THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 December 2010

Rượu 'dỏm' Trung Quốc có hóa chất độc

Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc cho biết các nhà máy rượu vang tại quận Changli, Hà Bắc, thêm nước đường, phẩm màu và các chất nhân tạo rồi đóng mác những hãng rượu nổi tiếng trước khi tung ra thị trường.Trung Quốc vừa còng tay 6 người, đóng cửa hàng loạt nhà máy và thu nhiều chai rượu sau khi phát hiện nhiều hóa chất trong loại đồ uống này.

Thượng Hải ngừng bán cam nhuộm phẩm độc

Xinhua cho biết giới chức tỉnh Hà Bắc yêu cầu gần 30 nhà máy rượu đóng cửa và phong tỏa tài khoản của các cơ sở này với tổng số tiền gần 430.000 USD. Quận Changli sản xuất khoảng một phần ba lượng rượu nội địa ở Trung Quốc.

Vụ việc diễn ra vào thời điểm tết nguyên đán đang đến gần. Đây là thời gian mà lượng rượu tiêu thụ tăng đáng kể trong năm.

Huang Weidong, chuyên gia hàng đầu về rượu của Trung Quốc, cho biết những chất phụ gia kia có thể gây những biến chứng bất thường về tim và đau đầu, thậm chí gây ung thư.

Phát ngôn viên chuỗi cửa hàng Wal-Mart tại Bắc Kinh Zhang Tao cho biết họ rất lo ngại và đã bỏ tất cả những chai rượu đáng ngờ khỏi kệ hàng để đảm bảo an toàn.

Trung Quốc đang chịu sức ép ngày càng tăng của dân chúng cũng như nước ngoài nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và dược phẩm. Năm 2008, ít nhất 6 đứa trẻ thiệt mạng và khoảng 300.000 bé bị ốm sau khi dùng sữa bột có chứa melamine, loại chất độc được cho vào sữa để tăng độ đạm.

Ngọc Sơn


Chi ngân sách cho tiểu học: Mỗi nơi một kiểu

(LĐO) – Mặc dù 72% chi tiêu công bậc tiểu học đã tới các trường, nhưng thực tế cho thấy, sự phân bổ nguồn ngân sách này không đồng đều giữa các địa phương, hao hụt dần qua các khâu trung chuyển.

Chi ngân sách cho tiểu học còn nhiều bất cập (ảnh minh họa).
Chi ngân sách cho tiểu học còn nhiều bất cập (ảnh minh họa).

Chi phí trong sổ sách cao hơn thực tế

Theo bản "Khảo sát chi tiêu công dành cho giáo dục tiểu học ở Việt Nam" do Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, Công ty tư vấn Mê kông Việt Nam, Tập đoàn tư vấn Nordic Na Uy thực hiện cho thấy, 72% chi tiêu công bậc tiểu học đã tới các trường. Thế nhưng, mỗi địa phương có cách phân bổ khác nhau, tỉ lệ chênh lệch khá nhiều, không những thế từ tỉnh xuống huyện, xuống trường đều có những hao hụt đáng kể. Bản khảo sát chỉ rõ, tại tỉnh Đồng Nai, ở cấp huyện, trung bình mỗi học sinh được 1.486.012 đồng/năm nhưng đến cấp trường còn là 1.036.818 đồng/năm. Ở tỉnh Lào Cai, mỗi học sinh cấp huyện là 2.706.993 đồng/năm nhưng khi xuống đến cấp trường chỉ còn 2.253.212 đồng/năm. Tính trung bình hiện nay, chi tiêu ngân sách nhà nước dành cho học sinh tiểu học cấp huyện là 1.994.397 đồng/học sinh/năm nhưng khi về đến cấp trường chỉ còn 1.606.076 đồng/học  sinh/năm.

Trong một khảo sát khác được tiến hành năm 2008 tại 89 trường tiểu học thuộc 6 tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Phòng, Lào Cai và Quảng Ngãi, các chuyên gia phát hiện ra nhiều địa phương sử dụng kinh phí này một cách tùy tiện. Có phòng giáo dục huyện quản lý tài khoản và kinh phí cho các trường tiểu học, cả việc trả lương giáo viên. Kiểm tra tại các trường thì số lượng giáo viên nhận lương ít hơn giáo viên theo bảng lương tại phòng. Tại một huyện khác, chi phí mua văn phòng phẩm cho phòng được phân bổ vào chi tiêu cho các trường... Các chuyên gia nhận định, những trường hợp này là nguyên nhân khiến cho chi phí của các trường trong sổ sách thường cao hơn chi tiêu thực tế. Các chuyên gia cũng phát hiện ở cấp tỉnh, huyện chi phí cho cán bộ quản lý được tính vào chi phí nhân sự ở cấp trường. Đây là việc làm tùy tiện và là nguyên nhân khiến cho chi phí giáo dục tiểu học tăng cao.

Quá nhiều khoản đóng góp

Tại các trường ở đô thị, 30%-60% nguồn thu của trường là từ các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh với nhiều tên gọi như hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, quỹ khuyến học, quỹ tài năng, tiền nước uống, chất đốt... Cá biệt, có trường số phí và các khoản đóng góp lên tới 15 loại.

Các khoản phí do cha mẹ học sinh đóng góp cũng chệnh lệch giữa các địa phương. Hiện nay, phí theo quy định ở nông thôn khoảng 5.000 -50.000đồng/học sinh, khu vực thành thị 28.000 – 70.000 đồng/học sinh, còn các trường ở miền núi không thu phí. Tuy nhiên, với việc thu phí dưới hình thứ tự nguyện đóng góp khiến đầu năm đã khiến các bậc phu huynh phải đóng khá nhiều khoản. Việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất có mức cơ bản từ 70.000 – 180.000 đồng/học sinh, nhưng nhiều trường thu 270.000 - 600.000 đồng/học sinh.

Bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GDĐT khẳng định, Bộ rất quan tâm đến các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước, ngay từ đầu năm học, Bộ đã có 2 công văn chỉ đạo về vấn đề này, đề nghị các trường phải công khai từ nguồn ngân sách được cấp, chi tiêu cho những nội dung gì, thu của phụ huynh bao nhiêu và chi vào đâu? Thời gian qua, Bộ GDĐT đã đi kiểm tra 11 tỉnh và kịp thời chấn chỉnh những địa phương có biểu hiện chưa tốt.

Nguyên Minh

Công viên Hòa Bình vừa khánh thành đã hỏng

(LĐO) – Công viên Hòa Bình (xã Xuân Đỉnh – Từ Liêm) khánh thành ngày 8.10 đúng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến nay, sau đúng một tuần, nhiều điểm trong công viên đã bị hư hỏng.

Người dân đi dạo trong công viên phản ánh, công viên hiện chưa có bãi gửi xe nên tình trạng xe đạp, xe máy đi lại tự do trong công viên diễn ra nhiều ngày nay. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều đoạn bậc thang bị vỡ vụn.

