THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 December 2010

Chuyện từ cái vỉa hè...

Thứ Bảy, 11/12/2010, 17:05 (GMT+7)


TTCT - Lịch làm việc của kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị thường kín mít những kế hoạch và dường như chỉ tăng lên chứ không ít đi. Ông vừa bay vào từ Hà Nội đang mưa phùn giá rét, chỉ ở Sài Gòn một ngày để hôm sau lại đi nước ngoài làm việc.

Mãi rồi TTCT cũng có được cái hẹn với ông. 

"Tôi luôn khó chịu khi đi bộ trên vỉa hè ở VN bởi các cốt nền khác nhau, khấp khểnh, nhô ra thụt vào, cao thấp bừa bãi. Nếu nói về công năng cho việc đi bộ thì ở VN gần như vỉa hè không được khai thác" - Ảnh tư liệu

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị - Ảnh do nhân vật cung cấp

* Thường xuyên đi - về giữa TP.HCM và Hà Nội mỗi tuần, ông có quan tâm những trận ngập lụt đã nhấn Sài Gòn trong biển nước?

- Một trong những vấn đề lớn không của riêng TP.HCM mà của cả nước mình là hạ tầng. Hà Nội cũng vậy thôi. Riêng TP.HCM còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi của thời tiết và khí hậu mà hậu quả của nó là mực nước ngày càng tăng lên, biểu hiện ở đỉnh triều cường cùng với lượng mưa bất thường gây ngập lụt. Tất nhiên không thể không nói đến hệ thống hạ tầng của TP.HCM.

Sài Gòn đã có 300 tuổi, hệ thống cống thoát nước ngầm của thành phố này cũng ở độ tuổi tương tự dù được trùng tu qua các thời kỳ. Quy hoạch thời đó chỉ dành cho một số lượng dân cư nhỏ, chừng 300.000-500.000 dân. Bây giờ dù thành phố đã phình ra về diện tích thì dân số lại tăng lên đến gần chục triệu người. Hầu hết các cống đều đổ ra sông, khi nước sông lên thì không đổ đi đâu được, để rồi như hai cái bình thông nhau nước lại chảy ngược vào thành phố. Dân số tăng lên như vậy trong khi con sông vẫn thế, hệ thống cống có làm thêm nhưng chẳng được bao nhiêu là một bài toán nan giải cho Sài Gòn.

* Sự khó chịu nhất mỗi khi ông đi xa về lại Sài Gòn là gì?

- Đó là sự ô nhiễm không gian. Không gian chứ không phải không khí. Tôi không thể đi bộ ở đây đến mười phút vì không có cơ hội đó: đường không có vỉa hè, sợ xe tông... Tiếng còi xe cũng là một nỗi khiếp sợ với tôi. Mỗi thứ một ít cộng lại làm mình khó chịu, khiến mình hễ ra ngoài đường là nhảy lên xe cho nhanh, cho yên thân và chính mình lại góp phần vào sự ô nhiễm không gian đó.

* Quy hoạch của thành phố hiện tại hướng về phía nam, thế nhưng khu vực này thấp, có nơi còn thấp hơn mực nước biển. Gần đây, hễ triều cường thì nhiều khu vực phía nam Sài Gòn bị ngập. Ông có thấy điều gì bất cập trong chủ trương phát triển này không?

- Định hướng phát triển này đã có từ lâu, cũng tốt chứ không hoàn toàn xấu. Nhờ định hướng này mà các vùng lân cận mới phát triển từ quận 7 sang đến quận 9 và quận 2. Nhiều dự án trong tương lai sẽ cho thấy sự phát triển của các thành phố vệ tinh nhờ vào định hướng này rõ ràng hơn. Trong chính sách về quy hoạch, mỗi phương án luôn có mặt ưu và khuyết.

Rất khó đánh giá khi nói sự phát triển của Sài Gòn về phía biển là xấu hay tốt vì quy hoạch không phải cho hiện tại mà cho tương lai. Ngay trong quy hoạch cũng luôn phải điều chỉnh vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Tôi không đủ thông tin để có thể phê phán định hướng này.

Sự ngập lụt chính là một trong những khía cạnh của bài toán về hạ tầng mà tôi nhắc đến ở trên. Khoan hãy nói về kiến trúc, một đô thị sẽ đẹp lên nếu ta giải quyết được triệt để vấn đề hạ tầng. Chính hạ tầng giải quyết được yếu tố thẩm mỹ và tiện nghi của thành phố này. Ngập nước chỉ là một vế nhỏ, song song với nó còn là mặt đường, vỉa hè và cây xanh. Kiến trúc hai bên đường có bình thường chăng nữa nhưng chỉ cần con đường với vỉa hè, cây xanh đạt chuẩn đã khiến con người thấy thoải mái. Tôi luôn khó chịu khi đi bộ trên vỉa hè ở VN bởi các cốt nền khác nhau, khấp khểnh, nhô ra thụt vào, cao thấp bừa bãi. Nếu nói về công năng cho việc đi bộ thì ở VN gần như vỉa hè không được khai thác.

* Vỉa hè ở nhiều nước châu Âu đã có tuổi vài trăm đến hàng ngàn năm, cũng sứt sẹo và cũ kỹ, ít khi được trùng tu nhưng không xấu. Vậy thật ra căn nguyên sự xấu xí của vỉa hè ở nước ta là gì, theo ông?

- Tôi không cho rằng cái cũ là không đẹp. Nhưng rõ ràng vỉa hè của xứ mình dù có lật lên xới lại bao lần nữa vẫn là chưa chăm chút. Vỉa hè ở ta có thể mới làm nhưng đã thấy khập khiễng. Chỗ nhà này thì cao lên cho xe đi vào, bên kia làm bậc cấp bên này không rất tùy tiện. Gần đây có sự tiến bộ hơn khi người ta đã chú ý đến việc bảo vệ cây trồng trên vỉa hè, làm phẳng mặt vỉa hè trên những con đường mới. Những điều này các nước châu Âu đã có ý thức từ mấy trăm năm trước. Vỉa hè của họ cũ kỹ mà vẫn đẹp vì người ta làm đúng, còn mình mới mà chưa đẹp vì làm sai.

Những gì mà người Pháp để lại ở Sài Gòn không nhiều, tập trung ở quận 1 như các ngân hàng, nhà hát, chợ Bến Thành, đường Đồng Khởi... và hầu như không thay đổi theo thời gian. Tôi rất mê vỉa hè đường Đồng Khởi, mê những cây me giao nhau ở đó. Không phải ngẫu nhiên mà người Pháp chọn trồng cây me ở đây. Mỗi khi có nắng con đường lung linh lắm. Đó là những ví dụ tốt để giữ lại và nhân lên.

* TP.HCM đang giới thiệu một bộ mặt mới với rất nhiều cao ốc mọc lên ở trung tâm nhưng đường phố thì vẫn hẹp như xưa và kẹt xe đang ngày càng trầm trọng. Liệu có thể tìm một hình mẫu nào cho Sài Gòn?

