộn" với chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá chợ đen. Chúng tôi chỉ trích đăng những Tin Tức trên đây. Ở đoạn dưới trong Phần này, chúng tôi đăng lại toàn Bài của các Phóng viên để quý Vị biết chi tiết về tầm quan trọng của vấn đề Ngoại Hối ở Việt Nam. Đồng Tiền là Mạch máu của Kinh tế. Mà Mạch Máu bất ổn, thì Kinh tế bệnh hoạn. Hậu quả: bất ổn Dân sinh và bế tắc Ngoại thương Giữa việc cấm cản Thị trường ngoại hối và những hệ quả trên đời sống Dân chúng và trên sinh hoạt thương mại có nhiều những phức tạp tế nhị. Tuy nhiên, trong phạm vi bài vắn gọn này, chúng tôi chỉ nêu ra những hệ quả đơn giản và cụ thể hơn cả. Bất ổn Dân sinh Vấn đề bất ởn dân sinh ở đây là vật giá tăng vọt, lạm phát liên tục. Có thể Nhà Nước đưa ra lý do siết chặt ngoại tệ là để giảm thiểu nhập ngoại. Đây cũng là một trong những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) bắng Kiểm soát Ngoại hối để hạn chế nhập cảng. Nhưng thực tế ở Việt Nam, trong tình trạng Kinh tế quốc doanh nắm chủ động và các Công ty nước ngoài giữ chính yếu vai trò sản xuất hàng công nghệ, Nhà Nước có thể thực hiện được không. Chúng tôi thấy những lý do sau đây khiến Nhà Nước không thực hiện được: * Đối với những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, việc sản xuất hàng tiêu thụ thường dùng trong nước vẫn tùy thuộc vào nhập cảng những Linh kiện và những Thiết bị nước ngoài. Những Tập đòan quốc doanh, vốn tính "lười", sản xuất cho xong nhiệm vụ, không cố gắng sản xuất những Linh kiện cấu thành hàng hóa, mà chỉ mua sẵn tại nước ngoài để ráp nối. Tất nhiên hầu hết những Thiết bị sản xuất cũng đến từ nước ngoài. Linh kiện và những Thiết bị là những yếu tố cấu tạo chính yếu nên Giá thành sản xuất. Vì vậy, khi thắt chặt Ngoại hối, nghĩa là phải nhập cảng Thiết bị và Linh kiện với Tỷ giá Đo-la cao, thì hàng hóa sản xuất ra sẽ bị chính những Tập đoàn Kinh tế tăng giá thành, do đó vật giá tiêu dùng phải tăng và dân chúng khổ. Đây là lạm phát gián tiếp qua ngả giá thành sản xuất. * Lý do nữa có lẽ là quan trọng hơn việc Tỷ giá Đo-la tăng, đóø chính là việc phá giá đồng Tiền VN. Nhà Nước vẫn thường nói rằng Nhà Nước thiếu Dự trữ ngoại tệ, nhưng Dân chúng vẫn giữ khối Ngoại tệ lớn, nhưng không bỏ ra cho nền Kinh tế. Tỉ dụ, trong những năm trường, dân chúng nhận ngoại tệ từ khối Kiều bào và vẫn dự trữ. Tất nhiên dân chúng không muốn bỏ nó vào nền Kinh tế vì nền Kinh tế Việt Nam nằm trong tay Nhà Nước chỉ nhằm Tham nhũng, Lãng phí cướp bóc. Khi dân chúng bỏ đồng Đo-la dự trữ ra để chỉ thu vào đồng bạc VN phá giá, thì dân chúng không làm. Việc phá giá đồng Tiền VN là yếu tố quan trọng làm lạm phát, vật giá tăng vọt và dân khổ. Bế tắc Ngoại thương Nếu các Tập đoàn quốc doanh có khả năng được Nhà Nước cấp phát ngoại tệ để nhập Thiết bị và Linh kiện như nói ở đoạn trên, thì những Giới Thương gia tư doanh phải vất vả để có ngoại tệ mà nhập cảng. Chúng tôi chỉ cần đưa ra tỷ dụ sau đây để nói về phương diện bế tắc Ngoại thương này: "Người phát biểu là ĐBQH, đồng thời là một chủ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Loan. "Doanh nghiệp muốn mua 1 triệu USD hiện nay sẽ phải mất phí tới 400-500 triệu đồng và số chênh lệch sẽ được trả thông qua một cá nhân hay tài khoản nào đó, tất nhiên không có hóa đơn hay biên nhận…". Bà Loan nói." Khi Bà Phạm Thị Loan phải mất phí 400-500 triệu đồng, chẳng lẽ Bà bắt chồng con phải chịu việc mất phí này khi bán hàng ra. Chắc chắn là không ! Bà sẽ tính việc mất phí này vào Giá thành hàng hóa để thu lại. Vật giá phải tăng, lạm phát phải có để bà có thể thu lại việc mất phí. Một động tác cướp dựt bẩn thỉu của Nhà Nước Ở phần đầu, chúng tôi đã viết rằng việc Tăng trưởng Kinh tế hàng năm 7-8%, nghĩa là thu vào Ngoại tệ dồi dào, cộng thêm Kiều bào gửi về hàng năng chừng 7-9 tỉ Đo-la, thì hậu quả sẽ là: * Đồng tiền Việt Nam phải có Tỷ giá mạnh sánh với Đo-la. * Kho Dự trữ Ngoại tệ, Đo-la phải dồi dào. Nhưng ngược lại, lúc này, đồng Tiền Việt Nam bị phá giá nhiều lần và Kho dự trữ Ngoại tệ chi còn không đủ nhập cảng cho chửng 1 tháng rưỡi. Tất nhiện phải có sự thất thoát. Chúng tôi chỉ nêu ra những ngõ thất thoát như sau: => Nhà Nước cấp phát ngoại tệ cho những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Những Tập đoàn này chỉ lo tham nhũng, lãng phí, làm "thất thoát" vào túi riêng để chuyển ra nước ngoài. => Những Lãnh đạo đảng tham nhũng, thu góm tài sản, chuyển sang ngoại tệ để gửi Ngân Hàng nước ngoài hoặc đầu tư ở ngoại quốc. => Khi thâu tóm tài sản chung làm của riêng và chuyển ra nước ngoài rồi, thì dự trữ ngoại tệ nhà nước rỗng. Nhưng để có thể chi dùng trong nước, thì Nhà Nước CSVN cho phá giá đồng Tiền, nghĩa là in tiền mới ra để tiêu. => Nhà Nước chiêu dụ dân chúng gửi ngoại tệ vào Ngân Hàng, tỉ dụ với lãi suất cao, để rồi họ cấm không được rút ngoại tệ ra và chỉ trả cho đồng tiền VN phá giá mà họ mới in ra. Đây là ĐỘNG TÁC BIỂN THỦ BẨN THỈU của Nhà Nước. Dân chúng Việt Nam đủ thông minh để nhìn rõ ĐỘNG TÁC BIỂN THỦ ĐÊ TIỆN này của CSVN. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 10.03.2011 Web: http://VietTUDAN.net 21 0 Rate This |