THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 March 2012

" ĐỊA NGỤC " Ở TRUNG QUỐC

Tình trạng cưỡng bức, hành hạ dã man ở các cơ sở sử dụng lao động trái phép đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc.
 
Lý Vân Hoa bắt người lao động ăn chung với chó - Ảnh: Bjnews.cn
Tân Hoa xã tuần trước dẫn thông báo của cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho hay họ vừa giải cứu 18 công nhân thoát khỏi một ổ lao động "đen" ở địa phương. Vụ việc bị cáo giác từ tháng 2 nhưng đến nay mới được thông báo, do nhà chức trách giữ bí mật khi điều tra. Theo đó, ngày 17.2, một tài xế taxi đến đồn cảnh sát trình báo ông thấy 3 người bị một nhóm xã hội đen dùng dao khống chế, đánh đập và ép đưa lên xe chở đi. Từ cáo giác này, cảnh sát tiến hành điều tra và phá tan 2 tập đoàn xã hội đen chuyên lừa đảo, cưỡng bức nông dân đưa đến các điểm lao động chui. Qua đó, chính quyền cứu thoát được những lao động trên đang bị nhốt trong điểm tập kết chuẩn bị đưa đi. Những phòng giam rộng chưa đến 10m2 nhưng chứa đến 13 người mỗi phòng. Cảnh sát cũng bắt giữ 8 nghi can cầm đầu đường dây này. Vụ án một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng cưỡng bức lao động tại Trung Quốc và nhân trường hợp này, báo chí đồng loạt đăng tải nhiều vụ việc kinh hoàng khác. 
Hơn cả địa ngục
Theo Tân Hoa xã, cảnh sát thừa nhận tình trạng bắt ép lao động làm việc không công đang tăng lên. Bọn tội phạm dụ dỗ nông dân, người vô gia cư đi làm việc với lời hứa sẽ được hưởng lương 100 nhân dân tệ (hơn 330.000 đồng) mỗi ngày và bao ăn ở. Sau đó, chúng đưa họ đến những hang ổ lao động "đen" để bắt làm việc không công. Dã man hơn, nhiều nạn nhân là người mang bệnh tâm thần bị bắt làm việc 20 giờ mỗi ngày, bất kể thời tiết lạnh thấu xương và phải ăn đồ ôi thiu. Nhiều nạn nhân bị đánh đập thường xuyên, ép ăn phân khi làm trái ý chủ. Có người thiệt mạng trong quá trình làm việc rồi bị chủ lao động lén lút mang đi chôn.
 
Một nạn nhân là người tâm thần ở Tân Cương - Ảnh: Bjnews.cn
Không những thế, bọn tội phạm này còn được tiếp tay bởi những người quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội. Báo Hà Bắc đăng vụ xét xử hai vợ chồng Lý Hưng Lâm và Lý Vân Hoa, chủ xưởng hóa chất - vật liệu xây dựng tại huyện Thác Khắc Tốn, Khu tự trị Tân Cương. Hai người này lần lượt bị tuyên án 54 và 24 tháng tù giam cùng khoản tiền phạt 100.000 nhân dân tệ vì cưỡng bức 18 lao động suốt 4 năm. Trong số đó, 12 nạn nhân là người tâm thần, già yếu do cặp vợ chồng họ Lý mua từ Trung tâm thu nhận ăn xin và Đội người tàn tật tự cường ở huyện Cừ, tỉnh Tứ Xuyên. Người quản lý trung tâm trên đã trực tiếp ký hợp đồng bàn giao họ cho vợ chồng họ Lý dưới hình thức "bảo trợ từ thiện, tạo công ăn việc làm". Thực tế, các nạn nhân "được bảo trợ" bằng cách bị bắt làm việc quần quật, bị đánh đập và thậm chí phải ăn chung đồ ăn với chó dưới sự canh gác của đích thân Lý Vân Hoa. Dư luận hết sức bàng hoàng trước những hình ảnh do phóng viên báo Beijing News xâm nhập vào cơ sở trên chụp được.  
Cảnh sát cũng không tha
Nhân Dân nhật báo đăng trường hợp một nạn nhân tên Liễu Chí Bân ở tỉnh Sơn Đông, vốn là một cảnh sát với 6 năm trong ngành. Liễu kể lại rằng bọn tội phạm đã đánh ông bất tỉnh ngay trên phố rồi bắt trói chở đến tỉnh Sơn Tây. Tại đây, ông phải trải qua 14 tháng làm việc ở một mỏ than dưới lòng đất.
Sau thời gian dài tìm cách lấy lòng tay gác cổng, Liễu được giao nhiệm vụ đi lấy nước bên ngoài. Nhân cơ hội này, ông bỏ trốn thành công cùng một nạn nhân tên Hồ Thụ Bằng. Liễu cho nhà chức trách hay 34 lao động khác vẫn bị nhốt tại khu mỏ trên nhưng cả ông lẫn Hồ Thụ Bằng đều không nhớ nổi vị trí đi đến đó. Tới nay, cảnh sát vẫn đang điều tra vụ án này. Chính quyền thừa nhận vì nhiều lý do khác nhau, người ta không thể tìm được rất nhiều nạn nhân khác đang bị giam giữ trong các ổ lao động đen.
Ngọc Bii