Các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, thùng đựng rác cũng chưa được trang bị gây nên tình trạng nhếch nhác trong công viên. Rác thải vứt đầy trên các lối đi bốc mùi khó chịu.

Được biết, công viên Hòa Bình do Tổng Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng Đô thị (UDIC) trực thuộc UBND TP. Hà Nội khởi công xây dựng từ ngày 24.2.2009. Sau khi khánh thành, công trình được bàn giao cho Công ty TNHH Vườn thú Hà Nội quản lý.

Công trình này được coi là biểu tượng cho thành phố Hà Nội vì hòa bình. Tuy nhiên, tình trạng quản lý lỏng lẻo khiến công viên Hòa Bình vừa khánh thành đã nhếch nhác.

Hình ảnh PV Laodong.com.vn ghi lại ngày 15.10 tại công viên Hòa Bình:

Công viên Hòa Bình mới đi vào hoạt động đã ngập rác trên các lối đi.
Công viên Hòa Bình mới đi vào hoạt động đã ngập rác trên các lối đi.

Nhiều bậc lên xuống đã vỡ vụn…
Nhiều bậc lên xuống đã vỡ vụn…

Các phương tiện xe đạp, xe máy đi lại tự do trong công viên do không có người quản lý.
Các phương tiện xe đạp, xe máy đi lại tự do trong công viên do không có người quản lý.
Rào chắn bê tông đã bị phá cho xe lao lên.
Rào chắn bê tông đã bị phá cho xe lao lên.
Đoạn trước cổng phía Nam bị đào bới lồi lõm.
Đoạn trước cổng phía Nam bị đào bới lồi lõm.

D.Hải

Lem nhem công trình mừng Đại lễ

(LĐO) – Khánh thành đúng dịp Đại lễ (8.10), đến nay chưa đầy một tháng nhưng đường Lê Văn Lương kéo dài đã trở nên lem nhem hệt một bãi công trường.

Rất nhiều hạng mục của công trình như vỉa hè, đèn chiếu sáng, hố ga... vẫn nằm ngổn ngang, chưa được hoàn thành. Các đội công nhân xây dựng vẫn đang tiếp tục đào bới, sửa chữa tại nhiều địa điểm.

Người tham gia giao thông rất bức xúc trước tình trạng đất đá, cát bụi bay mù mịt dưới lòng đường. Trên suốt tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài xuất hiện nhiều hố ga sâu hoắm, không có nắp đậy gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân. Một số dịch vụ di động như trà đá, mũ bảo hiểm giá "bèo"... đã bắt đầu lấy con đường này làm địa bàn hoạt động.

Được đầu tư xây dựng và là công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, đường Lê Văn Lương kéo dài sẽ góp phần giảm tải ùn tắc  cho nút giao thông Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, với hiện trạng này, nhiều người lo ngại không biết đến khi nào con đường này mới thực sự phát huy hiệu quả.

Đại lễ nghìn năm mới trôi qua được hơn chục ngày nhưng ít nhất đã có hai công trình mừng Đại lễ (Công viên Hòa Bình và đường Lê Văn Lương kéo dài) bị hư hỏng, xuống cấp hoặc đang trong tình trạng ngổn ngang. Điều này cho thấy, dường như các chủ đầu tư đã quá coi trọng việc chạy theo tiến độ mà quên đi chất lượng công trình?!

Vỉa hè đường Lê Văn Lương kéo dài vẫn ngổn ngang.
Vỉa hè đường Lê Văn Lương kéo dài vẫn ngổn ngang.
Thang tre chông chênh được dùng làm... cột điện.
Thang tre chông chênh được dùng làm... cột điện.

Gạch, đất đá tràn xuống đường dài hàng cây số....
Gạch, đất đá tràn xuống đường dài hàng cây số....
Giống như một bãi công trường.
Giống như một bãi công trường.
Nhiều hố ga không nắp nguy hiểm cho việc đi lại.
Nhiều hố ga không nắp nguy hiểm cho việc đi lại.
Đèn chiếu sáng nằm chỏng chơ.
Đèn chiếu sáng nằm chỏng chơ.

D.Hải

Vỉa hè Hà Nội lại bị xới tung sau đại lễ

(LĐ) - Chỉ trong một thời gian ngắn sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân về tình trạng các đơn vị thực hiện đào xới cải tạo nhiều tuyến vỉa hè, gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh của cả khu phố.

Cá biệt có tuyến đường được khởi công từ trước đại lễ đến nay vẫn ngổn ngang.

Cũ chưa hỏng, mới đã thay

Tuyến phố Nguyễn Thái Học (Hà Nội) như một đại công trình đang dở dang. Từ ngã ba Lý Văn Phúc - Lê Trực – Nguyễn Thái Học, dự án cải tạo vỉa hè đã được khởi công từ trước dịp đại lễ 1.000 Thăng Long – Hà Nội. Người dân khu vực này còn nhớ rất rõ, từ tháng 8.2010, đơn vị thi công bắt đầu cạy toàn bộ gạch cũ lên, rải cát và lát loại gạch mới. Nếu như trước đây, đoạn đường này được lát gạch hình chữ nhật với kích thước 10 x 20cm, có đường viền uốn lượn, thì nay toàn bộ được lát gạch bát giác đỏ kết hợp với gạch vuông 10 x 10cm màu vàng. Mặc dù được khởi công từ rất lâu, nhưng kể cả trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, người dân khu vực này vẫn phải trải bìa carton, xếp gạch tạm để đi vào nhà.

Tuy nhiên đến ngày 30.11, công trình này vẫn rất ngổn ngang. Bà Dương Kim Dung - Tổ trưởng tổ dân phố 62, cụm 6 phường Điện Biên - cho biết: "Đơn vị thi công làm thiếu trách nhiệm. Họ cạy hết gạch cũ lên, đã gần 4 tháng mà lát vẫn không xong gạch mới. Việc thiếu trách nhiệm của đơn vị xây dựng làm khổ người dân trong việc đi lại, sinh hoạt. Không biết đến bao giờ công trình này mới hoàn thành?".

Bức xúc về tình trạng thi công thiếu khảo sát của đơn vị xây dựng, bà Đào Thị Hợi – 95 Nguyễn Thái Học - phản ánh: "Tôi thấy tốn quá nhiều tiền của của Nhà nước, đơn vị thi công làm đường không khảo sát thực tế hay sao mà để tình trạng vỉa hè còn cao hơn cả ngõ, nhà của dân. Nếu trời mưa thì nước đổ hết vào nhà dân. Quá bức xúc, tôi đã lên tận trụ sở của đơn vị xây dựng để phản ánh, họ hứa sẽ giải quyết, nhưng công nhân đến ngày hôm nay vẫn thi công bình thường".