- Với cái nhìn của một người làm xây dựng, tôi thấy chủ đầu tư các dự án nhà cao tầng trong thành phố thường chỉ quan tâm nhiều đến công trình của họ, không chú ý khu vực xung quanh: vỉa hè, cây xanh, đường phố và các công trình khác. Trong khi chúng ta không có những quy định khắt khe và đồng bộ về xây dựng cơ bản. Sự không đồng bộ còn nằm ngay trong suy nghĩ của mỗi người. Cứ mỗi dự án xây dựng mọc lên lại thấy khác biệt với xung quanh về hạ tầng dẫn đến việc bộ mặt của đô thị thêm lem nhem.

Tôi lấy một ví dụ đơn giản khác là những biển quảng cáo ở TP.HCM. Tại sao người ta nói Paris là một thành phố đẹp? Hệ thống biển quảng cáo, bảng tên hiệu cửa hàng đều có sự quy định với những tỉ lệ cho phép. Quy hoạch nghe thì vĩ mô nhưng trong quy hoạch có những chi tiết nhỏ tạo nên vẻ đẹp của thành phố. Chúng ta hay nghĩ đến cái lớn mà quên những cái nhỏ nhặt. Chỉ cần có quy định chặt chẽ và xử phạt nghiêm minh đã thay đổi được bộ mặt của Sài Gòn rất nhiều rồi.

Bản thân mỗi đô thị trên thế giới có những đặc trưng khác nhau. Ở Paris, các nhà cao tầng tương đối thấp và tập trung ở một số khu vực mà thôi. Nhưng New York thì nhà cao tầng sát sạt nhau, Hong Kong cũng vậy, đến mức có cảm giác mở cửa sổ người ta có thể bắt tay nhau được. Đem một mô hình nào đó áp dụng vào TP.HCM không được, chỉ là ý tưởng và sự tham khảo mà thôi.

* Nếu "bắt bệnh" cho quy hoạch ở  thành phố này, đâu là bệnh cần chữa sớm nhất?

- Đó chính là hạ tầng với giao thông, là lòng đường - vỉa hè, không gian cảnh quan, hệ thống ngầm và hệ thống biển báo, đèn... Cái gì trong tầm tay nếu được làm tốt đã đóng góp 50% cho vẻ đẹp của thành phố rồi. Tốn kém nhiều là mở đường, giải tỏa. Còn ý thức chăm chút những chi tiết nhỏ không quá tốn kém. Những gì chúng ta đã làm, suy nghĩ về quy hoạch luôn đi chậm hơn sự phát triển.

Cũng không phải tất cả kiến trúc ở châu Âu đều đẹp, thỉnh thoảng mới gặp được một công trình xuất chúng, còn lại cũng đều đều vậy thôi. Nhưng ta thấy dễ chịu, thấy đẹp khi đến với nhiều đô thị châu Âu là bởi kiến trúc của họ cân đối chính - phụ, cân bằng về hạ tầng.

* Nếu được quyết định, ông sẽ đặt thêm vào thành phố này những dự án sáng tạo nào vừa có lợi cho dân sinh, vừa có vẻ đẹp văn hóa bền vững lại không làm quá tải sức chịu đựng của hạ tầng nơi đây?

- Với tôi, điều đặc biệt của Sài Gòn là con sông với hệ thống kênh rạch của nó. Sông Sài Gòn ngoài việc điều tiết về khí hậu còn là hình ảnh mà người Sài Gòn không bao giờ quên được. Từ đó tôi luôn nghĩ làm sao quy hoạch Sài Gòn hai bên sông cho đẹp, phát huy được ưu điểm của con sông hiền lành này cũng là tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố. Tôi tiếc cho đường Tôn Đức Thắng với cả một bờ sông nếu được làm đẹp đẽ thì TP.HCM khác gì Thượng Hải đâu.

* Trân trọng cảm ơn ông.

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị sinh năm 1945 tại Kiên Giang, lớn lên ở Long Xuyên. Lấy bằng cử nhân kiến trúc tại Sài Gòn năm 1973, sau đó ông sang Pháp định cư. Là thành viên Hội Kiến trúc sư Pháp (ESAS), kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị cùng với Công ty CR Architectur đã giành được nhiều giải thưởng uy tín về kiến trúc như: giải Thước kẻ bạc, giải kiến trúc khu vực vùng, giải đặc biệt công trình sân vận động Stade de France...

Về VN năm 1997 để trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị đã được tặng giải thưởng kiến trúc của Bộ VH-TT, được Bộ Xây dựng trao giải A cho phương án kiến trúc sân vận động Mỹ Đình, giải A cho phương án kiến trúc tòa nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình mới. Ngoài ra, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và các cộng sự đã thiết kế nhiều công trình nổi tiếng như: Trung tâm chiếu phim quốc gia tại Hà Nội, cao ốc văn phòng 21 tầng Bitexco (TP.HCM), Trung tâm Ngôn ngữ văn minh Pháp L'Espace (Hà Nội)...

CÁT KHUÊ thực hiện


Đình chỉ công tác 4 công an liên quan vụ chém người


 
11/12/2010 10:45 
 
(TNO) Ông Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa  ra quyết định đình chỉ công tác thời hạn 1 tháng đối với 4 chiến sĩ thuộc Công an huyện Tiền Hải gồm: Nguyễn Đức Long, Phạm Văn Doanh, Ngô Duy Thiêm và Đỗ Văn Khang.

Theo thông tin ban đầu, các chiến sĩ trên có liên quan đến vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra tại khu vực thị trấn Tiền Hải (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).

Theo đó, vào đêm 29.11, Vũ Thế Hảo trú tại thôn Nam Sơn (xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải) cùng một người bạn tên Tín (trú tại xã Phương Công) điều khiển xe máy đi trên đường và va chạm với số chiến sĩ công an nói trên.

Ngay sau đó, Hảo đã bị Nguyễn Đức Diên, SN 1976, trú tại thôn Hồng Phong, xã Tây An (huyện Tiền Hải) dùng kiếm chém đứt lìa bàn tay trái.

Sau khi gây án xong, Diên đã bỏ trốn. Ngày 1.12, Công an huyện Tiền Hải quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Diên.

Theo xác định của Công an huyện Tiền Hải, xô xát giữa anh Hảo và các chiến sĩ công an là có thật. Tuy nhiên, do Diên đang lẩn trốn nên chưa thể kết luận hành vi của 4 chiến sĩ trên.

Được biết, vào thời điểm xảy ra sự việc, các chiến sĩ cảnh sát không phải đang thi hành nhiệm vụ.

Káp Long - Thái Uyên


Báo động ô nhiễm trên sông Đồng Nai


 
11/12/2010 16:12 
 
(TNO) "Không cần báo cáo cũng biết càng ngày lưu vực sông Đồng Nai càng ô nhiễm nếu không có giải pháp như hiện nay" - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói trong phiên họp thứ ba của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) sáng 11.12.

Hậu quả kéo dài

Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, các tỉnh, thành phố thuộc Ủy ban sông Đồng Nai cần thống nhất và ngưng cấp phép cho một số loại hình kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiêm môi trường lưu vực sông.

Bộ trưởng nhấn mạnh, một số loại hình kinh doanh tuy mang lại lợi ích về kinh tế nhưng giải quyết hậu quả ô nhiễm rất gian nan và kéo dài trong nhiều thế hệ sau.

Bộ trưởng Nguyên cho biết, ở một số tỉnh thành có lưu vực sông Đồng Nai chảy qua có thực trạng ngành nghề gây ô nhiễm không được cấp phép ở tỉnh này nhưng khi "chạy" qua tỉnh khác liền được chào đón nồng nhiệt.