Gần 50.000 tỉ đồng cho giao thông TP.HCM

Theo Sở GTVT TP.HCM, dự kiến nhu cầu vốn năm nay cao gần gấp đôi năm ngoái, lên đến 46.800 tỉ đồng nhưng chỉ có thể huy động được gần 41.200 tỉ đồng, thiếu hụt khoảng 5.600 tỉ đồng.
Nguồn vốn khổng lồ này là để triển khai đồng loạt các dự án lớn, trọng điểm của TP nhằm mở rộng, nâng cấp hệ thống hạ tầng đã quá tải, xuống cấp.

Cầu Thủ Thiêm có vốn đầu tư 1.450 tỉ đồng, thông xe từ đầu năm 2008 đến nay vẫn chưa thể cho xe tải, container đi qua vì chưa hoàn thành mạng lưới đường kết nối - ảnh: Diệp Đức Minh
Xây mới 1 triệu m2 đường
Cụ thể, trong năm nay TP sẽ xây mới thêm 1 triệu m2 đường, khởi công nhiều cây cầu, trong đó đặc biệt tập trung hoàn thiện các trục giao thông hướng tâm, khai thông các tuyến cửa ngõ.
Ở cửa ngõ đông bắc, TP sẽ mở nút thắt "cổ chai" tại cầu Sài Gòn bằng cách khởi công dự án cầu Sài Gòn 2 dự kiến vào tháng 4. Đây là một trong những dự án huy động vốn tư nhân, do Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) làm chủ đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), tổng đầu tư hơn 1.200 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành sau 22 tháng.
Một dự án đóng vai trò chiến lược là tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) cũng sẽ khởi công hạng mục chính trong năm nay. Thực tế dự án này đã khởi công hạng mục phụ (depot bảo dưỡng, tường rào bảo vệ) từ năm 2008, song do vướng mặt bằng nên vẫn chưa thể tiến hành xây dựng hạng mục chính. Tuyến metro này được kỳ vọng tạo cú hích cho giao thông công cộng TP.HCM, dự kiến khi đi vào hoạt động trong giai đoạn 2014 - 2020.
Cũng trong năm nay, dự án cầu đường Bình Triệu 2 dự kiến tái khởi động sau hơn 10 năm đình trệ nhằm giải quyết giao thông trên trục QL13. Cầu Thủ Thiêm 2 kết nối trung tâm TP và khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai cũng khởi công trong năm nay với tổng đầu tư khoảng 1.600 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, TP tập trung vốn thi công và hoàn thành các công trình trọng điểm như liên tỉnh lộ 25B, cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội, mở rộng tỉnh lộ 10 và xây dựng tỉnh lộ 10B, đường Bến Vân Đồn, đường Nguyễn Thị Thập, cầu Suối Cái, cầu Rạch Tra, cầu kinh Thanh Đa, cầu Đỏ... Hai trục cửa ngõ là xa lộ Hà Nội và đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài cũng dự kiến đưa vào sử dụng một phần.
TP phối hợp Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, khởi công đường cao tốc liên vùng phía nam, mở rộng QL50 và đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường nối Tân Tạo - Chợ Đệm (của đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương)...
Sử dụng vốn còn thiếu hiệu quả