Theo một số người dân kiểm tra thực tế công nhân thi công đều cho rằng, loại gạch mới theo phương pháp lát mới là chỉ trải cát vàng, không có ximăng như cách lát cổ truyền, nên tuổi thọ của công trình chắc chắn sẽ kết thúc sau mỗi trận mưa. Thay vì phải nén cát chặt, phun nước để cát ngấm nước, tránh tình trạng lún, thì công nhân lát gạch trực tiếp xuống nền cát, vì vậy tình trạng xô gạch bắt đầu diễn ra mặc dù công trình chưa được hoàn thành. Bà Đào Thị Hợi – 95 Nguyễn Thái Học - nói hóm hỉnh: "Gạch mới giống như cô gái trang điểm đẹp, khi gặp trời mưa thì chắc chỉ còn trơ gạch ra, không thấy cát đâu. Trong khi đó, gạch cũ còn rất tốt tại sao không tiếp tục sử dụng, chỗ nào hỏng thì ta sửa chữa. Như vậy sẽ đỡ tốn kém tiền của Nhà nước".

Vỉa hè trên tuyến phố Nguyễn Thái Học đang bị xới tung.     Ảnh: X.L
Vỉa hè trên tuyến phố Nguyễn Thái Học đang bị xới tung. Ảnh: X.L

Vừa xây xong lại đào lên làm lại

Một trong những tuyến đường đang được thi công hiện nay là phố Trần Hưng Đạo. Đã từ một tháng nay, toàn bộ hè đường tuyến từ đầu Bệnh viện Quân y 108 đến ngã tư Trần Hưng Đạo – Phan Chu Trinh được cải tạo. Những tưởng cải tạo vỉa hè người dân ở đây sẽ vui mừng, nhưng thực chất thì ngược lại. Rất nhiều phiền hà phát sinh kèm theo công trình dang dở này. Chị Nguyễn Thị Hà - trú tại 15 Trần Hưng Đạo - cho biết: "Tình trạng đào bới vỉa hè diễn ra thường xuyên, vừa làm xong lại đào lên làm lại vì hạ ngầm 3 hệ thống đường dây.

Người dân đi lại đã khổ, nhưng đơn vị thi công làm việc vứt bừa bãi, ngổn ngang vật liệu xây dựng mỗi nơi một ít". Ông Trần Văn Tuấn - Tổ trưởng tổ dân phố 17, phường Trần Hưng Đạo - cho biết: "Việc cải tạo vỉa hè là cần thiết, nhưng làm đến đâu phải gọn đến đó. Công trình kéo dài cả tuyến phố, đơn vị xây dựng nên làm từng đoạn đường, đừng lật tung đường cũ rồi để đó mãi vẫn không thi công xong".

Ngoài việc đi lại khó khăn, nhiều nhà dân còn phản ánh tình trạng thi công thiếu trách nhiệm của đơn vị thực hiện dự án. Đó là tình trạng thi công vỉa hè làm hỏng hệ thống cấp, thoát nước của đơn vị khác, dẫn tới tình trạng nơi làm, nơi sửa.

Xuân Long – Hà Anh

Hồ chào mừng Đại lễ vừa làm xong đã hỏng

(LĐO) - Theo Cty Thoát nước Hà Nội, đến nay có 5 hồ được cải tạo, chỉnh trang theo phương thức xã hội hóa đã hoàn thành và được gắn biển công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Thế nhưng, một số hồ đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều bạn đọc đã phản ánh, tại một số hồ  xuất hiện tình trạng công trình vừa hoàn thành và gắn biển xong đã bị hư hỏng. Cụ thể tại hồ Vục vừa mới cải tạo xong đã xuất hiện tình trạng kè hồ bị sạt lở,  trôi xuống lòng hồ một đoạn dài hơn 5m, trơ đất nền.

Gạch vừa lát đã bong tróc tại hồ Vục.
Gạch vừa lát đã bong tróc tại hồ Vục.

Trong ngày 8.12, ghi nhận của PV cho thấy, phản ánh của người dân là  chính xác.  Công trình cải tạo môi trường hồ Vục trên địa bàn phường Long Biên, quận Long Biên là dự án đầu tiên trong giai đoạn I của Đề án cải tạo môi trường các hồ quận, nội thành. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 20 tỉ đồng, toàn bộ kinh phí do Cty cổ phần Him Lam đầu tư theo phương thức xã hội hóa. Công trình gồm  hạng mục, nạo vét lòng hồ, xây dựng kè hồ, đường dạo quanh hồ… Một người dân cho biết, chỉ ít ngày sau khi công trình hoàn thành đã xảy ra tình trạng sạt trượt kè hồ.

Và kè bị sạt rơi xuống lòng hồ
Và kè bị sạt rơi xuống lòng hồ

Qua quan sát, đoạn kè này đã bị trượt sạt từ lâu nên hiện cỏ đã mọc lút. Tại bậc lên xuống từ đường đê để vào đường dạo quanh hồ, sau hơn 1 tháng khánh thành nhưng vẫn trơ gạch chưa được chát vữa. Nhiều đoạn bậc đã bị bong tróc, gạch  vỡ làm mất gây mất mỹ quan đô thị.

Ngoài ra, do không có ai bảo vệ, làm kiểu khánh thành cho xong nên  khu vực này là nơi các đối tượng thiếu ý thức phòng uế gây ô nhiễm môi trường.

Tại dự án cải tạo hồ Vả trên địa bàn quận Tây Hồ (đoạn trước khách sạn Thắng Lợi) thì lại xuất hiện tình trạng chạy theo thành tích. Cụ thể, công trình này đã được gắn biển là công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng đến thời điểm này vẫn còn ngổn ngang gạch, đất, phế thải xây dựng. Ngay sau tấm biển công trình gắn biển chào mừng Đại lễ thay vì làm thảm cỏ thì đến thời điểm này, chủ đầu tư là liên danh Tổng Cty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và Cty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long vẫn để ngổn ngang đất,  cát và phế thải xây dựng.

Các hạng mục tại hồ Vả vẫn dang dở
Các hạng mục tại hồ Vả vẫn dang dở

Có thể nói việc các đơn vị tự bỏ tiền để cải tạo hồ làm đẹp cho TP là việc làm thiết thực và ý nghĩa, nhưng nếu chỉ chạy theo tiến độ, thành tích để rồi công trình vừa làm xong đã hỏng. Hoặc làm chưa xong nhưng vì là công trình chào mừng Đại lễ nên nhiều đơn vị thi công đã che đậy tạm là điều không thể chấp nhận. Đề nghị UBND TP kiểm tra toàn diện các công trình cải tạo hồ trên địa bàn TP theo phương thức xã hội hóa để sớm chấn chỉnh.

Quang Hiệu

Nhếch nhác ở vườn hoa Lý Tự Trọng

Thứ Ba, 28.12.2010 | 09:53 (GMT + 7)

(LĐ) - Nhiều tháng qua, tại vườn hoa Lý Tự Trọng bên đường Thanh Niên - Thụy Khuê - đoạn thuộc phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) - có khá nhiều rác thải, hố ga mất nắp, ghế đá thành nơi phơi quần áo, nơi tập kết phế thải, hàng quán rất lộn xộn. Tình trạng này đã tồn tại khá lâu, nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý (ảnh chụp ngày 24.12).

Sông Mã

Nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang thoát vòng lao lý !

Thứ Hai, 27.12.2010 | 18:07 (GMT + 7)

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa hoàn tất kết luận điều tra (lần hai) vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò. 16 cá nhân trong bản "danh sách đen" được cho là không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự.

Nguyên Chủ tịch tỉnh bị tố mua dâm như thế nào?

Liên quan đến bản "danh sách đen" mà hai bị cáo học trò Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai ra trong phiên xử phúc thẩm ngày 27-1-2010, kết luận điều tra nêu rõ: Các bị cáo đã khai ra 16 cá nhân liên quan đến đường dây mua dâm học trò do Sầm Đức Xương cầm đầu. Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, điều tra đối với từng trường hợp.

Sầm Đức Xương bị dẫn giải tới phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1/2010.
Sầm Đức Xương bị dẫn giải tới phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1/2010.

Theo đó, đối với ông Nguyễn Trường Tô - (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang), Nguyễn Thị Thanh Thúy khai: "Tháng 1-2009, thầy Xương gọi điện cho tôi nói: "Lát nữa có một chị bạn của thầy gọi điện cho em đấy, em cứ đi theo chị ấy!". Một lúc sau, tôi thấy có người phụ nữ gọi điện nói ra khỏi nhà, có ô tô đón. Đi bộ theo Quốc lộ 2 được một đoạn thì thấy một xe ô tô dừng lại đón tôi lên xe, trong xe có một phụ nữ (tôi không biết tên).

Lái xe đã đưa tôi đến khách sạn Hương Trà (ở Vị Xuyên). Khi đến sân khách sạn có mấy người, trong đó có anh Sang làm Huyện đoàn Vị Xuyên. Anh Sang nói với tôi: "Vào đi nhanh lên!". Người phụ nữ đưa tôi vào phòng 102, ông Tô đang ở trong phòng và bảo tôi cởi quần áo lên giường quan hệ tình dục. Sau đó, ông Tô đưa cho tôi 500.000 đồng rồi ra về".

Còn Nguyễn Thị Hằng khai: "Tháng 8-2009, ông Tô gọi điện rủ tôi xuống huyện Bắc Quang chơi. Ông Tô đón tôi ở cầu Xi măng, km 32 Quốc lộ 2 (Hà Giang – Tuyên Quang) rồi đưa đến một phòng của khách sạn Vĩnh Hà (ở thị trấn Việt Quang). Ông Tô và tôi quan hệ tình dục, sau đó ông đã đưa cho tôi một triệu đồng".

Liên quan đến một lãnh đạo ngân hàng ở Hà Giang, các bị can học trò cũng khai: "Tháng 10-2008, Sầm Đức Xương gọi điện bảo Hằng đón N.T.P và Nguyễn Thị Thanh Thúy xuống nhà nghỉ Thùy Linh (ở Tân Quang, Bắc Quang) để bán dâm cho hai người bạn của Xương. Hằng đã đi xe máy xuống đón N.T.P và Thúy. Hằng vào nói chuyện với lãnh đạo ngân hàng này, còn Thúy vào nói chuyện với người lái xe. N.T.P vào phòng gặp Xương, bị y đặt vấn đề mua dâm nhưng không được đồng ý.

Dù vậy, Xương vẫn đưa cho N.T.P số tiền 2,5 triệu đồng". Hằng còn cho biết, sau lần gặp vị lãnh đạo ngân hàng Hà Giang ở khách sạn Thùy Linh, Hằng đã tự lên khách sạn Hoàng Anh (Hà Giang) thuê phòng rồi hẹn vị này đến quan hệ tình dục. Thúy cũng cho biết, lần "quan hệ" với vị lãnh đạo ngân hàng này ở khách sạn Quế Lâm (huyện Vị Xuyên), Thúy đã được cho 2,8 triệu đồng.

Không đủ bằng chứng (?)

Vụ án Sầm Đức Xương - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, mua dâm học trò được phát hiện vào đầu tháng 9-2009. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương bị khởi tố về hành vi mua dâm trẻ vị thành niên.

Hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy bị khởi tố về hành vi môi giới mại dâm. Quá trình điều tra, đã làm rõ hàng chục học sinh cấp 2, cấp 3 là nạn nhân trong đường dây mua dâm học trò này.

Kết luận điều tra cũng cho hay, ngoài ông Nguyễn Trường Tô, nhiều cá nhân khác bị tố cáo có hành vi mua dâm là những cán bộ đang công tác tại các cơ quan của tỉnh Hà Giang. Trong đó, có một cán bộ ở phòng Tổ chức Công an tỉnh Hà Giang; ông Lê Minh T. - cán bộ hải quan cửa khẩu Thanh Thủy… Những cá nhân này cũng bị tố cáo đã mua dâm nhiều lần đối với Hằng, Thúy và các nữ sinh khác.

Sau khi có đơn tố cáo các quan chức mua dâm, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo của Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy. Cơ quan điều tra đã làm rõ các lời khai của Hằng, Thúy, lời khai của các đối tượng liên quan, lời khai của người bị tố cáo, lời khai của các nhân chứng và kết quả đối chất, nhận dạng…

Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra trong một thời gian dài, gia hạn điều tra tới ba lần. Cuối cùng cơ quan điều tra đã kết luận: Không đủ chứng cứ để chứng minh 16 cá nhân bị tố cáo mua dâm đã có hành vi mua dâm người chưa thành niên.

Do đó, không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng. Kết luận điều tra cũng cho hay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đã có công văn kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng trên theo quy định.

Tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi: Khi đã kết luận không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng bị tố cáo mua dâm về hành vi gì?

Theo Dân Việt

Cách chức Trưởng công an TP Biên Hòa

Thứ Ba, 28.12.2010 | 10:22 (GMT + 7)

Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai hôm qua đã thống nhất đề nghị kỷ luật hình thức cách chức Trưởng công an TP Biên Hòa đối với thượng tá Nguyễn Thành Long, nguyên Trưởng công an TP Biên Hòa vì để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình công tác.

Trước đó, ngày 16.11, Công an tỉnh Đồng Nai đã điều động thượng tá Bùi Hữu Danh - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, giữ chức vụ Trưởng công an TP Biên Hòa. Đồng thời điều thượng tá Long về công tác tại Văn phòng công an tỉnh để kiểm điểm, làm rõ những sai phạm do liên quan đến hoạt động của 2 băng nhóm giang hồ do Nguyễn Văn Long (tức Long "Thanh", ngụ KP6, P.Hố Nai) và Phạm Duy Hưng (tức Hưng "vườn điều", ngụ P.Tân Hiệp) cầm đầu đã bị triệt phá vào tháng 4.2009.

Tính đến nay, trong chuyên án này, công an tỉnh đã khởi tố, bắt giam trên 100 người do Long "Thanh" và Hưng "vườn điều" điều hành hoạt động cá độ, bảo kê vũ trường, nhà hàng, cho vay nặng lãi... Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục xem xét xử lý về mặt Đảng đối với thượng tá  Long và điều tra làm rõ hoạt  động của 2 băng nhóm giang hồ.

Theo TNO

Ngăn chặn gia vị lẩu độc hại: Ngành y tế làm không xuể

Thứ Năm, 23.12.2010 | 08:57 (GMT + 7)

(LĐ) - Việc vào cuộc ngăn chặn gia vị gây bệnh của các cơ quan chức năng là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ mình ngành y tế thì không thể kham nổi.

   Gia vị lẩu Tứ Xuyên chứa chất gây ung thư 
   Bày bán tràn lan các loại gia vị lẩu 
   Phản ứng với gia vị lẩu: Người thận trọng, kẻ... mặc kệ 

Sáng 21.12, đoàn thanh tra của Cục ATVSTP đã kiểm tra, lấy mẫu các loại gia vị lẩu tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm khô và các quán lẩu. Tại 7 cơ sở kinh doanh lẩu và 8 quầy tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), gia vị, sa tế lẩu có xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán, sử dụng công khai. Tại chợ Đồng Xuân, đã phát hiện 3 quầy có bày bán gia vị lẩu xuất xứ từ Trung Quốc, trên bao bì sản phẩm có dòng bút mực ghi lẩu Tứ Xuyên do chủ cơ sở tự viết. Tương tự, 4 kiốt khác có bán gia vị lẩu được ghi là lẩu gà. Các chủ kiốt cho biết, hầu hết gia vị lẩu này có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt nên chủ hàng phải tự viết. Đoàn kiểm tra đã lấy 7 mẫu gồm 5 mẫu các loại gia vị lẩu (lẩu Tứ Xuyên, lẩu gà, lẩu hải sản,...), 2 mẫu nước dùng (tại các cửa hàng kinh doanh lẩu) để gửi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP xét nghiệm.

Với mỗi gói gia vị lẩu Trung Quốc giá 7.000 đồng sẽ nấu được 4 - 5 nồi lẩu.
Với mỗi gói gia vị lẩu Trung Quốc giá 7.000 đồng sẽ nấu được 4 - 5 nồi lẩu.

Chiều 22.12, khi Cục ATVSTP trở lại chợ Đồng Xuân khảo sát thì các gia vị lẩu Trung Quốc đều đã được biến mất khỏi mặt các quầy hàng khô. Tới "phố" lẩu Phùng Hưng, đoàn đã lấy 2 mẫu nước lẩu kiểm nghiệm các chỉ tiêu về kim loại nặng, chì, thủy ngân, asen, phocmalin, NO2, phẩm màu, Rhodamine B... Kết quả kiểm nghiệm này sẽ có trong 5-7 ngày tới.

Trước đó, ngay khi các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải về việc Trung Quốc phát hiện chất có thể gây ung thư trong gia vị lẩu Tứ Xuyên, Cục ATVSTP đã chỉ đạo chi cục các địa phương, Sở Y tế Hà Nội, TPHCM và ngành y tế các tỉnh phía bắc có cửa khẩu phối hợp kiểm tra, giám sát chặt các mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt chú trọng tới mặt hàng gia vị chế biến lẩu. Cục ATVSTP cũng nhận định, việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc buôn bán thực phẩm rất khó khăn và chỉ ngành y tế thì không thể làm xuể.

Cục ATVSTP đã có công văn gửi Cục Quản lý thị trường đề nghị cục tăng cường kiểm tra các sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các loại phụ gia thực phẩm, gia vị lẩu. Cục cũng đã có công văn gửi sở y tế các địa phương thanh - kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh gia vị nấu lẩu trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các mặt hàng phụ gia thực phẩm, gia vị lẩu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác bằng tiếng Việt hoặc hết hạn sử dụng, yêu cầu tịch thu, tiêu hủy, tuyệt đối không cho lưu hành. Đối với các tỉnh biên giới, yêu cầu các chi cục ATVSTP tăng cường kiểm tra, giám sát; chủ động nắm bắt các thông tin có liên quan đến mặt hàng phụ gia thực phẩm, gia vị lẩu nhập lậu và có biện pháp xử lý kịp thời.

Quang Duy

Hiến kế bắt rùa tai đỏ ở Hồ Gươm

Thứ Năm, 23.12.2010 | 09:41 (GMT + 7)

Trước phương án dụ rùa tai đỏ ở Hồ Gươm bằng cách thả thức ăn thối rữa xuống nước, đợi chúng ra ăn rồi bắt vừa được đề xuất (TP số 356 đã thông tin), các nhà khoa học cho rằng cần phải xem xét lại.

GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam lo ngại việc dùng thức ăn thối rữa có thể ảnh hưởng đến môi trường nước hồ. Đề xuất của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Phó trưởng ban thường trực Hội Bảo tồn sinh thái TP Hà Nội cho rằng sẽ dùng một lượng thức ăn "vừa đủ", nhưng như thế nào được coi là vừa đủ khi không biết trong hồ có bao nhiêu rùa tai đỏ.

Theo GS Huỳnh, phương pháp của ông Khôi vẫn có thể áp dụng, nhưng cần nghiên cứu kỹ và phải được làm thử nghiệm. Nếu thành phố có chủ trương cho các nhà khoa học nghiên cứu, có thể tính được số rùa tai đỏ theo xác suất bằng cách theo dõi ở một vài đoạn hồ mà rùa thường lên phơi nắng, sau đó đếm số con.

GS Huỳnh cho rằng, phương pháp khả thi nhất là thủ công, cơ học, dùng lưới mắt nhỏ bắt rùa tai đỏ. Không dùng lưới mắt lớn có thể ảnh hưởng đến cụ Rùa. Khi nắng lên, rùa tai đỏ ra ăn hoặc sưởi nắng, có thể huy động nhân dân, học sinh tham gia bắt rùa. Nếu làm liên tục, có thể bắt hết rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.

GS Huỳnh cũng hiến kế, có thể bắt rùa bằng cách dụ chúng lên các bãi đẻ. Muốn vậy, phải tạo ra một vài bãi đẻ cho rùa tai đỏ ven hồ bằng cách rải một ít cát. Khu vực rải cát có thể là ở chân tháp rùa hoặc khu ven đền Ngọc Sơn, thuận lợi cho công tác thu gom rùa và trứng. Với phương pháp này, GS Huỳnh cũng đặc biệt nhấn mạnh sự vào cuộc của thành phố để đưa ra được chương trình chỉ huy, giám sát chặt chẽ. Nếu không, rất có thể bỏ sót trứng rùa.

PGS Hà Đình Đức cho biết, ông Nguyễn Ngọc Khôi cũng đã trao đổi với ông về phương pháp bắt rùa tai đỏ bằng thức ăn thối rữa. Theo PGS Đức, về nguyên lý thì phương pháp hoàn toàn thực hiện được, tuy nhiên cần làm thử nghiệm trước.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng Ban Quản lý (BQL) Hồ Gươm cho biết, trách nhiệm của BQL chỉ là bảo vệ hồ và làm theo chỉ đạo của thành phố. Ông Tuấn cũng không đưa ra đánh giá, nhận xét gì về ý tưởng thu gom rùa tai đỏ của ông Khôi mà cho rằng, các nhà khoa học, nhà chuyên môn nếu có ý tưởng trình lên thành phố. Nếu thành phố phê duyệt và giao nhiệm vụ, BQL sẽ thực hiện.

"Thời gian qua, không ghi nhận thêm trường hợp nào thả hoặc câu rùa tai đỏ ở khu vực hồ" - Ông Tuấn khẳng định.

Theo TPO

Bỏ ra ít nhất 200 triệu đồng mới được vào chợ Giát bán hàng

Thứ Năm, 23.12.2010 | 10:53 (GMT + 7)

(LĐO) - Chợ Giát (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chuẩn bị  đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hàng trăm hộ tiểu thương đang rất hoang mang vì muốn vào được chợ mới để kinh doanh phải nộp ít nhất 200 triệu đồng. Đó là số tiền rất lớn và vượt quá khả năng của  nhiều người.

Dự án tổ hợp chợ Giát do Công ty Sài Gòn Trung Đô xây dựng với mục tiêu  xây dựng chợ thành trung tâm mua bán thương mại hiện đại. Chợ được xây dựng gồm đình trung tâm 2 tầng, siêu thị mini, hệ thống ki ốt liền kề, khu chợ xanh và các công trình phụ trợ khác…

Trước cổng chợ Giát
Trước cổng chợ Giát

Cuối 2009, hàng trăm hộ tiểu thương chợ Giát đã đồng loạt nghỉ bán hàng kéo đến UBND huyện Quỳnh Lưu khiếu nại về việc chuyển đổi quản lý chợ cho doanh nghiệp tư nhân. Khi đó ông Hồ Phúc Hợp, Chủ tịch UBND huyện cam kết trước nhân dân, dù chuyển đổi chợ như thế nào đi nữa cũng phải đảm bảo quyền lợi cho các hộ tiểu thương hiện đang  bán trong chợ.

Bà Dương Thị Bường 71 tuổi đang ngồi trước quầy của mình tại chợ tạm Cầu Giát không biết bán cho ai vì BQL chợ đóng các cửa ra vào.JPG
Bà Dương Thị Bường 71 tuổi đang ngồi trước quầy của mình tại chợ tạm Cầu Giát không biết bán cho ai vì BQL chợ đóng các cửa ra vào.JPG

Vậy mà hiện nay, khi công trình xây dựng chợ sắp hoàn thành đưa vào sử dụng thì hàng trăm hộ tiểu thương chợ Giát lại đang hoang mang, lo lắng. Chị Nguyễn Thị Dung kinh doanh giày dép ở chợ Giát cho biết, chị cũng như nhiều người kinh doanh khác rất muốn vào chợ mới nhưng phải mua với giá quá cao (gần 100 triệu đồng/ 1m2). Một sạp nhỏ để bán giày dép như của chị khoảng 200 triệu đồng, gia đình chị không thể mua nổi. Chị rất lo lắng, nếu không bám vào chợ Giát để buôn bán thì không biết làm gì để đảm bảo cuộc sống! Bà Dương Thị Bường, 71 tuổi  bán hàng sắt, quê ở thị trấn Cầu Giát bức xúc: " Từ những năm chợ còn sơ khai, chúng tôi được kêu gọi vào chợ, tính đến nay đã trên 40 năm bám trụ với chợ để sinh sống. Nay quầy của tôi họ đã lấy mất. Giờ đây tuổi tôi  đã gần đất xa trời  mà họ vẫn không được ưu tiên được. Thử hỏi tôi làm gì có 200 triệu đồng mà mua quầy?". Chị Nguyễn Thị Nga bán hàng quần áo đã vay ngân hàng mua được quầy với giá 250 triệu đồng, nhưng cũng đang phải chịu gánh nặng trả tiền lãi suất hàng tháng. Theo chị cũng như nhiều người, giá quầy trong chợ là quá cao, khó chấp nhận được.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thọ, Trưởng ban quản lý chợ cũ cho biết, giá cả của mỗi quầy trong chợ đều do Công ty Sài gòn Trung Đô đưa ra. Hiện nay có khoảng 40% hộ tiểu thương cũ đã mua được mặt bằng. Chúng tôi đang động viên số còn lại mua những quầy còn lại để kinh doanh. Ngày 30.11/.010 vừa qua, chúng tôi đã mở cửa cho những hộ đã mua được quầy vào chợ để đóng sạp bán hàng.

Theo văn bản số 4063/UBND - CN về việc đầu tư xây dựng Chợ Giát, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu việc xây dựng lại Chợ Giát phải đảm bảo quyền lợi chính đáng, việc làm lâu dài cuả các hộ hiện đang kinh doanh tại chợ. Trước khi xây dựng chợ Giát, có rất nhiều công văn, thông báo về quyền lợi cho những người buôn bán lâu dài trong chợ cũ nhưng khi đã hoàn thành thì số phận của họ lại phụ thuộc vào Công ty Sài Gòn Trung Đô. Đến nay, khi chợ sắp hoàn thành thì khoảng 60% tiểu thương buôn bán trong chợ cũ rất khó khăn có thể mua được quầy để kinh doanh vì giá quá cao. Công ty Sài Gòn Trung Đô đã đẩy các hộ tiểu thương nghèo vào tình cảnh "sống chết mặc bay!".

Hà Thanh

Những “vết đen” trong giáo dục năm 2010

Thứ Năm, 23.12.2010 | 13:37 (GMT + 7)

(LĐO) – Năm 2010 cũng là năm để lại nhiều "vết đen" đáng báo động trong môi trường giáo dục  như bạo lực học đường, hành hạ trẻ mầm non…

1. Bạo lực học đường mang màu sắc xã hội đen

Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn của xã hội, tiếp tục bùng phát ở nhiều trường học và mang màu sắc xã hội đen. Không dừng ở hành hung bạn học, học sinh còn mang hung khí đến lớp uy hiếp thầy cô.