Nước trên các con sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai càng ngày càng đen - Ảnh do Văn phòng Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai cung cấp

Ông Hoàng Trung Tùng, Giám đốc Trung tâm quan trắc Môi trường - Tổng cục Môi trường đưa ra các con số rất đáng lo ngại. Theo đó, lưu lượng nước thải vào lưu vực sông Đồng Nai trên 1,8 triệu m3/ngày đêm.

Chất lượng nước mặt của lưu vực sông đang ô nhiễm nặng do hoạt động của các nhà máy ở khu công nghiệp gây nên. Hiện tượng này tập trung chủ yếu ở các đoạn sông chảy qua tỉnh, thành thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Nam - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và đô thị.

Với trên 140 khu công nghiệp, các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực này đóng góp 70% tổng giá trị trong lĩnh vực công nghiệp và 65% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước.

Hiện tại 62/97 khu công nghiệp (63%) đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng thực tế có nơi chưa vận hành thường xuyên hoặc không đấu nối.

Lưu vực sông Đồng Nai cũng tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt rất lớn và điều đáng lo ngại là 65% nước thải bệnh viện hầu hết chưa được xử lý. "Những sức ép này làm chất lượng nước sông Đồng Nai liên tục bị suy giảm" - ông Tùng cảnh báo.

Ông Nguyễn Hoài Đức, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường cho biết, đã chủ trì kiểm tra 158 cơ sở, khu công nghiệp và phát hiện nhiều vi phạm, chủ yếu là thực hiện không đúng đánh giá tác động môi trường; không thực hiện giám sát chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.

Xung đột

Đại diện của các tỉnh, thành có mặt trong phiên họp lần thứ ba của Ủy ban sông Đồng Nai đều thừa nhận ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông đã đến mức báo động.

Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, các địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ lưu vực sông còn chưa đồng bộ, chưa làm nổi bật được tính chất đặc thù trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ tác động của các nhà máy thủy điện đối với môi trường của lưu vực sông.


Nạn ô nhiễm môi trường khiến người dân sống dọc theo lưu vực sông Đồng Nai rơi vào cảnh khốn đốn vì cá chết - Ảnh: H.B

Về thẩm quyền của Ủy ban sông Đồng Nai, có ý kiến cho rằng, Ủy ban hoạt động đã 2 năm nhưng hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn do chức năng, quyền hạn còn nhiều hạn chế.

Các quyết định được thông qua dựa trên sự đồng thuận của các thành viên, không có tính ràng buộc về pháp lý, không có nguồn lực tài chính để điều phối. Việc thảo luận, thông qua các nghị quyết tại các phiên họp thiếu những đề xuất cụ thể, đặc biệt là các vấn đề bức xúc liên vùng.

Tình trạng "xung đột giữa các tỉnh" và trong khu vực về vấn đề ô nhiễm cũng được đặt ra. Ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An phàn nàn kết quả quan trắc kênh Thầy Cai, sông Cần Giuộc giáp ranh giữa TP.HCM với Long An cho thấy chất lượng nước càng ngày càng tệ.

"Bà con nông dân nuôi tôm không được. Cua, còng cũng không sống được" - ông Nguyên bức xúc. "TP.HCM là "Vedan khổng lồ" của Long An. Đề nghị TP.HCM xử lý nước thải từ đô thị thải ra".

Ông Phan Hữu Vinh, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường - Bộ Công an cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường còn diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cố tình dùng nhiều mánh khóe để luồn lách các cơ quan kiểm tra.

Ông Vinh lưu ý, ngoài các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong nước gây ô nhiễm, thời gian gần đây nổi lên các vụ gây ô nhiễm lưu vực sông Đồng Nai do các công ty có nguồn vốn đầu tư từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông...

Diện tích lưu vực sông Đồng Nai là 37.400 km2. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 37 tỉ m3. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai liên quan đến 11 tỉnh, thành: Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và TP.HCM.

Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm quan trắc Môi trường - Tổng cục Môi trường, đến hết năm 2009, 11 tỉnh, thành thuộc lưu vực có đến 103 khu công nghiệp với diện tích quy hoạch trên 33.600 ha, diện tích sử dụng 18.200 ha.

Trần Duy


Vì WikiLeaks, chiến tranh mạng đã lan rộng


11/12/2010 15:22:34

 - Chiều 10/12, các hacker ủng hộ WikiLeaks tuyên bố sẽ đánh sập trang mạng của Chính phủ Anh nếu ông J.Assange bị dẫn độ sang Thụy Điển. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định cuộc "chiến tranh" trên mạng liên quan tới WikiLeaks đã chuyển sang một giai đoạn mới, được cho là sẽ ngày càng khốc liệt hơn do sự xuất hiện chính thức của phe tin tặc chống lại trang mạng do Assange sáng lập. 

TIN LIÊN QUAN

Nạn nhân đầu tiên của thế lực mới này là tờ Al-Akhbar tại Libăng. Trang mạng báo trên đã bị các hacker đánh sập vì đã đăng lại những điện tín ngoại giao Mỹ mà WikiLeaks công bố.
 

 

Để tiếp tục duy trì hoạt động sau khi bị tin tặc tấn công, Al-Akhbar, tờ báo tiếng Arập duy nhất trực tiếp nhận các tài liệu từ WikiLeaks, đã phải thiết lập một trang blog mới để độc giả có thể đọc báo trực tuyến. 

Việc hacker hai phe sử dụng đòn tấn công bằng Ddos một cách tràn lan khiến các chuyên gia không khỏi lo ngại cho hòa bình trên Internet. 

Ông Matt Mullenweg - Đồng sáng lập mạng xã hội Worldpress cho biết: "Các cuộc tấn công bằng Ddos đang được tiến hành trên diện rộng. Bạn đang ở trong tình thế mà ai cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công Ddos, một thứ vũ khí nguyên tử trên mạng. Chúng ta vẫn chưa tìm ra được cách đối phó với vấn đề này. Hơn thế giờ đây, đã có những nhân tố nhà nước tham gia cái gọi là chiến tranh mạng".

 

Mục tiêu mới nhất của nhóm Anonymous và các hacker ủng hộ WikiLeaks khác là công ty Amazon.com, vốn đã từ chối hỗ trợ kỹ thuật cho WikiLeaks ở Mỹ, và trang mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, nhóm Vô danh vừa thừa nhận các cuộc tấn công bằng Ddos vừa qua của họ chưa đủ mạnh để đánh sập Amazon.com. 

Hiện hai mạng xã hội lớn nhất là Facebook và Twitter đã tuyên bố sẽ hủy tài khoản của bất cứ thành viên nào tham gia vào cái gọi là "Chiến dịch Đáp trả", nơi xuất phát một loạt cuộc tấn công mạng trong những ngày qua ở nhiều nước để thể hiện sự ủng hộ với WikiLeaks.

Trà My (tổng hợp)


Người Việt hải ngoại biểu tình ở Washington


2010-12-10

Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, một số người Việt hải ngoại tổ chức biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Washington.

RFA photo

Người Việt hải ngoại biểu tình trước ĐSQ Việt Nam ở thủ đô Washington Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2010.