Ưu tiên vốn cho các công trình quan trọng
Năm 2012, TP.HCM sẽ tập trung bố trí đủ vốn đầu tư các dự án để khép kín đường Vành đai 2 và hoàn thiện các đường giao thông hướng tâm, các công trình trọng điểm và các nút giao thông quan trọng.
Năm nay cũng sẽ tập trung thi công và hoàn thành các công trình như: đường Vành đai phía đông đoạn từ liên tỉnh lộ 25B đến cầu Rạch Chiếc; liên tỉnh lộ 25B; cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội; tỉnh lộ 10; tỉnh lộ 10B; đường Bến Vân Đồn; cầu Suối Cái; cầu Rạch Tra; cải tạo bờ bắc và bờ nam dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh; đường Nguyễn Thị Thập... Đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa từng phần hoàn thành đi vào khai thác tại các dự án: cầu kinh Thanh Đa; cầu Đỏ; xa lộ Hà Nội; đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài...
M.Vọng
Sở GTVT thừa nhận một số công trình triển khai còn chậm, đặc biệt là các công trình trọng điểm. Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP, tại buổi lễ thông xe cầu Phú Long mới đây cũng đã lưu ý vấn đề này. Theo ông Tín, cầu Phú Long xây dựng trong 3 năm là hơi chậm, yêu cầu Sở GTVT rút kinh nghiệm để đẩy nhanh công tác thi công. Nhưng ngành giao thông cũng có "lý do chính đáng" là do vướng giải tỏa và thiếu vốn đầu tư. Cụ thể các công trình như xa lộ Hà Nội, đoạn đường nối từ đại lộ Đông Tây phía Q.2 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... đều đang phải chờ mặt bằng để thi công.
Thạc sĩ Phạm Sanh, Đại học GTVT TP.HCM, cho rằng để tăng vốn cho giao thông, TP cần tích cực huy động vốn tư nhân thông qua các hình thức BT, BOT, PPP. Mặt khác, trong điều kiện vốn còn hạn chế, ngành giao thông càng phải biết quý đồng tiền, sử dụng vốn thật hiệu quả. Trước khi đầu tư dự án, phải đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi, cấp thiết, dự án nào cần thì đầu tư trước, chưa cần thì làm sau, không nên rót vốn tràn lan, dàn trải.
Thực tế, thời gian qua cho thấy nhiều công trình giao thông đầu tư hàng nghìn tỉ đồng song vẫn chưa phát huy hiệu quả. Chẳng hạn, cầu Thủ Thiêm vốn đầu tư lên đến 1.450 tỉ đồng, thông xe từ đầu năm 2008 đến nay vẫn chưa thể cho xe tải, container đi qua vì chưa hoàn thành mạng lưới đường kết nối.
Cầu Phú Mỹ cũng được kỳ vọng rất nhiều trong việc giải tỏa giao thông và chia tải cho cầu Sài Gòn, nhưng từ khi thông xe năm 2009 và nhất là sau khi tiến hành thu phí đầu 2010, lượng xe qua cầu ngày càng thưa thớt.
Mới đây, Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra và cũng phát hiện hàng loạt thiếu sót trong công tác quản lý tại công trình cầu đường Nguyễn Văn Cừ, làm đội vốn và chi sai khoảng 3 tỉ đồng.
Rất nhiều dự án khác do chậm trễ đã khiến vốn đầu tư bị đội lên cao như Vệ sinh môi trường, Cải thiện môi trường nước, đại lộ Đông Tây, cầu Hoàng Hoa Thám...
Mai Vọng - Tuấn Đạt



Thợ mổ đóng dấu thú y

Một tuần sau loạt bài Kinh hoàng heo siêu nạc, PV Thanh Niên thâm nhập một số lò mổ trên địa bàn Đồng Nai và dễ dàng nhận ra những con heo "mông, vai căng tròn" siêu nạc quen thuộc. Từ đây, heo siêu nạc được "hóa thân" thành những miếng thịt ngon lành, tỏa về các chợ lớn nhỏ.
Thợ mổ đang "kiểm dịch" thay cán bộ thú y - Ảnh Hoài Nam
Ngay sau khi Thanh Niên phản ánh tình trạng người nuôi heo ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ sử dụng "thần dược" làm cho heo tăng trưởng "mông, vai căng tròn", tăng nạc giảm mỡ đánh lừa người tiêu dùng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đã lấy mẫu thịt ở các chợ để kiểm tra. Kết quả 6/6 mẫu đều có nhiễm chất Salbutamol và Clenbutarol gây nguy hại tới sức khỏe con người. Thực tế đó đã cho thấy còn "nhiều vấn đề" đang nằm ở khâu kiểm dịch.
Heo bẩn từ lò mổ

Tụi tôi là thợ kiêm kiểm dịch luôn cho nhanh chứ mấy ổng tới cho có mặt, chứ kiểm dịch làm gì cho mất công...