Nữ sinh đánh nhau tại Nghệ An (chụp từ clip).
Nữ sinh đánh nhau tại Nghệ An (chụp từ clip).

Năm 2010 được xem là năm "bội thực" các clip nữ sinh đánh nhau. Đặc biệt nhất là vào ngày 14.9, một clip nữ sinh ở Nghệ An bị đánh hội đồng khiến dư luận trên địa bàn hết sức phẫn nộ. Mặc dù đây không phải là lần đầu nhưng những hành động và tình tiết trong clip lại có tính chất dã man hơn hẳn những clip trước đây.

Tại Hội nghị quốc gia về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại Hà Nội hôm 24/9, từ đầu năm học đến nay, xảy ra hơn 1.500 vụ đánh nhau trong và ngoài trường học, trong đó, 7 vụ dẫn đến chết người. Theo báo cáo của các sở, từ đầu năm học đến nay, các trường tiến hành khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh.

2. Hành hạ dã man trẻ mầm non

Năm 2010 cũng ghi nhận rất nhiều vụ trẻ mầm non bị bạo hành, gây bức xúc trong xã hội. Nổi bật là ngày 17.9, bé Lê Quang Vinh (4 tuổi), ở quận Tân Phú (TP. HCM) nhập viện trong tình trạng toàn thân bầm dập, tinh thần hoảng loạn. Cô giáo lớp mầm non Trần Thị Xuân Nữ cho biết bé bị té ngã. Nhưng sự thật là giờ cơm trưa, bé Vinh không chịu ăn nên cô Nữ đã nhốt bé vào thang máy vận chuyển thức ăn - trong thang có một mặt giáp với bức tường gồ ghề, có thanh sắt nhô ra - bấm nút cho thang chạy để hù dọa. Do quá sợ, bé Vinh kêu gào và bị va đập mạnh dẫn tới tình trạng đa chấn thương cực kỳ nghiêm trọng. Cuối tháng 11, dư luận lại kinh hoang với việc bé Hồ Thị Thúy Ngân (3 tuổi) tại Bình Dương bị bảo mẫu Trần Thị Phụng "tắm đòn" bằng cách liên tiếp dội nước vào đầu vào mặt. Bà ta thậm chí còn dùng chân chà lên người cô bé và lại xối xả tạt nước khi bé đứng chới với, cố tìm cách "thoát thân".

Thương tích của bé Vinh sau khi bị nhốt vào thang vận chuyển thức ăn (ảnh Vietnamnet).
Thương tích của bé Vinh sau khi bị nhốt vào thang vận chuyển thức ăn (ảnh Vietnamnet).

Những vụ việc này là hồi chuông báo động về tư cách, chất lượng của giáo viên mầm non, đặc biệt tại các cơ sở tư nhân và nhóm trẻ gia đình.

3. Phát tán những clip giáo viên mắng chửi học sinh
 

Giữa đám học trò xin điểm cô giáo liên tục chửi bới. Ảnh chụp từ clip
Giữa đám học trò xin điểm cô giáo liên tục chửi bới. Ảnh chụp từ clip

Đầu tháng 12, trên các trang mạng xã hội xuất hiện clip một cô giáo bị đám học trò vây quanh xin điểm. Bằng giọng bực bội, cô giáo kiên quyết: "Tôi còn lâu mới tha lớp này" và cao điểm hơn là: "Tao vả vỡ mồm mày đấy. Mày như giặc ấy" . Cô giáo trong clip được xác định là Hoàng Thị Ngọc (SN 1960), tổ trưởng bộ môn Tin học, Trường THPT Hàng Hải, Hải Phòng. Trên các diễn đàn đã có nhiều ý kiến trái chiều sau khi đoạn clip trên được phát tán. Hậu quả của những phút thiếu kiềm chế này là cô Hoàng Thị Ngọc bị đình chỉ dạy để kiểm điểm.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên, trước đó vào ngày 25.9, một clip do nhóm học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú (TP Hải Phòng) thu âm lén những lời xỉ vả nặng nề của cô giáo dạy tiếng Anh dành cho một học sinh cũng đã được phát tán lên mạng.

4. Thầy giáo "sàm sỡ" khiến học sinh tự tử

Đầu tháng 12, dư luận ở Vĩnh Phúc đã xôn xao về việc một thầy hiệu phó ép nữ sinh đi hát karaoke, uống bia, rượu khiến em này hoảng loạn và uống thuốc ngủ tự tử sau đó. Đó là câu chuyện của em Nguyễn Thục H. Trường THPT Bến Tre (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) tố cáo thầy Nguyễn Văn Huân - Phó Hiệu trưởng nhà trường ép em uống rượu và có hành động sàm sỡ khiến em phải tìm đến con đường quyên sinh.

Tuy nhiên, trong bản tường trình gửi nhà trường, thầy Nguyễn Văn Huân, nhân vật chính trong vụ tai tiếng trên, cho hay chính gia đình học sinh H. đã có những hành vi cưỡng bức thầy giáo phải thừa nhận những việc làm trên.

Ảnh em H. được lưu trong thẻ nhớ được cho là của ông Huân. Ảnh: TPO
Ảnh em H. được lưu trong thẻ nhớ được cho là của ông Huân. Ảnh: TPO

Tuy chưa có kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra nhưng vụ việc đã gây bức xúc trong dư luận về vấn đề nhân cách, quan hệ thầy trò hiện nay.

5. Đại học đầu tiên khởi kiện vì bị trùng tên

Đại học Đông Á Đà Nẵng. Ảnh: Internet
Đại học Đông Á Đà Nẵng. Ảnh: Internet

Lãnh đạo Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) cho biết, sau nhiều lần thương thảo bất thành, Hội đồng quản trị và ban giám hiệu đã thông qua quyết định khởi kiện ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) vì đã vi phạm bản quyền nhãn hiệu. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam xảy ra tranh chấp nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ trên lĩnh vực giáo dục. Trước đây phần lớn tranh chấp trong lĩnh vực này là quyền tác giả liên quan đến giáo trình, bài giảng.

Nguyên Minh

Dòng suối đầy phân heo


TT - Hàng trăm hộ dân khu kinh tế thuộc ấp Tân Phong 2, xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, Đồng Nai khốn khổ vì dòng suối trong xanh ngày nào giờ phân heo trôi lềnh bềnh, đóng thành mảng dày đặc trên mặt nước, bốc mùi hôi thối kéo dài 3km dọc con suối này.

Mặt suối nổi lềnh bềnh phân heo

Bà Phạm Thị Châu, ở ấp Tân Phong 2, cho biết trước đây dòng suối trong xanh, nhiều cá, cua và các loài thủy sản sinh sống. Từ ngày các trại heo mọc lên dọc con suối làm dòng nước suối đổi màu đen, bốc mùi khiến các loài thủy sản không sống nổi, còn người dân hai bên bờ suối thường xuyên hít thở không khí ô nhiễm. Chưa kể nước suối bị ô nhiễm có nguy cơ ngấm xuống tầng nước ngầm.

Tại ấp Tân Phong 2 có đến 11 trại heo, mỗi trại nuôi 500-2.000 con heo dọc theo chiều dài con suối.

Bà con cho biết đã chịu ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay và đến nay chỉ còn biết... kêu trời! Vì trước đây, người dân đã làm nhiều đơn kêu cứu đến UBND xã Hàng Gòn về tình trạng các trại heo gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe người dân trong khu vực, nhưng những lá đơn gửi đi đều rơi vào im lặng.

TRẦN THANH


10 sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2010


TTO - Bộ Tài nguyên - môi trường vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm qua.

Ảnh minh họa: UnescoVietnam

1. Quốc hội thông qua Luật khoáng sản sửa đổi (ngày 17-11-2010) thay thế Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản năm 2005.

2. Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Ngày 1-12-2010, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã trao chứng chỉ cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang công nhận Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của Công viên địa chất toàn cầu. Đây là công viên địa chất thứ hai của Đông Nam Á và là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam được công nhận thành viên của mạng lưới này.

3. Hoàn thành tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của các cấp hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa...

4. Tổng kết thi hành Luật đất đai và sửa đổi Luật đất đai 2003. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo trung ương về tổng kết thi hành Luật đất đai và sửa đổi Luật đất đai năm 2003. Luật đất đai sửa đổi lần này tập trung làm rõ các nội dung cơ bản như: xác định rõ vị trí, vai trò của Nhà nước đối với quyền sở hữu đất đai, các quyền chung của chủ thể đối với đất đai; làm rõ vị trí, vai trò quy hoạch; tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư; làm rõ thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp khu đất thực hiện dự án có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.

5. Hội nghị Môi trường toàn quốc lần 3 và các sự kiện bên lề trong hai ngày 17 và 18-11-2010. Trên 1.000 đại biểu tham dự, 77 điển hình xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường đã được trao Cúp môi trường năm 2010. Hội nghị bàn thảo và nhất trí thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, xây dựng kế hoạch hành động môi trường quốc gia 2011 - 2020; và kiến nghị tăng chi ngân sách sự nghiệp môi trường lên 2% vào năm 2015.

6. Bộ Tài nguyên - môi trường đã chủ trì tổ chức thành công Diễn đàn ASEM về ứng phó với biến đổi khí hậu. Diễn đàn được tổ chức trong hai ngày 6 và 7-9-2010 tại thành phố Hạ Long, Việt Nam. Cộng đồng các nước thành viên ASEM, dân số chiếm khoảng 58% tổng dân số thế giới, đóng góp gần 60% tổng kim ngạch thương mại và khoảng 50% GDP toàn cầu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu. ASEM sẽ tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu trên mặt trận ứng phó với biến đổi khí hậu.

7. Dự báo kịp thời với độ chính xác cao về diễn biến thời tiết thủy văn phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ ngày 21-9 đến ngày 11-10-2010, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đã tiến hành dự báo cực ngắn, cảnh báo thời tiết ảnh hưởng đến nhiều điểm diễn ra sự kiện trong dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, dự báo chính xác, cập nhật kịp thời diễn biến thời tiết ngày khai mạc, ngày diễu binh, diễu hành, đêm biểu diễn nghệ thuật chào mừng đại lễ.

8. Hoàn thành Thông báo quốc gia lần 2 cho công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Bản thông báo đã được Bộ Tài nguyên - môi trường trình ban thư ký công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần 16 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 16) diễn ra tại Cancun, Mexico tháng 12-2010. Thông báo quốc gia lần 2 tập trung kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho năm 2010 và ước tính phát thải khí nhà kính cho giai đoạn 2011-2030.

9. Tổ chức thành công Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam 2010. Hưởng ứng "Ngày đại dương thế giới", Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam 2010 đã được Bộ Tài nguyên - môi trường phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào đầu tháng 6-2010.

Tại buổi mittinh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức về biển, đảo trong nhân dân; phát huy thế mạnh biển, đảo của Tổ quốc trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là Festival biển và hải đảo lần đầu tiên được tổ chức rất thành công cùng với chuỗi sự kiện về biển và hải đảo Việt Nam.

10. Thành lập Trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội. Ngày 23-8-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1583/QĐ-TTg thành lập Trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Tài nguyên và môi trường Hà Nội. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước trên cả bảy lĩnh vực của ngành.

XUÂN LONG


Đông Nam Bộ: 3,7% người trên 15 tuổi mù chữ


 
28/12/2010 9:36 
 
(TNO) Ngày 27.12, tại Bình Dương, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị "Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2011-2020".

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), vùng Đông Nam Bộ có 84,4% người trong độ tuổi lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, cao nhất là tỉnh Tây Ninh (92,7%), Bình Phước (89,3%), Đồng Nai (88,3%), Bình Dương (88,2%), Bà Rịa-Vũng Tàu (85,6%) và TP.HCM (80,5%).

Ngoài ra, điều đáng lo ngại là toàn khu vực hiện nay có đến 3,7% người từ 15 tuổi trở lên không biết chữ.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, để giải quyết tốt bài toán nhân lực cần phải chú trọng liên kết được 4 đầu mối là: Nhà nước, người cầu, người cung và người học. Các trường dạy nghề phải chọn lọc nghề thế mạnh, nghề trọng tâm để đào tạo theo nhu cầu thực tế. Sắp tới, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư những trường đào tạo nghề có chất lượng và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

B.Dương


Dừng chờ tín hiệu đèn, 3 người bị ôtô tông

 
 
28/12/2010 10:29 
Hiện trường vụ tai nạn
(TNO) Hai chiếc xe gắn máy và một xe đạp đang dừng tại chốt đèn giao thông ở ngã tư thì bị xe ôtô bán tải đâm từ phía sau.

Tai nạn xảy ra vào ngày 27.12 tại giao lộ Lê Duẩn - Ông Ích Khiêm (TP Đà Nẵng). Khi nhiều phương tiện đang dừng trước đèn đỏ thì bất ngờ ôtô loại bán tải BKS 93N - 0161 từ phía sau lao đến đâm liên tiếp vào 2 chiếc xe máy và một xe đạp.

Rất may hai người trên một xe gắn máy đã kịp nhảy ra khỏi xe nên thoát nạn. Tuy nhiên hai học sinh đi xe đạp cùng với người đàn ông điều khiển xe gắn máy BKS 43S4 - 1258 bị thương rất nặng. Cả 3 hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Lực lượng CSGT đang điều tra làm rõ vụ việc.

Tin, ảnh: Nguyễn Tú