 

Trong không khí lạnh giá sáng thứ Sáu ngày 10 tháng  Mười Hai giờ địa phương, cũng là ngày Nhân Quyền Quốc Tế hàng năm, đoàn biểu tình với nhiều người đưa cao chân dung  phóng lớn  của những nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ trong nước, tuần hành hướng về văn phòng của đại sứ quán Việt Nam trên đường 20 thủ đô Washington DC.

Với mục đích gởi một thông điệp đến những nhà tranh đấu dân chủ bất bạo động hoặc lên tiếng đòi hỏi nhân quyền một cách ôn hòa, đã bị bắt và đang bị cầm tù trong nước, những  người tham dự đã hô to khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh để gây sự chú ý về tình trạng thiếu thốn nhân quyền ở Việt Nam:

"Tôi là Đỗ Hồng Anh, chủ tịch cộng đồng Việt Nam vùng Washington, Maryland và Virginia. Hôm nay có cuộc biểu tình do cơ sở Việt Tân tại Washington tổ chức, chúng tôi là một đoàn thể đấu tranh do vậy chúng tôi phải có mặt, trước nhất là để kỷ niện sáu mươi hai năm ngày ra đời Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đồng thời cũng đánh động lương tâm thế giới về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi, những ngừơi Việt tự do tại hải ngoại, có bổn phận phải lên tiếng để tỏ tình đòan kết với đồng bào trong nước trong cuộc đấu tranh để đòi lại nhân quyền."

Mặc dù Việt Nam đã cam kết và công nhận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhưng rất nhiều điều trong đó đã bị vi phạm.

Ông Nguyễn Quốc Quân, California

Bên cạnh những người đang ở vùng thủ đô, cuộc biểu tình còn có sự tham dự của những người đến từ xa: 

"Tôi là Ngô Đắc Hiếu, đến từ tiểu bang New Jersey, Hôm nay là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tôi được thông báo từ một số những tổ chức của người Việt hải ngoại cho nên tôi xuống đây để tham dự, mục đích nói lên tiếng nói của người Việt hải ngoại về vấn đề nhân quyền trong nước. 

Những  người  nói lên tiếng nói tự do dân chủ mà đã bị đàn áp tôi muốn nói rằng tiếng nói của họ là chính đáng, tiếng nói của họ là đúng với trào lưu bây giờ. Chế độ cộng sản thực ra họ hứa hẹn rất nhiều, nghị quyết với thế giới họ ký hết, kể cả chấp nhận Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhưng mà họ không thực thi. Ở đây mình  có quyền nói được cái điều  đó và mình nói cho đồng bào ở trong nước." 

Người đến từ thành  phố Boston, bang Massachusetts: 

rfa-250-1.jpg
Băng-rôn kêu gọi tự do dân chủ cho VN tại cuộc biểu tình.RFA photo
"Tôi là Huỳnh Văn Hoàn, Liên Minh Dân Chủ ở phân khu bộ Massachusetts, hôm nay tôi đến đây cho Ngày Nhân Quyền 10 thang Mười Hai, để hỗ trợ những nhà đấu tranh trong nước như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ vân vân… " 

Cuộc biểu tình khởi sự lúc 11giờ 30 sáng, đến xế trưa sẽ có một cuộc tuyệt thực đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam. Một trong mười lăm người tham dự buổi tuyệt thực này, chị  Lư Thị Thu Duyên, vì tham gia Khối Dân Chủ 8406 mà bị đàn áp và phải lưu vong ra hải ngọai, hiện ở thành phố Boston bang Massachusetts:   

"Ra đây thì em tiếp tục xác định con đường của mình là phải đấu tranh để nói giùm cho những người ở trong nước khi mà họ không có quyền được nói. Em phản đối bằng cách tuyệt thực để cho chính giới, báo chí và quốc tế biết đây không phải lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam  bắt các luật sư.  

Ngoài luật sư Cù Huy Hà Vũ thì trứơc đó họ cũng đã bắt giữ hai bạn  Đỗ Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng  Quốc Hùng, hai thành viên của Công Đoàn Độc Lập, vì  đứng lên giúp công nhân đòi quyền lợi. Lần này em tuyệt thực để đóng góp phần nhỏ bé của mình cho những người  đòi tự do, đòi dân chủ đòi công bằng phải được trả tự do trong thời gian sớm nhất." 

Đến từ California, ông Nguyễn Quốc Quân, từng bị công an Việt nam bắt giữ hai năm trước, cho biết:

Em phản đối bằng cách tuyệt thực để cho chính giới, báo chí và quốc tế biết đây không phải lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam bắt các luật sư.  

Chị Lư Thị Thu Duyên

"Mặc dù Việt Nam đã cam kết và công nhận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhưng rất nhiều điều trong đó đã bị vi phạm. Chẳng hạn điều 9 là không được bắt giữ vô cớ, điều 12 về tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, đặc biệt quyền tự do lập hội. Và điều 30 là không thể  viện lý do  nào đó để phủ nhận một số quyền ở trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đó là một số điều quan trọng mà đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm. 

Tôi cũng là một trong mười lăm anh chị em tham dự buổi tuyệt thực. Tuy là buổi tuyệt thực có hai mươi bốn tiếng đồng hồ nhưng nó mang ý nghĩa là muốn chia xẻ  những gian nan những khó khăn phần nào với những ngừơi đang bị gian khổ trong nước."
Ông Trương Văn Ba, đến từ nơi xa nhất, bang Hawaii:

"Thứ nhất tôi tham dự cuộc biểu tình, thứ hai tôi tham dự buổi tuyệt thực, để đòi tự do, nhân quyền cho ngừơi Việt nam của chúng tôi ở trong nước, và nhiều ngừơi nữa đang bị giam giữ và bị đàn áp." 

Một phụ nữ đến từ Denver, Colorado: 

rfa-250-2.jpg
Một sinh viên với tấm ảnh Nguyễn Tiến Trung trên tay tại cuộc biểu tình. RFA photo
"Tôi là Quế Hương, đến từ Denver, Colorado. Hôm nay là Ngày Nhân Quyền nhưng tôi đến đây để nói là chính quyền Việt Nam đã đàn áp các nhà đối kháng  trong nước cũng như giam giữ người  vô tội thì họ không xứng đáng ngồi chung bàn của Liên hiệp Quốc trong Ngày Nhân Quyền hôm nay. Tôi đến đây để phản kháng những hành vi của họ." 

Bà Nguyễn Thị Bình, thành viên trong nhóm mười bốn người đến từ Toronto, Canada, cho biết ông thân sinh bảy mươi hai tuổi của bà sẽ tham dự buổi tuyệt thực hai mươi bốn tiếng: : 

"Phái đoàn Toronto có tất cả mười bốn người. Hôm nay là Ngày Nhân Quyền, chúng tôi tới để đòi lại nhân  quyền cho Việt Nam. Tôi nghĩ nếu có sự ủng hộ của người ở nước ngoài, mình tranh đấu tốt hơn thì những người bị giam giữ sẽ được thả ra. Sẽ tốt hơn cho họ nếu mình tranh đấu ngoài này."

Tôi nghĩ nếu có sự ủng hộ của người ở nước ngoài, mình tranh đấu tốt hơn thì những người bị giam giữ sẽ được thả ra. Sẽ tốt hơn cho họ nếu mình tranh đấu ngoài này. 
Bà Nguyễn Thị Bình,Toronto, Canada


Cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Việt Nam trên đường 20 kết thúc vào lúc một giờ trưa. Mọi người tiếp tục tuần hành về hướng Sheridan Circle gần đó để khởi sự cuộc tuyệt thực hai mươi bốn tiếng, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền, tôn trọng quyền con người theo  đúng nguyên tắc mà Việt Nam đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. 

Buổi chiều cùng ngày,  sinh họat tiếp nối gọi là  Đêm Thắp Nến Cho Tự Do Dân Chủ, sẽ bắt đầu lúc bảy giờ tối cũng tại nơi  đang diễn ra cuộc tuyệt thực đòi hỏi sự thực thi nhân quyền cho Việt Nam. 

(Thanh Trúc tường trình từ Washington )


Theo dòng thời sự:


Tổng thống Obama đề cử tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam


Tổng thống Barack Obama đã đề cử ông David Shear làm tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thay thế cho Đại sứ Michael Michalak sắp mãn nhiệm.

Photo: RFA

Tiểu sử tóm lược của ông David Shear đăng trên trang web của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

Văn phòng báo chí Nhà Trắng loan tin này hôm 9 tháng 12, và cho biết người được chính tổng thống Mỹ đề cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhiệm kỳ đến là ông David Shear.

Theo văn phòng báo chí Nhà Trắng thì ông David Shear từ năm 2009 đảm nhận chức vụ phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương Sự vụ. Trước đó, ông từng là Giám đốc Văn phòng Trung Quốc Sự vụ. Trước đó nữa ông đã làm việc tại Kuala Lumpur-Malaysia, Tokyo, Sapporo- Nhật Bản, Bắc Kinh- Trung Quốc.

Như thế ông David Shear sẽ là đại sứ Hoa Kỳ thứ năm cuả Mỹ tại Việt Nam kể từ khi Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội cách đây 15 năm. 

Ngươì thứ nhất là ông Pete Peterson, ngươì thứ hai là ông Raymond Burghardt, thứ ba là ông Michael Marine và thứ tư là ông Michael Michalak.


Phiá Việt Nam cũng cử ba đại sứ tại Hoa Kỳ từ đó đến nay là ông Lê Văn Bàng, ông Nguyễn Tâm Chiến và ông Lê Công Phụng.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.


# Nhu+~ng A^m Mu+u Tho^n Ti'nh Vie^.t Nam Cu?a Ta`u

# Những Âm Mưu Thôn Tính Việt Nam Của Tàu Cộng
Nước Việt Nam ta đã bị Tàu đô hộ trong 5 giai đoạn, tính tổng cộng gần một ngàn năm. Cho tới thời gian cận đại vào đầu thập niên 1930, một lần nữa, Tàu lại âm mưu thôn tính Việt Nam qua một nhân vật với tên gọi Hồ Chí Minh, đóng vai trò của Nguyễn Tất Thành.  Theo sách "Từ Thực Dân Đến Cộng Sản" của cụ Hoàng Văn Chí, trang 79 có viết như sau: "Báo Daily worker, cơ quan của Đảng Cộng Sản Anh, đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn CSVN đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) là đã chết ở Hồng Kông."  Thời đó, chẳng một ai có thể thoát chết khỏi bệnh ho lao vì chưa có tìm ra thuốc trụ sinh Streptomycine để diệt vi trùng Koch, Nguyễn Tất Thành đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông là một sự thật không thể chối cãi. (xin tham khảo http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1572)
 
Sau đây là những âm mưu thâm độc của Tàu trên con đường thôn tính nước Việt Nam: (Thôn tính ở đây không có nghĩa là đem quân sang xâm chiếm, rồi bắt người Việt Nam làm nô lệ như thời xưa. Thôn tính ở đây được xem như chính sách thực dân mới, như tằm ăn dâu, từ từ chiếm đất chiếm biển, thuần phục Nhà cầm quyền Việt Nam, xóa mất chủ quyền, Việt Nam trở thành một khu tự trị và trong lâu dài sẽ trở thành một tỉnh bang của Tàu Cộng.)
 
1) Một trong những âm mưu thôn tính Việt Nam là việc HCM lấy lá cờ đỏ sao vàng của tỉnh Phúc Kiến (xin tham khảo http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1571)  làm lá cờ nước, khi cướp chính quyền vào 1945.  Lẽ dĩ nhiên, HCM làm việc trực tiếp dưới quyền của Mao Trạch Đông, và sau này là Chu Ân Lai.  Lá cờ nước là biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc, phải do chính người dân mình tự vẽ ra, người vẽ ra lá cờ phải có tên tuổi là việc đương nhiên, nhưng đến giờ phút này chúng ta chẳng biết ai đã vẽ ra, tất cả chỉ là những nghi vấn. Nó không giống như 2 bài quốc ca "Tiếng Gọi Thanh Niên" và "Tiến Quân Ca" đều có tác giả là Lưu Hữu Phước và Văn Cao.  Vào tháng 10 năm 1949, tức 4 năm sau đó, Tàu đưa ra cũng lá cờ đỏ với 1 sao lớn, tượng trưng cho một nước Đại Hán, và 4 sao nhỏ, tượng trưng như những chư hầu, gọi là khu tự trị như Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, và Campuchia.  Có người cho rằng 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 sắc dân Hồi, Mông, Tạng, Mãn, điều này có lẽ không đúng, vì mang tính chất người Hán kỳ thị các sắc dân khác trong cùng một nước.
 
2) Tàu âm mưu chia 2 lãnh thổ Việt Nam qua bàn tay của HCM.  Chúng ta có thể khẳng định, không một người Việt Nam yêu nước nào muốn lãnh thổ của mình bị chia ra làm 2 ở dòng sông Bến Hải. Bác sỹ Trần Văn Đỗ, người đại diện cho chính quyền miền Nam thời đó đã bật khóc và không ký tên vào Hiệp Định Geneve vào ngày 21 tháng 7 năm 1954.  Sang ngày hôm sau, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho treo cờ rủ toàn miền Nam để phản đối việc chia 2 đất nước.  Chính Mao Trạch Đông cử Chu Ân Lai làm trưởng phái đoàn Tàu đàm phán với Pháp đầu tiên để chia 2 lãnh thổ Việt Nam và mời gọi Anh, Hoa Kỳ, Liên Bang Xô Viết, Lào, Campuchia, cùng giải quyết vấn đề Đông Dương.  Đơn giản chúng ta kết luận, Tàu chia cắt đất nước VN làm hai, để Nam và Bắc chiến tranh đổ máu. Hàng triệu dân Việt phải chết, đất nước Việt Nam yếu đi, để dễ dàng Tàu thôn tính sau này.  Nếu HCM là người Việt Nam, sẽ không bao giờ, và không bao giờ chấp nhận việc chia 2 đất nước, hay nói thẳng là bán nước.  Làm sao có thể thi hành một Hiệp Định mà một bên không ký tên vào Hiệp Định ???
 
3) HCM khởi động cuộc Cải Cách Ruộng Đất từ 1953 - 1956, và Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm  với chủ trương "Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ", mục đích nhằm tiêu diệt tất cả những thành phần ưu tú của nước Việt Nam.  Những ai trí thức tài giỏi đều bị giết.  Thời đó, bất cứ ai, chỉ cần đeo mắt kiếng cận là đủ quy vào thành phần trí thức.  Càng học cao, học giỏi, càng dễ bị tiêu diệt.  Mao Trạch Đông từng nói, "trí thức không bằng cục phân" mà. 
 
4) Sau khi HCM ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt vào năm 1946, HCM rảnh tay, ra chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp, lúc đó làm Bộ Trưởng Nội Vụ, tiêu diệt tất cả các đảng phái chống Pháp như Đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng...  Đây là âm mưu của Tàu nhằm tiêu diệt toàn bộ tất cả các đảng phái quốc gia yêu nước, làm phân hóa nội bộ nước Việt Nam. 
 
5) Tôn sùng cá nhân HCM và Mao Trạch Đông cũng là âm mưu thôn tính Việt Nam bằng chính sách thực dân mới.  Trước năm 1975 và sau này, có bao giờ CSVN có nói đến "tư tưởng HCM" đâu, tự nhiên cách đây vài năm, khi không còn bám víu vào hình ảnh của Karl Marx - Lênin nữa, CSVN đã đem ra cái gọi là "tư tưởng HCM" để bịp dân.  Trong khi đó, HCM đã từng tuyên bố rằng: "Tôi có thể sai, chứ đồng chí Stalin (Xít Ta Lin) và đồng chí Mao không bao giờ sai".  Việc tôn sùng cá nhân đã đi ngược lại sự tiến hóa của trào lưu thế giới.  Đã con người là con người, chẳng ai là thần thánh mà không bị sai lầm, bị cám dỗ, và bị vấp ngã.  Việc đưa "tư tưởng HCM" vào học đường là một tội ác rất lớn của CSVN.  Đây là sự lừa gạt trắng trợn những trẻ nít khi chưa đến tuổi trưởng thành, chưa biết suy nghĩ để phân biệt đúng sai, nên trở thành sự "nhồi sọ", tội ác này đáng bị khinh bỉ và bị lên án triệt để. 
 
HCM từng chỉ thị cho nhà thơ Tố Hữu sáng tác những bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông và cho đem vào học đường, trong đó có bài thơ rất thô bỉ:
 
Giết, giết nữa, bàn tay không chút nghĩ
Cho ruộng đồng, lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt.
 
Tại sao, lịch sử Việt Nam ta, có biết bao nhiêu tiền nhân dựng nước và cứu nước như các đời Vua Hùng Vương, hay Hai bài Trưng, Đức Trần Hưng Đạo, vua Lê Lợi, vua Quang Trung không được ghi ơn công đức, mà lại phải thờ một tên bá vơ và tội ác Mao Trạch Đông từ bên Tàu.  Qúy vị hãy nhìn đồng tiền Việt Nam hiện tại xem, sau 3 lần đổi tiền, vẫn một gương mặt tên Tàu HCM, chẳng một tiền nhân nào được quyền in trên tờ giấy bạc.  Qúy vị hãy nhìn xem bản Hiến Pháp 1992 hiện tại cũng thế.  Lời Mở Đầu của bản Hiến Pháp này chỉ nói duy nhất về việc thành lập ĐCSVN vào 1930, coi như đất nước này mới được thành lập từ 1930.  Đúng như tên đại sứ CSVN tại Hoa Kỳ là Lê Công Phụng, đã từng lên tiếng, đại khái như: "Nước Việt Nam chúng tôi được thành lập chỉ vài chục năm, so sánh với nước Mỹ đã trên 200 năm, nên vẫn còn nhiều điều bất cập".  Thành ra, đây cũng là một âm mưu muốn xóa bỏ hết công đức của tiên nhân dựng và giữ nước Việt Nam, làm liệt kháng tinh thần chiến đấu của người dân Việt Nam. 
 
Ở đây, xin nhắc sơ về kẻ kế vị quyền hành của HCM, ông Lê Duẩn, làm tổng bí thư từ 1960 đến 1976, nên rất thân cận với HCM. Lẽ dĩ nhiên điều bí mật HCM là người Tàu thay thế Nguyễn Ái Quốc, Lê Duẩn biết rất rõ.  Chính vì điều này, dòng máu Việt Nam của Lê Duẩn không cho phép ông phải nghe theo lời một tên Tàu phù.  Tất cả việc nước lúc đó Lê Duẩn hoàn toàn nắm quyền, HCM chỉ là một tên bù nhìn, bị khống chế.  Từ đó, đã xảy ra những xung đột ngấm ngầm giữa Tàu cộng và Việt Cộng, cho đến ngày cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa xảy ra vào tháng 4 năm 1975.  Khi đại tướng Dương Văn Minh thay thế tổng thống Trần Văn Hương, đại sứ Pháp lúc đó là Jean Marie Mérillon đã đứng ra làm trung gian với Dương Văn Minh để thành lập một miền nam trung lập trong bài viết của ông.  Đại sứ Mérillon cho rằng Mao rất ghét Lê Duẩn. lúc đó Chu Ân Lai là ngưới thừa kế của Mao, đã đưa ra yêu sách với Mérillon để cứu Việt Nam Cộng Hòa.  Ngay cả Tàu cộng sẽ tiếp tế vũ khí nếu cộng sản Hà Nội lúc đó không đồng ý cho một giải pháp trung lập.  Với những xung đột này, Lê Duẩn hoàn toàn chạy theo Liên Xô.  Từ đó, Hà Nội  "thi hành nghĩa vụ quốc tế", nói thẳng là làm tay sai, hay đánh thuê cho Liên Xô, để năm 1977, tiến chiếm Campuchia, quốc gia đàn em của Tàu Cộng. Tàu Cộng đâu để Hà Nội bung xung muốn làm gì thì làm, Đặng Tiểu Bình cầm quyền lúc đó, cứ cảnh cáo đòi dạy cho Hà Nội một bài học.  Và rồi, Tàu ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1978. Khi Hà Nội xâm lăng Campuchia, điều này như giọt nước đã làm tràn ly, năm 1979, Tàu kéo quân sang xâm chiếm các tỉnh miền Bắc với một cuộc chiến đẫm máu, rồi rút quân gần 2 tháng sau đó, trước khi tuyên bố "hoàn thành mục tiêu".  Cuộc chiến tranh Việt Trung không phải chấm dứt mà cứ âm ỉ kéo dài.  Đến lúc Liên Xô tan rã vào năm 1989, Hà Nội đã không còn chỗ dựa, nên hoàn toàn quay sang nịnh hót Tàu Cộng để mong được cầm quyền cho đến nay.
 
Ngoài 5 điều đưa ra ở trên, tất cả chúng ta hiện thấy rõ, Việt Nam đã mất chủ quyền hoàn toàn.  Gần như tất cả việc lớn nhỏ của đất nước gì cũng phải hội ý cùng Tàu Cộng.  Trước khi vào WTO, Việt Nam phải ký kết Hiệp Ước Thương Mại với Hoa Kỳ.  Vào năm 1999, Bill Clinton đồng ý ký với thủ tướng VC Phan Văn Khải khi tham dự hội nghị quốc tế tại Holland, nhưng tiếc thay, Phan Văn Khải đã không dám ký kết, vì làm thế là qua mặt đàn anh Tàu Cộng.  Nếu Khải chịu ký kết HƯTM với Hoa Kỳ, chỉ một năm sau, Việt Nam có thể đã vào WTO, tức là vào năm 2000 trước khi Tàu Cộng vào WTO.  Thế rồi, Tàu Cộng ký HƯTM với Hoa Kỳ trước và vào 11 tháng 12 năm 2001, làm thành viên thứ 142 của WTO.  Rốt cuộc, Việt Nam lót tót chính thức làm thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Coi như Tàu Cộng tung hoành buôn bán mối mai ăn ốc trong suốt 6 năm, Việt Nam vào sau phải lo lượm vỏ ốc, chớ cơm cháo gì được.  Mới đây thôi, Việt Nam cũng không dám dự lễ Trao Giải Thường Hòa Bình Nobel cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, khi đàn anh Tàu Cộng qúa phẫn nộ về việc trao giải này.  Một vấn đề rất trở ngại, Tàu Cộng vào nước Việt Nam không cần phải có chiếu khán (Visa) nhập cảnh.  Điều này, làm Việt Nam không thể kiểm soát được số người Tàu đang hiện diện tại Việt Nam.  Tết năm Canh Dần vừa qua, ngay đầu xuân, ngày mùng một Tết một số đài truyền hình Việt Nam đã cho trình diễn bài hát có nội dung như sau: "Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông đấp cùng một giòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, dân sống chung nghe tiếng gà gáy cùng. Chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi. Nhân dân ta ca muôn năm Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông."  Nội dung bài hát này rất nhục nhã cho Việt Nam vì phải cùng chung một ý, chung một lòng với đàn anh Tàu Cộng.  Người dân chỉ cần treo biểu ngữ, hay bận áo có hàng chữ "Hoàng Sa và Trường Sa của VN" cũng bị bắt và trù giập.  Nhà cầm quyền chẳng khác gì một bọn thái thú Tàu, ngăn cản lòng yêu nước của người dân, nói chi biểu tình đòi HS và TS của VN, coi như bị cấm hoàn toàn.  Vụ tổ chức Đại Lễ 1000 Năm Thăng Long vừa rồi cũng bị người dân đàm tiếu, ăn mừng ngày Quốc Khánh 1 tháng 10 của Tàu Cộng, còn cuộn phim "Lý Công Uẩn, Đường Về Thăng Long" bị toàn dân phản đối kịch liệt đến nổi Nhà cầm quyền ra quyết định đình chỉ việc chiếu phim, vì rất nhục quốc thể, khi tất cả đều mang hình ảnh của một ông vua Tàu.  Đa số những người đóng phim đều là Tàu, cảnh Tàu, ngay cả đạo diễn phim cũng là người Tàu.  Điều vô lý nhất là rất nhiều tỉnh đã cho Tàu Cộng mướn rừng trên 300 ngàn mẩu rừng thời hạn 50 năm với gía rẻ mạt.  Đây đâu phải chuyện chơi, tỉnh nào muốn cho thuê rừng là thuê, chẳng ai chịu trách nhiệm, vấn đề an ninh của một quốc gia đâu phải đùa.  Tàu nó đặt công sự chiến đấu trong đó, đợi ngày thôn tính Việt Nam, chỉ một cái rụp mà thôi.  Khai thác Bauxite tại Tây Nguyên cũng có thể là một đại nạn cho nền an ninh quốc gia.  Khi xưa cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng nói với sứ thần chúa Nguyễn Hoàng, "Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân".  Ý nói, ở nơi rừng núi Trường Sơn miền trung đó có thể làm nơi ẩn náu hàng ngàn năm.  Vì vị trí của nó ở cao, có nhiều hốc núi hiểm trở, bom và đại pháo chẳng làm được gì.  Bây giờ, hàng chục ngàn công nhân Tàu cộng ngay phần yết hầu đó chính là đã xâm phạm vào nền an ninh quốc gia của Việt Nam.  Điều đau thương và nhục nhã nhất cho lịch sử, vào 22 tháng 3 năm 2010, Nhà cầm quyền CSVN đã cử một phái đoàn qua Đông Hưng bên Tàu để tham dự lễ bái lạy tên Mã Viện, một thời xâm chiếm Việt Nam và đánh bại Hai Bà Trưng.  Hiện nay, tất cả những hàng hóa của Tàu, bị các quốc gia Tây Phương và Hoa Kỳ trả lại vì những sự độc hại của nó, Tàu đem qua bán lại cho Việt Nam, hàng hóa Tàu tràn ngập Việt Nam.  Ngay cả, có một số đường phố mang tên Tàu luôn, ở những nơi có nhiều người Tàu cư ngụ.  Trong suốt 5 năm qua, kể từ Tàu Cộng giết 9 ngư dân Việt Nam vào 8 tháng 1 năm 2005 cho đến bây giờ, Tàu Cộng vẫn liên tục tấn công ngư dân Việt Nam, bắt đòi tiền chuộc, đánh đập tàn nhẫn, đâm cho ghe chìm, cấm đánh cá trên vùng biển của VN. Điều thô bỉ nhất, những tờ báo trong nước không bao giờ dám nói thẳng tàu của Tàu Cộng làm chuyện tội ác, mà chỉ mơ hồ nói rằng "tàu lạ" tấn công những chiếc ghe đánh cá của Việt Nam.  Coi như Việt Nam hiện nay đang bị mất Ải Nam Quan, phân nửa Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Núi Đất, Hang Pắc Pó, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hàng ngàn cây số vuông vùng biển Đông vào tay Tàu Cộng.
 
Hãy nhìn xem Đại Hội Đảng thứ 11 sắp tới, để hiểu đại diện bọn Tàu Cộng được mời tham dự, để có thể sắp xếp những nhân sự cầm quyền tại Việt Nam trong 4 vị trí then chốt: Tổng Bí Thư ĐCSVN, Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước, và Chủ Tịch Quốc Hội, để chúng ta cùng khẳng định rằng đất nước Việt Nam của ta đang bị Tàu Cộng đô hộ.  Qua những kinh nghiệm của qúa khứ lịch sử, đánh Tàu, đuổi chúng ra khỏi nước có lẽ không khó. Điều cần làm trước tiên, là phải lật đổ 4 tên thái thú Dũng Mạnh Triết Trọng.  Lạm phát hiện tại của Việt Nam lên đến 2 con số, Nhà nước không có đủ tiền trả nợ cho Vinashin, cho Natixis.  Riêng tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông VNTP cũng đang trên đà sụp đổ.  Qũy tiền tệ thế giới IMF khẩn loan báo VN không đủ ngoại tệ để nhập cảng, chúng chỉ có khả năng chi trả trong 54 ngày nữa.  Vì lý do đó, người dân không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng nên đã đồng loạt rút tiền.  Chắc chắn những ngày sắp tới sẽ có nhiều biến động xảy ra trước Đại Hội Đảng lần thứ 11 này, thách thức sự tồn tại của ĐCSVN.
 
Ngày 10 tháng 12 năm 2010
Xin phổ biến tự do

Sắp ra mắt trang web đối thủ của Wikileaks


Thứ sáu, 10/12/2010, 14:14 GMT+7


Một nhóm cộng sự của Wikileaks đã tách ra chuẩn bị mở trang web mới tuần tới để chống đối ông chủ cũ Julian Assange.

Người sáng lập Wikileaks Julian Assange. Ảnh: Telegraph.

Tờ báo uy tín của Thụy Điển Dagens Nyheter vừa đăng bài báo có dòng tít: "Những đối thủ mới của Wikileaks chống lại Assange". Bài báo cho hay trang web sắp được mở sẽ mang tên Openleaks. Bài báo được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Thụy Điển, một việc hiếm vì báo này thường chỉ viết bằng tiếng Thụy Điển.

"Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là xây dựng một nền tảng vững vàng và minh bạch để ủng hộ những vụ tiết lộ, cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị, cũng như khuyến khích những người khác bắt đầu các dự án tương tự", tờ báo trên dẫn nguồn tin có liên hệ với trang web mới cho biết.

Theo bài báo, trang web mới sẽ cung cấp phương tiên cho những đối tượng khác công bố thông tin, chứ không trực tiếp đưa lên. Những đối tượng này có thể là truyền thông, tổ chức phi lợi nhuận, công đoàn và những nhóm khác.

"Chủ đích của chúng tôi không phải là tự đưa thông tin trực tiếp với danh nghĩa của mình, chúng tôi không muốn phải chịu áp lực chính trị mà Wikileaks đang trải qua hiện nay", Dagens Nyheter dẫn lời nguồn tin liên hệ với Openleaks.

"Cũng như việc thật là thú vị khi sự tức giận của giới chính trị gia lại chẳng nhắm vào các tờ báo đã đăng nguồn tin của Wikileaks".

Nguồn tin này cho biết mục tiêu trước mắt là hoàn thành cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật. "Tổ chức sẽ được điều hành dân chủ bằng tất cả các thành viên, chứ không chỉ giới hạn đối với một nhóm hay cá nhân", nguồn tin phát biểu, dường như ám chỉ đến vai trò gần như độc tôn của Assange ở Wikileaks.

Julian Assange, đang bị tạm giam ở Anh vì các cáo buộc cưỡng hiếp ở Thụy Điển, là người sáng lập và là gương mặt đại diện công chúng duy nhất của Wikileaks.

Tờ Dagens Nyheter cho biết đang nắm trong tay các tài liệu cho thấy sự lục đục trong nội bộ Wikileaks. Tờ này cũng tiết lộ các rắc rối liên quan đến việc truy cập Wikileaks trước đó là do trong nội bộ dàn xếp để Assange từ chức.

Wikileaks, được lập ra năm 2006, gây chấn động toàn thế giới với ba lần tung thông tin mật trong năm nay về chiến tranh Afghanistan, Iraq và thư tín ngoại giao của Mỹ. Trong đó, mới nhất là hơn 250.000 tài liệu ngoại giao mật được Wikileaks giao cho 5 tờ báo hàng đầu thế giới.

Hải Min
h


Wikileaks: 'Myanmar xây cơ sở hạt nhân bí mật'


Theo thư tín ngoại giao mới nhất do Wikileaks tiết lộ, Myanmar có thể đang xây dựng một cơ sở hạt nhân và tên lửa bí mật tại khu vực hẻo lánh với sự trợ giúp của Triều Tiên.

Binh sĩ Myanmar trong một cuộc diễu binh. Ảnh: AFP
Binh sĩ Myanmar trong một cuộc diễu binh. Ảnh: AFP

Bức điện tín gửi đi từ tháng 8/2004 đề cập đến một quan chức Myanmar trong đơn vị kỹ thuật nói rằng, những quả tên lửa đất đối không đang được lắp đặt tại một địa điểm có tên Minbu, phía tây Myanmar. "Những người Triều Tiên với sự hỗ trợ của các công nhân Myanmar đang xây dựng cơ sở ngầm dưới lòng đất bằng bê tông kiên cố", bức điện tín do báo Guardian đăng tải có đoạn.

Cũng theo tài liệu trên, có khoảng 300 người Triều Tiên đang làm việc tại địa điểm tên lửa bí mật. Tuy nhiên cũng bức điện này đưa ra nhận định con số này có vẻ quá cao so với thực tế. Thông tin chưa thể kiểm chứng này càng nhấn mạnh mối lo ngại từ trước của phương tây về việc chính quyền Myanmar có thể đang tìm cách nuôi tham vọng vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Trong khi đó, bức điện tín khác cho thấy một doanh nhân cũng nói với nhân viên sứ quán Mỹ ở Rangoon về việc ông này nghe những tin đồn về một cơ sở hạt nhân đang được xây dựng. Theo đó có một số lượng lớn sắt thép được tập kết giống như phục vụ cho dự án nào đó quy mô hơn một nhà máy.

Những phân tích trước đó của phương tây từng đặt ra lo ngại có thể Myanmar đang hợp tác với Triều Tiên để phát triển công nghệ hạt nhân. Nghi ngờ này chủ yếu dựa trên thông tin do những người bỏ trốn khỏi đất nước cung cấp và phân tích hình ảnh vệ tinh. Tuy nhiên chính quyền Myanmar đã nhiều lần bác bỏ nghi ngờ này.

Trên thực tế không có bất cứ thư tín ngoại giao nào được Wikileaks tiết lộ có xác nhận cụ thể Myanmar và Triều Tiên hợp với nhau cũng như lĩnh vực có thể họ đang bắt tay. Nhưng chúng đã cho thấy những chỉ dấu gây chú ý về bức tranh bí ẩn mà các cơ quan tình báo phương tây đang muốn vén màn.

Trong khi đó, Myanmar không hề giấu diếm mong muốn có một lò phản ứng hạt nhân dân sự, một phần để đáp ứng sự thiếu hụt điện năng, và đã ký hợp đồng với Nga để xây dựng một lò phản ứng như vậy. Nhưng dự án này vẫn chưa thể khởi động do thiếu kinh phí. Nếu Myanmar có thoả thuận bí mật nào đó với Triều Tiên về hạt nhân sẽ bị coi là vi phạm quy định quốc tế về chống phổ biến hạt nhân.

Cũng liên quan đến Myanmar, một bức điện tín khác gợi ý rằng Trung Quốc, đồng minh quan trọng hàng đầu của Myanmar, đã bắt đầu hết kiên nhất với ban lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này. Hai năm trước, Đại sứ Trung Quốc Guan Mu từng nói với các nhà ngoại giao Mỹ về nguy cơ rối loạn tại Myanmar. Ông nhận định rằng các tướng lĩnh đang lãnh đạo Myanmar sẽ nhường lại quyền lực nếu họ được hứa chắc chắn "an toàn tính mạng" và giữ được các lợi ích kinh tế.

Trang Wikileaks bắt đầu tạo cơn địa chấn mới từ 28/11 vừa qua, khi lần lượt công bố hơn 1.100 trong số 251.000 thư tín ngoại giao bí mật của Mỹ, có liên quan đến hầu hết các vấn đề trên toàn cầu. Hiện chính quyền Myanmar vẫn chưa có bất cứ phản ứng chính thức nào liên quan đến những tiết lộ liên quan do Wikileaks đưa ra.

Washington lên án gay gắt việc Wikileaks công bố các thư tín ngoại giao nhạy cảm của họ và gọi đây là hành động "tấn công vào cộng đồng quốc tế". Trong khi họ đang tìm cách truy tố người sáng lập trang là Julian Assange thì ông này đã bị bắt tại Anh hồi đầu tuần, do liên quan đến cáo buộc hãm hiếp ở Thụy Điển. Wikileaks rơi vào tình trạng "rắn mất đầu" những vẫn đang đều đặn tung ra các thư tín.

Đình Nguyễn