 Một thợ mổ heo tại Đồng Nai

Trong 3 đêm (bắt đầu từ 1 giờ cho tới 5 giờ sáng), tại trạm kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm của Công ty TNHH thực phẩm Rạng Đông (nằm gần ngã tư sát với đường tàu lửa bắc - nam, TP.Biên Hòa), PV Thanh Niên chứng kiến những chú heo mông, vai căng tròn bị kẹp điện vào ngang lưng để giết, sau đó được quẳng vào bể nước sôi rồi chuyển qua công đoạn cạo lông, mổ bụng, moi lòng...
Đến công đoạn của mình, các "thợ pha" pha thành từng mảng đùi, mông, vai… trên nền gạch xám xịt, nước nhơm nhớp. Và cứ thế, từng mảng thịt nằm la liệt trên nền xi măng chờ những lái buôn đến lấy mang đi bằng đủ các phương tiện: xe gắn máy, ba gác, ô tô... đưa về các chợ giao cho những người buôn bán lẻ.
Nếu chỉ nhìn dấu thú y màu xanh còn chưa ráo mực trên những tảng thịt nóng hổi, hẳn người tiêu dùng sẽ rất yên tâm bởi luôn tin rằng đã có cán bộ kiểm dịch xem qua trước. Nhưng nếu có mặt và tận mắt chứng kiến cách "kiểm dịch" tại lò mổ thì thật đáng sợ. Cụ thể, mặc dù có sự hiện diện của một cán bộ thú y ngay tại lò mổ (cán bộ này thỉnh thoảng đi qua đi lại trong lò mổ), ngay sau khi chú heo đến công đoạn cạo lông, tay thợ cạo lông xong tự động lấy ca mực, trong đó có một con lăn (con lăn thay dấu kiểm dịch của thú y), rồi thản nhiên lăn hai đường mực ở hai bên sườn con heo, vậy là xong quy trình kiểm dịch. Ngay sau đó, những con heo này được pha thành từng mảng và lái buôn quẳng lên xe chở đi ngay. Cứ vậy, hết con heo này đến con heo khác được "kiểm dịch" theo quy trình như thế.
Sau hai đêm 3 và 4.3 chứng kiến, PV Thanh Niên hỏi tay thợ "kiêm kiểm dịch viên" thì được trả lời: "Tụi tôi là thợ kiêm kiểm dịch luôn cho nhanh chứ mấy ổng (ý nói cán bộ thú y - PV) tới cho có mặt, chứ kiểm dịch làm gì cho mất công…".
Lò mổ chui và những "lái thịt luộc"
Sáng sớm 4.3, PV Thanh Niên thâm nhập một lò mổ không có bảng hiệu nằm sâu trong khu dân cư thuộc KP.3, P.Long Bình, TP.Biên Hòa (Đồng Nai).
Sau khi qua cánh cổng sắt lớn, bên trong là một lò mổ khá rộng. Theo các lái buôn, lò mổ này có tên H.M, chuyên mua những con heo bệnh, heo bị chết trên đường vận chuyển và heo nái để mổ bán cho những lái buôn ham rẻ. Mặc dù quy mô lớn, nhưng không phải ngày nào lò H.M cũng hoạt động, bởi còn phụ thuộc việc có mua heo được hay không. Ngày nào lò hoạt động thì cứ khoảng 3 giờ cho tới sáng là cảnh lái heo đến lấy thịt bằng xe gắn máy rất tấp nập. Có những hôm tới chiều vẫn còn khách. Không chỉ lái buôn ở Biên Hòa mà cả ở TP.HCM cũng thường xuống lò mổ H.M lấy hàng về bán ở chợ chiều cho công nhân.
Vì là lò mổ "chui" nên suốt hai buổi tiếp cận, chúng tôi không hề thấy bóng dáng cán bộ thú y. Những giỏ thịt heo được các lái buôn chở đi hoàn toàn không có dấu kiểm dịch.
Anh S., lái heo 15 năm nay ở lò mổ H.M, tiết lộ thịt heo mà S. lấy về từ lò mổ này anh đều luộc lên rồi mới mang bán cho công nhân ở chợ "cóc" khu công nghiệp Biên Hòa 2. Theo lời S., 15 năm nay chưa bao giờ thấy lò mổ H.M mổ heo "sạch".
Thịt heo nạc tận da, đỏ tươi rất bắt mắt được để trên nền xi măng
Thịt heo đã chuyển màu và có mùi của một lái heo lấy của lò H.M
Điều tra của Hoài Nam



“Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc”

“Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc”

Đăng vào ngày 04/03/2012 @12:35 Chiều


Kinh gửi: Qúy báo,
Chúng tôi đại diện cho tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng ở các địa phương trên toàn quốc, xin chuyển đến quý báo nhờ đăng tải giúp Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc.
Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của quý báo.
Xin chân trọng cảm ơn.
Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng